Thursday, July 2, 2009

VƯỢT NGỤC VÀ BIỆT GIAM- 1-2 Nguyễn Chí Mẫn


VƯỢT NGỤC VÀ BIỆT GIAM

Để tưởng nhớ Anh Lê Thơm, một vị Huynh Trưởng, cũng là một chiến hữu, một người bạn đã vĩnh viễn ra đi lúc đang bị biệt giam trong ngục tù của lũ quỷ đỏ cướp nước.

Nguyễn Chí Mẫn

Tùy từng vùng, từng khu, từng nơi họ bị giam giữa, những người tù “ không bản án” sang ngày bị mất nước đều dùng các cụm từ đặc biệt mỗi khi đề cập đến lũ quỷ đỏ cai tù, kẻ thù của họ có nhiều người gọi những Người tù này là “tù cải tạo”, nhưng hầu hết họ đều tự gọi họ là tù “không bản án” vì họ đâu có bị kẻ thù cướp nước mang ra xét xử, kêu án gì đâu mà vẫn phải bị giam giữ, lưu đày dài dài, không biết được ngày mãn án trong ngục tù, trong biệt giam.

Từ lúc bị đưa ra tận ngoài “miền Bác Xã Hội Chủ Nghĩa”, vùng rừng núi trùng điệp Hoàng Liên Sơn, anh em chúng tôi, những Người tù “không bản án” trong Liên trại 4 (chung quanh Hồ nước Thác Bà) gọi các tên bộ đội cai tù là lũ “bò xanh” vì quân phục của chúng màu xanh lá cây.

Sau khi bị chuyển về đến trại giam huyện Thanh Chương, Nghệ tĩnh để bọn công an “quản lý”, chúng tôi gọi bọn này là lũ “bò vàng” vì chúng mặc sắc phục vàng khè.

Ở ngoài Hoàng Liên Sơn, chúng tôi bị giam trong các “láng trại” bằng cây rừng, nứa, giang, dầu, còn ở trại Thanh Chương này, các nhà đều được xây bằng đá xanh, xi măng, mái lợp bằng tôle, chung quanh toàn khi trại giam được bao bọc bởi một bức tường cao vời vợi, cũng được xây bằng đá xanh; và chót vót còn có một lớp kẽm gai. Đứng ở ngoài , nhìn bao quát trại giam này thì nó giống như một lâu đài thật kiên cố, màu xám xịt ở mmột nước nào đó bên trời Âu, vào thời Trung cổ.

Trong trại này có mười dãy nhá đá dành cho hai thành phần tù nhân “cư trú”: thành phần tù chính trị (là chúng tôi) còn được gọi là Tù Z; và thành phần tù hình sự (là những kẻ đã phạm tôi sát nhân, đâm cha chém chú, hiếp dâm, trộm cắp). Mỗi dãy nhà đá đều được ngăn cách nhau bởi các bức tường cũng được xây bằng đá xanh với xi măng, cao khoãng ba thước. Nhà đá chỉ có một cửa ra vào bằng sắt, được mở vào buổi sáng và đóng khóa lại lúc chiều sau khi điểm danh và kiềm soát nhân số của từng đội lao động “cư trú” trong nhà . Ở trong mỗi nhà có chổ dành riêng cho việc tiểu và đại tiện, chổ này được gọi là “phòng vệ sinh”, có một cửa thông hơi được chắn ngang bởi ba thanh sắt tròn (“phòng vệ sinh” còn được gọi là “buồng”)

Buổi sáng, trước khi mở cửa nhà đá cho chúng tôi ra ngoài rửa mặt đánh răng, tên cán bộ bò vàng trực trại vào trong nhà, đi một vòng, lẩm nhẩm đến số người hiện diện tại đây xem thiếu đủ thế nào, so sánh với nhân số ghi trong sổ tay của hắn.

Buổi chiều, trước khi vào nhà đá (mà chúng tôi thường gọi đùa là “vô chuồng”), chúng tôi phải xếp hàng dọc ở phía ngoài sân, từng người bước vô cửa, vừa đi vừa đếm số thứ tự của mình, theo vị trí đã đứng trong hàng, trong khi tên bò vàng trực trại “ trụ trì” ngay ngưỡng cửa, theo dõi và kiểm soát. Sở dĩ những chi tiết trên đây được đề cập tỉ mỉ vì chúng rất cần thiết liên quan đến cuộc vượt ngục sau này.

Ngoài mười dãy nhà đá, trại giam Thanh Chương còn có hai căn nhà đá khác được xây cất đặc biệt, rất đặc biệt, được gọi là “khu biệt giam”.

Năm 1981, có hai Vị Linh Mục Tuyên Úy Công Giáo bị tống vào khu biệt giam ngay từ lúc hai Ông vừa bị chuyển về trại Thanh Chương này. Có thể lũ bò vàng nhận được lệnh trên của Thưọng cấp phải “cách ly” hai Vị này trước khi họ đến đây. Kẻ thù nơm nớp lo sợ họ rỉ tai, xách động chúng tôi để bạo động chống phá chúng chăng? Do đó, chúng nhốt hai Ông vào khu biệt giam cho…chắc ăn!

Bình thường, những người bị tống giam vào khu nhà đá đặc biệt này (chúng tôi hay tù hình sự) đều là những người đã “vi phạm nội quy của trại”, tù mức độ nặng nhẹ mà bị lũ bò vàng “kêu án”. Những điều nghiêm cấm trong bản nội quy đã do chúng “vẽ rồng vẽ rắn” hồi thời cố lũy nào đó, rồi tùy hứng đem ra áp dụng để trừng phạt tù nhân, tống họ vào khu biệt giam trong một thời gian tùy theo “bản án”.

Còn trường hợp của hai Vị Linh Mục này thì khác: vừa bị chuyển đến đây, họ liền tức khắc bị đẩy vào biệt giam. Chúng tôi ai nất đều hiểu rằng hai ông này sẽ “cư trú” trong đó vô thời hạn; và đều nghĩ rằng nếu để họ phải sống bị cô lập, bị ”cách ly” mãi với anh em chúng tôi thì chắc chắn hai Ông đều sẽ không “thọ” lâu, sẽ được chúa gọi về với Ngài rất sớm. Chúng tôi thường gọi tình trạng của hai vị Linh Mục này là “ở tù trong tù”.

Vì không thể cứ nhắm mắt làm ngơ, cứ để hai Ông lủi thủi mãi trong khu biệt giam như vậy, nên có một số anh em chúng tôi âm thầm tìm cách liên lạc, đua tin và thỉnh thoảng, tùy khả năng của mỗi người khi được “thăm nuôi” hay khi nhận quà cáp từ gia đình gởi bằng bưu điện, tìm cách gói cột thật kỹ chút ít “tặng phẩm” rồi ném liệng vào cho hai Ông để gọi là ”cùng nhau chia xẻ”.

Công việc đưa tin “yểm trợ”, nhóm nào “phụ trách” thì chỉ có nội bộ nhóm ấy biết rõ mà thôi, vì “nếu bị xì ra, nếu bị bể”, để cho bọn chó săn ăng-ten đánh hơi được, rồi báo lên lũ bò vàng, chắc chắn cả nhóm ấy sẽ cùng nhau vào nhà đá biệt giam, đút chân vào cùm sắt, nằm “nghỉ xả hơi” một thời gian nào đó mà kẻ thù tùy nghi, tùy hứng bắt buộc phải “thi hành bản án” do chúng đưa ra.

Tôi là thành viên của một trong các nhóm kể trên. Nhóm tôi gồm có ba đứa. Các ngày nghỉ khỏi phải đi cày cuốc, lao động (thường là vào ngày chủ nhật), nếu thời tiết tương đối tốt, thuận tiện cho việc quan sát lũ bò vàng tuần tra kiểm soát trại, đề phòng bị chúng chộp ót quả tang lúc đang liên lạc với hai Ông Linh Mục, chúng tôi mới “ra tay” và phân nhiệm như sau: Một đứa trực tiếp “đưa tin”, hai đứa còn lại đứng canh chừng, làm “lính gác giặc”, báo động ngay khi thấy có tên bò vàng nào xuất hiện từ xa để cả nhóm kịp thời tản mác, rút lui và “lặn thật sâu” biệt tăm biệt tích, rời khỏi khu cấm địa càng nhanh càng tốt.

Tôi giữ nhiệm vụ canh chừng, quan sát, báo độngvà đứng lẫn quẫn ở một góc, trong khi anh chàng “đưa tin” lượm một cục sỏi nhỏ, liệng qua bức tường đá, rồi rơi trên nóc tôle của can nhà biệt giam, gây nên một tiếng động nho nhỏ. Chừng nửa phút sau, khuôn mặt một ông Linh Mục nhô lên khỏi bức tường. Vì bức tường đá này cao trên hai thước, tôi nghĩ rằng ông linh Mục ấy phải đứng trên vai của bạn mình mới có đủ chiều cao để ló đầu lên cho chúng tôi thấy. Thời gian trao đổi tin tức không lâu quá một phút. Tuy ngắn ngủi nhưng chính trong khoãng thời gian này, hai tên “lính gác giặc” gồm tôi và một đứa bạn phải hết sức thận trọng, đề cao cảnh giác, dồn hết sự chú tâm trong nhiệm vụ quan sát và báo động. Sau đó, cả ba đứa phân tán mỗi đứa một nơi. Chúng tôi luôn luôn bảo với nhau rằng: “Phải đánh nhanh và rút gọn”. câu này chúng tôi đã học được trong các bài chiến thuật trong quân trường và cũng đã từng áp dụng trong thực tế ở ngoài chiến trường, lúc chưa bị mất nước.

Nếu sinh hoạt trong trại giam không có gì “đặc biệt” trong suốt cả tuần lễ, chúng tôi không cần phải mạo hiểm “đưa tin” cho hai vị Linh Mục.

Thỉnh thoảng, nếu được “cải thiện” đọt lá khoai lang hay rau cải luộc, chúng tôi cũng tìm cách gói, cột thật kỹ một ít, rồi liệng qua bức tường đá vào cho hai ông vì ở trong đó, có khi nào hai Ông được “cải thiện, cải ác” gì đâu. (cụm từ “cải thiện”, chúng tôi được biết từ khi vào tù, cụm từ này kẻ thù dùng để nói “cho thêm”. Có khi chúng xài chữ “bồi dưỡng”. Xin được nói cho rõ là cá nhân tôi rất “dị ứng” với ngôn từ, cụm từ của lũ cướp nước. Chỉ trong những trường hợp bất đắc dĩ,bất khả kháng, tôi mới “nhắc” lại chúng mà thôi.

Thời gian sau đó, khi lũ bò vàng cho chúng tôi nhận bưu phẩm, quà cáp của gia đình thì hoàn cảnh chúng tôi tương đối “dễ thở” hơn trong vấn đề nhu cầu dinh dưỡng. Một sự việc đáng mừng cho hai vị linh Mục vì hai Ông nhận được bưu phẩm còn nhiều hơn anh em chúng tôi, nhờ thân nhân và con chiên “yểm trợ”. Có vài lần “đưa tin”, hai ông còn quăng ra cho chúng tôi một số nhu yếu phẩm như đường cát và sữa bột trong các gói quà mà hai Ông đã nhận. Mặc dù chúng tôi có cho hai ông biết rằng chúng tôi cũng liên lạc được với gia đình rồi. Thằng bạn tôi, người có nhiệm vụ thường xuyên liên lạc đưa tin trực tiếp trong những lần “tiếp cận” ấy, thuật lại cho hai đứa chúng tôi (chuyên môn làm “lính gác giặc”) các lời nói của vị Linh Mục như sau:

- Nhờ các anh đem vài món này về chia cho những anh em kém may mắn, chưa nhận được tin tức của gia đình. Chúng ta hãy cố gắng chia xẻ những gì chúng ta có để cùng sống, cùng vượt qua thời gian khốn khổ, đọa đày này. Xin Ơn Trên ban phước lành cho tất cả anh em !

Chúng tôi thường dùng cụm từ “mồ côi” khi đề cập đến các người bạn mình, vì những lý do nào đó mà chỉ có họ mới hiểu mới biết tại sao họ không có tin tức, không thể liên lạc được với gia đình, với người thân của họ ( kể sao cho hết, nói sao cho vừa, đếm sao cho xiết số gia đình của những thành viên trong chính quyền miền Nam đã phải ly tán sau ngày đất nước bị lũ quỷ đỏ xâm lấn cướp mất, Thảm trạng này, nỗi uất hận, nổi nghẹn ngào này, nổi khốn khổ này, ngàn đời sau chắn chắn khó ai quên được. Nếu có ai đó, có thành phần nào đó xu hướng, hô hào cái chiêu bài hãy quên đi quá khứ mà hướng về tương lai, chung sống với lũ quỷ đỏ thì kẻ đó, thành phần đó không còn là con người nữa. Là người, phải có nhân cách, lương tri và liêm sĩ).

Chúng tôi luôn luôn tôn trọng và thông cảm những người bạn đồng cảnh bị “mồ côi”; không bao giờ dám đề cập đến chuyện gia đình riêng tư của họ trong các lần chuyện trò, tiếp xúc. Chỉ khi nào họ “xì ra” thì lúc đó, chúng tôi mới hiểu, mới biết được hoàn cảnh tế nhị của họ mà thôi.

Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ chúng tôi đang chuẩn bị chờ tiếng kẻng báo giờ xuất trại để đi lao động, bổng được lệnh “bày hàng” (trưng bày tất cả những gì mình có) để bọn bò vàng khám xét, “kiểm tra tư trang”

Ai nấy đều xôn xao, bàn tán:” có chuyện gì nữa đây?” theo kinh nghiệm qua năm tháng tù đày, chúng tôi thừa hiểu mỗi lần phải “bày hàng” là mỗi lần phải có một sự việc không bình thường xảy ra sau đó như: “biên chế nhân số”, chuyển trại hay tiếp đón một số anh em từ nơi khác dến, Sau lần “bày hàng” này, tất cả chúng tôi sắp xếp đồ đạc cá nhân gọn gàng trong túi đeo lưng, xách tay rồi tập họp trong “hội trường”, một căn nhà thật rộng lớn, không có vách, cột kèo bằng cây và nóc được lợp bằng lá “cây cọ”, một loại lá cây đặc biệt dùng để lợp nhà (lá “cây cọ” rất bền bỉ trong việc chịu đựng nắng mưa. Lá này, tôi đã thấy từ lúc mới bị đày ra ngoài cùng Hoàng Liên Sơn).

Lúc bấy giờ, trong trại chỉ còn lại chúng tôi, còn tất cả tù hình sự đã xuất trại ra “hiện trường lao động”.

Sau khi điểm danh tổng quát, khoảng một phần tư trong tổng số anh em chúng tôi được gọi tên và đứng lên xếp hàng ở một khu riêng biệt trong hội trường, trong số này không có tôi. Nhưng cả hai thằng bạn cùng nhóm liên lạc đưa tin với hai ông Linh Mục lại có tên trong số người đang đứng trong khu riêng biệt ấy. Tôi thầm nghĩ rằng: “hôm nay có chuyển trại”.

Rồi lũ bò vàng ra lệnh cho số anh em này di chuyển ra khỏi hội trường với đội hình hàng dọc, trực chỉ hướng cổng ra vào trại giam. Tôi ngồi nhìn theo họ, nhìn đến lúc người cuối cùng bước ra khỏi cổng. Có thể đây là lần cuối tôi thấy họ. Vì theo kinh nghiệm tù đày, hiếm khi bạn bè còn tái ngộ sau mỗi lần chuyển trại.

Kiếp tù đày, mỗi lần chia tay là mỗi tiếng thở dài, nếu có thời gian có cơ hội thì cũng chỉ thốt lên được với nhau, kẻ ở người đi, đôi lời như: “chúc may mắn, hãy giữ gìn sức khỏe”.

Hiếm có ai dám hẹn ngày tái ngộ, vì là người tù không có bản án, không biết ngày về thì nếu có gặp lại nhau lần nữa thì cũng ở trong tại giam mà thôi!

Tôi ước tính số anh em vừa chuyển trại lần này không dưới sáu mươi người, có thể họ sẽ đến trại giam nào khác bằng xe cam nhông molotova; vì chung quang vùng này, trại Đô Lương và trại Thanh Chương cách xa khoảng cách ít nhất cũng khoảng ba mươi cây số. do đó, họ không thể đi bộ được bởi thời gian di chuyển, vấn đề an ninh canh giữ (vì lũ bò vàng luôn luôn bị ám ảnh, nơm nớp lo sợ họ luôn trốn dọc đường…)

Sau khi nhóm anh em chuyển trại đi rồi, những người còn ở lại, bị “biên chế”, phân chia nhân số lại thành các “đội mới”.

Anh chàng “đội trưởng mới” của tôi bây giờ tên Phạm Đình L. xau61t thân khóa 19 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, cấp bậc cuối cùng trước ngày mất nước là “Bò Tứ” tức Thiếu Tá.

Anh đã phục vụ ở “đơn vị 101”, một cơ quan phụ trách ngành Quân báo trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Trước ngày mất nước, tôi chưa từng nghe biết đơn vị này, có thể vì tôi chỉ là một người lính tác chiến, không rành nhiều về “tên tuổi” các đơn vị thuộc loại “mật”.

Đội của chúng tôi, do Phạm Đình L. làm đội trưởng, cũng “phục vụ” tại “lô” trồng mía. Sau khi “biên chế”, ổn định chổ ngủ nghỉ, tôi có ý định mon men đến khu biệt giam để thông tin cho hai Vị Linh Mục biết về việc chuyển trại vào buổi sáng vừa qua . Tôi vẫn hiểu rằng liên lạc với hai Ông ấy bây giờ rất nguy hiểm vì trong nhóm đưa tin, chỉ còn lại mình tôi.

Theo nguyên tắc chiến thuật, khi tấn công, phải có lực lượng bảo vệ hai bên hông, còn được gọi là “cạnh sườn”; và cũng cần có lực lượng trừ bị ở phía sau để xoay sở khi hữu sự. Lực lượng này rất cần thiết trong việc “phản công” lúc đơn vị bị địch quân “bọc hậu” tấn công. Tôi biết rõ nguyên tắc ấy vì đã từng áp dụng ngòai chiến trường nhưng lần này, vì nóng lòng muốn đưa tin cho hai Ông nên tôi đã phạm sai lầm, không chịu giữ cái nguyên tắc ấy, và hậu quả là tôi đã phải trả một giá rất đắc cho sự sai lầm đó, quyết định “đơn thân độc mã” lò dò đến khu biệt giam.

Nhìn trước ngó sau, không thấy tên bò vàng nào lẫn quẫn chung quang, tôi bèn lượm một hòn sỏi nhỏ cở đầu ngón tay út và cũng như anh bạn tôi đã hành động, tôi ném hòn sỏi đó bay qua bức tường đá rồi rơi trên nóc tôle của nhà đá bên trong khu biệt giam, tôi nghe một tiếng động nhỏ; nín thở, hồi họp đứng chờ, mắt mở thao láo nhìn vào chổ mà tôi đã thấy cái đầu và mặt của vị Linh Mục xuất hiện mỗi lần anh bạn tôi đua tin lúc trước trong khi tôi làm “lính gác giặc” quan sát, canh chừng , giữ an ninh phía sau lưng anh ta. Bây giờ, một mình đứng chờ đưa tin tôi cảm thấy hình như thời gian dài vô tận…rồi thình lình, mặt của vị Linh Mục nhô lên từ phía bên kia bức tường đá, mừng quýnh tôi lên tiếng:

-Thưa Cha, hồi sáng này có khoãng 60,70 người trong trại mình chuyển trại, không biết họ đi đâu…tôi còn muốn nói tiếp, bỗng nhiên mặt của vị Linh Mục thụp xuống bên kia bức tường đá nhanh như chớp, rồi tôi nghe một giọng hét vang lên sau lưng tôi:

-Anh kia đang làm gì thế?

Tôi vội quay người lại, cảm thấy choáng váng, hình như cơ thể tôi bị một luồng khí lạnh nắc xâm nhập. Trước mắt tôi là một tên bò vàng mang súng dài (loại AK của Cộng sản), tuổi ngoài 20, mặt mày sát khí đằng đằng. hắn gằn giọng một lần nữa:

-Anh vừa nói chuyện với tên nào trong khu biệt giam?

-Báo cáo cán bộ, tôi đâu có nói chuyện với ai

Với giọng nặng trịt “mùi rau má” (loại rau mọc quanh năm “tứ mùa” hoang dại như cỏ chung quanh vùng này), tên bò vàng súng dài này gầm gừ, hỏi tôi một lần nữa:

-Anh vừa nói chuyện với tên nào trong khu biệt giam?

(đến đây, tôi xin nói rõ hơn về cụm từ “cái giọng nặng trịt mùi ra má”. Trước kia, chúng tôi, thường gọi đùa rằng người ViệtNam có ba giọng: Rau muống, ớt và giá sống,vì ở miền Bắc ăn nhiều rau muống nên có “giọng rau muống”, ở miền Trung , ăn nhiều ớt nên có “giọng ớt” và ở miền Nam ăn giá sống “thả cửa” nên có “giọng giá sống”. Có một lần, khi mới chuyển về trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ Tĩnh này, một tên bò vàng súng dài, mặt mày non chẹt, miệng còn hôi sữa đã vênh váo “bô lô bô loa” với anh em trong đội chúng tôi rằng:

- các anh đừng tưởng tôi mặc được bồ đồ là dễ dàng đâu, giòng họ tôi phải ba đời ăn rau má đấy!

Vừa nói hắn vừa chỉ tay vào bộ sắc phục vàng khè của hắn. À ra thế, cả ba đời bần cố nông, nghèo đến nỗi không có rau nào tộng vào bao tử ngoài loại rau má mọc hoang đầy dẫy và cũng có thể vì đã đớp loại rau này đời này qua đời nọ nên cái lưỡi của người dân chung quanh cái làng cha sinh mẹ đẻ của tên tội đồ Hồ chí Minh bị “đớ” nên giọng của hắn nặng trìn trịt “mùi rau má” chăng? một cái giọng rất khó nghe và khó hiểu vì nó “nặng” quá! nhiều lúc anh em chúng tôi đứng ngớ ngưới, không hiểu nổi lũ bò vàng sinh quán tại vùng này muốn nói gì với chúng tôi.)

Xin trở lại thời gian tôi bị tên bò vàng súng dài chất vấn về việc tôi đã liên lạc với vị Linh Mục nào trong khu biệt giam. Sau câu hỏi gằn giọng lần thứ hai của hắn, tôi đã lấy lại chút bình tĩnh và thầm nghĩ rằng: nếu mình khai sự thật là đã liên lạc với người trong khu biệt giam, không phải chỉ một mình tôi sẽ bị “kỷ luật” vì đã “vi phạm” nghiêm trọng vào điều nghiêm cấm trong bản nội quy, mà luôn cả vị Linh Mục cũng sẽ bị “dính chấu”. ông ấy chắc chắn sẽ bị ghép cùng chung với tôi, tuy nhiên hơi khác biệt một chút là ổng đã liên lạc với “người ở bên ngoài khu biệt giam”, còn tôi đã liên lạc với “ngưòi ở bên trong khu biệt giam”. Do đó, tôi nhất quyết chối phăng việc mình đã nói chuyện với vị Linh Mục, và vẫn lập lại câu trả lời hồi nãy:

-Báo cáo cán bộ, tôi đâu có nói chuyện với ai.

-Thế, anh đứng làm gì ở đây?

-Tôi đang đứng “hóng gió” cho mát.

hắn hằn hộc:

-Tôi đã nghe tiếng anh nói chuyện với tên nào đó trong khu biệt giam, anh tưởng tôi bị điếc à?

Vẫn “trước sau như một”, tôi bảo với hắn rằng tôi chỉ ở tại chổ này để “hóng gió cho mát” và đã không nói chuyện với ai cả, vì chỉ có mỗi mình tôi hiện diện nơi đây mà thôi!

Hắn cho tôi là “ngoan cố”, và ra lệnh cho tôi theo hắn đi đến phòng trực của trại giam, nằm sát ngyoài cổng ra vào trại để “làm việc”

Đó là căn nhà kích cở bằng một phần ba căn nhà đá dành cho chúng tôi ở. Nó cũng được xây bằng đá xanh và nóc lợp tôle. Khi xuất trại để đi cày cuốc, tôi đã đi ngang qua căn nhà này biết bao nhiêu lần rồi, nhưng chưa có dịp “hân hạnh” bước vào bên trong. Bây giờ thì dịp ấy đã đến. Tôi theo chân tên bò vàng súng dài, đi qua cửa căn nhà đá nhỏ này dùng làm phòng trực trại giam. Tại đây có một cái bàn làm việc, một cái ghế ngồi. Anh sáng bên ngoài xuyên qua hai cánh cửa sổ không có song sat. Nhờ ánh sáng này tôi thấy được một tên bò vàng khác, đang ngồi trên cái ghế độc nhất ấy.

Tên bò vàng súng dài ra lệnh cho tôi đứng lại tại chổ sau khi vừa bước qua cửa ra vào phòng chừng ba,bốn bước, rồi hắn đến rỉ tai, to nhỏ gì đó với tên đang ngồi trên ghế. Vì ở khoảng cách khá xa nên tôi không thể nghe được chúng thì thầm, trao đổi nội dung câu chuyện. Tôi nghĩ rằng tên ngồi ghế là trưởng toán bò vàng có nhiệm vụ tuần tra canh gác mỗi ngày trong trại giam. Sau một lúc nghe tên súng dài boá cáo nhỏ to, tên ngồi trên ghế lên tiếng hỏi tôi:

-Anh hãy “thành thật khai báo” anh đã nói chuyện với ai trong khu biệt giam?

Tôi nhất định không khai sự thật và trả lời không chút do dự, ngập ngừng:

-Báo cáo cán bộ, tôi không có nói chuyện với ai cả. tôi chỉ đứng “hóng gió” một mình.!

Hắn bèn ra chiêu “dụ khị”:

-Hãy “thành thật khai báo” anh đã “liên hệ” với tên nào trong ấy, rồi anh sẽ được “khoan hồng” vì tội đã vi phạm nội quy (lũ quỷ đỏ dùng cụm từ “liên hệ” thay vì “liên lạc” như người miền Nam Quốc Gia thường nói với nhau)

Tôi nghĩ thầm: mầy tưởng bở rằng tao ngu lắm à? “thành thật khai báo” để “chết chùm” hay sao?

Rồi không chần chừ tôi cương quyết đáp lại:

-Báo cáo cán bộ, tôi không có “liên hệ” với ai cả nên làm sao biết tên người nào mà khai báo.

Đến lúc này, tên bò vàng ngồi trênghế mới để lộ rõ cái bàn chất vô giáo dục, cái bản chất “mất dạy” của lũ quỷ đỏ qua câu quát tháo, trở giọng côn đồ:

-Địt mẹ, mầy không chịu khai báo? Mày “ngoan cố” thì ông cho mày chết.

Vừa thốt xong những lời mất dạy đầy hăm dọa nói trên, hắn liền đứng lên, rời ghế ngồi và hầm hầm tiến đến trước mặt tôi

Vẫn nghĩ rằng tên này chỉ hù dọa làm tôi mất tinh thần mà khai sự thật, nên tôi cố gắng tự chủ, giữ bình tĩnh, xem hắn sẽ hành động tiếp ra sao. Buông thỏng hai tay, tôi đúng im lặng và chờ.

Khi khoảng cách vừa tôi và hắn còn chừng nửa thước, tên bò vàng vung nắm tay thoi vào mặt tôi. Cũng may vì đã đề phòng nên tôi kịp thời bước lui và né tránh cú đấm ấy. nếu không thì mặt tôi đã phải “lãnh đủ” cú đấm đó rồi.

Tôi vội la lên:

_Cán bộ không được quyền đánh tôi, chính sách của nhà nước không cho phép cán bộ sử dụng vũ lực với chúng tôi!

-Địt mẹ! không có chính sách gì cả! mày không chịu khai, chúng ông phải đánh cho mày khai!

Rồi hắn quay sang tên súng dài và ra lệnh:- Đồng chí hãy giúp tôi, bắt tên này khai báo!

Liền sau đó, cả hai tên, đúa dùng súng A.K , đứa dùng tay chân xong vào để “làm thịt” tôi. Đến lúc này, bản năng sinh tồn của tôi bắt buộc mình phải tự vệ để sống còn…

… Trước ngày mất nước, khoãng thời gian từ giữa năm 1966 đến đầu năm 1969, tôi được “biệt phái ngoại ngạch” sang phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia tại Tổng Nha Cảnh Sát ở đường Võ Tánh Sài Gòn. Mỗi buổi chiều, sau giờ làm việc, tôi được anh Vương Đình Thanh, một sĩ quan trong ngành, giữ chức vụ trưởng ban võ thuật của tổng hành dinh, chỉ dạy môn võ thái cực đạo vì anh cũng là võ sư, huấn luyện viên hai môn nhu đạo và thái cực đạo. Mỗi kỳ thi “lên đai”, tôi đều ghi danh cùng với các thí sinh trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia tại võ đường mà ban giám khảo vào thời gian ấy là các võ sư Đại Hàn. Do đó ‘vốn liếng” về môn thái cực đạo của tôi cũng có thể “tạm đủ” để cho mình tự vệ trong những lúc cần thiết.

…Tuy nhiên, người ta thường nói: “văn ôn, võ luyện” Văn tôi không ôn; và võ tôi cũng không tập luyện thường xuyên vì không có thời giờ, không có điều kiện vì phải chu toàn nhiệm vụ của người lính tác chiến sau khi hết thời gian “biệt phái ngoại ngạch”, trở về quân đội và “ba lô lên vai”. Do không được ôn luyện nên phản xạ của tay chân tôi không còn nhuần nhuyễn và sắc bén nữa, sau hơn cả chục năm không có dịp “múa máy”. Tóm lại, tôi đã bị “lụt nghề”.

…Thêm vào đó, sau ngày mất nước, trên bước đường bị tù đày, thiếu dinh dưỡng, sức khỏe hao mòn, trước sự tấn công dồn dập của hai tên bò vàng khốn nạn, phản xạ của tôi bây giờ thật thảm hại, vừa né tránh, gạt đỡ, tôi vừa hét lên:

-Thằng Hồ chí Minh đã dạy tụi mày đối xử với tao như thế này à?

Nghe những lời tôi vừa quát, cả hai tên trở nên điên tiết vì tôi đã cả gan dám kêu tên “ông cố nội” của chúng bằng “thằng”, nên cố sức tấn công tôi tới tấp.

Bỗng tên tay không, lúc nãy ngồi trên ghế, hô to:

-Cả đồng chí nữa, hãy cùng chúng tôi đập chết tên ‘phản động” này!

Thì ra, vừa có một tên súng dài mới bước vô phòng. Có lẽ tên này đã đi tuần tra, kiểm soát ann ninh lòng vòng ở đậu đó chung quanh khu vực trại giam, hết thời gian trực gác, mới trở về đây. Nghe chỉ thị của thượng cấp, tên này “xung trận”, dùng bángA.K quơ lia, quơ lịa vào tôi. Lúc nãy, một mình mà phải đối đầu với hai tên, tôi đã thấy yếu thế và mệt mỏi rồi, bây giờ thêm một tên nữa, cán cân xem như nghiêng hẳn về phía kẻ thù. Bị dồn vào đường cùng, tôi đành liều mạng: con người ta chỉ chết một lần. vả lại, trong quá khưú tôi cũng đã một đôi lần cận kề với cái chết trong những lần hành quân chạm địch, bị địch phục kích, đã phải chống trả lại với lực lượng đông gấp bội của kẻ thù mà vẫn chưa “hui nhị tỳ”, vẫn chưa “đi đon”, vẫn chưa “phủi cẳng lên bàn thờ” mà ngồi, thì bây giờ, vì bản năng sinh tồn thôi thúc, tay chân tôi bỗng nhiên trở nên linh động nhiều hơn trong các “thế” gạt, đỡ hay “phản đòn”. Các “thế” này thường được gọi là “thế võ”, xuất xứ từ các thế đấu luyện hay các thế thao tác trong các bài quyền của môn thái cực đạo. Tay chân tôi cử động theo phản xạ . tất cả những gì tôi đã học và thực tập ở võ đường , bây giờ cứ “tuôn trào” ra tứ chi mình một cách rất tự nhiên, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn mà thôi, vì “mãnh hổ nan địch quần hồ”, nhất là “mãnh hổ” này ốm tong teo do thiếu dinh dưỡng, thiếu ôn luyện nên yếu xìu…

…Sau khi tôi tỉnh lại thì thấy mình đang nằm trên chiếc giường tre ở “trạm xá” của trại giam. Đứng chung quanh giường là ba tên bò vàng đã cùng nhau muốn làm thịt tôi lúc nãy. Tôi nhớ lại những hình ảnh cuối cùng mình đã thấy trước khi ngã xuống nền xi măng trong phòng trực của trại giam…

Lúc quần thão, tôi phải né tránh các cú phang “báng ngang báng dọc” của hai cây súng A.K, mà không dám trực tiếp gạt đỡ vì biết rằng nếu tay mình bị “lãnh” , bị trúng một đòn thì sẽ bị gãy ngay tức thì, tuy nhiên tên bò vàng tay không súng, ngồi trên ghế lúc nãy thì tôi “quyết thua đủ” với hắn. Tôi nghĩ rằng nếu mình có “đi đon”, hắn cũng sẽ rất khó sống, mà nếu hắn còn sống, nhất định hắn sẽ không còn “lành lặng” tôi đã nắm trong tay phần thua; và đến lúc này, câu “chết vinh hơn sống nhục” lại trở về trong tôi. Câu này, chúng tôi thường khắc lên mặt trái của “tấm thẻ bài” còn mặt chính thì có khắc tên họ, cố quân và loại máu của mình. Đã không hy sinh trên chiến trường mà bây giờ bỏ mạng tại đây thì đó cũng là số mạng, cũng không có gì là nhục, là hèn nhát…Tên không súng vừa đưa tay, đấm vào mặt tôi thì bị tôi dùng một tay gạt tay hắn sang một bên, còn tay kia của mình, tôi “phóng” hay ngón tay trỏ và giữa đến cồ họng hắn. Trong “nghề” chúng tôi gọi đòn này “song chỉ” ( hai ngón tay). Tôi đã đánh trúng mục tiêu, nhưng có lẽ vì yếu sức và khoảng cách giữa tôi và hắn hơi xa nên “lực” của hai ngón tay tôi không đủ sức để sát thủ. Từ miệng hắn vang lên một tiếng “khọt”. Hắn khụy xuốngt. Tôi tưởng hắn nằm luôn trên nên xi măng, nhưng chỉ vài ba giây sau, tôi thấy hắn lòm còm bò dậy…trong lúc còn phải đối đầu với hai tên có súng, tôi liếc mắt, thấy tên vừa trúng đòn “song chỉ” hồi nãy, đang cầm trong tay hai thanh gỗ dẹp dùng để cài cánh cửa ra vào phòng trực mà “bửa” vào đầu tôi. Không kịp nhảy tránh, theo phản xạ, tôi đưa cánh tay phải lên đỡ thì cổ tay lãnh trọn “cú bửa” chết người này. Một tiếng “cốp” khô khan vang lên. Sự đau đớn khủng khiếp, tột cùng ở cổ tay mình làm tôi nghẹt thở, vừa quỵ xuống hai chân, tôi lãnh thêm một cú đá như trời giáng của một trong hai tên cầm súng A.K. tôi thấy hình như bỗng có một đống lửa vừa bùng chá sáng lòa trước mắt, rồi bỗng chợt tắt ngấm, tối đen. Trong tích tắc. Sau đó, tôi không còn thấy, không còn biết, không còn cảm giác gì nữa…

Không biết tôi bị bất tĩnh bao lâu và những ai đã khiêng tôi từ trong phòng trực đến “trạm xa” này. Miệng mồn và cổ tay phải, làm tôi đau đớn khủng khiếp. Có lẽ tôi đã bị gãy một, hai cái răng rồi. Đưa bàn tay trái lên sờ hai bên mép, tôi “nghe” có máu đông đặc, dính khô. Liếc nhìn cổ tay phải thì thấy có kẹp hai miếng nứa dẹp, ngắn cỡ gang tay, băng vải băng màu ngà.(Nứa là loại tre vỏ mỏng, không đặc ruột). Bình thường, trong “giờ lao động”, trạm xá này được chỉ huy bởi một nữa y tá bò vàng, thị này có chọn một anh bạn trong trong tôi tên là Thanh, làm “phụ tá”. Anh chàng này là “Bò Tứ” Không quân, “tài xế lái trực thăng” rất đẹp trai. Nhưng bây giờ thì tôi không thấy sự hiện diện của hai nhân vật ấy chung quang đây. Ánh sáng lờ mờ của bóng đèn điện cho tôi biết rằng hiện đã chiều tối rồi.

Thấy tôi vừa hồi tỉnh, tên bò vàng không súng nhìn thẳng vào mặt tôi, mắt trợn từng và lên tiếng hăm dọa, với giọng đặc sệt “mùi rau má” của vùng Nghệ Tĩnh này:

- Nếu mày đi rêu rao đã bị chúng ông đánh đập, chúng ông sẽ giết mày luôn! Đã “liên hệ” với khu biệt giam mà không “thành thật khai báo”, lại còn ngoan cố, chống trả cán bộ trực trại, tôi vi phạm trầm trọng nội qui, mày phải bị “kiên giam” một tháng là ít nhất đấy con ạ! (cụm từ “kiên giam” hay “biệt giam” chỉ có một nghĩa).

Tuy biết rằng thân phận mình bây giờ như cá nằm trên thớt, tôi vẫn trừng mắt nhìn thẳng vào mặt hắn với tất cả nỗi căm hờn vì nghĩ rằng chúng khó lòng “ dứt nọc” được mình do trên lộ trình tôi bị khiêng từ phòng trực về trạm xá này, chắc chắn bạn bè, anh em trong trại cũng đã có người nhìn thấy. Kẻ thù muốn thủ tiêu tôi sẽ không dễ dàng cho chúng thực hiện…

Tên bò vàng sau đó ra lệnh cho tôi rời trạm xá, đi theo hắn, hướng về khu biệt giam. Hai tên đeo súng A.K lẽo đẽo theo sau…

Trời đã tối, chung quanh vắng teo. Qua cổng khu biệt giam, tên bò vàng không súng dùng đèm bấm soi đường đến cửa của một trong hai căn nhà đá trong khu này. Trong chùm chìa khóa của hắn mang theo, hắn chọn một chìa. Đút vào lổ khóa mở cánh cửa. Nhờ ánh sáng của cây đèn bấm quét qua quét lại, tôi thấy trong phòng giam tối thui này có hai cái bệ xi măng cao chừng bốn gang tay tựa như hai cái mả đá.

Mỗi bệ cách xa nhau khoảng một thước. tên không súng ra lệnh cho tôi ngồi lên một trong hai bệ theo chiều ngang, đưa một chân ra, “tra” vào một cái còng ở cổ chân trên mắt cá. Loại còng này bằng sắt dầy nặng trịt tựa như cái khoen tai khổng lồ gồm hai miếng sắt tròn và hai cái lổ để xỏ thanh sắt tròn nhỏ cở ngón chân cái xuyên qua. Ở hai đầu của thanh sắt tròn nhỏ này có dùi hai lổ nhỏ vừa để móc hai ổ khóa. Tóm lại, khi cổ chân đã bị “tra” vào còng rồi thì người bị còng kể như “dính chấu” trên cái mã đá này. Nếu muốn sử dụng cái giò khốn khổ ấy, phải mở hai cái ổ khóa ở hai đầu thanh sắt tròn nhỏ để đi lại bình thường. Người ta dùng cụm từ “còng tay” và “cùm chân”. Trường hợp của tôi là bị cùm một chân.

Sau khi tra chân vào cùm, thanh sắt tròn có hai khóa ở hai đầu sẽ nằm cứng ngắc. Người bị cùm chỉ còn có thể nằm ngữa hay ngồi mà thôi. Cũng may cho tôi là chỉ bị cùm có một giò, nên khi bị quá mỏi lưng vì mãi nằm ngữa, tôi có thể cố gắng xoay sở nghiêng lưng mình nằm một bên trong khoảng một thời gian ngắn, rồi trở lại tư thến nằm ngữa. Tôi không hiểu tại sao tôi lại may mắn chỉ bị cùm một chân, thay vì phải tra cả hai chân vào cùm, chớ dâu phải chỉ còn một giò như Tôn Tẩn “xi cà que” trong truyện Tàu. Tôi không bao giờ nghĩ rằng hắn lại “độ lượng” như vậy, chín hắn đã muốn “làm thịt” tôi cơ mà! Đã bị gãy xương cổ tay, mất một,hai cái răng, nếu bị dính chấu luôn cả hai chân vô cùm, không biết tôi sẽ vượt qua nỗi thời gian bị cực hình này hay không?

Cái may mắn thứ hai của tôi là thuộc vào “loại ròm” nên cổ chân không to lắm. Vòng tròn cái cùm đã nhỏ mà xương cổ chân tôi lại còn nhỏ hơn! Do đó, sự xoay sở chân bị cùm trong lúc thay đổi tư thế nằm ngữa sang nằm nghiêng không làm tôi bị đau đớn ở mắt cá. Những người to xương, sau khi ra khỏi khu biệt giam, đều bị sưng, lở hai cổ chân vì da bị trầy tóc, rồi bị nhiễm trùng, do đã bị gong cùm siết quá chắc sau một thời gian dài bị cực hình…

…Trước khi cả ba tên bò vàng ra khỏi phòng biệt giam, tên không súng một lần nữa lại giở giọng hăm dọa tôi, sau khi hắn đã bóp và kiểm soát xong hai ổ khóa ở hai đầu thanh sắt tròn khóa cùm:

-mày không “giữ mồm” thì sẽ khó sống đấy!

nằm trên bệ xi măng lạnh ngắc, một chân trong cùm, hai mắt mở thao láo, nhưng chẳng thấy được gì, vì trong phòng biệt giam bây giờ tối đen do cánh cửa ra vào đã bị đóng kín sau khi ba tên bò vàng rời khỏi đây, tôi cảm thấy hình như trong miệng mình tất cả răng cỏ đều lung lay. “rà” lưỡi kiểm soát thì thấy có một khoảng trống giữa mấy cái răng ở hàm dưới, ít nhất cũng đã có một cái bị gãy nên “vắng mặt”. Cỗ tay tôi hiện vẫn còn đau nhức khủng khiếp.

Với tâm tư đầy hận thù, thù hận, tôi không biết mình đã ngủ thiếp đi lúc nào…

…mở mắt thức giấc, tôi thấy có chút ánh sáng trong phòng giam nhờ ô cửa sổ vuông nhỏ cở hơn một gang tay có song sắt. Ô cửa này ở trên cao, trong vách tường đá, được xây để “thông hơi”. Tôi nghe có tiếng người lao nhao vọng lại từ xa, không rõ ràng, rời bỗng có tiếng mở khóa cửa. Một tên tù hình sự bước vào, một tay cầm một xấp lá tưoi, mỗi miếng to cở hai bàn tay, còn một tay kia có một cái nồi mhôm nhỏ, đen thui, móp méo, dung tích chừng hơn một lít, lớn hơn hộp nhôm “Guigoz” mà chúng tôi thường dùng để nấu nướng, đựng nước hay thức ăn…(loại hộp nhôm này của hiệu sữa bột “Guigoz” ở Hoà Lan, bày bán ở Miền Nam ngày xưa. Sau ngày mất nước, loại hộp nhôm này đã được anh em chúng tôi sử dụng vào không biết bao nhiêu việc trong cuộc sống hàng ngày của người tù không bản án. Nếu được dịp, chúng tôi sẽ “tuyên dương công trạng” hãng sữa bột Guigoz vì đã cho ra lò loại hộp nhôm đựng sữa quý báu ấy).

…Với giọng đặc sệt mùi rau má của vùng này, tên tù hình sự nói với tôi:

- Lá cây này, anh hãy trải dước đất trước khi ỉa. Anh hứng nước đái trong cái nồi này. Khi ỉa xong, anh hãy gói phân lại cho gọn sạch.

Và không chờ tôi kịp trả lời, hay hỏi han gì, hắn trở ra ngoài cửa, rồi đem vào hai củ khoai lang (mỗi củ to cở ngoán chân cái, dài chưa đến một gang tay), đạt chúng trên nền xi măng, dưới chân tôi và một tô nước bằng sành, dung tích khoãng nửa lít.

Tôi thử hỏi hắn:” Bây giờ là mất giờ rồi?”.

Nhưng hắn vẫn im lặng, câm như hến.

Sau khi tên tù hình sự trở ra ngoài, cửa phòng biệt giam đóng lại, tôi nghe tiếng ổ khóa bên ngoài được bóp, bụng thì đói, nhưng miệng tôi không thể “há” ra để cắn hay cạp được củ khoai lang, dù nó mềm xéo và lạnh ngắc.

Rồi ngồi trên bệ xi măng, một chân trong cùm, tôi hết sức thận trọng, dùng bàn tay trái “bưng” tô nước đưa lên miệng để uống. Vì cảm giác đau rát, và vị giác mằn mặn của máu trong mồm mình, tôi muốn phun trở ra ngụm nước tôi vừa hớp, nhưng phải cố nín thở mà nuốt, bởi phun nước vung vãi trên nền phòng giam này, làm thế nào tôi có thể lau chùi sạch khô được? và hiện giờ thì trong người tôi đang lên cơn sốt. Chắc chắn là do vết thương ở mồm miệng, ở xương cổ tay phải và hậu quả của các cú đấm đá vào cơ thể lúc tôi gục xuống bất tỉnh.

Thình lình tôi nghe tiếng loa phóng thanh được gắn ở “hội trường” cách khu biệt giam hơn 100 thước, vang lên giọng nói, cũng đạc sệt mùi rau má của vùng này, đọc bản thông báo “tội trạng và bản án” dành cho tôi. Nhờ nghe được bản thông báo này mà tôi biết được giờ giấc hiện tại: bây giờ là buổi sáng, tất cả tù Z (chúng tôi) và tù hình sự đang tập hợp ngoài sân trại giam chờ xuất trại đi “lao động”, theo thứ tự từng “đội” . Lợi dụng thời gian này, lũ bò vàng bèn dùng loa phóng thanh để phổ biến “tội trạng và bản án” dành cho tôi, hầu đỡ mất giờ giấc cày cuốc, sự việc thông báo này, đã từng xảy ra ở đây, nên tôi rất “nắm vững” giờ giấc.

Mở đầu, bản thông báo nêu tên họ cùng “đơn vị” của tôi là đội”mía”, sau đó là tôi vi phạm nghiêm trọng nội quy trại vì đã “liên hệ” với người đang ở trong khu biệt giam, bị bắt quả tang, nhưng “ngoan cố”, không nhận tội, không thành thật khai báo, lại còn dám kháng cự với cán bộ trực trại và các cán bộ võ trng. Rồi cuối cùng, “bản án” dành cho tôi là : “ nhốt biệt giam trong thời gian ba tuần lễ đề làm gương cho tất cả “cải tạo viên”. Tuy nhiên, trong bản thông báo, kẻ thù đã không dám nêu lên lý do tại sao tôi cả gan kháng cự lại chúng và cũng không dám cho tất cả anh em chúng tôi và tù hình sự biết rõ hậu quả của sự trả thù hèn hạ của chúng đã làm cho tôi gãy xương cổ tay phải, gãy răng và thân xác bầm dập. Bản chất của lũ quỷ đỏ là thế đó: dã man, dối trá, gian xảo và hèn nhát…

Nhờ cường độ ánh sáng bên ngoài, lọt qua ô cửa sổ thông hơi, nên tôi đoán biết được đại khái giờ giấc và sinh hoạt trong ngày của bạn bè trong trại giam. Hoàn cảnh của tôi bây giờ thật đáng với câu: “ở tù trong tù”.

Ngày đầu tiên, nằm rồi ngồi, ngồi rồi nằm với một chân trong cùm, tôi cảm thấy hình như đó là ngày dài nhất, ngày dài bất tận chưa từng có trong đời mình. Từ lúc bị tù đày, chúng tôi bị kẻ thù bắt buộc lao động khổ sai, làm việc bằng chân tay hành xác chúng tôi để không còn thời giờ vận dụng trí óc hầu suy nghĩ đến các vấn đề mà chúng cho là “phản động”, chống lại chúng. Nếu có thời gian nghỉ ngơi, chúng luôn luôn tìm cách nhồi nhét những luận điệu tuyên truyền “rẻ tiền cở ba xu” về cái chủ thuyết cộng sản, về cái chủ thuyết xã hội chủ nghĩa của quan thầy của chúng qua các buổi “học tập chính trị” với mục đích duy nhất là tẩy não chúng tôi. tất cả đều phải bị bắt buộc ngồi dưới đất, trong khu các tên “thuyết trình viên” đứng sau bục thuyết trình, thao thao bất tuyệt, nó không biết mệt, không ngừng nghỉ, nói như cái máy, nói như “réo mẹ”. Anh em chúng tôi đều chắc chắn một điều là các tên “máy nói” này chỉ biết lập đi lập lại những gì chúng đã học thuộc lòng, chớ thật sự, chúng không hiểu những gì chúng nói với chúng tôi. Trong thời gian các “máy nói” mở hết tốc độ, chúng tôi cư im thin tít, giả vờ chăm chú lắng nghe, tuy nhiên ai nấy trong đầu mình tha hồ mà gọi tên tội đồ Hồ chí Minh và bè lũ cướp nước của hắn ra để chửi bới bằng những cụm từ xấu xa nhất có thể tưởng tượng hay đã có trong từ ngữ Việt Nam của ba miền Trung Nam Bắc…

Chúng tôi dùng cụm từ “làm việc chân tay”, lao động trí óc”, còn kẻ thù thì xài : “lao động tay chân, lao động trí óc”. Giờ đây, trong phòng biệt giam này, tôi không còn phải làm việc chân tay nữa, mà tha hồ “lao động trí óc” vì một chân đã bị cùm, còn một tay thì bị gãy, thôi thì phải chịu khó nằm rồi ngồi dưỡng sức vậy! tuy nhiên, phải biết thận trọng gìn giữ tâm cân bằng. nếu vận dụng trí óc quá mức, “quá tải” có thể sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma”, dẫn đến tình trạng rối loạn tâm trí, điên điên khùng khùng. . Tình trạng này rất nhiều người, sau khi bị kẻ giam nhốt một thời gian dài trong nhà biệt giam với cùm xích; và thật là nguy hiểm khi ở vào trường hợp bị giam nhốt đơn độc, một mình trong phòng giam kín như hoàn cảnh hiện tại của chính tôi.

Lúc còn trẻ, nhờ đã có dịp đọc qua các sách, truyện viết hay kể về chiến tranh, về gián điệp, tôi được biết “đại khái” như sau: hậu quả của một người bị giam nhốt trong phòng kín, tối tăm, chật chội, thiếu ánh sáng là người bị giam có thể mắc phải chứng bệnh gọi là clautrophobia,một chứng bệnh “sợ hãi không bình thường” khi người ấy ở trong phòng nào đó mà các cửa không được mở toang, Cho dù ở trong phòng khách của nhà mình, ngươì bịnh này cũng có thể cảm thấy ngộp thở khi các cửa sổ bị đóng lại. cách thức phòng chống lại chứng bệnh kỳ quái ấy là cố gắng đừng bao giờ nghĩ mình đang bị giam kín. Hãy để tâm trí mình vào những chuyện khác, những chuyện đã xảy ra trong quá khứ hay hãy tưởng tượng những sự việc có thể xảy đến trong tương lai. Tóm lại, người bị giam nhốt hãy cố gắng quên cái hiện tại mình bị giam nhốt đơn độc. Lý thuyết thì dễ, nhưng thực hành thì rất khó, không dễ chút nào…

Trở lại thời gian ngày đầu tiên tôi bị cùm. Tôi thông cảm nghĩ gì khác ngoài sự đau đớn của thể xác và cũng không tha thiết gì đối với việc ăn uống. Đôi lúc bao tử cồn cào vì đói nhưng muốn nhai phần khoai lang luộc của mình cũng không được vì miệng mồm sưng “tầy hoầy”, muốn há ra cũng là một động tác khó khăn rồi. Hết nằm, rồi ngồi. hết ngồi rồi lại nằm. Đau nhức và mệt mỏi quá, tôi lại ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết…

Sang buổi sáng của ngày thứ nhì, nhìn tên tù hình sự (của ngày hôm qua) vẫn lại đem vào phòng biệt giam cho tôi khẩu phần khoai lang luộc, một tô nước và một xấp lá cây tươi để sử dụng vào việc hứng chất “phế thải” từ cơ thể tôi lúc đại tiện. nếu dùng cụm từ “bình dân học vụ, nắn gọn dễ hiểu” thì xấp lá này có công dụng hứng phân, thay thế giấy khi tôi “ị”.

Trước khi trở ra ngoài phòng giam, tên tù hình sự cầm theo cái tô nước mà hắn đã đem vào cho tôi ngày hôm qua. Hắn vẫn câm như hến. Vả lại, tôi cũng không muốn hỏi han gì với hắn nữa vì tôi hiểu rằng mình sẽ không bao giờ “moi” được một tin tức cỏn con nào từ hắn bởi bọn bò vàng đã tuyển lựa, sàng lọc kỹ lưỡng các tên tù hình sự trước khi sử dụng chúng trong việc ra vào khu biệt giam. Thêm vào đó, chúng cũng không dại gì mà “liên hệ” với các “phạm nhân” đang bị cùm để bị mất cái công việc nhẹ nhàng, không chút mệt nhọc là chỉ đem khẩu phần ăn uống hàng ngày cho khu biệt giam. Một điều nữa mà anh em chúng tôi ai nấy đều biết là bọn tù hình sự luôn luôn xem chúng tôi là những ngươì ở bên kia chiến tuyến, vì chúng ở dưới chế độ đỏ, chế độ Cộng sản cai trị bởi lũ quỷ đỏ, còn chúng tôi ở trong chế độ Quốc gia, dân chủ. Do đó, dù đã phạm tôi cướp của, giết người, đâm cha chém chú, bọn tù hình sự vẫn xem lũ công an bò vàng là “bạn”, còn chúng tôi là “thù”. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó, tên tù hình sự được phép ra vào khu biệt giam cả gan dám “liên hệ” với “phạn nhân” rồi bị tên bò vàng trực trại bắt được quả tang, chắc chắn hắn sẽ bị “kỷ luật” và hậu quả hắn sẽ “được” tra chân vào cùm, nằm trên “mả đá” xi măng, cùng chung số phận với người mà hắn đã “liều mạng liên hệ”. Riêng tên tù hình sự ra vào phòng tôi thì đâu có lý do gì để nói chuyện với tôi, vì thế hắn ‘câm như hến” cũng là phải, và hắn cũng biết rằng, trong thời gian hắn đem “đồ tiếp tế” cho tôi, tên bò vàng luôn luôn ở bên ngoài quan sát hành động của hắn…

…Không còn ngủ thêm được nữa sau khi cửa phòng đã được đóng lại và bóp khóa, tuy một chân bị cùm, tôi cũng cố gắng làm những động tác cho máu huyết lưu thông, không bị “kẹt” vì tư thế nằm ngồi quá lâu. Tuy nhiên, tôi chỉ làm qua loa, “sương sương” mà htôi. Mồm miệng và cổ tay phải của tôi tọi đã bớt đau khá nhiều so với ngày hôm qua. Riêng cổ tay vẫn vẫn còn kẹp hai miếng nứa và quấn vải băng. Tuy còn đau, nhưng không thấy máu thấm qua lớp vải băng. Theo kinh nghiệm , lúc tôi bị viên đạn súng A.K định bắn xuyên qua xương ống quyển chân trái, , khiến xương này bị gãy, thì giới Bác sĩ lúc ấy gọi là “gãy hở”, còn khi xương bị gãy, không có máu chảy tùm lum, họ gọi là “gãy kín”. Trường hợp cổ tay phải bây giờ có thể là “gãy kín”.

Cảm thấy khá đói sau những động tác “làm nóng” cơ thể, tôi thử há miệng, cắn một trong các củ khoai lang đang nằm trên bệ xi măng. Chúng là khẩu phần ngày hôm qua và bữa nay của tôi. Tất cả có bốn củ. Bây giờ, tôi mới hiểu rõ ràng là những ngươì trong khu biệt giam chỉ được hưởng phân nửa “tiêu chuẩn” lương thực do lũ quỷ đỏ đề ra. Chúng bảo rằng nếu không “lao động chân tay” thì sẽ bị cắt giảm “tiêu chuẩn” kể luôn cả trường hợp bị bệnh đau, và nước uống cũng bị giảm theo: một ngày và một đêm, tôi chỉ được một tô nước nửa lít. Nhai, nuốt xong một củ khoai lang, tôi “tráng miệng” với vài hớp nước trong tô và thầm nghĩ:

-“ vô ít thì ra ít”. Đỡ mất công dọn dẹp sạch sẽ. Ý tôi muốn nói: ăn ít thì sẽ “ị” ít vì tôi được biết rằng khoai lang là loại củ có hàm lượng nước rất cao, nặng đến 80% trọng lượng của nó; và có rất ít tinh bột, do đó ít bổ dưỡng. Ăn nhiều khoai lang sẽ đi tiểu nhiều chớ “ị” thì rất ít. Khi bị cùm, việc đại tiện là cả một vấn đề khó khăn: phải làm thế nào lấy các lá cây tươi to hơn bàn tay (mà tên hình sự “cung cấp”), trải đúng ngay dưới chổ mình ngồi trên “mả đá” để hứng hết chất thải được “phóng ra” từ trên cao gần một thước xuống, nếu rơi không đúng mục tiêu (là các tấm lá trải dưới nên xi măng). chất thải chắc chắn sẽ văng tung tóe và công việc lau dọn sạch sẽ, “thu dọn chiến trường” sẽ vô cùng khó nhọc, mất nhiều sức lực vì cái chân bị “dính” trong cùm. Cũng may mắn là tôi chỉ bị cùm một chân mà đã thấy việc xoay sở khó khăn rồi, nếu bị tra cả hai chân thì không biếtg tình trạng tôi sẽ như thế nào? Tôi tưởng tượng ngày xưa, mấy anh chàng lái máy bay mang bom đi thả xuống mục tiêu địch đều là những người có biệt tài “ngắm, phóng” dữ lắm, vì bản thân tôi,chỉ có khoảng cách gần xịt như vậy mà việc “dội bom” cũng đã thấy khó trúng mục tiêu rồi, xin thành thật bái phục, ngã nón chào thua các anh chàng phi công khu trục cơ oang tạc thuở nào!

Sang ngày thứ ba trong nhà đá biệt giam, tôi nhất quyết không thèm quan tâm đến giờ giấc và hiện trạng của mình nữa, tôi đã chọn cho mình các phương cách để cho thời gian trôi qua bình thường mà tôi không bị “dồn ép tâm lý” . Qua các bài viết về khoa tâm lý học ngày xưa, tôi còn nhớ có đề tài nói qua “hội chứng dồn ép tâm lý” (refoulement mental). Để tâm lý suy nghĩ hay tưởng tượng mãi về một vấn đề hay về một việc nào đó mà mình không thể bàn bạc, chia xẻ được với ai thì sẽ bị dẫn đến tình trạng “bí lối”, còn được gọi là bị dồn ép tâm lý. Vì thế, tôi đã tìm cho mình một cách để tránh bị rơi vào tình trạng ấy: đừng quan tâm đến thời gian nào mình sẽ thoát cảnh tù đày này, hay đừng nghĩ đến lúc nào, mong đến thời điểm sẽ được “Mỹ giải cứu” như các tin rỉ tai, phao truyền. Tôi bèn “hướng” tư tưởng mình về quá khứ, về tuổi trẻ, về những kỷ niệm vui buồn ngày xưa, về ngươì yêu đầu đời với tháng ngày thương yêu ngọt lịm bên nhau, rồi đến buổi chia tay bội ước đầy cay đáng vì nàng đã bị ảnh hưởng bởi luận điệu của gia đình cho rằng nếu thành hôn với một anh chàng lính chiến bị “cọp liếm” như tôi thì sẽ một sớm một chiều trờ thành “quả phụ nây thơ” nên nàng đã phụ tôi mà lấy một anh Giáo sư được “miễn dịch”, khỏi phải đi lính cho “chắc ăn”! Tôi nhớ về Đại uý Chung Thanh Tòng, vị chỉ huy đơn vị Biệt Động Quân tác chiến đầu tiên của tôi, người thầy đã hướng dẫn và cho tôi nhiều kinh nghiệm chiến trường quý báu trong đời binh nghiệp; tôi nhớ về lúc một viên đạn súng A.K của địch đã xuyên qua và làm gãy xương ống quyển chân trái tôi trong trận đánh ở lãnh thổ Lộc Ninh, Bình Long, khiến tôi phải bị “xi cà que” chống nạng và gậy một thời gian. Tôi nhớ về “mùa hè đỏ lửa” năm 1972 tại chiến trường An lộc, suốt thời gian tôi hân hạnh được tham gia và chứng kiến các đơn vị của Quận lực Việt Nam Cộng Hòa quần thảo, quyết chiến đấu sống mái với kẻ thù đỏ. Tôi nhớ về các bạn bè, các chiến hữu của mình đã oanh liệt hy sinh…tôi đã sống lại với quá khứ của mình, với tất cả kỷ niệm một thời của chính tôi; đã tự khơi cho tôi những trạng thái vui buồn để quên đi thời gian đang bị “dính cùm”.

Cho đến một hôm, thình lình tôi bỗng nghe tiếng lóc cóc, mở ổ khóa bên ngoài cửa ra vào khu biệt giam. Do cường độ ánh sáng yếu ớt lọt qua ô cửa sổ nhỏ thông hơi, tôi biết bây giờ đã xế chiều. Cánh cửa ra vào được mở, một người dáng ốm yếu bị đẩy vô phòng giam. Nhìn kỷ, tôi nhận ra ngay người ốm yếu này là anh Lê Thơm. Anh là một trong những anh bạn của tôi. Tuy rất ngạc nhiên và giật thót người, tôi vẫn lặng thinh, nằm ngữa trên bệ xi măng, đưa mát quan sát. Đi sau lưng anh là một tên bò vàng và một tên tù hình sự. Tên này, tôi vẫn thấy mỗi buổi sáng vào đây, đem khẩu phần ăn uống và lá cây tươi cho tôi sử dụng trong việc vệ sinh đại tiện. Bây giờ hắn cũng mang theo mấy thứ lỉnh khỉnh ấy, không phải để cho tôi (vì buổi sáng hắn đã đem vào rồi), mà dể cho “người khách” mới vô.

Khác với tôi chỉ dính một chân trong cùm, anh Lê Thơm bị tên bò vàng khóa cả hai chân. Sau khi tên này cùng với tên tù hình sự ra khỏi phòng biệt giam, tôi mới lên tiếng hỏi Lê Thơm:

-Anh bị “vụ” gì vậy?

Anh trả lời gọn lỏn:

-Trốn trại!

Thật sự, tôi chưa bao giờ ngạc nhiên như lúc này, sau câu trả lời của anh lê Thơm, tôi liền hỏi dồn:

-Anh “vọt” hồi nào?

-Mười mấy ngày rồi!

Tôi thầm nghĩ: “thì ra mình bị cùm mười mấy ngày rồi”

Vì lúc tôi bị tống vào đây, chưa hề nghe anh Lê Thơm trốn trại cả và cảm thấy mình như bất ngờ bị tuột tay từ trên cây rơi xuống vậy.

Không ngạc nhiên, không bị bất ngờ sao được, bởi tôi đã ốm ròm, “cà tong cà teo” , mà anh chàng Lê Thơm còn ròm ốn hơn tôi nữa, sức khỏe, sức khỏe đâu mà dám “xâm mình” trốn trại, cả gan “vượt ngục”?

Sở dĩ lúc ấy chúng tôi dùng cụm từ “trốn trại” là vì do thói quen gọi, nói rằng “các trại cải tạo” khi vừa bị đày ra tuốt ngoài vùng núi non trùng điệp Hoàng Liên Sơn. tại đây “các trại cải tạo” được chúng tôi dựng lên bằng “vật liệu thiên nhiên của rừng núi” như cây, nứa, giang, dầu theo lệnh của kẻ thù, lũ “bò xanh bộ đội. tuy hiên, khi chúng tôi bị chuyển giao cho lũ bò vàng công an “quản lý” thì chúng tôi, những người ở Thanh Chương Nghệ Tĩnh, bị giam trong “ngục” vì nơi chúng tôi ngủ nghỉ là những dãy nhà được xây bằng đá xanh với xi măng, nóc lợp tôle và cửa ra vào bằng sắt, chúng tôi không còn ở trong “láng trại” bằng cây, nứa ọp ẹp nữa. Đúng ra thì phải dùng cụm từ “vượt ngục” thay vì “trốn trại” bởi lý do nêu trên, nhưng tôi bắt buộc phải dùng từ những cụm từ thật sự đã được sử dụng vào thời điểm xảy ta sự việc vì đây là “chuyện thật”, không hư cấu, không tưởng tượng và cũng không thêu dệt, thêm bớt.

Vùng này, dân cày lên sỏi đá, chỉ có rau má mọc quanh năm đâu dễ gì tìm được thức ăn để mưu sinh thoát hiểm sau khi trốn trại. Hơn nữa, người dân ở địa phương này từ lâu đã bị lũ quỷ đỏ tuyên truyền nhồi sọ tẩy não với cái chủ thuyết cộng sản của chúng nên họ đâu có thiện cảm gì với những người Quốc Gia đã từng là thành viên trong một chế độ dân chủ tự do. Do đó, không địa lợi, không nhân hòa là không thể thắng lợi được, nghĩa là không thể trốn thoát được. Tôi thầm nghĩa như vậy, tuy nhiên, dù sao tôi vẫn cảm phục Lê Thơm, vì đã “xăm mình”, đã liều lĩnh hơn tôi, hơn một số lớn anh em khác trong trại giam.

Đến lượt Lê Thơm hỏi lại tôi:

-Còn anh, tại sao “vô” đây?

-Vì đã liên lạc với “ông Cha” trong khu biệt giam!

Khi nhìn thấy tay tôi bị băng, anh thắc mắc:

-Tay anh bị gì vậy?

-Bị tụi nó “bề hội đồng”, tôi trả lời.

Sau đó, tôi kể cho Lê Thơm nghe tất cả diễn tiến cùng sự việc đã xảy ra khiến tôi phải dính một chân vào cùm suốt mười mấy ngày qua. Luôn tiện, tôi tháo lớp vải băng cùng với hai miếng tre nứa cặp cánh tay và cổ tay phải ra để xem thương tích mình hiện giờ như thế nào, vì từ khi vào đây đến nay, tôi chưa dám làm việc này do sợ vết thương bị “động”. Tôi muốn ngất xỉu khi nhìn thấy xương cổ tay mình : nó với bàn tay tôi không còn thẳng, không còn trông bình thường, mà lại “cong cong” như cọng kẽm bị uốn. Cái “mu” bàn tay tôi nó u lên, trông tựa như cái “mu rùa” vậy. Thanh gỗ cài cửa mà tên bò vàng trưởng toán tuần tra đã sử dụng để giáng vào đầu tôi, đã làm bàn tay và xương cổ tay “trật khớp”. Sau này, tôi được biết nếu thương tích được chữa trị ngay thì sẽ không bị thương tật đến suốt đời. (vết thù này, hận thù này khi nhắm mắt lìa đời, vẫn sẽ không quên).

Kể từ thời gian hai đứa chúng tôi, mỗi người nằm hay ngồi trên cái “mả đá” của mình trong phòng biệt giam, anh Lê Thơm từ từ kể lại cho tôi nghe các giai đoạn chuẩn bị trốn trại cùng với diễn tiến sau khi bị vượt thoát được nơi bị giam cầm cho đến lúc anh bị bắt trở lại , rồi bị tống vào đây, tra hai chân vào cùm. Cái bí mật đầu tiên mà anh Lê Thơm “bật mí” cho tôi biết là không phải chỉ có một mình anh là người duy nhất đã “chuồn” ra được khỏi trại giam này. Có tất cả bốn người đã chuẩn bị thật tỉ mỉ kế hoạch trốn trại trong suốt thời gian ròng rả hơn nửa năm trước đó mà tất cả anh em chúng tôi không ai hay biết và cả bọn chó săn ăng-ten làm tay sai cho lũ bò vàng không tài nào đánh hơi được.

Anh Lê Thơm còn tiết lộ cho tôi biết nhóm bốn anh chàng “xăm mình” liều mạng vượt ngục gồm có anh và ba người khác là:

- Lê Văn Đại, Nguyễn Quốc Khánh và anh Xường.

Sở dĩ tôi biết tên lẫn họ của ba người trong nhóm ấy vì họ đã từng ở chung trong một đội lao động với tôi trước đó. Lúc ấy, Lê Văn Đại giữ chức đội trưởng. Riêng anh Xường tôi chỉ nghe tên và biết mặt, chớ chưa có thời gian ở cùng một đội.

về sơ lược, “lý lịch trính ngang” tôi đã biết được như sau:

  1. Lê Thơm: tốt nghiệp khóa 8 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, cấp bậc cuối cùng là Thiếu Tá, nguyên Quận Trưởng quận Chợ Lách, Vùng 4 chiến thuật.
  2. Lê Văn Đại: tốt nghiệp khóa 14 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Nguyên Quận Trưởng (tôi không rõ quận nào) ở vùng 4 chiến thuật. cấp bậc cuối cùng là Thiếu Tá.
  3. Nguyễn Quốc Khánh: tốt nghiệp khóa 17 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, binh chủng Thiết Giáp. Cấp bậc cuối cùng là Thiếu Tá.
  4. Anh Xường, binh chủng Biệt Động Quân. Chức vụ cuối cùng là Tiểu Đoàn Phó và cấp bậc là Đại Úy. (tôi không rõ các chi tiết khác).

Trong nhóm bốn người thì có ba người được lũ bò vàng cho về “lao động” trong tổ “cơ khí”. tổ này phụ trách sửa chửa, tu bổ cái máy điện của trại giam, cùng vài công việc linh tinh khác ở khu nhà hành chánh của của trại. Tóm lại, “tổ cơ khí” chuyên lo về máy móc. Ba người này là Lê Thơm, Khánh và Đại. Người thứ tư trong nhóm là Xường, cùng ở chung một nhà đá, nhưng thuộc đội lao động cày cuốc. Tại nhà tù Thanh Chương, mỗi nhà đá “chứa” hai đội, hay tối thiểu một đội và một “tổ chuyên môn” như trường hợp “đội mía” (mà tôi là đội viên) và tổ nhà bếp cùng cư ngụ chong một nhà.

Trong trại giam, mỗi nhà có hai người phụ trách việc giữ gìn vệ sinh chung cho toàn nhà như phòng đại, tiểu tiện phải được quét, dội nước sạch sẽ, đổ phân và rãi vôi trong các thùng mỗi buổi sáng sau khi các đội, các tổ xuất trại lao động. Hai người này được gọi là “vệ sinh viên”, thông thường thì các “vệ sinh viên” là những người ốm yếu, sức khỏe kém. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp, mấy anh chàng mạnh cùi cụi “cọp nhai bảy ngày không hết” mà vẫn chạy chọt với bò vàng quản giáo hay với đội trưởng, tổ trưởng để giữ “chức vụ” vệ sinh viên cho đở cày cuốc qua ngày qua tháng. Tôi không hiểu rõ những cách thức “chạy chọt, tiêu lòn” đó như thế nào vì kẻ nào ở trong chăn thì chỉ có kẻ đó mới biết trong chăn ấy rận rệp ra sao. Còn tôi, người ở ngoài chăn thì mù tịt.

Lê Thơm và Xường được giữ chức vụ vệ sinh viên, lo việc dọn dẹp vệ sinh và đến nhà bếp gánh thức ăn, nước uống mỗi ngày về cho anh em trong đội và tổ của mình. Do cả ngày chỉ có hai anh chàng này ở nhà nên họ được Đại và Kánh giao nhiệm vụ cưa ba song sắt tròn của cái cửa sổ thông hơi trong phòng vệ sinh của nhà đá. Nếu không có ba song sắt này chắn thì cái cửa sổ có chiều dài khoảng gang tay và cao chừng một gang rưởi, với kích cở này, một người không “to con, lớn xác” cho lắm có thể chui qua không mấy khó khăn. Vì trong tổ cơ khí có nhiều dụng cụ sửa chửa máy móc, kể cả cưa sắt nên Đại và Khánh lén “nhím” một số khúc, đoạn bị gãy, về đưa lại cho Xường và Lê Thơm sử dụng trong nhiệm vụ phải cưa bức ba song sắt. Ngày qua ngày, kẻ thì làm “lính gác giặc”, đứng loanh quanh ngoài cửa ra vào nhà đá để canh chừng các tên bò vàng tuần tra trong trại giam, người thì lui cui trong “buồng vệ sinh” lo việc “gậm nhấm” từng ly của ba song sắt, cưa đến đâu, Xường và Lê Thơm phải tìm cách thanh toán ngay lớp bụi sắt rơi trên khung xi măng cửa sổ, đồng thời, họ phải dùng đất lấy ở bên ngoài sân cùng màu với sang sắt, bôi phết lên dể ngụy trang đường cưa hầu không bị phát giác bởi tên bò vàng trực trại vào nhà đá kiểm soát hàng ngày; và nhất là hầu tránh sự đánh hơi, nghi ngờ, dòm ngó của mất tên chó săn làm ăng-ten, chuyên môn rình mò rồi len lén đưa tin báo cáo lên cho kẻ thù để lấy điểm mong sớm được chúng cứu xét “nhanh chống khoan hồng, độ lượng cho trở về với gia đình” Lũ quỷ đỏ luôn luôn giăng ra cái bẫy “củ cà rốt treo trước mõm lừa”, cái chiêu bài “khoan hồng độ lượng” ấy để dụ những tên phản bội bạn bè, những tên đâm sau lưng chiến hữu; và nực cười thay! Vì chỉ có những tên phản bội ấy “rơi tỏn” vào bẫy của kẻ thù mà thôi!

Song song vói việc cưa các song sắt, cả bốn người trong nhóm phải tích trữ lương khô dự trù đem theo trong thời gian đào thoát. Mỗi lần được ăn cơm (mỗi tháng một hay hai lần, thời gian còn lại, phải “đớp” khoai lang, khoai mì, “bắp đá”, bo bo, bí đỏ, v.v…v.v…) Họ đều nhín lại một ít, đem phơi ở một nơi thật kín đáo cho khô cứng, rồi “nhím” ở một chổ nào đó cho đến khi “kiến tha lâu đầy tổ”.

Vì chỉ được phát nước muối nên họ phải giao cho Xường và Lê Thơm tìm cách đến nhà bếp, lén dấu lại cho nước bóc hơi dần dần, rồi gạn lấy muối bọt.

Vào thời gian này, lũ quỷ đỏ cho phép gia đình, thân nhân chúng tôi 3 tháng được gởi cho mỗi người trong tù một gói quà nặng 3 ký lô qua đường bưu điện. Nhóm bốn người này, Lê Thơm là một trong những anh em không may mắn vì không liên lạc thơ từ gì được với gia đình, do đó anh không nhận được quà cáp gì cả. (chúng tôi thường gọi đùa những anh em không may mắn này là “mồ côi”) Ngoại trừ Lê Thơm, cả ba người trong nhóm tìm cách “trao đổi” số lượng mì ăn liền (loại nát vụn) nhận từ gia đình để lấy “tiêu chuẩn” cơm của anh em khác mỗi lần được trại cho ăn. Số lượng cơm được “trao đổi” này, hai anh chàng “vệ sinh viên” Lê Thơm và Xường có nhiệm vụ đem phơi cho thật khô cứng, rồi giấu ở một nơi nào đó mà chỉ có nhóm họ biết thôi. Ý định của họ là sẽ phải mang cơm khô và muối càng nhiều càng tốt sau khi vượt thoát ra được khỏi trại giam vì hai món này có trọng lượng khá nhẹ và chúng có thể giúp họ cầm hơi lúc đói mà không cần lửa củi để nấu nướng.

Bây giờ họ đã sẵn sàng tất cả trong kế hoạch trốn trại: cơm phơi khô, muối, một vài đồ dùng cá nhân và quan trọng nhất là ba song sắt cửa sổ thông hơi trong buồnvệ sinh đã được cưa xong (nhưng vẫn được ngụy trang rất khéo nên chúng vẫn “đứng vững”, chỉ cần đẩy hay nhẹ là chúng sẽ “nằm” xuống ngay) có thể nói công việc cưa ba song sắt ấy, rồi che giấu “vết cưa” là cả một “công trình nghệ thuật”

Họ còn một chút ưu tư là không tìm đâu ra được một dụng cụ tối cần thiết, chắc chắn sẽ giúp họ trong thời gian vượt ngục. Đó là cái “địa bàn”. Tuy nhiên, họ nghĩ rằng họ có thể “định hướng” để di chuyển nhờ ánh sáng mặt trời lúc ban ngày; và ánh sáng mặt trăng lúc ban đêm họ nghĩ rằng họ chỉ cần nhắm hướng tây mà “dọt” thì thế nào họ cũng sẽ đến Lào rồi qua Thái Lan,

Họ dự trù trong hai ngày nữa là sẽ đến “đêm trọng đại” vì kế hoạch của họ là sẽ biến vào đêm tối trời không trăng.

Tuy nhiên, mưu sự tại nhân, còn sự bất thành là tại vì bị xui xẻo! chưa đến “đêm trọng đại” của nhóm bốn người này thì lại xảy ra “ngày trọng đại” của tất cả anh em chúng tôi trong trại giam: đó là cái ngày mà một số người đã bị chuyển đi trại khác, và đó cũng là cái “ngày đại nạn” của thằng tôi (hậu quả sau cái ngày đại nạn ấy là giờ đây xương cổ tay phải của tôi bị gãy và một chân dính trong cùm) trong buổi sáng của cái ngày khó quên đó, anh chàng Xường bị “biên chế” sang một đội lao động khác và đội này lại ở trong một nhà đá khác, không cùng nhà với “tổ cơ khí”. Tổ này vẫn vẫn “nằm” tại nhà cũ, nơi mà các song sắt trong buồng vệ sinh đã được cưa. Do đó, nhóm bốn người, có một “trự” bị xé lẻ, phải ở nhà khác. Như vậy, vào “đêm trọng đại”, chỉ còn có ba người ở chung trong một nhà; chỉ có ba người này có thể chui ra khỏi cái lổ cửa sổ thông hơi trong buồng vệ sinh mà thôi. nếu muốn cả bốn người cùng “dọt” một lượt trong đêm ấy thì hình như “vô kế khả thi”. Họ không còn có thể hoãn lại thời gian đào thoát được nữa vì ba song sắt bị cưa có thể sẽ bị phát giác bất cứ lúc nào và hậu quả sẽ tai hại không biết đến đâu mà lường.

Xường biết rằng nếu không gấp rút tìm ra được phương cách để ở “bên ngoài nhà đá” trong “đêm trọng đại đó” thì chắc chắn mình sẽ không bao giờ có thể còn cơ hội nào khác hầu “tháo củi sổ lồng”. Cuối cùng, anh đã tìm ra được phương cách đêm đó phải ở bên ngoài nhà đá, thay vì phải ở “bên trong” sau giờ “điểm danh” vào “chuồng” như thường lệ. Buổi chiều hôm ấy, Xường có “rỉ tai” với ba anh chàng kia rằng:

-Hy vọng đêm nay sẽ có tôi cùng “dọt” với các anh!

Lê Thơm, Đại và Khánh cùng trố mắt nhìn Xường, nhưng không chịu giải thích thêm gì nữa, anh ta đi vội về phía nhà đá của mình…

Ở trại giam Thanh Chương, vào khoảng bảy giờ chiều, chúng tôi phải xếp hàng trước cửa ra vào nhà đá đẻ từng người một, vừ ađếm số thứ tự của mình đang đứng trong hàng, vừ abước vô nhà, trong khi tên bò vàng trực trại, tay vừa cầm cuốn sổ điểm danh, mắt vừa nhìn mặt từng người, sau khi kiểm soát nhân số mỗi đội, mỗi tổ đã vào trong nhà đá “khớp” với nhân số trong sổ điểm danh của mình thì hắn ra lệnh cho hai “phụ tá” của hắn đóng cửa ra vào, rồi bóp khóa bên ngoài lại. Sau đó, hắn đi đến nhà đá khác, tiếp tục nhiệm vụ điểm danh của mình trong khi hai “phụ tá” lò bò theo sau lưng, hai “phụ tá” này gồm một người tù Z (chúng tôi) và một tên tù hình sự. Cả hai “nhân vật” này đã được tuyển chọn rất kỷ sau khi lý lịch của họ đã được lũ bò vàng nghiên cứu thật tỉ mỉ và được chúng tin cậy…

Bây giờ, tên bò vàng trực trại cùng hai “phụ tá” của hắn đã đến nhà đá của Xường. Như thường lệ, tất cả anh em đều đứng xếp thành hàng dọc, sẵn sàng từng người, vừa đếm số thứ tự của mình, vừa bước vô nhà. Bỗng nhiên, ngay lúc ấy, từ buồng vệ sinh trong nhà đá vọng ra gọng nói của Xường:

-Báo cáo cán bộ, tôi đang đi cầu.

Vì nghe tiếng của Xường báo cáo mình đang bận việc “trút bầu tâm sự” trong buồng vệ sinh, nên tên bò vàng trực trại yên trí rằng đã có một người đang ở “trong nhà”, bèn ra lệnh cho từng người bước “vô chuồng”. Nhân số “cư ngụ” trong “nhà của Xường vẫn “khớp” với sổ điểm danh. Sau khi đóng và khóa cửa ra vào của nhà này, tên bò vàng và hai phụ tá của hắn đi qua nhà đá khác để tiếp tục công việc cho “gà vô chuồng” mà cả ba không ai nghi ngờ rằng âm thanh vọng ra từ “trong nhà” lúc nãy, nhưng thật sự, người thốt lên câu “ báo cáo cán bộ, tôi đang đi cầu” đã đứng ở “ngoài nhà” dưới ngay cái cửa sổ thông hơi của buồng vệ sinh, vừa dùng hai bàn tay của mình “chụm” quanh miệng tựa như cáo loa, vừa “phóng thanh” vào trong nhà, qua trung gian lổ thông hơi. Khi nghe âm thanh vọng ra, tên bò vàng cứ ngỡ rằng anh chàng Xường đang bận “ị” trong buồng vệ sinh, chớ hán ta đâu có ngờ rằng mình đã bị lừa, đã để “sót lại” một người ở ngoài nhà đá sau khi điểm danh. (nghe nói sau khi bị “quả lừa” vô tiền khoáng hậu này, tên bò vàng trực trại đã bị thượng cấp cho “về vườn”, bị đuổi ra khỏi ngành công an và bị “tước lại” mất bộ đồ vàng mà một số khá nhiều trong bọn chúng, những tên sinh ra ở vùng Nghệ Tĩnh này rất trân quý và hãnh diện vì đã phải có ba đời nhai rau má mới được hân hạnh mặc vào)…


No comments: