Thursday, January 14, 2010

Công an tăng cường phong tỏa giáo xứ Đồng Chiêm

Công an tăng cường phong tỏa giáo xứ Đồng Chiêm
VietCatholic News (14 Jan 2010 18:22)
DIỄN BIẾN VỤ ĐỒNG CHIÊM NGÀY 14/1/2010

VÀO NHÀ THỜ BỊ NGĂN CHẶN

Trước khi ra làm việc với chính quyền huyện Mỹ Đức, khoảng 8 h sáng cha Giuse Nguyễn Khắc Quế, Quản hạt Thanh Oai-Hoà Bình, vào thăm Đồng Chiêm. Tháp tùng ngài có cha Giuse Bùi Quang Tào, Chính xứ Nghĩa Ải.

Khi đến khu vực cầu Xây, xe chở các ngài bị cảnh sát chặn lại. Chỉ có cha Tào, là người địa phương được vào Đồng Chiêm, còn cha Quế, phải ở lại bên ngoài, dù là Cha Quản Hạt và nhà thờ Đồng Chiêm là một giáo xứ thuộc giáo hạt ngài phụ trách.

Cha Quế phải cho xe chạy theo bờ bắc sông Vài, tiến lại gần nhà thờ Đồng Chiêm và đứng nhìn nhà thờ từ bên kia sông. Tuy nhiên, khi xe quay trở ra, thì đầu đường gần chỗ cầu xây, đã có một đống đất đá lớn chặn lối.

Khi bị chất vấn thì các nhân viên cảnh sát có mặt tại trạm chốt đầu cầu nói rằng đó là lỗi của doanh nghiệp đang thi công con đường này và phủ nhận chuyện chặn đường các linh mục. Họ bảo xe các cha chạy vòng theo hướng An Tiến để ra trung tâm huyện. Nhưng sau khi bàn tính, họ lại nói sẽ cho người và phương tiện đến dọn đống đất.

Kết cục, chờ đợi mãi chẳng thấy có người và phương tiện đến dọn đường, cha Giuse Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm, liền kêu giáo dân Đồng Chiêm ra dọn đống đất, mở đường cho xe Cha Quản Hạt lên đường ra huyện Mỹ Đức.

RA HUYỆN BỊ CHỐI BỎ

Theo chương trình đã hẹn trước, sáng nay Cha Quản hạt Nguyễn Khắc Quế sẽ gặp gỡ công an huyện Mỹ Đức để bàn thảo và giải quyết việc phong toả Đồng Chiêm.

Tuy nhiên, những hiện tượng chặn đầu chặn đuôi xe của Cha Quản Hạt trên đây là những dấu hiệu cho thấy câu trả lời tỏ tường là thế nào từ phía công an.

Khoảng 10 h cha Quế và cha Liên tới Công an huyện Mỹ Đức. Cha Liên cho biết: Một nhân viên an ninh phụ trách tôn giáo cấp huyện, tên Bang đã gặp hai linh mục. Cán bộ này tiếp hai cha tại phòng gác cổng CA Huyện.

Cha Quế nói lên mong muốn chính quyền bỏ việc ngăn sông cấm chợ. Cán bộ Bang nói rằng điều ấy là quyết định của cấp trên chứ họ không có quyền gì cả.

Cuộc gặp chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút, sau đó có điện thoại ông Bang ra ngoài bỏ đi và không có một lời từ biệt.

Kết cục là hai cha đứng lên ra về và buổi chiều thì các lực lượng cảnh sát, dân phòng, quân đội phong toả Đồng Chiêm còn đông hơn buổi sáng. Người lạ mặt không thể qua cầu mà vào Đồng Chiêm.

HIỆN TÌNH ĐỒNG CHIÊM

Cha xứ Giuse Nguyễn Văn Hữu và Cha Phó xứ Giuse Nguyễn Văn Liên vẫn bình an và mạnh khoẻ, nhờ được nhiều lời cầu nguyện và thăm hỏi của bao nhiêu người khắp nơi.

Giáo dân lao động bình thường. Trẻ em vẫn đến trường và nhà thờ. Nhà thờ có hai lễ. Giáo dân từ các giáo họ thuộc Đồng Chiêm đều về nhà thờ xứ tham dự. Sáng lễ 5 h 15 cho các cụ, chiều lễ 5 h 30 nữa cho giáo dân.

Đồng Chiêm, không có hoạt động gì ảnh hưởng đến lao động, sản xuất và học tập. Trong khi đó, UBND xã mời đại diện Ban Hành giáo của giáo xứ Tuỵ Hiền, các giáo họ Bắc Sơn, Đông Mỹ không lên Đồng Chiêm hiệp thông, vì đấy là “nơi không an toàn, an ninh”.

Khu vực Núi Thờ vẫn có các nhóm đến hành hương, thăm viếng và cầu nguyện trong sự quan sát của các nhân viên an ninh lảng vảng xung quanh. Cha Liên cho biết, hôm nay loa xã thông báo là đã có kể hoạt sẽ cắm biển cấm ở khu vực Núi Thờ: Cẳm ở chỗ chân đê-đầu đập Chẽ và ở chân Núi.

Tại nhà thờ khoảng 10 h 30, đoàn hành hương của giáo xứ Nghĩa Ải đã chính thức sang hiệp thông với Đồng Chiêm. Thánh lễ do cha Giuse Bùi Quang Tào chủ sự. Thánh lễ có khoảng 500 người tham dự. Trời rét đậm, giáo dân không ra đồng, cho nên nhiều người thích đi dự lễ này. Kết thúc thánh lễ, tất cả đều ra Núi Thờ viếng Thánh giá.

Hệ thống loa phóng thanh của xã đặt quanh nhà thờ nay ít quấy nhiễu hơn hôm qua. Người ta chỉ thấy nó đọc bài của báo Hà Nội Mới liên quan đến vụ Đồng Chiêm. Còn lại thì im lặng và là cái “im lặng đầy bí ẩn”- như cha Phó xứ Đồng Chiêm cảm nhận.

ĐÓ ĐÂY LIÊN QUAN

Tại nội thành, nhà dòng MTG Hà Nội trải qua một đêm đầy xáo động và bất an, vì cảnh khám hộ khẩu. Một tuần CA đến khám nhà dòng MTG hai lần và đến khám nhà dòng Phaolô Thành Chartres ở đường Hai Bà Trưng một lần. Báo hại nhiều nữ tu và các đệ tử phải đi ra bên ngoài ngủ như cảnh đi tu hồi cuối những năm 1980 và đầu 1990.

Các nhà thờ trong nội thành vẫn nhiều công an chìm nổi theo dõi hơn thường lệ. Một số linh mục đi lại được các thiên thần đi xe máy chiếu cố đi theo “bảo vệ”. Một số khu vực có người Công giáo, cảnh sát khu vực đi làm công tác dân vận: Không đến Đồng Chiêm và biện hộ cho chính quyền.

Hà Nội, ông Công, thương binh bị bắt ở Đồng Chiêm tối 11/1, vẫn chưa được thả tự do. Nghe cán bộ CA nói với các linh mục Đồng Chiêm rằng an đang bị tạm giữ vì liên quan đến tội hình sự: “Tàng trữ và vận chuyển ma tuý”.

Ông G.B Nguyễn Hữu Vinh bị đau đớn hơn, có lẽ vì trời rét đậm và hậu quả của những đòn đánh vào người anh nay mới hoành hành khi sức yếu đi. Anh không thể đến cơ quan cảnh sát điều tra ở số 7 Thuyền Quang, như giấy triệu tập.

Trong khi đó, hai nạn nhân bị công anh đánh trọng thương đang điều trị ở Hà Nội, sức khoẻ đã bình phục tương đối. Một số vết thương đã được cắt chỉ. Có thể hai nạn nhân sẽ được xuất viện trong một ngày gần đây./.

(Nguồn: CTV chuacuuthe.com)
An Hoà
Ngày 13.1: Cảnh sát phong tỏa Đồng Chiêm, nhưng giáo dân vượt sông, lội ruộng, leo núi tới cầu nguyện
VietCatholic News (13 Jan 2010 18:25)
HÀ NỘI - Ngày 13/1/2010 chính quyền Hà Nội gia tăng kiểm soát và xách nhiễu người Công giáo.

Buổi sáng, CA đã gửi giấy triệu tập anh Nguyễn Hữu Vinh, đòi ngày mai anh phải tới cơ quan CSĐT làm việc. Trong khi đấy, các nhà thờ trong thành phố Hà Nội như Hàm Long, Thái Hà, Kẻ Sét, Nhà Thờ Lớn, Phùng Khoang, etc… đều có dân phòng và nhân viên an ninh giám sát ở các cổng ra vào.

Buổi trưa CA phong toả hoàn toàn Đồng Chiêm, khách hành hương dù đi bộ CA cũng không cho vượt qua khu vực hai đầu cầu Xây. Nhiều giáo dân đã lội bộ qua sông Vài trong thời tiết giá lạnh, nhưng cuối cùng việc này cũng bị ngăn chặn nốt.

Buổi tối 13/1, 22 h, CA còn đến khám hộ khẩu Tu viện MTG Hà Nội, 31 Nhà Chung, Hoàn Kiếm. CA khám xét phòng ngủ và cả tủ đựng quần áo của các nữ tu. Đi hết tầng 1, khi tới tầng 2, bị các nữ tu lớn tuổi phản đối dữ dội, CA mới thôi và ra về lúc 22 h 30. Đây là lần thứ 2 trong tuần CA đến khám hộ khẩu ở đây.

Tại Đồng Chiêm, đống đất lối đầu cầu Ái Nàng vẫn nguyên vẹn. Từ sáng sớm CA lại cho mấy xe ben chở đất đá đến lấp con đường dẫn vào Nghĩa Ải từ đầu cầu Xây, đến giữa trưa, không biết do xấu hổ hay do dân chửi bới quá, chính quyền lại cho máy xúc đến san bằng đồng đất đá ở đầu cầu Xây.

Trên con đường từ Hà Đông về Đồng Chiêm, chiều dài khoảng 40 km, có đến cả chục trạm CA, rình rập chặn xe, xét hỏi. Các anh lái xe ôm ở thị trấn Tế Tiêu, được CA “bỏ nhỏ” không chở khách về Đồng Chiêm. Chúng tôi hỏi các anh vì sao, thì được trả lời rằng: CA nói ở Đồng Chiêm đang có bạo loạn.

Tại lối vào trung tâm xã An Phú, khu vực cầu Xây, đầu phía bên Nghĩa Ải đi về xử Kẻ Sải, tức là phía tả ngạn sông Vài, cũng như bên phía An Phú, hữu ngạn sông Vài, đều có hàng chục CA, bộ đội và dân phòng án ngữ, kiểm soát người đi lại. Ngay cả cha xứ Nghĩa Ải, ở xã Hợp Thanh đi lại cũng bị gây khó dễ.

Trong khi đó, tại Đồng Chiêm và Nghĩa Ải, các sinh họat của giáo dân vẫn diễn ra bình thường. Sự gia tăng các nhân viên công lực trong ngoài làng không làm cho các tín hữu ở đây nao núng. Họ xác tín rằng hiệp thông với Chúa và hiệp thông với nhau là bổn phận của người Công giáo. Vì thế rất nhiều người Đồng Chiêm và Nghĩa Ải hôm nay đã tự động ra đường hướng dẫn, đưa đón, bảo vệ và dẫn đường cho khách hành hương.

Khác hẳn với không khí êm ả hôm qua, hôm nay các loa phóng thanh mới được tăng cường ở gần nhà thờ Đồng Chiêm, ra rả khủng bố suốt ngày. Giọng điệu ra ra sức bóp méo, xuyên tạc các việc làm của linh mục và giáo dân Đồng Chiêm, cũng như từ các nơi khác, đồng thời quy kết, chụp mũ cho c ác linh mục v à giáo dân những tội tày đình. Loa xã hôm nay đặc biệt “chiếu cố” đặc biệt đến cha phó xứ Giuse Nguyễn Văn Liên, khi quy kết cho ngài mời 3 thương binh và anh Nguyễn Hữu Vinh về Đồng Chiêm, đồng thời có dụng ý hạ uy tín ngài khi nhấn mạnh đến việc anh thương binh tên Công đã tàng trữ và vận chuyển ma tuý-số ma tuý mà CA khám thấy ở trong cái xe thương binh.

Trong khi đó, từ hôm qua, hệ thống internet của cha Bùi Quang Tào đã bị mất tín hiệu một cách khó hiểu. Ngài gọi điện thoại ra bưu điện để tìm kiếm sự trợ giúp thì đã được nhân viên ở đây trả lời với kiểu cách như là đã biết trước sự vụ. Bưu địên có cho 2 nam nhân viên vào chăm sóc “khách hàng” đặc biệt này, nhưng loay hoay mãi vẫn không làm cho internet của ngài chạy lại được.

Dường như những khó khăn cho người Công giáo ngày hôm nay đã được đổ đầy chén đắng bằng việc trong một buổi sáng, hai trang mạng của DCCT là dcctvn.net và mehangcuugiup.info đều bị tấn công và bị hư hỏng nặng, không thể tiếp tục đăng tải các thông tin liên quan đến vụ Đồng Chiêm. Chưa biết khi nào hai trang này có thể khắc phục được, nhưng không vì thế mà những hình ảnh và tin tức từ Đồng Chiêm lại không đến được với những người yêu mến sự thật và công lý.

Cuối ngày, chúng tôi nhận được tin báo anh Giuse Trần Đức Tiến, bị bắt giữ hôm qua và đưa đến số 7 Thuyền Quang để điều tra, hôm nay đã được thả về lúc 22h. Hôm 11/1/, khi vào Đồng Chiêm, thì anh Tiến đi chung với hai anh Công và anh Tĩnh, nhưng sau đó anh ở lại để về sau với những người khác, cho nên anh không bị bắt cùng ở chỗ cầu Ái Nàng.

Cứ theo cách thức hành xử vốn quen của nhà cầm quyền, chúng tôi đoán rằng trong những ngày tới nhà cầm quyền sẽ còn gia tăng phong toả Đồng Chiêm, dùng tiền bạc và quyền lực để phá hoại các trang mạng truyền thông công lý và sự thật, etc. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng, những sự việc đen tối kia chỉ làm cho người Công giáo thêm vững tin vào Chúa Trời, thêm tưởng, yêu mến nhau hơn và cùng nhau dấn thân quyết liệt hơn để thờ phượng Chúa và phục vụ người nghèo./.

(Nguồn: CTV chuacuuthe.com)
An Hòa


Tôi lên án “Vụ việc Đồng Chiêm” ở khía cạnh nào?
VietCatholic News (14 Jan 2010 12:21)
Tôi lên án “Vụ việc Đồng Chiêm” ở khía cạnh nào?

Ở khía cạnh nào, thì tôi phải đắn đo suy nghĩ để biết rõ thực hư thế nào, phải trái ra sao? Nhưng dưới khía cạnh thuần túy đức tin của người công giáo, tôi hoàn toàn lên án “Vụ việc Đồng Chiêm”.

Vì sao?

Trước khi tôi trả lời, xin Quý Vị hãy đọc những trích đoạn sau đây của tôi.

1. Trích đoạn 1: Thứ tư, 06 tháng 01 năm 2010 -- Vietnam: Nouvelle agression policière dans une paroisse de Hanoi -- ROME, Mercredi 6 Janvier 2010 (ZENIT.org) - L'opération de police visant à la destruction de la croix aurait débuté dans la nuit vers 3 h 00 du matin / (Source: http://zenit.org/article-23119?l=french) Dịch bản tin Zenit tiếng Pháp đăng ngày thứ tư, 06 tháng 01 năm 2010:
VIỆT NAM: VỤ TẤN CÔNG MỚI CỦA CẢNH SÁT VÀO MỘT GIÁO XỨ Ở HÀ NỘI
ROMA, Thứ tư 06 Thánh Giêng 2010 (ZENIT.org) - Hoạt động tác chiến (opération: xem Từ Điển Pháp Việt, Lê Khả Kế, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – 1997, trang 999: sự tác chiến) của cảnh sát nhằm huỷ diệt cây thập giá (destruction: xem Từ Điển Pháp Việt, Lê Khả Kế, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội – 1997, trang 427: sự huỷ diệt) có thể đã bắt đầu trong đêm, vào lối 03 giờ sáng.)

2. Trích đoạn 2: Thứ năm, 07 tháng 01 năm 2010-- “Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Đồng Chiêm đã kêu gọi họ ngừng ngay những hành vi xúc phạm đó... Chúng tôi vô cùng đau buồn, vì xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Kitô. Đó là một sự phạm thánh! Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo Hội” (Thông Báo Của Văn Phòng TTGM Hà Nội Về Vụ Việc Thánh Giá Trên Núi Thờ Của Giáo Xứ Đồng Chiêm, ngày 07-01-2010)

3. Trích đoạn 3: -- Thứ sáu, 08 tháng 01 năm 2010 -- Các Giám Mục Giáo Tỉnh Hà Nội Gửi Thư Hiệp Thông Về Vụ Việc Giáo Xứ Đồng Chiêm: Vừa qua, tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã xảy ra vụ “Núi Thờ” Giáo xứ Đồng Chiêm. Theo thông tin của Văn Phòng Toà Tổng Giám mục Hà Nội, chúng tôi
(Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám Mục Vinh /
-Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Thanh Hoá /
-Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Bùi Chu /
-Antôn Vũ huy Chương, Giám Mục Hưng Hoá /
-Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Thái Bình /
-Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Bắc ninh /
- Giuse Đặng Đức Ngân, Giám Mục Lạng Sơn /
-Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Phát Diệm /
-Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Hải Phòng)
được biết rằng Thánh Giá đã bị triệt hạ.

4. Trích đoạn 4: -- Thứ sáu, 08 tháng 01 năm 2010 -- Crucifix Destroyed,. .. DONG CHIEM, Vietnam, JAN. 8, 2010 (Zenit.org).-. .. / The archdiocese condemned the "sacrilege" as an offense against the Catholic faith, AsiaNews reported... / "It is a real sacrilege, an insult against the most sacred symbol of our faith...” / ( Source: http://www.zenit.org/article-27998?l=english ) Dịch bản tin Zenit tiếng Anh đăng ngày thứ sáu, 08 tháng 01 năm 2010:
CÂY THÁNH GIÁ ĐÃ BỊ PHÁ HUỶ,. ..(destroyed: xem Từ Điển Anh-Việt, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Viện Ngôn Ngữ Học, Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh, năm 2007, trang 473: phá hủy)
ĐỒNG CHIÊM, VIỆT NAM, 08 tháng giêng năm 2010 (Zenit.org). -. .. / Tổng Giáo Phận đã lên án “tội phạm thượng” như một sự xúc phạm chống lại đức tin công giáo, Bản tin Á Châu tường thuật... / “Đây là một phạm thượng thật sự, một sự lăng mạ chống lại biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin của chúng tôi...” (sacrilege: xem Từ Điển Anh-Việt, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Viện Ngôn Ngữ Học, Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh, năm 2007, trang 1558: tội phạm thượng)

Vậy tôi lên án “Vụ việc Đồng Chiêm”

- vì đây là một sự phạm thánh.
- vì đây là sự xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo Hội của tôi.
- vì đây là xúc phạm đến Chúa Kitô của tôi.
- vì đây là một tội phạm thượng thật sự.
- vì đây là sự lăng mạ chống lại biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin của tôi.

Vì tôi, người công giáo, người thờ Cây Thánh Giá, được biết rõ:

- Cây Thánh Giá Đồng Chiêm đã bị triệt hạ một các độc ác.
- Cây Thánh Giá Đồng Chiêm đã bị triệt hạ trong đêm khuya.
- Cây Thánh Giá Đồng Chiêm đã bị đập phá tan tành, không một chút kính nể, không một chút nương tay, không một chút xót thương.

Vì vậy mà đứng trên khía cạnh niềm tin tôn giáo, tôi hoàn toàn lên án “Vụ Việc Đồng Chiêm”.
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang,

Dân Biểu Sanchez Lên Án Nhà Nước Việt Nam Triệt Phá Thánh Giá Trên Núi Thờ
VietCatholic News (14 Jan 2010 01:05)
DB Sanchez kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ và Cộng Đồng Thế Giới lên tiếng cho giáo dân Xứ Đồng Chiêm.

Washington, D.C.- Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47) ra thông báo lên án nhà cầm quyền Việt Nam đã triệt hạ Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ. Được biết lực lượng quân đội, công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ và nhiềudụng cụ bình hơi cay đã làm nhiều giáo dân Giáo Xứ Đồng Chiêm bị trọng thương.

“Tôi rất quan tâm về vụ nhà cầm quyền Việt Nam đã cố ý phá hủy một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất của giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm. Những hành động vô tri đã xúc pham cộng đồng tôn giáo trên toàn thế giới. Đến khi nào, nhà cầm quyền Việt Nam mới hiểu rằng nhà nước của họ chỉ được chính đáng khi họ tôn trọng tự do tôn giáo, nhân quyền căn bản, và tiến trình dân chủ?

"Tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới sẽ mạnh mẽ lên án sự đàn áp này và có hành động cụ thể để lên áng nhà cầm quyền Việt Nam. Đây không phải là báo cáo đầu tiên mà người dân Việt Nam phải chịu sự đàn áp đối với tín ngưỡng tôn giáo của họ, và tôi e rằng đây cũng sẽ không phải là lần cuối cùng. Tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Cục phải bỏ Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt để gửi một thông điệp mạnh mã đến nhà cầm quyền Việt Nam rằng chúng ta sẽ không khoan dung hành động đàn áp tự do tôn giáo.”
VP DB Loretta Sanchez


Thông cáo báo chí của Dân Biểu Loretta Sanchez lên án nhà nước Việt Nam triệt hạThánh Giá trên núi Thờ
VietCatholic News (13 Jan 2010 18:50)
Thông Cáo Báo Chí
Dân Biểu Loretta Sanchez
Địa Hạt Liên Bang 47th, California www.house.gov/sanchez

Ngày 13 tháng 1, 2010 714-621-0102

Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn 714-621-0102
Sau giờ làm việc: 202-306-1440

DÂN BIỂU SANCHEZ LÊN ÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRIỆT PHÁ THÁNH GIÁ TRÊN NÚI THỜ

DB Sanchez kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới lên tiếng cho giáo dân Xứ Đồng Chiêm

WASHINGTON, D.C. – Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47) kêu gọi Hạ Viện Quốc Hội bỏ Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC List) vì không tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Bà lên án nhà cầm quyền Việt Nam đã triệt phá Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ. Xin bấm vào đây để xem video phát biểu http://www.lorettasanchez.house.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=694&Itemid=91.Lời phát biểu dịch bằng tiếng Việt đã được chuẩn bị như sau:

Kính thưa bà Chủ Tịch, tôi đứng đây hôm nay, đại diện cho các cử tri Việt-Mỹ, một lần nữa đem vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đến Hạ Viện.

Thứ Tư tuần trước, lực lượng quân đội và công an Việt Nam đã làm nhiều giáo dân Giáo Xứ Đồng Chiêm bị trọng thương và đã triệt phá Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ.Sự triệt phá của Thánh Giá là một dữ kiện trong các loạt hành động thiếu công lý và đầy bạo lực thực hiện bởi nhà cầm quyền Việt Nam để tịch thu tài sản của giáo xứ đã có lịch sử trên 100 năm.

Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, tôn giáo và biểu đạt ý kiến đã được bảo đảm của Hiệp Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị

Tôi rất kinh ngạc về lý do gì mà nhà cầm quyền Việt Nam vẫn có thể tiếp tục cách làm của họ mà vẫn không phải bị chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nhân quyền như vậy.

Năm 2010, tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ quyết định một lập trường cứng rắng để gửi thông điệp rằng chúng ta không thể chấp nhận khi một nhà nước xữ dụng roi điện và hơi cay để đánh đập người dân và cướp quyền tự do phát biểu và tôn giáo của họ.

Năm 2010, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp của tôi sẽ cùng tôi mạnh mẽ lên tiếng cho các nhà dân chủ ôn hoà như luật sư Lê Công Định đã bị truy tố với tội hoạt động lật đổ chính quyền và có thể bị kết án tử hình vì đã biện hộ cho các dân oan cũng như các nhà dân báo.

Đây là lúc mà chúng ta phải bắt Việt Nam chịu trách nhiệm về các hành vi của họ và buộc họ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trịnh căn bản.
Dân Biểu Loretta Sanchez



Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm
VietCatholic News (14 Jan 2010 13:31)
Lệ Mừng trên cánh Đồng Chiêm

Đồng Chiêm máu chảy hòa non nước,
Tam Toà vững bước rạng niềm tin
.

Hôm nay tôi viết đôi dòng muộn màng về Đồng Chiêm. Nhưng không viết về những đau thương thống khổ của người dân Đồng Chiêm đang phải oằn mình gánh trên vai, cũng không ca tụng nhửng mảnh áo thẫm máu đỏ của người dân Đồng Chiêm đổ ra vì cái hung tàn của côn dồ Việt cộng, như là những giọt máu hồng chứng minh cho niềm tin riêng của ngưòi Công Giáo. Nhưng tôi viết đến những giọt lệ trên cánh Đồng Chiêm như là Lệ Mừng hơn là những ưu tư mà trước đây, trong “Tam Tòa sóng đổ về đâu” tôi đã viết là:

Nếu lửa Tam Tòa không nóng tời Phát Diệm, Bùi Chu, Hải Phòng, Hà Nôi, Cao Bắc Lạng, Sơn Tây. Không chiếu quang đến Huế Đà Năng Nha Trang Phan Thiết, Đà Lạt, Kontum, Sài Gòn. Lại qúa xa với Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Còn xa hơn nữa với Mỹ Tho, An Giang, Cần Thơ, Cà Mâu, Trà Vinh, Rạch Giá… và lửa ở nhà thờ Tam Tòa không bén sang cửa nhà Phật, không thổi hơi nóng tới Thánh Thất Cao Đài, Hoà Hảo và rồi Tam Tòa ở mô? Hoặc giả, hồn ai nấy giữ… phần ta, lửa chưa đến cứ ăn ngon ngủ kỹ thì Tam Toà không phải là cái tên cuối nổi lên trong cuộc bạo hành bất lương do nhà nước Việt cộng tạo ra. Nhưng đó chỉ là một trong chuỗi những địa danh lần lượt được nếm trải mùi bạo lực trong chủ trương triệt hạ ảnh hưởng tôn giáo trên phần đất này của nhà nước Việt cộng mà thôi”.

Như thế, Đồng Chiêm hôm nay cũng chỉ là một mắt xích nối tiếp từ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý … đến những địa danh khác trong tương lai. Nhưng Đồng chiêm hôm nay, sự kiện tưởng chừng giống như những nơi khác, trong thực tế, sự kiện Đồng Chiêm là một cuộc tấn công khác. Một cuộc tấn công trực diện vào biểu tượng niềm tin của ngưòi Công Giáo. Nên từ đó có khả năng khai mở ra một chân trời khác, tạo ra một hướng đi khác, tích cực hơn trong Niềm Tin của những người đi tìm Chân Lý, tìm Tự Do và Công Bằng Xã Hội.

Trước hết, có một điều không ai phủ nhận là: Cây Thánh Giá được coi như một biểu tượng khổ đau của nhân loại. Nhưng đồng thời, Cây Thánh Giá cũng là biểu tượng Ân Sủng của ơn Cứu Độ, của Tình Thương, hoặc gỉa, là biểu tượng của Bình An, nơi con người có thể đặt vào đó một niềm tin tuyệt đối. Cách riêng, đó lả biểu tượng Trung Thành trong đức tin của ngưởi công giáo trên hoàn vũ.

Thật vậy, trước khi Đức Giêsu Kitô, Người mà toàn thể nhân loại vui mừng chào đón ngày sinh vào ngày 25-12 hàng năm, bị treo lên Thập Tự Giá trên núi Sọ, Thập Giá chính là án phạt đau khổ nhất, ghê gớm nhất, nhục nhã nhất mà xã hội cách đây 2000 năm đã dành cho những tên tội phạm thuộc diện hung ác của xã hội. Nhưng khi Đấng Vô Tội là đức Giêsu Kitô bị treo lên đó. Ngài đã chết. Chết cho muôn người được sống thì Cây Thập Giá đó đã trở thành một biểu tương Thiêng Liêng tuyệt đối, Ân Sủng tuyệt đối, Tình Yêu tuyệt đối và đã đem An Bình, Hy Vọng tuyệt đôi đến ở trong lòng người.

Nói cách khác, trước biểu tượng Linh Thiêng viên mãn này, những độc ác tàn bạo, đầy uy lực của Neron, của Minh Mạng, Thiệu Trị và nay là Hồ chí Minh hay của những cường đạo Việt cộng Mạnh, Triết, Dũng, Trọng, Nghị, Thảo… có đáng là chi. Nếu như không muốn nói đó chẳng qua chỉ là những cỏ rác, rong rêu sẽ tàn lụi theo cát bụi của thời gian và để lại cho hậu thế những cái tên đáng ghê tởm. Phần Cây Thánh Giá, biểu tuợng kinh qua khổ đau sẽ mảĩ mãi muôn đời trổi vượt lên như một Ân Sủng toàn diện, một An Bình vĩnh cửu. một Niềm Tin vững chắc, một Hy Vọng tuyệt đối cho con người tìm đến để tín thác, để nương nhờ.

Vâng, hãy nhìn một người chiến binh thất trận, chạy tan hàng, lạc đồng đội và phía sau lưng là tiếng súng, tiếng giặc hò hét đuổi theo. Có lẽ đời anh sẽ không còn một nỗi kinh hoàng lo sợ, khủng hoảng nào hơn thế nữa. Nhưng khi anh chạy đến được một nơi có Cây Thánh Giá nằm trên đỉnh cao nhà thờ. Hoặc giả, tím vào bên bức vách của một căn nhà, mà trong nhà ấy trên bàn thờ có một Cây Thánh Giá thì âu lo, hoảng sợ vụt tan biến đi và thay vào đó là một niềm tin trong an bình, dù rằng đời anh chưa hề nghe biết đến từ ngữ đọc kinh hay cầu nguyện là gi! Tôi tin rằng anh ta sẽ tìm cách xin ở lại nương tựa vào Niềm Tin vừa đến ấy, hơn là, đạp đổ Cây Thánh Giá rồi lại trốn chạy quân thù trong lo âu!.

Rồi một anh cán binh Việt cộng bị thương, bị đồng đội bỏ lại trên đường mai phục để thoát chạy lấy thân. Ngoài cơn đau xé da thịt vì không được cứu chữa là sự uất hận bị bỏ rơi, anh còn lo sợ thần chết, lo sợ bị bắt và bị “nguỵ” chém giết, xẻ thịt banh da như những lời tuyên truyền nhồi sọ từ hàng ngũ cán bộ lãnh đạo trước khi đi gài mìn giết hại đồng bào. Anh đau đớn, tuyệt vọng khi lê thân vào những quãng đường, đồi, nương rẫy. Bỗng nhiên, cuộc sống như hồi sinh, dòng máu, nhịp tim lại dồn dập trong người. Một sự an bình như chưa bao giờ có đã chiếm trọn lấy cả tâm hồn và thể xác khi anh ta bò đến, và ôm được một cái chân cột. Lúc mở mắt nhìn lên. Đó chỉ là một Cây Thánh Giá thô sơ cắm trên ngôi mộ trong nghĩa trang của một xứ đạo miền quê. Anh gục đầu xuống, ôm chặt lấy và không còn muốn rời xa nữa. Bởi lẽ, dù không phải là người có đạo, chưa một lần biết cầu kinh, trái lại, còn được học tập, nuôi lờng căm thù những thành phần “tôn giáo phản động” bán nước. Kết qủa, vào lúc này, anh chỉ còn duy nhất một ước mơ. Nếu có phải chết, anh xin được chết trong phút giây an bình dưới chân cây cột mà anh đang ôm trong tay. Anh không muốn chết vì lòng căm thù như đã được học tập.

Nhưng trái ngược với nhân bản tính của con người và anh cán binh kia, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng từ năm 1930, đã đem dân làm nô lệ cho ngoại bang, còn ra công sức xây dựng trên phần đất của Việt Nam một tổ chức phi nhân lấy chủ thuyết vô gia đình, vô tôn giáo vô tổ quốc làm lẽ sống. Lấy cường bạo, bất lương làm phương châm hành động. Từ đó, họ đã không ngừng gây ra muôn vàn thảm họa trên cả hai phương diện tinh thần lẫn thể chất cho dân tộc Việt.

Bên ngoài, dù được che đạy bởi lớp mỡ ngôn từ hào nhoáng, nhưng chẳng bao lâu sau ngày xuất hiện, người dân trên toàn đất nước đã nhận ra cái bản chất thật của tập đoàn lãnh đạo của nhà nước Việt cộng là bất nhân, gian dối: Chúng luôn luôn đẩy người dân vào những mâu thuẫn cục bộ từ gia đình, đến làng xóm, vào học đường, xã hội, để trục lợi, để nắm lấy quyền lực. Chúng không bao giờ muốn cho nhân dân có được cuộc sống gia đình yên vui, cơm no áo ấm. Không bao giờ muốn cho trẻ thơ được giáo dục nghiêm túc về trí dục và đức dục. Không bao giờ muốn xây dựng một xã hội có trật tự, biết tôn trọng luân thường đạo lý, tôn trọng luật pháp nhân bản. Cũng không bao giờ muốn thấy tôn giáo là điểm hẹn đến của công bằng đạo đức cho từng ngưòi từng nhà noi theo. Trái lại, chúng muốn đạp cho tan mọi ảnh hưởng gia đình. Phá cho nát niềm tin trong tôn giáo. Diệt cho hết truyền thống đạơ đức, luân lý xã hội và giải trừ tận căn nguyên nền Văn Hóa Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín là gốc sinh của dân tộc, để tất cả đều quy hướng về một nền luân lý vô đạo, phi nhân, vô luân, bất nghĩa, phi pháp của cộng sản.

Phía nội bộ, hàng hàng tủ sách vở trên thế giới đã ghi lại rằng: Đấu tranh phê bình trong sinh hoạt đảng cộng đồng nghĩa với việc học tập cách thức gian dối, cách thức hành động phi luân, bất nhân, bất nghĩa với mọi người (nguyên TBT Liên Sô, Gobachev). Thủ tướng Đức, tiến sĩ Angela Markel cũng có những công bố tương tự: “Cộng sản đồng nghĩa với gian dối, tạo ra gian dối". Nên việc rèn cán, chỉnh quân, thay máu này đã trở thành một lẽ sinh tử cho chúng. Bởi lẽ, nếu gian dối, độc ác không thành bản chất của đảng. Nếu vô luân bất nghĩa không phải là dòng máu luân lưu trong huyết quản của từ Minh, Đồng, Khu, Duẫn, Mười, Linh, Phiêu… cho đến đến những Kiệt, Khải, Cầm, Anh, Triết, Trọng, Dũng, Mạnh, Nghị Thảo Rứa…, đã không có những cuộc đấu tố đẫm máu nhân dân Việt Nam từ thời 1930 đến nay, để hơn 170,000 ngàn sinh mạng, (không kể những người chết trong chiến tranh) trong đó có rất nhiều những người đã dày công lao sinh thành, dưỡng dục, nuôi nấng, che chở, bảo vệ chúng trong cuộc chiến hàng nhiều năm trước, được đền trả bằng bản án phú, nông, địa, hào, tư sản, hoặc giả, tay sai bán nước! Đã không có những cuộc chiếm đoạt đất đai, cướp giật tài sản của các tôn giáo và đày ải các vị chân tu trong chốn lao tù. Đã không có cuộc chôn sống mấy ngàn người dân vô tội ở Huế. Đã không bịt miệng người giữa chốn gọi là công đường. Đã không có cảnh những dân oan, từng là mẹ liệt sỹ, gia đình cách cách mạng lang thang đi đòi đất đòi nhà. Và cũng không có hàng triệu người Việt Nam phải sống lưu đày nơi đất khách!

Theo đó, những sự kiện như Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và rất nhiều những đơn vị cá nhân dân oan trải rộng trên bề diện cả nước, và nay là Đồng Chiêm, không xảy ra mới là chuyện lạ! Như thế, Đồng Chiêm, hay bất cứ tên của một địa danh nào đó, sau một đêm bất chợt, trở thành một địa điểm lưu ký sự bạo tàn của nhà cầm quyền Việt cộng thì phải được hiểu rằng: Đó không phải là địa điểm cuối. Nhưng nó chỉ là những cái tên như những mắt xích, tiếp diễn cuộc bạo hành bất lương theo chủ trương của chúng cho đến khi chúng bị tiêu diệt mà thôi.

Tuy nhiên, Đồng Chiêm hôm nay, sự việc không còn nằm trong chủ trương bạo lực trấn áp lương dân để chiếm đoạt tài sản nữa. Trái lại, chúng đã vượt qúa mức của cuộc bạo hành trong trí khôn của con người. Chúng đã chính thức chà đạp biểu tượng Niềm Tin, là Ân Sủng và Ơn Cứu Độ của người Công Giáo, không phải chỉ ở Đồng Chiêm, nhưng là toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam! Chúng muốn thách đố một Niềm Tin chăng?

Nhớ lại, vào cuối năm 2007, phong trào cầu nguyện trong an bình để đòi Công Lý, đòi Tự Do tôn giáo cho người dân Việt Nam -- khởi đi từ Tổng giáo phận Hà Nội dưới sự coi sóc của Đức TGM Giuse Ngô quang Kiệt -- đã làm náo nức lòng người, làm rộn ràng mọi bước chân. Từ trong ra ngoài, không kể lương, không kể giáo, cũng không hề phân biệt chủng tộc, đều đổ dồn con mắt về Hà Nội để chờ đợi ngày chung thẩm của Công Lý. Ngày Tự Do. Nhân Quyền đến cho dân nước Việt Nam.

Trong khi đó, về phía nhà nước Việt cộng, sau gần mười năm hoà hoãn, đi cầu tự khắp nơi, kể cả việc chúng đến Roma để tìm chỗ tựa ngõ hầu tồn tại sau khi đế quốc đỏ tan vỡ, nay lại trở về với bản chất phi nhân bạo tàn. Ngoài thì dâng đất, dâng biển, dâng tài sản thiên nhiên của quốc gia cho Tàu cộng để cầu vinh. Bên trong thì mưu đồ áp chế, cướp đoạt tài sản của nhân dân và dùng bạo lực tiêu diệt Công Lý, bóp chết Tự Do, Nhân Quyền của con ngưòi. Kết qủa, cuộc đi đòi Công Lý không ngừng lại vì đàn áp, bạo lực của nhà nước. Trái lại, “Tuyên Ngôn Công Lý” lại hiển hiện rõ ràng trong lời công bố của TGM Hà Nội ngay giữa hội đường, trước mặt những kẻ nắm bạo quyền vào ngày 20-9-2008 tại Hà Nội: “Tự Do Tôn Giáo là cái quyền cơ bản của con người, Tự do Tôn giáo không phải là một ân huệ Xin - Cho”. Ai, và còn ai nữa đã hiên ngang vì Công Lý như thế? Công bằng mà trả lời rằng, ít nhất, trong thời gian ấy còn LM Nguyễn văn Lý cũng vì Công Lý mà ngồi tù. Luật sư Lê thị Công Nhân cũng vì đất nước vì nhân dân vì quyền làm người vì tương lai của dân tộc mà vào ngục như đi nhận một nhiệm sở mới!

Dĩ nhiên, Việt cộng biết rõ sức mạnh của toàn dân ngày nay không thuộc về chúng. Nhưng cơn mộng du bạo lực lại không thể rời xa những đôi mắt đảng, nên chúng tiến hành thêm cuộc bạo hành bắt người ở Thái Hà. Kết qủa hàng vạn vạn cành thiên tuế từ tay nhân dân đi đòi tự do tôn giáo, đi đòi Công Lý đã vươn cao trên khắp trời Hà Nội. Trong khi đó, dẫu gian ác là thế, nhà nước Việt cộng vẫn không thể tìm ra tội trạng để kết án tám anh chị em giáo dân Thái Hà. Sức mạnh của người dân chưa ngừng lại ở đó. Cả nửa triệu người đã như ngọn sóng dâng tràn tim về bên bờ sông Nhật Lệ. Tam Tòa không còn nhỏ bé, nằm chờ Xin – Cho, nhưng đã vươn mình trổi dậy với giang sơn trong cuộc trường chinh tìm Công Lý. Lúc ấy, nhiều người đã cho rằng, chẳng còn bạo lực nào có thể ngăn cản được lòng người mong tìm đến Sự Thật, tìm đến Công Lý.…

Bổng như một cơn khổ nạn. Giữa lúc người người hăm hở chờ đợi ngày cùng nhau dồn bước chân trên đường Công Lý. Một bản tin không rõ xuất xứ, không rõ chủ đích đăng tải trên Nét đã làm nghẽn hơi thở biết bao tim lòng. Làm chùn, làm chậm hàng triệu triệu đôi chân và làm bao dòng lệ vương tràn trên khoé mắt: Đó là bản tin Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức TGM Hà Nội!

Hỡi Trời ơi. Những tưởng rằng trời tan, đất lở. Toàn dân rúng dộng, giáo dân hoang mang, chính quyền hồ hởi. Họ hồ hởi vì từ mấy năm nay, có khi nào họ quên không tìm cách đẩy “Ông Công Lý” ra khỏi Hà Nội. Hơn thế ra khỏi Việt Nam càng tốt. Lý do, có khi nào kẻ thờ thần gian dối dám giáp mặt thần Công Lý?

Phía Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì hoàn toàn giữ im lâng. Đã yên lặng trước hướng đi của hàng triệu dôi chân tìm Công Lý, đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam, lại càng thủ kỹ trước bản tin. Các Ngài yên lặng đến nỗi tạo ra nghi ngờ trong hàng ngũ giáo dân, làm hoang mang lòng người.Và làm ly tán thêm niềm tin của giáo dân vào Hội Đồng vì những bản tin đồn cứ vùn vụt loan đi: “Nào là có nhiều vị giám mục không đồng thuận với hướng đi tìm Công Lý của Đức Cha Kiệt. Nào là các Ngài không muốn hướng đi tìm Công Lý của đức TGM Hà Nội làm ảnh hưởng đến ân huệ Xin-Cho" đã thành nếp trong Giáo phận của các Ngài. Nào là đa số các Ngài hài lòng với phương cách “đối thoại Xin Cho” để được dễ dãi trong việc xuất ngoại…. xin tiền về xây cất, mở mang, tổ chức lễ lạc cho to lớn linh đình... hơn là cố công xây dựng đền thờ Công Lý nơi lòng ngườì nhu tinh thần của thư chung năm 1980 của HĐGMVN. Và nào là phải yên lặng để chờ nhà nước chấm điểm, ra ơn cho về Hà Nội, Sài Gòn!”

Tệ hơn thế, bản tin đồn còn mang đi những mầm mống độc hại như "một số vị trong HĐGMVN dịp Ad limina ờ Roma cũng muốn đức TGM Hà Nội từ chức”. Thêm cho bản tin đồn ấy là việc đức TGM Hà Nội đau bệnh phải đi tĩnh dưõng lại Nho Quan càng làm cho bản tin đồn có cơ sở và cho lòng người héo úa với những dòng nước mắt sầu muộn lã chã rơi! Phần Ngài, giọt nước mắt cô đơn, giọt nước mắt thương dân có lẽ chưa ngưng đọng. Từ đó, có người còn đưa tin đồn là "đức TGM Hà Nội sẽ xuất hiện trong ngày khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện, nhưng là để từ biệt hơn là trở lại với đoàn chiến"!

Nhưng mấy ai ngờ, lịch sử vẫn chỉ là những giây phút tình cờ tiếp nối nhau. Từ ngàn xưa, Đức Giêsu Kitô cũng đã trải qua khổ nạn trên thập tự gía trước khi Phục Sinh để giải thoát con ngươi. Cũng thế, hôm nay sức sống đã bừng lên. Nhà thờ lớn Hà Nội như muốn nổ tung ra vì sức ép hân hoan của hàng vạn đôi tay vỗ vào nhau. Rồi những buồng phổi đang co cụm bỗng dãn hơi thở, tràn lên tất cả mọi khuôn mặt những nét rạng rỡ, tiếng cười reo như trẻ thơ, trong lúc dòng lệ lại vội lăn trào xuống trên đôi gò má! Ôi! nước mắt. Nước mắt tại sao lại tuôn trào? Lệ mừng! Lệ Mừng ư? Rồi chẳng ai bảo ai, Bàn tay này. Ánh mắt kia, giao hòa, ôm choàng lấy nhau và trao nhau trọn vẹn một niềm tin và người ta đã khóc trong nỗi vui mừng khôn tả.

Thật, chẳng còn một ngôn ngữ nào có thẻ diễn đạt nổi niềm vui mừng của người giáo dân Hà Nội khi Đức Hồng Y Roger Etchégaray, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, đứng chủ tế thánh Lễ Tại Nhà thờ Lớn Hà Nội đã trao trả cây gây Mục Tử lại cho đức TGM Ngô Quang Kiệt và nói rằng: “Đây là cây gậy mục tử của đức TGM Hà Nội, tôi trả lại cho Ngài, tôi không muốn mang về Roma"!? Chỉ ngần ấy tiếng âm vang, Ngài đã vực “kẻ chết sống lại”, đã “tiêu diệt” muôn khổ đau khô đọng trong lòng người. Ngài làm cho mọi người bàng hoàng như thấy trời mở ra. Người người ôm choàng lấy niềm hạnh phúc của một giấc mơ tưởng chừng đã chết.

Chẳng còn một ai muốn nhớ đến tình hình sức khỏe của vị TGM ra sao, và cũng chẳng còn ai muốn nghe lại cái chữ từ chức hôm nào nữa. Tất cả đã là dĩ vãng. Không, tất cả đã là tiền kiếp. Chỉ còn lại đây, Ngài và cây gây mục tử của Ngài hiện diện với dân thành Hà Nội, và với niềm tin Công Lý và Sự Thật soi đường như ngài nhắc nhở trong thư chung vào ngày 25-11-2009.

Không thể sống Năm Thánh trọn vẹn nếu thiếu những việc thực hành”. Và một trong ba điểm trong việc thực hành của năm thánh là: “tích cực thực thi công bình bác ái. Trong Cựu Ước, Năm Thánh buộc ta trả lại cho người khác những gì thuộc về họ như quyền sở hữu, quyền tự do"(x. Lv 25, 8-17) Điều này, Ngài không chỉ nói để hướng dẫn cho giáo dân, nhưng cũng cho các đối tác trong xã hội nữa.

Vâng! Đó là ước mơ nhân bản. Đó là niềm tin yêu, hy vọng của cuộc sống. Và nếu trên đôi cao kia còn có Cây Thánh Giá giang tay che chở cho lời Công Lý thì dưới lũng sầu, hẳn nhiên là không thiếu bóng kẻ tà ma phá phách. Theo đó, Cây Thánh Gía, trên Núi Thờ của Đồng Chiêm, dầu đã đứng trên đỉnh cao ấy hàng trăm năm, nhưng cũng khó có ngoại lệ!

Theo tin tức loan đi, vào khoảng 2 giờ sáng ngày 06-1-2010, một lực lượng hùng hậu có từ 600 đến 1000 công an sắc phục, thường phục, chó nghiệp vụ, dân quân đã kéo đến vây chặt lấy giáo xứ Đồng Chiêm và đổ quân lên chiếm cứ và đập nát Cây Thánh Gía trên Núi Thờ. Đồng thời lực lượng này cũng tấn công đánh đập nhiều giáo dân bằng lựu đạn cay, lụu đạn khói… làm máu chảy thầm áo lương dân và nước mắt chảy tràn trên cánh Đồng Chiêm!…

Khi đọc bản tin, nhiều người tưởng lầm rằng mình đang sống trong khoảng tiền bán thế kỷ 20. Và họ nhận ra ở cái nước xã hội chủ nghĩa Việt cộng cái gì cũng lạ. Xem ra không giống xã hội loài người. Không giống là bởi vì:

1. Cây Thánh Gía trên núi Thờ ở Đồng Chiêm dã giang tay đứng đó như để che chở, đem đến niềm ủi an cho những nầm mộ mồ côi, cho những ánh mắt thẫn thờ mệt mỏi trong chiều tàn, hàng trăm năm rồi. Cây Thanh Giá ấy chẳng lấn đất dành dân với ai. Hơn thế, không phải là kẻ thù của loài người mà nhà nước Việt cộng lại phải tổ chức một cuộc hành quân đêm, đến đột kích và phá sập thì không một người nào không thấy lạ.

2. Nếu bảo rằng Cây Thánh Gía đứng ở đó trái luật, thì cứ đua luật ra mà tính. Hoặc gỉa, gọi những ngưòi phạm luật ra mà trị, Phép nước nào có vị thân? Tại sao lại phải hành quân đêm? Chẳng lẽ nhà nước phải làm như thế cho phù hớp với lời ca: “Con ơn nhớ lấy lời này, cướp đêm là giặc cưóp ngày là quan!” May mắn thay, nhà nước ta thì được tiếng cả ngày lẫn đếm nhỉ?

3. Tàu cộng cướp đất, cướp biển, bát ngư dân của Việt Nam. Chúng là những tội phạm đúng nghĩa theo luật. Luật nước, luật quốc tế. Tại sao nhà nước Việt cộng lại không dám hành quân đêm đến tiêu diệt địch và giải thoát nhân dân của mình nhỉ? Đã thế, còn xây đài tưởng niệm với những bảng đề “Nghĩa trang liệt sĩ Trung quốc”. Trong khi đó biết bao nhiều chiến sĩ Việt Nam đã bỏ mình khi chiến đấu bảo vệ biên giới, chiến đấu bảo vệ vùng biển thì không thấy có được một nấm mồ yên phận. Ấy là chưa nói đến câu hỏi là: Nếu những quân bành trướng Trung quốc được xây lăng mộ trên đất Việt với danh nghĩa "Nghiã trang liệt sĩ Trung quốc” thì những cán binh Việt Nam chết trong những cuộc chiến với Trung quốc sẽ đưọc gọi là gì? “Nghĩa trang phản quốc hay nghĩa trang của những thằng…khờ dại?” Lạ! đến lạ!

Khó ai có thể trả lời được câu hỏi này. Tuy nhiên, cha ông ta đã từng nói: “gieo gío thì gặt bão”. Việt cộng đã gây ra thảm họa cho dân, chúng phải gánh lấy cái hậu qủa của cơn bão từ nhân dân.

Riêng người dân Đồng Chiêm, rõ ràng là nước mắt tràn trên mặt mẹ, cha, chảy ròng xuống trên khuôn mặt con cháu mà lại không phải là nước mắt thương đau, sầu khổ. Nhưng lại là Lệ Mừng:

- Mừng vì Thánh giá vẫn ở trong lòng ta và con cháu ta. Riêng Thánh Gía trên núí bị côn đồ hạ xuống, dân ta dựng lại lúc nào mà chả được. Đã thế, còn uy nghi vững vàng hơn!

- Mừng vì chủ chiên lại quần áo dơn sơ đến thăm dân Người như ngày nào lặn lội bùn sâu đi thăm đoàn chiên trong trời giông bão.

- Mừng vì khi thấy tất cả các vị Giám Mục ở ngoài Bắc đã ngay lập tức gời thư Hiệp Thông đến vị TGM Hà Nội, bày tỏ một ý chí thống nhất cho hướng đi tìm Công Lý và Sự Thật. Và đòi buộc nhà cầm quyền phải tôn trọng Tự Do Tôn Giáo.

- Mừng vì đây là sự Hiệp Nhất, không phải là hiệp thông.

- Mừng vì những bước chân từ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, nay là Đồng Chiêm và rồi, từ khắp nôi lại sẵn sàng lên đường vì Công Lý, vì Tự Do sau những ngày khổ nạn.

Thật vậy, ngày 19-6-1098, ngày 117 vị chân phước tử đạo Việt Nam được tuyên phong lên hành hiển thánh là một biến cố lớn trong lịch sử của Giáo Hội Việt Nam. Ngày ấy, Giáo Hội đã xác minh lòng Trung Thanh tuyệt đối của các vị tử dạo Việt Nam với Thánh Gía của Đức Giêsu Kitô. Ngày mà chính những ngưòi còn sống, có khi còn nằm trong guồng máy lãnh đạo của nhà nước này, dù không vui vẻ gì với Biến Cố ấy, cũng phải hiểu thấu đáo rằng. Người Công Giáo có thể chết vì Niềm Tin của mình. Mà biểu tượng lớn nhất ở trong đức tin của họ chính là Thánh Gía của Đức Kitô.

Như thế, Đồng Chiêm hôm nay không còn là một sự kiện có liên quan đến tranh chấp đất đai với nhà nước. Nhưng là một Biến Cố. Hơn thế, có cơ trở thành một biến cố lớn trong dòng lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Một khi Đồng Chiêm đã trở thành Biến Cố, không còn là một sự kiện nhỏ của địa phương nữa, thì thật khó có thể lường trươc được cái kết qủa sẽ ra sao.

· Máu sẽ tiếp tục đổ ra và liệu người Công Giáo hôm nay có nằm yên chờ chết, hay nằm ôm chặt lấy cây thánh giá và để cho nhà nước độc quyền lôi đi chà đạp nhân phẩm, chà đạp Đức Tin của họ, Hoặc gỉa, đem đi tù đày hay đưa ra pháp trường dép râu nón côí hay không?.

· Hay máu sẽ đổ và khối ngưòi anh dũng vì Đức Tin kia, cùng với mọi người kháp năm châu bốn bề đồng chuyển mình, mở ra một vận hội mới, không phải chỉ là đòi lại tự do tốn giáo. Nhưng là đem lại Công Lý, Tự Do, Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam?.

Cuộc chuyển minh ấy sẽ ra sao và đất nước này đi về đâu? Đó là chuyện của ngày mai. Hiện tại, người ta chỉ thấy cuộc chuyển mình đã bắt đắu. Bắt đầu bằng thư Hiệp Nhất của tất cả các Giám Mục thuộc Giáo Khu Tổng Giáo Phận Hà Nội. Trong thư có những điều rất đáng ghi nhận tính Hiệp Nhất là:

Vì thế chúng tôi xin Đức Cha đề xuất vối giới hữu trách chính quyền:
1. Xét lại luật về đất đai..
2. Cần chọn giải pháp ít tổn thất lòng người…
Trong thư cũng xác định hướng đi của người CGVN là: ”GHCGVN luôn ước mong góp phần xây dựng một đại gia đình Việt Nam, trong đó mọi thành viên cùng chung sống hòa bình và tôn trọng lần nhau
.”

Điều ấy có nghĩa là, Đồng Chiêm không lẻ loi, Hà Nội không cô đơn một minh. Nhưng tất cả mọi hành động vì Đức Tin vì Công Lý thì toàn thể Giáo Hội đều chung một nhịp bước. Chính lý lẽ này đã làm sống lại một hướng đi, và khiến lòng người thêm mạnh mẽ hiên ngang. Đã biến nước mắt sầu khổ của ngưòi dân Đồng Chiêm, nước mắt đơn côi của Hà Nội, nước mắt tủi hờn của Tam Tòa, Loan Lý… thành Lệ Mừng. Lệ Mừng reo vui trong ngày hội tìm Công Lý.

Nắng sẽ lên, Công Lý sẽ đến và người Việt Nam đang đứng trươc cơ hội, trăm năm mới có một lần, để cùng nhau nắm lấy giấy phút tình cờ ấy để tạo nên lịch sử, tạo nên một ngày hội trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam.

Tháng 1 năm 2010
Bảo Giang

Đồng Chiêm bạo lực leo thang
VietCatholic News (13 Jan 2010 12:01)
Nếu người giáo dân Đồng Chiêm có bệnh tình cần cấp cứu, chắc chắn họ sẽ được thân nhân cõng qua sông vào thời điểm này. Chính quyền xã An Phú, Huyện Mỹ Đức Hà Tây đổ đất lấp hết lối mà xe cơ giới có thể vào. Lập những trạm kiểm soát đa thành phần từ cảnh sát giao thông, công an xã, dân quân xã, đoàn viên thanh niên ngăn chặn không cho các phương tiện được phép vào Đồng Chiêm. Cùng với việc phong tỏa người khác vào Đồng Chiêm, bên trong chính quyền xã An Phú bắc nhiều loa chĩa vào nhà thờ, nhà dân liên tục đưa những lời lăng mạ, vu cáo các linh mục và giáo dân. Song song những biện pháp bắt giữ, triệu tập để ép cung, dọa dẫm, khủng bố tinh thần giáo dân sở tại. Chính quyền còn huy động thêm nhiều cảnh sát và thành lập thêm đội dân phòng để tăng cường sự dọa dẫm.

Trấn áp bằng bạo lực và vu cáo là cách mà chính quyền lựa chọn cho giáo dân Đồng Chiêm.

Từ đập phá thánh giá, đánh đàn bà, phụ nữ đến hành hung ký giả, vu cáo linh mục, tăng cường lực lượng vũ trang, ngăn chặn, cô lập giao thông.... còn bao lâu nữa chính quyền sẽ bắt cha xứ san phẳng nhà thờ. Từ những hành vi tội ác này đi đến hành vi tội ác tiếp theo không xa.Nhất là tội ác được bảo trợ từ phía kẻ nắm chính quyền thì khoảng cách càng gần hơn.

Đã lâu lắm rồi, từ thời kỳ cải cách ruộng đất cách đây nửa thế kỷ, hay cuộc phản đối của nông dân Thái Bình hơn chục năm qua thiết tưởng ở thời kỳ hội nhập, nhà nước pháp quyền, dân trí ngày càng cao như ngày nay sẽ không còn những cảnh máu đổ, bắt bớ, hành hung vô lý như vậy nữa. Nhưng không ngờ những hành động bạo lực ấy lại càng ngang nhiên, công khai ở cấp dưới và tinh vi ở cấp cao hơn.

Chiều ngày 12-1-2009 do bị chính quyền xã An Phú đổ đất lấp lối ra, Anh Nguyễn Hữu Vinh cùng cha phó xứ Đồng Chiêm đi xe máy đến xem đường. Anh Vinh chụp ảnh lại đống đất mới đổ, bất ngờ hàng chục thanh niên lao tới hành hung anh Vinh và cướp máy ảnh dưới sự giám sát của công an xã, cảnh sát cơ động, cán bộ quân đội. Sự việc xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, có rất nhiều người dân và học sinh chứng kiến như vậy, nhưng chính quyền xã An Phú dửng dưng trả lời đơn khiếu nại của Cha phó xứ Đồng Chiêm Nguyễn Văn Liên là không biết, không thấy đơn từ hay ai báo cáo gì. Với sự việc công khai như vậy mà chính quyền xã An Phú không biết, thì dựa vào đâu họ nói các linh mục kích động giáo dân?

Hôm nay anh Nguyễn Hữu Vinh bị giấy triệu tập lên phòng cảnh sát điều tra Hà Nội để làm việc với lý do mập mờ ''có liên quan''.

Một người vừa bị đánh đập đến gẫy răng, u đầu, dập môi vết thương chưa đóng vảy lại bị công an triệu tập vì lý do ''đến nơi sẽ nói rõ''. Chúng ta hình dung nạn nhân bị hành hung đang đau đớn nằm, công an đến lạnh lùng gửi giấy triệu tập vì lý do ''đến nơi sẽ nói''. Chúng ta sẽ thấy sự nhân đạo của chính quyền đến đâu.

Chắc chắn phòng cảnh sát điều tra Hà Nội ( PC14) sẽ hỏi anh Vinh về việc anh bị hành hung dựa trên lá đơn của Linh Mục Nguyễn Văn Liên. Nhưng điều tra, xét hỏi anh Vinh có phải để mang lại công lý, sự thật, sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật hay không mới là chuyện cần bàn.

Có những bộ phim mà chúng ta xem sẽ thấy, cảnh sát xét hỏi người bị hại về những nhân chứng, vật chứng, bằng chứng liên quan. Sau đó những nhân chứng bị giết chết hay đột ngột thay đổi lời khai. Tang chứng, vật chứng bị thay đổi. Người bị hại không có gì chứng minh được bỗng dưng bị lật ngược thành tội vu khống. Điều ấy có xảy ra ngoài đời không, có việc như vậy ở nước CHXHCN Việt- Nam không? Hay chỉ có trên phim nước ngoài.? Điều này không khó để người dân Việt Nam nhận định.

Vụ án tòa Hà Nội xử Phạm Văn Trội, trú tại Chương Dương, Thường Tín thuộc Hà Tây cũ vì tội vu khống chính quyền đánh đập bản thân Trội. Phạm Văn Trội đi đến huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn thăm bạn là Vi Đức Hồi. Khi về bị nhóm người mặc áo thường phục lao vào đánh đập, công an ở đó không làm gì những người kia, chỉ đợi đánh xong thì đưa anh Trội ra khỏi địa phận với lý do là ''hộ tống an toàn ra khỏi địa phương'' Phạm Văn Trội thuật lại việc bị đánh với các đài báo nước ngoài. Lập tức công an Hà Nội bắt và truy tố Trội ra tòa. Công an Hà Nội căn cứ vào lời khai của người làm chứng là công an xã huyện Hữu Lũng (?) là Trội đã vu khống chính quyền đánh người.!!!.

JB Nguyễn Hữu Vinh và linh mục Nguyễn Văn Liên có hy vọng trông chờ vào sự công minh của cơ quan điều tra Hà Nội trung thực tìm sự công bằng cho họ hay không ?

Chúng ta chờ đợi trong cầu nguyện.

Chắc anh Vinh và Linh Mục Liên sẽ liên tục bị xét hỏi về vụ việc này, họ sẽ bị xét hỏi với tư cách là nạn nhân, nhân chứng lại có vẻ mập mờ như bị can, bị cáo bị triệu tập. Mọi lo lắng, quan tâm của giáo dân sẽ bị chia lẻ, phân tán và hoang mang. Chưa kể đến tình huống kéo dài, tận dụng vụ việc này để hạn chế thời gian của anh Vinh, Linh Mục Liên khiến họ mệt mỏi, lo lắng. Và biết đâu sau cùng anh Vinh, Cha Liên sẽ bị quy tội vu khống. Nếu ở hiện trường không có nhân chứng nào dám đứng ra nói rõ sự việc.

Nếu trường hợp anh Vinh và Cha Liên bị quy tội vu khống, bị bắt giữ. Chính quyền đi bước tiếp theo là.....

Chúa sẽ an bài cho sự việc có kết cục rõ ràng.

Chúng ta còn Đạo hay không còn Đạo.

Những ngày tới Thiên Chúa sẽ soi sáng con đường của anh Vinh, Cha Liên và cả chúng ta nữa.

Trở lại với giáo dân Đồng Chiêm, có lẽ chưa bao giờ họ sống trong cảnh hoang mang như lúc này. Đường vào bị chặn, mùa màng, công việc đình trệ. nơm nớp lo thân phận mình, giáo xứ mình và sự an bình của cây Thánh Giá thiêng liêng dựng tạm bằng tre trên núi Thờ. Còn cả những lo lắng cho tính mạng, tài sản của đạo hữu khắp nơi về hiệp thông. Từng ấy mối lo, ngần ấy mối sợ. Trong lúc chính quyền liên tục từng ngày gia tăng hành động khủng bố tinh thần bằng nhiều phương tiện, thủ đoạn đổ lên đầu những người dân nghèo khổ Đồng Chiêm. Hơn lúc nào hết, giáo hội Việt Nam cần sự hiệp thông mạnh mẽ, sự chia sẻ, gánh vác của toàn thể giáo dân Việt Nam cũng như người Công Giáo trên toàn thế giới với mảnh đất nghèo một năm một vụ lúa như giáo xứ Đồng Chiêm.
Giáo dân Nghĩa Ải

No comments: