Thursday, May 28, 2009

Cuộc thảm sát Huế

Cuộc thảm sát Huế

» Tác giả: Sagiang

1. Cuộc thảm sát Huế

Từ trước năm 1966 Việt cộng đã có kế hoạch chiếm Huế làm địa bàn sinh động cho Mặt trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) với chiêu bài nhân dân Miền Nam chống chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa với thể chế Trung lập do chúng dàn dựng lên để lòe bịp quốc tế, hầu dễ bề tiến chiếm Miền Nam.


Tháng tư 1966 Việt cộng thành lập Khu ủy và bộ Tư lịnh quân khu Trị Thiên Huế tách khỏi quân khu 5 do Thiếu tướng Trần văn Quang Tư lịnh, Đại tá Lê Minh phụ tá kiêm Trưởng ban An ninh quân khu và Lê Chưởng chính ủy.


Tháng năm 1966 Khu ủy Trị Thiên Huế lãnh đạo Phong trào Phật giáo đấu tranh Huế tạo thành cơn hỗn loạn ở Huế với nhà sư đội lớp cộng sản Thích trí Quang cầm đầu nhóm Phật tử Huế theo lịnh của Trung tá Việt cộng Hoàng kim Loan, còn thêm Nguyễn đắc Xuân tổ chức lãnh đạo Phật tử quyết tử Huế, kêu gọi quân nhân Huế và sư đoàn I Bộ binh thành lập Sư đoàn ly khai chiếm lãnh nhiều cơ sở ở Huế suốt mấy ngày đêm, đòi hỏi Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam để cho nhân dân Việt Nam được tự quyết sống hòa bình theo đường lối MTGPMN. Chúng thành lập biệt đoàn Phật giáo gồm có theo lời chúng phóng thanh: 9 hòa thượng, 15 thượng tọa, 398 chùa, 220 tăng ni sư sãi, 80,000 Phật tử.


Chúng đốt phá Phòng thông tin và thư viện Mỹ ở Huế, chiếm lãnh nhiều quận thuộc thành phố Huế, làm cho chánh quyền Huế bị tê liệt suốt mấy ngày đêm với nhiều vị tướng tư lệnh Vùng I không giải quyết được mãi đến tướng Nguyễn ngọc Loan ra nắm quyền hành, phối hợp lực lượng Cảnh sát và quân nhân các quận còn lại của Tiểu khu Thừa Thiên hợp lực cùng Sư đoàn I BB với Đồng minh phản công mãnh liệt đánh bật chúng ra khỏi Huế, khiến cho khối ly khai trốn theo chúng tới vùng khu chiến Trường Sơn, tức tối lo lập danh sách thành phần phản động không chịu theo chúng, nhứt là khối công giáo Huế cùng những tín đồ Phật giáo trung kiên, ngoài ra chúng còn lập danh sách những thành phần có nợ máu với chúng mệnh danh là “Ác ôn côn đồ” hay “Cường hào ác bá”. Chúng còn thêm danh sách các viên chức hành chánh các cơ quan quận tỉnh và xã ấp chống đối chúng trong trận chiến vừa qua.


Trong số những người theo cộng sản gây hỗn loạn ở Huế năm 1966 có cả Tiến sĩ Lê văn Hảo, giáo sư đại học Huế và Sàigòn tham gia Phong trào ly khai Huế bị bắt giam sau khi Việt cộng rút lui, nhờ viện Đại học Huế bảo lãnh ra khỏi tù tội sống thoái mái dạy học trở lại. Nhưng sang năm sau 1967 lại phản bội theo Hoàng phủ Ngọc Tường và Tôn thất Dương Tiềm, bọn cộng sản nằm vùng móc nối trốn vào mật khu MTGPMN lãnh đạo cuộc Tổng phản công Huế năm 1968.


Đầu xuân Mậu Thân Việt cộng chấp nhận ngưng chiến để Quân dân ăn Tết, nhưng thật ra chúng chuẩn bị cuộc Tổng công kích Huế khá đầy đủ thực lực về quân số và lương thực cùng vũ khí tối đa để tử thủ lấy Huế làm nơi ra mắt Chánh phủ MTGPMN với quốc tế. Mật lệnh ban hành khởi chiến là bài diễn văn chúc Tết của Hồ tặc trên đài truyền thông mở cuộc tổng công kích toàn quốc Việt Nam Cộng Hòa trên 40 Tỉnh và thị xã làm diện và điểm chính là Thừa Thiên Huế, khiến cho toàn bộ quân cán chính VNCH mắc kế phải tự lực giải tỏa áp lực tại địa phương, không tiếp viện được, phải lo đầu tiên gom quân đi nghỉ phép quá đông, lực lượng phòng vệ kém cỏi để chúng tự do hoành hành chiếm đóng khắp nơi từ 2 ngày cho đến 26 ngày lâu nhứt ở Huế.

I.- MẶT TRẬN TẾT MẬU THÂN HUẾ.


Trong lúc toàn dân Việt Nam Cộng Hòa tưng bừng đón Xuân, bắt đầu giao thừa, sau khi Hồ tặc đọc xong bài diễn văn chúc Tết, tiếng súng đì đùng chen lẫn tiếng pháo, đặc công Việt cộng bắt đầu tấn công các căn cứ Cảnh sát, các Tiểu khu và Chi khu khắp toàn quốc VNCH chiếm đóng các vùng đông dân cư, các cao ốc và tử thủ. Tiếp theo là các đơn vị chánh qui tiếp viện tấn kích dữ dội nhứt là tại Khu ủy Thừa Thiên Huế với lực lượng hùng hậu mong chiếm đóng lâu dài, hầu chúng có thể tuyên xưng MTGPMN trình diện chánh phủ với chiêu bài chánh phủ nhân dân Việt Nam đứng lên đòi hỏi Mỹ rút quân để dân chúng được quyền “Dân tộc tự quyết”.


Chúng đã chuẩn bị cuộc xâm chiếm Huế với lực lượng quy mô gồm có:


a- 2 Trung đoàn chủ lực E 6 và E 9


b- 4 Tiểu đoàn bộ binh thuộc Quảng Trị và Thừa Thiên


c- 4 Tiểu đoàn đặc công


d- 2 Tiểu đoàn pháo binh


e- 1 Tiểu đoàn công binh


g- 1 Trung đoàn 9 tăng cường


h- 1 Trung đoàn 2 của sư đoàn 324


i- 3 Trung đoàn 8 - 3 - 1 của sư đoàn 325.


k-700 cán bộ được huấn luyện thành thục chuyên nghiệp chiếm lãnh hành chánh và trị an.


Tổng cộng 7.500 quân cán và vận tải 3.000 tấn lúa gạo làm lương thực cùng vũ khí đạn dược đã được bí mật chuyển vào Huế từ trước những ngày sắp Tết. cùng với đặc công sẵn sàng trong tư thế tác chiến.


Sau khi mật lịnh ban hành, đặc công Việt cộng đồng loạt ứng lên nổ súng bất ngờ một lượt lúc 2 giờ 35 khuya ngày 31-1-1968 tấn công đồn Mang Cá, Bộ Tư lrnh quân đoàn 1 BB, sân bay Tân Lộc, khu Cột cờ Đại Nội, khu Gia Hội, khu chợ Đông Ba từ phía Bắc tiến xuống. Cánh quân phía Nam tiến lên tấn công Tiểu khu Thừa Thiên, cơ sở Cảnh Sát, đài Phát thanh Huế, cầu Kho Rèn, Tòa đại biểu Chánh phủ, dinh tỉnh trưởng, nhà ga, nhà lao Thừa Phủ, thả tất cả tội phạm hình sự và chánh trị phạm để theo chúng hoạt động mạnh mẽ trả thù ác liệt.


Trận chiến mãnh liệt với ba mặt trận:


a-Mặt trận Thành nội (Quận Nhứt) do Đại tá Lê trọng Đấu chỉ huy chiếm lãnh và tấn công các đơn vị trong phạm vi nầy, trong lúc quân trú phòng quá kém cỏi chỉ có thủ mà thôi, nên dễ bị xâm nhập và triệt hạ nhiều đơn vị.


b-Mặt trận quận Nhì (Tả ngạn sông Hương) do Chính Ủy Hoàng Lanh lãnh đạo chiếm giữ tất cả cơ sở hành chánh và trường học.


c-Mặt trận quận Ba (Hữu ngạn sông Hương) bao gồm giáo xứ Phú Cam, quận Hương Thủy và Cồn Hến do Nguyễn mậu Hiên chỉ huy.


Quân lực VNCH do Đại tá Ngô quang Trưởng Tư lệnh Sư đoàn 1 BB vẫn cố gắng chống đỡ các đợt tấn công dữ dội đồn Mang cá, cơ quan MACV của Mỹ cũng bị tấn công ráo riết, Tiểu khu Thừa Thiên do Địa phương quân trấn giữ chỉ có thế thủ mà thôi, đài Phát thanh Huế và trường Kiểu Mẫu được Cảnh sát trấn giữ hết sức cam go, Hải quân VNCH còn giữ được cầu tàu Hải quân để chờ các tuần dương hạm và khu trục hạm đang hành sự ở vùng biển thuộc Quân đoàn I về tiếp trơ, duyên cớ do quân lính về nghỉ phép hết phân nửa để ăn Tết với gia đình, nên lực lượng trú phòng quá yếu ớt chỉ có lo tử thủ mà thôi. Phải chờ cả tuần lễ sau, mới tập hợp lại tương đối quân số và lực lượng phản công ác liệt cùng với Đồng minh sử dụng mạnh mẽ hỏa lực tối đa, tiến đánh từng khu phố, từng cơ sở bị chiếm đóng đuổi cộng quân đi, trong lúc Hà nội ra lịnh tử thủ và tăng cường thêm Trung đoàn 141 bảo vệ các cứ điểm đã chiếm được mãi đến ngày 25-2-68 mới giải tỏa được khu Gia Hội. Đại đội Hắc báo Sư đoàn I BB chiếm lại được Kỳ đài hạ cờ Việt cộng xuống thượng cờ VNCH lên trong tiếng súng nổ đì đùng với mấy vần thơ bất hủ:


“Huế Phú văn Lâu ngày chiếm lại


Dựng cờ vàng ngạo nghễ Trời xanh,


Anh hi sinh vết đạn cờ rách


Em vá cờ em nhớ mãi anh!”


Đại tá Trưởng đem tất cả cương quyết tái chiếm Huế không còn thì giờ lo bảo vệ gia đình 1 vợ 3 con ở tư dinh bị Đặc công Việt Cộng tấn công tới tấp suốt mấy ngày đêm với tiểu đội bảo vệ tư dinh bị phá sập lô cốt chết hết một chiến sĩ phải bỏ chạy tháo thân về phương Nam trốn tránh trong nhà của dân chúng, kế tiếp được Lực lượng đặc biệt tiếp đón và đưa sang trại quân đội Nhảy Dù trú ẩn. Xứng đáng một quân nhân lo tròn trách nhiệm “Nợ nước trước tình nhà.”


Sau 25 ngày đêm giao tranh ác liệt với lực lượng hùng hậu của Việt cộng mới tái chiếm hoàn toàn Huế, đuổi tàn quân Việt cộng triệt thoái thoát ra vùng núi Trường sơn và biên giới Lào Việt sau khi đã thảm sát nhân dân Huế tới trên 5.800 nhân mạng suốt cuộc chiếm đóng khắp thành phố Huế và các vùng phụ cận cùng lúc rút quân bỏ chạy.


Trận chiến Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 trên toàn quốc VNCH quân số MTGPMN bị thiệt hại tới trên 60.000 tê liệt hoàn toàn, phải bổ sung quân số bằng quân lính Bắc Việt tăng cường từ Sư đoàn tới Quân đoàn bắt lính cả thanh niên và thiếu niên để thực hiện việc trình diện MTGPMN với quốc tế bằng cách chiếm lãnh Phước Long suốt mấy năm để cho Chánh phủ MTGPMN hành sự theo mệnh lệnh Bắc bộ phủ.



II.- MỤC ĐÍCH CHIẾM HUẾ.


Lọt vào Huế được rồi, Việt cộng giả dạng thường dân về Huế ăn Tết với đầy đủ vũ khí và lương thực sẵn sàng tác chiến khi nhận được lịnh hành quân qua bài diễn vân chúc Tết Mậu Thận của Hồ tặc nhân dịp lễ Giao thừa. Chúng nổ súng trùng hợp với tiếng pháo nổ đì đùng khiến cho mọi người dân Huế vẫn tin tưởng bình thường ăn Tết, không phòng bị gì cả. Mãi đến khi bị chúng đến từng nhà xét tra, bắt bớ mới hay Việt cộng đã tràn ngập khắp nơi trong thành phố Huế chận đứng mọi sinh hoạt của thành phố suốt thời gian chiếm đóng, nhứt là quân nhân cán bộ viên chức hành chánh xã ấp, cảnh sát bị chận nghẹt khó trở về trình diện đơn vị, nên bị chúng bắt đem xét xử và hành quyết ngay tại chỗ những thành phần bị chúng vô sổ bìa đen, còn những thành phần vô tội không có nợ máu, phản động hay ác ôn côn đồ được cho về nhà sau khi thanh lọc, nhưng cuối cùng chúng kêu gọi trình diện đợt 2 rồi bắt dẫn đi theo luôn và giết chết chôn rải rác nhiều nơi tới trên 22 mồ chôn tập thể hết sức hãi hùng.


Sáng ngày 1-2-68, chúng thành lập ngay “Liên minh Dân chủ Dân tộc Hòa bình Huế” do Tiến sĩ Lê văn Hảo làm chủ tịch, bà Tuần Chi (Đào thị Xuân Yến đương kim Hiệu trưởng Trường Nữ Trung học Đồng Khánh) đảm nhiệm Phó chủ tịch với các thành phần Ủy viên:


Hòa thượng Thích đôn Hậu đương kim Đại diện Phật giáo Vạn hạnh.


Nguyễn Đóa cựu Giám thị Quốc học Huế.


Hoàng phủ ngọc Tường cán bộ cộng sản nằm vùng.


Hoàng phủ ngọc Phan -nt-


Nguyễn đắc Xuân -nt-


Tôn duy Xuân -nt-


Phạm thị Xuân Quế -nt-


Tôn thất Dương Tiềm -nt-


Tôn thất Dương Kỵ -nt-


Tôn thất Dương Anh -nt-


Việt cộng lại thành lập Ủy Ban Nhân Dân cách mạng Thành phố Huế với tiến sĩ Lê minh Hảo kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban, Tuần Chi và Hoàng phương Thảo Phó chủ tịch


Hoàng kim Hoan và Phan Nam thành lập các Ủy ban Nhân dân cách mạng ở mỗi quận thành phố Huế


Nguyễn hữu Vấn, giáo sư trường Quốc gia Âm nhạc Huế làm Chủ tịch quận Nhứt (Thành nội) do Hoàng kim Loan phụ trách an ninh.


Nguyễn Thiết (Hoàng Dung) làm Chủ tịch quận Nhì (Tả ngạn Sông Hương) do Phan Nam phụ trách an ninh.


Hoành Lanh phụ trách an ninh quận Ba (Hữu ngạn sông Hương) dồn nỗ lực bắt Việt gian đưa đi thủ tiêu chưa kịp thành lập Ủy ban, bao gồm giáo xứ Phú Cam và quận Hương Thủy.


Tháp tùng theo quân đội chủ lực và các đại đội đặc công, các cán bộ võ trang tuyên truyền và cán bộ an ninh do Đại tá Lê Minh phụ tá bộ Tư lịnh quân khu, kiêm Trưởng ban An ninh quân khu đóng bản doanh tại chùa Từ Đàm. Chỉ huy các toán an ninh do Hoàng Nguyên và Nguyễn đình Bảy chia Thành phố Huế thành 4 khu để phân chia trách nhiệm hành động tra xét, bắt bớ, giam cầm, thanh lọc và thủ tiêu hay xử tử tại chỗ làm gương cho nhưng ai chưa chịu theo chúng:


Khu I gồm Quận Nhứt (thành nội, do Tống hoàng Khuyên phụ trách.


Khu 2 gồm quận Nhì tả ngạn sông Hương, từ cầu Gia Hội kéo dài về hướng Tây qua khỏi cầu Bạch Hổ, tới An Vân bao gồm một phần quận Hương Trà do Tống hoàng Khuyên kiêm nhiệm.


Khu 3 gồm quận Ba hữu ngạn sông Hương tới giáo xứ Phù Cam thuộc quân Hương Thủy ở phía Nam sông An Cựu do Nguyễn đình Bảy phụ trách.


Khu 4 gồm phần từ cầu Gia Hội đến Cồn Hến, phần còn lại của quận Ba do Nguyễn đắc Xuân phụ trách.


Như vậy mục đích của Việt cộng là chiếm giữ lâu dài thành phố Huế với Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Huế, hầu sau nầy sẽ trình làng MTGPMN với quốc tế thành lập thành phần thứ Ba, Trung Lập thân cộng, với lãnh đạo của Bắc bộ phủ hầu làm hậu thuẫn cho cuộc tiến chiếm toàn cõi VNCH thống nhứt đất nước theo hình thức xã hội chủ nghĩa. Dã tâm của chúng là triệt tiêu thành phần quốc gia chân chính, Dân chủ, Nhân quyền trong thế giới tự do chống trả lại bọn chúng, cũng như kỳ trước 1966 biến loạn Huế, nhưng kỳ nầy chúng thẳng tay tàn sát luôn những thành phần phản động, chống đối, không phục tùng theo chúng, ngoài những thánh phần nợ máu với chúng như quân đội và cảnh sát cùng viên chức xã ấp, chúng đã vô sổ bìa đen. Chỉ có chiếm đóng 26 ngày mà chúng đã tàn sát tới 5.800 mạng người thời về sau nầy tới 1975 chúng tàn sát còn gấp mấy chục lần hơn dưới nhiều hình thức:


Xử bắn tại chỗ những người có nợ máu, các viên chức xã ấp, cảnh sát ác ôn côn đồ, xét xử theo thù hận, giam cầm và mang theo khi tháo chạy giết hết cho rảnh tay trốn thoát theo mạng lịnh của Bắc bộ phủ.

III.- CUỘC THẢM SÁT HUẾ


Việt cộng cho lập sổ bìa đen ghi danh tất cả thành phần Việt gian phản động, công chức, phòng Nhì quân lực VNCH các cấp, cảnh sát chìm, nhân viên sở Mỹ, ban chấp hành đảng phái đối lập cộng sản, giáo dân công giáo do ban an ninh có trách nhiệm truy lùng bắt giam giữ tra xét, thanh lọc, xử tội vội vã oan ưng, hoặc thù địch của chúng, xử tử bắn bỏ tại chỗ hay mang theo để rồi giết hết chôn lấp trong các mồ chôn tập thể hết sức kinh khủng.


Tại quận Nhứt và tả ngạn sông Hương thuộc khu 1 và khu 2 Hoàng Nguyên giao cho 2 sinh viên Nguyễn Đóa và Nguyễn thị Đoan thanh lọc và xét xử. Trong phiên tòa xử chỉ có bản án tử hình sau khi hăm dọa và kết tội. Một số bị xử tử ngay tại chỗ tức khắc để nêu gương cho những người khác chống đối chúng. Chỉ có 2 ngày là xử xong cả trăm, cả ngàn vụ nhanh chóng khiến ai cũng khiếp đảm tinh thần, chúng bắt đầu đến việc khủng bố tinh thần mọi người dân Huế: ai mở máy truyền thanh nghe lén tin tức đài phát thanh bị bắt ra bắn ngay giữa đường, sinh viên không đến lớp học để nghe hiệu triệu của chúng, bị bắt ra bắn liền không cần biết lý do, ngay cả bạn thân đồng lớp với Nguyễn Đóa không chịu hợp tác với chúng cũng bị bắt ra bắn bỏ, khiến cho toàn thể sinh viên đại học Huế bất mãn, nhưng vẫn im lìm chịu trận cho qua tang lề.


Tại khu Gia Hội, Hoàng Nguyên giao cho Nguyễn đắc Xuân và Hoàng phủ Ngọc Tường phụ trách an ninh và xét xử, đặt trụ sở cho công chức và quân nhân đến trình diện tại chùa Theravada, lập danh sách và viết tờ kiểm thảo xong được đưa qua giam giữ và xét xử thành phần Việt gian, phản động, nơi trường Trung học Gia Hội do Hoàng phủ Ngọc Tường chủ tọa các phiên Tòa. Những du kích đặc công đi bắt tội phạm lại xử tử bừa bãi và tàn bạo do cựu thù như anh em Nguyễn ngọc Lộ và Nguyễn Thiết võ sư chuyên trách Võ thuật thần quyền Huế bị chôn sống trên hương lộ vào trường Trung học Gia Hội, chí đến vợ con anh Nguyễn ngọc Lộ 1 mẹ 3 con: 2 gái 1 trai cũng bị chúng giết chết hết tại nhà ở xã Phú Lưu. Những nạn nhân bị thảm sát tại Gia Hội gồm có:


-Lê văn Cư Phó giám đốc Cảnh sát quốc gia Vùng I,


-Ông Phú, em vợ ông Cư Quận trưởng quận Nhì,


-Ông Từ tôn Khang Thiếu tá Tỉnh đoàn trưởng XDNT tỉnh Thừa Thiên.


-Ông Hồ đắc Cam đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng,


-Ông Kim Phát -nt-


-Ông Trần văn Nớp Trưởng phòng Hành chánh Ty Cảnh sát quốc gia Tĩnh Thừa Thiên.


Tại khu hữu ngạn sông Hương quận Ba, Việt cộng lập Tòa án xử nạn nhân Thành nội và khu Gia Hội bị đưa về giam giữ ở chùa Từ Đàm làm tờ khai, thanh lọc và đưa đi thủ tiêu sau khi xét xử chỉ có bản án tử hình dù nặng nhẹ, không có trường hợp giảm khinh, chí đến thân nhân cũng chẳng dung tha.


Tại khu Dòng chúa Cứu thế, Nguyễn mậu Hiên cùng 2 người con tiệm thuốc Bắc Thiên Tướng đi lùng bắt tất cả quân nhân, cảnh sát, đảng phái, cán bộ XDNT trên 150 người ẩn trú nơi đây đưa ra sân tra xét giấy tờ về giam giữ cùng với hơn 500 nạn nhân khác tại chùa Từ Đàm.


Tại nhà thờ Phú Cam, ngày 7-2-68 Việt cộng lục xét bắt được khoảng trên 600 người từ 15 tuổi đến 50 tuổi đem về giam tại chùa Từ Đàm xét xử và bắn bỏ những nạn nhân bị liệt kê phản động ở gốc cây Bồ đề và chôn tại sân chùa lối 20 xác. Qua ngày 9- 2-68, vào lúc tối chúng trói thúc ké bằng dây điện thoại, kết xâu 20 nạn nhân thành một xâu bằng dây kẽm gai dẫn tất cả đi về phía Nam Giao thủ tiêu.


Ở bệnh viện chúng bắt nhiều người dẫn về nhà thờ Phủ Cam thanh lọc, đưa về giam tại chùa Từ Đàm kết tội và đưa về phía Tây Nam thủ tiêu tại Khe Đá Mài 428 giáo dân Phủ Cam. Việt cộng bắt nạn nhân đào hố xong quăng nạn nhân bị trói xuống chôn sống hay đập đầu bằng xà beng.


Thân nhân các nạn nhân không được thăm nuôi gì cả, chỉ có ở nhà chịu trận với bao lo nghĩ âu sầu, không biết sống chết ra sao, giam giữ và di chuyển đi đâu. Người dân Huế sống thống khổ đói khát, không dám ra khỏi nhà, mọi hoạt động ngưng đình lại hết và hoàn toàn tê liệt nhịp sống thường nhựt. Thực phẩm chỉ dự trữ trong dịp Tết ăn hết rồi chia chác nhau cho những chòm xóm thiếu hụt, lại còn bị súng đạn kịch chiến giữa hai phe chiến đấu khốc liệt, thương tích chết chóc, nhà cửa hư hại lãnh đủ, nhứt là các khu đông dân cư Gia Hội Việt cộng cố gắng bám víu vào dân tấn kích chống trả phản công của quân đội VNCH và Đồng Minh. Họ phải trốn tránh trong hầm trú ẩn tránh nạn khốn khổ nhứt là trẻ con phải chịu trốn dưới hầm nhiều ngày thiếu ăn uống dinh dưỡng và tắm rửa sanh bệnh hoạn ghẻ chốc thảm thương. Học sinh Tiểu học và Trung học không được đi học, nhưng những đứa trẻ từ 15 tuổi trở lên phải trốn tránh du kích và an ninh hết sức khốn khổ. Riêng sinh viên và thanh niên cũng đồng chung số phận nếu bị bắt là phải theo cộng sản gia nhập vào du kích hay bị đưa đi huấn luyện quân sự trong mật khu, có tới gần mấy ngàn thanh niên sinh viên và học sinh tên 15 tuổi bị bắt đi theo chúng.


Trong suốt 26 ngày chiếm đóng Huế, ban An ninh Việt cộng đã thảm sát tới 5.800 nạn nhân gồm có:


Nạn nhân bị thảm sát 2.810 người bị chôn tập thể gồm có:


- 790 hội viên Hội đồng Tỉnh, Thị xã và xã với tội “Cường hào ác bá“


- 1.892 công chức các cấp


- 38 cảnh sát quốc gia


- 265 thanh niên, sinh viên và học sinh


- 1 linh mục Việt Nam (Bửu Đồng)


- 2 linh mục Pháp


- 2 vợ chồng bác sĩ Đức


- 20 chuyên viên kiều dân Phi luật Tân.


Sao nạn nhân mất tích lên tới 2990 người đến nay chưa rõ số phận.


Nhưng trong 22 mồ chôn tập thể chỉ mới tìm thấy xác chết của 2.330 nạn nhân, như vậy số người mất tích lên tới 5.371 nạn nhân. Hiện nay thân nhân còn đang truy tầm nhưng chưa tìm gặp được xác chết ở đâu. Trong 22 mồ chôn tập thể 2.330 nạn nhân đã được khai quật có nhiều nơi khai quật lên không còn phân biệt được xác chết của ai, đành cùng làm đám di táng tập thể vì thân thể đã bị phân hóa và cùng làm đám giỗ kỵ cơm đồng một ngày, chọn ngày Tết mỗi năm đau đớn ngậm ngùi cho nỗi bất hạnh của gia đình, nhưng phải kín đáo thầm kín tỏ bày cảm nghĩ khi Tết về trên đất Huế.


Theo tài liệu được phanh phui 22 mồ chôn tập thể đã được khai quật sau Tết Mậu Thân, có nhiều thi thể bị giết bằng đạn, bằng cuốc xẻn đập vỡ sọ, bằng dao đâm chết, và bị chôn sống không bị thương tích. Có nhiều mồ chôn còn nguyên y quần áo lúc bị bắt, bị xỏ xâu bằng dây kẽm gai và cột trói bằng dây điện thoại. Những mồ chôn mãi tới lâu ngày mới truy tầm ra, thân xác hủy hóa không còn nhận diện được thân nhân, phải di táng tập thể, rải rác khắp nơi từ Huế ra tới Khe Đá Mài xa xâm:


Mồ chôn tập thể Trường Gia Hội có 303 nạn nhân, ở Chùa Theravada 93 nạn nhân, ở Bãi Dâu 26 nạn nhân, ở Cồn Hến 151 nạn nhân, ở Tiểu chủng viện 6 nạn nhân, ở Quận Nhì 121 nạn nhân, ở Phía Đông Huế 25 nạn nhân, ở Lăng Tự Đức 203 nạn nhân, ở Cầu An Ninh 20 nạn nhân, ở Cửa chợ Đông Ba 41 nạn nhân, ở Trường An Ninh Hạ 4 nạn nhân, ở Trường Văn Chí 8 nạn nhân, ở Chợ Thông 102 nạn nhân, ở Lăng Gia Long 260 nạn nhân, ở Chùa Từ Quang 44 nạn nhân, ở Đồng Di 110 nạn nhân, ở Vĩnh Thái 135 nạn nhân, ở Phú Lương 22 nạn nhân, ở Phú Xuân 587 nạn nhân, ở Thương Hòa 31 nạn nhân, ở Vĩnh Hưng 70 nạn nhân, ở Khe Đá Mài 428 nạn nhân.


Tổng cộng 22 mồ chôn tập thể là 2.810 người.


Thảm cảnh tàn sát nhân dân Huế trong dịp Tết Mậu Thân gây đau thương cho hàng ngàn gia đình khốn khổ ngậm ngùi, thầm nguyền rủa bọn Việt cộng không còn nhân tình gì cả còn hơn dã thú.

IV,- CUỘC CHIẾM HUẾ THẤT BẠI NHƯNG VIỆT CỘNG ĐÃ THÀNH CÔNG TRONG MƯU LƯỢC TÁI CHIẾM HUẾ 1975 VÀ VNCH


Việt cộng đưa toàn bộ chủ lực quân đội, du kích, đặc công, cán bộ an ninh hùng hậu nhứt từ trước đến giờ với quân số trên 7.500, chuẩn bị cả tháng trước Tết, nào bí mật xâm nhập vũ khí đạn dược, lương thực, nào trà trộn vào dân chúng, lao động về Huế ăn Tết tá túc ở nhà các cán bộ nằm vùng, nào dò xét địch tình ở các đơn vị Huế được nghỉ phép về quê ăn Tết, nào vị trí địa hình địa vật các cơ sở đơn vị được nghiên cứu tỉ mỉ, nào tình hình dân chúng náo nức lo mua sắm Tết và ăn Tết hứng thú, nào những nơi có nhà giàu mua pháo nhiều ít, nhứt là ở các phố chợ pháo treo lủng lẳng ra sao. Công cuộc chuẩn bị quá tươm tất, thế mà tình báo VNCH không hay biết gì hết, mới là tai hại rất lớn, trong lúc CIA của Mỹ đã thông báo trước cho các cơ quan Mỹ và các đơn vị quân sự Mỹ biết và đề phòng cẩn mật, cấm trại quân nhân Mỹ và tường trình với chánh quyền Huế. Nhưng chánh quyền Huế nghĩ rằng hưu chiến ăn Tết nên không phòng bị, luôn cả toàn quốc VNCH, nguy hại biết bao nhiêu, khi tiếng súng hòa lẫn tiếng pháo giao thừa, nhiều cơ sở đơn vị bị tràn ngập, mới báo động lên thời đã trễ rồi, chúng đã chiếm lãnh hết 2/3 lãnh thổ Huế trong vòng một đêm từ 2 giờ 35 đến sáng ngày 1-2-68 mãi tới ngày 25-2-68 mới tút lui bỏ chạy. Các nơi còn lại nhờ còn có đơn vị trực trú phòng cảm tử chống đỡ bảo vệ sau nhiều đợt xung phong của đặc công và chủ lực quân Việt cộng, nhứt là đồn Mang cá, bộ Tư Lịnh Sư đoàn I BB do Đại tá Ngô quang Trưởng trực tiếp chỉ huy với số quân sĩ thiếu thốn chống trả mãnh liệt bảo vệ trọn vẹn, trong lúc gia đình đang bị đặc công Việt cộng tấn công dữ dội tư dinh suốt mấy ngày đêm phá sập lô cốt phòng thủ của tiểu đội bảo vệ tư dinh giết chết chiến binh tử thủ, nhưng vẫn chưa chiếm được tư dinh, khiến Tiểu đội phải bảo vệ hộ tống gia đình Đại tá Trưởng bỏ trốn thoát về phương Nam trốn trong nhà dân chúng, được Lực lượng đặc biệt gần đó đến rước về trại chuyển qua doanh trại Nhảy Dù trú ẩn, cũng như bộ Chỉ huy Tiểu khu Thừa Thiên tận lực chiến đấu với quân số ít ỏi chống trả nhiều phen tấn công vũ bão của đặc công và chủ lực quân Việt cộng; và cầu tàu Hải quân cũng bị tấn kích dữ đội, nhờ các lính hải quân trú phòng chống trả giữ vững và đánh điện kêu gọi các chiến thuyền tuần dương trở về tiếp chiến, chúng mới chịu rút quân.


Việt cộng quá tàn nhẫn bắn chết 18 thanh niên, sinh viên, học sinh không chịu theo chúng trước mặt cả ngàn thanh niên khác, khiến họ hoảng sợ phải ríu ríu theo chúng về mật khu. Chúng gây tang tóc cho trên 5.800 gia đình Huế, tìm được xác chết mới có 2.810 nạn nhân, còn lại 1.990 nạn nhân mất tích từ đó đến nay.


Riêng nhóm tính đồ Phật giáo đấu tranh chống VNCH do Thích trí Quang cầm đầu theo lịnh Trung tá Việt cộng Hoàng kim Loan đã thất bại năm 1966 bỏ trốn theo MTGPMN trở lại Huế 1968 đi tìm bắt và thanh toán những người không đồng ý theo họ hay chống lại chủ trương bạo loạn Huế 1966 nhiều nhứt là giáo dân Thiên chúa giáo Huế hết sức dã man.


Việt cộng nhận định sai lầm là diện tấn kích trên toàn lãnh thổ VNCH không thể tiếp viện với nhau thuận tiện, nên điểm tấn kích chính yếu là chiếm Huế với lực lượng hùng hậu nhứt sẽ trấn đóng vĩnh viễn Huế với trang bị 700 cán bộ an ninh đã huấn luyện thuần thục chuyên nghiệp, thi hành triệt để bạo lực lung lạc tinh thần dân chúng nhứt là giới trẻ thanh niên, sinh viên và học sinh, chúng áp đảo đồn Mang Cá nơi bộ Tư lịnh Sư đoàn I BB dữ dội khiến cho Đại tá Trưởng phải trực diện chỉ huy chống trả mãnh liệt mong bảo toàn được trọn vẹn hết sức khốn khổ với quân số quá ít ỏi so với lực lượng đặc công và chính quy Việt cộng gấp 5 lần. Nhờ đó mà chúng chỉ làm chủ tình hình Huế được 2/3 chiếm được 3 quận tại Huế và một số quân ngoại biên không đáng kể. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn 7 ngày sau, quân nhân các cấp trốn tránh cuộc ruồng bắt của Việt cộng thoát được về tập trung tạo được quân số vững chắc mới bắt đầu phối hợp với quân đội Đồng Minh phản công ráo riết và quyết liệt với hưởng ứng nồng hậu của quần chúng nhứt là tín đồ Phật giáo trung kiên chính đạo và giáo dân Thiên chúa giáo. Đại tá Trưởng tung tối đa toàn hỏa lực hùng mạnh, bất chấp đổ nát thành phố Huế, tiến đánh giành giựt từ khu phố, từ nhà, từ các cao ốc, từng địa điểm tử thủ của chúng khiến cho quyết định chiếm Huế làm địa bàn hoạt động cho MTGPMN của chúng thất bại, bắt buộc chúng phải rút lui cuối cùng vào ngày 25-2-68 tổn thất quá nặng nề bỏ lại trên bãi chiến trên 3 ngàn tử thi rải rác khắp nơi với vũ khí đạn dược quá nhiều, nhưng bù lại chúng thảm sát tới trên 5.800 nhân dân Huế với nhiều thành phần có cả người ngoại quốc nữa 1 Pháp, 2 Đức và 20 Phi luật Tân.


Tổng kết trận chiến, chúng nướng tới trên 60.000 cán binh MTGPMN trên toàn quốc VNCH khiến cho MTGPMN kiệt quệ lực lượng, phải chờ quân đội Bắc Việt “Sinh Bắc tử Nam” vào bổ sung quân số tới gần 400.000 quân sau Hiệp định đình chiến Ba Lê năm 1973 để Mỹ rút quân tháo chạy bỏ rơi đồng minh VNCH, Bắc Việt rút tỉa kinh nghiệm trận chiến Tết Mậu Thân mang toàn lực quân đội vào Nam cả 4 quân đoàn, lấy hết lính đưa vào Miền Nam đánh quyết liệt, đến nỗi phải nhờ quân đội Trung cộng sang trấn đóng giữ gìn tiếp nơi các Tỉnh biên giới Việt - Trung tới gần 300.000 quân giã ra quân đội Bắc Việt che đậy dò xét của quốc tế, mãi tới 1975 mới rút về, nhưng vẫn còn trấn giữ vài vùng biên giới với đường hỏa xa xuyên biên giới vào Việt Nam trên 100 km để vận tải lương thực và quân đội trấn giữ thế cho Bắc Việt trong chiến tranh giải phóng Miền Nam.


Chúng thất bại trong công cuộc chiếm Huế trong sách lược, nhưng chúng thành công rút tỉa kinh nghiệm tốc chiến tốc thắng và thẳng tay trừng phạt những thành phần không chịu theo chúng như pháo kích chận đứng đoàn dân chạy loạn, bắt buộc phải trở về chỗ cũ, nhanh chóng đuổi theo đoàn di tản chiến thuật của Vùng II và vùng I triệt thoái chiếm đóng nhanh nhẹn các Tỉnh Cao nguyên và các Tỉnh từ Quảng Trị xuống tới Huế, còn đuổi theo lực lượng tháo chạy của quân lực VNCH vừa chiếm lãnh vừa truy kích tới Bình Thuận đụng mặt trận Xuân Lộc của sư đoàn 18 do tướng Lê minh Đảo chống đối đến viên đạn cuối cùng phải rút lui về Biên Hòa. Nhưng chúng chỉ để mấy sư đoàn đánh phá còn mấy quân đoàn kia tức tốc chuyển đi ngã khác xuống tiến đánh phủ vây Thủ đô Sàigòn toàn thắng vào ngày 30-4-1975 cưỡng chiếm Miền Nam.


SAGIANG


2008-03-22 15:49:55

No comments: