Ý nghiã bộ mặtcủa Nguyễn Minh Triết tại Vatican
Ts Hồ Nam Trân
Tiến trình dai dẵng thiết lập ngoại giao giữa Vatican và Liên Bang Nga
Sau khi Lénine thành công áp đặt chuyên chính vô sản trên toàn cõi nước Nga vào ngày 04/11/1917 theo niên lịch grégorien, hay vào ngày 25/10/1917 theo lịch julien (hai niên lịch khác nhau 13 ngày), một chiều dài lịch sử băng giá trong thế bế quan tỏa cảng đối nghịch của CS Liên Xô đối với Tòa Thánh Vatican kéo dài cho tới ngày 01/12/1989.
Trong thời gian ấy mối liên lạc giữa CS Liên Xô và Tòa Thánh La Mã bị ngăn cách bỏi hai bức tường không thể vượt qua. Bức tường thứ nhất là Đệ III Quốc Tế CS Liên Xô, bức tường thứ hai là Chính Thống Giáo tại địa bàn nầy.
Nhưng vào ngày 01/12/1989, TBT Gorbatchev tới thăm ĐTC Jean-Paul II tại La Mã thể theo lời mời của Ngài. Một ký gỉa đã tốc ký các câu chào hỏi ban đầu giữa khách và chủ:
Gorbatchev: “ Con xin cám ơn ĐTC đã mời con tới thăm Vatican, và nhân danh một quốc gia mênh mông mà con đại diện, con muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với các cố gắng tái lập hòa bình của ĐTC ».
ĐTC Jean-Paul II: “ Thật thế con à! Hòa bình và thiện cử.Hai câu nói đầy tâm tình và cởi mở đánh đấu sự rạn rứt của bức tường thứ nhất tiếp theo sự sụp đổ của bức tuờng Bá Linh vào ngày 09/11/1989.
Nhưng phải đợi tới năm 1991, nghĩa là 2 năm sau, bức tường Berlin mới hoàn toàn sụp đổ và kéo theo sự tan biến cuộc chiến trận giữa CS Liên Xô vô thần và Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Tuy thế, tại Liên Bang Nga, Liên Bang còn lại sau Xô Viết, bức tường Thống Giáo có tới 85% dân Nga theo đạo.
Mãi tới ngày 03/12/2009, TT Medvedev tới La Mã trong nét vui cười, v à sau buổi đầu gặp gỡ với giữa ĐTC, đã tuyên bố : « Tòa Thánh Vatican và Liên Bang Nga sắp lập quan hệ ngoại giao toàn diện : sắp có một Khâm Sứ Tòa Thánh tại Moscou và một đại sứ Nga tại Vatican (theo ký gỉa Madeleine Leroyer) ».
Tuy các nhà ngoại giao nấp sau các tĩnh từ dùng cho Nga : «ngoại giao hòan toàn và thẳng góc », và cho Tòa Thánh : « giao tế thành tâm » giữa hai quốc gia. Cũng vào dịp nầy hai Ngài là ĐTC và Dmitri Medvedev «tranh dành và thi đua» biểu dương thân ái và rộng tay trao đổi các món quà tặng nhau!
Nhưng một trong các kiến trúc sư của cuộc nối lại nhịp cầu phải là Ngài Cyrillen, chủ Thống Giáo Nga. Bậc kỳ lão nầy chưa đầy một năm đảm nhiệm việc lãnh đạo Giáo Hội Thống Giáo tại Nga. Suốt hơn 20 năm qua, Ngài đảm nhiệm ngoại giao của Thống Giáo. Chính Ngài là người đã nối lại nhịp cầu với Tòa Thánh La Mã cũng như chịu đựng các chê trách tại Nga.
Nhưng phải xem chừng, Ngài Cyrillen không phải là đồng hội và đồng thuyền với La Mã. Ngài hay tố cáo Giáo Hội Công giáo có nhiệt tâm «dụ dỗ người dân Nga theo đạo Công Giáo (prosélytisme) : tai tiếng chót xảy ra vào giữa các năm 2002-2003, khi 4 linh mục và một Giám mục Công Giáo bị trục xuất ra khỏi Nga.
Từ nhiều năm nay người ta đồn thổi một gặp gỡ giữa ĐTC và Giáo Chủ Cyrillen. Và điều này luôn có thể thành tựu với điều kiện đừng ai dậm phải bánh tráng của Giáo Hội Công Gíao hay GH Chính Thống Giáo của Nga.
«Ad limina » của người Nga và của bọn CSVN tại La Mã
« Ad limina » tại La Mã của nguời Nga
Sau chuyến thăm La Mã mở màn có tính cách quyết định của TBT Gorbatchev, TT Putin đã chống gậy hành hương tới chốn nầy cũng tới ba lần và chuyến vừa qua là chuyến của TT Medvedev. Một tái lập ngoại giao có chuẩn bị và không dùng thương thuyết hay giao tiếp như một tiếp tục gây hấn và thù nghịch dưới một hình thức khác.
TBT Gorbatchev tới La Mã, trong tiếng cuời ròn rã và thân tình đối với ĐTC, trong mình có cái túi chứa sơ đồ nhắm thay đổi Đệ III Quốc Tế CS bằng hai chiến lược : Tái Phối Trí (Perestroïka) và Trong Sáng Trong Thông Tin (Glasnost) với « mưu đồ » xây dựng mái nhà chung hòa bình Âu-Châu. Ông ta bày tỏ ý chí tạo mối hỏa bình với ĐTC và có chương trình cải tổ cái nôi gây ra chia rẽ và hận thù đối với GHCG toàn vũ. Tuy thế con đường lập lại ngoại giao cần đúng 20 năm sau mới xong. Đó là các đặc trưng của các « Ad limina » của người Nga.
« Ad limina » của CSVN tại La Mã và tại các Giám mục Việt Nam
Vào năm 2007, Nguyễn Tấn Dũng tới Vatican và Toà thánh Vatican thông cáo: “cuộc hội đàm đánh dấu "một bước mới và quan trọng tiến tới bình thường hoá quan hệ tay đôi". Vatican cũng tỏ ý vui mừng thấy quan hệ giữa hai nước được "cải thiện", mở ra "những không gian do tín ngưỡng rộng lớn hơn cho Giáo hội Công giáo". Tiếp sau đó Dũng tới quan sát Toà Khâm Sứ và tới thăm Giám mục Nhơn Chủ Tịch HĐGMVN tại Đà Lạt. Còn Thiền sư Thích Nhật Hạnh tìm tới thăm Nguyễn Văn Triết tại Hà Nội.
Ngày 11/12/2009, Triết tới La Mã và Vatican ra thông cáo: “Vào sáng nay Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã tiếp ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau cuộc hội kiến ông Chủ tịch đã đến gặp Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone S.D.B. và cũng có sự hiện diện của TGM Dominique Mamberti, Thư ký Bộ Liên hệ các Quốc Gia. Đây là cuộc họp đầu tiên giữa Chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Đức Thánh Cha và với các viên chức cao cấp nhất Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh».
Thông cáo phía trên và thông cáo nầy, tuy thời điểm khác nhau và có những sự kiện tố cáo CSVN đã xảy ra, luôn một điệu nhạc du dương, lấy hy vọng làm sự thật. Vì đó là ngoại giao.
Thật thế sau các cuộc công du để lấy điểm tuyên truyền ấy, suốt các năm từ 2007 tới nay, bao sự việc đã xảy ra tại Việt nam: TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Thủ Thiêm, Vĩnh Long, Viện Giáo Hoàng Đà Lạt,Bát Nhã và vô số nhà Dân Chủ bị bắt và kết án. Hoàn toàn trái ngược với tất cả mà TBT Gorbatchev đã làm trước khi tới La Mã.
Khi lên máy bay qua La Mã, từ Dũng tới Triết, trong tay không mang một văn kiện nào nói lên sự cải tổ chính sách nội bộ, hầu gọi là đổi mới cho bang giao. Trái lại chỉ có kéo theo một đống song chảo tanh hôi chẳng khác gì hai khuông mặt hai ông cộng sản trân tráo.
Như vậy CSVN sẽ cần bao năm nữa để có ngoại giao thật tình với GHCG toàn vũ ? Nói theo kiểu thường dân là chờ đến « tết Congo ».Chiến khu CSVN Ba Đình vẫn cứ tiếp tục tấn công GHCGVN. Các « Ad limina » thăm viếng cũng như đối thoại được CSVN dùng như một phương tiện để tiếp tục ăn cướp tư hữu và hữu sản của GHCGVN dưới một hình thức khác. Thử hỏi các thông cáo ấy còn có nghiã gì không ?
Một tiếng trống bể của CSVN Triết
Trong chuyến công du Âu-Châu, Triết dự trù từ mồng 9 đến 19/12/2009. Phái đoàn sẽ kéo đi qua các quốc gia : Ý từ 09-12/12/2009, Tây Ban Nha từ 13-16/12/2009 và Slovaquie từ 17-18/12/2009. Sau đó ngày 19/11/2009 sẽ trở về Bắc Bộ phủ.
Sáng ngày 11/12/2009, Triết tới Vatican vào lúc 11giờ và tất cả ra khỏi Vatican vào lúc 12 giờ 10 phút theo linh mục Trần Đức Anh. Đúng vào giờ cơm trưa và phái đoàn của Triết không nghe nói có dùng cơm theo tinh thần các cuộc thăm viếng quốc trưởng tại Vatican !
Chỉ cần một sự kiện nhỏ nầy,chúng ta đoán biết ngay kết quả cuộc hội kiến giữa nhà lãnh đạo Việt công và toà thánh Vatican.
Trong khi Triết ở lại La Mã 3 ngày. Như vậy mục tiêu chính của Triết tới La Mã là gặp một số đại diện chính quyền Y-đại-lợi. Còn sự thăm viếng Vatican của Triết có lẽ là một lời chào xã giao trong khi ngang qua Vatican và Triết đuợc ĐTC tiếp kiến mà thôi. Một lời chào nhắm mục tiêu chụp ảnh cho cuộc truyên truyền láo khoét tại quốc nội. Nên mặt ông ta giống mặt ngỗng. Ông ta chỉ một mực nhìn ống kính và không nhìn kẻ đối diện là ĐTC !
Một ngày trước khi qua Ý, Triết võn vẽn có một câu tuyên bố lãng xẹt nữa nạc và nữa mỡ. Triết đã dành cho ký giả tờ Corriere della Sera phát hành ở Milan, Ý một cuộc phỏng vấn trong đó ông tuyên bố: “Chúng tôi đang làm việc để khai mở quan hệ với Vatican” ("We are working to open diplomatic relations with the Vatican” , Nguyễn Long Thao).
Chỉ có thế thôi và hãy xem CSVN làm gì chứ đừng nghe chúng nói. Ngày nay chúng chỉ nói và chỉ làm những điều tồi bại đối với quê hương, dân tộc và các Giáo Hội!
Một tiểu đoàn kèn của Giám mục Nguyễn Văn Nhơn
Đại đội số I:
ĐÀ LẠT (Agenzia Fides 10 Dec 2009 ) - Cuộc gặp gỡ này là "biến cố mang niềm hy vọng" , mở ra những viễn tượng mới, nâng cao những ước vọng lớn lao... ..."chờ đợi vui mừng của Chúa". Đó là lời phát biểu của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Fides trực thuộc Tòa Thánh.
Đại đội số II:
“Đối với chúng tôi, cuộc gặp này là một dấu chỉ sự tương kính, nó tạo nên một cuộc trao đổi hữu dụng. Thông truyền tin tức dẫn tới sự hiểu biết hỗ tương để mở ra những lời hứa và những hy vọng mới cho đất nước Việt Nam và cho Giáo hội.
“Đại đội số III:
"Việc cộng tác lành mạnh giữa Giáo hội và công đồng chính trị là có thể" và "trong chiều hướng này, Giáo hội mời gọi mọi thành phần của mình dấn thân - trong tin tưởng thành tâm thiện ý - cho việc xây dựng xã hội công lý, hiệp nhất, và quân bằng".
Đại đội chỉ huy:
“Chúng tôi đang sống Năm Thánh, khai mạc từ ngày 24/12/2009 với chủ đề: "Giáo hội của Chúa Kitô tại Việt Nam: mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ". Những câu nói như gío bay ! Bên cạnh những tù tội, những chết chóc, những cảnh đàn áp Dân Chúa thì chẳng bao giờ nhắc nhở ! Cuối củng chỉ có cái bình gốm Bát Tràng nầy ở lại Vatican
|
Lời Kết
Thử so sánh hai buổi gặp gở với ĐTC của TBT Gorbatchev vào ngày 01/12/1989 và Nguyễn Minh Triết vào ngày 11/12/2009 tại Vatican:
1.- TBT Gorbatchev tới Vatican sau khi đang thi hành hai chiến lược Pérestroïka và Glasnost, cũng như đang bắt đầu xây dựng mái nhà chung Âu-Châu trong hòa bình.Trái lại, Triết tới Vatican lôi theo một đống song chảo và không có một dự án thay đổi tối thiểu nào hết. Hầu có thể tạo bang giao với Tòa Thánh. Đây là điều sinh tử tạo điều kiện bang giao như thế giới trông đợi.
2.- TBT Gorbatchev tới La Mã là để gặp ĐTC và nhìn thẳng vào ĐTC, lối nói chuyện của nguời phương Tây. Còn Triết chỉ là kẻ qua đường tới chào hỏi và hình như chỉ chú trọng vào việc nhìn ống kính thu hình (xem các hình phía trên).
3.- TBT Gorbatchev không cần thông ngôn và ở lại với ĐTC trong vòng 78 phút. Như vậy trên phương diện hàn huyên. TBT Gorbatchev đã dùng riêng cho ông ta khỏang 39 phút để trình bày hay trà lời.
4.- Còn ông Triết tất cả chỉ có 40 phút và phải qua thông ngôn. Như vậy ngoài ĐTC còn thêm Triết và hai người thông ngôn nữa. Chia đồng đều 40 phút là Triết chỉ có 10 phút để trình bày và trả lời. Trong 10 phút nầy Triết phải mất 5 phút để vu vơ ba xạo tặng ĐTC cái bình gốm Bát Tràng. Như vậy là Triết chỉ còn 5 phút để nói chuyện lập ngoại giao. Và với 5 phút Triết rặn được mấy câu? Không rõ Triết có quên câu mà Triết đã nói vời nhà báo của báo Corriere della Sera không? :“ We are working to open diplomatic relations with the Vatican”. Ông Triết bảo là ông đang làm và ông không nói ông làm cái gỉ? Liên quan tới lợi dụng cuộc thăm viếng hay cho lập ngoại giao?
5.- Với thời gian 5 phút để nói ngoại giao và tại quốc nội Triết không có một dấu phẩy cải tổ nào hết. Hầu mối bang giao có nền móng vững chắc và thi hành được như Nghị Định tái lập ngoại giao của TT Medvedev đã ký trước khi qua Vatican. Như vậy là Triết đã đánh lừa ĐTC để có vài tấm hình mang về phô trương. Còn việc tái lập ngoại giao. Triết chỉ là làm hề, như đã làm với Thiền Sư Thích Nhật Hạnh để rồi 400 tu sĩ PG phải mang cảnh màn trời chiếu đất và TS Nhật Hạnh viết lá thư chết cho ông ta. Cũng như sau cuộc thăm viếng của Dũng tại Vatican, để rồi có 8 bản án và TKS cũng vườn Giáo xứ Thái Hà, Viện Giáo Hoàng Đà Lạt trờ thành công viên hay khách sạn.
6.- Tuy thế sao lại có nhiều kèn của Giám mục Nhơn và GM Phương cũng như số kèn của một số linh mục để đáp lại một tiếng trống bể của Triết? Có phài đây là một tự dối lòng và lừa Dân Chúa? „Lạy Chúa! Con không biết nói sự thật. Nhưng nói láo thời con là thần tài“.
7.- Chính vì thế, không trách gì TGM Ngô Quang Kiệt, phải dựa vào cây gậy mục tử do Hồng Y Roger Marie Élie Etchegaray trao lại và lệ úa đôi mi và thưa với Chúa: “Lạy Cha Nhân Từ! Xin Cha hãy che chở con khỏi các bạn mục tử của con. Còn nhiệm vụ tại Tổng Giáo phận Hà Nội, con xin chu toàn! Con chỉ vừa có chút mệt vì não con hơi thiếu chút oxygène. Ngoài giáo dân ra, chẳng ai có một tí hỏi han sức khoẻ của con, trái lại họ bảo Con nên từ chức đi! “
AMEN !
Ts Hồ Nam Trân
No comments:
Post a Comment