Công an dánh giáo dân Tam tòa
Quần chúng tự phát - Ra từ đây chăng?
Cách nay mấy hôm tình cờ tôi được nghe kể rằng mỗi khi Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn tổ chức các buổi hiệp thông, thì luôn có khoảng hơn một chục thanh niên được huy động từ các tổ dân phố chung quanh Phường 9, Quận 3 để đi tuần tra bên ngoài khu vực nhà dòng phía đường Kỳ Đồng.
Mặc dù người kể không đả động gì đến mấy chữ “quần chúng tự phát” nhưng qua cách mô tả về nhiệm vụ “tuần tra bảo vệ khu phố” với chi tiết ‘có khi không cần mặc đồng phục’ rất có thể đây chính là là cái lò sản sinh ra ‘quần chúng tự phát’?
Tên gọi chính thức của lực lượng này là “dân quân tự vệ’. Một tổ chức hiện có ở tất cả các phường quận Sàigòn mà chúng ta thường thấy họ là những thanh niên trong trang phục xanh két, tay đeo viền đỏ mang có mấy chữ “Tuần tra – Bảo vệ’ được phường trả lương khoảng 1,2 triệu đồng/tháng, tức tương đương mức lương tối thiểu công nhân trong các khu công nghiệp.
Công việc chính là ‘bảo vệ an ninh’ khu phố và mặc dù là mang danh ‘công chức’ có biên chế và bảo hiểm y tế đầy đủ nhưng thực tế họ chỉ là loại nhân viên cho công an và UBND sai vặt mỗi khi có chiến dịch truy quét tệ nạn xã hội, dọp dẹp lấn chiếm lòng lề đường hoặc vào giờ cao điểm kẹt xe thì ra giữa đường đứng ‘múa may quay cuồng’.
Do tính chất công việc chỉ cần trình độ ‘cực thấp’ để dễ sai bảo, ‘dân quân tự vệ’ đã gây ra không ít tai tiếng trong xã hội, cũng do đánh đập, thượng cẳng chân hạ cẳng tay ai đó làm họ ‘thấy ngứa mắt’ tương tự như ‘quần chúng tự phát’.
Thành phần nòng cốt của ‘dân quân tự vệ’ tại các phường hiện nay hầu hết là con em các gia đình nghèo, ít học thậm chí là tội phạm xì ke ma túy sau ‘cải tạo’ được địa phương ‘nâng đỡ’ giúp xóa đói giảm nghèo, vượt khó. Ngoài ra còn có cả một số em gia đình khá giả nhưng do chơi bời lêu lổng học hành không tới nơi tới chốn, sợ đi nghĩa vụ quân sự nên cha mẹ các em này chạy chọt để xin vào nơi này nương náu để được gần gia đình.
Ở vào những hoàn cảnh như vậy, thử hỏi các em (và thậm chí có khi là cả cha mẹ các em) làm sao thoát khỏi tâm lý chịu ơn chính quyền? Thêm vào đó vì ít học, suy nghĩ nông cạn nay sau lưng lại có chính quyền nên các em rất dễ có những hành vi bạo ngược khó lường, “công an với Ủy ban sai bảo thì còn sợ gì ai nữa mà không làm?” là lời của em đã nói với tôi như vậy. Thật đáng sợ!
Về tư cách pháp nhân của lực lượng này gần đây cũng đã gây ra nhiều tranh cãi sau khi quốc hội ban hành Pháp Lệnh Dân Quân Tự Vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2005 (thay thế Pháp lệnh về dân quân tự vệ ban hành năm 1996), buộc tất cả các cơ quan công ty xí nghiệp phải tăng thêm gánh nặng lương nên đã bị nhiều nơi phản đối kịch liệt.
Do vậy, trên thực người ta chỉ còn thấy UBND các phường là có tổ chức này (xài tiền ngân sách mà) đúng như qui định của Điều I của bản pháp lệnh này:
“Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.
Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.”
Việc ban hành một pháp lệnh tăng cường kiểm tra dân chúng mượn cớ an ninh giữa thời bình, rõ ràng là việc làm không bình thường chút nào trong khi người dân đã đang phải nuôi một lực lượng khổng lồ hàng trăm ngàn công an, rồi còn quân đội v.v…
Trong phiên họp quốc hội ngày 24/3/2009 khi Dự án Luật Dân Quân Tự Vệ được đem ra thảo luận để thành lập quỹ quốc phòng an ninh. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng đã nêu lên thắc mắc tương tự “Cảm giác dự án luật có xu hướng chính quy hóa lực lượng dân quân tự vệ, nghĩa vụ hóa dân quân tự vệ trong khi Hiến pháp quy định công dân chỉ có nghĩa vụ quân sự” .
No comments:
Post a Comment