Saturday, February 5, 2011

Nhã ca -Quân Giải Phóng Về

LTS-Nhã ca chưa nói hết sự thật của mậu thân Huế (?!?!) chúng ta chờ xem tại sao Nhã Ca bảo vệ cho việt gian ?


Quân Giải Phóng Về

Nhã ca

- Mở cửa, mở cửa, quân giải phóng đến.

Bên trong phòng nhỏ người đàn bà cầm chặt lấy tay người đàn ông. Bàn tay của người mẹ bịt chặt miệng đứa cháu, sợ nó la khóc. Tiếng đập cửa bên ngoài mạnh hơn:

- Mở cửa. Mở cửa không chúng tôi bắn.

Có tiếng người đàn ông trẻ tuổi:

- Hồi nãy tôi gõ cửa mãi mà chẳng có ai. Chắc họ chạy hết rồi.

- Vô lý, đêm mà chạy đi đâu. Chưa ai chạy khỏi nhà hết.

Rồi một giọng khác dõng dạc:

- Tôi đếm từ một đến ba mà không mở cửa là tôi bắn. Có ai trong nhà không? Một...

Người đàn bà xô người đàn ông ra cửa, chị lẩy bẩy thế nào mà gây một tiếng động nhỏ. Bên ngoài có tiếng cười gằn rồi tiếng hô tiếp:

- Hai.

Người đàn ông ra tới cửa, anh dơ hai tay lên khỏi đầu:

- Dạ lạy các ông, lạy các ông tui mở, dạ để tui mở...

- À biết ngay mà. Mở cửa.

Người đàn ông lẩy bẩy một lúc mới mở được cánh cửa. Toán người ùa vào nhà. Họ có khoảng chừng mười người, kẻ vác súng trường người xách bị rết. Người đàn ông lớn tuổi nhất, có đôi mắt to nhưng vẻ mặt xanh xao, nhìn một lượt khắp nhà: '

- Các đồng chí canh các cửa ngõ.

Vài người đi vào các phía cửa sổ. Người đàn ông chủ nhà mặt tái xanh tay chân run cầm cập nói không ra tiếng:

- Lạy các ông chúng tôi là người lương thiện.

- Hừ, tại sao gọi cửa hoài không mở hả. Mở đường cho ngụy chạy phải không?

- Lạy các ông con sợ quá.

- Không có các ông nào ở đây hết. Chúng tôi là quân giải phóng.

- Dạ.

- Có bao nhiêu người trong nhà gọi ra đây hết đi. Mau.

Rồi ông quay đi:

- Các đồng chí. Mở cửa sổ ra.

Ánh sáng lùa vào căn phòng soi rõ khuôn mặt của ông già nằm trên sập gụ. Chiếc chiếu đã được mở ra từ trước, tấm chăn đắp trên người ông loang đầy máu, đã sệt khô Người đàn ông lớn tuổi bước tới một bước nhìn vào mặt người chết, rồi la ồ lên một tiếng:

- Ông chết rồi hả?

- Dạ.

- Bị tự bao giờ?

- Dạ thưa ông... ông giải phóng, dạ bị từ lúc một giờ sáng, máu ra nhiều quá.

- Các đồng chí cho đem xác ra ngoài vườn đùm đi.

Mấy người đàn ông định xúm tới. Người đàn bà run lập cập:

- Lạy các ông, dạ lạy các ông giải phóng, dạ để chúng con xin được chôn cất.

- Để đó

Mấy người đang đi đến tấm sập gụ dừng lại.

Người đàn ông lừ mắt vào phòng trong:

- Gọi hết cả nhà ra đây. Đi ra hết. Ai còn ở trong chúng tôi bắn.

Mấy đứa trẻ con ra trước rồi một người đàn bà đứng tuổi, mấy cô con gái, một chị đàn bà bế đứa con nhỏ. Mặt người nào người đó tái xanh. Người đàn ông lớn tuổi nạt:

- Đứng cả một góc nhà.

Cả nhà líu ríu đứng về phía sập gụ, bên cạnh xác chết của ông già. Có tiếng động nhỏ phía trong. Người đàn ông lớn tuổi lắng tai nghe.

Một nữ cán bộ dợn tới một bước, chĩa súng vào căn phòng nhỏ:

- Ai trong đó xin mời ra.

Bên trong vẫn im như tờ. Nhưng người đàn ông lớn tuổi đã lừ mai ra hiệu.

Hai ba người khác bước tới. Cánh cửa phía bên buồng trong bồng bật mở sáng. Một bóng người lao ra ngoài. Một tiếng chóc khô, lạnh, vang lên. Có tiếng kêu ở bên ngoài cửa sổ và tiếng rú của mấy người đàn bà. Người đàn ông lớn tuổi lại cười gằn:

- Coi lục soát kỹ nhà nầy.

- Tuân lệnh.

Mọi người chia nhau đi lục soát, người đàn bà già và thiếu phụ bồng con ôm mặt khóc nức nở. Mấy cô gái mặt tái xanh, cắt không còn hột máu. Người đàn ông ôm chặt một đứa nhỏ đang đu lên người ông. Đám người lục soát một hồi trở ra, một người nói:

- Không có gì nữa cả.

Người đàn ông đứng tuổi hất hàm:

- Ra coi tên đó chết chưa?

- Dạ, đã xem, chết rồi.

Nhiều tiếng khóc cùng bật lên một lúc. Mấy cô nữ cán bộ xúm lại, vẻ hung hăng lúc đầu biến mất. Một cô làm thân với thiếu phụ:

- Chị đừng buồn, đừng sợ. Chúng tôi chỉ xử những người có tội, còn những người dân thì chúng tôi có bổn phận phải bảo vệ.

Thiếu phụ chùi nước mắt:

- Nó là em tui mà. Nó có tội tình chi mô.

- Tại anh ấy bỏ chạy. Trong hoàn cảnh chúng tôi, chúng tôi phải tự vệ.

Người đàn ông đứng tuổi nhìn một lượt những khuôn mặt đang run rẩy; tái xanh. Giọng hắn chầm chậm, đều đều:

- Mẹ và chị đừng sợ. Chúng tôi đến đây là để giải phóng cho đồng bào....

3 comments:

Anonymous said...

Nhã Ca thân với thằng Đặng Văn Nhâm cùng với Đỗ Mậu... . Đỗ Mậu thì đã lộ mặt từ lâu, còn Đặng Văn Nhâm thì mới đây mới lộ rõ mặt chuột...khi trở mặt đánh phá người quốc gia, chúng đều là bọn nằm vùng của Việt gian Cộng sản.

Anonymous said...

Hoàng Dược Thảo, SaigonNho, hy vọng tờ báo của Nhã Ca và Trần Dạ Từ cùng với tờ báo của vợ chồng bà dược sĩ Tống Hoằng sẽ đối đầu với tờ báo Người Việt khi báo nầy chuyển giao cho VC. Cuộc đời của Đào Nương lắm chông gai, chồng con, bạn bè ...Nay lại đau cái vố hy vọng bị sụp đổ bất ngờ. Nhã Ca rồi đây sẽ "ca" còn hơn Người Việt. Trần Dạ Từ đã cấu kết với Khánh Ly. Nhã Ca ở trong một gia đình tu hành, có người anh là huynh trưởng Phật Tử rất lễ phép.
Chỉ nên lấy bài viết nầy là đủ: chúng tôi tự vệ mà phạm tôi sát nhân, còn mấy ngàn cái chết ở Mâu Thân đem cho Nhã Ca tiền bạc và danh vọng qua cuốn sách; mấy cái chết ấy có do tự vệ hay không? Coi bộ mấy thằng ngụy bị trói tay có phép Tề Thiên tấn công VC nên VC tự vệ dùng cuốc xẻn đập đầu? Mấy nữ cán bộ thay đổi thái độ thành dịu hiền, nam cán bộ nói chỉ để giải phóng cho Nhã Ca.
Sao Nhã Ca giống hệt Thế Uyên mô tả bữa ăn trong trại cải tạo thịt cá ê hề, thuốc lá cà phê; cán bộ hiền lành như các tu sĩ.
Cần chi phải mất công đem thêm Đỗ Mậu và Đặng Văn Nhâm. Một chút xíu cũng đủ rõ.
Đặng Văn Nhâm đã đăng bài của Nguyễn Đắc Xuân tự biện hộ trước phần viết liên hệ của Nhã Ca. ĐVN có quen với Nhã Ca không? Ông nầy tự phong vẽ cho mình là người biết tất cả, tướng tá, tình báo, từ nam ra bắc, bạn của bs Trần Kim Tuyến, Phạm Xuân Ẩn, anh em kết nghĩa với Đỗ Mậu, biết hết mọi điều đến như núp dưới giường còn chưa biết rõ hơn. Vậy ông nói quen với Nhã Ca có gì lạ đâu.
Biết đâu khởi sự từ bài của NĐX, Nhã Ca sẽ nói : em viết bậy bạ chơi, ai dại đem tiền cho em thì em lấy; bây giờ ai đem tiền cho em, em sẽ nói ngược lại. Cũng như Khánh Ly nói cô vì tiền và vì sợ Mặt Trận nên mặc áo Cờ Vàng hát bên Nhật.
Nói đi nói lại mới là người khôn.

Anonymous said...

(tiếp theo comment số 2)
Xin lỗi tôi nhớ sai: trong bài CS bắn để xử tội kẻ có tội. trích: Chúng tôi chỉ xử những người có tội ngưng. Như vậy còn nặng hơn tự vệ. Nhã Ca ơi, ít ra cũng 5 ngàn mạng người, - Trần Kiêm Đoàn kia mà còn xác nhận - , đều bị xử như rí? O Vân noái răng mà dị rứa hè. (Xin lỗi, pha dọng rất bậy - Nha Cã ca tục danh là Trần thị Thu Vân, cho nên người Huệ hay kêu là o Vân).
Theo lẽ thông thường mà Nhã Ca đã học trong suốt cuộc đời ở miền Nam, giao tranh mà chết thì chấp nhận được, khi một kẻ đã thua thì kẻ thắng phải bảo vệ, ít nhất cũng đưa ra tòa dõm. Giao tranh mà hai anh em ông Diệm trong Dinh Gia Long thì ô kê, nhưng đã bắt hành hạ, giết thì những người đã chống ông Diệm vẫn bất mãn chuyện nầy. Chồng của Nha Ca đã viết người đi qua đời tôi trên nẽo về nghĩa trang có những vạn linh hồn trong đêm tôi tối đen. Những vạn linh hồn ấy bị chết oan, nay Nhã Ca cho họ là có tội đáng chết. Ngôn ngữ nhẹ nhàng của cô gái Huế coi bộ còn nguy hiểm hơn lời đanh thép của triết gia HP Ngọc Tường. Nửa vạn linh hồn ơi, các người nghĩ sao? (vạn bằng mười ngàn)