Sunday, July 12, 2009

Dương Híeu Nghĩa 30-4-75 Dinh Độc Lập chia quyền hụt với Dương Văn Minh

Dương Hiếu Nghĩa giết người hôm trước, hôm sau vào chùa cạo đầu!!!

Thiền Chủ Dương Hiếu Nghĩa trung thành với Sư VC, có hiếu với vợ bạn, bất nghĩa với bạn, ngỏanh mặt với đàn em và tuân lệnh, lấy điểm với VC!

Dương Hiếu Nghĩa khởi đầu chỉ là viên sĩ quan xe tăng M 113 vô danh tiểu tốt, nhưng nhờ bàn tay đẫm máu khi đồng lõa, hèn hạ giết anh em ông TT Diệm tay không và đã đầu hàng. Dương Hiếu Nghĩa trở nên nổi tiếng và muôn đời mang xú danh cùng với đám tướng tá gây vụ binh biến ngày 1-11-1963 lật đổ nền Đệ I VNCH theo lệnh ngọai bang.

Ngay sáng ngày 3-11-1963, có bốn sĩ quan tham gia “cách cái mạng hai anh em TT Diệm” ngày hôm trước, là Dương Hiếu Nghĩa, Nhan Minh Trang, Trần Văn Trọng Hùynh Văn Tồn (có mấy bà vợ đi theo) đều cùng một lượt đến Chùa Ấn Quang đưa đầu cho thích Trí Quang cạo, chứng minh lòng trung thành và báo cáo thành tích giết người của họ với tên Sư VC này!

Ra hải ngọai, vào tuổi xế chiều DHN cạo đầu lần thứ hai mặc áo cà sa, lấy pháp hiệu Không Như khiến ai cũng mừng cho ông ta đã theo đường tu đạo hầu mong làm nhẹ đi phần nào nghiệp chướng sâu đầy. Rồi bỗng nhiên DHN lại trồi lên đỉnh cao xú danh khi ông ta nghe lời đường mật của Tỉnh Ủy Vĩnh Long, vận động thâu góp đô la ở hải ngọai gởi về nước cho VC xây bảo tháp ở nơi mà Tỉnh Trưởng DHN một thời hét ra lửa với các cận vệ ngày đêm đều là mấy em chằn ăn trăn quấn!

DHN hăng hái nhận các DVD quay công trình xây dựng bảo tháp của VC, giao cho các đàn em phổ biến ở hải ngọai, làm mồi để dễ thâu đô la của đồng hương vì DHN đinh ninh VC sẽ cho gắn tên ông ta lên bảo tháp mà ông ta chưa hòan thành thì bị mất chức Tỉnh Trưởng.

Nhưng VC cho DHN leo cột đình thoa mỡ bò vì Tỉnh Ủy Vĩnh Long đã san bằng bảo tháp nầy và xây bảo tháp khác cách đó 200m, tạo thành Trung Tâm Du Lịch Vĩnh Long. Công lao hạn mã của DHN gom góp hàng chục ngàn đô la gởi về Tỉnh Ủy Vĩnh Long trở thành công cốc vì VC ngu sao gắn tên “Đại tá ngụy” DHN lên bảo tháp của chúng?

Có lẽ vì thế mà DHN đem lòng hờn giận đổ lên cựu Thiếu tá Lê Thành Trinh, Tỉnh Đòan Trưởng XDNT Vĩnh Long là đàn em thân tín ngày xưa, người đã tích cực phổ biến rộng rãi DVD xây bảo tháp, gây quỹ giúp DHN có nhiều đô la nộp Tỉnh Ủy Vĩnh Long. DHN đã phớt lờ đám tang của ông nầy hồi tuần qua ở San José , California .

Nhớ lại hồi đầu tháng 3-2009, Thầy Thiền Chủ Hội Thiền Tánh Không DHN đem chuông mõ và mấy sư trẻ lạ hoắc vô nghĩa trang Peek Family ở Little Saigon tụng kinh gõ mõ rùm beng, cầu siêu cho vong hồn Thiền sinh Lưu Văn Trí, pháp danh Không Nguyên, cựu Trung tá VNCH, đã bỏ đạo PGHH theo phái thiền của DHN. Vụ tụng kinh gõ mõ nầy của Thiền chủ DHN dành cho vong hồn ông Lưu Văn Trí đã làm ngỡ ngàng Giáo Hội PGHH miền Nam California của ông “giáo sư trim cây, cắt cỏ” Nguyễn Thanh Giàu vì họ bị DHN giựt mối… “giáo sự” khá sộp, không dễ gì có được!

Trái lại, với cái chết của cố Thiếu tá Lê Tấn Trinh, Thiền chủ, cựu Đại tá Tỉnh trưởng DHN không hề có một lời chia buồn, một đồng phúng điếu, đừng nói chi đến tận nơi nhà quàn tiễn đưa người quá cố vốn là một đàn em thân tín từ hơn 40 năm qua. Trong khi đó, dù không được mời tham dự Đại Hội Thiết Giáp vừa qua ở Nam California, DHN cũng ráng gởi 100 đô đến BTC để chứng tỏ sự hiện diện…vô tướng của mình trong ngày Đại Hội!

Trong khi đó, DHN từng cất công từ Riverside, Nam Cali chạy lên San José thăm…vợ nhỏ của một người bạn đang bị bệnh nằm nhà một mình, ông chồng thì đang ở bên Tây và không hề ủy quyền cho DHN chăm sóc vợ nhỏ của mình! Rồi khi ông chồng trở về, DHN lại một lần nữa xách càng tôm lên thăm bệnh vợ nhỏ của bạn! Tình ý gì đây mà hai lần DHN quan tâm đặc biệt sức khỏe vợ nhỏ của bạn mình đến như thế?

So sánh hai chuyện trên, bệnh của vợ nhỏ người bạn và cái chết của đàn em thân tín, DHN đã chọn vợ nhỏ của bạn mà thăm bệnh, phớt lờ cái chết của cố Thiếu tá Lê Thành Trinh, thì tư cách con người của DHN như thế nào?

DHN có tên mới là Đại Đức Thích Không Như, mặc áo cà sa, nhưng phải chăng áo cà sa chỉ là phương tiện che đậy cái tâm bất chính của con người DHN? Đại Đức Thích Không Như tục danh DHN xưng là Thiền chủ Hội Thiền Tánh Không, dù có tụng ngàn bộ kinh, gõ bể trăm cái mõ vẫn không gột rửa được tư cách bất xứng của mình.

Trong giới đồng hương Vĩnh Long, đồng đội Thiết Giáp và đồng chí Đảng Đại Việt, nhiều người đã không tiếc lời chỉ trích nặng nề Dưong Hiếu Nghĩa về cách đối xử vô luân, có hiếu với vợ bạn, mà bất nghĩa với bạn, của một người ngòai 80 tuổi như Dương Hiếu Nghĩa sắp xuống ngục A Tỳ trình diện Chủ tướng Dương Văn Minh, lại có hành động tuân lệnh, lấy điểm với VC và ngỏanh mặt với cái chết của đàn em thân tín là cố Thiếu tá Lê Thành Trinh.

Thế thái nhân tình thật chán thay

Nhạt nồng trong chiếc túi vơi đầy

Đã không điểu lợi, khôn thành dại

Dở có đồng tiền, lại hóa hay ....

(Bài thơ quên đọan cuối và tên tác giả)

Tuấn Phan

Đại đúc Không Như Dương Hiếu Nghĩa và Cựu ĐT Nhan Minh Trang



***(Dương hiếu Nghĩa thật, thì không đáng nói với hắn ta. Các vị đại tá QLVNCH như Trần văn Phấn, Hồ hồng Nam… và ngay cả nhà báo Việt Thường, cùng ở tù chung tại trại tù Z30D, Hàm Tân, Thuận Hải, đã chứng kiến tận mắt việc Dương hiếu Nghĩa, kể công với thằng thiếu tá công an việt-gian-cộng-sản, giám thị trưởng nhà tù lúc đó, là Trịnh Nhu, rằng:

"Thưa ban, tôi chính là người đã bắn chết hai anh em thằng Diệm và thằng Nhu trong xe tăng của tôi đấy ạ ".

Nghe xong tên Nhu hỏi: "Mày cấp bậc gì?". Dương hiếu Nghĩa cười nịnh: "Thưa ban, đại tá ạ". Tên Nhu lộ vẻ khinh bỉ: "Mày mà là đại tá thì tao phải là đại tướng!"

Trước cảnh đó, ông đại tá Trần văn Phấn, xấu hổ quá, gân quai hàm giật giật, long lanh nước mắt. Còn ông đại tá Hồ hồng Nam thì mặt xưa nay vốn mai mái vì viêm gan và đau bao tử, bỗng đỏ bừng lên như bị lên cơn huyết áp cao.")

Ngày Cuối Cùng: Ngày Thứ Tư, 30 Tháng 4

Trần Đông Phong



Từ trên xuống:

(1) Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu bị bộ đội CS áp giải từ Dinh Độc Lập sang đài Phát thanh Sài Gòn đọc lệnh đầu hàng.

(2) Dương Văn Minh đang ngồi giữa đám bộ đội trước khi đọc lệnh đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn. Người mặc thường phục đứng bên tay phải là sinh viên Nguyễn Hữu Thái.

(3) Đại sứ Graham Martin nói chuyện với báo chí trên chiến hạm Blue Ridge vào buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được lệnh như sau: "Đây là lệnh của Tổng Thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên lạc được với đại sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và đại sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở đại sứ Martin phải phát đi ám hiệu "Tiger, Tiger, Tiger" để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản."

Vào lúc 4 giờ 58 sáng ngày 30 tháng 4, Đại sứ Martin "bị hộ tống" lên trực thăng mang tên là Lady Ace 09, trên chiếc trực thăng này một phân đội Thuỷ Quân Lục Chiến đã được lệnh bắt giữ ông đại sứ để áp tải lên phi cơ nếu ông ta còn chống lại lệnh di tản. Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã cố tình cưỡng lại lệnh của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng ông lại là ân nhân của một số người Việt Nam vì nếu không có ông thì họ không có may mắn được di tản ra khỏi Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975. Theo Ngoại Trưởng Kissinger thì Đại sứ Martin đã phối hợp di tản được 6,000 người Mỹ và trên 50,000 người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn.

Sau khi Đại sứ Martin bị hộ tống lên trực thăng, trong toà đại sứ lúc đó vẫn còn gần 200 người Mỹ mà trong số đó có 170 người là lính Thuỷ Quân Lục Chiến có nhiệm vụ bảo vệ cho chiến dịch di tản. Cuộc di tản vẫn tiếp tục cho đến đúng 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì chiếc trực thăng CH-46 cuối cùng mới rời khỏi sân thượng cuả Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn mang theo Trung Sĩ Juan Valdez, người lính Mỹ và cũng là người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

Chuyến phi cơ trực thăng cất cánh khỏi sân thượng của tòa đại sứ Mỹ vào hồi 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 này đánh dấu sự kết thúc của chính sách "ủng hộ miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong vùng Đông Nam Á" của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua 5 đời tổng thống: Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford trong hơn 20 năm. Đối với người Mỹ, cuộc chiến tranh đã chấm dứt nhưng đối với một số người Việt Nam thì cuộc chiến vẫn chưa tàn. Vào ngày 30 tháng 4, có một số chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tiếp tục chiến đấu dù rằng trong vô vọng.

Dương Văn Minh Ra Lệnh Đầu Hàng

Vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, "Tổng Thống" Dương Văn Minh đã đọc nhật lệnh trên đài phát thanh Sài Gòn ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân thuộc Quân Lực VNCH phải buông súng đầu hàng. Ông Dương Văn Minh đã tuyên bố như sau:

"Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu thì ở đó.

"Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây đang chờ gặp Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào."

"Thủ Tướng" Vũ Văn Mẫu cũng đọc lời kêu gọi mọi tầng lớp dân chúng hãy chào mừng "ngày Hoà Bình cho Dân tộc Việt Nam" và ra lệnh cho mọi công chức phải trở về nhiệm sở. Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng Tham Mưu Phó Quân Lực VNCH nhân danh Trung Tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mưu Trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh cuả "Tổng Thống" Dương Văn Minh về vấn đề hưu chiến.

Dương Văn Minh cũng đưa ra lời kêu gọi những "người anh em bên kia" hãy ngưng mọi hoạt động gây hấn và ông ta nói rằng chính quyền của ông đang chờ đợi được gặp gỡ Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam để cùng thảo luận về "buổi lễ bàn giao quyền hành và để tránh đổ máu cho nhân dân." Dương Văn Minh không hề đề cập đến cũng như không đưa ra lời kêu gọi nào với Cộng sản Bắc Việt, lúc đó dường như ông cố tình làm như không biết việc chính Cộng sản Bắc Việt mới là những người lãnh đạo hàng ngũ những "người anh em bên kia" của ông.

Ông Dương Văn Minh chỉ kêu gọi những "người anh em bên kia" trong cái gọi là "Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam," chắc là ông ta đã nghĩ đến những người lãnh đạo trong cái chính phủ này như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình v.v, nhưng ông ta không biết rằng những người mà ông ta kêu gọi đó không hề có một quyền hành nào, còn những kẻ có quyền hành lúc đó như Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng, ba ủy viên Bộ Chính trị đại diện cho Hà Nội đang thực sự nắm toàn quyền trong chiến dịch Hồ Chí Minh thì ông ta không có đả động tới.

Thượng Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt và đồng thời cũng là Tư Lệnh Chiến trường Miền Nam Việt Nam lúc đó đang nghe lời kêu gọi cuả Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Gòn. Ngay sau đó, thay vì tiến về Sài Gòn để "bàn giao" như lời kêu gọi cuả Dương Văn Minh, Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho "tất cả các quân đoàn, các vùng quân sự và mọi đơn vị các cấp phải tiến càng nhanh càng tốt đến các mục tiêu đã được chỉ định ở sâu trong các đô thị cũng như các tỉnh; kêu gọi địch quân đầu hàng, giao nạp vũ khí và bắt giữ tất cả các sĩ quan từ cấp thiếu tá trở lên; đập tan ngay tức khắc mọi mưu toan kháng cự."

Ông "Tổng Thống" Dương Văn Minh không thể nào biết được rằng trưa ngày hôm đó, Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương đã gửi điện văn số 516/TV ra lệnh cho các cấp lãnh đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh phải "bắt địch đầu hàng vô điều kiện":

"Vấn đề hiện nay là bắt địch đầu hàng không điều kiện chứ không phải cử người thương lượng với địch để ngưng bắn tại chỗ như có nơi đã làm.

Những nơi địch chịu đầu hàng: ta kéo quân vào bắt địch, hạ vũ khí và tước vũ khí của chúng, giải tán quân đội và bộ máy chính quyền của địch, phát động quần chúng truy kích, tiêu diệt bọn gian ác và phản động còn ẩn nấp chống lại ta.

Những nơi địch không chịu đầu hàng: ta cần phát động quần chúng nổi dậy, kêu gọi binh sĩ khởi nghĩa kết hợp với mũi tấn công đánh vào các điểm then chốt của địch, tiêu diệt những đơn vị ngoan cố chống lại ta, buộc chúng phải đầu hàng vkhông điều kiện.

Phải đặc biệt chú ý chiếm lĩnh, khống chế các sân bay không để chúng sử dụng các máy bay để chống lại ta và tẩu thoát."

Ngoài bức điện văn nói trên, chính Võ Nguyên Giáp thay mặt cho Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương cũng đã gửi bức điện văn số 151 ngày 30 tháng 4 năm 1975 gửi cho "anh Sáu" tức là Lê Đức Thọ, "anh Bảy" tức là Phạm Hùng, "anh Tuấn" tức là Văn Tiến Dũng, "anh Tư" tức là Trần Văn Trà và "anh Tấn" tức là Lê Trọng Tấn nội dung như sau:

"Theo ý kiến của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương,

1. Việc chỉ đạo Uy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia Định (kể cả những mệnh lệnh, tuyên bố) giao cho Trung Ương Cục và Quân Uy Miền phụ trách.

2. Hôm nay sẽ ra một lời kêu gọi của Bộ Chỉ Huy Quân Giải Phóng. Chúng tôi đang dự thảo và cho phát.

3. Có thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ khí, nhưng không phải với tư cách Tổng thống mà chỉ với tư cách một người đã sang hàng ngũ nhân dân.

4. Sẽ tuyên truyền lớn về thắng lợi giải phóng Sài Gòn-Gia Định, nhưng nhấn mạnh cuộc chiến đấu đang tiếp tục nhằm hoàn toàn giải phóng miền Nam. Đã chỉ thị chuẩn bị ngày mừng chiến thắng, sau khi hoàn thành việc giải phóng miền Nam sẽ tổ chức thống nhất cả nước. Anh Tố Hữu sẽ có điện cho các Anh.

5. Mười một giờ đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinh Độc Lập.

Gửi các anh lời chúc đại thắng lợi.

Các anh Bộ Chính Trị rất vui, rất vui ...

VĂN”

Như vậy thì trước khi xe tăng của Cộng sản Bắc Việt ủi cổng sắt- đã được mở rộng- để vào chiếm Dinh Độc Lập, nơi mà ông "Tổng Thống" Dương Văn Minh cùng với các ông "Phó Tổng Thống" Nguyễn Văn Huyền, "Thủ Tướng" Vũ Văn Mẫu cùng với một số nhân viên trong "nội các" của họ để chờ "bàn giao" cho Cộng sản thì các giới lãnh đạo ở Hà Nội đã quyết định không coi ông như là "tổng thống" mà chỉ là "một người đã sang hàng ngũ nhân dân," tức là một kẻ đầu hàng, "đầu hàng không điều kiện" như đã nói trong văn thư số 505 cùng ngày. Các sĩ quan Cộng sản cấp dưới cũng đã nhận được lệnh này cho nên đối với họ thì những người tự nhận là tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng v.v. đang ngồi trong Dinh Độc Lập chỉ là những "phó thường dân," những kẻ đầu hàng mà thôi.

Bởi vậy, vào lúc 12 giờ 15 trưa ngày 30 tháng 4, khi chiến xa mang số 879 của Lữ Đoàn Thiết Giáp 203 cuả quân đội Cộng sản Bắc Việt ủi sập hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, "Tổng Thống" Dương Văn Minh "thấy vị sĩ quan Cộng Sản đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của Quân đội Nhân Dân miền Bắc nên ông Minh tưởng rằng đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:

"…Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông."

Viên sĩ quan Bắc Việt chỉ huy đoàn chiến xa này là Thượng Tá Bùi Tùng đã dùng danh từ "mày tao" xẳng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:

"Mày dám nói trao quyền hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mày làm gì có quyền nào để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây.

Ngoài ra tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mày không được ngồi xuống…!"

Người thuật lại những lời đối thoại trên là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, một người rất thân cận với ông Dương Văn Minh. Vào năm 1963 ông là Thiếu Tá ngành Thiết giáp, đã theo Tướng Dương Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đã được Dương Văn Minh tin cậy cử vào phái đoàn đi vào Chợ Lớn "đón" ông Diệm. Trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị giết trên xe thiết vận xa M-113 và từ đó cho đến nay, có nhiều người vẫn còn có nghi vấn là ông Dương Hiếu Nghĩa có thể là một trong những người có trách nhiệm trong cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chắc chắn rằng ông Dương Hiếu Nghĩa không phải là kẻ thù hay có hiềm khích với ông Dương Văn Minh mà đặt điều viết lai sự đối thoại trên đây nếu chuyện đó không có thật.

Chiều hôm đó, Cộng sản không cho phép Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống của VNCH, họ đã áp giải ông đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời kêu gọi như sau:

"Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam."

Ngay buổi chiều ngày 30 tháng 4, Đài Phát Thanh Giải Phóng loan báo kể từ nay, thành phố Sài Gòn được cải danh là "Thành Phố Hồ Chí Minh."

Kể từ ngày hôm đó, ngày 30 tháng 4 năm 1975,

Sài Gòn đã mất tên, Sài Gòn không còn nữa.

Kể từ ngày hôm đó,

Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà không còn nữa.

Và cũng kể từ ngày hôm đó, tại Miền Nam Việt Nam Tự Do cũng không còn nữa.

Trần Đông Phong


(Trích trong: "VNCH-10 Ngày Cuối Cùng)

GHI CHÚ:

1- Đại Thắng Mùa Xuân, trang 329-331.

2- Văn kiện Đảng: trang 332-333.

3-Dương Hiếu Nghiã: "Hồi Ký Dang Dơ," kể lại theo lời của Trung Tá Nguyễn Văn Binh, cựu Quận Trưởng Gò Vấp, cựu dân biểu, có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn. Xuân Thời Luận, California 2004, trang 141.

No comments: