Thiên đường XHCN người dân già trẻ lớn bé ở thế phải “sáng tạo” đu giây qua sông từ tháng 9,2009
Khánh An, phóng viên RFA
2010-06-11
Chuyện người dân phải đu dây để qua sông đã được đưa lên bàn chất vấn của kỳ họp Quốc hội vào ngày 10/6. Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GT-VT cho rằng đó là sáng tạo không ngờ của người dân.
Làm xiếc bất đắc dĩ
Đối với người dân ở xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, việc đu dây để qua sông là bình thường như “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi họ đã làm quen với trò làm xiếc trên sông này kể từ sau trận bão Ketsana xảy ra vào tháng 9 năm ngoái.
Chị Cúc, một cư dân huyện Ngọc Hồi, tỏ ra thản nhiên khi nghe chúng tôi đề cập đến tình trạng người dân đu dây để qua sông: "Bão vừa rồi làm hư cầu, người ta phải đu dây vậy thôi. Bão trôi mất cây cầu treo rồi."
Sông Pô Kô chảy qua các xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang và thị trấn Plei Cần. Dân ở các xã thuộc khu vực này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sống bằng nghề làm nương rẫy. Trước đây, dân làng đi lại bằng những cây cầu treo, do công sức của nhiều người góp lại.
Nhưng kể từ khi trận lũ dữ cuốn trôi các cây cầu, người dân nơi đây đã không còn phương tiện để qua sông, dùng đò thì không đặng, bởi con nước dữ của sông Pô Kô có thể nhấn chìm đò bất cứ lúc nào, bơi qua sông càng không thể, người dân buộc phải nghĩ ra cách.
Bão vừa rồi làm hư cầu, người ta phải đu dây vậy thôi. Bão trôi mất cây cầu treo rồi.
Chị Cúc, cư dân huyện Ngọc Hồi
Họ tự chế phương tiện để đu qua sông. Với hai cọc đặt ở hai bờ sông, một đoạn dây cáp nối hai đầu và một ròng rọc để đu qua, thế là xong! Phương tiện đi lại tự chế khiến nhiều người lúc đầu cũng thót tim nhưng dần dà trở nên quen thuộc. Người già, người trẻ, kể cả trẻ con, tất cả đều phải đu dây để qua sông, bởi ai cũng có công việc phải làm ở bờ bên kia.
Cô Anh, giáo viên tiểu học ở xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, cho biết người dân ở đó là dân tộc thiểu số và họ phải qua để làm rẫy, vào nương. Nhà nào có trẻ em đi học thì phải qua hàng ngày và “đi là đi theo bố mẹ cõng trên lưng. Đâu có cầu đi đâu em.”
Cô Anh cho biết cây cầu treo ngày xưa “là do dân bản họ làm, chứ làm gì có nhà nước. Họ đi bằng cái đó nhưng giờ họ đi bằng dây cáp thòng qua”. Và cô giáo Anh phải vận động các em học sinh đến lớp, “nhưng giờ không có cầu nữa thì cũng khó qua.”
Khó thì khó, nhưng đối với người dân hai bên bờ Pô Kô, đu qua sông đã bắt đầu trở nên quen thuộc chẳng khác gì đi cầu treo, tuy thỉnh thoảng cũng xảy ra sự cố đứt dây, khiến một lần cả hai cha con anh phó công an xã rớt tõm xuống dòng sông dữ, suýt chết!
Các lãnh đạo nói gì?
Cuối tháng rồi, chuyện đu dây bỗng nhiên được cả nước biết đến khi các phóng viên chụp ảnh “cả làng cùng bay” và đưa lên mặt báo, giữa lúc trên bàn họp Quốc hội tưng bừng tranh cãi cho siêu dự án tàu cao tốc trị giá hơn 50 tỷ đô. Hai hình ảnh đối nghịch đã làm nóng phiên chất vấn ngày 10/6. Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, việc quản lý các tuyến sông địa phương là do địa phương quản lý nhưng địa phương đã không nắm được tình hình.
Tuy nhiên, nếu ai theo dõi từ đầu câu chuyện, hẳn sẽ phát hiện mâu thuẫn trong phát biểu của các lãnh đạo. Chỉ hơn một tuần trước, sau khi chuyện người dân đu dây qua sông bị phát hiện, câu trả lời duy nhất mà các lãnh đạo địa phương trả lời trong hầu hết các bài báo là do thiếu kinh phí để làm cầu.
Khi bị chất vấn về chuyện đu dây, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết không được địa phương đề cập tới. Khi ông hỏi đến tỉnh, tỉnh cũng không biết việc này!?!
Bà Bí thư tỉnh Ủy Kon Tum còn khẳng định đã báo cáo trực tiếp với với Thủ tướng về những thiệt hại của cơn bão và xin vốn hỗ trợ để đầu tư làm cầu cống. Thế nhưng trên bàn họp Quốc hội, khi bị chất vấn về chuyện đu dây, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết không được địa phương đề cập tới. Khi ông hỏi đến tỉnh, tỉnh cũng không biết việc này!?!
ông Bộ trưởng nói rằng việc người dân đu dây qua sông mỗi ngày là một sáng tạo mà “chúng ta không ngờ tới”! Nhiều người cho rằng câu trả lời của ông Bộ trưởng hẳn cũng thuộc loại “khó ngờ” bởi cái nhìn không kém “sáng tạo” của ông!
Bên ngoài bàn nghị sự, người dân có lẽ bình tĩnh và sáng suốt hơn khi họ tự gây quỹ, đóng góp để làm cầu trên sông Pô Kô. Chỉ trong tuần lễ đầu tiên sau khi báo chí đưa tin, đã có nhiều quỹ xây cầu được thành lập. Cây cầu đầu tiên dự kiến sẽ được bắt tay vào làm vào tuần sau.
Tài Sản Nổi của việt gian Nguyễn Tấn Dũng
Hình bên: Nhà thờ họ của việt gian Nguyễn Tấn Dũng. To, đẹp, sang trọng hơn cả đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực. “Nhà thờ họ” này đã và đang là “bia miệng” trong dân chúng Việt Nam. (Hình: Blog “Change we need”)
Từ khi CSVN bịa ra chuyện kê khai tài sản cán bộ chưa ai đề cập đến ở đâu mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhiều tài sản như nhà hàng, khách sạn, đất đai, đoàn xe taxi vài trăm chiếc, tậu đất, mua nhà, gởi nhà băng nước ngòai.
Nhưng việt gian Nguyễn Tấn Dũng hô hào chống tham nhũng “Quyết Liệt”!??
Vậy AI … chống AI ….khi sự thật là:
Nhà riêng của việt gian Nguyễn Tấn Dũng tại Kiên Giang
Khu đất rộng hơn 3.000 m2 này tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa - Rạch Gía , nguồn gốc lấy ruộng của dân với cái cớ là Quy hoạch ….thời 3 Dũng còn làm bí thư tỉnh ủy Kiên Giang , nay 3 Dũng lên chức thủ tướng được thêm nhà mới ở SàiGòn ,còn ngôi nhà này cho công ty bảo hiểm Bảo Minh thuê lại.
Cây xăng này của mẹ ruột Thủ tướngviệt gian Nguyễn Tấn Dũng (cách nhà của Ba Dũng chưa đầy 50m) ngay đầu cầu Quay - An hòa - Rạch Gía. Đây là cây xăng chỉ bán trá hình thôi chứ thực sự là nơi chứa xăng cung cấp cho Đòan xe taxi hàng trăm chiếc của Tư Thắng (em của Ba Dũng) và Ba Dũng đang ngang dọc khắp các nẻo đường Miền Tây.
Đoàn xe Taxi của tập đòan Ba Dũng + Tư Thắng có mặt khắp các tỉnh miền Nam có các tên như Gia Thảo, Phương Trinh, Hoàn Mỹ…. Đậu ngổn ngang chiếm lòng lề đường trong thành phố nhưng chẳng có anh công an giao thông nào dám đến hỏi thăm như những chiếc xe khác… Đây là những lợi thế kinh doanh “Quyền Lực“.
Những dãy nhà này của ông Nguyễn hữu Khai một cán bộ cao cấp trong thường vụ Tỉnh uỷ .
Ông KHAI đã dùng quyền lực tham nhũng hàng chục tỷ đồng từ các “phi vụ” mua Tàu Hải âu kê khống gía, đục khoét gian lận trong xây dựng công viên An Hòa Kiên Giang. Ông Khai đã cấu kết với nhiều cán bộ trong tỉnh ủy xẽ quãng Trường Lạc Hồng để bán nền nhà, đồng thời dùng thủ đọan chiếm đọat nhiều nền có vị trí “ngon “ như hình trên. Trong các vụ này đều có sự nhúng tay của Tư Thắng (em ruột N.T. DŨNG ). Dư luận rất phẩn nộ và trông chờ đưa vụ án này ra ánh sáng. Nhưng tất cả đã được N.T. Dũng về “dàn xếp” ổn thỏa. Thế là vụ án ông Khai bị chìm xuồng ….. Nay ông Khai đã được định cư ở Mỹ???
Bệnh viện Bình An – Rạch Gía mới được xây thêm khi đảng viên làm kinh tế tư nhân?!! Theo tin được biết từ nội bộ trong hội đồng quản trị thì có đến 80% cổ đông là cán bộ cao cấp của tỉnh Kiên Giang có phần hùn không dưới 5 tỷ đồng, như hai ông : Ba Tân 05 tỷ (Phó Chủ tịch Tỉnh ), Trần Lam 10 tỷ…. ..(Nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh )………
Đây là những cơ hội tốt cho các quan rửa tiền .
Bệnh viện có tên Bình An …nhưng người bệnh khi lọt vào đây thì không “bình an” chút nào, bởi những toa thuốc do bác sĩ của Bệnh viện này kê toa mua ở ngoài không có … chỉ có bán trước cổng bệnh viện Bình An mà thôi !!!…. Nói chung tập đòan Quan tham lập ra cái bệnh viện này để hút máu người bệnh, từ việc khám chữa bệnh cho đến việc bán thuốc …
Tòan cảnh khu Bệnh viện Bình An ( tại Rạch Gía – Kiên Giang ) .
Đây là bệnh viện 11 tầng của tư nhân “ Quan Tham” vừa được xây thêm ….
Từ khi “đảng” cho phép làm kinh tế tư nhân các quan chức của Kiên Giang đã “Rửa Tiền” bằng cách xây bệnh viện tư nhân , nhà hàng , khách sạn , Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh công ty xe tắcxi , tàu Biển , xăng dầu ..v.v….. Tiền các quan tham như núi …….Mới đây có vài tờ báo Quốc doanh có đưa tin ông bí thư tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang là Trương quốc Tuấn tự tay ký xuất ngân quỷ nhà nước cho con mình đi học nước ngòai hơn 700triệu VNĐ ….nhưng đến nay ông ta vẩn bình an , trái lại còn được cán bộ TW giới thiệu là ứng cử viên sáng gía làm đại biểu Quốc hội khóa 12 tới !!!
Thông tin từ nội bộ chóp bu của tỉnh này cũng cho biết “Anh Ba Dũng …mình” sẽ nâng đỡ tất cả đàn em Ra Hà Nội …. để tạo phe cánh cho cái ghế Thủ tướng của Ba Dũng vửng chắc hơn .
Các cơ quan truyền thông trong và ngòai nước cần đưa những tin này để người Dân điểm mặt những tên CSN tham nhũng ..rửa tiền …bóc lột đồng bào không thương xót !..
No comments:
Post a Comment