Tuesday, September 15, 2009

Sấm Trạng Trình -Rồng Vàng hiện ra trên bầu trời Thăng Long-Hà Nội 20/8/2009 (tức 1/7 âm lịch).



Ảnh do độc giả Phạm Hồng Chương chụp trước cổng Trung tâm Hội nghị Quốc gia (đường Phạm Hùng, Hà Nội)


Rồng Vàng hiện ra trên bầu trời Thăng Long

- Hà Nội hôm 20/8/2009 (tức 1/7 âm lịch năm Kỷ Sửu)

Trước cnh tượng k thú trên, không ít người liên tưởng ti s kin vua Lý Thái T di đô vào năm 1010, m ra thi k phát trin rc r. Theo tương truyn, khi đến thành Đại La, Đức Vua đã nhìn thy đám mây hình Rng vàng bay lên, và đổi tên là Thăng Long, kinh đô mi ca nước Đại Vit.

...

Sau trận mưa rào đầy bất ngờ, đổ xuống vào lúc 17h20 ngày 20/8 trên bầu trời Hà Nội bỗng dưng xuất hiện một hiện tượng hết sức lạ lẫm, thu hút rất nhiều sự chú ý của người dân Hà Thành, đó là hiện tượng vẩy rồng.

Hiện tượng này kéo dài trong vòng gần 40 phút, khoảng từ 17h40 đến 18h20 thì kết thúc.

Theo quan sát của phóng viên, sau khi tạnh mưa, bầu trời bầu trời bỗng xuất hiện những đám mây có màu vàng nhạt, hình vẩy rồng hay vẩy cá thần, xếp chồng lên nhau giống như những hình ảnh thường thấy trên các bức họa hình rồng thần hoặc cá thần.

Hiện tượng kỳ lạ này dàn trải thành một khu vực khá rộng trên bầu trời khiến cho rất nhiều người dân Hà Nội tò mò và thích thú. Nhìn thấy hiện tượng này rõ nhất chính là các khu vực Cầu Giấy, Mỹ Đình, Ba Đình, Đống Đa…

Chính vì hiện tượng kỳ lạ này xuất hiện đúng giờ tan sở nên khiến cho rất nhiều quãng đường như: Trần Duy Hưng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Hoàng Quốc Việt, đường Láng, Hồ Tùng Mậu…bị tắc đường do nhiều người dân hiếu kỳ dừng xe lại ngay giữa lòng đường để tranh thủ chiêm ngưỡng hiện tượng hiếm có này.

Cụ Nguyễn Thị Lạc (92 tuổi) ở Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đang trên đường từ nhà con gái ở Xuân Thủy, Cầu Giấy về nhà ở Phạm Hùng (Từ Liêm, Hà Nội) khi đi đến đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy), vô tình nhìn thấy hiện tượng này đã đòi con rể dừng xe lại để chiêm ngưỡng cho bằng được.

Theo cụ Lạc thì đây là một hiện tượng rất hiếm gặp và nó báo hiệu một điềm tốt cho người dân..

“Tôi đã 92 tuổi nhưng đây là lần thứ hai nhìn thấy hiện tượng này. Theo ông nội tôi ngày xưa kể lại thì đó chính là hình thù không rõ nét của rồng thần đang hút nước bên sông Ngân Hà trên cõi trời. Đây là một điềm báo, báo hiệu một tháng đầy những điềm tốt và thời tiết sẽ rất thuận lợi cho người dân Hà Nội….” – cụ Lạc tâm sự.

Hiện tượng này xuất hiện đúng vào ngày 1/7 năm Kỷ Sửu lại càng khiến cho rất nhiều người dân tin rằng sắp sửa có một điều kỳ diệu xảy ra. Bởi theo quan niệm của người Á Đông thì rồng thần chỉ xuất hiện vào những dịp rất đặc biệt và việc chiêm ngưỡng được một phần thân thể của rồng thần là một điều cực kỳ hiếm gặp.


Chúng ta hãy đọc phần cuối SẤM TRẠNG TRÌNH

Thấy những hiện tượng mấy năm nay, không biết có trùng hợp không ?

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông, mất năm 1585. Ông là Nhà Tiên tri lỗi lạc, tiên đoán được các biến cố của đất nước cho đến 500 năm sau, ứng vào thời điểm đầu thế kỷ 21 này.

http://www.nbkhiem.com.vn/gioithieu/NBK.jpg

...

Cơ nhị ngũ thư hùng vị quyết
Đảo Hoành sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Đào viên tản lạc ngô dân thủ thành
Đoài phương phước địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân
phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm
Trần công nải thị phúc tâm
Giang hồ tử sĩ đaò tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất y chu
Thứ kỵ phục kiến Đường ngu thi hành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Đông Tây vô sự Nam thành quốc gia.


Hình 8 dải mây tại Đền Đô - Bắc Ninh: Vận “Tám” đến, Lý Triều mây giáng (Ảnh: Thầy Thìn).

Nước Nam Vận “Tám” năm 2010 có đổi thay !


Viết 8 câu thơ sau:

Nước Nam vận “Tám” trung hưng,

“Tám” vua Nhà Lý sáng ngời Thăng Long.

“Tám” trăm năm, Lý lại về,

Chặng đường “Tám” mươi năm trời.

Vận “Tám” đến, Lý Triều mây giáng,

Sinh ra Vĩ Nhân, thập kỷ “Tám” mươi.

Canh Dần đúng “Một” nghìn năm sáng,

Bách Việt Trung Hưng - Thế Giới Hoà Bình.

(Hà Nội hôm 20/8/2009 (tức 1/7 âm lịch).mây rồng hiện ra)

Những vầng mây kỳ lạ trên bầu trời.



Sấm ký của Trạng Trình

13/07/2009

Sấm ký của Trạng Trình
Lễ hội Trạng Trình
* Xin cho biết thông tin về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và các câu sấm rất kỳ lạ của ông?

Nguyễn Chí Mẫn, 75 tuổi, Trúc Phê, Hưng Hoá, Tam Nông, Phú Thọ

Nguyễn Bỉnh Khiêm huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, người làng Trình Tuyền (Trung An), huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc trẻ học Lương Đắc Bằng được truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” từ đó ông tinh thông về Lý học, Tướng số học giỏi, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông” có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần giao cách cảm, ông biết nhà Lê Trung Hưng, nên chờ đúng số mệnh năm 44 tuổi dự thi đỗ Giải Nguyên, đời nhà Mạc (1527-1592), làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần. Năm 1542 ông cáo quan về vườn, lập Bạch Vân am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang còn có tên Tuyết giang nên học trò gọi ông “Tuyết giang Phu tử".

Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp Thìn (1544), sau đó được thăng chức Thượng Thư Bộ Lại, tước hiệu Trình Quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm.

Trạng Trình mất ngày 28 tháng 11 năm Ât Dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Trước khi chết, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng:

Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù" thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói:

Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tầu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn.

Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tầu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra, tạm dịch nghĩa:


Ngày nay mạch lộn xuống chân

Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu.

Biết gì những kẻ sinh sau?

Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?


Đọc tới đâu vị khách Tầu đổ mồ hôi hột đến đó, ra Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật.

Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi:


Minh Mạng thập tứ

Thằng Trứ phá đền

Phá đền phải làm đền

Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay


Nguyễn Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.

Thơ văn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ thơ mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian… và những lời sấm ký có giá trị.

1/ Ứng nghiệm về sau nhà Lê khôi phục

2/ Ứng nghiệm nhà Trịnh giữ nhà Lê


TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), còn có tên là Nguyễn Văn Đạt, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (Nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Cha là Nguyễn Văn Định, sinh viên trường Quốc Tử Giám, nhưng không ra làm quan, về quê dạy học, lấy hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh. Mẹ là Nhữ Thị Thục, con gái tiến sĩ thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan.



Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học Đình Nguyên Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Năm Giáp Ngọ 1534, Ông đỗ đầu kì thi Hương , sau đó đỗ đầu hai kì thi Hội, thi Đình năm Ất Mùi 1535. Ông từng được vua Mạc phong tước Trình Tuyên Hầu nên được người đời gọi là Trạng Trình. Ông về hưu năm 53 tuổi, lập am Bạch Vân, lấy tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ.










Năm Nhâm Dần 1542, quyền thần lũng đoạn triều chính, ông dâng sớ đòi chém 18 viên quan to cậy thế làm càn nhưng không được vua chấp nhận. Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chức quan, về quê dạy học. Học trò của ông rất đông và rất nhiều người trở thành nhân tài của đất nước như Trạng nguyên Giáp Hải, Phùng Khắc Khoan... Dù về quê nhưng các vua nhà Mạc rất kính trọng, xem ông là thầy và thường xuyên sai sứ đến hỏi mưu kế.

Tương truyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà tiên tri, tác giả của nhiều lời sấm. Nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn đều đến xin lời khuyên của ông để dựng nghiệp.

Đến năm 1585, ông mắc bệnh nặng. Khi ông qua đời, nhà vua cử phụ chính đại thần về uý tế, dựng đền thờ, nhà vua tự tay viết biển đề hàng chữ “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng từ” (Đền thờ quan tể tướng, Trạng Nguyên triều Mạc).



No comments: