Friday, November 6, 2009

Tuan Phan -Mình ơi! Lửa Từ Bi là…lửa gì? Ông Vũ Hòang Chương là…ai?

Mình ơi! Lửa Từ Bi là…lửa gì? Ông Vũ Hòang Chương là…ai?

- Mình ơi, mỗi năm vào ngày 1-11 DL là em nhớ lại vụ anh em ông Diệm bị giết dã man trong xe thiết giáp, em cảm thấy ghê tởm cho tâm địa con người. Thà như thú vật, chứ “con người là cây sậy biết tư tưởng”, tại sao không nghĩ đến giải pháp nhân đạo dành cho anh em ông Diệm mà vẫn hòan thành công việc của họ theo…đơn đặt hàng và không bị tiếng đời nguyền rủa?

- Chà! Hôm nay mình triết ly dữ đa. À! Có phải em vừa nhắc tới cái ông Tây Đề Cạt nào đó nói đại ý rằng: Con người sinh vật yếu đuối như cây…sậy nhưng là cây sậy biết tư tưởng nên con người trở thành mạnh nhất, thống trị các lòai sinh vật khác chứ gì? Cây sậy là cây mọc hoang trong rừng bụi, thân như cây mía nhưng mềm yếu và ẻo lả trứơc cơn gió nhẹ. Mới đây, trên net họ lại phổ biến một bài thơ nổi tiếng của một ông thi sĩ, mà khi gặp ông ta ai cũng thấy đúng là “một cây sậy biết đi” để ca ngợi cái chết nổi tiếng của một ông sư tại một ngã tư đường Saigon !

- Mình ơi! Có phải bài thơ mang tên ngồ ngộ là “Lửa Từ Bi” của Vũ Hòang Chương không mình? Trong vụ nầy em thấy tới 3 cái nổi tiếng một lúc: ông thi sĩ nổi tiếng, làm bài thơ nổi tiếng về cái chết nổi tiếng của một ông sư vốn trước đó không hề …nổi tiếng!

- Nên nhớ, anh chỉ nói nổi tiếng nhưng chưa nói nổi tiếng tốt hay tiếng xấu đâu nhé! Mình khá thông minh vậy mình thử xem 3 thứ nổi tiếng đó tốt hay xấu nào?

- Ừ nhỉ! Đừng nghe ai khen nổi tiếng mà…ham vì:

a./ Vũ Hòang Chương làm thơ hay nhưng là con người bệnh họan, sản phẩm tiêu biểu của một nhóm thanh niên hư hỏng, hậu quả từ chính sách đầu độc văn hóa, xã hội của thực dân Pháp. Vũ Hòang Chương có học thức nhưng đã lăn xả vào cuộc sống trác táng, sa đọa của nhóm thanh niên KHỐNG LÝ TƯỞNG nào ngòai lý tưởng hưởng thụ, SAY mê hưởng thụ nên ông ta sống trong thế giới mộng ảo của một đệ tử trung thành của nàng Tiên Nâu, xa rời thực tế như một bợm rượu trong cơn say. Vì thế ông nổi tiếng với tập THƠ SAY.

Trong khi thanh niên cả nước đứng lên chống giặc Pháp xâm lăng, Vũ Hòang Chương và nhóm thanh niên mà ông tự hạ mình gọi là “Lũ chúng ta” lại ngập ngụa trong trác táng, rượu chè, nghiện hút giữa chốn hoa lệ ngàn năm văn vật Hà Nội! Hãy nghe Vũ Hòang Chương tự thú, tự sỉ vả:

Lũ chúng ta lạc lòai dăm bảy đứa,

Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh….

Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ

Một đôi người u uất nỗi chơ vơ….

- Khoan! Chỗ nầy, anh góp ý: Vũ Hòang Chương có lẽ trong cơn say, cơn nghiện đang đi mây về gió thấy đất trời đảo lộn nên ý tưởng thơ của ông ta đảo lộn. Quê hương nào ruồng bỏ, giống nòi nào khinh “lũ chúng ta” của Vũ Hòang Chương? Hay ngược lại, họ đã quên mất giống nòi, quê hương đang chìm đắm trong cơn bão lửa đánh đuổi giặc thù Pháp, mãi mê chui rúc vào các nhà hát, động đĩ, bàn rượu, bàn đèn, tụ tập nhau làm thơ than mây khóc gió….? Riêng ông Vũ Hòang Chương còn gánh lấy hậu quả của những năm tháng miệt mài chốn truy hoan với tấm thân tàn ma dại, tong teo như cây sậy, con cò ma hay nói vui là “bộ xương cách trí” biết đi và biết làm thơ…!

- Mình ơi, ý kiến xong chưa, em xin nói tiếp:

b/. Vũ Hòang Chương di cư vào Nam năm 1954 không phải vì lý do chính trị mà thấy trước ông ta khó tiếp tục sống cuộc đời hưởng thụ tại Hà Nội dưới chế độ Cộng Sản. Vào Nam, trong tiểu sử không hề thấy Vũ Hòang Chương phục vụ trong guồng máy hành chánh hay quân sự nào của VNCH cho tới chết năm 1976! Ông ta chỉ dạy học; điều này dễ hiểu vì ngay ở Hà Nội ngày xưa Vũ Hòang Chương vốn là “một cây sậy”, nạn nhân của tháng năm miệt mài trác táng, truy hoan thì làm sao ông ta kham nổi việc dầm sương dãi gió kháng chiến chống Tây. Ở miền Nam, Vũ Hòang Chương có lẽ nhờ thân hình “cây sậy”, cò ma của mình nên được miễn dịch, không hề cầm súng hay cầm bút như Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Thi sĩ Đinh Hùng, Họa sĩ Tạ Tỵ v.v…, đóng góp một chút gì cho công cuộc kháng Cộng gìn giữ VNCH !

- Lại góp ý với mình chỗ nầy. Nói thế, Vũ Hòang Chương đã đứng bên lề suốt cuộc chiến Việt Nam , sống an tòan ở thủ đô Saigon bằng nghề dạy học mưu sinh và làm… thơ không thôi sao? Theo anh, cuối cùng năm 1963 ông ta đã “thức tỉnh” đóng góp vào cuộc chiến, không phải cuộc chiến chống Cộng mà là chống chế độ VNCH đã và đang cưu mang ông từ ngày ông đi tàu há mồm vào Nam !

- À thì ra mình muốn nhắc tới bài thơ “Lửa Từ Bi” là bài thơ “đấu tranh có…lửa độc nhất” của Vũ Hòang Chương phải không?

c./ Vũ Hòang Chương trở thành một THI NÔ qua bài “Lửa Từ Bi”. Có lẽ trong cơn… tỉnh, Vũ Hòang Chương sực nhớ mình còn là một Phật tử nên không thể ngỏanh mặt với cuộc đấu tranh gọi là “vì Đạo Pháp” của phe Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đang diễn ra dữ dội từ miền Trung lan vào tại Sàigon, nóng bỏng là vụ “tự thiêu” của sư thích Quảng Đức! Ông nằm nhà làm thơ, mường tượng cảnh ngọn lửa bao trùm thân xác sư Quảng Đức, rồi sau đó nhìn thấy các hình ảnh rùng rợn cảnh Quảng Đức… an nhiên tự tại trong biển lửa!

Vũ Hòang Chương bị ám ảnh ý tưởng tăng sư vốn là “cái bóng” của Phật, lúc nào cũng là biểu tượng cho LÒNG TỪ BI nên chết vì lửa xăng cũng là chết vì lửa…từ bi dưới nhãn hiệu “đấu tranh cho Đạo Pháp”!

Vũ Hòang Chương ơi! Một là ông không thấu hiểu ý nghĩa hai chữ Từ Bi trong Phật Giáo, hai là ông cam tâm làm Thi Nô cho bọn giết người tập thể. Tuy nhiên, bọn giết người nầy lại giở trò láu cá, muốn tránh mang tội giết người. Để tránh cảnh giãy dụa, kêu la thảm thiết của một kẻ phàm phu có da thịt đang bị cháy tỏa mùi thơm rồi khét trong biển lửa có thể dẫn đến hậu quả thất bại về mặt tuyên truyền, bọn giết người phải tìm cách tiêm thuốc hay bắt cắn thuốc cực kỳ độc và mạnh làm cho Quảng Đức phải CHẾT tức khắc ngay TRƯỚC KHI ngọn lửa xăng bám vào da thịt ông!

Bọn chúng đã đốt một khối da thịt xương, mỡ, có hình dáng người ngồi yên bất động, bọc trong lớp áo cà sa mang tên thích Quảng Đức, chứ không hề có một Quảng Đức nào CÒN SỐNG “tự đổ xăng thiêu mình”! Để giải thích cho suông hiện tượng “BBQ - nướng thịt” dã man nầy, bọn chúng tạo ra khung cảnh trang nghiêm tại hiện trường án mạng, rồi sau đó phong tặng ngôi vị “Bồ Tát” ngang xương cho Quảng Đức! Vì là “ Bồ Tát” nên Quảng Đức có phép mầu siêu phàm, không mảy may đau đớn trước lửa xăng cháy phỏng thân mình! Vì là “Bồ Tát” nên Quảng Đức có trái tim không…cháy, không thối rửa (do chích formol), đem lộng kiếng để mọi người chiêm ngưỡng!

Nên nhớ, lòng TỪ BI của nhà Phật không cho phép một hành động giết người với bất cứ lý do gì kể cả tự giết mình! Đạo Phật tìm mọi cách CỨU MẠNG người và tất cả các sinh vật khác đang tồn tại với con người, do dó mới có giáo luật “An Cư Kiết Hạ” vào mùa mưa! Ca dao há từng nói: “Dù xây chín đợt phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một người!”.

Thật là khôi hài và mỉa mai làm sao khi Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang (tiền thân của Giáo Hội PGVNTN) đã dùng hành động giết người và bàn thờ Phật làm vũ khí đấu tranh gọi là “vì Đạo Pháp”! Nhưng nghĩ kỹ thì bọn lãnh đạo chóp bu của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang (tiền thân của Giáo Hội PGVNTN) đều là cán bộ Việt Cộng khóac áo cà sa thì “phương tiện nào cũng tốt miễn đạt cứu cánh” vì vậy xin đừng ai ngạc nhiên thấy bọn chúng đã phản Phật, phá Pháp hại Đời trong suốt cuộc chiến Việt Nam và cả ngày hôm nay.

Chỉ tiếc rằng một Vũ Hòang Chương được ca ngợi là “một ngôi sao Bắc Đẩu”, cũng là “thi hào” Việt Nam đã tự chôn vùi tên tuổi, tự biến mình là một THI NÔ qua bài thơ “Lửa Từ Bi”, trắng trợn phủ nhận sự thật LỬA XĂNG đã thiêu cháy khối da thịt xương mỡ đã BẤT ĐỘNG là thân xác của một người mang danh nhà sư thích Quảng Đức!

- Mình ơi, Anh chào thua mình đó! Hôm nay mình ní nuận sao mà tuốt luốt, không vấp chỗ nào. Nhưng dù sao chúng mình là người hâm mộ tài thơ của Vũ Hòang Chương, chỉ trừ bài thơ “đấu tranh có lửa độc nhất” là “Lửa Từ Bi” mà ông có thể đã đề tựa lộn, thay vì “Lửa Xăng made in USA” được mồi từ… “Lửa Bàn Đèn” trong thơ phòng của ông!

Với bài thơ “Lửa Từ Bi, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã cạnh tranh được chức “Thi Nô” với Tố Hữu. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn là Tố Hữu làm Thi Nô vì nhiệm vụ và sống xa Stalin hàng vạn dặm, còn Vũ Hòang Chương TỰ NGUYỆN làm Thi Nô và sống rất gần sư Quảng Đức trong Đô thành Sài Gòn!

Bây giờ, sau 33 năm vong hồn Vũ Hòang Chương đã gặp vong hồn sư Quảng Đức và đã hiểu ra Sự Thật cái chết bắt buộc của ông sư nầy. Mong rằng vong hồn cả hai người có đủ nghiệp lực thúc đẩy Giáo Hội PGVNTN (tiếp thân Giáo Hội Ấn Quang) mau sám hối, can đảm tự thú nhận “sư Quảng Đức tự thiêu” chỉ là một huyền thọai như Việt Cộng vừa thú nhận “Đuốc sống thiếu niên Lê Văn Tám” là một sản phẩm hư cấu để tuyên truyền, lừa bịp công chúng, phục vu cho mục tiêu chinh trị mà thôi!

Tuấn Phan(Viết từ ký ức “Mình Ơi!” ký tên Diệu Huyền- Nguyễn Vỹ)



Lửa Từ Bi
Kính dâng lên Bồ tát Quảng Đức
Vũ Hoàng Chương

Lửa! lửa cháy ngất tòa sen!

Tám chín phương nhục thể trần tâm

hiện thành THƠ, quỳ cả xuống.

Hai Vầng Sáng rưng rưng

Ðông Tây nhòa lệ ngọc

chắp tay đón một Mặt-trời-mới-mọc

ánh Ðạo Vàng phơi phới

đang bừng lên, dâng lên.

Ôi! Ðích thực hôm nay trời có mặt;

giờ là giờ Hoàng đạo nguy nga!

Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt

nhìn nhau: tình Huynh đệ bao la.

Nam mô Ðức Phật Di Ðà

Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay?

Thương chúng sinh trầm luân bể khổ

NGƯỜI rẽ phăng đêm tối đất dày

bước ra, ngồi nhập định, hướng về Tây;

gọi hết lửa vào xương da bỏ ngõ,

Phật Pháp chẳng rời tay.

Sáu ngả Luân hồi đâu đó

mang mang cùng nín thở,

tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh xe quay.

Không khí vặn mình theo

khóc òa lên nổi gió;

NGƯỜI siêu thăng

giông bão lắng từ đây.

Bóng NGƯỜI vượt chín tầng mây,

nhân gian mát rợi bóng cây Bồ Ðề.

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc

lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi;

chỗ NGƯỜI ngồi: một thiên thu tuyệt tác

trong vô hình sáng chói nét Từ Bi.

Rồi đây, rồi mai sau, còn chi?

ngọc đá cũng thành tro

lụa tre dần mục nát

với Thời gian lê vết máu qua đi.

Còn mãi chứ! Còn Trái-Tim-Bồ-Tát

gội hào quang xuống tận ngục A-tỳ.

Ôi ngọn lửa huyền vi!

thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác

từ cõi Vô minh

hướng về Cực lạc;

vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác

và chỉ nguyện được là rơm rác,

THƠ cháy lên theo với lời Kinh

tụng cho Nhân loại hòa bình

trước sau bền vững tình Huynh đệ này.

Thổn thức nghe lòng trái Ðất

mong thành quả Phúc về cây;

nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật;

đng loại chúng con

nắm tay nhau tràn nước mắt,

tình thương hiện Tháp-Chín-Tầng xây.

(Sài-gòn tháng 5, Phật lịch 2507, tháng 6-1963)


No comments: