Saturday, May 23, 2009

GHPGVNTN- GIẤC MƠ LÃNH TỤ 50-62 Het

GIẤC MƠ LÃNH TỤ



Phần 50/62


Về phía giáo sĩ có 2 linh mục miền Nam được CS tín nhiệm, đó là LM Huỳnh Công Minh và LM Trương Bá Cần. 2 LM này đã được LM Nguyễn Đình Thi, một cán bộ VC nằm vùng ở Pháp, móc nối khi còn du học ở Pháp


o LM Huỳnh Công Minh : Huỳnh Công Minh là một đảng viên nồng cốt của Đảng CSVN trong công tác Công giáo vận. Trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa VI năm 1976, ông được chọn làm đại biểụ Trong phiên họp ngày 7/7/77, sau khi Lê Duẩn đọc Báo Cáo Chính Trị, ông đã lên đọc một bài tham luận đúng sách vở của đảng :

"
Báo cáo chính trị làm hho tôi thêm xác tín rằng mẫu con người mới, mẫu xã hội mới mà Quốc hội sẽ đề ra để toàn dân ra sức thực hiện trong giai đoạn lịch sử này chẳng những không có gì mâu thuẫn với tôn giáo, với tín ngưỡng chân chính, trái lại còn rất phù hợp với Tin Mừng của Chúa Kitô Giêsụ

"Báo cáo chính trị làm cho tôi càng xác tín thêm nữa rằng con người mới, xã hội mới mà mọi người đều mơ ước, mà mọi người tin vào Chú Kitô Giêsu mãi mơ ước, con người mới đó, xã hội mới đó không thể có được, không bao giờ có được nếu không có Đảng Lao Động VN, đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức.

"Phần tôi, tôi nguyện suốt đời phục vụ cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở yêu nước, yêu CNXH, suốt đời làm nhịp cầu nối kết quần chúng CG mà đại bộ phận là nhân dân lao động, với đại gia đình VN, kiên quyết đập tan mọi âm mưu chia rẽ, đội lốt tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng của đế quốc và tay saị" (Thông tấn xã VN, 7/7/77)


Cũng giống như TT Thích Minh Châu, LM Huỳnh Công Minh là một người được huấn luyện về nghiệp vụ đàng hoàng, lúc nào ông cũng tỏ ra hoà nhã và khiêm tốn, không bao giờ bênh vực công khai chế độ CS khi thuyết giảng hay khi nói chuyện với các giáo sĩ và giáo dân. Ông chỉ kêu gọi phải hợp tác với phường khóm. Ông không giữ chức vụ gì quan trọng trong tổ chức CG quốc doanh, nhưng trong thực tế ông nắm hết mọi quyền hành trong tổ chức nàỵ Mọi việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển các giáo sĩ và các hoạt động của GHCGVN đều được chuyển cho ông cứu xét và đề nghị nhà cầm quyền CS thì mới chấp nhận. Ông luôn thi hành đúng mọi chỉ thị của đảng.


o LM Trương Bá Cần : có Tiến sử Sử học ở Pháp. Ông điều hành tờ tuần báo Công giáo và Dân tộc, dùng tờ báo này để bênh vực XHCN và vận động người CG thi hành chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên báo Công giáo và Dân tộc Xuân 1982, ông viết :

"Từ lâu, trước ngày giải phóng, tôi xác tín không có con đường thứ ba giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩ xã hộị Do đó, chấp nhận CNXH, đương nhiên tôi chấp nhận sự hợp tác với những người CS.

"Ngoài ra, kinh nghiệm trong 5 năm qua ngày càng thuyết phục tôi rằng sự lựa chọn CNXH là tốt nhất. Riêng tôi, hằng ngày tôi sống trong sự hợp tác giữa người CS và người CG. Tôi xác tín rằng chúng tôi có thể cùng nhau làm việc. Nhưng hợp tác có nghĩa gì ? Đối với tôi, điều kiện tuyệt đối là có sự kính trọng nhaụ Không chỉ là sự dung thứ cho người khác tồn tạị Nhưng tôi lập lại sự kính trọng, mà người ta chỉ kính trọng cái mà người ta thừa nhận là có giá tri.. Tôi thấy rằng những người CS kính trọng chúng tôị Về phía chúng tôi, chúng tôi đã học được rất nhiềụ Chúng tôi đã học biết những giá trị thật của CNXH. Đó là một lý tưởng cụ thể, phục vụ người khác".

Vào khoảng 1989, suy nghĩ của ông hơi thay đổi nhưng chưa ai chắc điều đó có phải thật hay giả. CS đã nhờ ông viết lại lịch sử GHCGVN để biện minh cho chế dô.. Có lần CS nhờ LM Phan Phát Huồn viết lại bộ Việt Nam Giáo Sử, nhưng khi LM Huồn hỏi tại sao không nhờ LM Trương Bá Cần thì CS trả lời, "Linh mục viết người ta mới tin. Trương Bá Cần viết người ta không tin !".

Nhìn chung, ngoài 2 LM Minh và Cần ra, các LM quốc doanh khác không đóng vai trò gì quan tro.ng. Các LM Phan Khắc Từ, Trần Thiện Cẩm, Vương Đình Bích,...chỉ là loại chạy cờ, có việc gì CS say thì làm.

Đa số các linh mục và trí thức CG thiên tả như Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Thanh Lãng...đều là những người tốt nghiệp về thần học và triết học ở Pháp hay Bỉ, nên thường nhìn các vấn đề chính trị và xã hội của đất nước dưới lăng kính của triết học. Họ dùng Tâm và Lý để phân tích và xác định con đường mà đất nước phải chọn. Họ không có thói quen quan sát các sự kiện đang diễn ra rồi dùng Trí để phán đoán và chọn con đường thich hợp nhất. Mỗi khi thấy con đường họ tưởng là đúng, đã có nhiều nguy hại trong thực tế, họ quay ngược trở lại và tấn công thẳng vào con đường mà họ từng cổ võ. Bằng bài báo "Dấm chua mật đắng" trong cuốn "30 năm xáo trộn", nhóm Sống Đạo đã khuyến cáo các tổ chức của người CG đứng lên chống lại sự lộng hành của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc miền Trung do CS giựt dâỵ Nhưng khi nhận ra được những tệ hại của chế độ CSVN, họ không hề đưa thêm má bên kia cho CS đánh mà trái lại đã mạt sát chế độ CS bằng những lời lẽ chua cay hơn những người thường. Sau đây là một mẫu chuyện ngắn giữa công an và Nguyễn Ngọc Lan, được NGL ghi lại trong cuốn "Nhật Ký 1990-1991" :


"Ông có di thăm linh mục Chân Tín không ?
- Làm sao tôi đi được ?
- Như ông viết qua báo chí đó : Duyên Hải bây giờ đang bị sốt rét như di.ch. Người ta đang bảo là Nhà nước khéo chọn chỗ
để đày linh mục Chân Tín đó.
- Linh mục Chân Tín năm nay bao nhiêu tuổi ?
- 71.
- Thôi, tôi gặp ông Lan chỉ có vậỵ"


Trước đây, 2 linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan đã có lập trường khuynh tả hoàn toàn, nhưng sau khi sống với chế độ CS một thời gian, họ nhận ra CNXH không tốt đẹp như họ tưởng, họ đã quay lại chống chế độ một cách mạnh mẽ. Với những thành phần này, không thể coi họ là thành phần quốc doanh, nhưng những nhận định sai lệch của họ về chính trị, xã hội và tôn giáo một đôi khi rất tai hạị Đi vào chính trị, triết gia luôn bị đánh bại một cách thê thảm. Thân phận của họ cũng giống nư thân phận của một triết gia đi qua sông mà người Tây phương thường đem ra chế giễu :


Triết gia hỏi ông lái đò :

- Ô
ng có biết làm toán hông ?
- Tôi không biết.
- Thế là ông đã mất một phần tư cuộc đời rồi.

Một lúc sau, triết gia lại hỏi câu thứ hai :

- Ông co biết viết không ?
- Tôi không biết.
- Thế là ông mất nửa cuộc dời rồi !


Thuyền đến giữa sông, triết gia hỏi câu thứ ba :

- Ông có biết đọc không ?
- Tôi không biết.
- Thế là ông mất ba phần tư cuộc đời rồi !



Khi triết gia vừa dứt lời thì sóng gió lớn nổi lên; ông lái đò liền quay lại hỏi triết gia :

-
Ông có biết bơi không ?
- Tôi không biết.


Ông lái đò lắc đầu :

- Thế thì ông mất cả cuộc đời rồi !


Trong buổi nói chuyện trên đài phát thanh vào ngày 26/10/1939, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đã nói :"Người cấp tiến là người hai chân đã được trồng chặt vào khoảng không".



Phần 51/62



Khi các triết gia nói trên nhận được sự thật thì đã quá muộn, phương cách để cứu vãn không tìm thấy dễ dàng ở trước mắt. Nhưng dù sao họ cũng còn có thể quyết định quay trở lạị Những thành phần gia nhập Đảng CS như các linh mục Nguyễn Đình Thi, Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh thì không còn đường trở lại nữa : hoặc tiếp tục đi trong sai lầm hoặc chết. Kỷ luật Đảng không bao giờ dung tha thành phần phản Đảng.


Mặt Trận Tổ Quốc luôn tìm cách đề cao vai trò của các linh mục quốc doanh, nhất là vai trò của linh mục Huỳnh Công Minh. Mọi việc phong chức, bổ nhiệm và thuyên chuyển giáo sĩ cũng như các hình thức sinh hoạt tôn giáo đặc biệt đều phải có đề nghị của linh mục này mới được nhà cầm quyền chấp thuận. Hôm 10/7/89, Hồng Y R. Etchegaray ghé thăm Saigon, báo Saigon Giải Phóng loan tin ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp, Chủ tịch UBNDTP đã tiếp Đức Hồng Ỵ Cùng tham dự cuộc tiếp tân này có "TGM Nguyễn Văn Bình và GM giáo phận Saigon Huỳnh Công Minh". Bản tin trên đã làm mọi giới CG bất bình. Nhiều người đã gọi điện thoại phản đối báo SGGP và yêu cầu TGM Bình đính chính. Báo SGGP ngày 13/7/89 đăng một cột nhỏ cải chính nói "Linh mục Huỳnh Công Minh là linh mục chánh sở nhà thờ chánh tòa Saigon chứ không phải GM giáo phận Saigon như đã loan tin". Qua bản tin cố ý đăng sai đó, mọi người đều thấy rõ ý định của CS muốn đưa linh mục Hùynh Công Minh làm GM giáo phận Saigon.


Tuy được sự hỗ trợ của Mặt Trận Tổ Quốc, các linh mục quốc doanh viết hay nói gì cũng không ai nghẹ Đi đâu họ cũng bị giáo dân xa lánh. Linh mục quốc doanh còn lo sợ các biện pháp kỷ luật của Tòa Thánh Vatican. Năm 1992, trong văn thư số N4708/92/RS ngày 20/5/92 gởi cho GM Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Angelo Sodano đã yêu cầu Hội Đồng GMVN lưu ý các giáo sĩ về "Tuyên ngôn của Bộ Giáo Sĩ về những hiệp hội và những phong trào mà các giáo sĩ không được tham gia" công bố ngày 8/3/82 với mục đích nhắc nhở các linh mục không được tham gia vào các tổ chức CG quốc doanh. Tuyên ngôn này nói rõ :"Ai hành động trái với lịnh cấm hợp pháp của thẩm quyền GH có thể bị phạt một cách chính đáng, kể cả phạt vạ, chiếu theo các điều phải tuân giữ theo luật".



* Thành lập Giáo hội Công giáo Việt Nam Tự trị không được, quay lại thành lập "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước" :


Năm 1980, Hà Nội quyết định bước qua giai đoạn mới gọi là "giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân". Trong giai đoạn này, CS cho áp dụng các biện pháp để quốc hữu hóa tất cả tài sản của các nhà tư bản lớn và địa chủ để đưa vào quốc doanh, ép buộc các nhà tư bản hạng trung hợp tác kinh doanh với chính phủ CS. Đây là một hình thức mượn vốn và tay nghề của tư nhân để xây dựng các cơ sở kinh doanh và sản xuất, rồi đưa vào hợp tác xã hay biến thành công ty quốc doanh trong giai đoạn kế tiếp. Song song với các biện pháp kinh tế, CS cũng tiến thêm một bước thứ hai trong việc đưa tôn giáo vào quốc doanh. Chữ "quốc doanh" được Hà Nội dịch ra tiếng Anh là "state-run", tức do nhà nước điều hành. Dân chúng đã dùng chữ này để chỉ các tổ chức do chính phủ điều khiển.

CS muốn tiến tới "quốc daonh hóa" CG trước cả PG. Đầu năm 1980, Ban Tôn giáo chính phủ và Mặt Trận Tổ Quốc đã đưa linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Chủ tịch "Ủy ban Liên lạc Công giáo Yêu Tổ quốc và Hòa bình", từ Hà Nội vào Saigon tổ chức một hội nghị CG mở rộng vào ngày 5/1/80. Hội nghị này dã đi đến quyết định thành lập "Ủy ban Vận động Công giáo" nhằm tiến tới việc thành lập một Giáo hội Công giáo VN tự trị tách rời khỏi Vatican. Xong CG rồi, ngày 12/2/80, CS mới cho lập "Ủy ban Vận động Thống nhất Phật giáo". Nhưng về phía CG, CS đã gặp rất nhièu khó khăn vì không kêu gọi được một GM nào tham gia vào Ủy ban, còn hầu hết giáo sĩ và giáo dân thì tỏ ra e dè.

Tháng 11/81, CS đã hình thành được một Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhờ sự hợp tác chặt chẽ của các Hòa Thượng Thích Minh Châu, Thích Quảng Liên và nhất là có sự đồng thuận của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống và HT Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hoá đạo GHPGVNTN hệ phái Ấn Quang. Nhưng về phiá CG, CS đã hoàn toàn thất bạị

Trong một bản phân tích tình hình các tôn giáo tại miền Nam năm 1981, Tổng cục An ninh của CS đã nhận định rằng 2 tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo chỉ là 2 giáo phái chính trị nên phải giải tán. Về phía PG, bản nhận định nói rằng việc kiểm soát không có gì khó khăn, vì PG không có tổ chức chặt chẽ và trong những ăm "kháng chiến" Đảng đã gài được nhiều cán bộ nồng cốt vào bên trong để hoạt dô.ng. Những thành phần chống đối đã bị loại bỏ hoặc cô lâp. Vậy có thể tiến tới thống nhât ngay mà không gặp trở ngại nàọ Riêng về phía CG, bản nhận định cho biết GHCG là một GH được tổ chức rất chặt chẽ, gồm những người lãnh đạo và cán bộ có kiến thức, giáo dân đều đã được huấn luyện thuần thành. Bản phân tích cho biết riêng giáo phận Saigon có khoảng 40 linh mục có bằng tiến sĩ hoặc tương đương và phân rõ lập trường, thái độ của từng nhóm cũng như cách đối phó. CG có Hội đồng Giám mục là một cơ quan lãnh đạo tập thể, rất khó dùng ảnh hưởng của một vài cá nhân để chi phốị CG lại có hậu thuẫn của Vatican và các nước CG Tây phương nên nếu hành động không khôn khéo thì có thể gây hậu quả bất lợị Bản phân tích đề nghị dùng nhiều biện pháp để khống chế và làm tiêu hao dần giáo hội này như đã áp dụng tại miền Bắc từ 1954-1975 : Tìm cách cô lập các giáo sĩ và giáo dân có khả năng lãnh đạo, lưu lại một thời gian lâu dài khoảng 200 giáo sĩ đang bị giam giữ trong các trại cải tạo cho đến khi tình hình ổn định, hạn chế chặt chẽ việc phong chức, bổ nhiệm các chức sắc mới thay thế những chức sắc đã qua đời, cô lập và phân tán các dòng tu, v.v...

Mặt Trận Tổ Quốc đã nhiều lần mở cuộc thăm dò để thành lập một Giáo Hội Công Giáo VN tự trị, nhưng đã bị cự tuyệt. Các giáo sĩ và giáo dân được mời họp để hỏi ý kiến đều trả lời rằng chỉ có Hội đồng Giám mục mới có quyền quyết định được điều đó. Ngay các linh mục quốc doanh cũng không ai dám công khai ủng hộ đề nghị của CS. Cuối cùng, CS đã quyết định tạm thời tiến tới việc thống nhất các tổ chức CG quốc doanh trong khi nghiên cứu lại làm sao để đ^'i phó với CG để thành lập một GHCGVN tự trị, tức là nằm dưới sự điều khiển của CS.

Ban Tôn giáo Chính phủ đã giao cho linh mục Nguyễn Thế Vịnh của miền bắc đứng ra thành lập một tổ chức CG quốc doanh thống nhất. và một dại hội đã được triệu tập tại hà Nội từ 7-10/11/83. Biết linh mục Vịnh không đủ thẩm quyền và uy tín để triệu tạp một hội nghị như vậy nên Mặt Trận Tổ Quốc đã đứng ra hành đô.ng. Mặt Trận tại mỗi địa phương đã chỉ định các thành phần tham dự đại hộị Trong dại hội người ta thấy có 299 "đại biểu" thuộc 32 tỉnh trong nước, trong đó có 142 linh mục, 11 tu sĩ và 146 giáo dân. Để làm cho Đại hội đi đến thành công, Hà Nội phải đưa Huỳnh tấn Phát, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc, đứng ra lãnh đạo đại hộị Đặng Thành Chơn, chuyên viên về khống chế tôn giáo của Ban Tôn giáo CS cũng có mặt để theo dõi từng diễn biến của đại hộị Trong đại hội, đại diện chính quyền CS cũng như một số đại biểu cò mồi đã nhấn mạnh khá nhiều về "vấn đề CGVN" với gợi ý nên tiến tới việc tuyên bố tách rời GHCGVN ra khỏi Vatican vì GHVN đã trưởng thành. Chuyện này đợc bàn tán nhiều sau Đại hội nên tờ Công giáo và Dân tộc phải lên tiếng xác nhận "không có vấn đề tự trị".


Phần 52/62



Đại Hội đã quyết dịnh thành lập "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước" và đề cử linh mục Nguyễn Thế Vịnh làm Chủ ti.ch. Đại hội cũng chấp thuận một bản Điều lệ và một bản Nghị quyết do Ban Tôn Giáo CS soạn sẵn. Điều 2 của bản Điều lệ ghi rõ :

"Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước VN là một tổ chức thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc VN, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCNVN và Cương lĩnh của Mặt Trận Tổ Quốc VN".


Điều 3 của bản Nghị quyết đã nói về vai trò của phong trào CG Yêu nước như sau :

"Đại hội cũng nhận định : vượt qua những gian lao thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN và Chủ tịch HCM vĩ đại, với sự quan tâm giúp đỡ của Mặt Trận Tổ Quốc VN, phong trào CG Yêu nước đang lớn ma.nh. Yêu nước là truyền thống vẻ vang của dân tộc VN, là đòi hỏi thiêng liêng của tình thương Kitô giáo, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân VN. Trong thời đại ngày nay, nội dung yêu nước phải gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội và phải gắn liền nghĩa vụ yêu nước với nghĩa vụ đấu tranh cho hòa bình và công lý trên thế giới".

Linh mục Nguyễn Thế Vịnh làm Chủ tịch được 6 tháng thì mất. GM Bùi Chu Tạo cho biết những tháng cuối cùng của cuộc đời, linh mục Vịnh thường tỏ ra hối hận về sự lầm lẫn của ông trong việc tham gia Đảng CSVN, và rồi việc tới phải tới, những ngày trước khi qua đời linh mục Vịnh đã xin chịu các phép bí tích. Một nhân vật khác là linh mục Hồ Thành Biên đã thay thế linh mục Vi.nh.

Tại Saigon, "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước Việt Nam" đã được cấp một biệt thự ở số 15 đường Tú Xương, Q3, để làm văn phòng thường trực và sinh hoạt. Cũng giống như nhóm người đào tạo ra nó, Ủy ban chiếm phòng hội của Trung tâm CGVN ở đường Trần Quốc Toản làm nơi hội họp. Ủy ban cũng định chiếm dụng nhà sinh hoạt của giáo xứ Tân Định để làm cơ sở ấn loát và phát hành báo chí, nhưng bị kháng cự lại nên không chiếm được. Ủy ban có một tờ tuần báo là tờ "Công giáo và Dân tộc" do linh mục Trương Bá Cần làm chủ nhiệm. Ủy ban dùng tờ báo này để kêu gọi giáo dân hợp tác với chính quyền. Trong 1 bài phhỏng vấn dành cho báo Eglises d'Asie, GM Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN, đã trả lời bằng tiếng Pháp về trường hợp của "Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước" và tờ "Công giáo và Dân tộc" như sau :

"Ủy ban thủ một tờ báo CG duy nhất tại miền Nam VN. Tuy nhiên tờ này hay tờ kia (ở Bắc) đều đã được coi như là những cơ quan của chính phủ. Những bài viết trong tờ báo luôn bênh vực chính sách của chính quyền và thường công kích GH. Họ không có ý kiến đứng đắn về GHVN...

"2 trong những người đại diện (của Ủy ban) đã gởi cho tôi một lá thư trong đó họ than phiền họ đã bị cả chính quyền lẫn hệ cấp thẩm quyền CG coi như một công cụ kiểm soát của chính quyền. Tôi đã trả lời họ rằng những sự nghi ngờ đó có căn cứ. Họ đã mất sự tin tưởng của người CG". (Nguyễn Ngọc Lan, "Nhật ký 1990-1991, Tin, Paris, 1993, tr. 236-237).



Tuy được sự trợ giúp của Mặt Trận Tổ Quốc, Ủy ban trên không hoạt động gì được, vì giáo dân cũng như giáo sĩ chỉ biết Hội đồng Giám mục VN chớ không cần biết Ủy ban nàỵ

Với chỉ thị của Tòa Thánh Vatican cấm các giáo sĩ không được tham gia vào các tổ chức tôn giáo quốc doanh, vai trò của Ủy ban cũng sắp cáo chung, vì các giáo dân tham gia ủy ban không có ai có uy tín hay khả năng điều hành nó.



* Tiếp tục đánh phá Công giáo :


Nam 1985, khi quyết định tiến tới giai đoạn mà CS gọi là "Tiến lên Xã hội chủ nghĩa", CS quyết định đưa các ngành tư doanh còn lại vào hợp tác xã hay biến thành công ty quốc doanh. Tại Saigon, Q3, nơi còn nhiều cơ sở tư doanh nhỏ, đã được chọn làm thí diểm. Song song với biện pháp kinh tế, CS cũng quyết định đi thêm một bước nữa trong việc khống chế CG.

Khoảng 200 công an đã được huấn luyện tại Tiệp Khắc về tôn giáo vụ được đưa vào miền Nam, phân phối cho các thành phố Đà Nẵng, Biên Hòa, Đồng Nai và Saigon là những nơi có nhiều giáo dân tập trung. Tại Saigon, huyện Thủ Đức đã được chọn làm thí điểm vì nơi đây còn một số đông các cơ sở dòng tu và các giáo xứ miền Bắc di cự Trong năm 1986, một số dòng tu ở Thủ Đức như Đức Bà Truyền Giáo, Đồng Công...đã được lệnh phân chia ra nhiều "hộ" nhỏ, mỗi hộ không quá 10 ngườị CS sẽ cấp những căn nhà riêng biệt cho các "hộ" này tiếp tục đời sống tu trì. Các cơ sở của các dòng còn lại sẽ được đặt dươi quyền quản lý của nhà nước. Vụ đánh phá Dòng Đồng Công năm 1987 cũng nằm trong chiến dịch xé lẻ các dòng tu để diệt dần.

Năm 1986, CS lại triệu tập một Đại hội Toàn quốc "Những người Công giáo Việt Nam Xây dựng và Bảo vệ Hòa bình" lần thứ 2 tại Hà Nội để hình thàn một GH Thiên Chúa Giáo VN tự trị, tách rời khỏi Tòa thánh Vatican như năm 1983, nhưng vẫn thất bại, vì các giáo sĩ và giáo dân tham dự đại hội vẫn trả lời như trước : Vấn đề tự trị hay không tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng Giám mục, họ không có thẩm quyền.

Sự phản ứng của CS Hà Nội về việc Tòa Thánh Vatican quyết định phong thánh cho 117 vị chân phước tử đạo tại VN ngày 19/6/1988 cũng rất quyết liệt. Linh mục Trương Bá Cần đã viết nhiều bài phân tích cho rằng việc phong thánh là sai lầm. Nguyễn Đình Đầu hô hào tẩy chay phong thánh. Hội đồng Giám mục VN bị đả kích nặng nề vì đã ký đơn xin phong thánh. Nhiều cuộc họp hay hội thảo để phản đối quyết định phong thánh đã được triệu tập, nhưng đa số giáo dân và giáo sĩ đều cho rằng việc phong thánh là chính đáng. Cuối cùng Hà Nội đành bó taỵ


Phần 53/62


Nhưng không may cho Đảng CSVN là cuộc đổi tiền vào tháng 9/1985 đã đem lại những hậu quả ngày càng nghiêm trọng, kin tế suy sụp hoàn toàn, bắt buộc Đảng CS phải đổi mới để sống còn. Sự khống chế CG cũng được nới rộng ra để khỏi bị lên án khi kêu gọi đầu tư và vay mượn tín dụng ngoại quốc. Nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tin rằng CG là nguồn ngoại tệ đáng kể vì có sự giúp đỡ của Vatican và các tổ chức CG quốc tế. Tuy nhiên sự nới rộng này chỉ có ảnh hưởng đến một số sinh hoạt giới hạn như cho phong thêm một số linh mục, đồng ý cho bổ nhiệm một số giáo phẩm vào các chức vụ đã bị khiếm khuyết từ lâu, cho in một số sách Thánh Kinh... Đặc biệt, người CG không còn bị xếp vào công dân hạng 6 như trước nữạ Một vài lãnh vực đại học và cơ quan công quyền đã thu nhận giáo dân. Tuy nhiên, nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho việc bổ sung từ hàng GM trở lên. Ngày 25/8/1993, nhà cầm quyền CS đã bác bỏ quyết định của Vatican cử GM Huỳnh Văn Nghi làm Giám Quản Giáo Phận (Diocesan Administrator) Tòa GM Saigon và cũng không cho TGM Nguyễn Văn Thuận trở về nhận chức TGM Saigon khi TGM Nguyễn Văn Bình từ nhiệm vì lý do già yếụ Trước đây, khi TGM Nguyễn Kim Điền, TGM Giáo phận Huế qua đời ngày 8/6/88, Hà Nội cũng không cho Vatican cử người thay thế. Đó là những âm mưu của CS làm tê liệt guồng máy lãnh đạo của GHCGVN. Nhưng GH này vẫn tiếp tục hoạt động bình thường là nhờ có Hội đồng GM, do đó âm mưu của CS không ảnh hưởng nhiềụ Ngày 15/4/1991, Hội đồng GMVN đã gởi đến Tổng Bí Thư Đảng CSVN một Bản Góp Ý đề cập đến 2 vấn đề quan trọng sau :

- Vấn đề xây dựng đất nước : Phải lấy phương châm "phục vụ con người toàn diện" làm mục tiêu hàng đầu, phải có dân chủ thật sự và đặt tổ quốc lên trên hết. Tránh đồng hóa tổ quốc với Xã hội Chủ nghĩa, vì XHCN cũng chỉ vì tổ quốc và nhân dân.

- Vấn đề tôn giáo : Hiến pháp có công nhận quyền tự do tín ngưỡng, nhưng việc thi hành quyết định này gặp nhiều khó khăn phiền hà. Phải coi quyền tự do tôn giáo là một thứ quyền lợi chứ không phải là một đặc ân. Các quy chế về tôn giáo, trước khi ban hành phải đem lấy ý kiến của toàn dân, nhất là tín đồ các tôn giáo chứ không nên áp đặt. Tạo điều kiện cho tôn giáo thực hành lý tưởng nhân ái, chia xẻ hoàn cảnh của những người gnhèo túng, nhất là ở những nơi xa xôi hẻo lánh, đừng lo sợ tôn giáo đề cao cá nhân hay tập thể.

Bản góp ý này đã được các giới trong và ngoaì nước đánh giá như là một tiếng nói thẳng thắn và xây dựng thiết thực, và đã làm cho CS lúng túng.

*

Bây giờ ta quay lại câu chuyện giữa CGVN và CSVN từ 1981. Dù đang ve vãn Vatican để mở rộng bang giao và vay mượn tín dụng của Tây phương, nhưng sở dĩ CS không bao giờ từ bỏ chính sách khống chế GHCGVN là vì họ tin rằng đây là một tổ chức có thể gây nguy hiểm cho chế độ của ho..

Nhắc lại sau khi thanh toán tờ Đạo Nhập Thế, công an bắt luôn ông Vũ Huy Bá, hiệu là Xuân Huy, vào ngày 8/9/81 về tội xuất bản bất hợp pháp tờ Sống Đức Tin và kết án ông tập trung cải tạo 5 năm. Ông Xuân Huy đã dùng tờ Sống Đức Tin để phê bình sự hướng dẫn lệch lạc về giáo lý của tờ báo CG quốc doanh là tờ "Công giáo và Dân tộc" của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước. Nhóm này đã yêu cầu công an bắt ông. Sau khi ra tù, ông cùng gia đình được đi định cư tại Mỹ năm 1993 và ông đã viết cuốn "Đức tin đại thắng" nói về các vụ đàn áp CG tại VN.



Phần 54/62


Cũng vào năm 1981, CS bắt đầu cho in nhiều sách, truyện bôi nhọ, chống báng CG, như cuốn "Tây dương Gia Tô bí lục", hoặc các cuôn tiểu thuyết như "Ruồi trâu", "Đất mặn", "Cánh cửa bên ngoài",... Hà Nội ra lệnh đóng cửa Trung tâm Đắc Lộ của các cha Dòng Tên; ngược lại, họ cho mở cửa Đại chủng viện Saigon ngày 15/3/81, để giữ "mặt nổi" tự do tín ngưỡng. Nhưng Đại hội La Vang này 15/8/81, do TGM Nguyễn Kim Điền và GM Thể chủ tọa với 40 linh mục và 10,000 giáo dân tham dự đã là sự thách thức chế đô.. Sau đó, TGM Điền bị kêu đi "làm việc" 4 ngày và gặp nhiều rắc rối khác. Ông bị cấm không được sang Vatican tham dự cuộc họp của Bộ Truyền giáọ

Phản ứng lại hành động ngăn trở mục vụ, hội nghị của Hội đồng Giám mục VN ngày 7/8/82 đã bàn về vấn đề mở cửa các chủng viện. Nhưng sau khi gặp Hoàng Quốc Việt và ban lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc VN (MTTQVN) họ mới biết là CS chỉ cho phép mở các đại chủng viện ở các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Saigon và Cần Thơ mà thôị

Năm 1983, nhằm mục đích xóa dần vai trò của GH chính thống, CS cho thành lập "Ủy ban Đoàn kết CG Yêu nước" (UBCGDKYN) gồm có một số tu sĩ quốc doanh như Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ...dưới sự chỉ đạo chặc chẽ của Ban Tôn Giáo nhà nước và MTTQVN. Nhưng Ủy ban này gặp sự chống đối mạnh mẽ của đa số GM, linh mục, giáo dân cả nước. CS muốn đưa linh mục Huỳnh Công Minh lên chức đại diện giáo phận Saigon để thao túng, mua chuộc các tu sĩ vào trong Ủy ban, rồi sẽ giải tán cái bình phong này, biến những người của Ủy ban trở thành cấp lãnh dạo của GHCG và sẽ tìm cách tách rời sự lãnh đạo của Vatican trong vị thế "tự trị". Nhiều GM công khai phản đối vài trò của Ủy ban này liền bị CS kêu đi "làm việc" và Tòa GM bị công an canh chừng cẩn mật.

Dù vẫn cho một số GM có chức quyền xuất ngoại sinh hoạt mục vụ, hoặc chấp thuận Tòa thánh cho phong chức GM một vài người, nhưng CS vẫn tiếp tục chiến dịch khủng bố tinh thần. Ngày 9/8/83, toà án CS tại Saigon đã đem ra xử vụ án Dòng Tên và kết án 12 linh mục và tu sĩ về tội "âm mưu lật đổ chính phủ" vì đã phổ biến tờ báo "chui" Nhập Thế.

UBDKCGYN mở đại hội tại Hà Nội, từ 8-11/11/83, gồm có 142 linh mục và 11 tu sĩ tham dự, nhưng bị TGM Huế Nguyễn Kim Điền và một số GM phản đốị Các vị này sau đó lại phải đi "làm việc". GM Nguyễn Như Thể từ chức TGM phó giáo phận Huế để phản đốị TGM Điền đã vạch rõ bản chất của Ủy ban này qua những thư gởi cho các linh mục Vịnh và Trinh của nhóm quốc doanh, nêu ra 3 điểm chính :

- Chính sách Mác-Lê dùng Ủy ban để phá hoại GHCG với sự xác minh rằng "Nhà nước XHCN đoàn kết các tôn giáo trên cơ sở ích lợi chung, trong một mặt trận thống nhất cùng toàn dân đấu tranh cho độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội; đồng thời xây dựng GH độc lập, thoát ra khỏi sự lệ thuộc GH nước ngoài" ("Chủ nghĩa khoa học xã hội", 1978, tr. 188).

- Trên thực tế Ủy ban đã có ý định tách rời khỏi GH toàn cầu, trực tiếp viết thư mời các linh mục mà không qua GM; nhà nước CS làm áp lực trên các GM...

- Trên thực tế, nhà nước CSVN xem Ủy ban này là GH chính thức.


Để ngăn chặn làn sóng chống đối của GHCG, ngày 23/2/84, CS ra lịnh bắt giam 27 nữ tu dòng Chúa Quan Phòng, cùng với linh mục Mao và Cổ Tấn Hưng. Ngay sau đó, TGM Điền và GM Phạm Ngọc Chi đã bị kêu lên "làm việc" suốt 2 tháng 3 và 4/1984. HDGMVN đã triệu tập phiên họp từ 16-23/5/84 bàn về 2 vấn đề sôi nổi nhất là vụ TGM Điền và UBDKCGYN. Hội đồng không có quyền nên không thể can thiệp mạnh mẽ cho TGM Điền, nhưng cho biết sẽ có phản ứng mạnh với UBDKCGYN nếu Ủy ban này can thiêp vào nội bộ của GHCGVN. Không được đi tham dự phiên họp này gồm có các vị Nguyễn Kim Điền, Lê Hữu Cung, Phạm Văn Dụ, Phạm Ngọc Chi và Nguyễn Như Thể.

Với chiến thuật "vừa xoa vừa đánh", CS lại cho phép GH in sách nguyện cho linh mục và sách lễ giáo dân và đồng ý dể mỗi miền chỉ được mở 2 chủng viện.



* Giai đoạn "Tiến lên XHCN" :


Như ta đã biết, năm 1985, Hà Nội tuyên bố giai đoạn thực hiện chế độ "Dân chủ nhân dân" tại miền Nam VN coi như đã hoàn tất và bắt đầu đi tới giai đoạn "Tiến lên XHCN". Muốn vậy, phải thực hiện một chương trình được gọi là "Cải tạo XHCN". Trong chương trình này, tôn giáo cũng được coi là đối tượng hàng đầu phải được "cải tạo". Tháng 9/85, Hà Nội ra lịnh kiểm kê tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh của tư nhân còn lại để đưa vào hợp tác xã, đồng thời ra lịnh đổi tiền để vô hiệu hóa các nguồn vốn của tư nhân còn lạị Về phương diện kinh tế, UBNDTP Saigon đã quyết dịnh chọn Q3 làm thí điểm, vì nơi đây có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ laọi nhỏ của tư nhân.

Về phương diện tôn giáo, thì CS đã đem 200 công an học về công tác "tôn giáo vụ" ở Tiệp Khắc ra phân phối khắp nơi để phụ trách công tác xóa bỏ và vô hiệu hóa dần các cơ sở tôn giáọ Các chùa chiền, dòng tu và cơ sở tôn giáo bị kiểm tra thường xuyên. Nhiều tu viện và cơ sở tôn giáo đã được lịnh chuẩn bị để được phân tán mỏng ra từng hộ 5-10 người, không cho tập trung nữạ Nhiều tu sĩ đã được Mặt Trận Tổ Quốc khuyến cáo trở về với gia đình hay lập gia đình.

Cũng vào năm 1985 nhằm vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm VN, ngày 14/1/85, Đức Giáo Hoàng đã gởi chúc thư chúc Tết các GMVN và nhắc nhở qua Roma để tham dự lễ "viếng mộ Thánh Phêrô", nhưng thư bị CS tịch thụ Ngày 6/3/85, lá thư này được công bố trên đài phát thanh Vatican. HDGMVN dự định họp từ ngày 4/5/85, nhưng CS bắt dời lại ngày 20/5/85. Sau đó nhiều GM không được đi sang Roma, chỉ có Hồng Y Trịnh Văn Căn, TGM Nguyễn Văn Bình và GM Huỳnh Đông Các được phép đi từ ngày 7-24/11/85.

CS tìm cách cô lập và làm khó dễ GM Phạm Ngọc Chi, TGM Nguyễn Kim Điền, nhất là sau vụ CS gọi là "vụ gián diệp" Trương Thị Lý, Bề trên Tu hội Dòng Mến Thánh Giá Huế, bị bắt vào tháng 7/85 chỉ vì mang văn thư của TGM Điền vào Saigon (cái chết đột ngột vào 8/6/88 của TGM Điền, một người mạnh mẽ lên tiếng chống đối chính sách đàn áp tôn giáo của CS hiện vẫn còn là một nghi vấn). CS cô lập TGM Điền lấy cớ là để tránh bị "mạo danh" nói những điều bất lợị Ông liền viết thư mục vụ ngày 19/10/85 nhắn nhủ mọi người trong tương lai "đừng tin" những gì cho rằng ông có nóị Để làm giảm bớt không khí căng thẳng này, UBNDTPHCM chính thức cấp giấy phép cho mở Đại chủng viện Saigon. Trước đó họ cho mở Đại chủng viện tại Hà Nộị Ngày 24/11/85, Đức Giáo Hoàng gởi một sứ điệp đến hàng giáo phẩm VN khen ngợi đức tính cần cù và lòng can đảm, và nhắn nhủ "những đau khổ giống như hạt lúa mì rơi xuống đất chết đi sẽ sinh nhiều bông hạt khác". Trong dịp dâng thánh lễ cho VN ngày 13/12/85, DGH gởi một thư chung cho các GMVN, kể tên từng vị và nhắn nhủ tận tâm loan truyền sứ điệp tin cậy mến, trong đó có đoạn ông viết :"Tôi khuyến khích các linh mục, cho dù có gặp trở ngại, hãy tiếp tục con đường dẫn đến một xã hội được tình thương biến cảị Vì sức mạnh của việc rao giảng tin mừng sẽ trở nên yếu ớt nếu những người rao giảng tin mừng chia rẽ nhau".Sứ điệp này càng làm cho sinh hoạt CG căng thẳng hơn. Suốt năm 1986, TGM Điền bị cán bộ Đảng kêu đi "làm việc" nhiều lần và ông phải vào nhà thương điều tri.. Ông tuyên bố đang "ở trong tình trạng bách hại" và cương quyết giữ "5 không" : không nói, không viết, không ký; và nếu CS bắt giam thì sẽ "không ăn, không uống".



Phần 55/62



Năm 1987 có 2 biến cố quan trọng : vụ án dòng Đồng Công và việc phong 117 Thánh tử đạo Việt Nam.

Sáng ngày 15/5/87, có khoảng 40 công an huyện Thủ Đức bất ngờ đột nhập vào khu vực dòng Đồng Công tọa lạc trên ngon đồi Thủ Đức với lý do cần kiểm tra hộ khẩu; đúng vào lúc dòng này đang tổ chức một khóa học "Gia đình Đồng Công" quy tụ 62 giáo dân nam nư từ khắp nơi đến tham dư.. Khóa học này vẫn được phép tổ chức hàng năm, nhưng công an lập biên bản tại chỗ, bắt từng người làm bản tự khai rồi yêu cầu họ giải tán. Nhưng đây chỉ là màn đầu đến dọ thám địa hình của công an để chuẩn bị đàn áp. Sáng hôm sau, 16/5/87, linh mục Trần Đình Thủ, cha Bề Trên Cả, cũng là người sáng lập dòng Đồng Công, và thầy Trần Trung Thần, đã bị gọi lên công an huyện Thủ Đức để "làm việc", bắt viết những bản tự khai về tất cả sinh hoạt của Dòng. Đến trưa, hơn 40 công an võ trang đầy đủ đã đưa linh mục Thủ trở về và vây kín khu nhà Dòng. Công an CS đọc lệnh kiểm tra toàn bộ tu viện, đặc biệt là khám xét rất kỹ căn phòng làm việc của linh mục Thủ, trước sự soi mói của 2 cán bộ Phòng An ninh Nội tuyến (P16) là Trần Thanh Tá và Nguyễn Văn Đảng.

3 giờ chiều cùng ngày, công an đòi khám xét khu Kitô Vương, cũng thuộc nhà dòng nhưng cách 400m, nơi dùng để canh tác hoa màụ Công an ngang nhiên bắt giữ 5 thầy và tịch thu hết đồ đạc. Phi lý hơn, công an dùng xe vận tải chở hết gạo và một số đồ đạc của nhà dòng mà không hề lập biên bản tịch thụ Đến 6 giờ chiều, hàng ngàn giáo dân nghe tin này đã kéo đến dòng Đồng Công bao quanh khu vực, với gậy gộc, dao búa, xăng,

gạch đá..., ngay vào lúc chuyến xe vận tải thứ tư của công an đến thu cướp gạo, giáo dân đã bao vây chiếc xe này, đập bể kính, đánh nhau với công an tài xế, và chận một chiếc xe khác. Một số công an bị đánh đến ngất xỉu, nhiều tên khác bỏ chạỵ Giáo dân đã canh thức khu nhà dòng suốt đêm, cận chiến với công an. Thừa dịp này, công an đốt cháy khu nhà Kitô Vương, đập phá nhiều căn nhà khác, làm cho không khí phẫn nộ càng dữ dội hơn. Sáng hôm sau, 17/5/87, giáo dân kéo dến ngày một đông; có cả sự tham gia của nhiều giáo dân đến từ Saigon, Hố Nai Biên Hòa... Biển người tràn vào bên trong tu viện làm cho công an phải chạy ra ngoàị Đến đêm, tiếng kinh cầu nguyện vang vọng với những bài thánh cạ


Báo Saigon Giải Phóng ở Saigon nhanh chóng chụp mũ dòng Đồng Công "hoạt động chống phá cách mạng", với nhiều tang chứng như Giáo Cương Gia Đình Đồng Công bị xem là truyền đơn; các dụng cụ văn phòng, máy in ronéo cũ kỹ, chiếc bàn cắt giấy nhỏ, ít giấy vụn, vài bình mực in kinh sách...được xem là những tang vật "chống nhà nước".

Sáng 18/5/87, một số tu sĩ khuyên giáo dân giải tán nhưng không được. Công an thành phố Saigon và huyện Thủ Đức phải nhờ các linh mục chánh, phó xứ đạo đến họp "giúp giải quyết". Công an còn đọc thư của GM phụ tá Saigon Nguyễn Văn Nẫm (vì TGM Bìng đi Âu châu) kêu gọi giáo dân đừng tụ tập "để nhà nước dễ làm việc". Nhưng giáo dân vẫn tiếp tục thức đêm tại nhà dòng và xảy ra bạo động đẫm máu khi phát hiện ra một số công an chìm xâm nhập vào hàng ngũ. Một công an bị đâm chết, 2 tên khác bị trọng thương. Đến ngày 19/5/87, bộ đội Quân đội Nhân dân hỗ trợ công an CS vây chặt đường phố và hôm sau mọi người trên đường phố đều bị khám xét. Tối hôm đó, công an, bộ đội xông vào tu viện bắt giữ 40 tu sĩ, kể cả các vị già yếu, bệnh tật đang ở Giáo sĩ Dưỡng đường của dòng Đồng Công. Chiều ngày 21/5/87, toàn bộ dòng Đồng Công bị CS chiếm giữ. Linh mục Trần Đình Thủ bị bắt giam sau đó và bị xử tù chung thân ngày 18/10/87.


Phần 56/62



CS còn bày tỏ sự khó chịu khi Bộ Truyền giáo Tòa thánh Vatican thiết lập Văn phòng Phối kết Tông đồ Mục vụ Hải ngoại và chỉ định Đức ông Trần Văn Hoài làm giám đốc tiên khởị

Ngày 4/1/1988, phái đoàn GM Hoa Kỳ do Đức cha Mahoney dẫn đầu đến thăm VN tìm hiểu sinh hoạt CG. Đức cha Mahoney chủ trương kêu gọi chính phủ Mỹ hủy bỏ cấm vận và bang giao với CSVN. Để "đáp lễ" việc này, CSVN ra lịnh thả 35 linh mục tuyên úy quân độị

Trong không khí đau buồn sau vụ CS tiêu diệt dòng Đồng Công, GHCGVN lại thêm đau buồn trước cái tang của Đức cha Phạm Ngọc Chi, Đức cha Lễ và nhất là TGM Nguyễn Kim Điền bị CS ám hại ngày 8/6/88 vì tinh thần đấu tranh can đảm cho tự do tín ngưỡng của ông.


Một biến cố vui mừng đối với GHCG nhưng trở thành sự phẫn nộ đối với chế đô.. Tòa thánh long trọng cử hành đại lễ Phong thánh 117 Vị Tử đạo VN vào ngày 19/6/88 (trùng ngày kỷ niệm Quân lực VNCH). CS đã ra lịnh các cơ quan truyền thông liên tiếp bôi nhọ quyết định phong thánh của Vatican. Hàng ngàn giáo dân VN ở hải ngoại đã đến Roma tham dự, với cờ quốc gia nền vàng 3 sọc đỏ được thực hiện với nhiều hình thức, vì ban tổ chức không chấp thuận khách tham dự mang cờ VN.


Trước tình hình bất ổn trong nước qua những vụ đấu tranh của bà con nông dân, các tu sĩ Phật giáo, của văn nghệ sĩ ngày 24/11/88, CS phải giảm bớt sức căng với CS và ra lịnh phóng thích TGM Nguyễn Văn Thuận sau khi bắt giam ông 13 năm không xét xử. Đến 27/3/89, tương kế tựu kế, CS cho TGM Thuận xuất ngoại thăm cha mẹ và Đức Giáo Hoàng, rồi không cho ông về nữạ

Đầu tháng 1/89, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng là Đức Hồng Y Etchegaray đã cùng với Đức ông Phương sang VN thăm một số địa phận. Bất chấp sự rỉ tai đe dọa của công an địa phương, 20000 giáo dân tại Hà Nội, 120000 tại Phát Diệm, 250000 tại Bùi Chu, tương tự ở Hải Phòng, Saigon, Long Xuyên...đã vui mừng tiếp đón phái đoàn.

Ngày 6/12/89, Hội đồng Giám mục họp và bầu ban thường vụ mới : Đức cha Nguyễn Minh Nhật giữ chức vụ chủ tịch, Đức cha Lê Phong Thuận làm tổng thư ký.

Ngày 1/2/90, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn qua đời tại Hà Nộị Đức Giáo Hoàng cử Đức Cha Etchegaray, Đức ông Celli và Đức ông Nguyễn Văn Phương sang dự lễ an táng và thương thảo với CS về việc bổ nhiệm GM cho 5 giáo phận trống khuyết, truyền chức linh mục, tự do làm việc mục vu.... Kết quả không như ý muốn của phái đoàn.

Một sự kiện khác là CS ra lịnh bắt giữ linh mục Chân Tín và giáo sư Nguyễn Ngọc Lan (cựu linh mục) ngày 16/5/90. Linh mục Chân Tín bị bắt và bị lưu đày ở Minh Hải vì tập hồ sơ có tên "Nói cho con người" gồm một số bài tham luận, văn kiện gởi cho các cơ quan CSVN, cũng như các vị bề trên của Tòa thánh; đặc biệt là 4 bài giảng vào mùa chay năm 1990, trong đó ông kêu gọi lãnh đạo CSVN nên "sám hối" tội lỗi của ho.. Giáo sư Lan bị quản thúc ở Saigon vì tập nhật ký 1989-1990 tố cáo chính sách vi phạm nhân quyền của chế đô.. Trước năm 1975, 2 vị này từng có những hoạt động thân Cộng ở miền Nam.


"Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước" họp đại hội lần II ngày 16/10/90 để củng cố tình "đoàn kết" với không khí tẻ nhạt, chỉ có 300 người tham dự; trong số này chỉ có 13 linh mục (so với đại hội năm 1983 là 142 linh mục) và linh mục Võ Thành Trinh được bầu làm chủ ti.ch.



Phần 57/62



Trong tháng 12/91, tập thể giáo dân An Thượng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã viết liên tiếp nhiều dơn khiếu nại gởi các cấp nhà nước CS ở tỉnh để phản đối hành động cướp đất nhà thờ thuộc giáo xứ An Thươ.ng. UBND phường đã ngang nhiên bán khu đất này cho Ngân hàng Công thương để lấy tiền mặt. Bất chấp lời khẩn cầu của giáo dân, Ngân hàng Công thương đã đem vật liệu đến tiến hành xây dư.ng.

Đến tháng 1/92, Đức Ông Celli và Đức Ông Thượng lại sang VN thương thảo lần thứ hai, về các vấn đề bổ nhiệm Giám Mục, chủng viện, phong chức, giáo sư ở miền Nam và từ nước ngoài về bổ sung cho các chủng viện, nhìn nhận những linh mục được chịu chức "chui", trợ giúp nhân đạo,... Vấn đề giải quyết cũng còn nhiều trắc trở. Lần này, CS từ chối không cho Đức Ông Trần Ngọc Thụ (Bí thư của DGH) đi trong phái đoàn và chỉ cho phái đoàn lưu lại VN có 5 ngàỵ

Nhằm ngăn chặn các linh mục quốc doanh đang tìm cách phá đạo, ngày 20/5/92, Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh gởi thơ nhắc nhở các linh mục, tu sĩ về thông tư năm 1982 là không được gia nhập các tổ chức chính tri.. Ban Tôn Giáo CS phản đối rằng, "quyết định như vậy là trái với Hiến pháp VN và quyền công dân về nhân quyền, và cũng trái với thỏa thuận chung là những vấn đề Vatican định thực hiện ở VN cần trao đổi thống nhất với chính phủ VN trước".

Tháng 12/92, dù đang bị giam giữ ở Minh Hải, linh mục Chân Tín phổ biến 2 lá thư ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo và khi phân tích nội dung lá thư trên của Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, ông tố cáo bản chất công cụ của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu n+ớc (UBDKCGYN). Ông đã dùng những từ ngữ rất rõ nghĩa để chỉ "chế độ độc tài đảng trị chống con người và tôn giáo", "đảng phái vô nhân đạo", "một chế độ vô nhân đạo"...

Đâù tháng 2/93, Đức Ông Celli và Đức Ông Phương đến VN lần thứ ba (lẽ ra là vào tháng 11/92, nhưng CS hoãn lại chỉ vì muốn đào xong một cái hồ nước làm tăng "vẻ đẹp" trong khu vực Tòa Khâm Sứ cũ). Lần này phái đoàn thảo luận về sự trở về VN của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, bổ nhiệm GM cho 4 địa phận Saigon, vấn đề tự do hội họp và hoạt động của Hội đồng GMVN, mở thêm Đại chủng viện, cho các linh mục đi tù "cải tạo" về được làm mục vụ, các dòng tu được thu nhận ơn kêu gọi của giáo dân (đã được HDGMVN nêu lên trong bản kiến nghị ngày 18/10/92), vấn đề thiết lập quan hệ giữa VN và Vatican, vấn đề linh mục không được gia nhập UBDKCGYN. Cũng trong thời gian này, theo tờ Eglise d'Asie xuất bản tại Pháp số ra ngày 16/5/93, thì công an đã mở thêm chiến dịch lùng soát 4 giáo phận, phân tán một cuộc họp bình thường của 27 giáo dân, bắt mỗi người phải nộp phạt 10,000 đồng nhưng không ghi số tiền này vào biên bản.


Với kết quả vẫn ở trong tình trạng cầm chừng, trong phiên họp của HDGMVN từ ngày 12-19/10/92 để bầu ban thường vụ, các GM đã gởi kiến nghị cho ông Võ Văn Kiệt và Ban Tôn Giáo CS, yêu cầu tôn trọng tự do sinh hoạt của HDGMVN, được quyền đào tạo thêm chủng sinh, quyền điều động nhân sự và yêu cầu trả lại những tài sản của giáo hội đang bị cưỡng đoạt.

Trước sự im lặng của CS, Ban Thường vụ HDGMVN sau 3 ngày họp đã gởi kiến nghị lên Ban Tôn Giáo CS ngày 19/3/93 yêu cầu : Tăng số người đi du học, chiêu sinh và giáo sư Đại chủng viện. Xin mở các tu sở chuẩn bị ứng sinh, mở lại Đại chủng viện Huế, các chủng sinh mãn khóa đương nhiên được chịu chức. Tổ chức hàng năm các khoá bồi dưỡng cho các tu sĩ nam nữ.

Trước tình hình sôi động dữ dội với cuộc đấu tranh cho tự do tín ngưỡng của đồng bào Phật giáo, nhất là biến cố hơn 40,000 Phật tử biểu tình ở Huế, CS vừa tiếp tục gia tăng việc đàn áp Phật giáo, vừa mưu kế gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo bằng một hành động tạo vẻ hòa hoãn với CG. Ngày 12/5/93, linh mục Chân Tín được tự dọ Ngày 18/5/93, linh mục Trần Đình Thủ trong vụ án dòng Đồng Công được cho về nhà nhưng bị quản thúc. Ngày 19/11/93, 4 tu sĩ dòng Dồng Công được phóng thích. Tuy nhiên, với sự ám ảnh thường xuyên về "diễn tiến hòa bình", theo tờ Eglise d'Asie, Bộ Nội Vụ CS đã hủy bỏ vào phút chót một buổi hội thảo của đại diện các nhà báo Thiên Chúa Giáo dự định tổ chức vào đầu tháng 6/93 tại Saigon, với lý do "thời điểm không thuận tiện". Buổi hội thảo có chủ đề "Sự đóng góp của các tôn giáo vào sự phát triển VN", theolời mời của tạp chí Công giáo và Dân tộc (cơ quan ngôn luận của UBDKCGYN) và đã được ông Võ Văn Kiệt chấp thuận.


Phần 58/62



Ngày 23/7/93, TT Võ Văn Kiệt ra chỉ thị "nhà nước cho phép hành đạo, phù hợp với pháp luật của nhà nước, song nghiêm cấm các hoạt dộng lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống chính quyền, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc". Song song, CS công khai chứng tỏ việc tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho GHCGVN như sửa chữa nhà thờ, in ấn sách đạo, cho đào tạo giáo sĩ nhưng bên trong, CS yêu cầu GHCGVN phải báo cáo trước chương trình hoạt động tôn giáo và nắm vững quy định về hoạt động đối ngoại của tôn giáọ Thêm vào đó, CS kiện toàn các Ban tôn giáo của họ ở địa phương, tăng cường tuyên truyền chính sách tôn giáo qua các phương tiện truyền thông ở trong và ngoài nước.

Những bước "trá hòa" của CS chỉ làm cho sinh hoạt đòi hỏi tự do tín ngưỡng của giáo dân càng mạnh mẽ hơn. Ngày 12/8/93, trong khi 40,000 tín hữu hành hương tại nhà thờ La Vang (tỉnh Quảng Trị) thì hàng ngàn truyền đơn của Phong Trào Đòi Tự Do Cho Công Giáo đã phổ biến trong dịp nàỵ Nội dung bản truyền đơn hoàn toàn ủng hộ các đòi hỏi chính đáng được ghi trong bản kiến nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HDGMVN) gởi cho nhà nước CS ngày 19/3/93.

Để gia tăng áp suất các đòi hỏi tự do tín ngưỡng, ngày 20/10/93, HDGMVN lại gởi kiến nghị cho ông Võ Văn Kiệt, yêu cầu :

- Về mục vụ : không phải xin phép đi làm mục vụ trong địa hạt của mình, tự do phân bổ linh mục, có nhà in riêng, xuất bản một tập san, được mở trường để giáo dục thanh thiếu niên.

- Về nhân sự : các dòng tu được nhận ứng sinh và GM được nhận dòng tu đến làm việc, linh mục "cải tạo" sớm được thi hành chức vụ, không làm khó dễ những người xin học đạo, tự do lựa chọn ứng sinh, sớm giải quyết trường hợp Đức Cha Nguyễn Văn Thuận.

- Về cơ sở : sớm mở Đại chủng viện Huế, mở thêm Đại chủng viện Xuân Lộc (gồm 3 địa phận Đà Lạt, Xuân Lộc, Phan Thiết), Đại chủng viện Thái Bình (gồm Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng), trả lại Hoc. viện Đà Lạt để mở phân khoa Thần Học, tu sở chuẩn bị ứng sinh 3 năm cho mỗi địa phận, trả lại các cơ sở của GHCGVN, dễ dàng xây nhà thờ nhà nguyện ở vùng kinh tế mớị

Vấn đề trở về VN của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, TGM phó địa phận Saigon, đã dược ngã ngũ. CS lập lại nội dung bản thông cáo của UBNDTPHCM (ngày 15/9/93), vu cáo Đức Cha Thuận là "từng tham gia vào việc chia rẽ, đàn áp tôn giáo, có nợ máu với nhân dân" để dứt khoát với Vatican về việc đưa Đức Cha cai quản địa phận Saigon, thay thế Đức Cha Bình đang bịnh nặng, vì lo sợ Đức Cha Thuận có thể lôi kéo giáo dân Saigon nổi dậy chống chế độ

CS đã từng đồng ý với Vatican về việc bổ nhiệm GM Huỳnh Văn Nghi (địa phận Phan Thiết) kế vị Đức Cha Bình, nhưng lại cho rằng Vatican đã "đơn phương bổ nhiệm GM Huỳnh Văn Nghi là Giám quản Tông tòa Giáo phận HCM", nên không đồng ý. Lý do rất giản dị vì CS thấy sức khoẻ của Đức Cha Bình đã hồi phục phần nào nên muốn duy trì chức vụ lãnh đạo giáo phận Saigon của ông để dễ bề thao túng. Tuy nhiên, Đức Cha Nghi vẫn thực hiện chức vụ mà Tòa Thánh bổ nhiệm.


Phần 59/62


Ngày 23/10/93, Đức Cha Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam, đã hủy bỏ buổi lễ phong chức cho 11 vị linh mục để phản đối hành động của CS không chấp nhận chức vụ mới của Đức Cha Nghi và không để ngài làm chủ tế ngày phong chức kể trên, dự trù vào ngày 24/10/93.

Đầu tháng 11/93, một Ủy ban Hợp tác Các Tôn giáo tại VN đã triệu tập một buổi họp bí mật, dưa ra một bản tuyên cáo như hình thức truyền đơn truyền đi rộng rãi khắp nơi trong nước, nội dung ủng hộ các đề nghị của HDGMVN và yêu cầu phóng thích Hòa Thượng Thích Huyền Quang và các vị cao tăng khác.

Phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Celli và Đức Ông Phương lại đến VN lần thứ tư, từ 3-13/3/1994. Kết quả lần thảo luận này đã được Đức Ông Celli cho biết trong cuộc phỏng vấn trên đài Vatican. Ông nói :"...Tôi thấy rằng con đường phải đi vẫn còn dài trước khi có thể nói là tôn giáo VN được hưởng tự do hoàn toàn về tôn giáọ Về vấn đề này, tôi cũng muốn minh định rằng tự do tôn giáo không phải chỉ là tự do làm việc thờ phươ.ng. GHCGVN không bị chối bỏ quyền nàỵ Tự do tôn giáo bao gồm một thực tế rộng lớn hơn, ví dụ như tự do thành lập các hội đoàn công giáo, tự do các cơ sở giáo dục, từ thiện...". Ông còn cho biết vì không còn cách nào khác hơn nên phải đồng ý việc "Vatican sẽ thương thảo với nhà nước CS trước khi có quyết định bổ nhiệm các GM tại VN".

Chỉ một tuần sau, ngày 20/3/94, Ban Tư tưởng Văn hóa của Đảng CSVN đã phổ biến "tài liệu lưu hành nội bộ" có nhan đề "Hoạt động của một số thế lực thù địch và chống đối". Sau khi liệt kê những hoạt động "cực kỳ phản động" của tổ chức Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, tài liệu này tố giác Ủy ban Công giáo Chống đói, Vì Phát triển (CCFD), có trụ sở tại Pháp, là đã "gởi tài liệu về dân chủ, nhân quyền Tây phương vào VN, đào tạo một số hạt nhân tổ chức nhân quyền quốc tế tại VN. CCFD chú ý tác động vào một số trí thức trẻ, nhất là những người được đào tạo ở nước ngoài...", và ngấm ngầm vận động giáo dân xóa bỏ Ủy ban Đoàn kết Công giáo nhà nước. Được biết, tổ chức công giáo CCFD tài trợ rất nhiều sinh hoạt tại VN từ nhiều năm quạ


Trong Đại hội Mặt Trận Tổ Quốc vào tháng 8/94, Đỗ Mười lớn tiếng cảnh giác "những lạm dụng tôn giáo phá hoại tình đoàn kết dân tộc" sẽ bị trừng trị thích đáng. Một tháng sau, Hội đồng GM Hoa Kỳ, ngày 15/9/94, kêu gọi CS phải gia tăng tự do tôn giáo tại VN.

Ngày 24/11/94, Đức Giáo Hoàng quyết định bổ nhiệm Đức Cha Thuận là Phó Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình. Kế đó, ngày 26/11/94, Đức Cha Phạm Đình Tụng được phong Hồng Y, sau khi ông được bổ nhiệm chức Tổng GM Hà Nội từ ngày 23/4/94.


Ngày 26/3/95, phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Celli và Đức Ông Phương đến VN lần thứ 5, tiếp tục bàn thảo với Ban Tôn Giáo CS về : việc bô nhiệm các GM cho các giáo phận còn bị bỏ trống, hoặc có GM cao tuổi; đặc biệt là ở Hưng Hóa, Saigon, Phú Cường, Bùi Chu, Quy Nhơn và Long Xuyên; vấn đề yêu cầu CS trả lại các tài sản của GHCG và các vấn đề tự do tôn giáọ Tuy nhiên, Ban Tôn Giáo của CS đã né tránh không muốn đề cập đến việc để Đức Cha Huỳnh Văn Nghi về Saigon giữ chức vụ Chánh Quản Tông Tòa như Tòa Thánh đã bổ nhiệm. Hơn thế, Ban Tôn Giáo còn đơn phương hủy bỏ việc phái đoàn Tòa Thánh đi Saigon để gặp gỡ các GMVN, với lý do là Saigon đang quá bận bịu chuẩn bị kỷ niệm 20 năm cưỡng chiếm miền Nam. Vì thế phái đoàn đã từ Đà Nẵng trở lại Hà Nộị Các GMVN dã gởi thư cho ông VVK yêu cầu để Đức Cha Huỳnh Văn Nghi về làm việc tại Saigon.


Ngày 6/5/95, CS tuyên bố bác bỏ sự bổ nhiệm 4 GMVN của Tòa Thánh, vì cho rằng đây là việc của HDGMVN, Tòa Thánh không cần can thiệp vàọ Ngoài ra, CS còn ngang nhiên đòi Vatican phải giải tán Văn phòng Phối kết Tông đồ Mục vụ, trụ sở ở Roma, do Đức Ông Hoài điều hành, và phải thay đổi đường lối của 2 chương trình Việt ngữ của đài Vatican và đài Veritas (phát từ Phi Luật Tân) phát sóng về VN.

4 tháng sau, ngày 1/7/95, Đức Cha Nguyễn Văn Bình từ trần, hưởng thọ 85 tuôị CS cố tình thổi phồng đám tang ông, khi cho phép mỗi quận ở Saigon cử 700 giáo dân đến tham dự (khoảng 12,000 tín đồ) đám tang ngày 5/7/95.
Phần 60/62


Cố gắng sinh tồn


GHCGVN hiện nay chia làm 3 Giáo tỉnh : Giáo tỉnh Hà Nội (có 10 giáo phận), Giáo tỉnh Huế (có 6 giáo phận) và Giáo tỉnh Saigon (có 9 giáo phận).


Tình trạng sinh hoạt CG trên cả nước rất bi đát, đặc biệt là ở miền Bắc. Như ở địa phận tỉnh Thái Bình chẳng hạn. DGM Nguyễn Văn Sang, Phó chủ tịch HDGMVN, trong cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Trần An Bài nhân dịp ông sang Roma ngày 5/10/92, cho biết giáo dân ở đây có khoảng 120,000 ngườị

Trước khi Đức Cha Sang về Thái Bình 2 năm thì giáo phận này không có GM, sau khi GM Đinh Đức Trụ và Đinh Văn Bình qua đờị Hiện nay có 20 linh mục còn trẻ, 2 linh mục già 95 tuổi và 65 tuổi là các linh mục chính trong địa phận. Trong số các linh mục có 8 linh mục được truyền chức nhưng CS không chấp thuận. Về số nữ tu rất khiêm tốn, có khoảng 20 nữ tu già tuổi từ 65-90, trình độ rất thấp và đời sống cực kỳ khổ sở. Nhiều người không biết chữ. Đức Cha Sang muốn gầy dựng một cộng đồng khoảng 100 nữ tu và cho các em vào học nhưng CS không đồng ý. Còn dòng tu chỉ có một số thầy đã có chức Sáu, chức Bốn và khoảng 100 chủng sinh đang sống trong các xứ làm mục vụ mà Đức Cha Sang vẫn phải lo lắng từ tinh thần đến vật chất. Thái Bình nằm sát biển nên bị ảnh hưởng bởi bão táp nhiềụ Hơn 1000 nhà thờ lớn nhỏ (hầu hết đã được xây trên 200 năm) nhưng trên 800 cái cần phải được sửa chữạ Theo Đức Cha Sang "tình hình giữa nhà nước với tôn giáo rất căng thẳng", nên ông phải tìm cách truyền giáo qua những việc làm bác áị Phần lớn nguồn viện trợ đến từ các tổ chức từ thiện ở ngoại quốc.

2 địa phận Bắc Ninh và Lạng Sơn cũng thê thảm không kém. Địa phận Lạng Sơn chỉ có một linh mục và một GM với số giáo dân là 4000 (năm 1990). Đức Cha Dụ ở Lạng Sơn bị quản thúc từ 30 năm quạ Còn địa phận Bắc Ninh với 10,000 giáo dân, 46 xứ đạo chính, 360 họ đạo mà chỉ có 1 GM và 1 linh mục "rưỡi" (vì chỉ có một linh mục được quyền làm mục vụ, còn linh mục kia bị quản chế). Có xứ đạo ở tỉnh Vĩnh Phú hơn 40 năm mà chưa có một thánh lễ nàọ Việc thiếu linh mục có nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân mà linh mục Nguyễn Trọng Tước kể lại vào tháng 11/94 : tại Tòa Giám Mục ở Vĩnh Phú, một bà trọng tuổi vừa đi xe đò từ xa đến, còn dính bụi bậm trên người, đã vội chạy đến thưa với GM : "Bẩm Đức Cha, ông Trùm họ chúng con mới bị bắt". Nhưng khuôn mặt Đức Cha bình thường, như thể ông đã quen lắm rồi những báo cáo, chịu đựng như thế.

Các giáo phận Huế, Qui Nhơn và Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế sau 1975 nên số giáo dân giảm sút trầm tro.ng. Năm 1973, giáo phận Huế có 92,000 giáo dân thì đến năm 1990 chi còn 43,642.

Không thiếu những bằng chứng về sự tiêu diệt đạo giáọ Ngày 24/11/94, linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế đã gởi Ban Tôn giáo Tuyên ngôn 10 điểm, tố giác hành vi chà đạp tự do tín ngưỡng của chế đô.. Ông cho biết Tiểu chủng viện Hoàn Thiện đã bị CS dùng bạo lực cưỡng chiếm từ tháng 12/75 để làm trường trung học, khiến cho gần 300 chủng sinh phải lang thang tu học tại giạ Hơn 100 chủng sinh bị đuổi khỏi Tiểu chủng viện này và Đại chủng viện Huế từ năm 1979. Hiện chỉ còn 15 chủng sinh sống lang tang ở Huế chờ ngày được vào Đại chủng viên khi được mở cửa lạị


Linh mục Lý còn tố cáo chế độ đã trắng trợn xen vào nội bộ của GHCGVN về các qyền tấn phong, bổ nhiệm, cũng như bức bách trách nhiệm Giám quản Huế của Đức Cha Lê Văn Nẫm. Ngay cả Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Phú Xuân, Kim Long, bị CS "thuê" nhưng không không trả 1 xu nào từ 18 năm qua và cũng không trả tu viện này lạị Linh mục Lý từng bị CS bắt giam 15 năm tại Nam Hà, từ năm 1980, vì hành động đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng của ông.


Tính đến 1995, số giáo dân ở VN có khoảng từ 6-7 triệu trên dân số khoảng 74 triệu, chiếm tỷ lệ từ 8.1-9.46%. Điều quan ngại nhất là số linh mục đến năm 1993 chỉ có khoảng 1900 người mà phần đông là già yếụ Tính đổ đồng thì một linh mục chăm sóc cho 1570 giáo dân trong Nam và 6565 dân tại miền Bắc. Cuối năm 1994 chỉ còn 1800 linh mục.


Phần 61/62



Đạo Tin Lành trước cơn bão


Đạo Tin Lành cũng không thoát khỏi tình trạng bị bức tử. Sau năm 1975, tất cả giảng đường ở miền Nam đều "được" xung công thành những cơ quan của nhà nước. Các Mục sư chân chính đều lần lượt bị trù dập vì luôn luôn bị nghi ngờ là "nhân viên CIA của đế quốc Mỹ".


Ngay tháng 5/75, công an CSVN đã bắt giam Mục sư Đào Quang Long vì bài giảng đầu tiên tại Hội Thánh Phúc Âm II, với một câu trong kinh thánh :"Khi người ta nói hòa bình và yên ổn thì thình lình tai họa sẽ xảy đến". Công an phiên dịch rằng câu này muốn "tàn quân Mỹ-Ngụy" đánh .la.i CS. Ông bị xử tù 8 năm trong trại giam Phú Yên. Tháng 12/1977, Mục sư Bùi Văn Nhàn thuộc Hội Thánh Phú Long bị bắt giữ về tội "dụ dỗ người vô đạo", vì ông đã treo biểu ngữ trước hội thánh ngày Giáng Sinh, có nội dung trích từ thánh kinh :"Sáng danh Chúa trên các từng trời cao, bình an dưới đất, ân trạch cho loài người". Mục sư Nhàn bị tù 7 năm. Vẫn tìm lý do để diệt trừ đức tin tôn giáo, cũng năm 1977, công an bắt giam Mục sư Trần Tuôn, Chủ nhiệm Hội thánh Phúc âm I, vì tội tụ tập giáo dân tại nhà thờ để cầu nguyện xin Chúa chữa bịnh cho một cụ già trong xã. Mục sư Tuôn bị giam 8 năm ở trại tù Đức Linh, tỉnh Thuận Hảị Xóm đạo Tin Lành Phúc Âm ở Thuận Hải thường xuyên bị công an hạch hỏi từng nhà về số tiền đóng góp của người đồng hương sống ở hải ngoạị CS vu cáo là "tiền dùng nuôi tàn quân ngụy nên không khai báo với nhà nước". Có người vì quá sợ hãi đã quyên sinh.

Các mục sư bị bắt đều không được đem ra xử, và sau đó toàn bộ tài sản của hội thánh đều bị chiếm đoạt. Từ năm 89-91, số Mục sư bị bắt gia tăng. Ngày 4/12/89, Mục sư Võ Xuân bị bắt giam ở tỉnh Thuận Hải vì tội gặp gỡ các tín đồ tại nhà của họ ở tỉnh Bình Tuy, nơi mà cả 3 nhà thờ Tin Lành bị đóng cửa từ lâụ Ông là Tuyên úy Tin Lành từng bị bắt đi "cải tạo" từ tháng 6/75 đến tháng 4/87. Mục sư Trần Xuân Tú bị bắt năm 1985, giam ở Thuận Hải, vì đã tổ chức các buổi học hỏi, bắt triệt hạ thánh giá trong nhà thờ, rồi chiếm luôn gian nhà nguyện nàỵ Tháng 12/89. Mục sư Võ Minh Hùng bị bắt giam tại tỉnh Pleiku vì tội đã tổ chức các buổi học hỏi kinh thánh tại nhà; sau đó ông bị giam tại trại A-20, tỉnh Phú Yên. Đây là lần thứ ba ông bị giam; lần đầu 1 tuần, lần thứ hai 3 tháng. Tháng 11/89, Mục sư Trần Thể Thiên Phước bị bắt giam lần thứ ba lúc trên đường đi thăm các tín đồ và bị kết tội "gây rối loạn". Ông bị đày ải ở trại Tống Lê Chân, tỉnh Sông Bé.


Phần 62/62


Ngày 22/2/91, Mục sư Đinh Tiện Từ bị bắt khi vừa ra khỏi nhà mộ tín đồ. Công an đã đến nhà ông lục soát kỹ lưỡng với lý do có một lá thơ "tố giác gây rối loạn". Ông bị giam ở T-20 Phan Đăng Lưu Saigon, rồi chuyển sang Chí Hòạ Trường hợp Mục sư Từ khá đặc biệt. Ông là người đứng đầu phong trào đọc kinh tại gia mạnh nhất tại VN và từng ở trong Giáo hội Tin Lành đến năm 1988 được nhà nước công nhận. Sau đó, các mục sư quốc doanh có chức sắc đã trục xuất ông vì cho rằng ông truyền "sai lạc giáo lý". Rồi ông trở lại Giáo hội Tin Lành làm việc lại và được cử giữ chức vụ quan tro.ng. Ông bị bắt lại vì bị vu cáo là "lợi dụng việc xã hội cho mục tiêu chính trị". Trước áp lực về nhân quyền, CS đã phóng thích ông vào ngày 6/4/93.

Mục sư Trần Đình Ái bị bắt ngày 27/2/91 và bị giam ở Chí Hòa Saigon vì tội hoạt động tôn giáo trái phép và chống lại chế đô.. Ông đứng đầu một phong trào học hỏi kinh thánh khác, giữ trách nhiệm nhiều giáo phận Tin Lành ở miền Nam, và có những liên lạc mật thiết với Giáo hội Pentacostal ở ngoại quốc. Đến ngày 6/4/93, ông được phóng thích. Ngày 31/10/91, Mục sư Trần Mai bị bắt vì tội "hoạt động tôn giáo bất hợp pháp" và bị giam tại Phan Đăng Lưụ Ông được phóng thích cùng ngày với Mục sư Áị Trước ngày được thả, Mục sư Mai bị biệt giam vì đã nghiên cứu giáo lý.


Tháng 8/89, Mục sư R'Mah Boi, người gốc thiểu số Jarai, huyện Gia Rai, tỉnh Kontum, đã bị bắt vì tội đã vận động 200 đồng bào thiểu số giúp thu hoạch 2 ruộng lúa để giúp 2 tín đồ già yếu, đã bị công an bắt phạt vì tổ chức học hỏi thánh kinh tại nhà. Mục sư Boi bị giam chung với 2 tín đồ này ở trại A-20, tỉnh Phú Yên. Tháng 6/90, Mục sư Ya Tiêm, thuộc sắc tộ Koho, bị bắt giam ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ông là mục sư của 14 cộng đồng thiểu số trên miền Cao nguyên.

Chính vì chứng "dị ứng CIA" nên nhà cầm quyền CS nhìn người truyền giáo đạo Tin Lành nào cũng là gián điệp. Ngày 14/4/93, Mục sư Nguyễn Xuân Bảo, là Mục sư chính của thánh đường Saigon tại Wesminster, tiểu bang California, thuộc Giáo hội Cơ Đốc Cải Cách Mỹ Châu, đã bị trục xuất ngay khi ông và phái đoàn đến phi trường Nội Bài ở Hà Nội, nhưng không được biết lý do cho đến cả hôm naỵ Mục sư Bảo cho biết công tác đến VN của ông hoàn toàn vì lý do nhân đạo, từng ra vào VN 13 lần với nhiều dụng cụ y khoa, thuốc men dể giúp cho các bịnh viện như Chợ Rẫy Saigon, ở tỉnh Đồng Tháp, ở Quảng Nam Đà Nẵng. Ông còn cho biết chỉ một mình ông bị trục xuất, còn những người khác trong phái đoàn thì không, và có thể ông còn có cơ hội đến VN nữa.

Tương tự, Mục sư Nguyễn Quang Minh ở miền Nam california, thuộc Giáo hội Tin Lành Phúc Âm Liên Phái, đã đến VN ngày 19/5/95 và bị bắt giữ ngay khi xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Công an Cục Bảo Vệ Chính Trị 3 của Bộ Nội Vụ CS đã áp giải ông về số 235 đường Nguyễn Văn Cừ để chất vấn chuyến đi của ông. Hành lý của ông bị khám xét kỹ lưỡng và bị tịch thu 18 tài liệu, trong đó có 2 bài do ông viết : "Hướng đạo và Cộng sản" và "Thử bàn một chiến lược chống Cộng cho người Việt hải ngoại". Công an có hỏi lý do và ông trả lời rằng ở Mỹ có tự do ngôn luận và mọi người đều được quyền viết những gì mình nghĩ. Sau đó, công an không cho ông đi Hà Nội như dự định, không trả lời vụ mở phòng tuyên úy như ông đã xin 2 năm trước đó.

Tuy nhiên CS vẫn cho phép một số giáo phái Tin Lành hoạt động ở VN, với sự kiểm soát thường xuyên của Công an Bảo vệ Chính trị, như các tổ chức "The World Church", Giáo hội Quaker...tức là những tổ chức tôn giáo đến VN để làm công tác nhân đạo thuần túy và mang thật nhiều viện trợ vào ! Hiện nay, số tín đồ Tin Lành có khảng 500,000 người, với số Mục sư còn khoảng 200, so với 500 Mục sư trước năm 1975.


Kết luận

Ánh sáng đức tin không vì những chính sách vừa kể trên mà lịm tắt. Trên báo Paris Match, số tháng 5/91, ký giả Pháp Michel Taurac đi thăm VN về đã viết rằng ông đã gặp một linh mục ở Saigon, bị tước đoạt mọi quyền công dân, không nơi cư trú, không việc làm. Ông đã ngủ ngoài đường, che bằng miếng nhựa và đi ăn xin. Ông nói :"Tôi vẫn rao giảng Tin Mừng. Nhờ Chúa giúp tôi, tin chắc rằng chúng tôi sẽ xây dựng lại Giáo hội và thu phục lại con chiên. Mỗi ngày tôi đều cầu nguyện, tôi quỳ gối hướng về Vương Cung Thánh Đường và tượng Đức Me...".

Với nụ cười khiêm tốn, vị linh mục này luôn dấu tung tích của người tù với 14 năm trong trại giam, ban đêm bị cùm một chân, chân trái bị cưa cụt.

Còn tại Hà Nội, ký giả Taurac cho biết đã gặp một vị Thầy chức Bốn đang hành nghề xích lô đã nói :"Những người cầm quyền đều muốn các linh muc. già đị Càng già lụ khụ càng tốt và họ muốn các linh mục chết dần đi, người nọ tiếp nối người kiạ Nhưng ai cũng kính phục sức sông kiên cường và mãnh liệt của Giáo hội này nên cho dù là trên vỉa hè đường hố và trong các trại tù.


Tài liệu :

1) Phạm Văn Phổ, "Cuộc tranh đấu âm thầm và liên tục của Giáo hội VN để đòi quyền tự do tôn giáo", Khai Thác Thị Trường, số tháng 7/8/9/1994.

2) Hoàng Diệu Tâm, "Tôn giáo dưới chế độ Việt Cộng : 1975-1995", Kháng Chiến, số 152, tháng 12/1995.

3) Lữ Giang, "Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến tại VN", 1994.

4) Nguyễn Thị Sông Hương, "Phê bình mùa biển động", nxb Đại Nam, 1992.

5) Chính Đạo, "Tôn giáo và chính trị : Phật giáo 1963-1967", nxb Văn Hoá 1994.

No comments: