Saturday, October 9, 2010

một nhân chứng trong Tết Mậu Thân. câu chuyện "Tên Đao Phủ Nguyễn Đắc-Xuân

Sat, 10/9/10, thanh-truc thi Ly <lythithanhtrucvn@...> wrote:
Thưa qúy vị, xin chuyển bài sau đây của một thân hữu, cũng là một nhân chứng trong Tết Mậu Thân.
TTVN

Viết ngàn triệu chữ cũng không thể nào kể hết bao nỗ đọan trường, oan khiên, tức tưởi của người dân Huế , nhất là nạn nhân của Việt Cộng trong 17 ngày kinh hoàng vào tết Mậu Thân 1968; vì chữ nghĩa cũng chỉ có giới hạn của nó, và người đọc, dù có cảm thông, đồng cảm tới đâu, cũng chỉ qua khả năng cảm thức khách quan.....như nhìn người bịnh rên la, biết là họ phải đau lắm, và từ sự "biết" (qua nhản và nhĩ ) này xúc tác đến "cảm" (tình), gây cho khách "cái đau đồng cảm"; chứ còn "cái đau thật sự" thì chỉ có người đang đau mới biết mùi vị tân khổ của nó mà thôi "đoạn trường ai có qua cầu mới hay" (NguyễnĐu); nên dù k'y ức tôi vẫn chưa phôi pha "17 ngày kinh hoàng của Huế " sau hơn 44 năm dài, tôi vẫn ngại ngần, không muốn viết rạ.
Không viết vì không có tài văn chương, không viết còn vì chuyện mình so ra, chỉ là như 1 cái dằm trong ngón tay, so với trùng trùng lớp lớp oan khiên, đau khổ của mấy chục ngàn nạn nhân xứ Huế.
Có lẽ vì nó chỉ là một cái dằm nhỏ nhoi, nằm khá sâu trong tâm khảm tôi, không cạy ra được, nên nó vẫn đeo đẳng theo tôi trong suốt 44 năm qua, khi ẩn khi hiện, như oan hồn của Anh TMT, của 2 người thân quen và hơn năm ngàn uổng tử đã bị thảm sát vào "mùa xuân không đợi" năm xưạ

Nhưng sao bỗng dưng hôm nay tôi lại bị thôi thúc phải viết?
Phải chăng sự thôi thúc này bắt nguồn từ cảm xúc thông qua câu chuyện "Tên Đao Phủ Nguyễn Đắc-Xuân Xủ Bắn Trần Mậu Tý"?
Xin lỗi Tuấn Lê, có nhiều điều, nhất là những k?y niệm quá kinh hoàng đã đóng dấu vào tâm tư của một người, thì dù người đó, thì dù bản thân họ có muốn không nhớ hay không bị ám ảnh về nó, cũng không được; nên xin thông cảm cho người viết đã không "nghe theo đề nghị" của Tuấn Lê, tạm gác qua chuyện tên Đao Phủ Thủ NGUYỄN ĐẮC XUÂN và LŨ SÁ'T NHÂN CỘNG SẢN VIỆT-NAM, vi hôm nay không viết, ngày mai trúng gió, giả từ trần gian, ôm theo uất hận này, linh hồn sao siêu thoát được, vì vẫn còn mố i nợ với những người thân quen đã ra
đi và nợ ân tình với đồng bào còn lại.
"IM LẶNG VỚI TỘI ÁC LÀ ĐỒNG LÕA"
"Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ"
MÙA XUÂN KHÔNG ĐỢI
.......Không biết có phải vì bàn tay định mệnh xen
vào hay không, mà tôi dù đã bất ngờ bay vào Saigon ngày 29 tết để trùng phùng với vị hôn phu vừa trở về từ Nhật Bản sau một khóa huấn luyện về tình báo, để cùng đón tết với anh như anh yêu cầu, thì chúng tôi lại thay
đổi chương trình, chạy vé máy bay vào ngày 30 để về Huế cùng ăn tết với gia đình của anh.
Ở Huế, tôi chỉ còn gia đình người anh kế tôi, mà tôi thì không thích chị dâu lắm, nên tôi bằng lòng theo anh về ăn tết bên "nhà chồng", vì anh là người con chí hiếu, có lẽ vì anh là con út,cha mất sớm, mẹ là cô giáo trẻ, thủ tiết thờ chồng nuôi con nên người bao thêm vào nhiêu tình
thương của 1 người anh, ba người chị đều trút cả cho anh.
Chúng tôi về đến Huế vào buổi chạng vạng (hoàng hôn) chiều 30 tết. Con dốc Nam Giao càng thưa vắng bóng người, vì ai ai cũng đang quay quần bên bếp lữa hồng hay bận rộn nơi phòng thờ Phật, bàn thờ tổ tiên cho ngày cúng cuối năm để rước ông bà về "ăn tết)" cùng con cháu, cũng như sửa soạn cho giờ phút cúng giao thừa - tống cựu nghinh tân.
Dốc Nam Giao vào chiều cuối đông, sương mù giăng tỏa bàng bạc khắp các hàng cổ thụ, đượm thêm mùi cổ kính, thiêng liêng, khiến con dân xứ Huế dù lưu lạc tha phưong, nhưng khi trở về , gặp lại giòng Hương cũ, An Cựu xưa, Bến Ngự mơ màng, Kim Long xanh mát, Núi Ngự trầm tư, Linh-Mụ thanh thoát ,Gia Hội sầm uất (thương cảng của Huế đô) đều bỗng dưng chưa kịp rũ áo mà đã rơi hết phong sương, nhưng phải chờ qua lại dốc Nam-Giao mới bắt lại được trọn vẹn cái "hồn Huế" của mình.

Cả nhà rất ngạc nhiên và mừng rở khi thấy chúng tôi về, vui nhất, mừng nhất vẫn là mạ của anh Phương.
May là chúng tôi về kịp lúc buổi cơm cúng rước ông bà, tổ tiên chiều 30 tết tại nhà. Không khí gia đình đoàn viên ba ngày tết thật ấm cúng và là một trong những hạnh
phúc nhất trần đời!
Sau buổi cơm tối và sau giờ hàn huyên cùng trao tặng quà cho gia đình mua từ Nhật Bản, anh nháy mắt hẹn tôi lẻn ra vườn.
Qua ánh đèn rọi nhàn nhạt từ nhà trong ra sân, tôi iếng chuông thấy anh đang tựa vào gốc nhản chờ tôị Khi tôi đến gần, như không còn đợi được nữa, anh vội vả
bước ra khỏi tàng cây, ôm chầm lấy tôi.
Tôi sợ hãi la nhỏ: "Anh mần chi rứả Coi chừng có người chộ, dị chết"!
Anh trả lời: "Có chi mà dị, trước sau chi, mình cũng là vợ chồng mà!". Tôi kêu anh đến ngồi nơi băng ghế gổ, ngay dưới khung cửa sổ, nơi ánh sáng hắt ra sân, nhưng vẫn thừa một khoảnh tối, đủ để cho chúng tôi có được chút riêng tự cần thiết cho nhaụ
Anh nhẹ ôm tôi vào lòng, hôn dịu dàng lên mái tóc còn tẩm bụi Saigon; tôi vội vàng đẩy anh ra, trốn tránh:
- "tóc em chưa gội, dơ lắm tề!". Anh ghì chặt tôi hơn, noái:
- "kệ, dơ chi mô nờ? Anh thấy tóc em còn thơm mùi chanh và bồ kết mà! Em đừng la, trong nhà nghe bây chừ!"
Rứa là tôi đầu hàng, ngượng trân cả người, để anh mơn man hôn tôi cho thỏa thích. Thấy tôi cứng đơ cả người, anh vội buông ra, giả lả:
- "Anh nhớ em quá! Bộ em không nhớ anh saỏ"
- "Zạ, em cũng nhớ chớ răng không nhớ!"
- "Rứa răng em......la.nh tanh rứa"
- "Tại ở zà anh, nên em zị lắm", "lỡ ai bắt gặp, thì chết!"
Anh cười thông cảm, và nâng nhẹ tay tôi, đưa lên môi:
- Rứa anh hun tay em thì không răng phải không?"
Tôi nhoẻn miệng cười, không trả lờị
Và như vậy, chúng tôi tay đan tay, vai kề vai, cùng im lặng đắm say trong dư vị ngọt ngào, đằm thắm của tình yêu giữa khu vườn tĩnh mịch, thơm mùi hoa mai nhẹ nhàng thanh khiết tỏa ra nơi cội mai già ở góc vườn.
Thỉnh thoảng, một vài tiếng chuông từ chuà Báo Quốc sát cạnh nhà anh, ngân nga vọng về, len lách, lẫn quất khắp các hàng rào chè tàu bao quanh nhà anh, như cùng chúng tôi ngưng đọng không muốn tan, giữ a đêm trừ tịch.
Đêm giao thừa trôi qua tuy không rộn ràng vì vắng tiếng pháo, nhưng cũng đầm ấm, êm ả và thiêng liêng quyện tròn trong mùi nhang khói trầm hương, mông lung tỏa nhe.nhu muốn bao trùm cả không gian lẫn thời gian.
Tôi đã ngoan ngoản rơi thiếp vào giấc ngủ lúc nào không hay giữa khi cỏi lòng háo hức với bao hạnh phúc đang chực chờ sáng ngày mai được cùng người yêu dung dăng dung để đi chúc tết họ hàng, bà con.
Sáng mồng một, sau tuần trà cúng tổ tiên, chúc tết, mừng tuổi ở nhà, chúng tôi được tự do đi lễ chùa với nhau, xong thả bộ vào thành nội xông đất nhà anh tôi (bạn của anh TMT), rồi lại qua cửa Đông Ba đến nhà cô anh chúc tết và dùng cơm trưa cùng bà con bên nội của anh.
Tôi thấy khuôn mặt anh rạng rỡ hẳn lên, khi nghe ai cũng khen chúng tôi thật đẹp đôị Mà họ khen cũng đúng thôi, vì tôi đã nổi tiếng xinh đẹp từ năm 14 tuổi khi trổ mả thành con gái; còn anh thì dáng vóc thư sinh, tuấn tú , thanh lich vô cùng (vậy mà kho6ng hiểu sao anh lại được tuyển học khóa tình báỏ).
Sau cơm trưa, chúng tôi cùng di xem ciné với người bạn chí thân của anh. Hai người đã kết thân từ ngày còn học trung học cho đến những năm ở đại học luật khoa (rất tiếc giờ đây tôi không nhớ dược tên, mặc dù tôi chưa bao giờ quên được ánh mắt tuyệt vọng, nhưng rất thân thương, hòa ái của người đó gởi đến chúng tôi lần cuối cùng vào ngày thư 17, khi cả ba chúng tôi vô tình hay hữu tình gặp lại nhau tại 1 ngôi chùa, nơi những toán người bị lùa đi, đều ghé vào nghĩ chân, uống nước không quá 5', rồi toán nào theo toán đó, dưới cả chục noòng súng chỉa vào, áp tải chúng tôi, như đám con tin hoặc tù nhân, của một "mùa xuân không đợi" năm xưa). Tôi lặng lẻ đi bên cạnh, nghe hóng chuyện hai anh hàn huyên, trên đường chúng tôi thả bộ đến rạp ciné.
Thời tiết ở Huế vào ngày tết thật dễ thương làm sao đâu, trời thanh, không khí tươi xanh, mát rười rượi, đôi khi tô điểm vài giọt mưa phùn, bay lấm tấm chỉ vừa lưu lại vài hạt nước mưa mỏng tanh, trong suốt như lưu ly trên những mái tóc thề xỏa ngang vaị Đi bộ dạo phố ngày xuân Ở Huế là một bức tranh thủy mặc rất linh động và đẹp; vì hầu như tất cả trai thanh gá lịch đều "đóng bộ" (chưng diện) thật sang thật đẹp vào ba ngày tết, để cùng nhau lượn lên lượn xuống, qua qua, lại lại ở mấy con phố chính và mấy rạp ciné.
Sau hai năm rời xa Huế, giờ đây khi trở lại, tôi thấy tôi vẫn là tôi của Huế những năm xưa. Tôi dù đi bên người yêu, mà mắt vẫn ngoái nhìn theo rất lâu nếu gặp được một bóng giai nhân hay một tà áo xinh, một mái tóc đẹp giữa phố đông ngườị Con gái Huế là rứa đó! Không màng ngó đến đàn ông, con trai, mà chỉ mê ngắm và trầm trồ khen người đẹp thôi.
Dĩ nhiên, tôi cũng nhận được những cái nhìn vói theo như vậỵ
Ra khỏi rạp ciné, chúng tôi thả bộ đến Lạc Sơn uống café. Café Lạc Sơn không ngon và không khí không trữ tình như café Cô Ba ở dốc Nam Giao, nhưng những người con trai Huế lưu lạc muôn phương, khi về lại Huế, lại chọn Café Lạc Sơn, vì nơi đây, vừa uống café, vừa ngắm người qua, kẻ lại......" phố xá không xa, nên phố tình thân", thật là một bức tranh sống linh hoạt vô cùng.
Giây phút này, nhớ lại bức tranh đời linh hoạt ngày xưa đó, tôi thật vẫn còn thảng thốt nghi ngờ vào trí nhớ của mình; có thật là đã có những hình ảnh đối nghịch trước và sau chỉ một ngày của cái "mùa xuân không đợi" đó không?
Anh và bạn anh chia tay sau đó với lời hẹn ngày mai lại gặp để cùng đi chúc tết thầy cô và dăm người bạn thân. Chúng tôi trở về vừa kịp buổi cơm tối của gia đình, và sau đó, cả nhà sẽ cùng nhau chơi trò đổ xâm hường.
Nhưng cơm nước vừa xong, khoảng gần 8 giờ tối, từng loạt tiếng nổ vang lên, nửa như tiếng súng nửa như tiếng pháo, nghe ra rất gần như đâu đây ngoài đầu ngỏ. Mọi người vưa kinh ngạc vừa bở ngở nhìn nhau, vì năm đó có lệnh cấm đốt pháo, hơn nữa ít ai đốt pháo vào đêm mồng một Tết.
Sau hàng loạt tiếng nổ dài hơn 15', thì một sự im lặng kéo dài đến khó hiểụ Tôi theo mấy người lớn bước ra sân, đồng lúc thấy thấp thoáng vài ánh đèn hắt ra từ những nhà trong xóm (nhà anh Phương ở vị thế cao và cuối cùng ) hòa vang những lời hỏi han xôn xaọ
Trong nhà cho hai đứa cháu lớn ra ngỏ tìm hiểu, khi chúng trở về, cả nhà đều như chết đứng khi nghe chúng báo tin: "mấy ôn nớ (VC) về đầy ở ngoài đường, ôn mô
cũng mặc áo quần đen, ôn mô cũng có súng hết. Họ biểu ai về nhà nấy, đóng cửa ở yên trong nhà, cách mạng đã về giải phóng đồng bào, không ai được chộn rộn ra đường, rủi lạc đạn, chết ráng chịu".
Vậy là anh Phương và tôi cùng tất cả thanh niên thiếu nữ từ 12 tuổi trở lên đều bị bắt làm tù binh tại Nam Giao trong suốt 17 ngày lịch sử thương đau kinh hoàng của xứ Huế tội tình, an khiên vì một "mùa xuân không đợi".
Đêm đó, dĩ nhiên không khí tết vội vả ra di không kịp từ giả. Người lớn bần thần, lo âu, lây lan qua đám con nít cũng nín khe, im thin thít dù chúng chưa 'y thức được nguy hiểm đang rình rập quanh nhà.
Mạ anh Phước sợ hãi đến thất thần, bà run rẩy sai tắt gần hết đèn trong nhà, chỉ để lại 1 bóng ở phòng khách. Hương đèn trên bàn thờ Phật và bàn thở tổ tiên cũng bị dụi (tắt) bớt.
Trẻ con bị lùa vào phòng và bị bắt lên giường đi ngủ sớm trong bộ quần áo mới còn xúng xính trên người với những bao lì xì rộn ràng trong túi áo, túi quần.
Người lớn tụ lại trên bộ ván gỏ, ngồi nép vào nhau thì thào bàn chuyện. Tất cả đều lo nhất cho anh Phương và tôị
Sau cùng quyết định đầu tiên, là những giấy tờ quân sự của Anh Phương như thẻ quân nhân, giấy phép về thăm nhà được bỏ vào 1 bao ly lông, cất trong 1 hộp sắt nhỏ, và mang ra chôn ngoài vườn sau.
Kế đó là học cho thuộc lời khai, anh và tôi đều là sinh viên ở Saigon, về quê ăn tết, đế phòng nếu bị bắt đi và bị tra xét. May cho anh Phương là anh tìm được thẻ sinh viên trong phòng học cũ của anh, và ai ngờ tấm thẻ nhỏ bé chỉ bằng 1/3 bàn tay này đã cứu anh thoát chết vào ngày hôm saụ

Đêm đó dĩ nhiên người lớn, không một ai ngủ được. Mặc dù ai về phòng nấy, nhưng tôi biết chắc là không ai có thể an tâm chợp mắt được. Vì phập phồng lo sợ tôi trằn trọc suốt đêm, nên tôi nghe được tiếng thở dài, lo ra cùng tiếng rì rầm niệm "Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát" của mạ anh Phương gần như suốt đêm; tiếng trở mình của chị anh Phương ngủ chung phòng với bà; tiếng thì thào của gia đình người anh, và anh Phương dĩ nhiên lại càng không ngủ được; vì khoảng 1 giờ sau, anh rón rén qua phòng tôi, anh bảo anh không thể nào ngủ được, dù chỉ chợp mắt để đó, vì anh hồi hộp, không biết số phần ngày mai sẽ ra saọ
Lần đầu tiên, tôi chủ động ôm anh, mà ôm thật chặt. Tôi muốn chuyền tình yêu của tôi qua cho anh, để anh được bình tâm. Người anh như bất động trong vòng tay êm ấm của tôị
Như thế, chúng tôi đã chờ sáng theo tiếng đập (nghe rõ mồn một) không đều của hai trái tim còn non trẻ trong 1 đêm đầu năm của mùa xuân không đợị Đêm như dài thêm ra, vì cả hai đều phải im lặng và thân thể gần như mất hết cảm xúc, dù đang nằm trong tay nhau, cùng đắp chung tấm mền dạ
Khi tiếng gà sau vườn vừa gáy tiếng đầu tiên, anh nhẹ gở tay tôi, từ từ ngồi dậy như cái xác không hồn, mang gối chậm rải trở ra phòng khách.
Không hẹn, mà mọi người đều cùng trở dậỵ Trời bên ngoài vẫn còn mờ tối, vẫn im vắng lạ kỳ. Chúng tôi thì thào trao đổi hay "họ" đã rút đi vô "cúi" (rừng) như mấy lần trước?
Hy vọng nẩy mầm trong chúng tôi, dù không ai nói ra, nhưng mọi người dường như đã bớt căng thẳng.
Chúng tôi ăn sáng với bánh tét và dưa món, cùng uống trà tàu và mức gừng. Trẻ con vẫn còn ngủ li bì.
Bảy giờ, trời sáng hẳn. Định cho hai cháu lớn (12, 13 tuổi) ra ngoài dò tin tức, thì "họ" đã không hẹn mà ập vào ba6't ngờ và nhanh như gió bảọ
"Họ" gồm 1 toán 3 nam 2 nữ, tuổi trạc 20 đến 50, giọng Bắc trọ trẹ lai trung (Quảng Bình, Đồng Hới); họ kêu mạ anh Phương bằng mẹ xưng con ngọt lịm; xưng anh, chị, em, cô, chú theo tuổi tác từng người trong gia đình.
Họ đòi coi tờ khai gia đình, và xét giấy mọi người từ 18 trở lên, sau đó, họ vổ về, trấn an, đại khái "cách mạng đã về giải phóng đồng bàọ Từ đây nam bắc đều một nhà. Nước nhà nay đã thống nhất, độc lập. Đảng, nhà nước và cán bộ sẽ lo cơm no áo ấm cho dân, sẽ không còn ai làm tôi tơ cho ai, không còn cường hào ác bá, đế quốc m~y xâm lược bóc lột sức lao động nhân dân (sic)" v.v..
Sau cùng, chúng "yêu cầu" tất cả mọi người theo chúng ra "trụ sở" làm việc, chỉ trừ mạ anh Phương và ba đứa nhỏ dưới mười hai tuổi là được ở nhà mà thôị
Trụ sở là nhà của một người có nhà lớn ngoài mặt tiền. Chúng chia "tù binh" theo nam, nữ và lứa tuổị Công việc là thẩm tra và ghi chép "tiểu sử" của mỗi nhà, mỗi người trong nhà, nhất là những nhà giàu và những nhà có con ở trong quân đội v...v.... Có đội tập làm cứu thương, trẻ em thì tập hát và học tập về "bác hồ". Người lớn ít học thì xung vào "tổ nấu ăn", "phục dịch cho cán bộ" vv...
Anh Phương và bạn học ngày xưa cùng trường thì vào đội "kiểm soat", ngày ngày đi truy lùng, tróc nả những tên "ngụy phản động" thuộc phần "quân, cán, chính" hoặc trí thức chưa chịu "trở về với nhân dân". Chúng có ăn ten, nên biết khá rõ nhà ai có chồng, con, anh, em làm gì, ở đâu, tết này có về nhà ăn tết hay không, v.v...Nên ngày nào chúng cũng lôi ra được vài người để hành tội, có khi xử bắn tại chổ trước mặt bọn tù binh chúng tôi để ra oai, dằn mặt và khủng bố tinh thần chúng tôị
Tôi ở vào tổ "dạy múa hát" cho các em. Anh Phương ở tổ "truy lùng", ngày ngày, anh theo chúng vào những gia đình khả nghi, hạch hỏi, dò la, có ngày 2 lần, hoặc 1, 2 ngày sau chúng trở lạị
Tinh thần anh sa sút thấy rõ. Vì ngày ngày hồi hộp sợ vào nhà người quen, biết rõ anh đã "bị động viên" vào Thủ Đức gần 2 năm về trước. Hoặc anh phải đối diện với nhà bạn bè, hàng xóm trong vai trò "an ninh" lấy điểm với giặc. Lại thêm chứng kiến màn "xử tội" hoặc trò "mèo khóc chuột" hoặc bản chất đa nghi của chúng, chưa biết, anh bị lộ tẩy lúc nàọ Và nếu lộ tẩy, thì ......thế là hết.
Buổi tối, thỉnh thoảng chúng tôi được về nhà. Nhưng không hiểu sao, chúng tôi không ai dám chia sẻ với ai điều gì. Đó mới là điều kinh khũng nhất đối với chúng tôi!
Xúc giác chúng tôi gần như tê liệt hoàn toàn. Người lớn muốn hỏi chuyện nhau, phải chờ khi không có mặt của hai đứa cháu lớn. Cả nhà và tôi chỉ sợ anh bị đột qụy tinh thần. Mạ anh cho phép anh ngủ chung phòng với tôi; và tôi cũng cầm bằng như thể "diều đứt dây", nhưng anh rất cao thượng, bảo rằng:
"nếu anh có mệnh hệ nào, thì em sẽ ra răng?"
Những lon sửa hiệu trái núi hiếm hoi còn lại, chỉ ưu tiên pha cho mạ anh, 2 đứa nhỏ và anh cũng được một tách trà.
Anh thường giả đò mang sửa lên nhà trên uống, rồi kêu tôi lên hỏi chuyện, nhưng thưc ra là để cho tôi uống nửa tách sửa anh dấu diếm chia phần cho tôi, tôi không uống, anh sẽ đổ đi, và anh đã làm theo lời anh nói, nên tôi đã nghẹn ngào uống 1/2 tách sửa nhiều lần, mà chẳng lần nào thấy ngon ngọt chi ráo!

Tôi hồi tưởng lại cảnh trốn tránh của gia đình "cô bé" Anne Frank, tôi nghĩ chúng tôi cũng không thua bao nhiêụ Rồi cái ngày "định mệnh" cũng đến.
Đó là ngày thứ 17. Một người bạn của anh Phương trong "tổ đặc biệt" (người này biết rõ anh Phương đã tốt nghiệp Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (1966-1967), nhưng không biết anh đưọc chọn ngành tình báo) vào nửa đêm 16 đã qua nhà cho chúng tôi biết, ngày mai chúng sẽ rút lui, vì nghe đâu Mỹ từ can cứ Phú Bài sẽ phản công (sau này tôi mới đoán là Mỹ đã cố tình bỏ ngỏ Huế 16 ngày để "dạy" cho VNCH một bài học "không vâng lời", không biết điều tôi suy đoán có đúng không?), nên chúng đã có mật lệnh rút lui, và khi rút lui, chúng sẽ thanh toán một số "thành phần nguy hiểm cho cách mạng, là trí thức, quân, cán chính của chế độ ngụy; sinh viên, học sinh, thanh nie6n thiếu nữ 16 tuổi trở lên " v.v...
Tôi vẫn còn nhớ tên người đó, nhưng không tiện khai ra đâỵ
Theo anh X thì: " đi theo cũng chết..chi bằng nửa đường chúng ta đào tẩu. Phương và Lệ nhớ đem theo giấy tờ tùy thân, vì khi gặp M~y sẽ đưa ra, để được ưu tiên giải cứụ Phương nhớ dấu theo một con daọ Chúng ta mang giày Bata, mặc đồ màu đậm, nhưng tránh màu đen, vì sợ Mỹ bắn lầm.
Chúng ta đi theo 1 khoảng xa, khi gần ra khỏi thành phố, thì đi chậm đệ từ từ thụt lùi lại sau, rồi từng người một, lách vào bụi cây hay hố sâu bên đường mà trốn, sau sẽ chạy ngược về hướng bến ngự, sẽ gặp Mỹ ở đó, vì nghe nói khoảng 12 giờ trưa, My sẽ có mặt tại Bến Ngự (tại sao chúng bie6't rõ giờ của My ở đâu chính xác như vậỷ Vì điều đó đúng hoàn toàn và tôi là nhân chứng). Còn anh chị của Phương tuổi lớn lại chỉ là giáo viên, ngày mai khai bịnh, không có mặt, chúng cũng không có thì giờ hạch hỏi đâu".
Chúng tôi cho gia đình biết, và tôi cột rất kỹ giấy tờ của anh vào ngườị Tôi còn kỷ nên mượn chiếc áo lain màu cam của bà chị, để khi chạy ngược về "phe ta", không sợ máy bay My bỏ bom.
Và khi giờ thứ 25 điểm, chúng tôi đã theo gần sát như kế hoạch của anh X đề rạ Chỉ khác là anh X lại không đi trong đoàn chúng tôi, và chúng tôi đã trốn lại trong hầm cát trốn pháo kích ở sân chùa, ngôi chùa mà chúng tôi đã trao nhau cái nhìn "tử biệt" với người bạn chí thân của anh Phương, vì sau này, chúng tôi được tin anh đã bị chôn số'ng cùng với Giáo Sư Kh. anh cô em gái kết nghĩa của tôi, tên K.N. hiện đang ở Califonia, USA .
Đúng như lời anh X nói vào khuya 16, My đã có mặt tại Bến Ngự vào khoảng 11 đến 12 giờ trưa, và những người thường dân không bị lùa đi, đã được My trang bị súng ống đầy mình, xông vaò từng nhà ở Nam Giao "giải cứu" và lùa họ chạy ngược về thành phố, tụ tập tất cả mấy chục ngàn người trong trường trung học Kiểu Mẫu bên bờ sông Hương vẫn êm đềm chảy, dù mấy vại cầu Trường Tiền đã gảy và cắm sâu vào dòng Hương Giang như lời nguyền sống chết bên nhaụ
Còn mối tình của chúng tôi đẹp lắm, thi vị lắm, cao thượng lắm có phải không?
Vậy mà...!!!!!! Thôi, chẳng kể làm gì, vì chủ 'y của bài này chỉ là một đóng góp nhỏ vào Lịch Sử Tội Ác Nguyễn Đắc Xuân Tên Đao Phủ Thủ cùng bè lũ Việt Gian Việt Cộng của hắn.
Nhân đây, tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến Anh X, vì nếu không có anh báo tin và khuyến khích, chưa chắc chúng tôi đã biết và đủ can đảm trốn chạy tử thần vào giờ thứ 25 của "mùa xuân không đợi" đó đâu!
Nếu do cơ duyên, anh đọc được bài này, nếu anh muốn, anh có thể liên lạc nhắn tin tôi qua các diễn đàn mà tôi đã nhờ chị TT chuyển bàị Tôi không viết tên Anh, là vì tôn trọng, nhớ ơn và muốn giử gìn an ninh cho Anh, đề phòng Anh vẫn còn kẹt lại tại quê nhà.
HTL


No comments: