Thư nhắc ông Quảng Độ.
Thưa ông Quảng Độ,
Lời nhắc thứ nhất: Râu tóc nên cạo
Tiên học lễ hậu học văn, xin có lời nhắc bậc trưởng thượng đã ngòai 80 tuổi, tôi - Tuấn Phan là kẻ hậu sinh đồng thời cũng là tín đồ nhà Phật tại gia, khác hơn ông đã và đang ở một nơi có tên là “Thanh Minh Thiền Viện”, gọi tắt là chùa. Có người sẽ trách tôi tại sao tôi lại gọi ÔNG đối với một nhân vật có tiếng tăm từ thời VNCH, nay là một “Đại Lão Hòa Thượng”, “Tăng Thống”, “Sa Môn”, là ông thầy chùa, ông sư như ông Quảng Độ mà đa số sẽ cung kính “Bạch Thầy, Ngài”, thậm chí có người còn đi xa hơn, gọi là Thánh Tăng!
Theo tôi, đa số không hẳn đã nắm được chân lý, đó là lời giải thích tại sao chỉ có MỘT đấng giác ngộ ra đời để mang chân lý soi sáng cho đa số muôn triệu người, tức chúng sinh đối với Đức Phật. Một chứng minh hùng hồn nữa, nếu đứa cháu gái của tôi mới 6 tuổi có dịp đến Thanh Minh Thiền Viện. Sau khi đụng hai thùng phước sương to kềnh án ngữ trước chánh điện, nó liền gặp một ông lão mặc áo nâu sòng, râu tóc bạc phơ, vẫn còn tráng kiện, hồng hào từ hậu liêu bước ra, nó sẽ làm gì?
Không cần nhắc, vì theo nề nếp gia giáo, đứa cháu sẽ khoanh tay khẽ cúi đầu, nhỏ nhẹ nói: “Dạ, thưa ông!” Nó đâu có biết, trước mặt nó là một nhà sư! Lúc đó, tôi cũng buộc lòng phải: “Thưa cụ ạ!” để cháu tôi không chê tôi là dốt nát, nếu tôi bảo nó: “Cháu ạ, ông đây không phải như ông … ngọai của cháu! Ông là một nhà sư, cháu phải nói: - Bạch hay kính thưa sư ông, xưng là con!’
Trường hợp nầy, đứa cháu 6 tuổi đúng hay đa số những người lớn đáng bậc cha, ông nó đúng khi nó gọi Quảng Độ là ông, xem Quảng Độ như ông…. ngọai hay quá lắm là một ông tiên trong truyện bằng tranh?
Lỗi không phải đứa bé 6 tuổi, trí óc còn non nớt, vô tư, cũng không phải lỗi cha mẹ, ông bà, nhà trường, xã hội không dạy nó. Mọi người đều dạy nó: Nhà sư thì đầu cạo trọc, râu nhẵn nhụi. nhưng bản thân ông Quảng Độ làm sai, đừng trách đứa bé hay bất cứ ai!
Ông Quảng Độ nên tự kiểm lại mình, “Tiên xử kỷ, hậu lai xử bỉ / Bắt lỗi người phải xét lỗi mình” (Lời Đức Hùynh Giáo Chủ). Ông là Tăng Thống mà râu để dài, tóc không gọt thế thì ông có giữ giáo luật cũng như truyền thống 2000 năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam không, chưa kể Phật Giáo thế giới. Giả dụ, như kỳ Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc Vesak vừa qua ở Việt Nam , ông Quảng Độ xuất hiện giữa hàng ngàn Đại Biểu Tăng Ni thế giới bằng diện mạo bên ngòai râu tóc thế kia thì, họăc là ông Quảng Độ làm cuộc cách mạng râu tóc hay làm tổn thương thanh danh Phật Giáo Việt Nam đây?
Lời nhắc thứ hai. Nên thương người nghèo.
Dù Lời kêu gọi biểu tình tại gia, bất tuân dân sự ngày 29-3-2009 của ông Quảng Độ thất bại hay thành công, nó cũng nói lên một điểm đau buồn về lòng từ bi của một nhà tu hành được nhiều người tán thán! Nói bạch văn là Quảng Độ không có lòng từ bi chút nào đối với người nghèo. Tôi xin trích ra đây mấy câu thơ diễn tả cảnh nghèo ở thôn quê ngày xưa nhưng vẫn còn tồn tại ngày nay:
Khá thương những kẻ bần cùng,
Tâm lành dư của hãy dùng vào đây.
Sột sạt nhà sau mụ vét nồi,
Ông chồng quần áo rách lôi thôi.
Bầy con ngơ ngác đòi xơi bữa,
Lũ nhỏ giành nhau lấn chỗ ngồi.
Khua đũa mèo mun ngờ chủ thảo,
Muỗng rơi chó vện tưởng cho mồi.
Lầm than đói khó vì tai ách,
Hỡi kẻ sang giàu cứu nạn trôi.
Nạn trôi lúa ngập đói còn xa,
Ðiền chủ mau mau nghĩ tận mà !
Tế độ dân nghèo trong lúc túng,
Giúp giùm kẻ rối buổi vừa qua.
Có ăn dư huệ nhờ thân nó,
Nghèo khổ bần phu thảm dữ a !
Nếu đã xả thân tầm đạo đức,
Mở lòng bố thí ngộ thần ca.
(Trích “Khuyên người giàu lòng từ thiện”, Thơ Đức Hùynh Giáo Chủ, năm 1940)
Cụ gìa gù lưng, nghèo chân không dép đạp xe đi bán chuối nuôi thân
trẻ em đi lượn rác
trẻ em nghèo nhà đất , vách tre
Thưa ông Quảng Độ,
Đừng nói đâu xa, ngay tại thành phố Saigon và chung quanh Thanh Minh Thiền Viện nơi ông tu hành, chắc chắn đầy dẫy những người đói rách cơ hàn: ăn chiều rồi lại đói mai, chạy cơm từng bữa tóat mồ hôi. Khá lắm là các gia đình buôn gánh bán bưng, làm đủ nghề kể cả bươi rác (xem ảnh) để kiếm cái ăn mà… sống, chứ không sống để mà ăn như những nhà giàu, nhà nước và cả nhà chùa!
Nhà chùa của ông chắc chắn đầy đủ vật thực hay tiền bạc do bá tánh cúng dường ; nhà giàu, nhà nước thì còn hơn nhiều cho nên ba nhà nầy khỏi phải lo tích trữ lương thực một tháng theo Lời Kêu Gọi của ông! Còn nhà nghèo thì sao? Cho dù ông đã sụt xuống chỉ còn 10 ngày tích trữ lương thực để biểu tình tại gia, bất tuân dân sự, bình thường nhà nghèo vẫn không đủ tiền mua thực phẩm để ăn cho quá một ngày, huống hồ sau Lời Kêu Gọi của ông, mọi người đua nhau mua trữ lương thực thì nguồn cung không đủ cầu, gian thương đầu cơ, vật giá leo thang, người nghèo kêu trời không thấu!
Ông có lường được hậu quả nầy chăng hay ông chỉ cần Lời Kêu Gọi mà tôi xác quyết là làm hại Việt Dân, lợi Việt Cộng của ông được quảng bá khắp năm châu bốn biển, dội ngược về Việt Nam với một dụng ý nào đó chỉ làm lợi cho ai khác, còn đại đa số dân nghèo phải lãnh đủ. Dân nghèo dù thành thị hay thôn quê, người Việt Nam hay bất cứ` chủng tộc nào cũng là người mà Đức Phật xem là đồng đẳng và Đức Hùynh Giáo Chủ có lời dạy chung: “Nếu thiệt người thì biết thương người”.
Xin mạn phép mượn lời dạy trên của Đức Hùynh Giáo Chủ PGHH để nhắc ông về cái gọi là “tích trữ lương thực một tháng hay mười ngày” của ông mà Đức Phật có nói: “Việc làm không thể gọi là thiện nếu sau đó ăn năn hối hận và hậu quả của nó sẽ làm ta phải bức rức, đau lòng và rơi lệ!” (Kinh Pháp Cú).
Chào ông Quảng Độ,
Tuấn Phan
- Một thiện nam trong tôn giáo nhà Phật, có nhiều thân nhân và đồng bào lâm cảnh nghèo nàn, cơ cực trong nước.
Làm gạch tại một lò ở xã Hòa Hiệp Trung
Hè, "chạy sô" học thêm là cực hình đối với trẻ em thành thị. Còn với những đứa trẻ ở thôn quê, suốt ngày phơi lưng ngoài nắng ở lò gạch thì được nhìn thấy con chữ, đụng đến con số là cả một niềm mơ ước xa xôi...
Đổi mồ hôi lấy tiền đi học
6 giờ sáng, trâu chưa kịp ra đồng, 5 cô bé làm việc tại lò gạch nhà anh Chinh (thôn Phú Hiệp, xã Hòa Hiệp Trung, Đông Hòa, Phú Yên) đã lục tục kéo đến. Công việc bắt đầu trong ánh sáng tờ mờ của ngày mới. Cô bé nhỏ con nhất nhóm tên Hiên (13 tuổi) vùng vằng: "Hôm qua, tao kéo đất cả buổi rồi, bữa nay tao đi phơi gạch à". Kiều vỗ vai bạn: "Mày ráng đi, con Tuyền bị bệnh, cho nó phơi gạch bữa nữa". Hiên cho biết, trong 5 công đoạn làm gạch (trừ nung gạch đòi hỏi nhiều kỹ thuật) thì kéo đất là công việc cực nhọc nhất. Hiên trông càng nhỏ hơn trên núi đất sét khổng lồ. Đất sét ướt, nhão nhoét mấy phen làm em suýt trượt chân ngã. Trong không gian chật chội, tiếng máy kéo đất cứ ầm ầm như có ai thét vào tai. Quệt dòng mồ hôi rịn trên trán, Hiên cười: "Hồi mới làm nhức đầu lắm, riết cũng quen". Ngoài sân, dưới cái nắng miền Trung như thiêu đốt cộng với hơi gió Lào gay gắt, Kiều cần mẫn đẩy xe gạch đi đi về về, tốc độ đến chóng mặt.
Nhiều nơi đội ngũ nhân công còn "nhí" hơn. Có em hè này mới vào lớp 5. Đang đẩy xe gạch qua đường, chợt nhìn thấy đứa bạn cùng lớp được ba mẹ chở đi học hè, mắt Tú đượm buồn: "Em thích được học hè lắm. Nhưng hè không làm việc thì vô năm không có tiền đóng học phí". Tiền công một ngày làm việc 8 tiếng từ 15.000 - 18.000 đồng/người. Tính ra một giờ "đổ mồ hôi sôi nước mắt" tại lò gạch đầy nắng nóng, khói, bụi và tiếng ồn, các em được trả trên dưới 2.000 đồng. Vậy mà cuối tháng cầm 480.000 đồng trên tay, đứa nào cũng mừng rơn. "Đầu tiên là một bộ đồ mới, một chiếc cặp và bộ sách mới. Sau đó là quà cho em và ba má" - Hiên lẩm nhẩm. Còn Ngân chết lịm trong hạnh phúc khi bài toán "chiếc áo dài" cho năm học mới đã được giải. "Số tiền còn lại em phụ mẹ lo cho mấy đứa em" - Ngân cười sung sướng.
Hiểm nguy rình rập
Do ít vốn, dễ làm nên mô hình lò gạch cá thể tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều ở các vùng nông thôn tỉnh Phú Yên. Làm việc tại lò gạch được xếp vào loại công việc nặng nhọc, độc hại nên rất hạn chế dùng trẻ chưa đến tuổi lao động. Song, nhu cầu việc làm thêm của trẻ em nông thôn nghèo vào dịp hè rất cao, trong khi công việc thời vụ phù hợp với lứa tuổi của các em hầu như không có. Một chủ lò gạch bức xúc: "Tui cũng đâu muốn nhận trẻ em. Nhưng nó cần tiền đi học, mình không nhận, tụi nó bỏ học vào Sài Gòn bán vé số, đánh giày để thành trẻ lang thang à?".
Đẩy xe gạch đi phơi
Ông Đinh Viết Hậu - Phó trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên) nói: "Quy định pháp lý còn nhiều bất cập. Trước mắt, chúng tôi chỉ có thể yêu cầu người sử dụng lao động cam kết bảo đảm đúng thời gian quy định, không bóc lột sức lao động, bắt chẹt tiền lương và trang bị bảo hộ lao động để bảo vệ các em tránh rủi ro lao động". Cam kết là thế nhưng thực tế thế nào thì phụ thuộc vào cái tâm của người sử dụng lao động là chính. Nhiều lò gạch thuê toàn nhân công trẻ em (vì rẻ và dễ kiểm soát) nhưng an toàn lao động cho trẻ thì chẳng ai đề cập tới. Trẻ vẫn đầu trần chân đất làm việc mặc cho môi trường độc hại với khói, bụi, tiếng ồn và cả những tai nạn không báo trước.
Kéo chiếc áo thun mỏng tang đẫm mồ hôi bám chặt vào người ra giũ giũ, Tú vừa thở hổn hển vừa nói: "Em cũng không quan tâm lắm tới chuyện an toàn lao động. Có việc làm là mừng rồi". Vì nhà nghèo, Tú sẽ phải nghỉ học đi làm kiếm sống. Rồi đây, Tú và nhiều đứa trẻ nông thôn nghèo khác sẽ bỏ trường về với lò gạch như bao anh chị mình. Hiểm nguy đâu chỉ rình rập các em trong 3 tháng hè...
Hai vấn đề đặt ra liên quan GH/PGVNTN
Một chuyện nhỏ và tầm thường như râu tóc ông Quảng Độ không dám hy sinh thì, xin lỗi làm sao ông dám TỰ THIÊU như lời đề nghị của Tuấn Phan hồi năm ngóai? Bởi vậy, đề nghị cho… vui vậy thôi!
Tóc râu xòam xàm như thế có phải ông Quảng Độ aka Đặng Phúc Tuệ đã phá họai truyền thống hơn 25 thế kỷ Phật Giáo không?
Đưa tấm hình dưới đây của ông Quảng Độ, hỏi một em bé 6 tuổi thường hay theo cha mẹ đến chùa: ? Đố cháu hình ai đây? Chắc chắn cháu bé trả lời ngay: - Hình ông… ngọai! Nếu cứ bảo cháu bé đó là hình ông sư Quảng Độ, cháu bé sẽ cãi: Không phải. Ông sư sao lại có râu, có tóc ?
Con nít 6 tuổi còn ngây thơ, biết và thấy sao nói vậy nên mới có câu: Đi xa hỏi già về nhà hỏi trẻ. Người lớn hiểu biết, cứ ngoan cố bảo hình nầy của ông sư Quảng Độ là tự dối mình, dối người và dối luôn cả Phật. Đạo Phật là Đạo của Sự Thật. Dối Trá là một trong giới cấm quan trọng, chỉ đứng sau Sát Sinh trong ngũ Giới Cấm.
Sư thì bảo là sư, ông già có râu thì bảo là ông già có râu, sự thật quá đơn giản, con nít 6 tuổi còn biết mà tại sao biết bao nhiêu người lớn trắng trợn và hùa theo chà đạp lên sự thật? Ông Đặng Phúc Tuệ cứ giữ râu tóc xòam xàm mà xưng là SƯ Quảng Độ thì rõ ràng ông cố tình phá họai truyền thống 25 thế kỷ của Phật Giáo.
Để chấm dứt chuyện râu tóc của ông Quảng Độ, đề nghị làm cuộc trưng cầu ý kiến (Poll) rộng rãi xem với diện mạo đầy râu tóc xòam xàm ông Quảng Độ có phải là một nhà sư đúng theo truyền thống 25 thế kỷ của Phật Giáo hay không?
Quý vị nào không đồng ý thì nên dùng lý luận phản chứng, chứ đừng giở trò chụp mũ VC, chửi bới hạ cấp hầu mong “thua me gỡ bài cào”, chẳng những không gỡ được mà còn cháy túi luôn đấy!
Ngòai ra, tiện dịp xin hỏi kết quả 10 ngày biểu tình tại gia ở miền Bắc đã qua lâu rồi mà sao không thấy report của Phòng TTPQT của GH/PGVNTN ở Paris để bàn dân thiên hạ biết tình hình “phe ta và bên địch” như thế nào? Biết được kết quả 10 ngày biểu tình tại gia ở miền Bắc mới rút kinh nghiệm để “triển khai” thành công biểu tình tại gia ở hai miền Trung và Nam chứ!
Chẳng lẽ cái loa của ông Võ Văn Ái sau chuyến đi “Phật” sự bên Mỹ với phu nhân Ỷ Lan nay đã hết…pin nên không phát thanh nổi nữa?
Tuấn Phan
No comments:
Post a Comment