Việt Gian Cộng Sản dựng hàng rào cách nào để ngăn trời đất nổi cơn thịnh nộ ??
Một ngày sau kỷ niệm việt gian Hồ Chí Minh phá nước, Đảng CSVN bán nước, đất trời nổi giận.
| |
Thứ Sáu, 04/09/2009,
Miền Trung lại vào mùa mưa lũ
- Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên suốt dọc dải miền Trung từ chiều qua (3-9) đến sáng nay (4-9). Những cánh đồng lúa chín chưa kịp gặt. Những đường phố, khu dân cư ngập nước. Những trường học phải hoãn ngày khai giảng... Một mùa mưa lũ nhọc nhằn lại bắt đầu với những người dân miền Trung.
Quảng Trị: Hải Lăng ngập nặng
Từ đêm qua đến sáng nay (4-9) mưa rất to trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị, lượng mưa bình quân từ 200-250mm, vùng trũng phía nam huyện Hải Lăng tại các xã Hải Sơn là 406mm, xã Hải Tân là 392mm.
Mực nước sông Ô Lâu ở khu vực Thác Ma đang dâng lên trên báo động 2. Nước ngập đã làm hư hỏng nhiều đoạn đê bao của huyện Hải Lăng, làm vỡ 2 cống ở xã Hải Hòa và một số đoạn đê ở xã Hải Chánh. Nhiều đoạn đê ở các xã Hải Thọ, Hải Thành bị nước tràn qua với tổng chiều dài hơn 2.000m. Tại xã Hải Trường, nước lũ đã tràn qua đập Biền Quan.
Do mưa lớn và nước tràn qua đê bao, 3.000ha lúa hè thu của huyện Hải Lăng đã chín chưa kịp gặt, bị ngập trong mưa lụt, bị hư hỏng nặng. Giao thông đi lại ở các xã vùng trũng bị ách tắc hoàn toàn.
Trên địa bàn xã Hải Trường, lốc xoáy xảy ra tối ngày 3-9 đã làm tốc mái trên 10 nhà dân...
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận của PV TTO gửi về từ vùng lũ:
Nhiều tuyến đường liên xã bị ngập gây ách tắc giao thông, một số phương tiện cơ giới đang thi công dọc tuyến đường liên xã Hải Trường (huyện Hải Lăng) bị nước cuốn - Ảnh: C.Hồ |
Nông dân xã Hải Trường gặt lúa chạy lụt... - Ảnh: L.Đ.Dục |
...nhưng mang về đến nhà cũng phải chất ngoài mưa bởi nhà cũng ngập trong nước… - Ảnh: L.Đ.Dục |
Một ngôi nhà ở Hải Trường bị lốc cuốn bay mái tối 3-9 - Ảnh: C.Hồ |
Dân vùng trũng lùa bò đi tránh lụt - Ảnh: C.Hồ |
*, từ sáng tới chiều tối 4-9, nước trên sông Ô Giang qua vùng Càng của huyện Hải Lăng dâng rất cao; đất ở nhiều đoạn hai bên bờ sông này sạt lở nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Bé, chủ nhiệm HTX Hội Kỳ, xã Hải Chánh (Hải Lăng), cho biết: do một số đơn vị thi công công trình đê bao nội đồng (dài hơn 30 cây số, vốn đầu tư hơn 270 tỷ đồng, qua 12 xã của huyện Hải Lăng) đã múc hàng ngàn mét khối đất ở khu vực sát mép đê và bờ sông, sau đó múc đất ở lòng sông bù vào chỗ đã lấy đi, gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng và xói sâu vào chân đê, đe dọa tới độ an toàn của công trình hơn 270 tỷ đồng này.
Theo người dân vùng Càng, hiện nước sông lên cao đã che khuất các điểm sạt lở, nhưng khi bà con dùng chân và sào tre dò thử thì những điểm sạt lở rất sâu, có nơi trên 3m.
Báo cáo của Phòng nông nghiệp huyện Hải Lăng cho biết mưa lớn trong ngày 4-9 đã làm vỡ một số cống và đập của hệ thống đê bao cũ trên địa bàn các xã Hải Chánh, Hải Hòa, Hải Dương... làm ngập hơn 2.500ha lúa hè thu chưa thu hoạch.
Đoạn đê ngang qua địa phận xã Hải Hòa, Hải Lăng bị vỡ gây thiệt hại nặng nề - Ảnh: Ngọc Uyên |
Cán bộ và nhân dân xã Hải Hòa ra sức hộ đê - Ảnh: Ngọc Uyên |
Huế: Lũ sớm, không kịp trở tay
Trong hai ngày 3 và 4-9 tại Thừa Thiên - Huế xuất hiện mưa vừa đến mưa to, nhiều nơi mưa rất to. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCLB&TKCN) xác định đây là đợt lũ sớm, trận lũ khởi đầu của mùa mưa lũ năm nay.
Một đoạn trên đường Bà Triệu ít khi bị ngập nhưng sáng nay (4-9) bị ngập nặng - Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Đặc biệt, mưa lớn kéo dài từ 22g ngày 3-9 và đến giờ này vẫn tiếp tục. Phần nhiều các tuyến đường trong TP Huế đều ngập nặng, chia cắt, các tuyến đường như Hùng Vương, Đống Đa, Nguyễn Huệ, Bà Triệu, Nguyễn Lộ Trạch, Lê Thánh Tôn, Mai An Tiêm… có nhiều đoạn nước ngập 0,3 - 0,5m.
Rất đông người dân tụ tập xem kéo vó, thả lưới - Ảnh: THÀNH CHUNG |
Thời điểm này, ven các con sông ở Huế, người dân tập trung thả lưới, cất vó kéo cá rất đông đúc. Thành Chung |
Cùng với đó, lũ trên các sông ở Thừa Thiên Huế lên rất nhanh. Sáng nay, mực nước đo được trên sông Hương đã xấp xỉ báo động III; trên sông Bồ, tại Trạm Phú Ốc dưới báo động II là 1,10m; sông Ô lâu tại Trạm Phong Bình dưới báo động III là 0,46m. Dự báo trong 12g tới lũ các sông tiếp tục lên.
Chợ Cồn phường Phú Cát 10g sáng 4-9 - Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Trước tình hình lũ sớm bất ngờ, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát công điện đến các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, yêu cầu kêu gọi tàu thuyền về trú ấn, cấm tuyệt đối tàu thuyền ra khơi trước khi qua đợt áp thấp nhiệt đới; cảnh báo, di dời dân ở những vùng trọng yếu, sạt lở; tập trung nhân lực, phương tiện bảo vệ vác hồ chứa nước, công trình thuỷ điện; khẩn trương thu hoạch lúa hè - thu và diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh cho biết đến trưa nay 4-9 vẫn chưa nhận những thông tin về thiệt hại nặng do đợt lũ sớm. Còn ngành NN&PTNT tỉnh cho biết toàn tỉnh còn đến trên 2.684ha lúa chưa thu hoạch tính đến ngày 2- 9, dự kiến diện tích còn lại sau ngày 5 - 9 có đến 1.669ha. Theo đó, ít nhất khoảng 1.000ha (tập trung ở các huyện Phong Điền, A Lưới, Phú Lộc, Quảng Điền) lúa chín chưa kịp gặp bị nhấn chìm trong lũ.
Giao thông ách tắc, sinh hoạt người dân bị đảo lộn Mưa lớn kéo dài trong ngày 3-9 và do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, đến sáng nay (4-9) Quốc lộ 49, 4 B và hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thành phố như Hùng Vương, Nguyễn Huệ, Đống Đa... đều ngập nặng, ách tắc giao thông, mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Riêng khu vực Đập Đá, nước sông Hương tràn qua. Nhiều nơi người dân phải dùng thuyền để lưu thông.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại nhiều tuyến đường nước đã tràn vào nhà dân, nhiều người không thể ra khỏi phòng. Đặc biệt nhiều ngõ hẻm tại các con đường Nguyễn Sinh Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Khuyến... gần như bị cô lập. Cũng trong sáng nay, nhiều trường học đã phải đóng cửa do nước ngập hoàn toàn khu vực cổng và các phòng học. Tại bệnh viện Đại học Y dược Huế, nước đã tràn vào toàn bộ tầng 1 làm ngập phòng, các bác sĩ và bệnh nhân ở đây đều phải lội nước, nhiều phòng phải chuyển bệnh nhân lên các phòng tầng trên để tiếp tục điều trị, việc di chuyển bệnh nhân phải dùng đến xe cáng. Mưa lớn cũng làm ngập úng hàng ngàn ha lúa tại các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Quảng Điền... Riêng huyện Phong Điền chịu hậu quả nặng nhất với hơn 700ha lúa tại hai xã Phong Anh và Phong Sơn có nguy cơ mất trắng.
Đến 12g trưa nay, mặc dù mưa đã ngớt hẳn nhưng nhiều tuyến đường nội thị ở Huế vẫn chìm trong nước. |
Và bốn bề là nước của thành phố Huế trong ngày ngập lụt:
Mưa đầu nguồn lớn, nước sông Hương dâng cao, củi khô đổ về tấp nập - Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Những đường mương thoát nước trở thành nơi mưu sinh ngày lũ - Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Trường mầm non Hương Lưu phải đóng cửa từ hôm qua - Ảnh: NGUYỄN ĐÔNG |
Di chuyển trong bệnh viện chỉ còn cách lội nước - Ảnh: DUNG QUẤT |
Khu vực Đập Đá ngập nặng đồng thời với việc giao thông trên tuyến đường này bị gián đoạn - Ảnh: DUNG QUẤT |
Trên đường Bến Nghé người dân đã dùng đò để chở xe máy - Ảnh: Xuân Nha |
Đường Hà Nội nay đã biến thành sông - Ảnh: Xuân Nha |
Mưa to một đêm, Đà Nẵng ngập nặng
Mặc dù mưa dứt hẳn từ 4g sáng, nhưng mãi đến hơn 8g30 sáng nay (4-9), nhiều tuyến phố nội thị ở Đà Nẵng như Đống Đa, Mai Lão Bạng, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Hùng Vương, Nguyễn Văn Linh vẫn chìm trong nước.
Theo Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Đà Nẵng thì đêm qua, lượng mưa đo được vào khoảng 220 mm. Mưa lớn kéo dài suốt đêm khiến cho khả năng tiêu thoát nước tại các khu dân cư của TP Đà Nẵng, đặc biệt là các khu dân cư nằm sâu như khu dân cư Đầm Rong (phường Thuận Phước, quận Hải Châu), khu dân cư Hòa An (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ), khu dân cư Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) bị cô lập hoàn toàn.
Theo thống kê sơ bộ tại quận Liên Chiểu có đến hơn 16 điểm ngập úng nghiêm trọng.
Cuộc sống của hàng nghìn người dân đô thị Đà Nẵng trong buổi sáng nay bị đảo lộn hoàn toàn. Nhiều người không thể ra đường vì nước ngập sâu trong nhà. Nhiều trường học không thể mở cửa cho ngày khai giảng mới như trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ. Lý do: nước ngập sâu đến nửa cổng trường.
Sau đây là những hình ảnh nhóm phóng viên TTO ghi được tại các điểm ngập nặng ở Đà Nẵng:
Một góc tuyến phố Hàm Nghi bị chìm trong nước úng - Ảnh: Quốc Nam |
Hơn 8g sáng nhưng nước vẫn chảy xiết trên đường Mai Lão Bạng (phường Thuận Phước, quận Hải Châu) - Ảnh: Đ.Nam |
Sáng nay 4-9, trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ ra thông báo cho học sinh nghỉ học vì nước ngập trường - Ảnh: T. Vũ |
Tuyến phố Huỳnh Ngọc Huệ bị chìm trong nước, giao thông trong khu vực này hoàn toàn bị cô lập - Ảnh: Đ.Nam |
Nước ngập nửa người nhưng người phụ nữ này vẫn phải đi trong nước - Ảnh: Đ.Nam |
Quốc lộ 1A đoạn qua phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu ách tắc hàng giờ vì ngập nặng - Ảnh: T. Vũ |
Trên đường Tôn Đức Thắng... - Ảnh: T. Vũ |
Gia đình bà Hiền ở tổ 15 phường Hòa An suốt đêm không ngủ được vì nước ngập - Ảnh: Đ.Nam |
Đến hơn 9 giờ sáng nay (4-9), khu dân cư Hòa An phường Hòa An vẫn chìm trong nước. Ảnh: Đ.Nam |
Rất nhiều tài sản của các gia đình này đã bị nước úng tràn vào gây hư hại nặng (ảnh chụp tại quận Cẩm Lệ) - Ảnh: Đ.Nam |
Khoanh tay nhìn nước ngập cả khu phố - Ảnh: Đ.Nam |
Một người dân ở tổ 16 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi nhà do khu vực này nước ngập cao đến 3 - 4m. Ảnh: Đ.Cường |
Quảng Ngãi: Nông dân lại lao đao với cây lúa
Mưa lũ trong 3 ngày qua đã làm cho hàng ngàn hecta lúa đang trong thời kỳ sắp thu hoạch của nông dân Quảng Ngãi bị ngập chìm trong nước. Sáng nay (4-9), trên các cánh đồng lênh láng nước, hàng trăm nông dân ở các huyện Mộ Đức, Bình Sơn, Sơn Tịnh lại phải bì bõm lội nước… vớt lúa.
Phòng nông nghiệp các huyện đang phối hợp với các Trạm Quản lý thuỷ nông tập trung giúp dân tiêu úng trên ruộng đồng. Tuy nhiên, nếu mưa lớn tiếp tục hoành hành trong vài ba ngày nữa thì chuyện thêm một vụ mùa lúa thất thu lại lặp lại (vụ đông - xuân vừa qua nhiều nông dân Quảng Ngãi đã trắng tay vì mưa lũ). Năng suất lúa bình quân của vụ hè - thu đạt từ 55 đến 70 tạ/ha nhưng để chạy lũ, nông dân tỉnh này buộc phải thu hoạch vội lúa ngập nước trên đồng ruộng khi hạt còn xanh.
Ruộng lúa chín vàng đã ngập chìm trong nước |
Bì bõm lội nước vớt lúa |
Quảng Bình: Mưa to gây thiệt hại mùa màng
Ông Nguyễn Ngọc Giai, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Bình, cho biết kể từ 1g ngày 2-9 đến 7g sáng ngày 4-9, toàn tỉnh đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và kéo dài trên diện rộng.
Lượng mưa đo được tại khu vực Đồng Tâm là 55mm, Đồng Hới 62mm, Lệ Thuỷ 72mm, Kiến Giang 143mm... Trong đó, mưa to tập trung vào vùng thượng nguồn sông Kiến Giang và vùng giữa của hai huyện vùng trọng điểm lúa Lệ Thuỷ và Quảng Ninh.
Mưa to đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thu hoạch lúa mùa của bà con nông dân hai huyện Quảng Nình và Lệ Thủy.Ở các xã An Thủy, Phong Thủy, Liên Thủy, Xuân Thủy, Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy), Tân Ninh, An Ninh, Hiền Ninh, Duy Ninh (huyện Quảng Ninh) bà con nông dân đã xuống đồng từ 14 tiếng đồng hồ/ngày đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa.
Tuy nhiên, nếu trời vẫn tiếp tục mưa to thì phần lớn diện tích lúa mùa chính vụ của bà con nông dân ở hai huyện này sẽ bị ngập nước, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hạt lúa.
No comments:
Post a Comment