Tuesday, October 13, 2009

Ai là 67 người ký tên ủng hộ tên phản chiến Nhất Hạnh

Diễn Đàn

Kính gửi:


Ngài Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Ngài Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam


Chúng tôi ký tên dưới đây, những người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, xin trân trọng gửi thư này tới quí ngài để thỉnh cầu quí ngài can thiệp một việc vô cùng khẩn thiết, liên quan đến số phận của 400 tu sĩ, tu sinh Phật giáo trẻ tuổi đang gặp nguy khốn ở huyện Bảo Lộc, thuộc tỉnh Lâm Đồng.


Qua các phương tiện truyền thông quốc tế và các trang mạng, chúng tôi được biết: 400 tu sĩ và tu sinh Phật giáo được nhà nước chấp nhận cho tu học tại Tu viện Bát Nhã, xã Dambri, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2006, đã bị chính quyền địa phương ra lệnh trục xuất khỏi tu viện với những lý do chưa minh bạch. Điều hết sức nguy hiểm là trong những ngày cuối tháng 6/2009, hàng trăm kẻ lạ mặt đã dùng hung khí tấn công, phá phách tu viện Bát Nhã và hành hung các tu sĩ ở đó. Ngày 29/6/2009 chúng lại tấn công, gây thương tích và ném phân vào phái đoàn của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Lâm Đồng đến xem xét tình hình tại tu viện trên. Suốt 3 tháng qua các tu sĩ và tu sinh ở đây liên tục bị gây khó khăn và sách nhiễu như: cắt điện nước, ngăn cản tiếp tế lương thực, đe dọa khủng bố, phá nơi thờ cúng và chỗ ở, lấy cắp đồ thờ cúng. Cuối cùng, ngày 27/9/2009, hàng trăm kẻ lạ mặt xông vào tu viện đập phá và hành hung, dùng vũ lực đuổi các tu sĩ và tu sinh ra khỏi tu viện.


Điều hết sức đáng lo ngại là những việc làm càn rỡ và phạm pháp có tổ chức nói trên diễn ra trước sự chứng kiến của lực lượng công an địa phương, và mọi lời kêu cứu của những người bị hại gửi đến các cấp chính quyền huyện và tỉnh đều không được để ý. Thậm chí ngày 30/6/2009, Ban Trị sự GHPG Lâm Đồng đã có văn thư tường trình khẩn cấp về việc phái đoàn bị hành hung, gửi đến các cấp các ngành, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.


Hiện nay, sau khi các tu sĩ và tu sinh Bát Nhã chạy sang chùa Phước Huệ thị xã Bảo Lộc tạm trú, thì lực lượng công an bao vây chùa Phước Huệ và ráo riết xua đuổi những tu sĩ và tu sinh này ra khỏi chùa, buộc họ giải tán trở về địa phương.


Điều rất bất bình thường là toàn bộ hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như làm ngơ suốt thời gian xảy ra những sự biến ở Tu viện Bát Nhã.


Nhận thấy những sự kiện bất ổn kéo dài ở tu viện Bát Nhã gây thương tổn trầm trọng cho tinh thần và thể xác của 400 tu sĩ, đa số là người trẻ – tương lai của đất nước, gây chấn động trên thế giới bất lợi cho hình ảnh một nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, bảo đảm an ninh và nhân phẩm của con người, có luật pháp nghiêm minh; để bảo vệ những quyền chính đáng của mọi công dân nước CHXHCN Việt Nam, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc vô cùng cấp thiết trong hoàn cảnh đất nước đang đứng trước nhiều nguy cơ trong ngoài, chúng tôi tha thiết thỉnh cầu quí ngài:


1/ Cho lập ngay một Ủy ban điều tra cấp Nhà nước về vụ Bát Nhã, có sự tham gia của các đoàn thể quần chúng và một số nhân sĩ trí thức độc lập. Sau khi có kết quả điều tra, xin công bố rộng rãi và tiến hành xử lý nghiêm minh mọi người, mọi hành vi phạm pháp theo đúng pháp luật.


2/ Trong khi chờ đợi kết quả điều tra, có biện pháp bảo đảm an ninh và điều kiện sinh họat bình thường cho các tu sĩ và tu sinh.


3/ Giao cho Giáo hội Phật giáo sắp xếp việc tu hành của các tu sĩ và tu sinh ở Bát Nhã trước đây một cách công bằng, hợp tình hợp lý, hợp với nguyện vọng của họ, các luật tắc của Giáo hội và luật pháp Việt Nam.


4/ Khuyến khích giới truyền thông tiếp cận thực tế và thông tin cho toàn dân biết sự thật về những gì đã và đang xảy ra về vụ Bát Nhã.



Kính mong quí ngài khẩn thiết xem xét thư thỉnh nguyện này và đáp ứng lời thỉnh cầu của chúng tôi. Xin gửi tới quí ngài lời chào trân trọng.




Ngày 5/10/2009


Đồng ký tên:


(danh sách đến 10giờ sáng 5/10/2009, giờ Việt Nam)


1/ Tống Văn Công, Đảng viên 50 năm tuổi Đảng, nguyên TBT báo Lao Động, phường Tân Kiểng, Quận 7, TPHCM, Việt Nam

2/ Nguyễn Quang A, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu tự do, 19 Đoàn Nhữ Hài, Hà Nội, Việt Nam

3/ Hoàng Hưng, nguyên Trưởng ban Văn hoá-Văn nghệ báo Lao Động, làm thơ, dịch sách, 3C Phổ Quang, Tân Bình, TPHCM, Việt Nam

4/ Dương Tường, nhà thơ, dịch giả, 3B ngõ Phan Huy Chú, Hà Nội, Việt Nam

5/ Phạm Toàn, nhà giáo, nhà văn, Hà Nội, Việt Nam

6/ Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris, Pháp

7/ Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, 3 Nguyễn Thượng Hiền, Đà Lạt

8/ Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, GS Kinh tế học, Đại học Laval, Quebec, Canada

9/ Đặng Nhật Minh, NSND, Đạo diễn điện ảnh, 16A Hàn Thuyên, Hà Nội, Việt Nam

10/ Hà Dương Tường, Professeur Émerite de l’Université de Technologie de Compiègne, Paris, Pháp

11/ Phạm Quang Tuấn, PGS Đại học New South Wales, Australia

12/ Bình Nguyễn, Tiến sĩ, Khoa học gia, California, Mỹ

13/ Phạm Xuân Yêm, Giám đốc nghiên cứu CNRS và Đại học P.et M. Curie, Paris, Pháp

14/ Nguyễn Đỗ, nhà thơ, dịch giả, San Francisco, Mỹ

15/ Ý Nhi, nhà thơ, Gò Vấp, TPHCM, Việt Nam

16/ Song Chi, đạo diễn điện ảnh, Kristiansand, Na Uy

17/ Lý Lan, nhà văn, North Carolina, Mỹ

18/ Ngô Đức Thọ, PGS TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, tham gia dịch nhiều kinh sách Phật giáo, Hà Nội, Việt Nam

19/ Trần Nam Bình, PGS TS, University of New South Wales, Australia

20/ Bùi Như Hương, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

21/ Mai Hiền, nguyên Tổng biên tập báo Phụ Nữ TPHCM, Việt Nam

22/ Hoàng Ngọc Tuấn, nhạc sĩ, nhà văn, nhà nghên cứu & phê bình văn học nghệ thuật, đồng chủ bút tạp chí liên mạng Tiền Vệ (tienve.org), Sydney, NSW, Australia

23/ Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu văn hóa, viết báo, Huế, Việt Nam

24/ Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TPHCM, Việt Nam

25/ Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự thực thụ trường Đại học Liège, Bỉ

26/ Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Nhà báo. P. 15 , Q. Tân Bình, Tp. HCM, Việt Nam

27/ Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ, số nhà 6, Tập thể Địa Vật lý Máy bay, Trung Van, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

28/ Augustine Hà Tôn Vinh, GS, Cố Vấn & Giảng viên, Khoa QTKD, ĐH Quốc Gia Hà Nội;

Chủ Tịch kiêm Tổng Giám đốc, Tổ hợp Giáo dục, Đào tạo & Tư vấn Quốc tế Stellar Management;

Nguyên Giám đốc, Chuơng trình Cao học Quản trị Kinh Doanh, ĐH Tổng hợp Hawaii, TP HCM.

29/ Ngô Vĩnh Long, Giáo Sư về Á Châu, Đại Học Tổng Hợp Bang Maine, Hoa Kỳ

30/ Chu Văn Sơn, PGS TS, Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam

31/ Đỗ Thị Vinh, Tiến sĩ hóa học, về hưu, Cộng Hòa Liên Bang Đức

32/ Nguyễn Tường Bách, Phật tử, Nhà nghiên cứu văn hoá phương Đông, Cộng Hòa Liên bang Đức

33/ Bùi Tín, nhà báo tự do, Paris, Pháp

34/ Lê Xuân Khoa, GS thỉnh giảng, Đại học John Hopkins, Washington DC. HOa Kỳ

35/ Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, 10 Ngô Quyền Hải Phòng

36/ Trang Hạ, BTV Văn học, Công ty Sách Đinh Tị, 9-6A Đầm Trấu, Hà Nội, Việt Nam

37/ Trịnh Lữ, dịch giả, 108 Quan Thánh, Hà Nội, Việt Nam

38/ Nguyễn Thị Mười (pháp danh Tâm Hoa Thiện), 3C Phổ Quang, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam

39/ Hồ Thị Hòa, BTV NXB Tri Thức, Hà Nội, Việt Nam

40/ Khánh Phương Dương, BTV, thôn Kiều Mai, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

41/ Đỗ Quyên, nhà thơ, Vancouver, Canada

42/ Đào Xuân Dũng, BS Y khoa (hưu trí), Hà Nội, Việt Nam

43/ Nguyễn Hồng Khoái, Chuyên viên tư vấn, Hội viên CLB Kế toán trưởng, Hội viên Hội Tư vấn Thuế Việt Nam

44/ Quân Hoàng, sinh viên, Tampa, Florida, Mỹ

45/ Uông Đình Đức, cán bộ TCT Thép Việt Nam (hưu trí), 168/37 Nguyễn Cư Trinh, TPHCM, Việt Nam

46/ Trần Minh Thành, tu sĩ Phật giáo, Lâm Tỳ Ni, Nepal

47/ Đào Phương, giáo viên, Hà Nội, Việt Nam

48/ Ngô Minh, Hội viên HNV VN, Hội nhà báo VN, 11/73 Phan Bội Châu, Huế, Việt Nam

49/ Trần Minh Khôi, Kỹ sư Tin học, Berlin, CHLB Đức

50/ Hàm Đan, nhà báo tự do, Hà Nội, Việt Nam

51/ Nguyễn Văn Tạc, giáo viên hưu trí, Hà Nội, Việt Nam

52/ Phan Thị Ngọc Linh, giáo viên trường PTCS Lê Quý Đôn, Quận 1 TPHCM, Việt Nam

53/ Nguyễn Bá Chung, nghiên cứu văn học, dịch giả, trường Đại học Massachusetts, Boston, Mỹ

54/ Phan Tú Quỳnh, giáo viên hưu trí, California, Mỹ

55/ Nguyễn Huỳnh Thuật, nghiên cứu sinh Đại học Nông nghiệp & Công nghệ Tokyo (TUAT), Nhật Bản

56/ Nguyễn Thị Thu Hà, 3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726

57/ Nguyễn Hữu Úy, 3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726

58/ Nguyễn Việt, 3015 Clamont Lane, Eustis, Florida, USA 32726

59/ Trần Văn Cung, kỹ sư luyện kim, số 6 đường Am Stadtpark, Thành phố Sulzbach-Rosenberg, CHLB Đức

60/ Đoàn Viết Hiệp, kỹ sư điện toán, Antony, Paris, Pháp

61/ Nguyễn Thu, tác giả Dai Viet Kingdom of the South (Trafford Publishing, May-2009)

62/ Lê Hải Lý, Chuyên gia kiểm toán tài chính, Buettelborn, Germany

63/ Nguyễn Ước, dịch giả, 532 Dufferin St. Toronto, ON. Canada

64/ Phạm Văn Minh, nhà nghiên cứu Phật giáo (bút hiệu Quán Như), tác giả sách “Vietnamese Engaged Buddhism: The Buddhist Movement of 1963-1966”, 85 Slade Road Bardwell Park NSW 2007, Sydney, Australia

65/ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, nhà nghiên cứu Phật học, California, Hoa Kỳ

66/ Trịnh Hữu Tuệ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, NCS TS tại Đại học M.I.T Massachusetts, Mỹ

67/ Dư Thị Hoàn, nhà thơ, Hải Phòng, Việt Nam.

No comments: