Saturday, January 28, 2012

Cậu bé Nong Youhui, sống tại tỉnh Quảng Tây, có khả năng nhìn xuyên bóng tối


LTS- Những người có thiên tài từ bẩm sinh là do duyên trời, hay phúc lộc trời ban. Do đó ông bà chúng ta thường khuyên con cháu nên ăn ở hiền lành, tạo phúc đức để  "phúc"  cho con cháu đời sau. Cậu bé Nong Youhui có đôi mắt xanh này là bài học là dù bọn Tàu Đại Hán dù tàn ác tiêu diệt những người hiền lương để chúng tha hồ cướp sinh mạng, tài sản, tôn giáo, trí tuệ, tài nguyên của nhũng dân tộc sống trong vùng đất " Á châu" mà bọn chúng cướp được gọi là Trung Hoa. Nhưng chúng không cướp, không tiêu điệt được những gì thượng đế đặt để cho mỗi con người như trường hợp cậu bé Nong Youhui.
Xín nhắn với bọn GHPGVNTN- Ấn Quang đang cố tình bẻ công lịch sử , chối bỏ những chuyện tàn ác của bọn ác quỷ trốn trong áo tu hành. Trời không dung, đất không tha, cho dù chúng bái lạy nhau, tăng cho nhau những danh từ hoa mỹ Đức Tăng Thống, Đại lão hòa thượng.v...v.. chúng quên là chúng quen thói lừa đảo, chúng đạp lên văn hóa lịch sử của ông cha, chúng tự phong cho tập đoàn của chúng có công " che chở hồn dân tộc". Chúng đánh lừa mọi người, đánh lừa phật tử, đánh lừa lịch sử, đánh lừa thế giới v..v.. liệu chúng có đánh lừa được Thượng đế hay các nạn nhân do chúng giết không? Họ là những oan hồn chưa siêu thoát, đang chờ đợi chúng đền tội.
Chúng lấy sự ác làm hơi thở, sự lường gại làm đời sống. và chắc chắn luật nhân quả sẽ theo chúng mãi mãi trong nhiều kiếp tới cho đến khi chúng gột sạch cặn bả tàn ác trong tâm hồn chúng. 
Định luật tự nhiên của trời đất là như vậy, chưa cần nói đến hàng ngàn giới luật trong kinh phật do chúng tạo ra và chúng không hề tuân giữ. Chúng dùng luật nhà phật làm vũ khí để trói phật tử vào trong vòng nô lệ của " Tam Bảo Điền, Tam Bảo Nô" để họn ngoan ngoản , trung thành cung phụng cho chúng.
 Luật nào của chúng,  luật nào của khoa học?  luật nào của dảng CS Tàu ? tạo nên khả năng cho cậu bé Nong Youhui? cho nên trời đất màu nhiệm hơn mọi qui luật do "con người" đặt ra.
Trân trọng


Cậu bé Nong Youhui, sống tại tỉnh Quảng Tây, có khả năng nhìn xuyên bóng tối
http://youtu.be/Xfs0R-7cS_s
- Nong Youhui, cậu bé người Trung Quốc đã làm các chuyên gia y tế phải kinh ngạc với khả năng nhìn xuyên qua bóng tối.
Các bác sĩ đã phát hiện ra trường hợp đặc biệt của cậu bé Nong Youhui, sống tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, sau khi người cha của cậu bé mang con mình đến một bệnh viện ở miền nam Trung Quốc để khám, vì đôi mắt của Nong có màu xanh sáng, thay vì màu mắt đen như của phần đông người châu Á.

Mắt cậu bé Nong Youhui phát sáng khi gặp ánh đèn pin

Một điều đặc biệt hơn là khi chiếu đèn pin vào mắt, đôi mắt của cậu bé Nong Youhui phát ánh sáng màu xanh, tương tự như khi ánh đèn chiếu sáng vào mắt của một con mèo.

Theo Nong Shihua, cha của cậu bé, thì 2 tháng sau khi được sinh ra, gia đình đã phát hiện điều gì đó bất thường trong đôi mắt của Youhui, nhưng khi mang đến bệnh viện, các bác sĩ cho biết gia đình không phải lo lắng về trường hợp này và đôi mắt sẽ trở nên bình thường khi cậu bé lớn lên.

Tuy nhiên, đôi mắt của cậu bé vẫn không có gì thay đổi cho đến tận bây giờ, và gia đình dường như cũng đã quên mất vấn đề này. Cho đến một ngày khi Youhui phản ánh với giáo viên của mình rằng mắt cậu bé bị mờ và không nhìn rõ. Sau đó, người giáo viên này phát hiện ra rằng mắt cậu bé có khả năng phát sáng khi có ánh sáng chiếu vào.

Người giáo viên này sau đó còn hỏi Youhui xem cậu bé có thể nhìn thấy trong bóng tối, giống như đôi mắt của mèo hay không, thì cậu bé trả lời rằng có. Sau đó, vào một đêm, vị giáo viên này rủ cậu học trò Yonhui cùng đi bắt dế, và cậu bé cho biết vẫn có thể bắt dế mà không cần sử dụng đến đèn pin.

Khi tin đồn về khả năng đặc biệt của cậu bé Nong Youhui được lan truyền, nhiều người đã tìm đến nhà cậu bé để thực hiện nhiều loại kiểm tra khác nhau để xác định xem khả năng của cậu bé là có thật hay không, và cậu bé đã thực sự trả lời được những bài kiểm tra, như xác định đồ vật hay đọc nội dung trong bóng tối…

Các bác sĩ giải thích rằng Nong Youhui bị chứng bệnh luekoderma bẩm sinh, là chứng bệnh thiếu sắc tố da tại một vùng cục bộ. Điều này khiến cho đôi mắt của Nong có thể bị tổn thương dưới ánh sáng mặt trời, nhưng ngược lại cho phép cậu bé có thể nhìn rõ trong bóng tối.

Wednesday, January 25, 2012

Tên lưu manh giả sư , giả làm từ thiện Thích Trí Bổn ,



LTS Một đọc giả gửi đến chúng tôi bài viết trên,và chúng tôi bổ túc video hình ảnh đã có trên you tube về nhân vật lừa bịp này. 



Phật tử tố giác tên lưu manh giả sư tăng Thích Trí Bổn lập làng từ thiện , lợi dụng lòng hảo tâm của mọi người để tóm thu tiền có bài bản, cho mọi thứ bài bạc đĩ điếm, rươu chè dưới sự bảo vệ của Công an "cấp nhà nước".
 xin đọc bài của tác giả sau đây viết từ năm 2010 , sau chuyến đi thăm ngội làng giả "từ thiện" gọi là Làng Tre"
của tác giả


quí vị có thể vào You tube, đánh vào chữ " làng tre", Thích Trí Bổn sẽ thấy nhiều phần quảng cáo tinh vi về từ thiện cứu trợ "làng tre" để kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người dốc tiền hầu bao nuôi bọn lưu manh sống trên xương máu người cùng khổ của xã hội.

Làng tre yêu thương - Ấm áp tình người P1

http://youtu.be/AkIvdoWGxdE


NEW YORK – “Hầu như tất cả những gì tôi đang làm đều không ngoài mục đích gây quỹ từ thiện giúp đỡ người nghèo, trẻ em khuyết tật, cô nhi hay những gia đình có hoàn cảnh đáng thương cần sự trợ giúp của xã hội.”

Ca sĩ Hà Phương. (Hình: Ca sĩ cung cấp)
Ðó là lời phát biểu của ca sĩ, diễn viên điện ảnh Hà Phương nói với nhật báo Người Việt.
Hà Phương là chị của ca sĩ Minh Tuyết và là em của ca sĩ Cẩm Ly, hiện tại Hà Phương đang định cư tại New York với gia đình.
Hà Phương sang Mỹ Tháng Sáu, 2000, sau đó cô tham gia sinh hoạt văn nghệ với Trung Tâm Thế Giới Nghệ Thuật, rồi chuyển sang Trung Tâm Asia và cuối cùng là Trung Tâm Thúy Nga.



Đã đến lúc Người Việt hải ngoại nên chuyển đổi ý tưởng việc làm từ thiện qua việc giúp đở những người đấu tranh cho Dân Chủ tự do cho một nước Việt Nam để sớm giải thể chế độ cộng sản độc tài, dã man phi nhân.
Vì nếu tiếp tục việc làm từ thiện thì không khác gì tiếp hơi cho bọn lợi dụng danh nghĩa để làm tiền, bòn rút mồ hôi nước mắt của người Việt hải ngoại..
Mà công việc nầy là trách nhiệm của bọn cầm quyền cộng sản "PHẢI LÀM".




"Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Tôi mới từ VN về cách nay vài hôm ,tôi có đôi điều để chia sẽ cùng các Bạn ...!,tôi là người có chủ trương làm từ thiện ở VN bằng moị giá ,bất chấp thành kiến về chính trị ...,nhưng nay tôi có lời khuyên mọi người nên suy nghĩ , lựa chọn đối tượng được giúp đở một cách cẩn thận trước khi ra tay trợ giúp .Tôi cũng xin thưa cùng các Bạn , tôi là một phật tử thuần tuý ,mặc dù tôi chưa là một con người hòan thiện gì ...,nhưng tôi xin thề những điều tôi nói ra đây đều là sự thật , lương tri cuả một con người không cho phép tôi nói sai về người khác , nhất là người đó lại là một tu sỉ Phật Giáo đã xuất gia...!. 

Tôi xin kể ra đây một kinh nghiệm thực tế vừa rồi mà tôi gặp phải . Trước khi về VN tôi có nghe vài câu chuyện cảm động về môt địa danh tên " Làng Tre " thuộc xả ông "Quế" , huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai : nào là nơi đây
nuôi nhiều trẻ em mồ côi ,khuyết tật, người già neo đơn ..v.v.. ,tất cả đều sống trong hòan cảnh hết sức thiếu thốn và khó khăn , nào là nhà ở rách nát , mưa dột ,nắng táp , gió lùa ....,thực phẩm và thuốc men đều thiếu thốn nghiêm trọng ...!!... Trại nầy do một Thầy chùa có pháp danh "Thích Trí Bổn ".Tôi đã trực tiếp vào thăm ,nhưng may mắn cho tôi , tôi đã dừng kịp lúc khi tôi nghe được nhiều tin tức hết sức "động trời " về tên Thầy chùa độc ác nầy...
Tên Thầy chùa nầy có nguồn gốc là dân địa phương , bản chất lưu manh ,nhậu nhẹt say sưa ,bài bạc, trộm cắp, lêu lỏng, không lo làm ăn , bị gia đình đuổi đi ...!.,sau khi đi khỏi điạ phương một thời gian thì người ta thấy tên nầy khóac áo thầy tu , không biết tu ở đâu ..? ,tu ở chùa nào ?..,tốt nghiệp khóa Phật học nào ?.v v.,


Sau đó người ta lại thấy tên nầy điều hành quán cơm chay " Thiện duyên " ở Sàigòn , quán cơm rất thành công , tên nầy lấy tiền từ quán cơm để lén lút ăn chơi , cờ bạc , thua cá độ bóng đá rất nhiều tiền ...,sau đó tên nầy rời khỏi quán cơm đi về Huyện Củ chi , gom một số trẻ em khuyết tật ,mồ côi và người gìa neo đơn để mượn hình thức hầu kinh doanh bằng lòng hảo tâm của Bá tánh..!.,Kinh doanh nầy đem đến cho hắn tiền vô như nước , hắn tha hồ ăn chơi , đem tiền đi đầu tư vào nhà cửa ,khách sạn ,nhà hàng , cờ bạc , ăn chơi trác táng ...sau đó bị chính quyền Củ chi đuổi đi ,buộc phải giao những người hắn đang nuôi giao cho sở Thương Binh và Xả Hội Củ Chi , nhưng hắn không giao mà mang hết về miếng đất nhà để tiếp tục "kinh doanh" tiếp ... và lần nầy hắn khôn ngoan hơn mướn đài VTV2 của nhà nước lên quay phim và chiếu nhiều lần , và hắn ta cũng đưa lên internet nên số người bị lừa lên rất đông ...,số tiền uỷ lạo có ngày lên đến vài tỉ đồng (hàng chục ngàn cho đến hàng trăm ngàn Dollar) . Dĩ nhiên số người Việt ở hải ngoại bị lừa cũng rất đông , trong đó có ca sỉ Hải ngoại là Hà Phương cũng về VN đến tận nơi chụp hình và quay phim quảng cáo cho hắn , tôi không biết làm sao liên lạc với ca sỉ Hà Phương , do đó trong các Bạn ,ai có khả năng liên lạc được với Hà Phương thì nên nói với cô ấy đừng để cho tên ác tăng ấy lừa nữa ..., (nếu cần thì tôi sẽ cho số phone cuả tôi ) , cũng như các bạn có thể Forward bài viết
nầy lên các website khác để cho mọi người đều biết hầu tránh bị lừa gạt.


Tên nầy đã gây lộn và chưởi thề kinh khủng khi hắn gây lộn với một người hàng xớm (người thân cuả tôi đã chứng kiến việc nầy ) , tên nầy đã cung tay đấm vào màng tang của một cụ bà neo đơn tóc bạc phơ ,tuổi đáng mẹ cuả nó , nó đấm bà trong lúc bà đang bế một em bé trên tay ,lý do bà bị đánh là tại sao bà dám thả em bé lên Chánh điện chơi..!!.. ( người tôi quen đã chứng kiến tận mắt cảnh nầy) , tên nầy hay "kí đầu " các em bé khi các bé vô tình hay cố ý đến gần nó , tất cả những người lớn trong đó đều sợ nó như sợ cọp , không ai dám nói lên sự thật vì sợ nó đuổi đi thì không có nơi để sống .!.. 

Hiện nay có ngày có đến gần 40, 50 xe tải , xe con nườm nượp đến uỷ lạo , có khi bị nghẻn giao thông luôn ..., nghe đâu hắn sắm cho mình vài chiếc xe riêng rất đắc tiền , trên xe hắn lúc nào cũng sẵn vài bộ đồ dân sự để hắn thay hình đổi dạng để đi chơi ...,trước đây người thủ quỷ cuả hắn là người tốt ,người nầy không chịu sự phung phí cuả hắn nên bị hắn đuổi đi...và người thủ quỉ mới chính là anh ruột cuả hắn nên hắn tha hồ vung vít ... 

ỞViệt Nam hiện nay số "Thầy chùa lữa" như vầy cũng khá đông ,nên anh em chúng ta nên khá cẫn thận bằng cách thăm dò kỷ lưỡng trước khi quyết định !...Ta không nên vì thế mà không làm từ thiện ở VN nơi còn quá nhiều đồng bào đau khổ...! 

  • Tôi cũng được biết tên giã tăng nầy được vài "mẹ nuôi" ,chị" đở đầu" rất có thế lực ở tỉnh Đồng nai , ở Trung ương và nghe đâu có cả bà Phó Chủ Tịch Nước.!.Đúng là có tiền thì mua đứt tất cả ..!.


Mong tất cả các bạn và quí vị nào đọc được tin tức nầy xin vui lòng phổ biến cho người khác biết ,rất cám ơn... 

STEVE ND

Ca sĩ Hà Phương về nước làm từ thiện

Chiều 11/9, em gái ca sĩ Cẩm Ly được người hâm mộ đón tiếp nồng nhiệt tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cô về nước tham gia vào liveshow của 'chị Tư' và tiếp tục công việc từ thiện tại quê nhà. ( nuôi cho bọn luu manh , và đảng Việt Gian CS mập béo trên xương máu của những người khốn cùng .)

Sau liveshow của Cẩm Ly, Hà Phương sẽ thực hiện công việc từ thiện tại quê hương.


Monday, January 23, 2012

TQLC Trung Tá Nguyễn Văn Phán- Hue Mau than


Hue^' To^i va` Ma^.u Tha^n

 Thực hiện: Jennifer W. Nguyen.
 Tác giả: trung tá Nguyễn Văn Phán
 Những trang liên quan: Tết Mậu Thân 1968
 Phần chú thích







Từ Cai Lậy về thủ đô, nhập ngay vào đánh giải toả trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Định xong xuôi, Quái Điểu TD 1 TQLC về nằm dọc đường Ngô Tùng Châụ Mười hai giờ khuya họp TD, 2 giờ sáng có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhứt, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết. Đồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi haỵ Đó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu lủng lẳng trên bầu trờị Tôi để lại đàng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C 130 khổng lồ nuốt gọn 800 Quái Điểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.
- Đi đâu bâỷ
- Nha Trang, tao nghe Nha Trang đang có đánh nặng.
Lượm Đại đội trưởng Đ1 (dân NT) trả lờị Tôn Đại đội trưởng Đ2 cãi:
- Đà Lạt.
Phán phu nhân nói:
- Đi đâu cũng được, đổi vùng là khoái rồị
(Khi vào Quân trường, Phán trình diện: Tui chánh quán làng Phú Nhơn, ở gần Hồ Tịnh Tâm, quận Thành Nội, Huế. Thế là sau đấy, giữa lửa đạn và thịt đổ xương rơi, và qua tiếng thét trong máy truyền tin, cái tên ngụy trang "Phu Nhân" ra đời, nghe thật lạ tai!)
- Máy bay chi bay mãi ri bâỷ
Thời tiết thật xấu, và rồi bánh xe phi cơ cũng chạm đất, những cặp mắt đổ dồn ra khung cửa sổ máy baỵ Phú Bài! Cơn gió cắt da, bãi cát trắng trải dài, mưa nặng hột. Thiếu áo lạnh, tất cả đầu cuốn Poncho đứng nhìn đoàn người gánh gồng xuôi ngược, hấp tấp và lo sợ, một số về Truồi, một số lên Gia Lê, An Cựụ

TQLC Vie^.t Nam
Tình đồng đội của những người lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam.
Phú Bài đó, Tịnh Tâm đó, Cầu Kho đó, Mạ, dì, chị và em mình đó mà không liên lạc được. Tình hình không biết sao, ruột như lửa đốt. Trách nhiệm nặng nề, tôi nằm trằn trọc suy nghĩ thật nhiều để chờ sáng maị Kỷ niệm thời đi học về trong trí tôi, đẹp quá, nhẹ nhàng quá, vụng dại quá.
10 giờ sáng, đoàn xe GMC đưa chúng tôi về Huế. Qua Gia Lệ, đồng bào hỗn loạn, nét lo âu hiện rõ trên nét mặt. Tới An Cựu, dân chúng thưa thớt, nhà hai bên đường đóng kín cửạ Dọc quốc lộ 1 từ Huế về Phú Bài, binh sĩ Nhảy Dù từng toán dìu nhau âm thầm đếm bước. Những cái nhìn như nhắn gửi, như lo sợ giùm chúng tôị Mạnh, Đại úy Nhảy Dù, cùng khoá cho tôi biết:
- Huế tang thương và điêu tàn lắm Phán ơị Thừa (cùng khoá) chết, Phạm như Đà Lạt bị thương ...
Mạnh khắp người băng bó đang được 2 đệ tử dìu bộ về phi trường Phú Bàị Mạnh tiếp:
- Phán, mày cẩn thận. Không yểm trợ, không thực phẩm, không tiếp liệu, thời tiết quá xấụ Tụi nó chiếm hết thành phố, Đại Nội, Gia Hộị Tụi nó chốt rất kỹ, chỉ còn cái lõm nhỏ ở Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1 tại Mang Cá.
Sau này được nghe nói: Vì nghe tin tướng Trưởng kẹt nặng nên đại bàng Lê Quang Lưỡng, Lữ đoàn trưởng LD Nhảy Dù đã xua quân đi bộ từ cây số 17 về Huế để cứu tướng Trưởng. Tôi xin tướng Lưỡng cho tôi được nghiêm mình chào một cách đầy kính phục cho cái tình nghĩa huynh đệ không bút nào tả nổi nàỵ Để đáp trọn tình nghĩa, LD của đại bàng Lưỡng cũng hao hụt nặng nề.
Đoàn xe dừng lại bên hông DH Văn Khoa, cách con đường là trường Kiểu Mẫu mới xây, đối diện là Đài phát thanh Huế. Và trước mặt là cầu Trường Tiền, chiếc cầu tượng trưng cho xứ sở Huế, chiếc cầu đã hàng ngàn, hàng vạn lần qua lại, đầy ắp kỷ niệm.
Nhìn qua chợ Đông Ba và phố Trần Hưng Đạo mà lòng quặn thắt. Một mái chợ đã sập. Những cột khói ngút trời cách khoảng. Từ đầu đường Trần Hưng Đạo đến cuối đường không một bóng ngườị Nhìn bên phải là cầu Gia Hội vắng tanh. Những cột khói khác vươn lên ... Cả thành phố đã chết, Huế tôi tang thương đến thế sao! Một nhịp cầu đã sập, tôi nghĩ vành khăn trắng đã cuốn lấy Huế.
Xuống tàu tại chân cầu Trường Tiền, xuôi giòng sông Hương xanh biếc qua Gia Hội, quẹo trái sông Hang Bè. Cầu Đông Ba đó, có tiệm La Ngu ngày xưa chúng tôi thường mua dụng cụ học trò. Tiếp tục xuống ngang tiệm gạo Mụ Đội, có người con gái đẹp não nùng tên Xuân mà con trai Huế lứa tuổi tôi đều hơn một lần đi qua đó để nhìn người con gái trời cho đẹp. Qua trường Bình Minh, nơi tôi học năm đệ Tam, nhiều kỷ niệm đẹp. Đến Bao Vinh, dân chúng nhớn nháo khi thấy 1 đơn vị lớn đaNg đổ bộ tại bến đò.

Na.n nha^n pha'o ki'ch cu?a Vie^.t Co^.ng
Em bé gái vã những gì còn lại sau lần pháo kích bừa bãi của Cộng quân vào Huế năm 1968.
Tôi hướng dẫn đơn vị vào Mang Cá Nhỏ để tới bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Địch chào đón bằng hàng loạt hoả tiễn 107 và 122. Tất cả nằm sát bờ tường để tránh pháo và tìm chỗ phòng thủ. Tôi cho lệng Sự, Trung úy Đại đội phó kiểm soát con cái và chuẩn bị cơm chiềụ Trung úy Sự là sĩ quan trẻ, có tài và đầy nhiệt huyết, xuất thân khoá 19 Võ Bị DaLat, thủ môn hội tuyển Nha Trang, đúng là đa năng đa hiệụ Tôi dự buổi họp TD khẩn cấp và quan trọng. TD trưởng ra lệnh:" Phu Nhân rành địa thế dẫn đầu, 8 giờ sáng mai xuất phát. Kế tiếp là Tôn, Đại đội 1, Lượm Đ 2. Tiếp theo là Bộ chỉ huy TD cùng Đ chỉ huy, sau cùng là Tòng Đ4. Mục tiêu Phu Nhân phải chiếm là trường tiểu học Trần Cao Vân. Trước trường có thành Quân Cụ, vào khoảng 1 Đ ta đóng tại đó, không biết còn hay mất". Phán hỏi: "Còn phi trường Thành Nội thì saỏ Tình hình trong Đại Nội> Thiếu tá có nắm vững không?". "Không rõ, tụi nó chiếm hết, chốt rất kỹ. tất cả các cửa Thành Nội tụi nó đều kiền và chốt rất chặt. Cửa Hữu, cửa Chánh Tây, cửa Sập, cửa An Hoà, cửa Đông Ba, Kỳ đài Phú Văn Lâụ..tụi nó đều chiếm hết". Trong óc tôi, 1 bản đồ chi tiết hiện ra rất rõ cho 1 cuộc hành quân mà tình hình tôi nắm không được vững. Tôi cố tìm 1 con đường ngắn và an toàn nhất cho đơn vị để tới mục tiêụ Có rất nhiều đường đưa tới trường Trần Cao Vân, nơi từ 9 đến 19 tuổi tôi đã bao nhiêu lần đi lạị Con đường nào cũng đầy hoa và mộng. Nay tôi đang tìm 1 con đường không có máu để cho anh em chúng tôi đị
8 giờ sáng, tất cả gọn gàng, sẵn sàng di chuyển. Ba trăm thước đường từ Mang Cá đến nhà tôi sao quá dàị Bồn chồn, nóng ruột vì nơi đó có Mạ tôi, dì tôi, chị tôi và em trai út của tôi đang trông ngóng. Không biết có bị gì không? Thiếu úy Duật, Trung đội trưởng Trung đội 2 dẫn đầụ Duật xuất thân 21 Đà Lạt, hăng say, gan, thích xóc dĩa và gái đẹp, uống rượu rất ít, chỉ phá mồị Phán và Bộ chỉ huy kế tiếp. Thiếu úy Nghênh, Trung đội trưởng Trung đội 1 tiếp theọ Nghênh kinh nghiệm, gan lỳ, thích đánh phé nhưng đánh nhỏ, rượu rất ít và không thích gáị Kế đến là Thươ>ng sĩ nhất Mã Khện, Trung đội trưởng Trung đội 3, rất gan lỳ, ít nói, mê rượu, không mê gáị Sau cùng là Thượng sĩ nhất Hải, Trung đội trưởng Trung đội súng nặng. Hải người Nùng, lỳ lợm già dặn chiến trường, không rượu, không gái, không thuốc lá.
Hai bên đường dân chúng đứng chen chúc, vẻ mặt hớn hở thật tội nghiệp cho họ. Lần lần những khuôn mặt quen thuộc hiện ra, những cánh tay vẫy chào, nào mụ Đội Dậu, mụ Ba, ông Sung, ông Dung, anh Thiên chủ bàn Ping Pong ... Những tiếng nói đó đây:" Anh Phán đó tề! Anh Phán..." Tiếng gọi lớn và lan dài suốt con đường tôi đị
Con hẻm sát hồ Tịnh Tâm là đường vào nhà tôị Mạ tôi đó, dì, chị và em tôi đó. Xao xuyến quá! Tôi đi nhanh đến ôm Mạ tôi, dì và chị tôi khóc như mưạ Thằng em luống cuống chạy quanh, bị Mạ tôi nạt:" Mi chạy mau vô nhà lấy khúc cá kho khô và đòn bánh tét gói lại đem ra đây bới cho anh mi". Mạ tôi dụi vào tay tôi chai dầu Nhị Thiên Đường:" Con xức cho khỏi gió". Lính đi ngang hỏi nhau:" Mạ Đại úy sao đầu trọc lóc vậy bâỷ". " Bà ấy đi tu để phước cho con, tụi mình cũng được hưởng ké đấy". Phán và âm thoại viên vẫn còn dừng lại: " Nhà mình có răng không Mạ? Bà con thân thuộc có ai bị chi không?. " Nhà ông Quế chủ quán Chiêu bị trúng 2 trái nhưng người thì không răng. Nhà mình bị ngói đổ 1 góc, cây đào bị gãy ngọn. Còn thằng Chỉ không biết đi mô". Chỉ là bạn tôi xuất thân 17 Võ Bị DaLat. Tôi xót xa đắng miệng:" Thôi con đi, Mạ và gia đình đừng lo cho con". Mạ tôi khóc oà, tôi thật não lòng. Những tiếng gọi anh Phán, anh Phán tiếp tục vang lên cho đến giữa hồ Tịnh Tâm.
Tiếng gọi, giọt nước mắt và những cánh tay chào vẫy, phải chăng nhắc nhở trách nhiệm của tôị Bây giờ là lúc đền đáp ơn sâu nghĩa nặng. Vinh dự này thật khổ. Máu nóng sôi trong người, tôi và 2 âm thoại viên vượt lên đi với Trung đội đầụ Cuối hồ Tịnh Tâm là đường Tịnh Tâm, tôi cho lệnh quẹo tay mặt theo đường lên nhà ông Ngư Đạt. Như vậy bên hông mặt của con cái tôi lúc nào cũng có bức thành và cái hồ che chở. Cuối đường Tịnh Tâm quẹo trái là trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, nhưng tôi không đi con đường nàỵ Tiếp tục thẳng qua 1 con hẻm nhỏ, con đường đã bao lần đi lại, nào ăn cắp me, nào trộm sấu, nào hái soài, nào đào sen, nào học thi, nào thăm người yêụ.. Con đường nào cũng nhắc tôi bao kỷ niệm yêu dấu khôn quên.
Đến Canh Nông, chưa thấy phản ứng nào của địch, gần sân bay Thành Nội dân chúng thưa thớt và kinh hãị Tôi cho dừng quân bên này đường, 1 ông già mách:" Con đường ni bị bắn rất rát, từ trong cửa Hoà Bình ở Đại Nội bắn ra". " Còn sân bay Thành Nội ra sao ôn, có ai khôn?". " Đánh nhau mấy ngày ni dữ lắm, mà tui không biết răng, không biết mình hơn hay thua nữa".
Tôi chỉ con đường và hướng dẫn Duật:" Băng qua khỏi con đường này, đến 1 xóm nhà, qua 1 cái cống thì bên trái là thành Quân Cụ". Nghênh và Mã Khện yểm trợ hông mặt cho Duật, và sau đó băng qua đường theo tôị Con đường chỉ có 5 thước mà hơn 1 giờ mới vượt qua với 6 thằng em rớt rụng trên mặt đất. Lần mò theo mép đường tới sát ống cống, tôi cho dừng lại, phi trường vắng tanh. Tôi bảo Duật:" Mày cho 1 thằng con nhỏ qua trước làm đầu cầu bên kia ống cống, sau đó cho tất cả con cái mày qua rờ vào thành Quân Cụ, chờ tau lên". Thành Quân Cụ cao khỏi đầu người, không liên lạc được với bên trong. Tất cả con cái nằm sát thành để tôi và đám cận vệ bò tới cổng chính. Loáng thoáng thấy nón sắt, field jacket, giây ba chạc. Không phải tụi nó đâu, chắc chắn là bạn rồị Thằng đệ tử tôi gọi lớn: " Ê, Thuỷ Quân Lục Chiến đây ". Một loạt đạn bay qua khỏi đầu một cách rùng rợn. Bò lết vào tới trong đồn, ông trưởng đồn nói tiếng Huế đặc sệt, ông là Trung úy Cát, thủ môn nổi tiếng của Huế:" Đại úy ơi, 7 ngày không ra vào nổi, nó bao hết. Trường Trần Cao Vân, Đại Nội, xóm nhà Bảo sanh sau lưng trường cách 1 cái hồ tụi nó cũng chiếm luôn. Dân chúng chạy hết rồi, không còn ai cả. Tụi nó pháo liên miên, không cho ngóc đầu được, đủ loại: 61, 82, hỏa tiễn 107, 122. Tôi ráng cố thủ đây được ngày mô hay ngày nấy, còn ngoài nớ tôi không liên lạc được nên không biết tình hình các nơi khác ra răng".
Tôi trở ra báo cáo về TD, lệnh của TD trưởng:" Phu nhân chiếm cho bằng được trường Trần Cao Vân, dọn sạch chung quanh. TD trưởng và Bộ chỉ huy sẽ lên ở trại Quân Cụ". Quan sát địa thế thêm một lần nữa, trước mặt trường là cái am lên đồng, bên cạnh là quán hớt tóc lợp tranh chỉ có 1 ghế ngồị Sát đó là ngã ba đường chạy lên cửa Sập, một chạy về trường Đào Duy Từ và một chạy đến trường Trần Cao Vân. Có 4, 5 cái đầu lố nhố bên trong trường.
Duật phải chiếm am trước, trong trường bắn ra mãnh liệt, có cả B40. Tôi ra lệnh Nghênh và Mã Khện cầm chân hoả lực trong trường học. Duật chiếm xong am không 1 tổn thất. Tôi gọi Thượng sĩ Hải đem 2 đại liên và một 57 không giật lên tăng cường cho Duật để Duật yểm trợ cho Mã Khện vào trường. Sau 45 phút dùng mưu kế cùng với hỏa lực và sự gan dạ, kinh nghiệm, Mã Khện đã chiếm được 1 lớp của trường. Nghênh tràn vào cùng với Mã Khện lục soát và làm sạch sẽ.
Hỏa lực từ góc Thành Nội đổ dồn về phía trường học, không sao, đã có thành của các lớp học che chở. Tôi kêu Sự:" Pháo binh có chưả kêu về đại bàng Thanh Hóa cứ bắn vào góc thành cho tau". Đến chiều vẫn không có 1 trái pháo bắn, anh em tôi có 7 đã lót đường cho mục tiêu và 3 bị thương nặng. Tôi lên sát Duật và bảo đem cây 57 đến:" Nhắm ngay vào góc thành, tụi nó bắn rát quá cứ Phơ cho tau, trật trúng gì không cần, chỉ cần tiếng nổ".

Cho^n ca^'t nhu+~ng ddo^`ng ba`o bi. Vie^.t Co^.ng tha?m sa't
Chôn cất thi hài của những đồng bào bị Việt Cộng tàn sát trong dịp Tết Mậu Thân 1968.
Qua 1 vạt đất trống, trong 1 ngôi nhà gạch có bóng người lấp ló. Duật quay 57 nhắm thẳng:" Nhột quá, cho em bung cái nhà này đi". Tôi bỗng thấy có bóng đàn bà, tôi la lớn:" Khoan bắn, nhà thày Tiềm". Rồi tôi băng qua đám đất trống đến nhà gặp cô và các cháụ Không thấy thày, tôi chào cô và giới thiệu tôi học Sử Địa với thầy ở trường Bồ Đề và khuyên cô về dưới phố. Tôi trở lại vị trí mà lòng nao nao buồn. Giờ này vẫn chưa có pháo, làm sao khóa góc Thành đó lạị Duật bảo con cái đào hầm hố thật kỹ, tôi dặn:" Mày cố thủ tại đây cho TD lên". Rồi cùng đám đệ tử lúp xúp chạy đến tiệm hớt tóc để quan sát ngã ba đường và góc Thành Nộị Tôi chợt nghe tiếng đàn bà rên la quằn quại, sau cùng chỉ còn tiếng rên nho nhỏ. Nơi góc quán tối tăm, 1 người đàn bà máu me khắp nửa phần thân thể, vừa bị thương nặng lại vừa sanh ra 1 bào thai lờ mờ tượng hình đứa bé, trông giống như con rắn mốị Xót xa, chịu không nổi, tôi ra lệnh đem chôn đứa bé đã chết ngay và chuyển người mẹ về đồn Quân Cụ cho bác sĩ Tựu giúp. Đến đây 13 người chết và 3 bị thương nặng để trải thảm cho đơn vị
Tối đó, Bộ chỉ huy TD đến trại Quân Cụ. Sáng hôm sau, TD trưởng cho Đ 2 của Tôn và Đ 1 của Lượm dưới sự chỉ huy của đại ca Đã, TD phó, chiếm nhà Bảo sanh. Đoạn đường có 30 thước, cách 1 hồ nhỏ mà phải trả bằng 50 đứa con thân yêụ Sau 8 tiếng đồng hồ mới chiếm được nhà Bảo sanh, Tôn bị thương ngay từ phút đầu, Lộc Đ phó lên thaỵ
Mười ngày tiếp theo, nhìn nhau qua 1 con đường rộng vừa đủ cho xe chạy mà 2 bên đều khựng. Mưa vẫn rơi ray rứt lê thê, thỉnh thoảng cơn gió thật lạnh thổi quạ Có những trận tấn công chớp nhoáng của địch vào Đại đội của Lượm và Lộc đều bị đánh bật luị Ngược lại ta cũng nhiều lần cố tràn qua bên kia nhưng không chiếm được 1 tấc đất. Hai bên tải thương đều thấy nhau rất rõ. Lượm bị hao hụt nặng. Phu Nhân lên thaỵ Tôi và con cái bò lên từng toán một, địch và ta đã sát nhau, ngóc đầu lên là đạn xuyên qua mũ sắt ngaỵ Hơn nửa ngày mới trám hết vị trí của Lượm. Lượm và Tòng về phòng thủ cho TD. Tối đến pháo địch đủ loại nổ vang trờị Xác chết của anh em nằm trên mặt đường, sình lên mà không lấy được. Phía bên kia 4, 5 xác địch vẫn để yên, tụi nó không dám ra lấy về. Cố giữ đất, giữ vị trí và làm vài cuộc tấn công nhỏ vẫn không qua đường được.
Từ căn nhà 2 tầng cuối đường nhìn xéo từ nhà Bảo sanh, 1 thượng liên và 1 trung liên nồi của tụi nó kiểm soát con đường rất kỹ, dưới sự chỉ huy của 1 đứa con gái mặc áo choàng màu xám, tóc xỏa dài nhưng không thấy rõ mặt. Tay đứa con gái chỉ tới đâu thì đạn nổ dồn về hướng đó. Tôi nhắm bắn 2 phát M16 nhưng hụt, nó trốn nhanh vào sau cửa và mất luôn.
Hai mươi ngày nằm chịu pháo và bị bắn sẻ, tối nào 2 bên cũng rà máy chửi nhaụ Theo dõi máy, đột nhiên tôi bắt được 1 câu báo cáo:" Bồ câu hết thóc!" và nghĩ ngay địch quân đang thiếu đạn. Nếu cứ nằm thế này, một lúc nào đó địch quân chỉ cần ho thật to mình cũng mất vị trí ngay, chỉ vì áp lực quá nặng nề, tổn thất nhiều, tinh thần anh em quá mệt mỏị Tôi đi đến kết luận riêng: nếu mình không đánh nó, chắc chắn nó sẽ tấn công mình. Tôi trình với TD trưởng:" Thiếu tá cho tôi luôn thằng 2 để tôi tấn công tụi nó. Tôi thấy tinh thần anh em xuống quá và sức khoẻ ngày càng hao hụt". TD trưởng không cho bắt ráng giữ vị trí. Phu nhân năn nỉ: " nếu không thì cho tôi đột kích, tôi cùng vài toán nhỏ tràn qua đường đánh đột kích rồi về. Mình phải chứng minh cho địch quân thấy mình còn dư sức ăn thua đủ, thời địch không dám tấn công mình". TD trưởng nói;" Làm kế hoạch xong cho tôi hay".
Tại hầm của tôi anh em đang chờ, họ gồm: Lộc Đ 2, Sự Đ phó của tôi, Duật, Nghênh và Mã Khện. Tôi nói:" Nằm chờ lâu tau chán quá, chỉ muốn qua đột kích tụi nó rồi rút về". Tất cả im lặng, tôi tiếp:" 4 giờ sáng mai mình đột kích. Nếu giữ được vị trí tau cho tràn luôn. Bây giờ tau chọn 4 toán: Toán 1: Phán, Điểu, Việt, Can, Dư và Phúc mang máỵ Toán 2: Duật và 3 người thật nhanh và gan dạ, Toán 3: Nghênh và 3 ngườị Toán 4: Thượng sĩ nhất Hải và 3 ngườị Trang bị thật nhẹ: mỗi người 20 quả lựu đạn và 2 băng đạn cong ráp ngược cho M16. Sự và Lộc dẫn con cái ra sát bờ đường, khi thấy khói xanh thì lùa tất cả tràn quạ Nếu thấy khoí màu vàng, yểm trợ tối đa cho tụi tao dọt về. Sự và Lộc hãy về lo cho con cái, đúng 4 giờ sáng sẵn sàng tại vị trí".
Duật, Nghênh và Hải ở lại, tôi nhìn anh em thật lâu rồi cho biết:" Tau theo dõi tụi nó báo cáo qua máy hình như tụi nó thiếu đạn. Do đó tau quyết định cuộc đột kích hôm nay". Tôi nghiêm mặt và lạnh lùng nói:" Hai ông Duật và Nghênh tôi chỉ định phải đi với tôị Riêng ông Hải, tôi cho ông suy nghĩ lần nữạ Lần này đi khó trở về, ông con cái đông, muốn ở lại vị trí tôi cho phép và tôi hứa rằng tôi không nghĩ là ông thiếu can đảm". Suy nghĩ một lát, Thượng sĩ Hải trả lời:" Đại úy cho tôi ở lại vị trí". Tôi vui vẻ bằng lòng và gọi Mã Khện đến, Mã Khện đồng ý đi và xin đem theo Hạ sĩ nhất Mườị Tôi tiếp:" Bây giờ các ông về chọn người xong lên gặp tôi". Tôi ngồi suy nghĩ miên man, liều, phải liều mới cứu được đơn vị
Chiều hôm đó, lúc 4 giờ, các toán trưởng lên gặp tôi, có thêm Trung úy Sự. Tôi hỏi lần chót:" Có ai xin ở lại cho tôi hay". Không ai trả lờị Tôi căn dặn Sự nhắc Lộc khi thấy khói xanh thì sao và khói vàng thì sao, phải nhớ kỹ. Tôi đưa 3 toán trưởng bò đến hầm trú ẩn của nhóm tiền đồn ở sát ngã tư đường. Tôi chỉ từng căn nhà bên kia đường:" Cái thứ nhất gần ngã tư là mục tiêu của tau, cái thứ 2 kế tiếp có hàng rào là của Nghênh, căn thứ 3 cũng có hàng rào và cây nhãn cao là của Mã Khện, căn thứ 4 có mấy bụi chuối lớn là của Duật. Tất cả hãy quan sát cho kỹ và cố chọn 1 con đường tiến quân thích hợp, không cần báo cáo miễn sao thích hợp thôi".
Tôi tiếp tục quan sát mục tiêu của tôị căn nhà bằng gạch có nhà trên và nhà dưới, kế đó là cầu tiêu xây bằng đá lợp tôn, sát đường là cái giếng xây bằng xi măng. Trước sân có 2 cây vú sữa cao và sai tráị Tôi biết phải làm gì để chiếm căn nhà đó. Tôi quay lại nói:" Lần chót tôi hỏi các ông có ý kiến gì không? Đúng bốn giờ sáng mai tôi sẽ chiếm trước, sau đó tuỳ các ông bằng mọi cách phải hốt cho bằng được các mục tiêu tôi ấn định".
Trở lại vị trí, tôi dặn dò Điểu, Việt, Can Dư và Phúc mang máy:" Tối nay miễn gác, 3 giờ sáng mai gặp tau ở đâỵ Sau đó tôi đi gặp TD trưởng để trình bày kế hoạch. Ông nói:" Nguy hiểm quá, không được, chết cả lũ!". Tôi nói:" Nếu Thiếu tá không làm bây giờ, một vài ngày nữa tụi nó chỉ cần ho là lính mình chạy hết!". Cuối cùng ông chấp thuận:" Nhớ là có gì thì trở về liền, càng sớm càng tốt". Tôi dạ nhưng trong đầu tôi nghĩ khác. Trước mắt tôi bây giờ không có gì ngoài đoạn đường từ tiền đồn qua cái giếng, lên cầu tiêu, tới nhà dưới rồi chiếm nhà trên. Tôi nằm suy nghĩ triền miên cho đến 3 giờ sáng.
Trước khi bò ra tuyến xuất phát, tôi nhắc Sự và Lộc 1 lần nữa cho chắc ăn. 4 giờ kém 10 sáng, toán tôi có mặt ở tiền đồn. Trời vẫn mưa, mưa xứ Huế có dư âm cái lạnh của ngày Tết. Trời tối không thấy gì, tôi ngại bắn lầm nhaụ Gắng chờ 1 chút nữa, đến 5 giờ sáng mưa vẫn không tạnh, trời vẫn tối mù. Năm giờ rưỡi, cái giếng đã nhìn thấy được. Chuẩn bị! Tôi cảm thấy hồi hộp. Chỉ cần 4 cái nhảy vọt là qua bên kia đường nhưng khó như đi lên trời vì con đường này là con đường tử thần làm ranh giới bên ta và địch, là 20 ngày trời không nuốt nổi 5 thước đất. Rách bao nhiêu cũng không qua được. Bây giờ mình cắt băng khánh thành, phải làm để cứu đơn vị, phải hy sinh để cứu đồng độị Vừa suy nghĩ xong, tôi phóng vụt qua ôm bờ giếng. Kế tiếp là Điểu, Việt, Can, Dư băng theọ Tất cả ngồi ôm thành giếng, mồ hôi ra như tắm mặc dù trời lạnh như cắt. Điểu và Can chiếm cầu tiêụ Bỗng 1 loạt đạn thật dòn và thật gần, tôi quay nhìn ra đường. Phúc và cái máy nát mình nằm trên mặt đường nhựa, dưới làn đạn mịt mùng của địch. Tôi hét lớn:" Dư, Việt chiếm nhà bếp". Tôi theo sát lên cầu tiêu bên cạnh Điểu và Can. Súng và pháo nổ dồn dập, một B40 nổ ngay trên đầu mái tôn cong, cả ba thày trò đều bị miểng nhỏ đâm đầy mặt, tóc râu và lông mày đều bị cháỵ Cầu tiêu nhỏ quá nên tôi cùng Điểu và Can lên nhà bếp. Tôi ra lệnh:" Điểu và Dư chiếm nhà trên, lục soát thật kỹ". Để Việt ở lại, tôi và Can cũng lên nhà trên. Điểu và Can giữ cửa chính nhìn ra sân, tôi và Dư giữ cửa sổ nhìn ra vườn có nhiều luống khoai lang.
Trời sáng hẳn, tôi lắng tai chẳng nghe nhà bên cạnh có gì cả bèn bò trở ra bờ giếng và thấy Duật, Nghênh, Mã Khện vẫn còn bên kia đường. Tôi toát mồ hôị Tôi nhìn thẳng vào mấy ông rất nghiêm và lấy ngón tay ngoắc. Tôi không dám gọi lớn tiếng, mấy ông kia gật đầụ Tôi bò trở lên nhà trên. Lựu đạn, súng nhỏ, súng lớn nổ khắp nơi và nhất là phía bên tay mặt tôị Tôi biết rằng con cái tôi đã băng được qua đường. Tôi hỏi khẽ:" Thấy gì không Dử" Dư lắc đầu, tôi nghe tiếng thì thào sát vách tường phía ngoàị Tôi đoán 7, 8 người đang ở trong 1 cái hầm, tôi dùng ngón tay đẩy nhẹ cửa sổ. Một loạt đạn từ phía nhà đối diện xuyên ào ào vào cửa sổ. Bỗng Dư chỉ tay về các luống khoai, tôi đếm đủ 11 người đang bò qua, kaki Nam Định, súng AK và B40, cách vách tường khoảng 20 thước. Tôi đưa súng lên định bóp cò thì Dư kéo lại và ra dấu đừng bắn dùng lựu đạn. Tôi dựng cây súng xuống thật nhẹ, hai tay rút 2 trái lựu đạn miệng cắn chốt. Dư cũng thế, 4 lựu đạn ném ra cùng một lúc, tiếng nổ xé trời, rồi 4 trái tiếp theọ Bên ngoài tường, tiếng hét lớn rồi tiếng rên và sau đó im lặng, tụi còn lại bò sát vào chân tường. Nhìn ra cửa, 5 xác nằm vắt trên luống khoaị Một loạt đạn nổ và tôi nghe:" Chết em, Đại úy!". Tôi sững sờ nhìn Dư, tay trái ôm ngón út của bàn tay mặt đầy máu, ruột của Dư đổ ra lòng thòng. Dư ngã vật ra chết tại chỗ, nơi Dư đứng có 1 lỗ hổnh nhỏ ở vách tường. Vì mải nhìn qua cửa sổ mà không để ý ở phía dưới: Nguyên 1 họng AK thọc qua lỗ tường để sát bụng Dư mà nhả đạn. Tôi bắn 1 loạt M16 ra cửa sổ, và cứ thế hết quả này qua quả khác tôi ném tất cả lựu đạn của tôi ra ngoài bờ tường. Hai thằng em đã hy sinh, còn 4 thầy trò phải giữ vững vị trí. Phía bên tay phải của tôi súng vẫn nổ dữ dộị Đến 10 giờ 30 sáng tôi cho Điểu liên lạc với Nghênh, Duật và Mã Khện. Điểu băng người ra đi, bốn căn nhà cách nhau 10 phút đi bộ mà hơn 1 tiếng đồng hồ sau Điểu mới về báo cáo là tất cả đã chiếm được mục tiêụ Có đoạn đường nào xa và xấu hơn đoạn đường tôi đang đi! Toán Duật: 1 chết 1 bị thương. Toán Mã Khện: 2 chết. Toán Nghênh 1 chết 1 bị thương. Tất cả là 6 chết 2 bị thương, chúng tôi còn 11 người tại tuyến.
Điểu bò ra giếng cố đem qua cho tôi 1 cái máỵ Cột máy vào 1 đầu dây và quăng đầu dây kia qua cho Điểu kéọ Can mở máy liên lạc với TD:" Trình đại bàng, tôi sẽ cho tràn ngập vị trí với thằng 2 của Lộc và thằng 3 của tôi". Đại bàng hỏi:" Tại sao từ sáng tới giờ không chịu liên lạc với tôỉ Tôi ra lệnh rút về ngay". Phán nài nỉ:" Đây là dịp may, tinh thần anh em đang lên, tôi xin đại bàng cho làm luôn!". Đại bàng Thanh Hoá nói bằng bạch văn không nguỵ trang:" Nếu anh không rút về, tôi sẽ đưa anh ra toà án quân sự". Khí giận bừng bừng, tôi tắt máy không trả lời, trên tay vẫn cầm trái khói xanh. Suy nghĩ thật kỹ! Suy nghĩ thật kỹ! Hơn mấy giờ để đánh mục tiêu, 4 căn nhà và 1 con đường ngập máụ Mưa vẫn lạnh như cắt da và mồ hôi vẫn ra như tắm. Cuối cùng tôi đành bảo Điểu chuyển lệnh cho các toán:" Rút về ngay, mạnh toán nào rút toán nấy, không chờ đợị Mang thương binh theo, xác chết bỏ lại". Năm thước đường đi đã khó, về còn khó hơn. Mỗi bóng người nhúc nhích là đạn nổ hàng loạt, liên hồi, đạn bắn chéo bao phía, đạn lưới thật dầy trên mặt đường và khắp vị trí. Làm sao trở về đây! Con cái bên kia đường đưa mắt theo dõị Toán tôi bò ra giếng, bỗng mấy bóng đen vụt qua đường như sao xẹt, nhào vào bờ lề và được anh em kéo ra saụ Đạn nổ dòn tan cày nát mặt đường. Đây là mấy đứa bị thương nặng, tưởng là di chuyển không nổi, nhưng khi nghe lệnh rút chúng thu hết tàn lực vùng chạy về, chớp mắt không kịp thấỵ
Hoả lực 3 phía nổ vùi vào vị trí chúng tôị Các toán đột kích không còn liên lạc với nhaụ Điểu và Can vẫn giữ căn nhà. Địch kiểm soát con đường bằng mấy cây thượng liên và trung liên, chúng bắn liên miên. Bên kia đường Sự và Lộc đáp lễ bằng hoả lực cơ hữu của Khăn tím và của 2. Tôi lấy chân đạp vào thành giếng phóng người băng qua đường, lăn mình, nhảy, chạy và té ào vô bờ lề. Anh em kéo vội tôi ra sau, tôi dừng lại bảo Lộc và Sự bắn từng loạt một để tụi nó dọt về. Nhìn thấy Việt ngồi thành giếng trố mắt ngó về mà tội nghiệp. Sống và chết cách nhau có 1 con đường. Tôi hồi hộp xót xa cho mấy thằng em. Tôi vừa quay mặt hét:" Bắn kềm mấy cây thượng liên", thì những bóng người bay vọt qua đường. Tim tôi thắt lại, đạn nổ mịt mù. Lần lượt tôi gặp Nghênh, Duật, Mã Khện và tất cả amh em.
Tôi ôm ghì từng đứa, tụi nó còn sống cả. Can và Việt nhào đến ôm tôi 1 cách dữ dội mà đậm đà trìu mến. Lính với tay sờ người, nắm nhẹ áo tôi:" Đại úy, tóc râu Đại úy cháy hết rồi, mặt bị dăm nhiều chỗ". Cả Đại đội bất chấp đạn địch, đứng dậy nhìn nhau hãnh diện và sung sướng. Tôi báo cáo TD:" Tất cả đã về vị trí". Bỗng tôi thấy thiếu 1 cái gì, tôi nhìn Can và Việt hỏi:" Thằng Điểu đâủ". Tụi nó nói:" Lần cuối cùng em thấy nó vừa khóc vừa chạy lung tung tìm xác Đại úy ở bên ấy". " Thôi chết tau rồi, tau phải cứu nó, hai thằng bay theo tau". Tôi, Can và Việt bò trở ra đường. Bỗng nhiên 1 bóng người nhảy qua khỏi hàng rào, nhảy qua khỏi miệng giếng, phóng nhanh qua đường, nhào lăn rào rào vào vị trí và la lớn:" Ê, tụi bay thấy anh Hai đâu không?". Điểu đứng dậy nước mắt đầm đìa, tôi lao đến ôm Điểu:' Tau định qua kiếm mầy đây!". " Trời anh Hai, tụi nó nói anh Hai chết rồị Em đi lục hết căn nhà mấy chục lần, chỉ không dám ra ngoài hè mà không thấy xác anh Hai đâụ Hôm trước Mạ có dặn nhỏ với em, phải sát cánh bên anh Hai, nếu có gì cũng phải nhớ đem anh Hai về cho Mạ...". Tóc tai mặt mày râu ria Điểu cháy nám, áo quần rách bươm, nó khóc mùi mẫn vì thấy tôi còn sống. Rồi nó lại bẽn lẽn cúi đầu hai hàng nước mắt lã chã giọt xuống đất. Trong 1 cuộc chiến bạc bẽo lại có chút tình nghĩa trao nhau qua mấy giọt nước mắt nóng hổị
Sáu giờ chiều, xuống trình diện TD trưởng, ông nói ngay:" Ông làm những chuyện nguy hiểm quá, lỡ kẹt bên đó thì nói làm sao với Lữ đoàn?". Tôi dạ dạ vâng vâng cho qua rồi nghiêm mặt đề nghị:" Thưa Thiếu tá, ngày mai cho tôi tấn công, tôi tin chắc sẽ tràn ngập vị trí tụi nó. Cho tôi thêm thằng 2 của Lộc, để thằng 1 của Lượm đi sau thu dọn chiến lợi phẩm. Chỉ xin Thiếu tá cho tôi 2 chiếc tank kèm hai bên hông của tôi". Ông hỏi:" Có chắc ăn không Phán?". Tôi cương quyết:" Chắc, và nếu tràn được vị trí Thiếu tá cho phép tôi đánh thẳng lên Kỳ Đài nếu kịp thời gian". Tôi theo TD trưởng lên trình ông Già Hự (Đại tá Yên Tư lệnh phó). Ông già chấp thuận.
Tôi trở về họp các Trung đội trưởng:" Ngày mai 8 giờ sáng, Đại đội 3 Khăn tím bên trái, Đại đội 2 của Lộc bên phải, dàn hàng ngang lấy con đường lên cửa Sập làm chuẩn tiến song song. Sau khi 2 chiếc tank yểm trợ bằng hoả lực xong, cả 2 Đại đội xung phong tràn ngập vượt qua mỗi chốt thật nhanh, không cần thâu lượm chiến lợi phẩm, để cho Đ 1 đi sau làm chuyện đó. Tất cả ba lô và đồ ăn để lại, trang bị thật nhẹ. Khi tới xóm nhà sát cửa thành thì dừng lại chờ tôi".
Đúng 8 giờ sáng ngày hôm sau, dàn quân, 2 chiếc xe tank Ontos hạng nặng tiến lên, mỗi chiếc trang bị 6 cây đại bác 106 lỵ Tôi chỉ vị trí cho 2 trưởng xa người Mỹ rồi ra lệnh khai hoả. Hy vọng 12 cây 106 ly này sẽ san bằng mục tiêu trước mặt cho con cái tôi được dễ dàng đôi chút. Nhưng mỗi chiếc tank chỉ bắn 1 phát đạn duy nhất rồi chạy lùi biến mất, không biết chạy về đâụ Tôi hết hồn, quân đã dàn xong, bắt buộc tôi phải ra lệnh xung phong. Tôi hét thật lớn, hét khản cả cổ: XUNG PHONG! Cả 1 đoàn quân dàn hàng ngang, không 1 ai nhúc nhích. Con đường trước mặt, con đường của 21 ngày máu và nước mắt, con đường tráng nhựa đẹp đẽ nhưng băng qua là đi vào cõi chết. Tôi tức giận chửi thề lung tung rồi chụp cây đại liên M60 của người lính bên cạnh bắn 1 loạt dài rồi một mình tôi vừa bắn vừa băng qua đường cùng với toán cận vệ: Can, Việt, Điểu và 2 thằng mang máỵ Qua khỏi đường xông tới trước, tiếng đại liên của tôi nổ dòn. Đúng lúc ấy cả đoàn quân đồng thanh hô xung phong và ào qua đường. Sau đó, đoàn người vượt nhanh qua mặt tôi và lướt tới trước. Súng nổ vang rền, đoàn quân tiến đều, M16 bắn vãi vào chốt, lựu đạn ném vào chốt, đạp chốt, bang chốt, lướt qua, cố giữ đội hình. Tiếng nổ inh tai liên tục, đàn áp thật mãnh liệt và chạy tới trước. Đến 3 giờ chiều, chúng tôi đến xóm nhà sát cửa Sập.
Tôi ra lệnh:" Lộc và Sự mỗi ông cho 1 toán 10 người băng thật nhanh đến áp sát mặt thành xong ngồi xuống. Toán kế tiếp chạy đến leo lên vai toán thứ nhất để toán này đổ dồn lên thành. Khi bám được mặt thành thì tác xạ tối đa và bằng mọi cách giữ vị trí để làm đầu cầu".
Con cái tôi hành động đẹp còn hơn tài tử xi nệ Tiếng đạn lớn nhỏ nổ rền, 2 toán lên thành chiếm xong vị trí. Tôi cho tất cả con cái đem bàn ghế ra chất sát tường và leo lên ngaỵ Tiếng đạn và pháo địch vẫn mãnh liệt trên nóc thành, phải khóa lạị Một chặng đường xương máu đã vượt qua, bây giờ mục tiêu chính, mục tiêu của niềm hãnh diện, mục tiêu của ơn sâu và nghĩa nặng: Kỳ Đài Huế. Đây là nơi tượng trưng cho linh thiêng của dân tộc nói chung và cho Huế nói riêng. Duật và 20 người tiến chiếm 6 cây súng thần công to lớn, từ đó Duật dùng hoả lực kềm địch ở cửa Ngọ Môn, yểm trợ cho Nghênh và Mã Khện chiếm Kỳ Đàị
Phản ứng của địch bắt đầu yếu, 5 giờ 12 phút chiều, màu áo rằn ri Thuỷ Quân Lục Chiến đã làm chủ Kỳ Đàị Lá cờ xanh đỏ sao vàng đầy hận thù còn ở trên không. Một thằng lính rút đâu trong người ra 1 lá cờ vàng ba sọc đỏ thật lớn. Tôi gọi về Tiểu đoàn:" Tất cả đã sạch sẽ, xin Thiếu tá cho tôi treo cờ".
Tôi nhớ rõ lệnh của Trung tướng Lê Nguyên Khang:" Một người lính TQLC duy nhất còn sống sót cũng phải dựng lại cho được ngọn cờ vàng tại Phú Văn Lâu". Trong niềm vui sướng cùng tột, Hạ sĩ Hạnh hét lớn: Thuỷ Quân Lục Chiến! Xong lấy trái hỏa châu đập mạnh định bắn pháo bông lên trời ăn mừng. Trong cơn say chiến thắng, Hạnh xoay ngược đầu hỏa châu vào mình, hỏa châu nổ xuyên bụng. Hạnh cười tươi:" Em không sao Đại úy!". Phán nghĩ thằng em này tỉnh táo quá, chắc nó chết. Và nó chết thật.
Tiểu đoàn trưởng bảo Phu Nhân giữ đầu máy chờ. Sau này tôi được nghe:" Khi báo cáo về Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1, Chuẩn tướng Trưởng xin TQLC dành vinh dự treo cờ cho Sư đoàn 1". Sánh hôm sau ngày 24/2 Phạm văn Định dẫn 1 đơn vị của SD 1 từ cửa Thượng Tứ lên làm lễ thượng kỳ.
Nhìn lá cờ vàng phất phới trên nền trời màu xám của Huế, tôi hãnh diện thật sự vì 1 thằng con của Huế đã góp phần dựng lại ngọn cờ nàỵ Trung úy Sự trình tôi: "Thằng Hạnh chết, mình còn 67 người". Đại đội ra đi hơn 170 người, sau 24 ngày và sau bao nhiêu lần bổ sung quân số, chỉ có 3 mục tiêu: con đường, cửa Sập và Kỳ Đài mà bây giờ chỉ còn lại 67 ngườị
Sáng hôm sau tôi về phối trí đóng quân lục soát ở khu vực cửa Đông Ba, Nhà Thương Nhỏ, chợ Xép, ngã tư Anh Danh. Bộ chỉ huy của tôi đóng tại 1 tiệm cầm đồ, tiệm này có Tôn và Lưu cùng học 1 lớp với tôi hồi nhỏ. Trong nhà không còn ai cả. Chiều hôm đó tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ. Tình hình chưa được an ninh hoàn toàn nhưng đóng ở đây chúng tôi nhẩn nha hơn trước nhiềụ Tôi đi kiểm soát các vị trí và cho lệnh lục soát tàn quân địch.
Lính canh bắt giải tới 1 người đàn ông lớn tuổi, gầy ốm ăn mặc lếch thếch, áo vét nhàu rách, tóc tai rối bù và dơ bẩn, miệng nói lí nhí. " Lệnh giới nghiêm, đã 11 giờ đêm sao ông này còn lang thang trên hè phố, em nghi quá", người lính nóị Tôi sững sờ nhìn người đàn ông. "Thầy Cao Hữu Triêm! Trời ơi Thầy!". Tôi gọi mấy tiếng lớn mà thầy cũng không nghe, thầy tiếp tục lẩm bẩm rất nhỏ. Tôi cầm tay mời thầy ngồi:" Con là học trò cũ của thầy đây". Một ánh mắt lạc lõng xa vời:" Ờ, ờ sao con khoẻ không? Thầy mấy ngày ni chưa ăn chi cả". Lính tôi kiếm cơm trắng và 1 dĩa gà luộc về mời thầy xơị Tụi nó còn kiếm được 1 bình trà nóng mời thầỵ Sau 1 hồi thầy tỉnh táo và cho biết: cô và sắp nhỏ vào Đà Nẵng, thằng con lớn bị chết rồi, thầy không muốn về nhà nữạ Rồi thầy khóc, giọt nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheọ "Thôi thầy ở đây với con cho yên", tôi nóị Lính của tôi thay nhau hầu hạ thầy ân cần, đến ngày thứ tư thầy đòi đi, tôi thu xếp để thầy vô Đà Nẵng. Từ đó, tôi mất tin tức của thầỵ Cầu mong thầy được bằng an.
Được sinh ra và lớn lên ở Huế, tôi cố trả 1 phần nào chữ Hiếu cho nơi chôn nhau cắt rún. Máu của tôi, của anh em tôi, của đồng bào tôi đã tạo thành 1 cơn sóng thần cuốn đi tất cả kẻ thù để dựng lại ngọn cờ trên Kỳ Đài tượng trưng cho Huế. Hai mươi năm sau, hồi tưởng lại, máu và xương kia đã theo giòng Hương giang cuốn tôi và bằng hữu ra biển bắt làm người biệt xứ. Lạy trời, 1 ngày nào đó, cũng Cố Đô đó, cũng Kỳ Đài đó, cho tôi được góp phần dựng lại ngọn cờ một lần nữa để đền đáp ơn sâu và nghĩa nặng, nơi tôi đã sinh ra, nuôi tôi lớn lên và cho tôi làm ngườị
    Trung Tá Nguyễn Văn Phán

Ngô Viết Trọng- Con Gái Tôi Đâu? Mau than 1968



“kế hoạch trăm năm không gì hơn là trồng người”. (của tên Đại Việt Gian TÊN ĐẠI VIỆT GIAN HCM )
 Mụ cô cha hắn chứ trồng người! 
Té ra trồng người là chôn sống người!
*

Con Gái Tôi Đâu? (Ngô Viết Trọng) - VC THẢM SÁT 6,000+ ĐỒNG BÀO TẾT MẬU THÂN 1968 - VC THẢM SÁT DÂN LÀNH VÔ TỘI TẠI KHE ĐÁ MÀI, HUẾ DỊP TẾT MẬU THÂN 1968

From: muoisau
Subject: [VN-Online] Con Gái Tôi Đâu? – Ngô Viết Trọng
To: -
Date: Monday, January 23, 2012, 1:37 AM

Bài đọc suy gẫm:  Con Gái Tôi Đâu? tức “Vết Hằn Mùa Xuân” của tác gỉa Ngô Viết Trọng.
Noted:  Hình ảnh từ cả nghìn nguồn trên net về thảm sát Mậu Thân chỉ có tính cách minh họa.

Vết Hằn Mùa Xuân – Ngô Viết Trọng.
 
 Mời bạn đọc truyện ngắn nầy để nhớ lại Mùa Xuân năm nào Công Sản đã gieo rắc đau thương trên người dân vô tội. 
Dì Sáu đang giúp bà Thái lượm những hạt cứt chuột, những hạt sâu cùng những thứ khác lẫn lộn trong mấy thúng nếp thì Liên về.  Cô gái với khuôn mặt bầu bĩnh tươi như hoa, dựng chiếc xe đạp trước sân, hớn hở bước vào nhà nói như khoe khoang:
- Chào dì qua chơi! Mạ với dì thấy chiếc xe đạp của con chưa?
Hai người đàn bà đều ngừng tay nhìn ra. Một chiếc xe đạp đàn bà mới toanh láng coóng, sườn sơn màu tím óng ánh, ghi đông, vành, tăm đều sáng choang.
- Trời! Chiếc xe của công chúa có khác! Cho dì mượn đi phố một bữa đi!
Bà Thái ngắm nghía chiếc xe, mặt bà cũng tươi rói, hết nhìn Liên lại nhìn dì Sáu hài lòng, hãnh diện:
- Mất của tôi gần ba chục thúng lúa đấy! Rứa là cô ưng chi tôi cũng thỏa mãn cho cả rồi. Vô thay quần áo đi mà ra phụ mạ làm sạch sẽ ba cái nếp để lo bánh trái cho rồi! Tết ni đình chiến chắc mấy thằng anh mi cũng về. Tổ cha mi hai ngày nữa là lên mười tám rồi, phải siêng siêng lên cho mạ nhờ một tí chứ!
Liên cười qua con mắt, nũng nịu nhìn mẹ:
- Thì con lo học chứ có lười nhác đâu nào! Mạ lo chuẩn bị quà thưởng khi con đậu tú tài cuối niên khóa đó!
- Thì đã thưởng trước chiếc xe đạp rồi cô! Cô liệu hồn để trượt vỏ chuối là chết với tôi đó chứ đừng nói!
Dì Sáu cười chung hòa niềm vui:
- Thì thưởng cho hắn một thằng dôn cao ráo đẹp trai, cháu có chịu không?
Cô gái vẫn mặt tươi như hoa cười khúc khích:
- Con không cần tới một thằng dôn cao ráo đẹp trai đâu dì! Con chỉ cần một anh chồng xấu ỉn thôi.
Cả ba người cùng cười ròn rã. Dì Sáu hỏi:
- Mụ nội mi nói cái chi lạ đời rứa! Răng không ưng chồng đẹp mà lại ưng chồng xấu nói cho dì nghe thử coi!
Liên lại cười khúc khích:
- Dì không nghe người ta nói “củi nè dễ nấu chồng xấu dễ sai” đó sao? Con dại gì mà lấy chồng đẹp!
Dì Sáu cười nghiêng ngửa:
- Thì ra con nhỏ tinh ranh tới rứa là cùng! Cho hắn bấp một thằng chồng hay đặp vợ cho biết mặt!
Bà Thái cũng cười ròn rã:
- Tổ cha mi nói rứa có chó mà dám ưng mi! Coi chừng ở quá đó nghe con!
- Ở quá con cũng không sợ. Ở với ba với mạ lo chi!
Liên vừa nói vừa nhí nhảnh đi vào phòng của mình. Dì Sáu nhìn theo cười:
- Hắn tuổi Tân Mão phải không chị? Mới nhỏ chút xíu đó mà! Hèn chi lớp mình mau tra cũng phải.
- Có thư đi thư lại rồi đó dì! Thấy cái thằng cũng hiền lành dễ thương!
- Chị không la hắn à?
- La mần chi! Trước mình răng thì chừ hắn rứa! Nhưng mình cũng phải ngó chừng chừng cho hắn chứ! Tôi chỉ ớn ớn mấy thằng lường gạt thôi. Nói cho cam quả, con ni cũng ngộ thiệt. Từ ngày đẻ hắn ra trong nhà cứ ăn mần nên phơi phới. Học hành thì chuyên đứng nhất đứng nhì, năm mô cũng có phần thưởng. Cha hắn cưng lắm, muốn chi được nấy mà!
- Hắn dễ thương quá đi chứ! Thằng mô mà gặp hắn thiệt là có phước!
Hai người đang vui vẻ bàn tán thì Liên đã thay xong quần áo, chạy vụt ra phụng phịu đưa cả hai tay đấm thùm thụp vào lưng bà Thái.
- Ồ, cái con! Mi mần cái chi rứa?
- Mạ tầm bậy lắm! Mạ đọc chùng mấy cái thư của con hết trơn rồi phải không? Trong phòng con ngoài mạ ra ai vô được?
Cả ba người lại cùng cười ròn rã. Bà Thái nhìn con gái âu yếm:
- Thì mạ phải kiểm soát chứ lỡ gặp thằng mô ba láp hắn dụ dỗ con mạ dắt đi mất mạ biết mần răng? Nói rứa chứ con của mạ đứa mô mà dụ dỗ được!
- Lần sau cấm mạ không được coi chùng thư riêng của con nữa đó!
Dì Sáu nhìn cái cảnh hạnh phúc tràn trề của hai mẹ con mà thèm khát. Chồng dì, ông Hữu, tập kết ra Bắc biệt tăm đã hơn mười năm rồi. Con Lý, đứa con gái của dì và ông Hữu kém Liên một tuổi, học hành chưa tới đâu hết phải bỏ ngang. Sau này dì cũng có thêm một thằng nhỏ nữa giờ đã lên sáu, không rõ cha nó là ai. Cuộc sống của mấy mẹ con dì chưa lúc nào được thoải mái cho lắm. Bà Thái là chị con ông bác của dì vốn rất thương dì nên vẫn hay giúp đỡ dì nhiều mặt. Hai chị em qua lại với nhau khá tâm đắc. Dì nhìn hai mẹ con bà Thái rồi bất giác thở dài:
- Con gái chỉ ở với cha mẹ được một thời. Mai mốt là con người ta rồi đó.
Lời nói của dì Sáu như là một cái đánh động nhẹ vào tâm tư bà Thái. Bà Thái quay lại nhìn người em họ rồi lại nhìn Liên. Thình lình bà ôm lấy Liên hôn lên tóc, lên má, lên cổ nàng tới tấp. Nước mắt bà trào ra ràn rụa trước sự ngơ ngác của dì Sáu. Giọng bà thổn thức nấc lên:
- Mai mốt con đi lấy chồng rồi mạ ở với ai đây?
Cặp mắt nai của Liên cũng mở lớn tròn xoe long lanh nước. Nàng cũng ôm chầm lấy mẹ rồi sau đó gục mặt vào vai mẹ. Bà Thái lại nghẹn ngào:
- Con khoan đi lấy chồng đã nghe! Con đi lấy chồng rồi thì mạ ở với ai đây?
Dì Sáu sững sờ rưng rưng nước mắt lặng người chốc lát trước hoạt cảnh ấy. Sau đó dì làm tỉnh lên tiếng:
- Cái chị ni vô duyên thiệt! Con gái lớn ai không lấy chồng? Mà đã có chi mô nà? Gả hay không đều còn do mình mà! Hắn đi lấy chồng thì chị ở với anh Thái chứ ở với ai nữa!
Một chốc sau hai mẹ con buông nhau ra, mắt người nào cũng đẫm lệ. Dì Sáu vươn vai đứng dậy cười:
- Ngồi ngó hai người tôi cũng mệt. Thôi, hai mạ con làm với nhau đi, tôi về!
*
Ông Thái trước đây đã từng làm Đại Diện xã. Ông là người kiến thức rộng, có đạo đức,làm việc gì cũng có lý có tình nên rất được lòng người. Bây giờ ông đã thôi việc nhưng mọi người, kể cả lớp có chức sắc trong xã lúc nào cũng tỏ ra trọng vọng kính mến ông. Những việc làm lớn nhỏ liên can đến chuyện an ninh thôn xã, phát triển văn hóa, quân cấp ruộng đất, cúng tế hàng năm… những người gánh vác công việc lúc nào cũng thỉnh hỏi ý kiến ông. Những mối bất hòa, những vụ xung đột gia đình hay xóm giềng với nhau, dù không còn làm việc, hễ ông đứng ra dàn xếp thì thế nào cũng yên.
Cúng giao thừa xong, ông Thái toan đi ngủ bỗng nhiên ông cảm thấy có gì hơi khác trong tiếng pháo nổ như mọi năm. Ông lắng tai và ngạc nhiên nghe những tiếng nổ lạ có thể không phải là tiếng pháo.  Không lẽ lại có bắn nhau? Cái tin hưu chiến đã được loan đi rộng rãi cho đồng bào yên tâm ăn tết mà! Ông áy náy không thể nào ngủ được. Đến khi nghe thêm nhiều tiếng nổ lạ một vài nơi nữa, ông Thái mới đoan quyết đấy là tiếng súng. Ông liền tìm cách liên lạc với xã để biết tình hình.
Sau khi ra ủy ban xã, ông Thái liền nhắn về nhà cho biết tình hình đang xấu lắm, ông chưa thể trở về liền được. Nếu có ai tới thăm hỏi ông cứ bảo là ông đi thăm viếng ai trên phố.
*
 
Sáng mồng một tết thì cả xã nhốn nháo về tin Cộng Sản đã kéo về khắp nơi. Thế là sau đó chẳng ai còn bụng dạ xuất hành chúc tết họ hàng chung quanh. Mọi người đều lăng xăng lo cất giấu hoặc thủ tiêu những thứ gì trong nhà có liên can đến binh lính và chính quyền miền Nam như bức hình chụp, giấy tờ, quần áo giày mũ… Và Cộng Sản đã kéo về làng thật. Ngoại trừ những căn nhà ven quốc lộ 1, nhà nào cũng có vài ba anh bộ đội đến trú đóng. Bà Thái đang hồi hộp nhìn ra đường thì thấy bốn người lính Cộng Sản đi vào nhà bà. Ba người trẻ mang súng dài tỉnh bơ đến thẳng thềm hiên nhà lớn, cởi ba lô và súng ra ngồi xuống nghỉ. Có lẽ họ đang mệt. Những nhà theo kiểu cổ, trừ khi có cúng giỗ tiệc tùng, ít khi người ta mở cửa nhà lớn. Mọi người trong nhà vẫn vô ra bằng cửa nhà lều. Người thứ tư, một người trung niên mang súng ngắn, tỏ vẻ đã hiểu biết thói tục ở đây, bước tới cửa nhà lều gọi:
- Anh chị Thái ơi, em là Trí đây, anh chị có nhớ em không?
Qua giây phút lo sợ, ngỡ ngàng, bà Thái mừng rỡ bước ra chào hỏi người em họ của chồng. Ông Trí là em con ông cậu ruột của ông Thái, tập kết ra Bắc năm 1954. Sự có mặt của một người bà con trong toán người xa lạ mà xưa nay gia đình bà vẫn coi như là thù địch làm bà Thái đỡ lo hơn nhiều. Bà niềm nỡ săn đón:
- Trời ơi, không ngờ còn gặp lại được chú Trí! Chú khỏe mạnh không? Có vợ con rồi chứ chú? Anh Thái vẫn nhắc đến chú hoài! Sáng ni anh Thái lên phố chúc tết mấy người quen không biết răng tới chừ chưa thấy về!
- Tình hình lộn xộn thế mà anh không ở nhà à? Chị có biết bây giờ anh đi đâu không? Nguy hiểm lắm đó nghe!
- Thôi, ông đi mô rồi ông cũng lo về. Chừ mời chú và mấy anh em vô nhà nghỉ ngơi. Chắc mấy chú cũng đói bụng rồi, tôi dọn cơm cho mấy chú ăn nghe!
Ông Trí vui vẻ tự nhiên bước vào ngồi xuống cái giường lèo:
- Để họ nghỉ ngoài đó được rồi. Còn cơm nước lo chi chị!  Bộ đội bác Hồ đến dân vui, đi dân nhớ, ở dân thương, đến đâu nhân dân cũng lo cho đầy đủ cả làm sao mà đói! Em tới đây mục đích chính là thăm anh chị. Sau nữa là xin cho mấy anh em ở tạm vài hôm. Rồi tụi em cũng phải lo đi tiếp thu những chỗ khác. Anh em đàng hoàng lắm, không có phá phách như bọn lính ngụy đâu! Chị đừng lo lắng chi cả!
- Thôi, chốc nữa nói chuyện tiếp. Chừ chú nói mấy anh em rửa tay để ăn cơm, tôi đi dọn ra đây!
- Cứ thủng thẳng đã chị, à, mấy cháu đi đâu mà chẳng thấy cháu nào hết?
- Khi đêm tụi nó ham chơi thức khuya quá chừ còn ngủ đó chú!
Cơm dọn ra, một mâm thịt chả cá canh phủ phê. Ông Trí cùng mấy chú bộ đội ăn uống rất thiệt tình. Họ vừa ăn vừa huênh hoang nói về những bước hành quân kỳ diệu của họ. Những món ăn khoái khẩu làm cho thực khách càng nói cười vui vẻ cởi mở thêm. Với bà Thái, mấy chú bộ đội cứ một điều thưa mẹ hai điều thưa mẹ rất thân mật. Bầu không khí lo lắng nghi kỵ trong nhà cũng dần loãng đi. Chốc sau, bà Thái vào phòng kêu chị em Liên và Thảng ra chào ông chú họ và mấy anh bộ đội. Cả hai đều đã thức dậy từ sớm nhưng thấy người lạ vào nhà nên cố nằm nín trong phòng. Thấy mẹ gọi, Liên rụt rè đẩy em đi trước.
- Thưa chú! Chào mấy chú bộ đội!
- Ối chao!  Mấy cháu của chú ngoan thế này à!
Lập tức, ông Trí bước lại ôm lấy thằng Thảng mà hôn hít tới tấp. Thằng nhỏ từ khi lên mười tuổi đã xa hẳn kiểu biểu lộ tình cảm nồng nàn thắm thiết đó, đâm ra ngượng ngập, lúng túng, thụ động. Liên trố mắt ngạc nhiên rồi cũng lúng túng thối lui một bước. Liên sợ ông Trí cũng hôn nàng như hôn Thảng. Bà Thái cũng ngạc nhiên cảm động vì cử chỉ của người em họ chồng. Bà mừng vì như thế, những người trong gia đình bà, ông Thái và hai đứa con đi lính chắc không đến nỗi nào. Bà có chút ân hận vì lâu nay nghe chồng mà bà đã hiểu lầm về người Cộng Sản. Tình cảm họ chan chứa mặn nồng như thế mà bảo họ vô tình thì đúng là đặt điều! Mấy chú bộ đội hình như chẳng quan tâm tới chuyện đó. Họ chỉ cười chào lại Liên và Thảng rồi tiếp tục ăn.
Ông Trí vừa ăn vừa nói:
- Anh chị có hai cháu dễ thương quá! Tương lai của đất nước đấy! Bác Hồ nói “kế hoạch trăm năm không gì hơn là trồng người”, đào tạo nuôi dưỡng ở lứa tuổi này thì không chê vào đâu được.
Bà Thái sung sướng hãnh diện cười với hai con:
- Các con nghe chú nói đó, phải gắng học thêm lên nữa!
Bữa ăn gần xong, một anh bộ đội nhìn chiếc xe đạp của Liên rồi khen:
- Chiếc xe trông hết sẩy!
Mọi người đều nhìn theo và thay nhau khen. Liên nghe như vậy vẻ sung sướng hãnh diện lộ ra mặt. Một anh bộ đội hỏi:
- Chiếc xe này của ai mà sang quá vậy mẹ?
Bà Thái hãnh diện trả lời:
- Xe sắm cho cháu Liên đi học đó.  Ở đây lên tới trường Đồng Khánh xa lắm mấy chú!
- Dạ, chúng con cũng có nghe nói đến trường Đồng Khánh Huế nữ sinh đẹp lắm. Nghe nói ở đó cũng có nhiều nữ sinh tham gia mấy đội quyết tử của ta chống ngụy quyền gắt gao lắm cơ!
Ông Trí nhìn Liên hỏi:
- Cháu có thấy hoạt động của mấy đội quyết tử ấy không? Cháu có ủng hộ hay tham gia với họ lần nào chưa?
Liên ngơ ngác ngây thơ trả lời:
- Làm gì có! Cháu chưa bao giờ thấy đội quyết tử nào hoạt động ở trường Đồng Khánh cả.
Ông Trí vội nói:
- Hoạt động mật, người ta không phổ biến đâu!
Một anh bộ đội ngập ngừng trở lại chuyện chiếc xe đạp:
- Được đi chiếc xe như thế chắc thích lắm nhỉ! Cô Liên cho chúng tôi mượn tập đi thử chốc lát được không?
Câu nói bất ngờ làm cho Liên tắt mất vẻ cười. Nàng bối rối đưa mắt nhìn mẹ. Bà Thái vốn biết tính con mình rất cưng quí xe. Bình thường, Liên ít khi cho ai mượn xe huống bây giờ xe mới, mà lại đòi tập nữa mới khó chứ! Tuy thông cảm với con gái nhưng bà cũng nghĩ tới những khó khăn hiện tại của mình. Sợ con làm mất lòng mấy chú bộ đội, bà cười giả lả:
- Tập chốc lát cũng được, nhưng cẩn thận giùm một chút kẻo cháu nó nóng ruột, xe mới sắm chưa đi.
Bà Thái nói thế rồi nhìn ông Trí chờ đợi một câu nói ngăn cản hay một lời dặn nào đó. Nhưng ông Trí chưa nói gì thì mấy chú bộ đội đã hồ hởi nhanh nhẹn dắt xe ra sân. Liên nhăn mặt kéo Thảng ra theo ngồi coi. Ông Trí vẫn ngồi uống nước ăn mứt ở bàn ăn.
Sau khi đã dọn dẹp mâm chén xong, bà Thái đến ngồi đối diện với ông Trí:
- Chú Trí cưới vợ lâu chưa?  Được mấy cháu rồi?
- Em cưới vợ năm 1957, vợ em người Sơn Tây, đã được ba cháu gái, đứa lớn nhất mới 11 tuổi.
- Rứa chú có đem theo vô đây không?
- Giờ thì chưa, nhưng chậm lắm là cuối năm nay. Giải phóng xong miền Nam em phải đem vô chứ.
- Nì, chị em tôi hỏi thiệt nghe, như tôi có thằng Long thằng Đạt đi lính quốc gia có can chi không?
- Thì chị biết mấy cháu ở đâu kêu về là xong. Cách mạng khoan hồng lắm, bác Hồ và Đảng nhân ái lắm chị, chị đừng lo chi cả.
- Như anh Thái trước đây có làm Đại Diện xã nhưng nghỉ lâu rồi có bị tội lệ chi với cách mạng không chú?
- Không sao đâu, chị biết anh ở đâu cứ kêu về là yên chí chứ lo gì!
- Chú bảo đảm cho anh ấy được chứ!
- Được quá đi chứ chị! Anh ấy là anh của em mà! Cái tình nghĩa của phe dân chủ mình nó thắm thiết sâu đậm lắm chị à! Có em đây chị cứ yên chí mà gọi anh về. Bác và Đảng bao giờ cũng thương dân như con đỏ chứ đâu có vô tình vô nghĩa như bọn đế quốc chỉ biết bóc lột, đàn áp, giết chóc mà ngại! Chị phải mọi cách kéo anh về càng sớm càng tốt. Mười đời không rời cánh tay, em lo cho anh ấy lắm. Bây giờ em phải đi họp một chốc. Hi vọng khi em trở lại thì gặp anh ở nhà.
Bà Thái càng ân hận về những hiểu lầm lâu nay của mình. Thế mà bảo con tố cha, vợ tố chồng, thậm chí còn nói đến chuyện chôn sống người nữa, toàn đặt điều hết!
Ông Trí ra dặn dò mấy chú bộ đội mấy lời gì đó rồi đi.
Ông Trí vừa đi khỏi, Liên liền vào nhà với vẻ bực bội, nói với mẹ:
- Mạ nói họ trả xe lại giùm con đi! Họ tập té lên té xuống trầy trợt hết mạ ơi! Xe mới lấy về chưa kịp đi thì gặp như thế thiệt rầu thúi ruột.
Bà Thái giải thích với Liên:
- Họ cũng như khách, người ta tốt với mình mình phải tốt lại! Đừng làm mất lòng họ không hay mô! Cha con đang ở thế kẹt lắm. Họ ở đậu vài bữa rồi họ đi thôi con ơi.
Liên cười méo mó:
- Chợt chạt móp méo nhiều rồi mạ! Khi kia để tết xong rồi lấy về cho rồi!
- Đừng nói nữa con, cầu cho cha con và mấy anh con yên lành là được rồi. Con đậu tú tài xong mạ mua cho chiếc khác. Chừ con ra kêu em vô ăn uống mà ngủ cho sớm.
Nói xong, bà Thái đi thắp một lượt tất cả các bát nhang. Sau đó, bà dọn ra giữa bức phản một mâm bánh thịt và mấy dĩa mứt, lấy lồng bàn đậy lại. Khi trời đã khá chiều, mấy chú bộ đội vẫn thay nhau tập xe như tranh thủ thời gian. Bà Thái tươi cười ra sân nói với họ:
- Mấy chú tập xong đói bụng cứ vô giở lồng bàn có sẵn đồ ăn đó, cứ tự nhiên coi như người trong nhà, đừng ngại chi hết.
- Dạ, chúng con cám ơn mẹ!
*
Một hiện tượng mà người dân không thể nào hiểu nổi là bộ đội Cộng Sản đóng khắp trong xã thế mà trên quốc lộ 1 xuyên qua xã, lính Mỹ dùng xe di chuyển qua lại  đều đều vẫn tuyệt nhiên không có một cuộc đụng độ xảy ra. Rõ ràng là quân hai bên đều trông thấy nhau cả mà! Không biết cái tình trạng này còn kéo dài tới bao lâu nữa?
Bà Thái mỗi ngày mỗi nôn nóng lo sợ thêm. Ông Thái vẫn biền biệt không nghe tin tức. Mấy ký thịt heo, mấy thẩu dưa món, bốn năm con gà choi và bốn ổ trứng gà đã đi trọn rồi. Ban đầu bà cũng tưởng họ ở đậu vài hôm là cùng, nào ngờ cả tuần rồi vẫn không có chi thay đổi. Ông Trí ngày nào cũng đi họp một hai lần. Thỉnh thoảng cũng có vài người đi công tác đâu đó. Mấy chú bộ đội trẻ cứ rảnh rỗi lại thay nhau hành hạ chiếc xe đạp của Liên. Lúc này Liên cũng phó mặc ra sao thì ra, không cần để tâm tới nữa. Những ngày sau này ông Trí luôn luôn thúc giục bà Thái tìm cách kiếm chồng về. “Nếu anh ấy không chịu về, tôi không bảo đảm được”, ông Trí nói.
Rồi một buổi sáng bà Thái thấy toán bộ đội có vẻ nhốn nháo. Hẳn có chuyện gì xảy ra? Họ hấp tấp sửa soạn hành trang. Sau đó ông Trí với hai người vội vã mang cả đồ cá nhân ra đi. Chỉ có chú bộ đội Minh con người trông nghiêm nghị, ít nói ít cười nhất ở lại. Trước khi đi, ông Trí cũng dặn kỹ người trong nhà từ giờ phút này đừng đi đâu hết. Bữa cơm trưa rồi bữa cơm tối bà Thái đều mời Minh cùng ngồi với gia đình nhưng hôm nay thấy anh ta chẳng thiết tha chi đến chuyện ăn uống. Có lẽ anh ta đang có vấn đề căng thẳng trong đầu. Thấy Minh chỉ một mình, bà Thái tò mò muốn gợi chuyện nhưng không thể nào cậy môi anh ta được. Anh ta cứ chăm chú hướng mắt ra đường. Tới chạng vạng vẫn chưa thấy một ai về.
Mãi tới khi thấy mấy bóng đen xăm xăm bước vào ngõ, bà Thái kêu lên:
- À, mấy chú đã về đó rồi!
Nhưng không phải. Hai người đang tiến vào sân cũng mặc đồ bộ đội nhưng đều là người lạ. Họ tiến thẳng tới trước mặt bà Thái nói giọng nghiêm nghị:
- Lệnh của ủy ban, mời ông Thái sang trường học xã họp ngay bây giờ!
Bà Thái lo lắng trả lời:
- Dạ ông Thái nhà tôi đi chúc tết rồi kẹt mô đó tới nay chưa về đến. Có chú Minh ở đây lâu nay biết rõ đó.
- Nếu ông Thái đi khỏi, xin cho cô Liên đi họp thế vậy!
Một trong hai người quay lại nói với tên Minh:
- Đồng chí cũng thu xếp lên đường. Anh em ai còn sót gì mang cho họ luôn!
Bà Thái ngạc nhiên sao không mời mình đi họp thế chồng mà lại mời Liên? Mà những người này sao lại biết tên của Liên?
- Dạ cháu nó còn dại biết chi mà họp với hành! Tha cho cháu có được không?
- Bà hiểu cho đây là lệnh của ủy ban! Xin mời cô Liên ra ngay cho. Chúng tôi không có thì giờ nhiều!
- Dạ thôi được, để tôi đi họp thế cho cháu.
- Không được! ủy ban chỉ mời cô Liên, không mời bà!
Bà Thái đang lúng túng thì ông Trí từ ngoài đi vào. Bà Thái mừng quá đến đón ông lại:
- May quá, có chú về. Mấy anh này mời cháu Liên đi họp, tôi xin đi thế mấy anh không chịu. Nhờ chú nói giùm một tiếng.
- Không được đâu! Ai có việc nấy. Người ta mời ai thì đi nấy, chết chóc chi đâu mà sợ. Tôi cũng đang có việc của tôi đây.
Bà Thái nghe cái giọng của người em họ chồng không còn ngọt ngào lễ phép với mình như những ngày trước đây thì lo lắm:
- Rứa thôi để tôi cùng đi với cháu nghe chú.
Không biết ông Trí có nghe lời bà Thái không. Ông không trả lời mà chỉ lúi húi tìm cái gì đó tại chỗ ông nằm mấy bữa nay. Anh bộ đội truyền lệnh dứt khoát:
- Cô Liên đi một mình được rồi, mời cô ra mau. Còn bà, đừng bước ra khỏi nhà!
Liên mặc bộ đồ bộ màu tím mới may lững thững đi ra. Bà Thái cầm tay con nhưng không nói gì. Từ khi nghe kêu tên mình tới giờ Liên không hề nói một lời. Khi ấy ông Trí có lẽ đã làm xong việc mình, bước lại nói với bà Thái:
- Để nó đi kẻo người ta chờ kìa. Nó là con chị mà cũng là cháu tôi, tôi cũng biết lo cho nó chứ. Nó qua trường học nghe năm điều ba chuyện rồi về có gì mà bịn rịn như ra Hà Nội không bằng!
Bà Thái đứng nhìn bóng dáng mảnh mai của đứa con gái yêu đang theo mấy người bộ đội ra cửa. Bà rưng rưng nước mắt rồi bỗng chạy vụt vào nhà. Chốc sau bà quay trở ra, chạy theo những người đang đi.
- Chú Trí!  Chú Trí ơi!
Ông Trí đang đi quay mặt lui:
- Gì đó nữa?  Lôi thôi mãi!
Bà Thái cầm một cái áo len và một gói hạt dưa trao cho ông Trí:
- Nhờ chú đưa cái áo cho cháu Liên mặc thêm kẻo sương xuống lạnh và gói hạt dưa ni để nó cúp đỡ buồn.
- Chị làm như đưa tiễn con lên tàu. Tôi chịu thua chị. Thôi nghe.
Bà Thái có cái cảm tưởng đưa con lên tàu thật. Trường học chỉ cách nhà bà không tới năm trăm thước mà ngỡ như cách trở quan san. Bà nhìn theo bước chân đứa con gái. Hình như Liên cũng cố tình bước nhín nhín vì sợ chóng hết quãng đường. Khi những bóng người đã khuất hẳn trong màn đêm bà Thái mới trở vào ngồi thừ ra trước thềm cửa. Ông Thái biệt tin cả chục ngày bà không lo lắng bằng việc đứa con gái đang đi họp ở trường học. Khi bà vào nhà thì thấy thằng Thảng đang nằm chèo queo ngủ trên chiếc giường lèo. Bà chụp mấy con muỗi đang bu cắn con rồi ghé ngồi xuống phần giường còn trống dưới chân nó, mỏi mệt dựa nghiêng đầu vào thanh lèo giường, chờ con gái về.
*
Bà Thái bỗng gật đầu một cái rồi tỉnh thức. Thời gian này hay mất ngủ, mệt người, bà đã ngủ gục một giấc khá dài. Bà đứng dậy nhìn đồng hồ: 3 giờ khuya. Bà Thái hoảng hốt chạy lại đánh thức thằng Thảng:
- Dậy con ơi ! Đi với mạ qua coi thử chứ giờ chừ mà con Liên chưa về, họp hành chi lạ rứa! Mạ nóng ruột quá!
Thằng Thảng bừng mắt ngồi dậy nhưng ngại ngùng:
- Đi giờ này hắn bắn chết! Mạ không thấy mấy người chết rồi đó à? Chắc là chị Liên qua ngủ lại nhà dì Sáu chứ gì!
Bà Thái bực bội:
- Tiếc giấc ngủ thì ngủ tiếp đi! Mi không thương hắn thì tau đi tìm một mình.
Bà Thái bưng cây đèn bóng thắp dầu nhỏ bước ra khỏi nhà. Thằng Thảng lật đật chạy theo mẹ. Bưng đèn theo chỉ có mục đích chứng tỏ sự ngay thẳng không mờ ám trong việc đi đêm chứ thật ra lúc đó dù trăng mờ cũng thấy đường được. Khi nhìn được khu vực trường học, bà Thái ngạc nhiên không thấy đèn đuốc chi cả. Bà nôn nóng bước thật nhanh. Ngọn đèn trên tay tắt mất nhưng bà cũng không ngần ngại, càng bước mau hơn.  Bấy lâu nay vẫn có một số bộ đội, cán bộ làm việc ở đây, sao bây giờ chẳng thấy ai canh gác ngăn cản chi cả? Tới gần, hai mẹ con thấy có nhiều ghế bàn để ngổn ngang trước sân trường nhưng tuyệt nhiên không có một bóng người.
- Đi qua nhà dì Sáu ngay!
Nhà dì Sáu cách trường học chừng 100 thước. Hai mẹ con lại lật đật tới nhà dì Sáu, đấm cửa thình thịch:
- Dì Sáu ơi! Dì Sáu ơi! Con Liên có ngủ lại nhà dì không?
Dì Sáu nghe tiếng vội vàng nhảy dậy xô cái cửa cho hai mẹ con vào, không kịp tìm diêm bật đèn, dì nói liền:
- Con Liên không về nhà à, tội nghiệp chưa? Rứa thì họ đem đi rồi, đem đi mô đó không biết. Khi khoảng 1 giờ khuya họ dắt đi hết không còn một người. Hèn chi em có nghe một ông mô đó nói lớn “không bắt được lão thì cũng phải làm cho lão đứt ruột nát gan ra …”. Dám họ nói anh Thái lắm!  Em mới vô nằm được một chút chứ mấy!
Nghe đến đây bà Thái liền nằm lăn xuống nền  nhà mà kêu khóc:
- Trời ơi!  Con tôi nhỏ dại tội tình chi mà đem đi mô rứa hỡi trời!
Thằng Thảng sửng sờ đứng ngây người không phản ứng. Dì Sáu thì hoảng hốt nhào tới ôm bà Thái đỡ dậy và khuyên:
- Bình tĩnh chị ơi, con Liên còn nhỏ dại vô tội họ không làm chi hắn mô mà sợ. Chắc ngày mai họ cũng thả về thôi.
Nhưng bà Thái vẫn tiếp tục lăn lộn khóc lóc:
- Liên ơi là Liên!  Chừ mạ biết con ở mô mà tìm…
Dì Sáu biết lòng thương của người chị họ mình đối với đứa con gái hơn ai hết. Dì cứ ngồi ốm lấy người chị mà an ủi dỗ dành. Dì chẳng buồn đi tìm hộp diêm để châm đèn nữa, dì không muốn bà Thái thấy trên mắt mình cũng có hai ngấn lệ.
*
Khi tình hình đã khá yên, ông Thái mới trở về nhà. Nhưng ông khựng lại khi thấy thằng Thảng ra đón ông không có một nụ cười.
- Mạ mô rồi? Chị Liên mô rồi?
- Chị Liên họ bắt đem đi rồi. Còn mạ khóc từ khi qua nhà dì Sáu tới giờ. Dì Sáu và con mới đưa mạ về hồi sáng. Mạ hiện đang nằm khóc trong nhà.
Mặt ông Thái chuyển sang tái ngắt. Ông đã quá hiểu về những con người Cộng Sản. Ông đau đớn nghĩ tới đứa con gái thơ dại của mình. Thôi, thế là hết. Xưa nay, mỗi khi Cộng Sản đã rớ tới ai thì kẻ đó không mất xác cũng mất hồn. Trên đường về nhà, ông đã nghe tin nhiều người có máu mặt ở thôn xã đã bị chúng bắt đem theo trong khi rút lui. Nhưng ông không hề tưởng tượng rằng đứa con gái của ông cũng chung số phận ấy. Ông đi như chạy vào nhà.
*
Cả mấy tháng sau trong xã hoàn toàn chưa ai được nghe chính xác tin tức về số phận những người bị bắt. Có tin đồn là một số bị giết và một số lại đi theo Cộng Sản. Gia đình ông Thái vẫn hi vọng Liên ngây thơ vô tội chắc không đến nỗi bị hại. Bà Thái không lúc nào quên nghĩ đến đứa con gái mình.  Ngày nào bà cũng thắp hương khấn vái cầu nguyện ông bà giúp đỡ phù hộ cho con mình trở về. Gần như đêm nào bà cũng có khóc. Bà ân hận vì mình không can đảm giữ Liên lại đừng cho đi họp hay ít nhất cũng cương quyết theo chân Liên đến chỗ họp. Không lý người ta dám bắn mình lúc đó? Bà ân hận vì đã quá tin tưởng vào những lời phỉnh gạt của người cán bộ em họ chồng mình. Ngày nào bà cũng vào lau chùi trong phòng Liên và không cho ai làm thay đổi một cái gì hết. Đến đôi tấc, bộ áo quần Liên thay lúc ra đi bà vẫn để chỗ cũ, không đem đi giặt. Lúc này bà hay ngủ tại giường của Liên.
Rồi tin dữ cũng chính thức đến với gia đình ông Thái. Khoảng nửa năm sau, khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phát hiện một số hầm chôn người tập thể do lính bác Hồ thực hiện tại quận Phú Thứ, người ta cho khai quật để cải táng. Trong số nạn nhân, người ta đã chính xác nhận ra Liên. Khi gia đình nhận được tin báo, bà Thái ngất xỉu đi mấy phút. Bà không thể tưởng tượng nổi. Hồi còn trẻ, bà đã nghe mấy người từng chứng kiến kể lại vài vụ chôn sống. Người thì bị đánh cho ngất xỉu rồi đẩy xuống hố mà dập đất lên, đó là lúc người ta muốn giải quyết nhanh. Người thì dùng sức mạnh ép đứng xuống một cái lỗ sâu mà dập đất lên ngang bụng, ngang ngực, hay ngang cổ tùy ý thích của cán bộ lãnh đạo. Những người bị chôn sẽ năn nỉ khóc lóc van xin cho đến khi nào không còn nói được. Phần thân thể bên dưới của người đó sẽ tê dại nhanh chóng dưới sức ép của đất, mạch máu không còn lưu thông được, sau cùng đều chết. Đây là cách giết mà vừa trả thù, vừa thưởng thức. Một cách khác nữa rùng rợn hơn nhiều, gọi là xác chết đội mồ. Người ta đào một cái lỗ cạn, dùng sức đẩy nạn nhân còn đang khỏe mạnh xuống rồi dập phủ kín một lớp đất rất mỏng.  Nạn nhân sẽ ọ ọ lên mấy tiếng giống như bò rống, chỗ đất mới đắp nứt nứt ra rồi cái đầu người phủ đầy đất thò lên tưởng như xác chết đội mồ. Những người chung quanh cứ cười nói thỏa thích chờ cho nạn nhân hồi sức được phần nào rồi áp lại dập đất lần khác. Đến khi nào nạn nhân lã người chịu nằm yên dưới lớp đất phủ là xong. Nghe nói không có nạn nhân nào ngoi dậy được lần thứ ba.  Ngày trước nghe kể như thế nhưng bà đâu có tin!  Bây giờ thì những nạn nhân lại có nhiều người bà từng gần gũi, quen biết, có luôn cả người thân yêu nhất đời của bà nữa! Bà tưởng tượng ra những nỗi đau đớn quằn quại của đứa con gái mình mà rùng mình thon thót. Bất giác bà nhớ tới câu mà theo ông Trí là của bác Hồ, ba mẹ con bà đã nghe trong dịp tết vừa rồi “kế hoạch trăm năm không gì hơn là trồng người”. Con người cả đời hiền lành không biết chửi bới ai một câu bỗng nghiến răng rít lên:
- Mụ cô cha hắn chứ trồng người! Té ra trồng người là chôn sống người!
*
Sau khi cải táng cho con, bà Thái ngã bệnh kéo dài cả năm.
Khi lành bệnh, tính khí bà trở nên thất thường. Nhiều khi bà ngồi cả buổi để nhìn lên bàn thờ người con gái. Hình như đôi mắt yếu kém của bà vẫn nhìn thấu suốt qua tấm vải đỏ phủ trên khung ảnh mang gương mặt ngây thơ bầu bĩnh tươi như hoa của cô gái. Những giọt lệ cứ bò trên đôi má nhăn nheo của bà. Nhiều khi đang làm việc gì bà bỗng ngưng lại, thở dài: Bác Hồ nhân ái lắm, bác thương dân như con đỏ, kế hoạch trăm năm không gì hơn là chôn sống người!
Từ ngày mất Liên, lòng bà Thái cũng mất luôn mùa xuân, mất vĩnh viễn. Có mùa xuân nào nữa mang lại niềm vui cho bà đâu? Càng về già cái tính thất thường của bà càng tăng. Lắm lúc bà quên cả mọi người chung quanh cũng như mọi việc. Nhưng lạ một cái bà vẫn hay nhắc một câu nói cũ và vẫn không lẫn lộn một chữ nào: “bác Hồ nhân ái lắm, bác thương dân như con đỏ, kế koạch trăm năm không gì hơn là chôn sống người!”.
Ngô Viết Trọng 
 
Lượm lặt từ các nguồn của Blog 16:
Sau cuộc chiến, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ước lượng tổng số nạn nhân ở Huế vào khoảng 7,600 như sau: 
Bị thương và tàn tật vì bom đạn : 1.900
Thường dân bị chết vì bom đạn : 844
Nhóm mồ tập thể thứ nhất ngay sau cuộc chiến : 1.173 
Nhóm mồ tập thể thứ nhì, luôn cả Gò Cát, tháng 3-7, năm 1969 : 809
Nhóm mồ tập thể thứ ba, suối Đá Mài (quận Nam Hòa, tháng 9, 1969 ) : 428
Nhóm mồ tập thể thứ tư, biễn muối ở Phú Thứ, tháng 11, 1969 : 300 
Ước lượng những mồ tìm rải rác chung quanh thành phố Huế : 200 
Số người vẫn còn mất tích : 1.946
Tổng số nạn nhân của cộng sản ở Huế: 7.600
Chú thích của tác giả – tài liệu trên đây lấy từ:
– SEATO: South East Asia Organization.
– PAVN: People’s Army of Vietnam, soldiers of North Vietnam Army serving in the South, number currently 105,000.
 
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.