Audio
Người tù trại cải tạo
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Bài 1.
Để người Việt chúng ta, những ai may mắn không « được » vào các nhà tù của cộng sản Việt Nam, hiểu thêm thế nào là tù « cải tạo » ? Và cũng để biết rõ hơn về chính sách của bạo quyền Hà Nội đối với các vị tù là Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có các vị chỉ là cựu Sĩ quan, cựu viên chức của thời Đệ Nhất VNCH dù đã được giải ngũ từ lâu, nhưng sau ngày 30-4-1975, các vị đã bị đưa vào các nhà tù ; chắng những vậy, mà Việt cộng còn lấy những lời tố cáo của những tên thầy chùa đã vu chụp cho một số vị này là « Cần Lao ác ôn » qua những cái gọi là « Tòa án nhân dân » do bọn thầy chùa Ấn Quang đã lập ra, và cũng do chính những tên thầy chùa này đã đọc lên những « bản cáo trạng », chỉ vì các vị đã từng phục vụ dưới thời Đệ Nhất VNCH do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, trong đó có Thiếu tá Nguyễn Xuân Giáo, cựu Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia tỉnh Quảng Nam, ông đã bị hành hạ cho đến nỗi không còn là một con người nữ, và ông chết trong nhà biệt giam tối tăm, lạnh lẽo mà tôi đã viết qua trong bài 30-4-1975 : Máu và Nước Mắt.
Thế nhưng, sau khi vượt thoát khỏi bàn tay của bạo quyền Hà Nội, thì tôi lại đọc được những bản tin và hình ảnh « ở tù » của Nguyễn Đan Quế, không biết đã do một bàn tay nào đó đã chụp, rồi đem phổ biến tại hải ngoại. Và đây là một Nguyễn Đan Quế :
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế , còn có tên là Nguyễn Châu. Sinh ngày 13-4-1942 tại Hà Nội, « di cư » vào Nam năm 1954.Tốt nghiệp Bác sĩ năm 1966.
Từ năm 1968 đến 1974, Nguyễn Đan Quế được đi tu nghiệp tại Pháp, Bỉ và Anh. Trong thời gian này, Nguyễn Đan Quế đã nhân danh của tổ chức « Hướng Về Đất Việt » tại Pháp, một tổ chức ra sức ủng hộ « Mặt trận Giải phóng miền Nam » và quyết liệt chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng 7-1974, Nguyễn Đan Quế về nước, dạy tại Đại học Y khoa Sài Gòn và hành nghề tại bệnh viện Chợ rẫy. Ngày 30-4-1975, Nguyễn Đan Quế là một trong những tên đã từng mang cờ của Phật giáo và cờ của « Mặt trận Giải phóng miền Nam » đi đón rước cộng quân vào thủ đô Sài Gòn. Nhưng rồi chẳng biết tại sao, sau đó, tại hải ngoại lại phổ biến những bản tin và hình ảnh của Nguyễn Đan Quế đã bị Việt cộng bắt và đã « bị tuyên án hai mươi năm tù khổ sai » và đã « ở tù mười năm ».
Ngày 11-5-1990, Nguyễn Đan Quế lập ra tổ chức « Cao Trào Nhân Bản », và thảo ra «Lời kêu gọi » rồi phổ biến ra hải ngoại. Người đầu tiên nhận được « Lời Kêu Gọi » này là Vương Văn Đông đang định cư tại Pháp, Vương Văn Đông là cựu Trung tá, thuộc nhóm chủ mưu cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960, Vương Văn Đông cũng là một người thân cận của « ông » Luật sư Hoàng Cơ Thụy là anh ruột của Hoàng Cơ Minh người cầm đầu cuộc đảo chánh ; song Hoàng Cơ Thụy đã được ngoại nhân trao cho một chiếc thùng phuy, và bảo ông Thụy chui vào trong thùng để họ đưa ông ta ra khỏi nước, và Hoàng Cơ Thụy đã đến Pháp. Sau đó, đã do một người thân tín nhất của Nguyễn Đan Quế viết thành một tập « Tài Liệu Tuyệt mật » trong đó, là một « tài liệu gián điệp »gồm hai bản viết tay hai lần, sau đó được đánh máy, tập tài liệu này chỉ có một số rất ít trong « bộ não » của tổ chức này mới được đọc và nghiên cứu, ngoài ra không ai được biết cả. Và tổ chức « Hướng Về Đất Việt » đã phải cải danh thành « Phật Tử Hướng Việt » để đánh lừa thiên hạ, và do một người được sự tín cẩn của Nguyễn Đan Quế cầm đầu, lúc mới ra đời đã hoạt động công khai một thời gian ngắn, nhưng sau đó đã rút vào bóng tối để hoạt động bí mật, và đã đứng đằng sau của nhiều tổ chức tại hải ngoại, và cũng do người này điều khiển cho đến tận hôm nay.
Và nội dung của « Tài Liệu Tuyệt Mật » đó có cả một « chương tình từ Gieo hạt –Đơm hoa- Kết trái » của tổ chức « Cao Trào Nhân Bản ». Mặc dù đã biết, nhưng tôi đã im lặng cho đến hơn mười năm sau, khi thấy băng đảng Hoàng Cơ Minh tức Việt Tân đã đánh trống thổi kèn, để đánh bóng tên tuổi của Nguyễn Đan Quế qua cái gọi là « Đại Hội Liên Kết Trong Ngoài », vì nhận thấy những mưu đồ đen tối của « Cao Trào Nhân Bản » nên tôi đã đề cập đến qua loạt bài : Vạch mặt bọn cộng sản gian manh đanh núp bóng người Quốc gia-Tỵ nạn, đã được đăng trên Hồn Việt.
Mặc dù vậy, tôi cũng chỉ có thể nói đến đó mà thôi, song tôi xin kèm theo bài viết này là một tấm hình của Nguyễn Đan Quế đã được phổ biến rộng rãi, và được chú thích là đã chụp lúc Nguyễn Đan Quế đang nhận quà thăm nuôi. Trong hình gồm có bốn người, có một người quay lưng, tấm hình cũng cho thấy Nguyễn Đan Quế đang ngồi bên cạnh vợ là ca sĩ Tâm Vấn, trước mặt là một chiếc bàn đang bày đầy những món quà thăm nuôi, và cả hai đang tươi cười vui vẻ để chụp hình. Và tôi đã nhìn thật kỹ tấm hình này, vì thế, tôi đã nhận ra : đây không bao giờ là một cảnh thực của một cuộc gặp mặt giữa gia đình và người tù « cải tạo » ; nghĩa là Nguyễn Đan Quế không phải là người tù, cho dù Quế có trong tay đến cả hàng trăm cái « Giấy ra trại » thì cũng đều là giả tạo. Vậy, tôi phải phân tích cho thật rõ ràng như sau :
Thứ nhất, chính ti đã từng ở trong nhà tù « cải tạo » tám năm, trong thời gian ấy, tôi cũng đã nhiều lần đi đến « nhà thăm nuôi » để gặp gia đình, tôi xin kể lại để cho quý độc giả, những ai chưa hề biết về nhà tù « cải tạo » sẽ được tường tận hơn :
Tôi vẫn nhớ như in, với những lần được thăm nuôi, được gặp gia đình, ngoài tôi còn rất nhiều các vị tù cũng đều gặp mặt gia đình trong nước mắt . Và đây, là « diễn biến » của mỗi lần được thăm nuôi :
Hàng ngày tất cả tù « cải tạo » đều phải đi lao động, kể cả khi gia đình đã lên trại, đã chờ ở nhà thăm nuôi rồi, mà người tù vẫn không hề biết, nhất là vào dịp Tết thì vì người đi thăm nuôi quá đông, nên người tù phải chờ đợi đến phiên mình sẽ lâu hơn, có khi thịt, cá kho đã bị lên men thì mới đến tay người tù. Và người tù chỉ biết mình sẽ gặp người thân, khi được « cán bộ phụ trách thăm nuôi » thông báo qua « cán bộ trực trại », rồi « cán bộ tực trại » lại thông báo qua một « trật tự » của trại, là một người tù được công an trại tin tưởng nhất. Lúc đó, người tù sẽ được nghỉ lao động một ngày để đi thăm nuôi. Nhưng mỗi lần thăm nuôi không như trong tấm hình của Nguyễn Đan Quế đã được phổ biến, mà tất cả tù nhân mỗi lần đi đến nhà thăm nuôi đều có một « cán bộ phụ trách thăm nuôi dẫn giải » đi kèm và một « trật tự » cùng với một số người trong mỗi lượt để đi đến nhà thăm nuôi.
Một mô hình của « nhà thăm nuôi » :
Đó là một căn nhà xây gồm có hai phòng, một phòng lớn dành cho thân nhân của các vị tù « cải tạo » nghỉ tạm, có khi hai ba đêm để chờ đến phiên gặp người tù, tôi không biết trong phòng ra sao, vì chỉ nhìn bên ngoài, mà sau khi ra tù cũng không hỏi gia đình ; còn phòng thứ hai là một phòng nhỏ khoảng 6x4m, tường gạch xây kín, không có cửa sổ, chỉ có một cửa lớn ra vào, ở giữa đặt một chiếc bàn dài khoảng 3 mét, phía dưới gầm bàn là một tấm gỗ dày bít kín, mục đích là để tù nhân không thể thông tin với thân nhân qua những « tín hiệu » bằng đôi bàn chân, và hai bên chiếc bàn cũng được đặt hai chiếc ghế dài, để thân nhân ngồi một bên, còn tù nhân phải ngồi một bên. Ngoài ra, ở đầu bàn phía trong phòng được đặt một chiếc ghế vuông, chiếc ghế này dành cho « cán bộ phụ trách thăm nuôi » tức một tên công an chuyên dắt tù đi thăm nuôi. Tất cả tù nhân đều phải ngồi trước mặt tên công an này, và « nội quy » bắt buộc các tù nhân đều phải ngồi cách nhau cái mặt bàn, khi nói chuyện thì tất cả đều phải nói thật lớn, để cho tên công an nghe cho rõ ràng ; vì thế, chẳng ai nói được lời gì ngoài mấy câu thăm hỏi sức khỏe, trong khi thân nhân của người tù ai cũng biết sức khỏe của người tù chẳng khác gì những bộ xương biết đi. Do đó, mỗi lần gặp nhau tối đa chỉ trong vòng 15 phút, nên thường là những cuộc gặp ngắn ngủi trong nước mắt, nhưng không được khóc lớn vì sẽ bị cúp thăm nuôi. Chưa kể đến những lần người tù bị « cán bộ giáo dục » bắt đọc « 35 Điều Nội quy » trước khi ra nhà thăm nuôi, và đã có người vì không thuộc « nội quy » nên đã bị cúp thăm nuôi ; Chính vì vậy, mà tôi đã thuộc « nội quy » bởi tôi sợ bị cúp thăm nuôi, không được gặp gia đình, thì thân nhân của mình sẽ đau buồn biết mấy, khi đã vượt suối, băng rừng mới đến trại tù để gặp được tôi, tôi cũng phải nhắc lại, là mỗi lần thăm nuôi, người tù chỉ được nhận tối đa gồm tất cả là 10 ký mà thôi, và sau khi nhận quà thì « trật tự » trại sẽ dùng dao cắt hết bánh chưng, bánh tét, bánh mì v…v…còn những hũ thịt, cá kho thì « trật tự » lại phải đổ ra một cái thau nhựa, rồi dùng đũa mà đào xới để xem có thư từ ở trong đó hay không.
Thứ hai, khi nhìn ca sĩ Tâm Vấn ngồi bên chồng là Nguyễn Đan Quế, cả hai đều tươi cười như hoa, về « bà » Tâm Vấn cũng không giống một người vợ của tù « cải tạo ». Tôi vẫn nhớ rất rõ các chị là vợ của các vị tù bên trại nam, mỗi lần thăm nuôi đều phải gian nan, băng rừng, lội suối, trèo đèo, lặn lội lên đến trại tù, khi gặp mặt chồng, thì mặt mày đã xác xơ, buồn thảm, chứ chẳng có ai được như ca sĩ Tâm Vấn đã tươi cười như hoa, lại được ngồi sát bên chồng là Nguyễn Đan Quế cả.
Thứ ba, ai là người đã chụp tấm hình với cảnh « thăm nuôi » của Nguyễn Đan Quế và vợ là ca sĩ Tâm Vấn trong lúc Quế đang ở tù, rồi ai là người đem rữa tấm hình này và đã gửi ra hải ngoại ???
Vậy , nhân đây tôi xin các vị cựu tù nhân « cải tạo » có vị nào đã được chụp hình chung với vợ bằng cách nào, thì xin quý vị cho mọi người được nhìn thấy, đồng thời phải có lời giải thích một cách xác đáng và thuyết phục mọi người, chứ không được ngụy biện.
Một lần nữa tôi kính xin quý vị Quân-Cán-Chính VNCH, đã từng ở trong các nhà tù « cải tạo » hãy nhìn xem vợ chồng của « người tù » Nguyễn Đan Quế mà tôi đã đính kèm theo đây, mà thiết nghĩ : ngày xưa nếu các vị được ở tù như thế này, thì đâu có ai phải tự tử, hoặc trốn trại, để rồi phải chịu những cảnh bị đánh đập, bị vào nhà biệt giam và bị cùm hai chân cho đến phải bị què hay đến chết. Tôi vẫn nhớ mãi về những hình ảnh của các vị tù, ở trong nhà tù « cải tạo », các vị đã bị hành hạ, đọa đày đến tận cùng của nỗi đau thương. Tôi vẫn nhớ những ngày cùng với các vị dầm mình dưới sình lầy tới ngực, tới bụng để cấy, gặt, trong những ngày dưới nắng lữa của mùa hè như thiêu như đốt, hoặc những ngày đông buốt giá đến thấu xương, các vị đã thay trâu bò để cày, bừa cho nữ cấy, gặt với « chỉ tiêu » nam cũng như nữ, đều phải « đạt » là 3 người 500 m2 mỗi ngày, tôi vẫn nhớ đến những con đĩa với những cái sọc đỏ, xanh, vàng cứ bám lấy thân người tù, chúng đã đục xuyên qua áo quần người tù để hút máu. Tôi vẫn nhớ những mùa trồng sắn đã leo lên đồi để vừa cuốc đất vừa trồng phải « đạt chỉ tiêu » 500 hom (tức gốc sắn) mỗi ngày. Tôi vẫn nhớ mỗi ngày lên rừng để « cắt bổi » là cắt những cành lá nhỏ để cho vào chuồng trâu, chuồng bò để làm phân bón ruộng với « chỉ tiêu » tùy theo đồng ruộng từ 150 đến 300 ký một ngày, phải vừa cắt vừa bó lại và gánh về để cho « kỷ thuật » cân cho đủ rồi mới cho vào chuồng. Nói tóm lại là bất kể một công việc nào cũng đều phải « đạt chỉ tiêu » cả.
Nhưng không phải « đạt chỉ tiêu » rồi thì người tù được nghỉ, mà mỗi chiều về, có khi chưa kịp ăn chén sắn độn cơm, thì đã phải đi « lao động tranh thủ » có khi làm cỏ lúa ở gần trại, có đêm thì hái đậu phụng (lạc) ở sân kho, cũng phải ba người đầy một thúng rồi mới được về phòng, để đặt lưng xuống sạp gỗ chưa được bao lâu, thì 6 giờ sáng đã bị « trật tự » trại đi đến từng phòng la hét, đánh thức mọi người, để bắt đầu một ngày khổ sai kế tiếp.
Tôi vẫn nhớ cảnh Trung tá Không Quân Nguyễn Văn Đức đã bị « cán bộ dẫn giải » đánh, đá anh đến suýt chết trước mặt Giáo sư Đồng Sĩ Ninh và Mục sư Dương Đình Nguyện (hiện các vị đang có mặt tại Hoa Kỳ) tại Đồng Cừ, chỉ vì cái « tội » rửa rau muống không sạch cho « cán bộ » ăn. Tôi vẫn nhớ những lời của Giáo sư Đồng Sĩ Ninh đã nói nhỏ với tôi :
« Tuyền ơi ! em đừng khóc nữa, em hãy tránh mặt đi, chứ không, coi chừng lại bị đánh lây, cùng anh Đức vì « người ta » không cho phép tù được thương tù nghe em, anh Đức chắc đã hiểu và không bao giờ quên được em đâu ».
Tôi cũng đã chứng kiến Thiếu úy Nguyễn Văn Nồng, anh làm ở tổ thuốc lá, phía sau trại nữ ; trong một lần anh đã để cho tên công an Nguyễn Văn Xướng chồng của nữ « cán bộ » Nguyễn thị Thanh Hương lấy đi một miếng bánh dầu, tức xác đậu phụng được ép lại thành từng miếng hình tròn có đường kính khoảng 30 cm, dùng để bón cho những cây thuốc lá . Khi Nguyễn Hậu « quản giáo » tổ thuốc lá và rau xanh thấy mất, tên Hậu đã hỏi, anh Nguyễn Văn Nồng trả lời : « cán bộ Xướng đã lấy rồi ».
Nhưng anh Nồng không ngờ được là tên Nguyễn Hậu liền rút một cây củi lớn bằng nắm tay , rồi lăm lăm bảo :
« Anh Nồng, anh phải nằm xuống sạp trong chòi cho tui đánh ».
Và chắc Thiếu úy Nguyễn Văn Nồng cũng không ngờ được, chỉ có một chuyện nhỏ đó mà anh bị đánh, vì công an lấy bánh dầu chứ anh có lấy để làm gì, vì thế anh trả lời :
« Thưa cán bộ, nếu cán bộ muốn đánh thì cứ đánh, chứ tôi không thể nằm xuống sạp được, vì chỉ có cha mẹ của tôi mới có thể bắt tôi phải nằm xuống để đánh mà thôi ».
Nhưng nhiều người, trong đó có tôi, không thể ngờ được là tên Nguyễn Hậu đã dùng khúc củi trên tay và đã đánh tới tấp vào người anh Nồng, cho đến khi anh Nồng ngã quỵ xuống đất, hắn mới chịu buông tay, lúc hắn bỏ khúc củi xuống, là lúc chúng tôi đỡ anh Nồng ngồi lên trên mặt đất ; song anh đã ngất xỉu và anh đã bị gãy một cánh tay, tôi nhớ là phía trái, nếu là tay phải thì anh Nồng hiện đang có mặt tại Mỹ hãy cho trang điện báo Hồn Việt biết để sửa lại cho đúng. Sau đó, bọn công an trại đã đưa anh xuống bệnh viện Tam Kỳ, khi trở lên trại chẳng những không được nghỉ, mà anh Nồng còn phải tiếp tục đi lao động với một tay, còn tay kia đã bị băng bột và treo lên cổ, trước sự đau xót của tất cả tù nhân trong trại .
Và đó, chỉ là một số trường hợp, trong vô số những trường hợp đau thương của các vị tù nhân « cải tạo ».Tôi cũng không hề thấy một vị tù nào mà thân thể không trơ trọi những bộ xương. Bởi tất cả các vị đều bị hành hạ từ thể xác đến tinh thần, vì chính họ là những người tù khổ sai thực sự. Vì thế, tuyệt đối không bao giờ có một người tù nào béo tốt, tươi cười rạng rỡ không hề có chút dấu vết gì để được gọi là « tù khổ sai » như Nguyễn Đan Quế khi ngồi bên vợ, mà băng đảng « Cao Trào Nhân Bản » đã tuyên truyền là « Nguyễn Đan Quế đã bị Việt cộng tuyên án hai mươi năm tù khổ sai và đã ở trong tù mười năm ». Tuy nhiên, dù láo khoét, lừa bịp nhưng « Cao trào Nhân Bản » cũng đã tóm thâu được một số người vào tổ chức, nhưng rồi chính Nguyễn Đan Quế trước đây, cũng đã công khai lên tiếng trên đài RFA để kêu gọi xóa bỏ hận thù và hòa hợp –hòa giải với Việt gian cộng sản. Song hình như nhiều người vẫn chưa sáng mắt, vẫn đui mù nên vẫn cứ đi theo tấm bảng chỉ đường của « Cao Trào Nhân Bản » và « Phật Tử Hướng Việt » đang nằm trong băng đảng Phật giáo Ấn Quang.
Nên biết, trong nhà tù của VC đều có rất nhiều vị Trí thức như: Linh Mục, Mục sư, Luật sư Chánh án, Giáo sư, Bác sĩ, Sĩ quan cao cấp và cán cán bộ của các chính đảng.
Vậy, băng đảng Cao Trào Nhân Bản đừng có ngụy biện rằng vì Nguyễn Đan Quế là Bác sĩ, là trí thức nên có « chế độ » khác. Tôi khẳng định là tất cả các tù nhân của trại tù của cộng sản Hà Nội đều phải lao động khổ sai, đều bị hành hạ như nhau. Chỉ có những tên tù trá hình, chúng là những tên cán bộ « đặc vụ » đã được Việt cộng bố trí cho vào các nhà tù « cải tạo » chỉ để trình diễn những trò ma giáo với các vị ở tù thật, để rồi sau đó, chúng trở thành những « nhà tranh đấu » mà thôi.
Tội ác của Nguyễn Đan Quế : Từ tổ chức « Hướng Về Đất Việt –Phật Tử Hướng Việt » và « Cao Trào Nhân Bản ».
Như tôi đã nói : Tội ác không phải chỉ riêng cho những tên đao phủ, mà kể cả những tên đã đứng đằng sau của những tên đao phủ, và Nguyễn Đan Quế cũng như Võ Văn Ái, Đoàn Viết Hoạt và nhiều tên nữa, là những tên đã từng đứng đằng sau của những tên đao phủ ấy. Bởi Nguyễn Đan Quế đã được trưởng thành dưới những mái học đường của cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa. Nguyễn Đan Quế đã được chính phủ VNCH ưu đãi cho đi tu nghiệp ở ngoại quốc, là để có đủ trình độ Y khoa hầu phục vụ cho mọi người, chứ không phải đi ra nước ngoài để cùng lũ « phản chiến », thành lập ra cái gọi là « Hướng Về Đất Việt » tại Pháp, và Nguyễn Đan Quế đã công khai ủng hộ cái « Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam » mà đa số những người có kiến thức, trong đó có Nguyễn Đan Quế đều biết là do cộng sản Hà Nội đã đẻ ra.
Tấm hình này đã được chú thích : Nguyễn Đan Quế đang được vợ: ca sĩ Tâm Vấn thăm nuôi.
Nhưng chính Nguyễn Đan Quế trong suốt thời gian ở ngoại quốc đã đứng trong cái tổ chức « Hướng Về Đất Việt » là cái bình phong để cho Quế hoạt động cho cộng sản Hà Nội, ủng hộ « Mặt trận Giải phóng miền Nam » và đã quyết liệt chống Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Đan Quế cũng đã núp dưới những chiêu bài phản chiến – đòi Mỹ rút quân.
Nên nhớ, là Nguyễn Đan Quế đã đi « tu nghiệp » chỉ từ năm 1968 đến năm 1974. Như vậy, Nguyễn Đan Quế đã biết tất cả những cuộc thảm sát tại Việt Nam, kể từ những năm đầu của thập niên 1960, cho đến cuộc thảm sát Tết Mậu thân và cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường tại miền Trung, mùa hè 1966, đã do Phật giáo Án Quang gây ra, và những trận chiến của mùa hè 1972, Nguyễn Đan Quế đều biết về những quả pháo kích của Việt cộng đã nổ chụp vào các khu phố chợ, những nhà thương, trường học trên khắp miền Nam đã làm cho không biết bao nhiêu trẻ thơ và đồng bào vô tội đã chết hoặc đã trở thành người tàn phế. Nhưng, Nguyễn Đan Quế và đồng bọn đã thành lập ra cái tổ chức « Hướng Về Đất Việt » chỉ để ủng hộ cộng sản Hà Nội đồng thời để chống Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Nên nhớ, Nguyễn Đan Quế chỉ đi « tu nghiệp » rồi trở về Việt Nam thôi, chứ Quế đâu có phải như những người Việt tỵ nạn VGCS sau 1975 tại hải ngoại, thì chẳng có căn cớ gì để phải « Hướng Về Đất Việt », mà tổ chức này được thành lập là để liên thủ cùng với lũ phản chiến của Thích Nhất Hạnh để tuyên truyền láo bịp rằng : « trên một con lộ tại một làng nhỏ tại Việt Nam, có một chiếc xe bò với người thiếu phụ cùng đứa con thơ và bà mẹ già đã bị mấy người lính Mỹ bắt đưa lên một chiếc trực thăng bay đi mất » hoặc « máy bay của quân đội VNCH đã oanh kích xuống tỉnh Bến Tre đã làm cho 300 000 nhà cửa và đồng bào chết thảm trong cơn khói lửa », để khiến cho các chính giới ngoại quốc họ đổ tội cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ; đặc biệt là những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã gây ra chết chóc cho đồng bào chứ không phải là Việt cộng. Nguyễn Đan Quế cũng không hề lên tiếng về sự kiện quân Tầu cộng đã đánh chiếm hải đảo Hoàng Sa ngay chính trong thời gian năm 1974, là lúc Quế đang ở trong tổ chức « Hướng Về Đất Việt », mà Nguyễn Đan Quế chỉ lợi dụng trong trong thời gian « tu nghiệp » để đi khắp nơi, để vận động cho phong trào phản chiến, đòi Mỹ rút quân và quyết liệt chống đối chính quyền và quân đội của Việt Nam Cộng Hòa, để cho Miền Nam Tự Do sớm rơi vào tay của cộng sản Bắc Việt.
Chính vì vậy, nên Nguyễn Đan Quế và tổ chức « Hướng Về Đất Việt » cũng như chiến dịch « Hoa Sen Trong Biển Lửa » đều là những nhát dao chí mạng mà Nguyễn Đan Quế và tổ chức « Hướng Về Đất Việt » đã đâm xoáy vào sau lưng của những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đang ngày đêm ghì chặt tay súng trên những vọng gác ở những nơi tiền đồn heo hút gió. Vậy, ta hãy liên tưởng đến hình ảnh của những người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đang ngồi trên những vọng gác ấy. Song rồi ta cũng cần phải biết đã có không biết bao nhiêu những Người Chiến Sĩ đã bị cộng quân bắn tỉa, trong lúc các anh đang hướng tầm mắt để quan sát những di chuyển của địch quân, vì thế, các anh đã trúng đạn của địch, và thân xác của những người Chiến Sĩ đã nhuộm đầy máu đỏ, đã thấm đẫm chiếc chiến bào và các anh đã rơi từ trên chòi cao của những vọng gác xuống nền đất lạnh, trên những bụi gai sắc nhọn giữa rừng khuya, và thân xác của các anh lại bị thêm những vết thương khác, do những nhánh gai rừng đã đâm sâu vào châu thân, và máu của những người Chiến Sĩ đã chan hòa từ vết đạn của quân thù, và đã ứa ra từ những mũi gai rừng, trước khi gục chết tức tưởi giữa núi rừng hoang lạnh, chỉ vì các anh đã chắp tay súng để bảo vệ hậu phương, bảo vệ đồng bào, bảo vệ miền Nam Tự Do và bảo vệ cho những sinh viên như Nguyễn Đan Quế được an lành đến các trường Đại học, để trở thành những bác sĩ, nhưng không phải để phục vụ cho người dân mà để phục vụ cho đảng cộng sản Hà Nội, và để cho Nguyễn Đan Quế được bình yên rời khỏi nước để đến Pháp, đến Bỉ, đến Anh để thành lập ra tổ chức « Hướng Về Đất Việt » và Quế đã nhân danh cái tổ chức này để hô hào phong trào phản chiến, để ủng hộ « Mặt trận Giải phóng miền Nam » và quyết liệt chống chính phủ của miền Nam Tự Do và cả những Người Chiến Sĩ của Việt Nam Cộng Hòa. Ôi ! những viên đạn đó, là của quân thù, hay là của những tên đang « Hướng Về Đất Việt » của Nguyễn Đan Quế đã Hướng thẳng vào phía sau lưng của những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa để giết chết các anh trong lúc các anh đang thi hành Nghĩa Vụ Bảo Quốc An Dân ???!!!
Nhưng giờ đây, sau những tháng năm dài gian manh, lừa gạt niềm tin của nhiều người, thì chính Nguyễn Đan Quế đã và đang hòa hợp-hòa giải với cộng sản Hà Nội. Vì thế, trong suốt thời gian qua, Nguyễn Đan Quế kẻ đứng đầu của một tổ chức nghe rất đầy tình người qua cái tên gọi : « Cao Trào Nhân Bản » song đã không hề lên tiếng qua những biến cố đã xảy ra tại quốc nội từ sự kiện Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Loan Lý v…v… và hiện nay là vụ việc Việt cộng đã đập phá trường Khiết Tâm thuộc Giáo xứ An Hải, Đà Nẵng. Đặc biệt là Nguyễn Đan Quế đã dửng dưng trước hàng vạn tên lính Tầu, trong đoàn quân của « Mã Viện », dưới lớp áo chuyên gia và công nhân đã và đang dẫm nát quê hương. Nguyễn Đan Quế đã im lặng trước những thảm cảnh đau thương của những đồng bào ruột thịt đã và đang bị những tên lính của bọn Tầu Phù hà hiếp, đánh đập. Ta phải biết tại sao Nguyễn Đan Quế không lấy tư cách là người đứng đầu của Cao Trào Nhân Bản để kêu gọi mọi người phải đánh đổ Bạo quyền Hà Nội, hầu để cứu lấy mảnh giang sơn, mà tiền nhân của chúng ta đã bao phen dày công dựng xây bằng cả núi xương và sông máu ?!
Và đó, là những nguyên nhân đã khiến tôi phải quyết tâm dứt bỏ tất cả , vì phải đặt việc chung lên trên hết. Tôi muốn nói : Nguyễn Đan Quế và cả băng đảng Cao Trào Nhân Bản chỉ biết đặt Quyền và Lợi riêng của phe nhóm mình, chứ không hề thiết tha với Tổ Quốc và Dân Tộc. Như thế, đã quá đủ để cho chúng ta hiểu được rằng hai chữ « Nhân Bản » mà Nguyễn Đan Quế đã đặt sau hai chữ «Cao Trào », là : Bản Chất Bất Nhân.
Chính vì thế, mà dù có mơ màng cho đến tận « kiếp sau » thì Nguyễn Đan Quế cũng không bao giờ có một ngày sẽ « Xưng Vương rồi từ Vương lên Đế ». Đừng Hòng.
Xin tái ngộ quý độc giả trong bài kế tiếp.
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.
Quản giáo dùng nhục hình gây chết người
Thứ năm, 8/10/2009,
Cho rằng Thọ lười lao động, quản giáo đã trói người này vào cột tre phơi dưới nắng 36-37 độ. Nạn nhân này đã chết sau khi được đưa đến trạm xá cấp cứu.
Cục Điều tra VKSND tối cao vừa khởi tố vụ án dùng nhục hình làm nạn nhân chết ở trại giam Quyết Tiến, Tuyên Quang (thuộc Cục Quản lý trại giam, Bộ Công an). Nạn nhân Trương Văn Thọ (ở Thái Nguyên) đang thi hành bản án 9 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.
Cuối tháng 7/2009, trung úy Nguyễn Văn Xuân, cho một số phạm nhân đi lao động, chia ra hai tổ (đào đất và chuyển gạch phơi khô đưa vào lò nung). Phạm nhân Thọ được phân công gánh gạch.
Trại giam Quyết Tiến - Cục V26 nơi phạm nhân Thọ bị chết. Ảnh: phuot.com. |
Làm được một lúc, Thọ kêu mệt, xin nghỉ nhưng không được nên làm cầm chừng. Đến đầu giờ chiều, Thọ tiếp tục xin nghỉ nhưng quản giáo Xuân cho rằng phạm nhân này lười lao động, kỷ luật bằng cách phơi nắng.
Quản giáo yêu cầu một phạm nhân khác chôn cột tre giữa đám đất trống và trói quặt tay Thọ vào, bắt đứng dưới cái nắng 36-37 độ. Chịu phạt khoảng 20 phút, phạm nhân xin đi làm trở lại. Tuy nhiên, gánh được vài chuyến gạch, Thọ lại than mệt, xin phép tổ trưởng cho nghỉ. Nghe báo cáo, quản giáo Xuân tiếp tục chỉ đạo trói Thọ vào cột... phơi nắng tiếp.
15h30, buổi lao động kết thúc, Thọ được cởi trói. Trên đường cùng bạn tù về trại, Thọ ngồi bệt xuống đường. Trung úy Xuân nhờ các phạm nhân khác đưa Thọ đến trạm xá của trại giam nhưng nạn nhân đã chết ngay sau đó.
Giám định pháp y kết luận, Thọ tử vong vì nhồi máu cơ tim cấp nhưng hồ sơ, không thấy nạn nhân có tiền sử bệnh tim mạch.
Hồ sơ về sức khỏe của nạn nhân trại giam Quyết Tiến lập cũng có sự khác nhau. Trước khi chuyển tới trại này (ngày 13/7), giấy khám ghi phạm nhân sức khỏe bình thường, nặng 52 kg. Chỉ một ngày sau, giấy nhập trại của Quyết Tiến ghi cân nặng của Thọ là 60 kg.
No comments:
Post a Comment