Nhiều Linh mục và giáo dân bị đánh đập, bị bắt giữ
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2009-07-27
Sau khi một số giáo dân bị đánh đập và bị bắt giữ, sáng hôm nay bốn vị linh mục ở Kỳ Anh đã dẫn một đoàn giáo dân đến Tam Toà để cầu nguyện trên nền nhà thờ cũ thì đã bị nhiều ngừơi mặc thường phục dùng gậy đánh đuổi.
Trong số những người bị đánh có một Linh mục bị thương nặng, một Linh mục khác ở Quảng Bình sau đó cũng đánh đập. Thanh Trúc phỏng vấn Linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh, về các diễn biến mới nhất.
Thanh Trúc: Xin Linh mục Võ Thanh Tâm cho biết đầu đuôi câu chuyện là như thế nào. Đoàn đi vào trong Đồng Hới phát xuất từ đâu và đi như thế nào?
LM Võ Thanh Tâm : Phát xuất từ Kỳ Anh. Đoàn này là của hạt Kỳ Anh, là giáo hạt cuối của tỉnh Hà Tĩnh. Các cha trong hạt Kỳ Anh gồm có 4 cha đi là Phêrô Nguyễn Thái Từ là Quản Hạt, Phêrô Phạm Văn Đồng là Quản Xứ Quý Hoà, cha Phaolô Nguyễn Đình Phú là Quản Xứ Dũ Lộc, cha Antôn Nguyễn Quang Tuấn là Quản Xứ Đồng Yên.
Các cha này dẫn hơn một trăm giáo dân, đại biểu cho 4 xứ, vào Tam Toà, cách hạt Kỳ Anh chừng một trăm cây số, vào Tam Toà để cầu nguyện Thiên Chúa ban Hoà Bình. Đến Tam Toà, họ xin bước lên nền nhà thờ để cầu nguyện (tức nền nhừ thờ Tam Toà cũ) thì họ bị gạt xuống, không cho.
Thanh Trúc: Dạ thưa, ai gạt xuống, không cho?
LM Võ Thanh Tâm: Công an với dân. Có một số mặc đồ công an với lại dân mặc áo thường.
Thanh Trúc: Gạt các Cha xuống, không cho bước lên nền nhà thờ để cầu nguyện?
LM Võ Thanh Tâm: Gạt các Cha và giáo dân xuống khỏi nền, không cho cầu nguyện. Rồi họ tiếp tục dùng gậy bằng gỗ đánh. Tin mới về là cha Phú bị. Họ đánh cha Phú phải đi cấp cứu.
Họ mặc đồ thường và dùng gậy ba bốn cạnh để đánh như thể một bọn du côn. Công an tuyệt đối không cho ai tiếp xúc với LM Nguyễn Đình Phú cả. Không biết họ sẽ đưa cha đi đâu.
Thanh Trúc: Thế còn các Cha kia thì sao?
LM Võ Thanh Tâm: Cha Đồng lúc đó đương còn lái xe. Cha Đồng có bị đánh nhưng không bị can chi. Họ đánh cha Phú mà cha Phú thì không mặc áo chùng thâm. Đã dặn rồi là đi vào trong phải giày đen, áo chùng đen, cổ côn. Các cha có vẻ khinh thường vì nghĩ rằng vào để cầu nguyện mà không cho thì thôi, thì về thôi.
Thanh Trúc: Linh Mục có nghĩ là vì các Cha không mặc áo chùng cho nên họ mới mạnh tay họ đánh như vậy?
LM Võ Thanh Tâm: Có thể như thế, nhưng anh cộng sản thì bất kể, nhiều khi nó tìm người mặc áo chùng thâm nó đánh trước cũng nên. Mất tình người rồi thì kể gì!
Thanh Trúc: Thưa LM Võ Tham Tâm, giáo phận Vinh cũng như là quản xứ Sang Bàng và người dân ở Đồng Hới muốn xin lại cái nhà thờ đó để xây một nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ, nhưng mà UBND ở đó bảo là không được và hứa cho một miếng đất tốt hơn?
LM Võ Thanh Tâm: Họ bảo để cái nhà thờ đó làm chứng tích "tội ác của đế quốc Mỹ" để sau này giáo dục cho con cái biết tội ác của đế quốc, nhưng mà chúng tôi đề nghị là làm bia hoặc làm cái nhà thu nhỏ lại bằng thạch cao rồi để trong tủ kính mà để lưu niệm, còn trên đó có thể cho chúng tôi xây lại cái nhà thờ, nhưng họ không cho.
Họ nói rằng trung ương phải tịch thu đất này, thì chúng tôi nói là cái đấy chúng tôi có quyền sở hữu vì từ trước đến nay đó là nhà thờ Tam Toà vẫn thuộc chủ quyền của giáo xứ Tam Toà, mà giáo xứ Tam Toà bây giờ thuộc địa phận Vinh, thuộc chủ quyền của chúng tôi, mà chúng tôi chưa bán, chưa nhượng, chưa đổi.
Chính quyền có hứa là cắt cho một miếng đất thì chúng tôi đề nghị một miếng đất khang trang, sạch sẻ, đủ rộng, xứng đáng để làm cái việc tôn giáo cho trang nghiêm, thì họ đã kiếm 4 miếng đất đưa ra đó chớ, họ vẻ sơ đồ rứa mà sau có cử một cha đi thực địa thì cha đó nói chẳng ra sao cả, không nhận được.
Trong khi túng thế như thế, phải làm một cái lán ở trên nền đất nhà thờ cũ và dựa vào tháp chuông. Cái lán đó dài 9 mét, rộng 6 mét, sau 3 mét rưỡi, thì chỉ bằng cái rạp đám cưới thôi, nhưng họ nói là xâm phạm đất của chính phủ. Mà đất của chính phủ thì đâu có hai tháp chuông đó!
Đất của giáo hội, đất của mình chớ. Rồi họ lại nói đức cha trên đổi rồi, mà trong văn bản thì như thế này "Bây giờ miếng đất Tam Toà không tranh luận nữa, cứ để đó, các vị lưu niệm thì cứ lưu niệm chứ không được phá đi mà xây nhà hay cơ quan cơ sở gì, mà xin các ông cắt cho chúng tôi miếng đất đủ làm một cái nhà thờ cho đẹp đẹp là được."
Nhưng mà hai năm nay họ có làm đâu! Chủ nhật thì làm lễ tầng trên, thì truyền hình xuống tầng hai, truyền hình xuống tầng ba, mà cái anh này - cái nhà để ở mà phải dùng thay Tam Toà để mà có lễ, mà anh ta chiều hôm qua anh ta đã bị bắt rồi.
Thanh Trúc: Thưa, anh Nguyễn Công Lý này đã bị bắt rồi?
LM Võ Thanh Tâm: Nguyễn Công Lý đã bị bắt rồi.
Thanh Trúc: Thưa LM Võ Thanh Tâm, Linh Mục có nghĩ rằng vụ này - như Linh Mục nói là giáo dân người ta phẫn uất và người ta đã đi biểu tình nhiều và người ta lại còn muốn kéo vào trong Tam Toà nữa, thì liệu chuyện này sẽ ra sao?
LM Võ Thanh Tâm: Nếu nổ ra thì nó trầm trọng lắm. Nó nổ ra chúng tôi không biết có kiềm chế được tiếng hoà bình của mình. Nó uất ức quá cho nên nó sẽ đánh nhau. Khi đã đánh nhau rồi thì bất chấp, sằn gì đánh nấy. Đánh thì nhất định tổn thương giáo dân, mà giáo dân khẳng định là không có đường nào lên Thiên Đàng nhanh cho bằng tử đạo. Nó khẳng định thế thì tôi thấy ghê lắm, tôi sợ lắm.
Tôi nói với trung ương là thiệt cả đôi, bên nào chết nhiều bên nào chết ít, nhất định là đổ máu. Mà bây giờ tôi đứng đây tôi vẫn hô hào từng giây từng phút "Chúng con ơi, hiếu hoà. Chúng con ơi, làm như thế nào để thể hiện Tin Mừng của mình. Người ta đập đánh mình như thế, mình chịu đựng cái đã. Biểu tình một cách hoà bình." Thì hôm qua mấy cuộc diễu hành mấy cây số họ một tay cầm tràng hạt một tay cầm cờ và biểu ngữ "Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ" khi đi qua thành phố Vinh, bao nhiêu công an bao nhiêu xe cảnh sát họ để cho đi, thì tôi thấy chính quyền tự chế được và chúng tôi cũng tự chế.
Thanh Trúc: Cho đến tối nay, cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, Linh Mục Tổng Giáo Phận Vinh - Võ Thanh Tâm cho biết là có thêm một vị linh mục khác nữa bị đánh.
LM Võ Thanh Tâm: Có một linh mục ở trong Quảng Bình nói với tỉnh là các ông cho người đánh linh mục Phú nằm sóng sượt ra đó thế thì bây giờ ông phải tới như thế nào. Thì ông phó chủ tịch đi với một cha, tên là cha Bính (cha Bính còn trẻ, người Quảng Bình) tới thăm cha Phú đó, gần bên nhà thờ Tam Toà đó, đương nằm đó đã, cấp cứu tại chỗ.
Trưa rồi thì ông nói với cha Bính "Tôi sáng không ăn gì", thì cha Bính cũng đi với ông Thuật (phó chủ tịch tỉnh), thế rồi bọn xã hội đen biết đó là cha Bính. Khi ông Thuật về rồi, cha Bính đi mua sữa chi đó thì bọn nó hô lên " Đập chết thằng cha đạo đó bây."
Thế là bọn nó vây đập Cha Bính luôn. Cha Bính bị đau, hoảng phải chạy vô một cái nhà, lên tầng hai, bị bọn nó quất một gậy lên đầu, nếu mà không tránh được cái đó là vỡ đầu rồi, thế là ngài nhảy từ tầng hai xuống tầng một - cũng thấp thôi mà ngài chống tay nên bị gãy xương tay và bọn nó đánh ngài gãy cả răng.
Cha Phú bây giờ thấy đau trên đầu, chóang váng, còn cha Bính thì bây giờ đang gãy tay, gãy mất một cái răng, mặt bị khâu 5 mũi. Cha Phú ban đầu định nằm đó, cứ nằm đó như lối nằm vạ, nhưng mà sau ông Thuật khiêng cụ về.
Còn cha Bính thì họ định đưa đi Bệnh Viện Thừa Thiên, mà sợ đi Bệnh Viện Thừa Thiên là bệnh viện của nó thì bị nó tiêm chết luôn nên bây giờ xin về Bệnh Viện Xã Đoài, đang trên đường đi chưa về đây. Hôm qua họ có đến ba nghìn người có gậy gộc, hôm nay thì ít hơn nhưng cũng có đến năm sáu trăm cây gậy, mà nó đánh và nó chữi, nó hô "đánh chết ba cái thằng cha đạo đi", "thấy thằng cha đạo nào là đánh trước".
Thanh Trúc: Trong đám đó có người nào mặc sắc phục công an không, hay toàn là những người mặc thường phục?
LM Võ Thanh Tâm: Có, có người mặc sắc phục công an nhưng mà ít, mà công an cũng không thể giữ được. Bây giờ Đại Sứ Quán Hoa Kỳ và Đại Sứ Quán Pháp muốn đến phỏng vấn tôi đấy.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn Linh Mục đã cung cấp cho chúng tôi những tin tức về Tam Toà.Cập nhật tình hình tại Giáo xứ Tam Tòa
Gia Minh, phóng viên RFA
2009-07-22
Phía cơ quan chức năng nói gì và nguyên cớ tại sao lại xảy ra vụ việc công an đến phá tan nhà tạm do giáo dân dựng lên, rồi đánh đập và bắt đi gần 20 giáo dân?
Đánh đập, bắt bớ
Như trình bày của các linh mục thì chúng tôi liên lạc với Ban Tôn giáo Tỉnh Quảng Bình để hỏi thăm thông tin về nhu cầu của giáo dân công giáo và cách thức giải quyết của cơ quan chức năng, thì ông Phó Ban Tôn giáo Tỉnh Quảng Bình cho biết: "Tôi mới về nên không nắm sự việc."
Liên lạc với công an tỉnh Quảng Bình, thì nhân viên trực tại đó cho hay là cấp lãnh đạo bận họp và bản thân nhân viên thì không hay biết gì về tình hình xảy ra tại thành phố Đồng Hới, dù rằng Cơ quan Công an tỉnh cũng đóng tại thành phố này: "Bọn em là lính nên chưa nghe thông tin trên địa bàn, anh liên lạc lãnh đạo; nhưng lãnh đạo đang họp."
Tuy nhiên vì sao lại xảy ra cớ sự đến nỗi cơ quan chức năng phải huy động lực lượng đến bắt gần 20 giáo dân, trong đó có cả hai thiếu niên, rồi đánh đập nhiều người khác, phá sập ngôi nhà tạm giáo dân dựng lên cũng như tịch thu hết mọi vật liệu xây nhà tạm, thu giữ máy quay phim, chụp ảnh của những người giáo dân ghi lại hình ảnh của sự việc.
Ngày nay, du khách đến thành phố Đồng Hới khi đi ngang đường Nguyễn Du, dọc bờ sông Nhật Lệ đều có thể thấy phế tích của ngôi nhà thờ rất rõ nét. Đó là thánh đường của giáo xứ Tam Tòa trước đây.Dừng lại thì du khách thấy một bản đề rất rõ đó là một ‘chứng tích của tội ác Đế quốc Mỹ’.
Chúng tôi đề nghị phải được làm lễ trên nền nhà thờ cũ; sau đó thì đức giám mục và cha tổng đại diện cũng vào làm lễ tại đó mấy lần. Vừa rồi tỉnh Quảng Bình nói nên để phần đất đó để làm di tích chiến tranh.
LM Phạm Đình Phùng
Lịch sử ghi lại thì ngôi thánh đường bị bom Mỹ tàn phá vào năm 1968, trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975. Chiến tranh cũng buộc các giáo dân xưa kia của giáo xứ Tam Tòa ly tán.
Hồi năm 1954 hầu hết giáo dân Tam Tòa đã di cư vào Đà Nẵng và lập nên một giáo xứ cùng tên tại Đà Nẵng.
Sau năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, và cuộc sống dần dần ổn định trở lại, Đồng Hới cũng hồi sinh với nhiều người dân trở về, cũng như di dân đến sinh sống.
Tranh chấp
Trong số đó có giáo dân Công giáo và những người từng là gốc giáo xứ Tam Tòa gốc. Linh Mục Phạm Đình Phùng trình bày tiến trình yêu cầu cơ quan chức năng tạo điều kiện cho giáo dân Tam Tòa tại Đồng Hới:
Từ năm 97 khi Tổng giám mục giáo phận Huế nhờ Giáo phận Vinh cử linh mục vào giúp. Nhưng lúc đó vào giúp một cách kín thôi vì chính quyền không nhất trí.
Năm 2006, Ban tôn giáo chính phủ yêu cầu giáo phận Huế phải bàn giao cho giáo phận Vinh thì mới cho linh mục vào làm mục vụ.Ngày 15 tháng 5 năm 2005 hai giám mục theo yêu của UBND tỉnh Quảng Bình gặp nhau tại ủy ban tỉnh Quảng Bình ký bàn giao sự quản lý về mặt đạo.
Sau đó chúng tôi có đề nghị tái lập lại giáo xứ Tam Tòa tại nhà thờ bị bom phá; lúc đầu thì chính quyền nói tại Đồng Hới không có giáo dân, nhưng sau đó chúng tôi đưa ra giáo dân gồn 600 tin hữu, và sau đó có thêm nhiều người nhập cư làm ăn và sinh viên nên số giáo dân lên đến 1000.
Sau đó chính quyền thừa nhận có người có đạo sau đó mới tòa giám mục vào và nhất trí cho làm lễ nhưng chỉ cho làm lể Noel thôi; nhưng chúng tôi vẫn phải làm liều và sau đó thì họ cho làm lễ tại một nhà dân; nhưng rồi số giáo dân đông lên nên không thể làm lễ tại nhà giáo dân đó.
Chúng tôi đề nghị phải được làm lễ trên nền nhà thờ cũ; sau đó thì đức giám mục và cha tổng đại diện cũng vào làm lễ tại đó mấy lần.
Vừa rồi tỉnh Quảng Bình nói nên để phần đất đó để làm di tích chiến tranh, còn nếu tòa giám mục muốn phần đất nào thì họ sẽ cấp cho nơi đẹp nhất, thuận lợi; Tòa giám mục có đề nghị một số lần mà họ không trả lời, nhưng sau đó thì họ chỉ cho 5 phần đất nhưng rất xa có muốn xây nhà thờ cũng không xây được vì quá xa thành phố.
Vừa rồi thì Cha Lê Thanh Hồng phụ trách giáo xứ đề nghị xây dựng một lán trại để làm lễ tạm nhưng khi công việc gần xong thì công an đến phá, rồi đánh đập giáo dân một số bị trọng thương và bắt đi.LM Phạm Đình Phùng
Vừa rồi thì Cha Lê Thanh Hồng phụ trách giáo xứ đề nghị xây dựng một lán trại để làm lễ tạm nhưng khi công việc gần xong thì công an đến phá, rồi đánh đập giáo dân một số bị trọng thương và bắt đi.
Khác với một số nơi khác, cơ sở thờ tự trong hay sau chiến tranh bị chuyển mục đích sử dụng biến thành một nơi hoàn toàn khác; trong khi khu đất nhà thờ Tam Tòa vẫn còn hiện diện một mặt tiền nhà thờ và gác chuông dù bị bom đạn tàn phá.
Và nay người giáo dân trở về muốn được phục hồi cơ sở ấy cho nhu cầu tâm linh của họ; và điều đó được họ cho là không hề trái với hiến pháp, cũng như Pháp lệnh Tự do Tín ngưỡng mà chính quyền Việt Nam ban hành.
No comments:
Post a Comment