Saturday, May 23, 2009

GHPGVNTN- GIẤC MƠ LÃNH TỤ 1-7

Giấc mơ lãnh tụ



Phần vào đề (1/62)

Hoạt động chính trị của TT Thích Trí Quang

Theo Đất Việt 70



Thich Trí Quang


http://na.gov.vn/htx/vietnamese/c1394/c1410/2007/07/n8183/thich%20tri%20do.jpg
Thích Trí Độ ra Bắc tập kết theo CS

Hoạt động chính trị của TT Thích Trí Quang

[Theo "Lịch sử Tranh Đấu Phật Giáo Việt Nam", Tập 1, của Kiêm Đạt, trang 172, do Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản năm 1981 :Thương Tọa TTQ là đệ tử của Hòa Thượng Trí Độ, một trong những nhà lãnh đạo Phật Giáo 1966 ở miền Bắc. Thượng Tọa Thích Trí Quang có 3 anh em : Thích Diệu Minh, thành viên trong Mặt Trận Tổ Quốc của CS tại Quảng Bình năm 1947, hiện đang nắm chức vụ quan trọng tại Hà Nội; Phạm Chánh, một trong những lãnh tụ kháng chiến vào 4/6/1947; Phạm Đại, y tá trong quân đội Việt Minh từ 1947].

Thượng Tọa Thích Trí Quang xuất gia từ hồi còn nhỏ, đệ tử của hòa thượng Thích Trí Độ, một vị chân tu nổi danh ở Huế. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Thượng Tọa Thích Trí Quang ở lại Huế nhưng vẫn liên lạc giúp đỡ các cán bộ kháng chiến.

Đất nước chia đôi sau hiệp định Geneva, Hoà Thượng Thích Trí Độ ra Bắc tập kết theo CS. Thượng Tọa Thích Trí Quang ở lại Huế đọc sách, đánh cờ tướng.

Mùa Phật Đản năm 1963, vụ hạ cờ Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, Thương Tọa TTQ và Thượng Tọa Thích Thiện Minh lãnh đạo phong trào tranh đấu của Phật Giáo đòi "Tự Do Tín Ngưỡng".

Thượng Tọa Thích Thiện Minh chụp chung với Đức Tăng Thống trước ngày viên tịch

Tại Saigon, Thượng Tọa Thích Tâm Châu được suy cử làm chủ tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Cuộc tranh đấu ở Saigon bùng nổ mãnh liệt. Thượng Tọa Thích Trí Quang cùng Thượng Tọa Thiện Minh rước Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết vào Saigon với mục đích nắm giữ vai trò đấu tranh ở Trung Ương.


Đệ Nhất Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT(1890 - 1973)



Khi chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp thuận thương thuyết với khối Phật Giáo, một cuộc họp ở chùa Xá-Lợi dưới quyền chủ tọa của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, có Thượng Tọa Thích Trí Quang phụ tá. Thượng Tọa Thích Trí Quang đã đưa ra thành phần của phái đoàn Phật Giáo do Thượng Tọa Thiện Minh làm Chủ tịch, gồm các đại diện của Đại Diện Phật Giáo miền Trung là cốt cán gồm TT Thiện Minh, TT Huyền Quang; Phật Giáo miền Bắc có Thượng Tọa Tâm Châu, Đại Đức Đức Nghiệp; Phật Giáo miền Nam có TT Thích Thiện Hoa.

viennghien-cuu-2.gif

HT. Thích Đức Nghiệp và HT. Thích Trí Quảng chứng minh




Thành phần phái đoàn thương thuyết với chính quyền đã cho thấy Phật Giáo chịu sự lãnh đạo của các vị Tăng miền Trung, nơi phát xuất cuộc tranh đấu chống chính quyền. Ngày 20/8/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm vây chùa bắt Tăng Ni và Phật Tử tranh đấu, Thương Tọa Trí Quang trốn vào Toà Đại Sứ Mỹ ở đường Hàm Nghi xin tị nạn chính trị, được ông Cabot Lodge, Đại sứ Mỹ ở Saigon chấp thuận.

http://www.thanhniennews.com/images/newsimages/spy1-111-08.jpg
Henry Cabot Lodge
Life - Henry Cabot Lodge in Vietnam
Henry Cabot Lodge in Vietnam

Sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, trở về chùa Xá Lợi, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đuợc thành lập gồm 2 viện : Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạọ Thượng Tọa Thích Trí Quang được cử làm Chánh Thư Ký viện Tăng Thống. Thượng Tọa Thích Tâm Châu được đề cử làm viện trưởng Viện Hóa Đạo.

http://www.thuvienhoasen.org/thichtamchau-2.jpg

Hồi nầy, khối Phật Giáo được coi là khối mạnh nhất, chính quyền rất nể vì. Khi cuộc chỉnh lý của Nguyễn Khánh bắt giam các tướng đảo chánh ông Diệm là Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính xảy ra thì khối Phật Giáo im lặng, không một phản ứng. Nguyễn Khánh làm thủ tướng. Khối Phật Giáo tham gia chính quyền với Trần Quang Thuận (một nhà sư Pháp danh Thích Trí Không phá giới lập gia đình) làm Bộ Trưởng Xã Hội, giáo sư Bùi Tường Huân làm Tổng Trưởng Văn Hóa Giáo Dục.



TS Trần Quang Thuận, (HK)

Tổng trưởng Bùi Tường Huân,




Nguyễn Khánh lập Hiến Chương Vũng Tàu. Khối Phật Giáo miền Vĩnh Nghiêm do Thượng Tọa Thích Tâm Giác lãnh đạo phối họp với ban Đại Diện Sinh Viên Việt Nam do Nguyễn Trọng Nho lãnh đạo đấu tranh phải tiêu hủy Hiến Chương Vũng Tàu.

Chánh Án Nguyễn Trọng Nho, Luật Sư Từ Huy Hoàng, Ban Trị Sự Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ


Thượng Tọa Thích Viên Lý và Chánh án Nguyễn Trọng Nho trứơc đám
đông đang xem văn nghệ ở Chùa Điều Ngự lúc gần giao thừa. (ảnh: Việt Báo)


BS LÊ KHẮC QUYẾN


Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu chỉ định ông Trần Văn Hương, Đô Trưởng Saigon làm Thủ Tướng. Nội các của ông Hương bị Phật Giáo tẩy chaỵ Cuộc tranh đấu Phật Giáo bùng nổ. Tại Việt Nam Quốc Tự, Thượng Tọa Tâm Châu, Thượng Tọa Thích Trí Quang, Đại Đức Hộ Giác tuyệt thực phản đối cuộc đàn áp của chính quyền Trần Văn Hương.


Các tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Trần Văn Đôn, Nguyễn Văn Vỹ Và Mai Hữu Xuân (Giam lỏng ở Đà Lạt 09/1964)
Nguồn: ngothelinh.150m.com

Ông Trần Văn Hương bị Nguyễn Khánh lật đổ đưa ra Vũng Tàu cô lập. Một số nhân vật trong Thượng Hội Đồng như ông Trần Văn Văn, Bác sĩ Lê Khắc Quyến cũng bị cô lập. Hồi nầy, tại các tỉnh miền Trung, nhóm Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Lê Tuyên, Tôn Thất Hạnh, v.v...thành lập Ủy Ban Cứu Quốc dưới danh nghĩa diệt Cần Lao, đã gây mâu thuẫn nặng nề với Thiên Chúa Giáo qua những cuộc khủng bố trắng ở Thanh Bồ, Đà Nẵng, cũng như ở một vài nơi khác. Nhóm Cứu Quốc nầy đặt dưới sự lãnh đạo của Thượng Tọa Thích Trí Quang đã tạo ra một luồng dư luận cho rằng nhóm nầy là cán bộ nằm vùng của CS, hoạt động theo phương thức đấu tranh của CS.

Vì Ủy Ban Cứu Quốc nầy, mâu thuẫn xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo; khối Phật Giáo rạn nứt mạnh mẽ. Sự thật, ngay khi thành lập Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã có sự chia rẽ. Cụ Mai Thọ Truyền, Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt, một nhân sĩ uy tín ở miền Nam đã góp công không ít trong cuộc tranh đấu của PG dưới thời cố TT Ngô Đình Diệm, đã nhìn rõ âm mưu của Thương Tọa Thích Trí Quang và Thượng Tọa Thích Thiện Minh định thao túng khối Phật Giáo để hoạt động chính trị, nên cụ Mai Thọ Truyền tách Hội Phật Học Nam Việt ra khỏi Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.



Giấc mơ lãnh tụ (2/62)


Phần chính : Giấc mơ lãnh tụ


Ai gây ra nông nỗi



1. Thượng Tọa Thích Trí Quang :

Thượng tọa Thích Trí Quang tên thật là Phạm Quang, sinh năm 1922 tại làng Diêm Điền (còn được gọi là Nại Hiên hay làng Kẻ Nại) ở phía Tây ngoại ô thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây là một làng nổi tiếng có nhiều người hoạt động cho VC. Các cán bộ CS của làng này cũng thuộc vào loại quá khích và sắt máụ Mặt khác, vào năm 1885, khi Phong trào Văn Thân nổi lên, chính dân làng Diêm Điền và làng Đồng Đình đã tiến vào đốt nhà thờ Sáo Bùn của công giáo ở phía Nam thành phố Đồng Hới, thiêu sống luôn mấy trăm giáo dân ở đó. Số giáo dân còn sống sót phải bỏ làng chạy về phía Bắc thành phố Đồng Hới và về sau lập một giáo xứ mới tại đây lấy tên là giáo xứ Tam Tòạ Sự thù ghét công giáo của dân làng Diêm Điền đã in sâu vào tâm trí của TT Trí Quang từ lúc ông còn niên thiếu.

Những ngôi nhà khang trang ở làng Diêm Điền - Đồng Hới.

Dân làng Diêm Điền chứa chấp du kích VC. Trong thời gian Pháp chiếm đóng Đồng Hới, từ 1947-1954, ít ai dám đi sâu vào làng Diêm Điền, mặc dù làng này ở sát phía Tây thành phố và bên làng có đồn của Quân đội Quốc gia VN trấn đóng.

Gia đình ông có 4 anh chị em : Phạm Quang, Phạm Minh, Phạm Chánh và Phạm Đại. Mấy người em của ông chỉ học tới sơ học (lớp 3), đã gia nhập bộ đội Việt Minh từ năm 1946. Phạm Chánh có cấp bậc Trung Sĩ, chỉ huy một tiểu đội du kích của VC, đã bị Pháp bắn chết ở Đức Phổ, phía Tây Đồng Hới vào ngày 4/6/1947 khi mới 21 tuổi. Đây là người mà vài sử gia PG gọi là "một trong những lãnh tụ kháng chiến".

Phạm Đại là một y tá bộ đội, đã ở lại miền Bắc sau Hiệp định Genevạ Sau khi Phạm Chánh qua đời, vợ của Phạm Chánh từ chiến khu trở về xin cấp giấy phép hồi cư để phụng dưỡng bố mẹ chồng ở Diêm Điền. Thiếu úy Huỳnh Công Tịnh, Trưởng phòng 2 của Trung đoàn Nguyễn Huệ đóng ở Đồng Hới, đã cứu xét đơn, bắt cô ta làm tờ cam kết không tiếp tục hoạt động cho Việt Minh, rồi cấp giấy phép cho hồi cư, nhưng thông báo cho Trưởng đồn Diêm Điền biết và ra lệnh phải theo dõi vì đây là một thành phần nguy hiểm. Vợ của Phạm Chánh là một cô gái có nhan sắc, mới về nhà cha mẹ chồng được 2 tuần thì đã lân la đến khu đồn Diêm Điền đùa cợt và ít lâu sau cô đã bắt bồ được với Trưởng đồn. Thấy hành vi của cô khả nghi như hỏi về tình trạng của đồn, theo dõi các cuộc hành quân nên các đơn vị ở đây đã tương kế tựu kế. Vợ Phạm Chánh đã làm nội gián và cô ta đã bị giết khi tìm cách ngủ với Trưởng đồn ngay trong đêm VC tấn công vào đồn này.


Trong cuốn "The Lost Revolution" (nxb. Harper and Row, 1965), Robert Shaplen có ghi lại rằng khoảng tháng 5/1964, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, người em thứ hai của TT Trí Quang là Thích Diệu Minh, một Ủy viên của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, đã cùng với một cán bộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, lén vào chùa Từ Đàm thăm ông. Nhưng thực ra Phạm Minh không có đi tu, có lẽ khi vào tới Huế, Phạm Minh đã mặc áo cà sa và lấy tên là Thích Diệu Minh để dễ trà trộn.


httq.jpg (25154 bytes)

HoàThượng Thích Trí Quang



Dân làng Diêm Điền chuyên về nghề mộc, làm ruộng và đi làm mướn, không có thành phần khoa bảng, ít ai học hết tiểu học. Giọng của dân làng này hơi ngọng, TT Trí Quang cũng có giọng đó nên ông đã gặp nhiều khó khăn khi nói trước quần chúng. Ông đã cố gắng luyện giọng lại nhưng không như ý muốn. Năm 1954, khi Hiệp định Geneva được ký kết, mặc dù ở ngay ngoại ô thành phố Đồng Hới, có thể di cư vào nam dễ dàng, nhưng đa số dân làng này đã ở lại với VC.

Như đa số các tăng sĩ thời đó, học vấn của TT Trí Quang chỉ có hạn. Về Hán học, ông học với các sư, chứ không học với các nhà Nho. Hán học của ông do đó là Hán học của nhà Phật, không phải Hán học của nhà Nho. Loại Hán học này chỉ hướng vào việc tìm hiểu kinh Phật, nên kiến thức tổng quát của ông không nhiều. Về Tây học, ông chưa học hết Trung học Đệ nhất cấp.. Thời của ông, đậu diplôme (trung học đệ nhất cấp) không phải là chuyện dễ dàng. Có thể ông chỉ học hết tiểu học (Primaire), vì ở Đồng Hới cho tới năm 1945 chỉ có trường Tiểu học. Khi vào Huế, ông đã học thêm Hán học và Phật học, chứ không học thêm ở một trường Tây nào. Về Phật học, ông tốt nghiệp Trường An Nam Phật Học ở Huế năm 1943. Nghe ông thuyết pháp và đọc 2 tác phẩm của ông là "Cuốn sách nhỏ của người xuất gia" và "Cuốn sách nhỏ của người tại gia", người ta có thể thấy là kiến thức của ông không nhiều và không sâu sắc. Trong bài "Địa vị và nhiệm vụ hộ pháp của người Phật tử tại gia", ông viết :

"Cái thành kiến quái gở cho rằng "tôi phải hy sinh sự tư lợi của tôi cho sự lợi tha" cũng sẽ phải tan rã vì nguyên tắc này, bởi vì không có sự lợi tha nào đúng nghĩa từ ngữ áy mà thiếu tự lợi tức sự áp dụng Phật pháp trước hết, hay đối lạị cũng chẳng có một sự tự lợi nào đúng nghĩa của danh từ ấy mà không vì mục đích lợi tha tức vì lợi ích chung mà áp dụng Phật pháp.

"Thật là một lỗi lầm đáng khinh bỉ khi một người đã sống trong Phật pháp vô thượng mà không thẳng thắn bộc lộ rạ Họ bảo như thế để moi người thấy mình không cố chấp tín ngưỡng của mình, nhưng họ có biết đâu rằng cố chấp là một việc mà thành thật là một việc khác. Không thành thực bộc lộ tư cách Phật tử của mình thì làm sao cảm hóa người được. Họ còn đi hợp tác với ngoại đạo tà ma. Họ bảo để tỏ tư cách quảng đại của Phật tử, nhưng lời ấy chỉ là che đậy những lý do lấy Đạo làm bàn đạp cho lợi lộc cá nhân của mình mà thôi, chứ Phật tử sao đi hợp tác với ngoại đạo ?"


Ông cũng có dịch một số kinh Phật bằng chữ Hán ra chữ Việt. Khi VC cướp chính quyền năm 1945, ông gia nhập Mặt Trận Việt Minh. Trong cuốn No More Vietnam, Nixon cho biết là ông đã bị Pháp bắt 2 lần trước năm 1954 vì hoạt động cho Việt Minh. TT Trí Quang không hề dấu diếm mục tiêu của ông khi ông tuyên bố Giáo hội Phật giáo thích hợp với chế độ CS (He was a disciple of Thich-Tri Đo, the leader of the Communist dominated Budhist Church in North Vietnam, and had once said that Budhism was entirely compatible with communism).































Sau khi có lệnh của Việt Minh phải tản cư khỏi Huế vào cuối năm 1946, ông đã về lại Diêm Điền ở Đồng Hới, nơi quê quán của ông, nghỉ lại đây một thời gian ngắn rồi cùng Thích Mật Thể đi ra Vinh. Ông ở Vinh mấy tháng lại quay về Đồng Hới và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Phật giáo Cứu quốc Quảng Bình. Năm 1947, Pháp chiếm Đồng Hới, ông ở Diêm Điền qua cư ngụ ở làng Trung Nghĩa, phía Tây làng Diêm Điền, vì Diêm Điền quá sát thành phố, rất khó hoạt động. Những địa diểm mà ông thường xuyên lui tới để hội họp với Ủy ban Kháng chiến tỉnh Quảng Bình là Đức Phổ, Thuận Lý và Phú Quý, các nơi này Pháp chưa kiểm soát hoàn toàn được.

Cùng hoạt động với ông có 2 cán bộ nội thành của Việt Minh là Nguyễn Toại ở Đồng Đình và Nguyễn Tịch ở Đồng Phú. Đồng Đình và Đồng Phú là 2 làng nằm ngay trong thành phố Đồng Hới. Nguyễn Toại (thường được gọi là Toại béo) trước làm Nhà Đèn Huế, theo CS tản cư ra Đồng Hới vào cuối năm 1946 cùng lượt với TT Trí Quang. Cả Nguyễn Toại, Nguyễn Tịch và TT Trí Quang đều bị Pháp bắt năm 1947. Trong thời gian hoạt động cho Việt Minh, Nguyễn Toại đã chỉ điểm nhiều thành phần đảng phái quốc gia có lập trường chống CS cho Việt Minh bắt thủ tiêu, nên khi Nguyễn Toại bị bắt, có người đã tố cáo với Pháp về chuyện này, do đó Pháp đã đem Nguyễn Toại ra xử bắn. Nguyễn Tịch trốn được khỏi nhà giam vào ban dêm.

TT Trí Quang chỉ bị giam một thời gian rồi được trả tự do. Nhưng ít lâu sau ông bị bắt trở lại vì Phòng 2 của Pháp thấy ông vẫn còn liên lạc với các cán bộ giao liên của Việt Minh. Sau một thời gian giam giữ, ông được một viên chức thuộc địa của Pháp ở Huế bảo lãnh. Ông làm tờ cam kết không hoạt động cho Việt Minh nữa, nên được thả ra. Nhận thấy không còn hoạt động ở Đồng Hới được, ông trở về Huế và chuyên lo Phật sự, nhưng bên trong vẫn bí mật hoạt động cho Việt Minh.

Năm 1953, Hồ Chí Minh thành lập Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình để gây phong trào phản chiến, vận động dư luận quốc tế và quốc nội làm áp lực buộc Pháp ngưng chiến. Hòa thượng Thích Trí Độ là Ủy Viên Trung Ương của tổ chức này. Thượng Tọa Trí Quang là người hoạt động tích cực cho Ủy Ban.

Sau cuộc di cư năm 1954, TT Trí Quang làm Hội trưởng Hội Việt Nam Phật Học ở Huế. Lợi dụng cương vị này, ông đứng ra lập Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình, một tổ chức phản chiến do Việt Minh lập năm 1953. Ông đã quy tụ được một số trí thức Phật Giáo thời đó tại Huế như bác sĩ Lê Khắc Quyến, bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến, Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng, ông Nguyễn Văn Đảng, giáo sư Tôn Thất Dương Ky....

Mục tiêu của Ủy Ban này là ngụy hòa, kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc và tổ chức bầu cử ngay để thống nhất 2 miền Nam Bắc.

Với tình trạng xã hội và chính trị vô cùng xáo trộn của miền Nam lúc dó, HCM tin rằng nếu có bầu cử chắc chắn CS sẽ thắng như năm 1945, vì họ đã gài lại vô số cán bộ nằm vùng hoạt động tại miền Nam. TT Trí Quang đã làm công tác dân vận đó giúp VC nên nhóm của ông bị bắt. Chức Hội Trưởng Hội Việt Nam Phật Học của ông giao lại cho TT Thích Giác Nhiên.


Thích Giác Nhiên

h20_resize.JPG

Pháp sư Thích Giác Nhiên lắng lòng hướng về Tổ sư



Vì TT Trí Quang đang làm Hội trưởng Hội Phật Học ở Huế nên công an trình nội vụ cho ông Ngô Đình Cẩn giải quyết. Sau khi xem hồ sơ của TT Trí Quang, ông Ngô Đình Cẩn thấy TT Trí Quang là người đồng hương nên quyết định chiêu hồi cả nhóm này. Ông Ngô Đình Cẩn cho TT Trí Quang xem hồ sơ của Phòng 2 Pháp để lại, trong đó ghi rõ từng trường hợp ông hoạt động cho VC khi ở Quảng Bình và tờ cam kết của ông không tiếp tục hoạt động cho VC nữa. Sau đó ông Ngô Đình Cẩn nói với TT Trí Quang rằng nếu Thượng Tọa chịu giữ lời cam kết và hợp tác, chính phủ sẽ giúp đỡ cho. Trước cái thế chẳng đặng đừng này, TT Trí Quang đã chấp nhận hợp tác và ông Ngô Đình Cẩn đã dùng TT Trí Quang để nắm khối Phật giáo miền Trung. Nhiều người đã ngăn cản ông Ngô Đình Cẩn về chuyện này, nhưng ông Ngô Đình Cẩn tin rằng ông đã nắm hồ sơ TT Trí Quang trong tay, TT Trí Quang sẽ không dám phản lại ông. Ông Ngô Đình Cẩn đã yểm trợ rất nhiều cho các hoạt động của Phật Giáo tại chùa Từ Đàm để tăng uy tín cho TT Trí Quang và thỉnh thoảng có đến chùa Từ Đàm ăm cơm chay với TT Trí Quang.

Image
Ông Ngô Đình Cẩn

Chùa Từ Đàm được xây cất từ 1703, đời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, có tên là Ấn Tôn Tư.. Đến đời vua Hiến Tổ, hiệu là Thiệu Trị (1841-1847), triều đình cho rằng tên chùa phạm húy nên đổi thành chùa Từ Đàm. Vì được xây cất từ lâu nên chùa bắt đầu hư nát. Ông Ngô Đình Cẩn đã giúp cho TT Trí Quang trùng tu lại nên trông rất mới mẻ, quan khách cứ tưởng như chùa mới xây.

Bác sĩ Lê Khắc Quyến được cử giữ chức Giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế, mặc dù ông chỉ là Y sĩ Đông Dương (chưa có luận án), không phải là Bác sĩ ngạch Pháp.

Ông Nguyễn Văn Đẳng được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Tòa thị chính Đà Nẵng năm 1955 và đến năm 1962 được đưa ra làm tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên kiêm Thị trưởng thành phố Huế. Khi vụ Phật Giáo xảy ra vào tháng 3/1963 ở Huế, ông đang làm thị trưởng ở đó. Ông được coi là một Phật tử thuần thành nên không hề bị đòi nợ máu khi ông ra lệnh cho Thiếu tá Đặng Sĩ dẹp cuộc biểu tình trước đài phát thanh. Thiếu tá Đặng Sĩ, người thừa hành, bị đòi nợ máu, vì Đặng Sỹ là người Công giáọ Ngày 1/6/1963, cả ông Nguyễn Văn Đẳng lẫn Thiếu tá Đặng Sỹ đều bị ngưng chức và về đợi lệnh ở Bộ Nội vu.. Sau này ông Đảng được cử giữ chức Đại biểu Chính phủ tại Trung phần.

Trong trận Tết Mậu Thân, ông Đẳng bị mất tích. Mọi người đều tưởng ông đã bị giết, nhưng sau 30/4/75 ông trở lại Huế. Điều này làm nhiều người ngạc nhiên về vai trò của ông. Hiện ông ở Hoa Kỳ.

Dược sĩ Nguyễn Cao Thăng đi theo Việt Minh từ 1945 đến năm 1951 thì trở về Hà Nội và theo học trường Dược tại Hà Nội. Năm 1954, khi mới di cư vào Nam, ông đã tham gia Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình của TT Trí Quang. Sau khi được chiêu hồi, ông Ngô Đình Cẩn đã nhờ Linh mục Cao Văn Luận giúp NCT lấy xong bằng Dược sĩ rồi giao cho Nguyễn Cao Thăng đứng đầu hãng bào chế dược phẩm OPV tại Saigon để kinh tài cho Đảng Cần Lao. NCT cũng được ông Ngô Đình Cẩn đưa ra làm Dân biểu Quốc hội Lập hiến trong cuộc bầu cử 1957.

Khi Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống, NCT lại được chọn làm Phụ tá TT đặc trách liên lạc với Quốc hộị Ông có nhiệm vụ vận động các dân biểu bỏ phiếu ủng hộ các dự luật và các đường lối do Hành pháp đưa rạ Nguyễn Văn Ngân, nhập ngũ khóa 13 Thủ Đức, đang ở Sư đoàn 7, được NCT đưa về làm Phụ tá, có nhiệm vụ xách cặp tiền đi theo và chi tiền cho các dân biểu khi có lệnh của NCT. Khi NCT qua đời, Nguyễn Văn Ngân được cử giữ chức vụ của NCT vì đã quen công việc.

TT Trí Quang chỉ trá hàng ông Ngô Đình Cẩn. Các nhân viên tình báo có cho ông NDC biết TT Trí Quang vẫn tiếp tục liên lạc với VC nhưng ông không quan tâm nhiềụ Ông tin ông có thể tương kế tựu kế.

Tháng 5/1963, khi có lệnh hạn chế treo cờ các tôn giáo ngoài các cơ sở tôn giáo, TT Trí Quang đã lợi dụng cơ hội này phát động phong trào Phật Giáo chống chính phủ Ngô Đình Diệm với thủ đoạn và chiến thuật mà VC thường áp dụng (bàn sau).

Năm 1964, khi Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất (khối Ấn Quang) được thành lập, TT Trí Quang giữ chức Chánh thư ký Viện Tăng Thống.

Sau khi Tướng Nguyễn Khánh làm cuộc "chỉnh lý" và lên nắm chính quyền, TT Trí Quang đã lập Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, sau biến thành Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, trong đó có nhiều đặc công CS nằm vùng lãnh đạo 2 tổ chức này. Lực lượng của ông mở cuộc đánh phá Công giáo và các đảng phái Quốc gia, dưới chiêu bài "diệt dư Đảng Cần lao", đòi Mỹ rút quân, ngụy hòa, gây rối loạn cả miền Nam VN. Lực lượng của ông đã bị Tướng Nguyễn Cao Kỳ dẹp tan vào tháng 6/1966. Trong cuộc họp báo ngày 7/6/1966, Chuẩn tướng Phan Xuân
Nhuận tuyên bố TT Trí Quang là CS nên sẽ bị bắt, nhưng sau đó ông vẫn không bị bắt.

Sau 30/4/1975, nhóm Ấn Quang do ông lãnh đạo đã tổ chức mừng giải phóng và coi thắng lợi của VC là thắng lợi của Phật Giáọ Nhưng đến năm 1976, Hà Nội giải thể Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhóm ông cũng bị loại theo.

Trong cuộc lục soát chùa Ấn Quang của lực lượng an ninh CS vào đêm 6/4/1977, các Hòa thượng Huyền Quang, Thiện Minh, Quảng Độ và một số tăng sĩ đã bị bắt, nhưng công an không đụng đến ông. Ông chỉ bị quản thúc tại chỗ và mọi việc liên lạc giữa ông với người ngoài không có gì khó khăn lắm.

TT Trí Quang được coi là người lãnh đạo nhóm Phật giáo quá khích và cực đoan trong tông phái Phật giáo Ấn Quang ở miền Trung. Nhiều người nghĩ rằng ông đã sống và hoạt động với VC nhiều năm nên đã học được nhiều kỹ thuật đấu tranh chính trị và thủ đoạn của CS. Nhìn cách điều động các cuộc đấu tranh của ông, người ta thấy ông có nhiều mưu lược. Ông điều hành cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Trung đúng phương pháp mà VC thường xử dụng. Chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ ra lệnh hạn chế việc treo cờ tôn giáo ngoài các cơ sở tôn giáo, ông phao tin chính phủ ra lệnh triệt hạ cờ Phật giáo.

Trong vụ nổ tại đài phát thanh Huế tối 8/5/1963, Bác sĩ Lê Khắc Quyến, một "đồng chí" của ông, khám nghiệm tử thi các nạn nhân, đã cho ông biết các nạn nhân bị chết vì một chất nổ bằng plastic cực mạnh, nhưng ông vẫn tuyên truyền kích động, phao tin các nạn nhân bị chết vì súng bắn, lựu đạn và xe tăng cán...

Vừa ký kết xong với Ủy Ban Liên Bộ một thông cáo chung giải quyết vụ Phật giáo, ông tung ngay một "mật điện" giả để hô hoán chính quyền tìm cách không thực thi thông cáo chung và hô hào tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh, v.v...

Nhưng một sĩ quan tình báo cao cấp của VNCH thời đó đã nói : TT Trí Quang chỉ là ấu chúa, mọi việc trong triều đều do Thái sư và Thừa tướng lo. Thái sư là Võ Đình Cường, còn Thừa tướng là Nguyễn Trực.

Thích Trí Quang quê ở Quảng Bình nên Huế không phải là đất dụng võ của ông. Ở Huế thời đó lại có quá nhiều thành phần xuất sắc, nên TT Trí Quang nằm trong hạng vô danh tiểu tốt. Khi nhóm TT Thích Thiện Chiếu, Thích Trí Độ, Thích Mật Thể, ...đi tản cư và ở lại Nghệ An theo Việt Minh, một mình TT Trí Quang bị Pháp bắt nên phải từ Quảng Bình quay lại Huế, vai trò của ông mới được chú ý. Sau này ông Ngô Đình Cẩn đã giúp đỡ tối đa và tạo uy tín cho ông, đưa ông trở lại làm Hội trưởng Hội Việt Nam Phật Học để nắm khối Phật Giáo Miền Trung, ông mới có chút uy tín. Nhưng mọi lực lượng đều nằm trong tay Võ Đình Cường.



Võ Đình Cường (1918 - 2008)
là người tham gia xây dựng và được xem như anh cả của tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam
Tổ chức có chức năng giáo dục thanh thiếu nhi Phật giáo này ban đầu có tên gọi Đoàn thanh niên Phật học Đức Dục (từ năm 1940 với người sáng lập là bác sĩ Lê Đình Thám), sau đó là Gia đình Phật Hóa Phổ và từ năm 1951 mang tên gọi như hiện nay.


V3.jpg

Bác sĩ Tâm Minh tại Văn phòng
Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới Việt Nam năm 1956 tại Hà NộiMùa hè năm 1949, ông tập kết ra Bắc. Sau đó được đề cử làm Chủ tịch phong trào vận động Hòa Bình thế giới. Năm 1956, ông và Hòa thượng Trí Độ tham dự phái đoàn sang dự đại hội Phật giáo Buddha Jayanti tại Ấn Độ. (1897 - 1969)

Võ Đình Cường lãnh đạo Ban Huynh Trưởng Cố Vấn Gia Đình Phật Tử, một tổ chức do bác sĩ Lê Đình Thám thành lập tại Huế năm 1944. Năm 1949, bác sĩ Lê Đình Thám được Hồ Chí Minh gọi ra Bắc, Võ Đình Cường đứng lên lãnh đạo tổ chức này và hoạt động cho Việt Minh. Chính Võ Đình Cường nhận chỉ thị của Khu Ủy Tri.-Thiên-Huế, hoạch định các kế hoạch, chiến thuật và thủ đoạn đấu tranh rồi đẩy TT Trí Quang đi theo, còn Nguyễn Trực là người điều động.


Giấc mơ lãnh tụ (3/62)



* Các tổ chức ngụy hòa :



Các tổ chức ngụy hòa này thường được VC thành lập hoặc để vận động phản chiến trong hàng ngũ quốc gia hoặc để yểm trợ cho những yêu sách của VC trên bàn hội nghi.. Để hiểu rõ hơn về điểm này, ta hãy tìm hiểu sau đây những tổ chức ngụy hòa chính do một số tăng sĩ hay cư sĩ PG đảm nhiện hay thành lập để yểm trợ cho các chiến thuật của VC.


1. Phong Trào Vận Động Hòa Bình Thế Giới :

Năm 1949, trong khi chờ đợi củng cố lại lực lượng vừa bị Pháp đánh tan khắp nơi, HCM thành lập Phong Trào Vận Động Hòa Bình Thế Giới để vận động dư luận quốc tế buộc Pháp phải thỏa hiệp với chính phủ HCM. Cư sĩ Tâm Minh, tức BS Lê Đình Thám, đã được HCM cử giữ chức Chủ Tịch Phong Trào này, vì các tăng sĩ PG không ai có khả năng ngoại ngữ và tư thế bằng ông. Nhưng HT Thích Trí Độ được đưa vào làm Ủy Viên Trung Ương của phong trào để chỉ đạo đường lối.



2. Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình và Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết :

Năm 1953, HCM thay Phong Trào Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới bằng Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình với mục đích vận động dư luận thế giới buộc Pháp phải chấp nhận một giải pháp hòa bình cho Đông Dương. Cư sĩ Lê Đình Thám được chuyển qua làm Chủ Tịch Ủy Ban nàỵ HT Thích Trí Độ giữ chức Ủy viên Trung ương của Ủy ban. TT Trí Quang là người hoạt động tích cực cho Ủy ban.


Năm 1954, sau hiệp định Geneva, TT Trí Quang vào Huế làm Hội trưởng Hội VN Phật Học ở Huế. Ông đã lợi dụng cương vị này để cùng một số trí thức PG lập Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình, tại miền Nam. Ủy Ban này mang tính chất ngụy hòa, tiếp tay cho HCM trong việc kêu gọi hòa hợp hòa giải, hiệp thương để tiến tới bầu cử thống nhất 2 miền trong thời hạn 2 năm sau hiệp định Genevạ HCM tin rằng trong khi tình hình miền Nam đang rối loạn vì giáo phái, chưa có tổ chức, nếu có bầu cử, nhất định CS sẽ thắng vì trong những năm kháng chiến chống Pháp họ đã gài vô số cán bộ nằm vùng ở lại để vận động. Phong trào này đã bị Ngô Đình Cẩn ra lệnh bắt chiêu hồi.

Ngày 27/2/1965, TT Thích Quảng Liên thành lập Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình và Hạnh Phúc Dân Tộc. Phong trào này là hậu thân của Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình của TT Trí Quang lập năm 1954. TT Quảng Liên là Tổng Ủy Viên Tổng Vụ Pháp Sự của GHPG Ấn Quang. Song song với Ủy ban này, ông cho thành lập thêm một tổ chức thứ hai có tên Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết để phối hợp hoạt động. Cả 2 phong trào đưa ra chủ trương ngụy hòa, kêu gọi Hoa Kỳ và chính phủ VNCH phải chấm dứt chiến tranh.

Ngày 5/3/1965, Tổng Nha Cảnh Sát ra một thông cáo thông báo dân chúng biết Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình, Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, Ủy Ban Vận Động Hòa Bình, Lực Lượng Học Sinh Chống Chiến Tranh hay Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, v.v... tuy có nhiều danh xưng khác nhau nhưng cùng là một tổ chức do các cán bộ đặc công của CS đặt ra làm suy yếu tinh thần chống Cộng của miền Nam. Cảnh sát đã đưa ra tài liệu của VC nhằm hướng dẫn cách thức thành lập và cổ động cho các phong trào nàỵ Trước những bằng chứng không thể phủ nhận được, ngày 11/3/1965, Viện Hóa Đạo ra một thông cáo nói rằng Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình là do TT Quảng Liên thành lập với tư cách cá nhân, không liên quan gì đến Viện Hóa Đạọ Ngày 17/3/1965, TT Quảng Liên tuyên bố từ chức Chủ tịch của Phong trào.

Những người tham gia 2 phong trào này đã bị chính phủ Phan Huy Quát ra lệnh bắt và điều tra. Trước đó, ngày 1/3/1965, chính phủ Phan Huy Quát đã tuyên bố xác định chỉ nói chuyện hòa bình khi nào CS chấm dứt xâm lăng. Ngày 19/3/1965, 3 người thuộc Phong Trào Hòa Bình bị trục xuất ra Bắc là BS Thú Y Phạm Văn Huyến, ký giả Cao Minh Chiếm và GS Tôn Thất Dương Kỵ.. Ngày 4/8/1965, Tòa Án Quân Sự Mặt Trận xét xử vụ những người tham gia Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình và Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết do TT Quảng Liên thành lập và làm Chủ tịch, xác nhận hoạt động của 2 tổ chức này có liên hệ với CS, tuyên án 3 người khổ sai hữu hạn, 12 người bị tù treo và tha bổng 6 ngườị Nhưng TT Quảng Liên lại không bị bắt hay bị truy tố. Chính sự tránh né này của chính phủ Quát đã làm cho một số tăng sĩ PG miền Trung trong GHPG Ấn Quang tin rằng chính quyền không dám đụng tới họ và họ đã trở thành những thành phần bất khả xâm phạm trong xã hộị Với ý nghĩ đó, nhóm tăng sĩ miền Trung thừa thắng xông lên, gây ra biết bao tai biến nghiêm trọng sau nàỵ Đây cũng là thời kỳ mà người ta gọi là "nạn kiêu tăng".

Ông Phạm Văn Huyến,

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế


Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Liên




3. Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc :

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris vừa được ký kết thì ngày 31/1/1973, một nhân vật khác hiện ra, TT Thic'h Thiện Minh, đã vội phổ biến một thông bạch tuyên bố thành lập Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc, cử luật sư Vũ Văn Mẫu làm Chủ tịch với nhiệm vụ đòi "nghiêm chỉnh thực thi ngưng bắn" và tiến tới lập chính phủ hòa hợp hòa giảị

Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975 (ảnh do gia đình nhà báo Borries Gallasch tặng đại tá Bùi Văn Tùng)

Huỳnh Tấn Mẫm, Tổng biên tập đầu tiên báo Thanh Niên (1986) — Nguồn: thanhnien.com.vn















Thích Mẫn Giác cho biết việc thành lập lực lượng nói trên là do quyết định của Hội Đồng Viện Hoá Đạo theo đề nghị của Nghị sĩ Vũ Văn Mẫụ HT Thích Trí Thủ, TT Trí Quang và TT Thiện Minh đã yểm trợ mạnh mẽ cho quyết định này ? Viện Hoá Đạo GHPG Ấn Quang đã lập lực lượng nói trên để làm gì ?

Hòa Thượng THÍCH MÃN GIÁC

viên tịch lúc 07 giờ 55 sáng ngày 13 tháng 10 năm 2006

dòng họ Võ, thế danh là Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ 1929 tại cố đô Huế, nguyên quán làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1977, Cố Hòa Thượng vượt biên. Ra hải ngoại.


Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TRÍ THỦ


Điều 12 của Hiệp định Paris dự liệu thành lập tại miền Nam VN một Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc sau khi ngưng bắn. Hội Đồng này gồm 3 thành phần : VNCH, MTGPMN và các thành phần ở giữa. Lúc đầu Hà Nội cương quyết đòi Hội Đồng này phải được tổ chức từ trung ương đến địa phương như một chính quyền song hành với chính phủ VNCH. Nhưng sau khi Hoa Kỳ ném bom B52 xuống Hà Nội 12 ngày đêm, Hà Nội mới chịu giới hạn quyền của Hội Đồng vào việc tổ chức bầu cử mà thôị Hà Nội tin rằng trong 3 thành phần của Hội Đồng, họ sẽ chiếm 2 thành phần là MTGPMN và các tổ chức thân Cộng trong thành phần thứ ba, nên sẽ thắng khi cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tại miền Nam. TT Thích Thiện Minh được chỉ thị thành lập "thành phần thứ ba" gồm các tổ chức thân Cộng để tham gia Hội Đồng, đó là Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc nói trên.

Thông bạch do TT Thích Thiện Minh công bố đã bị các đảng phái quốc gia và báo chí công kích nặng nề nên lực lượng này không hoạt động được.



* Các tổ chức gây bất ổn và liên hệ với CS :



1. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng :

Năm 1964, TT Trí Quang đã cho tái sinh Hội cứu quốc trong Mặt Trận Việt Minh dưới danh hiệu Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc. Sau khi bị lật tẩy, ông cho đổi thành Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng. Mục tiêu của 2 tổ chức này là gây biến động chính trị tại miền Nam để tiến tới cướp chính quyền.

Dưới chiêu bài "chống đàn áp PG" và "diệt Cần Lao Thiên Chúa Giáo", 2 tổ chức trên đã tung hoành từ Quảng Trị tới Saigon, không coi chính quyền và luật pháp quốc gia ra gì, nhưng đến tháng 6/1966 thì bị chính phủ Nguyễn Cao Kỳ dẹp tan. Sau biến cố Mậu Thân 1968 và nhất là sau 30/4/1975, người ta mới khám phá ra các thành phần chủ lực trong 2 lực lượng này đều là CS nằm vùng như TT Thích Minh Châu (Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh), 2 Đại Đức Thích Hạnh Tuệ và Thích Nhất Chí, Hoàng Phủ Ngọc Tường (sẽ nói sau), Hoàng Phủ Ngọc Phan, Phan Xuân Huy, Nguyễn Văn Hàm...


ht-minhchau.gif (59024 bytes)




HT. Thích Minh Châu (hình chụp tháng 10/ 2000)

Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế Năm 1976, Hòa Thượng thành lập Viện Phật Học Vạn Hạnh. Năm 1979, Hòa Thượng tham gia vận động thống nhất và thành lập GHPGVN. Năm 1981,Hòa Thượng làm Hiệu trưởng Trường CCPHVN, cơ sở I tại Hà Nội. .


Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế. Quê gốc: xã Triệu Long, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị, hiện sống ở Huế. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1978).

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (ngồi xe lăn).

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (ngồi xe lăn).

Hoàng Phủ Ngọc Tường (ngoài cùng hàng đầu, bên trái) nhân dịp mừng sinh nhật ông năm 2008 (Ảnh do tác giả cung cấp)


Trịnh Công Sơn( trái)- Bửu Ý - Nhà Thơ- Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tuờng
Hoàng Phủ Ngọc Phan,... Mậu Thân 1968... —
















"Ông Dân Biểu" Nguyễn Văn Hàm
một người nổi tiếng trên chính trường trước 75 với cái tên ngắn “Ông Dân biểu”. Ông là Nguyễn Văn Hàm, giáo sư, Nghị sĩ Hạ viện Sài Gòn. Ngay sau ngày 30 tháng 4,1975, ông từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Sài Gòn. Trong cuộc đời ông, thời điểm nào cũng có những câu chuyện đấu tranh vì hòa bình, hoạt động nhân đạo, từ thiện đáng nể trọng. Ông từng là người đứng ra tổ chức các đoàn hội Phật giáo tương thân, đồng thời chính các đoàn thể này đã trở thành lực lượng chiến đấu vì hòa bình không mệt mỏi, từ năm 1967 đến ngày thống nhất đất nước. Vì lý do đánh phá chính quyền Việt Nam Cộng Hòa , ông đã từng bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ám sát hụt.

http://www.trantrungdao.com/me/vanhanh1.jpg

2. Dùng Đại học Vạn Hạnh làm cơ sở hoạt động nội thành cho VC :

Viện Đại học Vạn Hạnh được xây cất vào ngày 9/6/1965. Khi hoàn thành, TT Thích Minh Châu dược GHPG Ấn Quang cử làm Viện Trưởng, ông đã biến nơi này thành một căn cứ địa an toàn cho đặc công CS nằm vùng và các tổ chức chống chính phủ. Chính nơi đây là địa điểm phát xuất các toán biểu tình và bạo động.

Ngày mất nước 30/4/1975, dưới quyền điều khiển của Nguyễn Trực, họ đã cầm cờ PG ra Ngã Tư Bảy Hiền đón "quân giải phóng". Các tài liệu của VC xác nhận TT Thích Minh Châu là cán bộ nội tuyến và Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ sở hoạt động nội thành.


3. Nhận chỉ thị của VC để hoạt động :

Trong thời Đệ II Cộng Hòa, nhóm tham mưu của Viện Đại Học Vạn Hạnh vẫn lén lút ra Huế họp với Khu Ủy Tri.-Thiên -Huế để báo cáo và nhận chỉ thị hoạt động quấy phá miền Nam. Mỗi lần đi đều bị nhân viên tình báo của VNCH theo dõi và chụp hình. Các tài liệu này sau đó được thông báo cho Viện Hóa Đạo và Viện Đại học Vạn Hạnh biết kèm theo lời cảnh cáọ Nhưng ít lâu sau, công việc này lại tái diễn.


Hòa Thượng Thích Hộ Giác
Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ và Nguyễn Tiến Trung by Nguyen Tien Trung.

Sao thắm thiết thế kia? có liên hệ máu mủ gì không?


Các TT Thích Hộ Giác, Thích Quảng Độ và Thích Bữu Phương đã nhiều lần đi Tây Ninh họp với VC. Lần họp tại chùa Từ Vân ở Gò Dầu Hạ, Tây Ninh, đã bị cơ quan an ninh phát giác. TT Thích Hộ Giác bị Bộ Quốc Phòng VNCH buộc phải từ chức Phó Giám đốc Nha Tuyên Úy PG. TT Thích Quảng Độ từ khi du học Ấn Độ về đã có lập trường thân Cộng và hoạt động cho MTGPMN. Chỉ sau 30/4/1975, khi ông cũng như TT Thích Thiện Minh không được tin dùng, ông mới quay lại chống chế độ và bị bắt.

Chính quyền miền Nam đã không bắt các vị sư tăng trên đi an trí hay truy tố họ ra tòa vì sợ gây hoang mang dư luận và hơn nữa cơ quan tình báo không muốn phá vỡ đường dây để đễ theo dõi ho..

* Các hình thức yểm trợ các đòi hỏi của CS :

Ăn rập với các đòi hỏi của VC, nhóm cực đoan thân Cộng miền Trung trong GHPG Ấn Quang đã phát động rất tinh vi nhiều chiến dịch nhằm yểm trợ các đòi hỏi của VC.

1. Chiến dịch "Việt Nam, Đóa Hoa Sen Trong Biển Lửa".

Ngày 3/6/1966, Đại Đức Thích Nhất Hạnh đang ở Pháp thì được một nhóm phản chiến của Mỹ mời thăm Hoa Kỳ. Nhân dịp này, ông đã công bố chủ trương 5 điểm của GHPG Ấn Quang như sau :



- Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức.
- Quân đội Mỹ rút luị
- Ngưng oanh tạc Bắc Việt.
- Mỹ phải giúp lập chính thể dân chủ
- và tái thiết miền Nam không điều kiện.



5 điểm đòi hỏi này giống hệt 5 điểm đòi hỏi của MTGPMN.

Năm 1967, Đại Đức Nhất hạnh cho xuất bản cuốn "Vietnam, Lotus in a Sea of Fire, a Budhist Proposal for Peace" (Việt Nam, Hoa sen trong biển lửa, môt đề nghị hòa bình của Phật giáo), nói về cuộc tranh đấu của PG từ 1963-1966 và những chết chóc tang thương do Hoa Kỳ và quân đội VNCH gây ra. Ông lên án Ngô Đình Diệm đàn áp PG, Nguyễn Cao Kỳ độc tài quân phiệt và ca tụng HCM là anh hùng dân tộc. Ông tuyên bố MTGPMN do những người quốc gia chống chế độ Ngô Đình Diệm lập ra chứ không phải do Hà Nội lập ra, nhưng vì Mỹ đã đổ quân và vũ khí vào VN, nên họ "nghiêng theo khối CS, và càng ngày càng trở thành công cụ của khối CS", nhưng ở dưới ông lại trích dẫn lời của Lê Duẩn tuyên bố trong Đại hội đảng kỳ 3 (1960) xác nhận "Đảng ta" lãnh đạo Mặt Trận. Trong bộ Lịch Sử Đảng CSVN do Nhà xuất bản Sách Giáo khoa Mác-Lênin ở Hà Nội ấn hành, Hà Nội chính thức xác nhận rằng MTGPMN được thành lập do Nghị Quyết của Đại hội III của Đảng CSVN họp tại Hà Nội vào tháng 9/1960. Đại Đức Thích Nhất Hạnh biết rõ điều đó, nhưng khi làm công tác tuyên truyền cho VC, ông đã cố tình bóp méo sự thật để biện hộ cho sự xâm lăng của Hà Nội.

Năm 1968, khi hòa đàm Paris bắt đầu họp, ông được cử làm phát ngôn viên chính thức của GHPG Ấn Quang ở hải ngoạị Đại Đức Nhất Hạnh ra ngoại quốc năm 1964, thường trú tại Pháp. Đọc những bài ông viết sau 1977, người ta thấy lập trường chính trị của ông đã có nhiều thay đổi.



2. Thành lập Nhóm Hòa Giải, sau đổi thành Lực Lượng Quốc Gia Tiến Bộ :


Sau Đại hội PG kỳ 3 của GHPG Ấn Quang tổ chức tại Saigon ngày 20/8/1968, luật sư Trần Ngọc Liễng tuyên bố thành lập Nhóm Hòa Giải gồm 25 ngườị Nhóm này sau biến thành Lực Lượng Quốc Gia Tiến Bô.. Ngày 15/11/1969, LS Liễng đưa ra một tuyên bố khẳng định "hướng đi của dân tộc VN là hòabình trên cơ sở độc lập, tự do và dân chủ". Tiếp theo, ông kêu gọi thành lập một chính phủ hòa giải để chấm dứt chiến tranh, triệt thoái quân đội ngoại lai ra khỏi miền Nam thật sớm. Các báo ở Saigon hỏi ông tại sao không nói gì về phía CS, ông không trả lờị Mục tiêu của bản tuyên bố này là yểm trợ cho các đòi hỏi của Cộng Sản Bắc Việt tại hòa đàm Paris.



3. Tuyên ngôn 6 điểm của Phái đoàn PG Ấn Quang :

Tháng 10/1970, TT Thích Thiện Minh cầm đầu một Phái đoàn PGVN qua Nhật Bản dự Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Tokyo từ 16-22/10/1970. Phái đoàn này gồm có TT Thích Thiện Minh, TT Thích Huyền Quang, TT Thích Mình Tâm, Đại Đức Thích Nhất Hạnh (phát ngôn viên) và 2 cư sĩ Ngô Văn Giáo và Vĩnh Bữụ Tại hội nghị nói trên, phái đoàn đã đưa ra đề nghị 6 điểm của PGVN như sau :

1. Các phe lâm chiến phải bắt đầu xuống thang ngay lập tức để đạt đến một cuộc ngưng bắn toàn diện vào lúc 18 giờ chiều 30 Tết Tân Hợi (tức 26/1/1971).

2. LHQ sẽ chỉ dịnh một nhóm quốc gia trung lập để họp thành Ủy Hội Kiểm Soát Ngưng Bắn gồm cả đại diện của Quân đội VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam VN.

3. Chính phủ VNCH phải phóng thích các tù nhân chính trị, sinh viên, trí thức, tu sĩ và tất cả những người đã bị tạm giam vì tranh đấu cho hòa bình và chủ quyền của dân tộc.

4. Chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt tình trạng thối nát, độc tài và bất lực ở miền Nam VN bằng cách để cho người Việt tự do chọn đại diện đa số dân chúng có bản chất hòa giải dân tộc, không liên kết và có đủ khả năng để :

- Thương thuyết với chính phủ Hoa Kỳ về thời biểu triệt thoái mau chóng toàn thể quân lực Hoa Kỳ ở VN và những liên hệ ngoại giao, văn hóa và kinh tế giữa Hoa Kỳ và VN.

- Thương thuyết với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam VN về những thể thức tổng tuyển cử để bầu lên một chính phủ đại diện cho mọi khuynh hướng chính trị ở Nam VN, một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do dưới sự giám sát quốc tế, trong đó mọi người VN thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào đều có thể tham dư..

5. Các chính phủ Hoa Kỳ, Sô-viết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và các quốc gia liên hệ khác cộng tác với nhau để chấm dứt đau khổ của người dân Việt bằng cách ủng hộ đề nghị này cho chính người Việt đề ra.

6. Các phe lâm chiến tại VN, nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới, các giáo hội tôn giáo và các nhà nhân bản cấp thời hành động để thúc đẩy các quốc gia có trách nhiệm về chiến tranh VN chấm dứt cuộc chiến tranh tại VN, Kampuchea và Lào.

Từ các danh từ và văn tự được xử dụng đến nội dung của bản tuyên bố đều giống hệt các bản tuyên bố của MTGPMN. Bản tuyên bố được viết với lối hành văn lập pháp hay quyết định thay vì nhẹ nhàng của một đề nghị của một tổ chức quốc tế về tôn giáo và hòa bình. Sau bản tuyên bố trên, GHPG đã làm mất cảm tình của hầu hết các quốc gia trên thế giớị Phái đoàn Đan Mạch đã vặn hỏi tại sao PGVN chỉ đòi quân đội Mỹ rút ra mà không đòi tất cả các quân đội ngoại nhập phải rút, trong đó có cả quân đội CS Băc Việt, Phái đoàn PGVN không trả lời được.



* Thành lập "chính phủ Phật Giáo" để giao cho VC :

Tạp chí Quê Mẹ số 125 & 126 tháng 10-11/1993 đã công bố bản tự thuật của HT Thích Đôn Hậu về cuộc gặp gỡ giữa ông và TTCS Phạm Văn Đồng năm 1976. Bản tự thuật cho biết vào tháng 4/1975, PG đã thành lập Chính Phủ Phật Giáo Dương Văn Minh để giao miền Nam cho CS Hà Nộị Sau đây là phần liên hệ đến vấn đề này được đề cập trong bản tự thuật của HT Thích Đôn Hậu:

TTCS Phạm văn Đồng :

"- Đấy, theo Cụ biết, trong khi người Mỹ đi rồi, Thiệu xuống rồi, PHật Giáo lại âm mưu lập chính phủ Phật Giáo, đưa Dương Văn Minh lên làm TT. Lập làm gì vậy? Lập chính phủ đó để đánh với Cách Mạng phải không?



HT Thích Đôn Hậu đáp :

- Chuyện ấy có, Phật Giáo chúng tôi có lập Chính Phủ. Nhưng thế nàỵ Thưa Thủ Tướng. Chúng tôi đã hỏi các vị trong Viện Hóa Đạo.Các vị cho biết như sau : "HT nên nhớ rằng, PG chúng ta không ngu si đến độ lập Chính Phủ Phật Giáo, sau khi Mỹ đã bỏ miền Nam, Thiệu vơ vét của cải đi rồi. Của cải, thế lực ở miền Nam VN chẳng còn gì, mà Cách Mạng đã đến bên lưng.Ông Dương Văn Minh cũng không đến nỗi dại gì muốn lên làm Tổng Thống lúc ấỵ"

Các vị ở Viện Hoá Đạo nói tiếp :
"PG chúng ta, con sâu con kiến cũng thương, huống gì con người ! Đã 30 năm chiến tranh, chết chóc đau thương chồng chất. Bây giờ đây nếu thả lỏng để ông già lụ khụ Trần Văn Hương tuyên bố : "Đánh" ! Thử hỏi cả 2 bên tham chiến chết bao nhiêu người nưa.? Muốn hạn chế sự chết chóc và tài sản của đồng bào, nên PG chúng ta phải có chủ trương. Lúc bấy giờ, chẳng còn ai lo cho đất nước, ai cũng chạy trối chết, PG đâu thể ngồi như vậy mà nhìn? Nên phải lập Chính Phủ, đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Nhưng không phải lập để đánh với Cách Mạng.

Phạm Văn Đồng hỏi :

- Vậy tại sao Dương Văn Minh lên, tuyên bố giữ mảnh đất cuối cùng, nếu không phải để đánh với Cách Mạng thì để làm gì?

Tôi hỏi Thủ Tướng :

- Khi Dương Văn Minh tuyên bố như vậy, về sau có nổ phát súng nào không?
- Không.
- Như vậy, Dương Văn Minh chỉ tuyên bố thôi, chứ không cốt đánh."

Chính phủ PG nói trên, khi mới nhận chức vào ngày 29/4/1975, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố :

- Hoa Kỳ phải rút khỏi VN trong vòng 24 giờ kể từ ngày 29/4/1975.
- Hoa Kỳ phải tôn trọng các quyền cơ bản của dân tộc VN, quyền tự quyết của nhân dân VN và chấm dứt mọi sự dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ miền Nam VN.


* Tổ chức mừng Việt Cộng giải phóng Miền Nam :

1. Mừng Việt Cộng giải phóng tại Đà Nẵng :

Ngày 29/3/1975, VC vừa chiếm được Đà Nẵng thì các tổ chức PG tại đây cắm cờ PG trên xe, chạy khắp thành phố reo mừng. Sau đó, tại các chùa Tỉnh Hội, Phổ Đà, Phật Học, Vĩnh Hội và một vài nơi khác trong thành phố đã bắc loa kêu gọi quân nhân và công chức chế độ cũ ra trình diện.

Một số được coi là "thành phần ác ôn" đã bị các chùa bắt giữ và giao nạp cho bộ đội VC. Số còn lại bị Ban Lãnh Đạo Cách Mạng thành lập ở các chùa nói trên thu hồi thẻ quân nhân hay công chức rồi cấp giấy phép tạm tha cho về để đợi lệnh. Những người được coi là "có công với cách Mạng" được nhà chùa cấp giấy chứng nhận để khỏi đi học tập cải tạo. PG Đà Nẵng đã coi chiến thắng của VC như chiến thắng của Phật Giáo và các chùa ở Đà Nẵng đã hoạt động giống như những cơ sở chính quyền của Việt Cộng.

Tại Saigon, Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu tuyên bố một cách hãnh diện rằng khi "quân giải phóng" vào Đà Nẵng, chỉ còn một lá cờ duy nhất được tung bay trên thành phố này thôi, đó là lá cờ của Lực Lượng Hòa Giải của Phật Giáo.

Nhưng sau khi làm chủ được tình hình, VC liền dẹp tất cả các Ban Lãnh Đạo Cách Mạng ở các chùa và thay thế bằng các Ủy Ban Quân Quản của ho..



2. Mừng Việt Cộng giải phóng tại Saigon :

Như đã nói ở trên, ngày 30/4/1975, một số người trong Ban Giảng Huấn và sinh viên Đại học Vạn Hạnh đã ra Ngã Tư Bảy Hiền đón đoàn quân giải phóng.

Sau khi VC nắm quyền tại miền Nam, GHPG Ấn Quang lập Ủy Ban Tổ Chức Mừng Chiến Thắng do TT Thích Mẫn Giác, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa Viện Hoá Đạo làm Chủ tịch. Ủy ban này đã huy động Phật tử tổ chức mừng giải phóng ngày 15/5/1975 và lễ mừng sinh nhật Hồ Chí Minh ngày 19/5/1975. Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31/12/1993, HT Tâm Châu có ghi lại diễn tiến này. Theo những tài liệu của VC thì có khoảng 900 người tham gia mừng ngày giải phóng trên.

Trong diễn văn chào mừng ngày 15/5/1975, TT Thích Mãn Giác có nói :

"Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì Chủ nghĩa xã hội".

Sau khi GHPG Ấn Quang bị VC tấn công, một số tăng sĩ bị bắt giữ, HT Thích Mẫn Giác đã vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ. Trong một đại hội của PG tại Seattle ngày 29/8/1980, bị đồng bào chất vấn, ông đã xác nhận ông có đọc bài diễn văn đó và nhìn nhận sự lầm lẫn của ông.



Phần 4/62



* Theo VC năm 1968 - Tết Mậu Thân :

Tết Mậu Thân 1968, HT Thích Đôn Hậu đã lên đài phát thanh MTGPMN kêu gọi,
"Chư Tăng, Ni và đồng bào Phật tử đoàn kết với nhau, nhất tề đứng lên đánh đuổi Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Đế Quốc và bất hợp tác với tay sai Đế Quốc".
theo HT Thích Đôn Hậu phải kể tới Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện sống ở Huế (1992), có chân trong ban biên tập của tạp chí Sông Hương, cùng với các tạp chí như Tuổi Trẻ, Văn Nghê.... Đã phổ biến các tác phẩm của những tác giả như Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Quang Vũ...nhà xuất bản Văn Uyển (Hoa Kỳ) đã giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường qua truyện ngắn "Tìm Ma Phiêu Du Ký" trong tuyển tập Văn Chương Đối Kháng Quốc Nội xuất bản vào tháng 5/1990. Nhưng ông ta là ai và đã làm gì?

Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) được về giảng dạy môn Việt Văn trường Quốc Học Huế vào năm 1961, thời ông Đinh Qui làm hiệu trưởng và ông Văn Đình Hy làm giám học. Vào thời đó Huế có 2 giáo sư dạy Việt Văn nổi tiếng, ở trung học đệ nhất cấp có Tôn Thất Dương Tiềm, ở đệ nhị cấp có Hoàng Phủ Ngọc Tường, mãi đến sau khi trận tấn công Mậu Thân của VC vào thành phố Huế chấm dứt, cơ quan an ninh VNCH mới biết rõ sự liên hệ 2 người này với CS.

Hoàng Phủ Ngọc Tường trưởng thành tại Huế, có người em ruột tên là Hoàng Phủ Ngọc Phan, gia đình ở Thành Nội, thuộc thành phần trung lưu, sau khi đỗ xong Tú tài hai, Tường được gia đình cho vào Saigon học Đại học Sư Phạm Triết, ra trường, Tường có luôn bằng cử nhân văn chương. Tường mang triết áp dụng vào văn chương, giáo sư HPNT có một lối giảng dạy rất mới lạ so với các giáo sư Việt Văn khác, chỉ dựa vào các sách của Dương Quảng Hàm, Nghiêm Toản, Hà Như Chi...để soạn bàị Học sinh các lớp văn chương rất mến mộ ông vì Tường dạy hay, dù dáng người ốm, cao cỡ 1.6m, nhưng giọng nói rất tốt, giảng bài hấp dẫn, cách phục sức giản dị, thân tình với học sinh, thầy Tường lúc nào cũng có vẻ như một nhà triết học, trở thành thần tượng của giới trẻ lúc bấy giờ. HPNT có người yêu tên là HTTN, cũng ở Thành Nội Huế, nữ sinh viên Văn Khoa, nhưng vì những trắc trở, 2 người không lấy nhau được, về sau, cô này lại là vợ của một trong những người bạn của Tường.

Số bạn thân nhất của Tường có thể đếm ở đầu ngón tay : Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Trần Quang Long. Trần Quang Long đã chết, Ngô Kha cũng đã chết, nguyên là giáo sư Việt Văn trường Hàm Nghi Huế, vợ Kha là em gái của Trịnh Công Sơn, cô này đã vượt biển, hiện sống tại Canada và đã tái giá. Trần Quang Long và Ngô Kha đều là những đồng chí của HPNT; năm 1964, Kha và Long lập ra nhóm Quán Bạn, thật ra đây chỉ là địa điểm ngụy trang nhằm để tuyên truyền chống chính phủ, năm 1966, cùng với Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha thành lập Chiến Đoàn Nguyễn Đại Thức, năm 1970, Ngô Kha chủ biên tập san Tự Quyết (Ban biên tập gồm có Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Bửu Ý), năm 1971, Ngô Kha chủ biên tập san Mặt Trận Văn Học Dân Tộc Miền Trung, đặt dưới sự lãnh đạo của Thành ủy CS Huế, tháng 6/1973, trong một cuộc hành quân của Quân đội VNCH từ Phá Tam Giang đến cửa Tư Hiền, Ngô Kha đã bị bắn chết khi đang tìm cách vượt thoát vòng vâỵ. Sau khi biến động miền Trung chấm dứt vào giữa năm 1966 thì mãi đến tháng 10/1967, chính quyền Thừa Thiên, vị tỉnh trưởng lúc bấy giờ là Trung tá Phan Văn Khoa, mới kết thúc hồ sơ của HPNT và một số giáo sư dạy tại trường Trung học Bồ Đề Thành Nội Huế, liên quan đến những hoạt động cho CS, nhưng viên ty trưởng cảnh sát là Đoàn Công Lập, lại là một cán bộ CS nằm vùng, cho nên án lệnh bắt giữ những người trên chỉ được thi hành một cách lỏng lẻo, trong lúc đó thì CS đã hoàn tất kế hoạh tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Hiệp định Geneva năm 1954, một số cán bộ CS tập kết ra Bắc, nhưng số khác được lệnh ở lại để bám trụ, trong đó có Nguyễn Đóa, gốc người Quảng Nam, ra Huế dạy Pháp văn tại trường Bồ Đề Thành Nội vào năm 1955, hiệu trưởng lúc bấy giờ là ông Lê Mộng Đạo, hoàn toàn không hay biết gì về việc mình đang điều khiển một trường trung học được xem là trung tâm tổ chức trí vận Trị Thiên và thành phố Huế; Nguyễn Đóa nhận lãnh trách nhiệm để xây dựng cơ sở nàỵ Đóa gả con gái cho Tôn Thất Dương Tiềm, được xem là giáo sư có thế lực nhất tại trường này và rất thân cận với tỉnh giáo hội PG Thừa Thiên. Một thời gian sau, Tiềm vào tổ chức, trong tổ chức này còn có Võ Đình Cường, Hoàng Nguyên Cao Tự Phúc (tác giả các nhạc phẩm hay như Đàn Ơi, Xa Rồi), Phan Văn Vinh, Tôn Thất Dương Kỵ,... Tường lúc bấy giờ còn là cậu học sinh hiền lành, trầm tư, có khuynh hướng xã hội; trong lớp Tường rất giỏi môn Việt Văn và môn Triết, Tôn Thất Dương Tiềm chú ý, móc nối và tuyên truyền. Năm 1961, Tường được bổ nhiệm về Trường Quốc Học, Tiềm giao cho Tường công tác xây dựng cơ sở trong giới học sinh và sinh viên; qua sự giới thiệu của các thầy ở chùa Từ Đàm, HPNT cùng với Nguyễn Khắc Từ (thư ký của GHPG Thừa Thiên) là bộ não của tất cả các cuộc xuống đường ở Huế trước ngày 1/11/1963.

Năm 1964, lợi dụng tình trạng hỗn loạn của nền Đệ II Cộng Hòa, cùng với một số cán bộ cơ sở như Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đính, Trần Minh Thảo, Trần Duy Phiên...Tường gia tăng hoạt động trong giới trẻ như cho người nằm trong các ban đại diện học sinh, sinh viên, tổ chức các cuộc nói chuyện chống chính phủ, đòi trung lập hóa miền Nam VN, người Mỹ phải rút khỏi VN...

Cùng với một số giáo sư đại học như Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần...Tường nằm trong Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, do BS Lê Khắc Quyến làm Chủ tịch, tuần báo Lập Trường là tiếng nói chính thức của Hội Đồng; bài quan điểm, do Cao Huy Thuần phụ trách, có tác dụng rất lớn tại Huế, Miền Trung, ngay tại Saigon và một số tỉnh Miền Tâỵ

Cuối năm 1965, đầu năm 1966, Tường giao cho Nguyễn Đắc Xuân và Trần Mậu Tý thành lập Đoàn Sinh Viên Quyết Tử. Về sau nhóm của Tường biết rằng Tý là người của 1 đảng phái quốc gia đưa vào nằm vùng trong tổ chức sinh viên này, khi CS tràn vào thành phố Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Tường và Xuân đã lùng bắt Tý, Xuân là người đã xử tử Tý bằng cách bắn từng phát một.

Đoàn Sinh Viên Quyết Tử được huấn luyện quân sự trong vòng nửa tháng, được trang bị vủ khí nhẹ, và đặt dưới sự chỉ huy của Tường, Nguyễn Đắc Xuân và Trần Mậu Tý.

Đoàn Sinh Viên này được máy bay quân sự Sư Đoàn I đưa vào Đà Nẵng, thị trưởng của thành phố này là BS Nguyễn Văn Mẫn, người trách nhiệm quân sự ở đây là là Đại tá

Đàm Quang Yên đều theo phe chống đốị Chính Tường là người đã tổ chức cuộc tấn công vào 2 làng công giáo Thanh Bồ, Đức Lợi, tạo ra những cuộc đổ máụ.

Tháng 4/1966, Tường, Ngô Kha và Nguyễn Đắc Xuân thành lập Chiến Đoàn Nguyễn Đại Thức để chống lại quân đội trung ương. Tháng 5/1966, phong trào đấu tranh tại Huế bị dập tắt, Tường và Xuân "nhảy núi", riêng những người khác, như Nguyễn Đóa, Trần Minh Thảo chưa bị lộ diện, cho nên vẫn tiếp tục ở lại để xây dựng và phát triển cơ sở.

Cuối năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào thành phố Huế về mặt chính trị, Tường đã âm thầm trở lại thành phố này và trú trong nhà Nguyễn Đóa.

Sau mấy ngày thảo luận, Tường lên núi. Lần này đi theo Tường có Thượng Tọa Thích Đôn Hậu, giáo sư Lê Văn Hảo, Nguyễn Đóa và bà Đào Thị Xuân Yến (tức bà Thuần Chi). Tối ngày 29 Tết, theo đài phát thanh Hà Nội, một tổ chức lấy tên là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình được thành lập. Chủ tịch là Lê Văn Hảo, các ủy viên gồm Thích Đôn Hậu, Đào Thị Xuân Yến, Tổng thư ký là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngày mồng 2 Tết, Tường đã có mặt tại Huế, cùng với Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan (em ruột Tường), Nguyễn Thị Trinh (con gái út của Nguyễn Đóa).

Theo tài liệu của Chính Đạo qua cuốn "Mậu Thân 68 : Thắng hay bại ?" thì "tại khu tả ngạn, dưới quyền Nguyên, các toán an ninh có 2 nhiệm vụ : lùng bắt các sĩ quan, viên chức cao cấp trong vùng, và bảo vệ một số khuôn mặt chính trị như Thích Đôn Hậu, bà Thuần Chi, Nguyễn Đóa, Lê Văn Hảo" (trang 139), nghĩa là toàn bộ lãnh đạo Liên Minh đều có mặt tại Huế trong cuộc Tổng tấn công. Nhưng Lê Văn Hảo (hiện sống tại Pháp) đã trả lời cuộc phỏng vấn của Trần Nghi, đăng trên Quê Mẹ số 105 & 106 tháng 1/1990 :

"- Ông nghĩ sao về dư luận của đồng bào Huế cho là ông chịu trách nhiệm chính trong vụ thảm sát dân chúng Thừa Thiên - Huế hồi Tết Mậu Thân ?

- Dư luận đó không đúng. Thứ nhất, lúc quân đội CS đánh chiếm Huế, tôi không có mặt trong thành phố. Trước Tết 5 ngày, tôi được dẫn lên núi nói là mời họp và sau đó tôi phải ở lại luôn trên đó, không về lại thành phố lần nào cả. Cùng ở với tôi có Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trong giới trí thức và văn nghệ sĩ tham gia MTGPMN lúc ấy có Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân là theo bộ đội về Huế và tôi được biết, đã từng ngồi xét xử nhiều người có quan hệ với chính quyền Saigon trong những phiên xử của cái gọi là tòa án nhân dân.

Thứ hai, trên danh nghĩa, tôi là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên trên thực tế, tôi chẳng có tí quyền nào cả. Tôi chỉ là bù nhìn. Mọi quyền hành từ lãnh vực quân sự đến chính trị....đều nằm trong tay các cán bộ cao cấp của CS" (trang 66).

Như thế, theo Lê Văn Hảo, trách nhiệm vụ tàn sát dân lành tại Huế một phần do nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường và phần khác do các tư lệnh quân sự, chính trị CS như Tướng Trần Văn Quang, Bí thư khu ủy Trị Thiên - Huế, Lê Minh, Bí thư thành ủy Huế, Lê Chương, Tư lệnh Mặt trận Huế... Nhưng dù ai chịu trách nhiệm đi nửa, thì lịch sử của VN cũng đã ghi đậm nét : chiếm Huế chưa đầy một tháng ( từ 30/1/1968 - 24/2/1968), CSVN đã tàn sát khoảng 7,000 dân vô tộị Họ bị giết bằng đủ kiểu : bị chặt đầu, bị chôn sống, bị mổ bụng... Một thời đại và nhiều thời đại có thể qua đi, nhưng lịch sử thì không bao giờ bị tảy xóa. Thật là bi thảm cho dân Huế.

Ngày 24/2/1968, bộ đội CS bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, tàn quân rút về rừng, trong đó có Nguyễn Đắc Xuân, Phan, Tường...để lại Huế những cảnh chết chóc, tan nát, đau thương. Gia đình Tường ở Huế bị đồng bào oán hờn, căm thù. Người đau khổ nhất là thân phụ của Tường; có lúc ông cụ gần như điên khùng. Tiếp tục đường cách mạng, Tường được đưa ra Hà Nội và rồi trở lại Huế vào năm 1972, móc nối với Trần Quang Long, Trịnh Công Sơn và Ngô Kha để xây dựng và phát triển cơ sở, nhằm mục đích phá hoại chính quyền trong giới học sinh, sinh viên và trí thức. Sau khi Long và Kha chết, người ta không còn thấy Tường hoạt động trong vùng này nữạ Ngày 30/4/1975, Tường vào Saigon, trong lần xuất hiện nói chuyện với giới trí thức, người ta thấy có Nguyễn Thị Trinh, Cao Thị Huế Hương (bà con với Cao Huy Thuần). Tường chỉ làm việc ở Saigon một thời gian ngắn, về sau được đưa trở lại làm việc tại Huế. HPNT lớn lên ở Huế, bỏ Huế ra đi vào năm 1966, trở về Huế và ra đi vào khoảng đầu năm 1968 sau khi để lại những giải khăn sô. Một vài nhà biên khảo cho rằng Tường và Hảo là bạn học với nhau, chính Tường là người móc nối Hảo, đồng bào cố đô và Tường nhìn nhau mỗi ngày...



Vài vần ca dao về Huế :


Cầu Trường Tiền, sáu vài, mười hai nhịp
Em qua không kịp, tội lắm anh ơi !
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời,
Dẫu có xa nhau đi nữa, cũng bởi ông Trời mà xa...



hay



Sông Hương từ thuở uyên đi
Nước trôi lặng lẽ tà huy cấm đò
Nam Bình đã dứt đường tơ
Hồi chuông Thiên Mụ xa đưa tiếng sầu
Bến Thương Bạc, Phú Văn Lâu
Sương thu che khuất nhịp cầu Giả Viên
Còn đâu sáu nhịp Tràng Tiền
Thời gian gió loạn sô nghiêng vài bờ
Cao cao, vời vợi Cột Cờ
Ba mươi năm cũ, phất phơ đổi màu
Bây giờ còn nhớ đến nhau
Thì trao ánh mắt trền cầu rồi qua...



hay


Ru em, em ngủ cho muồi
Cho mẹ đi chợ, mua vôi ăn trầu
Mua vôi Chợ Quán, Chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim...



hoặc



Chợ Đông Ba đem ra ngoài Giại
Cầu Tràng Tiền đúc lại si mon
Ơi người lỡ hội chồng con
Vô đây gá nghĩa vuông tròn được không ?...



* Nhìn chung, người ta nhận thấy khi quyết định hợp tác với CS, các nhà lãnh đạo PG miền Trung đã có những tính toán sai lầm sau đây :

- Tưởng rằng có thể dung hợp PG với chủ nghĩa CS. Mới tiếp xúc với chính quyền CS, BS Lê Đình Thám đã cho thành lập ngay một tổ chức có tên là Phật Giáo và Dân Chủ Mới ở Bồng Sơn, Bình Định, nơi ông làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ, để nghiên cứu tổng hợp chủ nghĩa Mác-Lê và PG. Sau đó, Nguyễn Hữu Quán đã cho ra cuốn "Đạo Phật và Nền dân chủ mới" để khuyến dụ tăng ni và Phật tử hợp tác với CS. Điều này chứng tỏ các tăng sĩ và cư sĩ PG thời đó không am hiểu nhiều về chủ nghĩa CS và quan niệm của CS về tôn giáọ Cuối cùng, đa số đành chấp nhận quan điểm "Phật giáo dưới ánh sáng Mác-Lê" mà TT Thích Minh Châu đang thuyết giảng ngày nay để biến PG thành công cụ của CS.

- Không biết gì về phương pháp và thủ đoạn của CS nên bị CS lừa rồi vắt chanh bỏ vỏ. Số phận mà BS Lê Đình Thám, HT Thích Thiện Chiếu, HT Thích Trí Thủ, TT Thích Mật Thể, TT Thích Thiện Minh, TT Thích Quảng Đô....phải lãnh nhận chính là do hậu quả của sự lầm lẫn nàỵ

- Cho riêng nhóm PG cực đoan miền Trung, tưởng rằng có thể mượn bàn tay CS để loại trừ Thiên Chúa Giáo, tách Giáo hội CGVN ra khỏi Vatican rồi diệt dần, sau đó sẽ cùng CS chiếm địa vị độc tôn.

- Tin tưởng rằng sau khi CS cướp được chính quyền, GHAQ sẽ được ưu đãi, nên đã coi chiến thắng của CS như của chính mình, nhưng cuối cùng họ đã phải lãnh nhận tai họạ Một lần nữa xin nhắc lại các bạn trẻ, sau khi đọc loạt bài này và qua kinh nghiệm cho thấy ta không bao giờ nên lẫn lộn giữa đạo và đời và đừng để tôn giáo lôi kéo vào chính tri.. Hãy tự tạo cho mình một chính kiến riêng. Qua hiện tượng "Bác sĩ Lê Đình Thám", ta thấy ông đã phần nào đem PG trộn lẫn với chủ nghĩa CS và đã làm hại biết bao thế hệ đi saụ Xin hãy nhớ kỹ điều này nghe các bạn. Việt Nam dân chủ trong tương lai sẽ sáng ngời, đạo phải ra đạo, không cho đạo nào được xen vào "đời" và "đời" không được quyền xía vào chuyện của "đạo". Nếu đi theo hướng này, nước ta sẽ tránh nạn chia rẽ.

Bây giờ ta thử nhìn về quá khứ để ôn lại chuyện xưa.



Bối cảnh



Các cuộc tranh đấu của PG kể từ 1963 hầu hết đều phát xuất từ Huế rồi lan rộng ra các tỉnh miền Bắc Trung phần, nhất là ở 2 thị trấn Quảng Trị và Đà Nẵng, rồi tràn nhẹ qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định..., khi đi vào miền Nam thì chỉ còn cái ngọn. Các cuộc tranh đấu này phát xuất và mạnh ở các tỉnh Bắc Trung Phần vì những lý do sau đây :

- Trước hết, Huế là trung tâm phát triển mạnh nhất của PGVN trong thời kỳ Pháp thuộc. Các nhà nghiên cứu của Pháp nhận thấy rằng phong trào chống Pháp mạnh nhất phát xuất từ Huế, đó là Phong Trào Văn Thân. Phong trào này do các sĩ phu đạo Nho phát đô.ng. Sĩ phu đạo Nho bao giờ cũng lấy "trung quân" và "ái quốc" làm đầụ Vậy muốn vô hiệu hóa phong trào này, có 2 việc họ tin rằng cần phải làm :

(1) tiếp tục duy trì triều đình Huế; nhưng vua phải là người của Pháp dựng lên; khi vua đứng về phía Pháp thì các nhà Nho có lòng "trung quân" sẽ đi theo.

(2) Phát triển PG mạnh, đưa sĩ phu vào con dường giải thoát của đạo Phật để vô hiệu hóa tinh thần phục quốc của nhà Nho (đạo Khổng là đạo trị quốc).

Việc thiết lập các triều đại nhà Nguyễn đứng về phía Pháp đã được Pháp lo xong ngay từ đầu, việc "Phật giáo hóa Đông Dương" được giao cho Pasquier khi ông trở lại nhận chức năm 1928. Các viên chức thuộc địa cao cấp đã giao phó cho ông làm công việc nàỵ Năm 1932, BS Lê Đình Thám đã lãnh trách nhiệm thành lập Hội An Nam Phật Học và Trường An Nam Phật Học ở Huế. BS Thám làm Hội trưởng còn HT Thích Trí Độ được đưa từ Bình Định ra để làm Giám đốc Trường An Nam Phật Học.

Các tổ chức PG ở Huế, ngoài việc được Pháp khuyến khích, còn có một thuận lợi khác là được triều đình Huế bảo trợ.. Bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại, rất sùng đạo Phật, sẵn sàng làm tất cả để giúp PG phát triển. Rất nhiều học tăng ở Nam và Bắc được gởi tới học ở Trường An Nam Phật Học. Số học tăng thuộc 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam về đây học nhiều nhất, vì các Hội Phật Học ở Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam đều do BS Thám lập ra.Nhưng năm 1945, 2 nhà lãnh đạo của Hội An Nam Phật Học và Trường An Nam Phật Học đều đi theo Mặt Trận Việt Minh và giữ chức vụ lớn. HT Trí Độ là Chủ Tịch.

Trung Ương Hội Phật Giáo Cứu Quốc, còn BS Lê Đình Thám trở thành Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bô.. 2 lãnh tụ này đi theo Việt Minh đã kéo theo các đệ tử đi theo như Thích Mật Thể, Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Thiện Ân, Thích Minh Châu, Thích Mãn Giác, Võ Đình Cường, Tống Hòa Cầm,...

- Lý do kế là 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên nằm tiếp giáp với vĩ tuyến 17 nên VC nuôi dưỡng được nhiều cán bộ nằm vùng và chỉ huy trực tiếp nhóm nàỵ Trong cuốn "Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến" do Nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành năm 1985, VC cho biết sau khi chương trình tập kết ra Bắc vào năm 1954 kết thúc, họ đã để lại nằm vùng ở Quảng Trị (trái với cam kết trong Hiệp định Geneva) 8,490 đảng viên và ở Huế khoảng 3,000 đảng viên.

Chiến dịch "tố cộng" của TT Diệm đã làm tan tành các chi bộ của CS được thiết lập từ thành thị đến nông thôn. Chính phủ NĐ đã tổ chức tại vùng này tất cả 53,710 lớp tố Cộng với 230,977 người tham dư.. Sau các đợt tố Cộng đó, đã có 3,658 đảng viên CS bị bắt. Số đảng viên và những thành phần thân Cộng phải đi học chỉnh huấn lên đến 29,907 người qua 314 lớp học.

Khi chiến dịch Tố Cộng được phát động mạnh, các cán bộ CS hốt hoảng chạy rút vào núi hay rút về Bắc. Nhưng sau khi chế độ NĐ sụp đổ, một số đảng viên bị giam giữ được thả ra và số đảng viên tạm rút về Bắc bắt đầu xâm nhập trở lại vì đây là địa bàn quen thuộc. cũng như thân nhân của họ sống tại đây.

Tài liệu trên còn cho biết khu Trị - Thiên - Huế có 398 ngôi chùa, 9 Hòa Thượng, 15 Thượng Tọa, 220 tăng ni và 80,000 Phật tử. Trước tháng 3/1955, 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên thuộc Khu Ủy Khu IV CS, nhưng sau đó được sát nhập vào Khu Ủy Khu V. Đến tháng 4/1966, Khu Ủy Trị - Thiên - Huế được thành lập và trở thành khu biệt lập, trực thuộc Trung ương. Vùng này do Trung tướng CS Trần Văn Quang chỉ huy và Lê Tự Đồng, Bí Thư Khu Ủy lãnh đạọ Trong các cuộc đấu tranh Võ Đình Cường, Nguyễn Trực,...đã nhận chỉ thị và kế hoạch của Khu Ủy này và đẩy TT Trí Quang và phong trào tranh đấu đi lên.

- Lý do thứ ba là lòng căm thù Thiên Chúa Giáo đã được Phong Trào Văn Thân ở Huế khơi lên để làm động lực đấu tranh từ thời vua Tự Đức qua các đời Duy Tân, tới thời Hàm Nghi, vẫn còn âm ỉ trong lòng một số thành phần cực đoan thuộc 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Trong thời kỳ này, người Công giáo đã bị tàn sát, lùng đuổi một cách vô cớ đến nỗi vua Tự Đức phải lên tiếng cảnh cáo Nhóm Văn Thân. Lòng căm thù được ấp ủ đã bùng phát trở lại khi được cán bộ CS nằm vùng lợi dụng khơi động lên để làm động lực đấu tranh. Chế độ Ngô Đình Diệm được cán bộ CS nằm vùng và nhóm PG cực đoan miền Trung đồng hóa với Thiên Chúa Giáo khi họ hô hào "diệt dư đảng Cần Lao", có nghĩa là diệt Công giáo hay ít ra loại người công giáo ra khỏi chính quyền.

Trong bối cảnh như vậy, CS đã tổ chức và điều động được nhóm PG cực đoan này đi vào mục tiêu của ho.. Sau này, trong Đại hội II của MTGPMN năm 1964, Nguyễn Hữu Thọ đã tuyên bố cuộc đấu tranh của PG tại miền Nam không tách rời cuộc đấu tranh "giải phóng dân tộc". Tài liệu của VC sau 30/4/1975 cho thấy sau mỗi giai đoạn đấu tranh của nhóm trên đều có bản kiểm điểm tổng kết của Khu Ủy Khu V hay Khu Trị - Thiên - Huế.



Pháp nạn 63



* Ngọn lửa Zippo :

Ngày 1/6/1963, vào khoảng 10 giờ sáng, những ng+ời qua đường hiếu kỳ dừng chân lại đông đảo ở ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, Saigon. Phía góc Tòa Đại sứ Cao-Miên, bên lề đường Lê Văn Duyệt, một nhà sư mặc áo vàng ngồi trong tư thế kiết già lâm râm tụng niệm. Khi cảnh sát hay tin kéo tới thì 50 nhà sư khác mặc áo vàng vừa gõ mõ vừa tụng kinh bao quanh nhà sư ngồi ở góc đường, làm thành một vòng tròn lớn. 2 bình xang nhỏ được đưa đến. Một người đứng đợi sẵn chụp lấy, rưới xăng lên người nhà sư đang ngồi trên lề đường, từ vai trở xuống, rồi mở chiếc quẹt Zippo bật lửa châm ngòị Một đám cháy bùng lên cao khoảng 4m giữa tiếng kinh mõ vang rền. Các thông tín viên ngoại quốc được thông báo trước, đã có mặt tại chỗ, vừa chụp hình vừa quay phim. Ngày hôm sau, bản tin này cùng với hình ảnh được truyền đi khắp nơi trên thế giới.

Người bị thiêu là HT Thích Quảng Đức, một nhà sư trụ trì ở Chùa Quan Thế Âm, số 68 đường Nguyễn Huệ, Phú Nhuận, Gia Định, có tên thật là Lâm Văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Vạn Khánh, Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòạ Lúc đó ông được 65 tuổi.

Vụ thiêu người này được tổ chức rất hoàn bị. HT Quảng Đức được chở đến địa điểm đã định bằng chiếc xe Austin, đi trên đường Phan Đình Phùng, từ hướng Duy Tân tớị Khi đến góc Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, xe giả vờ bị chết máy và ngưng lại, tất cả mọi người trên xe bước xuống, tài xế mở coffre xe trước chống lên và lom khom xem máy, trong khi những người khác đưa HT Quảng Đức đi qua bên kia đường và đặt vào vị thế đã định. Các sư tham dự cũng được chuyển bằng xe tới ngay sau đó., xuống xe và quay một vòng tròn xung quanh HT Quảng Đức. 2 bình xăng nhỏ được đem xuống và thực hiện đúng kế hoạch đã định. Mọi hành động đều được tiến hành một cách mau lẹ, cảnh sát không ngăn trở kịp. Mục tiêu của vụ thiêu người này là làm áp lực cho những đòi hỏi của PG trong các cuộc họp đang diễn ra giữa Ủy Ban Liên Phái PG và Ủy Ban Liên Bô.. Đây là chiến thuật vừa đánh vừa đàm của TT Trí Quang.

Khi thiêu HT Quảng Đức xong, người ta thấy chiếc xe Austin mở coffre vẫn đang đậu bên kia góc đường, phía chợ Đủi. Theo các phóng viên thì họ nhận ra ngay chiếc xe đó là của Trần Quang Thuận. Những người chứng kiến nội vụ ngay từ đầu cho các ký giả biết người chở HT Quảng Đức đến địa điểm chỉ định, rưới xăng và bật lửa đốt vị sư là Nguyễn Công Hoan.

Nguyễn Công Hoan quê ở Tuy An, Phú Yên. Cha là cán bộ CS tập kết ra Bắc năm 1954. Về sau, NCH trở thành dân biểu đơn vị Phú Yên thời Đệ II Cộng Hòa, do PG đưa Ra. Mặc dầu đã có vợ con ở Phú Yên, khi làm dân biểu, NCH đã tằng tịu với cô Đoan Khánh, ký giả báo Trắng Đen. Cô này chuyên săn tin ở Thượng và Hạ nghị viện. 2 người lấy nhau và có một đứa con. Sau khi VC chiếm miền Nam, nhiều người thắc mắc không hiểu sao NCH không đi học tập cải tạo như các dân biểu và nghị sĩ khác của VNCH. NCH chỉ dự một khoá chỉnh huấn ngắn hạn mà thôi. Đến năm 1976, khi NCH được Mặt Trận Tổ Quốc đưa ra làm đại biểu Quốc hội đơn vị Phú Khánh, người ta mới biết NCH là cán bộ nội tuyến của VC. Bỗng dưng đến năm 1980, NCH vượt biên qua Phi Luật Tân, sau đó đến Hoa Kỳ và được HT Thích Nhất Hạnh giao coi sóc Nhà xuất bản Lá Bối ở San José, California.

NCH đã đi giao dịch với nhóm Trương Như Tảng, Hoàng Văn Hoan trong khi làm việc ở nhà xuất bản này. Lai lịch của NCH bị báo chí ở San José phanh phui. Bị tố cáo là thành phần phản gián. NCH phải bỏ đi nơi khác. Sau 30/4/1975, NCH và cô Đoan Khánh đã bỏ nhau.Cô Đoan Khánh cũng qua được Hoa Kỳ. Mọi việc thông tin cho các ký giả ngoại quốc đều do Đại Đức Thích Đức Nghiệp và Trần Quang Thuận phụ trách. Đại Đức Đức Nghiệp là mối dây liên lạc chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và PG trong thời gian hoạch định kế hoạch lật đổ TT Diệm. Mọi kế hoạch hành động đều được ông thông báo cho nhân viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ.



* Mổ bụng, cắt cổ tự sát :

Trong cuốn "Viêt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử", HT Thích Tuệ Giác kể lại câu chuyện xảy ra ở Phan Thiết là vào lúc 5 giờ sáng 17/10/1963, Tỳ Kheo Thích Pháp Quảng đi xích lô đến bia đài ở Phan Thiết, đứng quay về hướng Tây lạy ba lạy và niệm Phật chừng 3 phút. Xong phần nghi lễ, ông nằm ngữa xuống đất, gối đầu vào bậc cấp chót của bia đài, lấy thư tuyệt mạng đặt một bên, rồi rút dao ra rạch bụng. Câu chuyện được mô tả nguyên văn như sau :

"Thầy rạch lần thứ nhất từ trái qua phải cách rún chừng 2 cm. Nhìn lại thấy chưa lủng thấu bụng. Thầy rạch lát thứ nhì từ hông trái đến rún, lần thứ ba từ rún ra hông phải, lần thứ 4 rồi lần thứ 5, nhưng da cứ dùn lại và đứt ra ngoàị Lần sau cùng, Thầy đưa cao tay đâm xuống chứ không rạch như lần trước. Nhưng lạ lùng thay da chỉ lún xuống, rách (rách ?) rất ít mà không lủng thấu ruột để Thầy cắt một khúc dâng lên cho Vị Tổng Thống độc tài hầu thức tỉnh lòng người...

"Mổ bụng không thành, Thầy quay ngược dao lên cắt cổ, một tay giữ lấy cuống họng, một tay cầm dao cựa mạnh dưới xương quai hàm. Máu vọt nóng cả tay, xịt có vòi ra mang tai, bắn lên đầu, cuống họng đứt lìạ Thầy buông dao nằm chờ chết...

" Thấy máu không còn vọt ra thành vòi, Thầy đưa tay móc những máu ứ vứt ra ngoài..."

Đại Đức Thích Pháp Quảng có tên thật là Lê Tuất, sinh năm 1933 tại Bình Thuận, tu ở chùa Am Bát Nhã, Quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận.



* Ngòi thuốc súng :

Hạn chế việc treo cờ các tôn giáo :

Ngày 7/5/1963, trước ngày lễ Phật Đản một ngày, dân chúng Huế đang sửa soạn mừng lễ thì cảnh sát Huế nhận được lệnh của Phủ Tổng Thống ra lệnh cho các tôn giáo chỉ được treo cờ tôn giáo trong phạm vi cơ sở tôn giáo mà thôi, ở ngoài các cơ sở này chỉ được treo cờ quốc gia.

Vì vậy cảnh sát đã yêu cầu dân chúng bỏ cờ PG phía bên ngoài các cơ sở tôn giáọ đị Lệnh này được ban hành sát ngày lễ Phật Đản nên được hiểu như là một biện pháp nhằm "triệt hạ" cờ PG. Nhiều tín đồ PG kéo tới gặp ông Nguyễn Văn Đẳng, Tỉnh trưởng Thừa Thiên, yêu cầu giải quyết. Ông Đẳng nói rằng cảnh sát đã hiểu lầm lệnh của cấp trên nên ra lệnh cho treo cờ lại.

Mặc dầu lệnh cấm treo cờ tôn giáo ngoài cơ sở tôn giáo được tạm thu hồi kịp thời, sáng hôm sau, 8/5/1963, trong cuộc rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm lúc 6 giờ 30, người ta thấy xuát hiện các biểu ngữ chống chính quyền đã được trương lên. Trong lễ Phật Đản được tổ chức tại chùa Từ Đàm, TT Trí Quang đứng lên thuyết pháp đã phản đối mạnh mẽ quyết định cấm treo cờ PG và yêu cầu thi hành chính sách bình đẳng tôn giáọ

Tuy quyết định cấm treo cờ tôn giáo ngoài các cơ sở tôn giáo được áp dụng chung cho mọi tôn giáo, nhưng được công bố sát ngày lễ Phật Đản nên được hiểu là có mục đích

nhắm vào PG. Thật ra, quyết định hạn chế việc treo cờ tôn giáo của chính quyền không có lý do chính đáng, vì việc treo cờ tôn giáo khắp nơi không phương hại gì đến "sự tôn trọng quốc kỳ" cả. Một nguồn tin nói rằng quyết định hạn chế việc treo cờ này là ý kiến của TGM Ngô Đình Thục ở Huế. Đây là quyết định sai lầm chủ chính phủ NĐ.

* Những bí ẩn của vụ nổ trước Đài phát thanh Huế :

8 giờ tối 8/5/1963, một số đông đảo Phật tử tập trung trước đài phát thanh Huế yêu cầu phát thanh lại các bài thuyết giảng trong lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm vào buổi sáng, nhưng các nhân viên đài phát thanh từ chối vì trong đó có bài thuyết pháp của TT Trí Quang chống đối chính quyền. Ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên đã phải cùng TT Trí Quang đến đài phát thanh Huế để giải quyết vấn đề. Trong lúc 2 bên đang nói chuyện thì có tiếng nổ lớn trước đài phát thanh Huế làm số thường dân chết, bị thương và 5 binh sĩ bị thương.

Hôm sau, các tăng ni ở Huế đã loan báo đi khắp nơi rằng Thiếu tá Đặng Sĩ, Phó Tỉnh trưởng Nội an kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu khu Thừa Thiên đã ra lệnh bắn súng, ném lựu đạn và cho xe tăng cán lên các Phật tử tập trung trước đài phát thanh Huế, máu chảy lênh láng.

Trong cuốn "Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử", HT Thích Tuệ giác có ghi như sau :

"Sau đó Thiếu tá Đặng Sĩ ra lệnh đại bác bắn nhiều phát đạn mã tử. PG đồ hoàn toàn náo động, tiếp đến là lựu đạn cay, lựu đạn nổ và súng trường bắn xả vào PG đồ. Một số chen lấn chạy tháo lui, một số khác chen lấn chạy vào đài phát thanh núp trốn. Ông Tỉnh trưởng kêu gọi ngưng bắn nhưng Bảo An đã không tuân lệnh và còn cho xe thiết giáp tuôn chạy vào đám đông. Cuối cùng ông Tỉnh trưởng và TT Trí Quang vào đài phát thanh : 15' sau, kiểm diểm lại, chúng tôi thấy đài phát thanh hư hại và cánh cửa bên ngoài, và 3 xe Hồng Thập Tự chất đầy một số đông đạo hữu, máu me đầy người, chạy vào bệnh viện Huế.

"4 người bị thương và 8 người bị giết bằng súng, lựu đạn và xe thiết giáp cán. Trong số 8 người chết có 6 Thanh , Thiếu nhi, 2 em bị cán mất nữa đầu, một em bị cán mất đầu, xương sọ bị vụn tan không nhìn được mặt và một em bị mất hẳn đầu".

Trong cuốn III của Bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang (tức Thích Nhất Hạnh) cũng ghi lại :

"Thiếu tá Đặng Sĩ, Phó Tỉnh Trưởng Nội An và Tiểu Khu Trưởng Thừa Thiên, huy động lực lượng thiết giáp Bảo An, đại bác quân cảnh, hiến binh và cảnh sát thành phố tới vây quanh đám quần chúng mà họ gọi là đám biểu tình...

"Thiếu tá Đặng Sĩ ra lệnh bắn đạn mã tử khiến đám đông náo đo.ng. Lựu đạn cay, lựu đạn nổ được tung vàọ Đồng thời súng trường và xe thiết giáp được xử dụng vào việc đàn áp. Lúc đó là đúng 9 giờ rưỡi tốị Tiếng la hét của quần chúng át cả tiếng súng và tiếng đạn.

"Một số người ra về nửa chừng nghe tiếng la hét và tiếng súng nổ, đã quay trở lại đaì phát thanh để tìm hiểụ Họ bị các xe thiết giáp chận lạị Khi thiền sư Trí Quang và ông Tỉnh trưởng từ trong đài phát thanh ra tới thì máu đã đổ : 8 người đã thiệt mạn vì lựu đạn và 4 người bị thương. Xe thiết giáp cán vỡ đầu một thiếu nhi, sọ em nát vụn. Một thiếu nhi khác bị cán mất nửa đầu và một em khác mất hẵn nữa đầụ Xe Hồng thạp tự được gởi tới để mang những người bị thương về bệnh viện..."

Cho đến nay, các sử gia PG đều cố tình viết theo chiều hướng đó. Chỉ riêng HH Thích Tâm Châu đã trình bày vấn đề một cách dè dặt hơn. Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31/12/1993, ông viết :

"Thông lệ, mỗi kỳ Phật Đản tại Huế, cuốn băng ghi lại buổi lễ Phật Đản được cho phát thanh lại trên đài phát thanh Huế vào 8 giờ tốị Năm nay, lễ PD, có đoạn ghi lại lời tranh đấu chống chính phủ, nên đaì phát thanh Huế không dám phát. Quần chúng Phật tử quanh vùng Huế chờ đợi phát thanh về PD không được, lũ lượt kéo nhau tới đài phát thanh mỗi lúc một đông, chính quyền địa phương lo sợ về sự biểu tình, Thiếu tá Đặng Sĩ PHó TT Nội an, Thừa Thiên kiêm Tiểu Khu trưởng ra lệnh giải tán. Đột nhiên có tiếng nổ, làm 8 em Phật tử chết và một số bị thương. Do đó trở thành cuộc đấu tranh lớn".


Phần 5/62


Xem xét tại hiện trường, các nạn nhân bị chết ngay sát góc cửa vào đài phát thanh. Mặt khác, sau khi tai nạn xảy ra, Bửu Thắng, một công an viên gác đầu cầu Trường Tiền, ở phía dưới, gần sát đài phát thanh, có báo cáo rằng anh ta thấy một vệt sáng chạy dài từ sát gốc bên phải đài phát thanh, bay qua trên đầu những người đang tụ tập, xéo xuống trước cửa đài phát thanh, sau đó là một tiếng nổ lớn phát rạ Khi các chuyên viên về võ khí tới xem hiện trường thì không lượm được mảnh chất nổ nàọ Ở dưới nền nhà, sát góc cửa, có một lổ thủng bằng cái chén. Các cửa kính của đài phát thanh đều bị vỡ, nhưng cửa gỗ vẫn còn nguyên vẹn. Các chuyên viên kết luận rằng đây là một chất nổ bằng hơi có sức công phá mạnh.

Người đã giải phẫu và khám tử thi các nạn nhân cũng như những người bị thương trong đêm 8/5/1963 là BS Lê Khắc Quyến, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, "đồng chí" của TT Trí Quang, đã ghi trong biên bản rằng không có vết đạn, vết đả thương hay xe cán,...trên cơ thể nạn nhân. Các nạn nhân bị chết hay bị thương do một chất nổ bằng hơi cực ma.nh. Ngày 11/7/1963, Ủy Ban Liên Bộ đã thông báo cho Ủy Ban Liên Phái PG kết quả cuộc khám nghiệm và nói rằng các nạn nhân có thể đã bị chết do chất nổ của VC.

Nhưng phía PG không chấp nhận lối kết luận nàỵ Trong phần ghi chú ở Chương XXXVIII của Bộ "Việt Nam Giáo Sử Luận", Tập III, Nguyễn Lang có nói rằng BS Lê Khắc Quyến bị ép buộc nên phải ký biên bản như trên.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Tòa Án Cách Mạng được thành lập để xét xử vụ án Thiếu tá Đặng Sĩ. Trong phiên xử kéo dài từ 2-8/6/1964, các chuyên viên về vũ khí đã xác nhận chất nổ được xử dụng trong đêm 8/5/1963 trước đài phát thanh Huế là một chất nổ bằng plastic cực mạnh, Quân lực VNCH chưa hề được cung cấp. Thỉnh thoảng VC có xử dụng loại chất nổ này, nhưng chưa có loại nào có độ mạnh như vậỵ Đồng thời BS Lê Khắc Quyến cũng xác nhận một lần nữa là những điều ông đã ghi trong y chứng thư lúc trước hoàn toàn đúng sự thật. Lần này chắc không ai bắt BS Lê Khắc Quyến nói dối. Ngày 25/10/1963, do lời yêu cầu của Đại Đức Thích Nhất Hạnh, một ủy ban Liên Hiệp Quốc đã đến Việt Nam điều tra về vụ PG. Sau khi điều tra tại chỗ họ cũng xác định rằng các nạn nhân bị chết không phải do lựu đạn mà do một chất nổ plastic.

Như thế chỉ có Nguyễn Lang và HT Thích Tuệ Giác là những người nói dối.

Ngoài ra, các chuyên viên về chất nổ còn cho biết ngoài đặc công CS thì CIA cũng xử dụng loại chất nổ này, nhưng chỉ trao cho các biệt kích trước khi lên đường ra Bắc để phá hoại các công sự và cơ sở quân sự của Bắc Việt mà thôị Đây là loại vũ khí mà Mỹ chưa giao cho Quân lực VNCH xử dụng tại miền Nam.

Trong phiên tòa xử vụ Đặng Sĩ, chính ông Đặng Phong, Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên, đã tiết lộ rằng cuộc điều tra của Cảnh sát sau vụ nổ cho thấy 2 nhân viên của cơ quan tình báo Hoa Kỳ là Scott (người điều hành cơ quan CIA tại Thừa Thiên lúc đó) và Bell (người tổ chức các chương trình đưa biệt kích xâm nhập miền Bắc ở phía Bắc Trung Phần) có dính líu đến vụ cung cấp chất nổ nàỵ Ông Mullen, Phó Lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế, đã liên lạc thường xuyên với TT Trí Quang ở chùa Từ Đàm, còn ông Elble, Lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế, thường đi theo các cuộc biểu tình của PG và công khai chống Ngô Đình Diệm.

Nếu Bửu Thắng nói sự thật thì trái chất nổ bằng plastic đã được châm ngòi rồi ném vòng tròn qua đầu đám biểu tình đang đứng trên bậc thềm, và rơi ngay góc cửa ra vào của đài phát thanh. Nếu trái plastic rơi vào một khoảng trống thì chỉ phát ra tiếng nổ chứ không gây tác hại nào cả. Nhưng khi trái plastic kia rơi vào sát góc tường, xung quanh lại có người đứng chen chúc chật ních, tạo thành sức ép nên mới công phá mạnh như thế.

Các nhà phân tích đều tin rằng chính phủ NĐ, dù có loại chất nổ đó trong tay, cũng không ngu dại gì đem ra xử dụng trong trường hợp này để tự gây họa cho mình. Trên thế giới, người ta chưa bao giờ thấy một cơ quan nào dùng chất nổ plastic để dẹp biểu tình. Như thế ai gây ra vụ nổ để giáng tai họa cho chế độ NĐ?

Luật sư Nguyễn Khắc Tân, người biện hộ cho Thiếu tá Đặng Sĩ, đã nghiên cứu hồ sơ vụ án Đặng Sĩ rất kỹ. Đặng Sĩ đã nói rằng những điều ghi trong bản cáo trạng của Tòa Án Cách Mạng là đúng sự thật. Ông cho biết xe thiết giáp được xử dụng là xe thiết giáp bánh cao su chứ không phải xe thiết giáp bằng xích sắt. Ông chỉ ra lệnh dùng vòi xịt nước để giải tán cuộc biểu tình và dùng súng bắn bằng đạn mã tử gây tiếng nỗ để áp đảo tinh thần mà thôị Không hề có chuyện dùng súng có đạn thật, lựu đạn nổ hay cho xe tăng cán nát đầu các nạn nhân như các tăng sĩ chùa Từ Đàm đã công bố.

Không kết tội được Thiếu tá Đặng Sĩ (vì các hồ sơ, phỏng vấn tại phiên tòa không có bằng chứng nào để buộc tội) thì trong phiên tòa ngày 8/6/1964, Tướng Nguyễn Khánh vẫn ra lệnh cho Tòa Án Cách Mạng tuyên án Đặng Sĩ chung thân khổ sai và bồi thường cho gia đình nạn nhân 1,300,000 $. Tuy nhiên, trước khi Tòa Tuyên Án, Chuẩn tướng Albert Nguyễn Cao, đại diện Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, có đến thông báo cho DGM Nguyễn văn Bình, Linh mục Trần Tử Nhãn ở Dòng Chúa Cứu Thế và gia đình Đặng Sĩ biết đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên đọc. Tòa chỉ tuyên đọc bản án để thỏa mãn đòi hỏi của PG mà thôi. Ông cho biết thêm, trong thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do. Nhưng Đặng Sĩ đã phải ngồi tù oan đến 3 năm, 8 tháng , 10 ngày mới được phóng thích, vì đến năm 1967, phong trào PG miền Trung mới được dẹp tan. Lời xác định trước sau như một của BS Lê Khắc Quyến cộng thêm lời xác nhận của chuyên viên chất nổ + Ủy ban điều tra LHQ và phiên tòa của Tòa Án Cách Mạng vẫn không đủ "nói lên sự thật". Vậy sự thật nằm ở đâu? Nó nằm trong 2 cuốn sách của HT Thích Tuệ Giác và của TT Thích Nhất Hạnh. "Khi chính trị đi vào pháp đình thì công lý ra đi" hay "Khi tôn giáo đi vào pháp đình thì công lý cũng bỏ chạy".


* Tuyên ngôn 5 điểm của PG :


Sau biến cố đêm 8/5/1963 thì PG liền phát động chiến dịch kích động quần chúng để đấu tranh. Ngày 10/5/1963, các nhà lãnh đạo PG ở Huế họp tại chùa Từ Đàm và ra một tuyên ngôn gồm 5 điểm như sau :

- Yêu cầu Chính phủ VNCH thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ PG.

- Yêu cầu PG phải được hưởng một chế độ đặc biêt như các Hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Dụ Số 10.

- Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ PG.

- Yêu cầu cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạọ

- Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải dền tội xứng đáng.

Tuyên ngôn này do 5 tông phái sau đây đứng tên : Tổng Hội PGVN, Giáo Hội Tăng Già Trung Phần, Hội PG tại Trung phần, GH Tăng Già Thừa Thiên và Tỉnh Hội PG Thừa Thiên.

Nhìn 5 nguyện vọng này của PG, ai cũng thấy việc giải quyết không có gì khó khăn :

- Quyết định hạn chế treo cờ tôn giáo ngoài cơ sở tôn giáo có thể được thu hồi hay sửa đổi lại dễ dàng. Sau khi xảy ra vụ rối loạn ở Huế, TT Diệm có mời ông Mai Thọ Truyền và 1 linh mục đại diện Tòa TGM Saigon đến họp tại Dinh Gia Long để thảo luận. TT Diệm nói rằng trong mọi trường hợp, cần phải dành cho quốc kỳ một vị thế xứng đáng. Vậy phải quy định cách treo cờ như thế nào để quốc kỳ luôn được tôn trọng. Linh mục đại diện Công giáo thì đề nghị khi treo song song cờ tôn giáo với quốc kỳ thì nên làm cờ tôn giáo nhỏ hơn chút. TT Diệm yêu cầu ông Mai Thọ Truyền cho ý kiến thì ông MTT trả lời rằng bên Công giáo làm thế nào thì bên Phật giáo cũng làm như vậỵ Vấn đề kể như đã giải quyết xong.

- Dụ Số 10 ngày 6/8/1950 ấn định thể lệ lập hội do Bảo Đại ban hành chứ không do chính Phủ NĐ. Dụ này có dự liệu rằng sẽ có các thể lệ đặc biệt cho các hội truyền giáo TCG cùng các Hoa Kiều Lý Sự Hộị Dụ này sở dĩ không đề cập đến các tôn giáo khác vì tại VN, từ trước cho đến ngày ban hành Dụ đó, các tôn giáo khác không lập thành Giáo hộị Đặc biệt, PG lại có rất nhiều tông phái, mỗi tông phái có một lối sinh hoạt riêng, rất khó tiến tới một giáo hội duy nhất. Tổng Hội PGVN được thành lập ngày

6/5/1951 tại Huế sau Dụ Số 10 ban hành, cũng chỉ mới dự liệu sẽ thống nhất PG chia làm 2 giai đoạn, chứ chưa thống nhất thật sự.. Trong tình trạng như thế, Dụ Số 10 của Bảo Đại không đề cập đến PG vì PG chưa thống nhất thành 1 giáo hộị Riêng TCG đã lập thành 1 giáo hội từ lâụ Riêng GHCGVN được chia thành từng giáo phận, mỗi giáo phận lại được chia thành các giáo xứ có địa hạt rõ ràng. Về phương diện tổ chức nội bộ, Giáo hội La Mã có một bộ giáo luật (canon) chung cho tổ chức giáo hội trên toàn thế

giớị Mỗi giáo phận lại có luật giáo phận (directory) dành cho địa phương theo mẫu hướng dẫn của tòa thánh. Các đơn vị tổ chức này có cơ cấu hành chánh và tài chánh chặt chẽ, nên cần có một quy chế pháp lý để việc điều hành không bị lạm dụng. Các Hoa Kiều Lý Sự Hội cũng đã có cơ cấu tổ chức từ lâu. Do đó, Dụ Số 10 dự liệu sẽ có 1 quy chế riêng cho TCG và các Hoa Kiều Lý Sự Hội. Nếu PG lúc đó kết thành một giáo hội duy nhất thì Dụ Số 10 cũng sẽ đề cập tới.

Tuy Dụ Số 10 có dự liệu như thế, nhưng thật ra 13 năm sau đó, quy chế này vẫn chưa được áp dụng cho TCG. Đúng ra Ủy Ban Liên Phái PG chỉ nên đề nghị làm một quy chế chung cho mọi tôn giáo thay vì chỉ làm riêng cho TCG như đã dự liệu trong Dụ Số 10 thì hợp lý hơn, vì PG cũng đang hình thành một giáo hộị

Mặt khác, quan niệm quy chế tôn giáo là một thứ "quyền lợi" cũng là một quan niệm sai lầm. Kinh nghiệm cho thấy, sau khi chính phủ NĐ bị lật đổ, một số Giáo phái PG đã vội thành lập Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, biểu quyết một Hiến Chương vào ngày 4/1/1964, rồi ép buộc Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng phải duyệt y Hiến Chương đó bằng một đạo luật, đó là Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964. GHPGVNTN tuyên bố đã được mãn nguyện. Nhưng xét về hiệu quả pháp lý, GHPGVNTN có được hưởng quyền lợi gì hơn Tổng Hội PGVN bị chi phối bởi Dụ Số 10 không? Chắc chắn là không? Trái lại, GHPGVNTN đã gặp rất nhiều khó khăn về pháp lý không giải quyết được do các văn kiện đó gây ra và cuối cùng bị vỡ ra làm 2. Trong khi đó, quy chế dành riêng cho TCG dù chưa được ban hành nhưng họ không đòi hỏi gì cả. Khi CS chiếm miền Nam thì CS đã tìm cách đàn áp các tôn giáo, kể cả PG. CS dùng thủ đoạn để phá vỡ các tổ chức tôn giáọ Đối với PG, CS đã lập riêng ra GHPGVN (quốc doanh) và dùng nó để nuốt trôi GHPGAQ. Các vị sư tăng miền Trung phái Ấn Quang đã bị CS phản bộị Kẻ thù của họ thật ra không phải là TCG mà chính là CS.

Hiện nay, ở VNCS đang có một quy chế chung cho các tôn giáo, đó là Nghị Định số 69-HDBT ngày 21/3/1991, nhưng các giáo hội không những không hưởng được "quyền lợi" gì do quy chế đó đem lại mà còn bị khốn khổ vì nó. Như vậy sự tồn vong và phát triển của một tôn giáo không tùy thuộc vào quy chế của "đời" ban hành mà chính là tín lý, tổ chức và lòng tin của tín đồ. Người ta đã đem tôn giáo ra làm công cụ của chính trị mà không lo tổ chức, lo hoành dương đạo pháp như thời Lý-Trần mà chỉ lo làm chính trị, lo biểu tình, thích bạo động, gây hận thù, cực đoan, cấu kết với CS trong khi ý thức chính trị còn quá yếu,...rốt cuộc đã làm cho một giáo hội phôi thai phải tan tác. PG phải cần có một vị chân tu chuyên tâm lo phát dương Phật giáo khắp cả VN, biết tổ chức, thương chúng tăng, biết cởi mở để cùng các tôn giáo khác giúp dân tộc tiến tới chân lý, chớ không đưa họ vào lò lửạ Vị thiền sư này đang ở đâu?

Tóm lại Dụ Số 10 do Bảo Đại ban hành năm 1950 không hề mang màu sắc kỳ thị tôn giáo và không gây ảnh hưởng gì tới sự phát triển và tồn vong của PG. Như thế Dụ Số 10 chỉ là một hình thức, một quy chế pháp lý để việc điều hành không bị lạm dụng. Trong vấn đề này, PG lại coi đó như là một văn kiện kỳ thị tôn giáọ

- Về 3 đòi hỏi sau cùng, ta thấy rằng vấn đề yêu cầu để các tăng ni tự do hành đạo và truyền đạo thiếu căn bản thực tế. Trong 100 năm qua, ngoại trừ dưới chế độ CS, người ta chưa hề thấy bất cứ một chính phủ nào tại VN, kể cả dưới thời Pháp thuộc lại đi ngăn cản không cho PG hành đạo và truyền đạọ

Trong bài "Dân tộc và Phật giáo cuối thế kỷ 20" đăng trên Bông Sen số 17, sử gia Lý Khôi Việt đã nhận định :

"Chính trị VN suốt 100 năm nay, đã dành một số phận đen tối, khắc nghiệt nhất cho những đứa con VN ưu tú (ý nói PG) và dành một chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đưá con phản bội xấu xa (ý nói Công giáo)".

Thật là hết ý kiến. Nhận định của ông không đúng với thực tế. Trong cuốn "Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử" do nhà xuất bản Hoa Nghiêm ấn hành tháng 10/1964, TT Thích Tuệ Giác đã liệt kê vô số thành quả của PGVN đã đạt được từ 1920-1964, và ông kết luận :

"Phải nói rằng từ năm 1920 đến hết năm 1956, PGVN thật là một thời kỳ hưng thịnh. Số Phật tử càng ngày càng đông, các tổ chức thanh niên, sinh viên, học sinh Phật tử đều được sắp xếp quy củ.

"Các vị Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni đều là những vị có học vấn uyên bác, kinh sách đều được in ra rất nhiều, phổ biến rộng rãi trong giới Phật tử và những người mộ đạo Phật".

Những thành quả mà PG đã đạt được từ thời Pháp thuộc tới nay đã được các sách vở và báo chí PG tán dương cho thấy sử gia Lý Khôi Việt nói láo. Để tìm hiểu thêm, ta có thể đi sâu về vấn đề nàỵ


a) Sự phát triển của PG dưới thời Pháp thuộc :

Các tài liệu lịch sử cho thấy dưới thời Pháp thuộc, PG không gặp khó khăn nào trong việc thi hành Phật sự cũng như phát triển đạọ Trái lại, chính quyền thuộc địa đã dành mọi sự dễ dàng cho việc phát triển PG đến mức giới nhà Nho phải nghi ngờ rằng Phong trào Chấn Hưng Phật Giáo là một âm mưu nham hiểm của Toàn quyền Pierre Pasquier nhằm mê hoặc quần chúng bằng đạo Phật.

Pierre Pasquier được cử làm Toàn Quyền Đông Dương vào ngày 4/10/1926, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, ông phải trở về Pháp vào ngày 16/5/1927. Ngày 23/8/1928 ông được cử trở lại làm Toàn Quyền Đông Dương lần thứ haị Ông đến VN nhận chức ngày 26/12/1928. Kể từ đó, ở Pháp cũng như ở VN, người ta bàn tán đến kế hoạch "Phục hưng Phật Giáo" của Pasquier. Ng+ời Pháp cũng như nhà Nho tin rằng, để đối phó với phong trào chống Pháp do giới nhà Nho phát động khắp nơi, Pasquier đã khuyến khích Phong trào phục hưng Phật Giáo, giúp đạo Phật phát triển mạnh để thu hút dân chúng, nhất là giới trí thức, chú tâm vào việc nghiên cứu và tu luyện Thiền để họ đừng tham gia các phong trào chống Pháp của nhà Nho. Sự bàn tán tăng lên khi một vài nhân vật trong

chính quyền thuộc địa bắt đầu được nhà cầm quyền Pháp giúp thành lập các hội PG như ông Trần Nguyên Chấn trong Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, ông Lê Dư trong Hội PG Bắc Kỳ, v.v... Về sau, số sĩ phu và các viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa tham gia vào cà'c Hội Phật Học ngày càng đông, trong số này người ta thấy nhiều nhân vật danh tiếng như Ngô Văn Chương, Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn văn Cần, Lê Đình Thám, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đỗ Mục, Dương Bá Trạc, Bùi Kỹ,...

Toàn quyền Pasquier chết trong một tai nạn máy bay vào ngày 15/1/1934.

Sự phát triển của PG nhờ sự giúp đở của các viên chức thuộc địa cũng đã được ghi nhận trong báo chí của PG. Tờ Tiếng Chuông Sớm của PG số 1 ra ngày 15/5/1935, khi ban` về tình hình PG trong nước cũng dã nhìn nhận :

"Hiện nay, nhờ thế lực của các quan đại thần và của các bậc thượng lưu, hội đã lan tràn ra khắp Bắc Kỳ, đâu đâu cũng có chi bộ...."

Trước sự phát triển vượt bực của PG, Đảng Cộng Sản Đông Dương vội vàng công kích việc phục hưng nàỵ Nghị Quyết Chính trị của Đại Hội Đảng CS Đông Dưong lần thứ nhất, họp từ 27-31/3/1935 đã đề cập đến vấn đề này như sau :

"Cuộc vận động phổ biến và mở rộng tôn giáo như Đại Biểu Hội Nghị Chấn Hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ, lập trường dạy đạo Phật ở Cao Miên, cải lương đạo Phật...là những mưu đồ của đế quốc lấy mê tín che lấp tư tưởng giai cấp tranh đấu, để kéo quần chúng ra khỏi đường cách mạng tranh đấu".

Nghị Quyết của Ban Trung Ương Đảng trong phiên họp từ 6-8/11/1939 còn đả kích PG nặng nề hơn : "Đế quốc chủ nghĩa Pháp rất xảo quyệt, đã tìm cách lợi dụng những trào lưu tôn giáo để mê hoặc quần chúng. Những hội chấn hưng PG ở Bắc-Nam -Trung do bọn hưu quan và địa chủ cầm đầu có kế hoạch của sở mật thám chính trị bày vẽ".

Trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập III, Nguyễn Lang đã ghi nhận nhiều phản ứng về sự phát triển nhanh của PG.

Cụ Phan Khôi đã nêu lại các nghi vấn về sự phát triển của đạo Phật đề cập trong tờ Tràng An :

"Chúng tôi không chuyên một tôn giáo nào hết. Có người lo nếu PG thịnh thì VN sẽ trở nên lười, cho nên Pierre Pasquier Toàn Quyền là nhà chính trị nham hiểm, ký tên cho mấy hội Phật ở Đông Dương, làm mê họ bằng Phật Giáọ Chúng tôi không phải quan cố Toàn Quyền Pasquier, chúng tôi đâu biết được dụng ý của ngài".

Phan Khôi chưa tin vào dụng ý của Toàn Quyền Pierre Pasquier khi giúp đỡ phong trào Chấn Hưng Phật Giáo, nhưng ông than phiền PG xứ ta không làm gì cả.

Cũng trong nỗi lo sợ đó, một số nhân sĩ và nhà báo đã lên tiếng cảnh giác. Trên các số nguyệt san Pháp Am phát hành trong năm 1937, nhiều ký giả đã dặt nghi vấn về phong trào PHPG. Ký giả Quốc Tri hỏi định phục hưng PG để tạo thế lực ứng phó với thời cơ hay tạo thế lực cho bọ quen buôn thần bán thánh ? Ký giả Đông Giao cho rằng PG chỉ lo cho tương lai, chớ không lo cho hiện tại. Tờ Tràng An thì lại cho rằng đạo Phật chỉ nên dành cho người già (!).

Dù sao đi nữa trong thời kỳ Toàn Quyền Pasquier, Pháp đã dành nhiều sự ưu đãi để giúp đạo Phật phát triển khiến cho giới Nho sĩ và cả CS cũng ghen tức và họ chỉ trích, dèm pha PG như đã kể trên.

Trong khoảng thời gian này, các Hội Phật Học được thành lập khắp nơi và thực hiện được nhiều Phật sự quan trọng :

- Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học : do HT Thích Khánh Hòa và một số cư sĩ thành lập năm 1931. Hội này đã xây một thư viện Phật Học gọi là Pháp Bảo Phương và một Phật Học Đường. Hội đi thỉnh Tục Tạng Kinh và Đại Tạng Kinh đem về thư viện.

- Long Xuyên Phật Giáo Liên Hữu Hội do các cư sĩ Trần Huệ Dinh, Nguyễn Văn Chân và Đặng Văn Còn thành lập năm 1932.

- Hội An Nam Phật Học ở Huế do BS Lê Đình Thám thành lập năm 1932 và ông là Hội Trưởng đầu tiên của hội nàỵ Tại đây có một Trường An Nam Phât Học ở chùa Trúc Lâm do Lê Đình Thám và Thích Mật Khế thành lập năm 1934, đã đào tạo nhiều tăng sĩ danh tiếng của PG như *Thích Trí Quang, *Thích Thiện Minh, Thích Trí Thủ, *Thích Mật Thể, Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, *Thích Huyền Quang, *Thich Minh Châu...các *HT Thích Trí Độ và *Thích Đôn Hậu đã từng làm giám đốc và giảng sư của Trường An Nam Phật Học.



* : Các tăng sĩ đã hoạt động cho CS hay có liên hệ ít nhiều với CS. Ta có thể dừng lại nơi đây để bàn về :

Sự tương quan giữa Phật Giáo và Cộng Sản Việt Nam.

Vì sao ?

Sự liên hệ chặt chẽ giữa PG và CSVN được tìm thấy dễ dàng trong các tài liệu VC viết sau 30/4/1975, trong các bút ký của một số nhà lãnh đạo PG hay sử gia miền Nam VN, trong các tài liệu của Hội nghị Thế giới về Tôn giáo và Hòa bình (WCRP) và Hội nghị Á châu về Tôn giáo và Hòa bình (ACRP), trong "Violations of Human Rights in The Socialist Republic of VN" của Aurora Foundation năm 1989 và trong các tài liệu của các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác như Amnesty International,v.v... Sự liên hệ này được tìm thấy ngay cả trên các sách báo của các tăng sĩ hay cư sĩ PGVN xuất bản.

Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo và Tổng Nha Cảnh Sát VNCH trước đây cũng có hồ sơ đầy đủ chi tiết về các tăng sĩ và cư sĩ PG đi theo hay hoạt động cho CS. Riêng các tài liệu liên hệ đến TT Trí Quang và TT Minh Châu đã có lần được đem trình bày cho một vài ký giả ngoại quốc và VN cũng như một số nghị sĩ và dân biểu thân chính quyền tại Quốc hội Saigon trong một buổi họp kín khi những người này nêu thắc mắc về hành động của chính phủ VNCH đối với những hoạt động của PG. Được hỏi tại sao không bắt những người hoạt động cho VC, viên chức tiết lộ tài liệu đã nêu 2 lý do :

(1) Mọi hành động liên hệ đến tôn giáo đều phải được tính toán một cách thận trọng để tránh những phản ứng bất lợi về chính tri.. Chỉ khi nào quá cần mới bắt.

(2) Duy trì tình trạng đó để theo dõi các hoạt động nội thành của CS nhất là trong khối PGAQ. Phá một đường dây thì dễ nhưng móc nối lại để theo dõi thì rất khó.

Thử tìm hiểu mánh khoé của HCM. Ngày 19/5/1941, tại Pác-Bó, Cao Bằng, HCM tuyên bố thành lập Mặt Trận Việt Minh (MTVM). Mặt trận này được thành lập căn cứ vào Nghị Quyết của Hội Nghị Trung Ương lần VIII của Đảng CS Đông Dương (CSĐ) họp vào đầu tháng 5/1941. Theo Nghị Quyết này, MTVM sẽ quy tụ CÁC HỘI CỨU QUỐC. Đảng CSĐ được coi là một đoàn thể cứu quốc nên là thành viên của Mặt Trận này và có trách nhiệm lãnh đạo Mặt Trận.

Trong danh sách các hội cứu quốc của MTVM, người ta thấy có Hội Công Dân Cứu Quốc, Hội Nông Dân Cứu Quốc, Hội Thanh Niên Cứu Quốc, Hội Phụ Nữ Cứu Quốc, Hội Phụ Lão Cứu Quốc, Hội Nhi Đồng Cứu Quốc,.v.v... Về tôn giáo, người ta chỉ thấy có Hội Phật Giáo Cứu Quốc mà không thấy có Hội Cao Đài Cứu Quốc, Hội Phật Giáo Hòa Hảo Cứu Quốc hay Hội Công Giáo Cứu Quốc. Tại sao? Sẽ bàn sau.

Tháng 8/1945, khi mới cướp được chính quyền, thế lực còn yếu, HCM đã tìm cách ve vãn các tôn giáo để thu hút các tôn giáo đứng vào MTVM. Nhân dịp lễ Giáng Sinh, lễ Phật Đản hay Rằm Tháng 7, HCM thường gởi thông điệp chúc mừng các tín đồ liên hê..

Mặc dầu được ve vãn, các giáo sĩ Công giáo đã không tham gia MTVM vì biết mặt trận này là của CS. Trái lại, một số đông tăng sĩ PG đã gia nhập MTVM ngay từ khi mặt trận này thành lập và nhất là vào năm 1945 khi MTVM cướp chính quyền. Đa số các tăng sĩ gia nhập MTVM đều là người miền Trung, xuất thân từ Trường An Nam Phật Học ở Huế. Có lẽ họ đã chịu ảnh hưởng của 2 nhân vật quan trọng là HT Trí Độ (Giám đốc Trường An Nam Phật Học) và BS Lê Đình Thám (Hội Trưởng Hội An Nam Phật Học). Khi VM lên nắm chính quyền, HT Trí Độ được cử giữ chức Chủ Tịch Trung Ương Hội Phật Giáo Cứu Quốc, còn BS Lê Đình Thám trở thành Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bô.. Một số tăng sĩ của 2 tổ chức trên đã vào chiến khu hoạt động cho VM. Một số khác ở lại làm nội tuyến, thành lập những tổ chức ngoại vi nhằm giúp VC đánh bại phe Quốc gia và cùng với VC thiết lập chế độ CS. Nhưng khi hoàn thành sự nghiệp "giải phóng dân tộc", CS đã quay lại thanh toán PG. Trong khi các tôn giáo khác đã nhìn ra dã tâm của CS ngay từ đầu thì PG lại không nhìn thấỵ


* Hòa Thượng Thích Thiện Chiếu :

Không biết tên thật, sinh năm 1898 tại Rạch Giá (?), tu ở chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Ông là người có kiến thức rộng, ở trong Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học. Chính ông là người đầu tiên đem Chủ Nghĩa CS vào PG và biến chùa Tam Bảo thành căn cứ địa của kháng chiến. Năm 1940, ông đi theo phong trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa của CS ở Hóc Môn, Gia Đi.nh. Đến năm 1942, ông bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảọ Năm 1945, Pháp bị Nhật đuổi, VC cướp chính quyền, ông được đưa về làm Tỉnh Ủy Gò Công. Năm 1954, sau Hiệp định Geneva, ông theo VC ra Bắc. Củng cố xong miền bắc, HCM không dùng các thành phần tập kết ra Bắc nữa, ông được đưa vào Ủy Ban Xã Hội của Viện Triết Học rồi cho hưu trí. Ông chết tại Hà Nội vào ngày 23/8/1974.


* Thượng Tọa Thích Mật Thể :

Ông có tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1921 tại làng Nguyệt Biều, Hương Thủy, Thừa Thiên. Ông theo học HT Thích Giác Tiên ở chùa Trúc Lâm, Huế. Ông có soạn bộ "Việt Nam Phật Giáo Sử Lược". Ông thông thạo về Hán học. Về Tây học, ông học chưa tới nơi tới chốn, nhưng nhờ thông minh và chịu tự học, ông có kiến thức rất khá.

Năm 1945, ông gia nhập Hội Phật Giáo Cứu Quốc và làm Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc Thừa Thiên. Ông theo HT Trí Độ hoạt động tích cực cho VM. Nhờ ông và HT Trí Độ cổ võ, rất nhiều tăng sĩ trong Hội An nam Phật Học đã gia nhập Hội PG Cứu Quốc. Vì công trạng của ông, năm 1946 ông đã được CS bố trí làm Đại Biểu Quốc Hội khoá I. Ông là viên chức cao cấp đầu tiên của PG tham gia chính quyền.

Khi quân Pháp trở lại chiếm Huế, ông theo VM tản cư ra Đồng Hới rối đến Vinh. Cùng đi với ông có Đại Đức Thích Thiện Mẫn. Trước khi đi, ông tập họp một số tăng sĩ tại chùa Thế Chí ở Đại Lộc, tỉnh Thừa Thiên, dặn dò những người này những công việc phải làm. Tham dự cuộc họp này có các Đại Đức Thích Đức Trạm, Thích Mẫn Giác, Thích Thiện Ân và 2 cư sĩ. những người này sau đó đều trở về Huế. Trong thời gian chống Pháp, ông làm công tác hậu cần ở Liên Khu IV. Sau Hiệp định Geneva, ông không được CS miền Bắc tin dùng, ông quay lại phê bình chế độ nên bị quản chế ở Nghệ An. Nhiều người ở Nghệ An vào Nam cho biết ông phải lao động vất vả mới có ăn và chết năm 1961, lúc đó ông chỉ mới 49 tuổị Thích Mật Thể là người thông minh và hòa nhã, không có tham vọng chính tri.. Ông bị VC lừa nên theo. Khi ông khám phá ra sự gian dối của CS thì đã muộn.




Phần 6/62



* Thượng Tọa Thích Minh Châu :


Hiện nay Thượng Tọa Thích Minh Châu, cựu viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đang hoạt động rất mạnh trong khối "Phật Giáo Quốc Doanh Việt Nam", một công cụ của CS.

Thượng Tọa đã gôm nhiều giáo sư hay giảng viên từ các trường Đại Học Saigon để dạy thêm tại các lớp Cao Cấp Phật Học, nhằm đào tạo một thế hệ tăng ni cho chế độ CS. Trong quá khứ, là một điệp viên nằm vùng cho CS, ông đã góp công không ít trong việc phá hoại VNCH. Việc gì đã đem một con người có kiến thức như thế lún sâu vào cõi ô trọc ? Đây là một kinh nghiệm cho thấy khi con người đã bước chân vào cái tròng CS thì họ khó mà rút chân ra được. Khi chủ nghĩa CS nhập vào thì tinh thần Bồ-Tát phải ra đị Thế hệ sau nên nghiền ngẫm để tránh hoạ diệt thân.

Thượng Tọa Thích Minh Châu tên thật là Đinh Văn Nam, sinh năm 1918 tại xã Kim Khê, huyện Nghi Lộc, Nghệ An -- cùng tỉnh với quê ngoại của Hồ Chí Minh (HCM được sinh ra và lớn lên tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An).

Nói về tính giai cấp thì Đinh Văn Nam mang tính quí tộc phong kiến vì xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của Nam là ông Đinh Văn Chấp đậu tiến sĩ Hán học của nhà Nguyễn, có lẽ cùng thời với ông Huỳnh Thúc Kháng -- là một nhà nho tài giỏi, thông minh. Ông Chấp có nhiều vợ và 8 người con, theo thứ tự như sau : Đinh Văn Kinh là con trưởng, đến Đinh Văn Quang, Đinh Văn Nam (tức TT Thiện Minh), Đinh Văn Linh, Đinh Văn Phong, Đinh Thị Kim Hoài, Đinh Thị Kim Thai và Đinh Thị Khang. Anh chị em gia đình này rất thông minh, được học cả Hán học lẫn Tây học. Cụ Đinh Văn Chấp còn có nhiều vợ thứ.

Trong hồ sơ tại Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia có ghi năm 1940, Nam được bổ làm Thừa Phái tại triều đình Huế. Năm 1945, vua Bảo Đại trao quyền lại cho Hồ Chí Minh, ông Đinh Văn Chấp được Mặt Trận Việt Minh giao cho giữ chức vụ Chủ Tịch Ban Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-Lênin Nghệ An, sau đó thăng lên chức Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt Nghệ An.

Nam có người em ruột là Đinh Văn Linh làm Đại Sứ của Hà Nội tại Trung Quốc, sau làm chủ nhiệm tờ báo Quân Đội Nhân Dân. Linh được Hà Nội đưa vào tiếp thu tại miền Nam khi chính phủ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Nam cũng có người em rễ hụt là Trần Điền làm Đại Sứ của Hà Nội tại Cam-Bốt, thời Sihanouk còn nắm chính quyền. Cô Đinh Thị Kim Hoài, em của Nam, cho Điền là quê mùa nông dân nên không thích gá nghĩạ Điền không phải vì thế xấu hổ, trái lại vẫn luôn luôn giữ mọi liên hệ tốt đẹp với gia đình ông Đinh Văn Chấp. Sau này Hoài đã chấp nhận làm bé cho Tướng Nguyễn Sơn, một người hào hoa phong nhã của Mao Trạch Đông đưa về theo yêu cầu của Hồ Chí Minh.

Ðinh Văn Nam gia nhập Mặt Trận Việt Minh khoảng sau 1940 khi Mặt Trận này vừa được thành lập. Nhóm của ông thường họp tại chùa Cẩm Linh, Diệc Cổ Tự hay trụ sở của Hội Nghiên Cứu Phật Học Trung Kỳ ở trong nội thành của thành phố Vinh. Một tăng sĩ PG đã công khai phản đối việc dùng chùa chiền để làm nơi hội họp bí mật của nhóm nói trên là HT Thích Tuệ Chiếu.


* HT Tuệ Chiếu tên thật là Trương Thế Giám, trụ trì chùa Phước Hòa, Sầm Sơn, Thanh Hóa, là người thông thạo cả Hán học lẫn Tây học Ông đã đào tạo rất nhiều tu sĩ PG. Ông thường đến dạy cho các tăng ni và Phật tử ở Vinh về Phật học. Ông còn mở một lớp "Cours d'Adultes" (lớp dạy cho người lớn) ở Vinh để dạy Pháp văn cho những người lớn tuổi muốn học thêm Tây học. Ông biết chuyện một số người đã dùng chùa và trụ sở của PG hội họp làm chính trị nên lên tiếng phản đốị Ông bị hăm dọạ Các bạn đồng môn với ông là Hà Huy Tập, Trần Văn Tăng đều gia nhập Đảng CS, nhưng ông chống đối quyết liệt. Vào khoảng năm 1947, ông có liên hợp với Linh mục Hoàng Quỳnh ở Phát Diệm thành lập Mặt Trận Liên Tôn để đối phó với những sự khuấy phá và lộng hành của Mặt Trận Việt Minh.

Năm 1954, khi Hiệp định Geneva được ký kết, ông liên lạc với các làng Công giáo chung quanh để tìm cách di cư vào Nam nhưng đi không lọt. Trong vụ đấu tố năm 1957, HT Tuệ Chiếu bị chôn sống.

Đinh Văn Nam có gia đình năm 20 tuổị Vợ Nam là Lê Thị Bé, con một gia đình khoa bảng khác ở cùng làng là cụ Lê Văn Miến, vừa đậu Tây học, vừa thông Hán học nên làm giáo sư Hán văn và Pháp văn, sau vào dạy Quốc Tử Giám (đại học của triều đình) ở Huế.

Nam ở với vợ được 5 năm, sinh được 2 người con, một trai (Đinh Văn Sương) và một gái (Đinh Thị Phương). Vào 1943, Nam bỏ vợ vào Huế ở luôn, làm thừa phái tại Tòa Khâm và tiếp tục theo học tại trường Khải Định cho đến khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần. Từ đó Nam ít khi trở về quê thăm vợ con. Vợ ông phải làm việc vất vả để nuôi con.

Sau 30/4/1975, Lê Thị Bé từ Bắc được vào Nam thăm chồng do Đảng cho phép. Khi vào thì TT Minh Châu coi như không quen biết. Sau 10 ngày ở lại, Lê Thị Bé trở về miền Bắc, và từ đó đến giờ không nghe nhắc đến nữa...

Năm 1948, Nam vào tu tại chùa Từ Đàm và học ở trường An Nam Phật Học Huế; nhưng những người thân cận với gia đình ông nói rằng ông xuất gia trước khi VM cướp chính quyền năm 1945. Sau khi tốt nghiệp, Nam lấy pháp danh là Thích Minh Châụ Năm 1952, Thích Minh Châu được đưa sang Ấn Độ du học, ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học tại Đại Học Bihar; đi cùng với ông có Nguyễn Đình Kỳ, nhưng Kỳ ở lại Ấn Độ và chết bên đó. TT Minh Châu trở về VN năm 1964. Khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các tôn giáo nhất là các giáo phái và Phật Giáo muốn phát triển các đại học tự Phật Giáo tại Saigon cũng cần người trong hàng tu sĩ có văn bằng Tiến Sĩ để làm Viện Trưởng. Thích Minh Châu là người được chọn. Thời gian còn học ở Ấn Độ, Thích Minh Châu được Tòa Đại Sứ Bắc Việt ở đây móc nối giúp đỡ, nên ông thường trao đổi, hội họp với nhân viên Sứ Quán Bắc Việt giống như một đảng viên CS. Trong giai đoạn này, VNCH đã cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Ấn Độ vì chính phủ Ấn Độ dưới thời Thủ Tướng Nê-ru rất thiên Cộng.

Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia đã có nhiều tài liệu chứng minh rằng Thích Minh Châu là người hoạt động cho VC tại Ấn Đô.. Những hình ảnh qua lại giữa ông và những nhân vật cao cấp Hà Nội tại Ấn Độ kể cả Hồ Chí Minh được trưng ra, nhằm không chấp nhận việc cho Thích Minh Châu về Miền Nam. Sau nhiều lần tranh cãi, Tướng Nguyễn Khánh phải nhượng bộ thuận cho Thích Minh Châu về Miền Nam nhưng Viện Hóa Đạo phải cam kết là không để cho Thích Minh Châu hoạt động chính trị nào, nhất là tái hoạt động cho CS.

Về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Thích Minh Châu cho lập ngay nhóm CS nằm vùng ngay trong Viện bất chấp lời cam kết của Viện Hóa Đạọ Thượng Tọa Thích Trí Quang đưa Nguyễn Trực chỉ huy nhóm nàỵ Với danh nghĩa là về Huế để liên lạc Phật sự, nhóm này đã không thể qua mắt dược các nhân viên tình báo VNCH về mọi hoạt động của họ với Khu Ủy Trị Thiên - Huế do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ đạo (CS Bắc Việt trá hình).

Thượng Tọa Thích Minh Châu luôn luôn tự hào về mình là không theo một phe phái nào trong sự tranh chấp nội bộ Phật Giáo, nhất là giữa 2 khối Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang. Nhiệm vụ của ông chỉ là giữ lòng trung kiên và hành động theo đúng với Đảng CS mà thôị Ngày 30/4/1975, Viện Đại Học Vạn Hạnh trở thành cơ sở công khai hoạt động "cách mạng".

Những người trong nhóm Nguyễn Trực (lúc này Trực mang cấp Trung Úy VC) đã đón VC tại Ngã Tư Bảy Hiền vào thẳng Viện Đại Học Vạn Hạnh, và cũng từ đó Viện Đại Học này bị xóa tên : Viện Đại Học Vạn Hạnh trở nên cơ sở của Viện Khoa Học Xã Hội TPHCM của VC. TT Thích Minh Châu đã hiện nguyên hình là một cán bộ cao cấp của VC. Những thời gian kế tiếp, ông đã cùng với các Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ biến Phật Giáo thành một lực lượng vững chắc của chế độ CS., một danh từ được chào đời để gán cho những tu sĩ thân cộng :"Phật Giáo Quốc Doanh". Vì công tác, TT Thích Minh Châu không ngần ngại tiêu diệt mọi thành phần đối lập đi ngược lại đường lối của ông như các TT Thích Thiện Minh, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Thông Bửu,... Các sự phản kháng của những TT trên đều được ông báo cáo đầy đủ cho CS. Có lần ông báo cáo đích danh TT Quảng Độ là người phá hoại công cuộc thống nhất PG.

Mặc dù HT Thích Trí Tịnh được đưa lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh, nhưng trong thực tế, HT Thích Đức Nhuận (của miền Bắc, vừa qua đời vào 1/1994) điều hành phần Giáo Hội PGVN (quốc doanh) miền Bắc, còn HT Thiện Minh điều hành phần Giáo Hội PGVN miền Nam. HT Thích Minh Châu còn làm hiệu trưởng trường Cao Cấp Phật Học ở 716 đường Nguyễn Kiện (tức Võ Di Nguy nối dài cũ), Phú Nhuận, huấn luyện các tăng ni về Phật học dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê và cũng là giảng viên thường trực về môn này cho Trường Cao Cấp Phật Học tại chùa Quán Sứ Hà Nội.

Ông là một tăng sĩ có uy tín nhất đối với Đảng và nhà cầm quyền CSVN hiện naỵ Mặc dầu đã góp công lớn trong việc làm tan rã Giáo Hội PGAQ, ông vẫn được một số Phật tử của Giáo Hội này quý mến và tôn sùng.


Hòa Thượng Thích Huyền Quang :

Theo dõi cuộc đời của HT Huyền Quang, một bài học được rút ra là đối với các vị tu hành, CS đã đưa họ lên một vị thế hữu danh vô thực để làm công tác dân vận nhằm lôi kéo tín đồ theo ho.. Một nhà tu hành bị lôi kéo vào thế giới chính trị xảo quyệt của CS nhưng không hành trang cho mình một sự hiểu biết rõ rệt về môi trường này đã đưa ông đi từ thất bại này tới thất bại khác và cuối cùng ông cũng không thoát khỏi bàn tay lông lá của CS; mộng đưa Phật Giáo thống nhất dưới sự lãnh đạo của Ấn Quang cũng là hư không.Ông có tên thật là Lê Đình Nhàn, sinh năm 1917 tại Bình Định. Thủa nhỏ, ông theo học ở Phật Học Đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh, sau về học Phật Học Đường Long Khánh, Bình Đi.nh. Năm 1945, ông gia nhập Hội Phật Giáo Cứu Quốc của HT Trí Độ, giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc Bình Định, sau đó ông đdược chọn làm Khu Ủy Viên Liên Khu 5 kiêm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 từ 1945-1951.

Năm 1951, HCM quyết định sát nhập Mặt Trận Việt Minh (trong đó có các Hội Cứu Quốc) và Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam thành Mặt Trận Liên Việt, các hội cứu

quốc bị hủy bỏ, trong đó có Hội Phật Giáo Cứu Quốc. Vì thế, TT Huyền Quang bị mất chức Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5. Ông không theo kịp sự chuyển hướng chính trị trong đường lối của Đảng nên đã phản đối và bị bắt giam từ 1952-1954 mới được trả tự do.

Trong "Đơn cứu xét nhiều việc" đề ngày 25/6/1992 gởi nhà cầm quyền Hà Nội, HT Huyền Quang nói rất rõ :

"Giáo Hội Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 cũ (trong Mặt Trận Việt Minh) được thành lập đồng lúc với các đoàn thể cứu quốc khác, sau ngày khởi nghĩa mùa thu 1945, tại các tỉnh: Nam, Ngãi, Bình, Phú. Sau 6 năm làm việc cứu quốc, như các tổ chức nhân dân khác, đến năm 1951, Mặt Trận Liên Việt Liên Khu 5, buộc chúng tôi mở đại hội tại Bồng Sơn, Bình Định, để lấy quyết định "chuyển hướng công tác" bằng cách : cắt bỏ 2 chữ cứu quốc và giao hết quần chúng Phật tử qua các tổ chức nhân dân khác. Phật Giáo chúng tôi bấy giờ, sau đại hội trên chỉ còn cái tên là Hội Phật Giáo Liên Khu 5 không có quần chúng. Mặt Trận Liên Việt cắt đứt hết mọi liên hệ với Phật Giáo chúng tôị Tôi chống việc làm đó nên bị bắt giam tại Quảng Ngãi từ 1952-1954".

Mặc dầu đã ở trong vùng CS chiếm đóng tại Liên Khu 5 từ 1945-1954, làm việc và ở tù dưới chế độ CS, ông tỏ ra không am tường nhiều về CS.

Ngoài chuyện ông không hiểu tại sao HCM giải tán các Hội Cứu Quốc năm 1951 như đã nói trên, ông còn phạm một lỗi lầm to lớn là sau khi VC chiếm được miền Nam, ông và Viện Hoá Đạo Ấn Quang đã vội vàng thương lượng với Hội Phật Giáo VN (quốc doanh) miền Bắc để thống nhất PG 2 miền và tạo uy thế cho Giáo Hội Ấn Quang.

Sự vội vàng này đã để lộ cho CS thấy ngay tham vọng của các tăng sĩ trong Viện Hóa Đạo Ấn Quang nên CS đã tìm cách gây mâu thuẫn nội bộ và diệt từng phần. Gom không được Hội PGVN miền Bắc vào Giáo Hội AQ, ông và các tăng sĩ trong GHAQ đã tổ chức Đại Hội Phật Giáo kỳ 7 để củng cố nội bộ và quay lại chống chính quyền. Nhưng CS đã ra tay. Trong cuộc lục soát chùa AQ của lực lượng an ninh CS vào đêm 6/4/1977, ông đã bị bắt giam cùng với một số tăng sĩ cao cấp khác. Ông đã bị truy tố và đưa ra Tòa Án Nhân Dân tại Saigon xét xử ngày 8/12/1978. Ông bị phạt 2 năm tù treo.

Trong phiên tòa nói trên, Viện Kiểm Sát CS có đọc lời tự thú của ông khi bị giam ở công an như sau :

"Từ trước đến nay, chủ trương chúng tôi là bất hợp tác với chính quyền. Chúng tôi xin xác nhận rằng, trong quá khứ cũng như từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, chúng tôi có những việc làm sai trái với đường lối, chính sách, luật pháp của chính quyền. Những tội lỗi này do chúng tôi gây ra".


Thật là đáng buồn. Trước 1975, không một chính quyền nào, kể cả chính quyền "độc tài gia đình trị + tàn ác + bất nhân + kỳ thị tôn giáo + đàn áp dã man" của Ngô Đình Diệm lại đang tâm bắt một vị sư phải nói lên những điều này, dù rằng "có những việc làm sai trái", "bất hợp tác với chính quyền".

Kế tiếp, tháng 11/1981, GHPGVN được thành lập và CS coi như GHAQ đã gia nhập vào giáo hội này, nhưng ông và một số tăng sĩ trong Viện Hoá Đạo đã chống lại việc sát nhập đó. Ông được cử làm Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thay thế HT Thích Trí Thủ đã di vào GHPGVN nên tháng 2/1982 ông bị bắt và bị chỉ định cư trú tại chùa Hội Phước, xã Nghĩa Chánh trong thị xã Quảng Ngãi.

Văn là người (Le style, c'est l'homme). "Đơn cứu xét nhiều việc" đề ngày 25/6/1992 gởi nhà cầm quyền CS của ông đã được cắt xén và trau chuốt cả hình thức lẫn nội dung trước khi phổ biến.

Nhưng khi được bản sao toàn văn của đơn này đã làm cho một số nhân sĩ PG thất vọng, vì qua đó người ta nhận ra kiến thức và sự hiểu biết của ông có giới hạn và từ đó đã đưa ông đến những nhận định sai lầm. Ông có tinh thần đố kỵ Công giáọ Bất cứ khi nào có cơ hội, ông đều đưa Công giáo ra để suy tỵ hay mĩa mai.

Trong "Đơn xin cứu xét nhiều việc", ông hỏi tại sao Nhà nước quốc doanh hóa PGAQ mà không quốc doanh hóa Giáo Hội Thiên Chúa Giáo ?

Phải chăng Nhà Nước đã "xem kẻ thù như quý khách" và xem PG là "con nhà nghèo" ?

Trong dịp lên tiếng tại chùa Linh Mụ ngày 3/5/1992 nhân đám tang HT Đôn Hậu, ông hỏi tại sao các linh mục Công giáo được tự do hành lễ, còn ông không được Ban Tổ Chức cho hành lễ ở Huế ?

Chính sự thiếu hiểu biết và ganh ghét này đã gây những phản ứng không thuận lợi cho cuộc đấu tranh mà ông đang phát động. Lòng thù hận của ông đã bộc lộ một cách công khai khi viết cũng như khi nóị

Trong văn thư số 248 CV/TGCP ngày 25/7/1993 gởi HT Huyền Quang, Ban Tôn Giáo Chính Phủ của CSVN đã trả lời những điểm mà ông khiếu nại bằng những lời lẽ khá gay gắt, nhất là về điểm 1 liên quan tới việc HT Đôn Hậu và Trí Thủ đem GHAQ sát nhập vào GHPGVN. Ban Tôn Giáo kết luận :

"Yêu cầu ông nhận rõ lẽ phải và đạo lý, nhận rõ sai lầm khuyết điểm đối với đạo, đối với đất nước, đối với pháp luật để thành tâm sửa chữa và chuyên tâm tu hành vì sự nghiệp cao cả phụng sự dân tộc và đạo pháp".

Ông đã gặp "thứ dữ".

HT Huyền Quang không phải là đảng viên CS. Trong quá khứ, ông chỉ tham gia các hoạt động ngoại vi của Đảng nên đã không hiểu nhiều về đường lối, chiến lược, chiến thuật và thủ đoạn của CS. Ông bị mang họa do sự thiếu hiểu biết này.

Herés is Thich Nhat Hanh's statement :

Statement of the Venerable Thich Nhat Hanh on the Vietnam National Day, November 1, 1966. This is a statement directly ađressed to my brothers in the National Liberation Front (NLF). This comes after my appeal to religious leaders, humanists, and intellectuals of all countries, asking them to denounce all intentions of the United States and the Communist bloc to extend the war in Vietnam. Vietnam National Day has the symbolic value of the co-operation of all Vietnamese, whether they are in the NLF or not, in the struggle against dictatorship, in the spirit of national revolution, in the will of selfđetermination.

I would like to take the opportunity to appeal for the co-operation of all patriotic Vietnamese, which is absolutely necessary in this struggle for peace and national independencẹ No Vietnamese will refuse this struggle for peace and independencẹ That is why there is no reason for brothers to kill each other.

THERE WERE VIETNAMESE WHO HAVE BEEN SUPPORTING THE NLF BECAUSE THEY ARE CONVINCED THAT THE FRONT IS FIGHTING FOR NATIONAL INDEPENDENCẸ THERE ARE MANY OTHER VIETNAMESE WHO DO NOT SUPPORT THE FRONT BECAUSE THEY SUSPECT THAT THE FRONT MAY BE DRIVING THE NATION TO COMMUNISM. THIS WORRY IS INCREASING EVERY DAY, BECAUSE, AS WAR GOES ON, AS THE US INCRESES ITS ARMY AND WEAPONS, THE FRONT HAS TO LEAN MORE AND MORE ON THE COMMUNIST BLOC TO BE ABLE TO COPE WITH THE US AND THUS BECOME MORE AND MORE AN INSTRUMENT OF THE COMMUNIST BLOC.I OPPOSE THE US BECAUSE OF ITS VIOLATION OF VIETNAMESE SOVEREIGNTY, AND ITS DIRECT ENGAGING IN THE KILLING OF VIETNAMESẸ I ALSO OPPOSE THE COMMUNIST INTENTION TO MAKE USE OF THE NATIONALISTIC FEELING OF THE VIETNAMESE PEOPLE TO SERVE THEIR IDEOLOGỴ BUT I RESPECT ALL PATRIOTIC VIETNAMESE WHO ARE

SINCERELY STRUGGLING FOR PEACE, INDEPENDENCE AND SELFĐETERMINATION ABOVE ALL ELSE.

I am calling for my brothers in the NLF to recognize the presence of patriotic, non-Front blocs of citizens who are anti-Communist, but who are also opposing US policy, and seek to establish as soon as possible dialogue, co-operation and unity, beyond ideology, for the common purpose of Vietnamese selfđetermination. Thus could the Vietnamese people become capable of preventing the manipulation of the Front by the Communist bloc, and effectively stop US interference in Vietnam affairs which violates the principle of selfđetermination.

That dialogue and co-operation between different groups in South Vietnam will certainly result in the establishment and guarantee of genuine neutrality in South Vietnam, eliminating all influences from the American and Communist blocs and realizing the peace that the people of Vietnam so desire.

We ask our brothers to act in order to avoid in time the threat of total destruction brought about by the US and the threat of Communism inflicted on us by the Communist bloc. ONLY THE CO-OPERATION BETWEEN NON-COMMUNIST GROUPS AND THE FRONT CAN LEAD VIETNAM OUT OF THIS DANGEROUS SITUATION.

I pray for love to be seen among brothers and for the realization by all Vietnamese that their future and survival does not depend on the US, the Soviet Union, or China, but on the co-operation of the Vietnamese themselves."

Năm 1967, Đại Đức Nhất hạnh cho xuất bản cuốn "Vietnam, Lotus in a Sea of Fire, a Buđhist Proposal for Peace" (Việt Nam, Hoa sen trong biển lửa, môt đề nghị hòa bình của Phật giáo), nói về cuộc tranh đấu của PG từ 1963-1966 và những chết chóc tang thương do Hoa Kỳ và quân đội VNCH gây rạ Ông lên án Ngô Đình Diệm đàn áp PG, Nguyễn Cao Kỳ độc tài quân phiệt và ca tụng HCM là anh hùng dân tộc. Ông tuyên bố MTGPMN do những người quốc gia chống chế độ Ngô Đình Diệm lập ra chứ không phải do Hà Nội lập ra, nhưng vì Mỹ đã đổ quân và vũ khí vào VN, nên họ "nghiêng theo khối CS, và càng ngày càng trở thành công cụ của khối CS", nhưng ở dưới ông lại trích dẫn lời của Lê Duẩn tuyên bố trong Đại hội đảng kỳ 3 (1960) xác nhận "Đảng ta" lãnh đạo Mặt Trận.

Trong bộ Lịch Sử Đảng CSVN do Nhà xuất bản Sách Giáo khoa Mác-Lênin ở Hà Nội ấn hành, Hà Nội chính thức xác nhận rằng MTGPMN được thành lập do Nghị Quyết của Đại hội III của Đảng CSVN họp tại Hà Nội vào tháng 9/1960. Đại Đức Thích Nhất Hạnh biết rõ điều đó, nhưng khi làm công tác tuyên truyền cho VC, ông đã cố tình bóp méo sự thật để biện hộ cho sự xâm lăng của Hà Nội.

Năm 1968, khi hòa đàm Paris bắt đầu họp, ông được cử làm phát ngôn viên chính thức của GHPG Ấn Quang ở hải ngoạị Đại Đức Nhất Hạnh đã ra hải ngoại năm 1964, thường trú tại Pháp. Nhưng chỉ sau 30/4/1975 một thời gian, tất cả những ai đồng quan điểm với lời kêu gọi của thầy Thích Nhất Hạnh đều thấy mình bị lừa và đa số phải chịu trận, kẻ chết, người bị cầm tù. Thầy đã bắt đầu thối lui, không còn làm chính trị nữa, và từ đó lo tu đạo và chỉ lo hoằng dương đạo pháp từ nước Pháp. Đọc những bài ông viết sau 1977, người ta thấy lập trường chính trị của ông đã có nhiều thay đổi.

Thầy nói thì hay lắm. Đạo Phật là đạo tu chứ không phải là đạo trị quốc. Đạo và đời đã bị nhập chung làm một, từ đó đem đến cảnh "nước mất nhà tan".



b) Thành lập Nhóm Hòa Giải, sau đổi thành Lực Lượng Quốc Gia Tiến Bộ :

Sau Đại hội PG kỳ 3 của GHPG Ấn Quang tổ chức tại Saigon ngày 20/8/1968, luật sư Trần Ngọc Liễng tuyên bố thành lập Nhóm Hòa Giải gồm 25 ngườị Nhóm này sau biến thành Lực Lượng Quốc Gia Tiến Bô.. Ngày 15/11/1969, LS Liễng đưa ra một tuyên bố khẳng định "hướng đi của dân tộc VN là hòa bình trên cơ sở độc lập, tự do và dân chủ". Tiếp theo, ông kêu gọi thành lập một chính phủ hòa giải để chấm dứt chiến tranh, triệt thoái quân đội ngoại lai ra khỏi miền Nam thật sớm. Các báo ở Saigon hỏi ông tại sao không nói gì về phía CS, ông không trả lờị Mục tiêu của bản tuyên bố này là yểm trợ cho các đòi hỏi của Bắc Việt tại hòa đàm Paris.


c) Tuyên ngôn 6 điểm của Phái đoàn PG Ấn Quang :

Tháng 10/1970, TT Thích Thiện Minh cầm đầu một Phái đoàn PGVN qua Nhật Bản dự Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Tokyo từ 16-22/10/1970. Phái đoàn này gồm có TT Thích Thiện Minh, TT Thích Huyền Quang, TT Thích Mình Tâm, Đại Đức Thích Nhất Hạnh (phát ngôn viên) và 2 cư sĩ Ngô Văn Giáo và Vĩnh B ửu. Tại hội nghị nói trên, phái đoàn đã đưa ra đề nghị 6 điểm của PGVN như sau :

- Các phe lâm chiến phải bắt đầu xuống thang ngay lập tức để đạt đến một cuộc ngưng bắn toàn diện vào lúc 18 giờ chiều 30 Tết Tân Hợi (tức 26/1/1971).

- LHQ sẽ chỉ dịnh một nhóm quốc gia trung lập để họp thành Ủy Hội Kiểm Soát Ngưng Bắn gồm cả đại diện của Quân đội VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam VN.

- Chính phủ VNCH phải phóng thích các tù nhân chính trị, sinh viên, trí thức, tu sĩ và tất cả những người đã bị tạm giam vì tranh đấu cho hòa bình và chủ quyền của dân tộc.

- Chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt tình trạng thối nát, độc tài và bất lực ở miền Nam VN bằng cách để cho người Việt tự do chọn đại diện đa số dân chúng có bản chất hòa giải dân tộc, không liên kết và có đủ khả năng để :

o Thương thuyết với chính phủ Hoa Kỳ về thời biểu triệt thoái mau chóng toàn thể quân lực Hoa Kỳ ở VN và những liên hệ ngoại giao, văn hóa và kinh tế giữa Hoa Kỳ và VN.

o Thương thuyết với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam VN về những thể thức tổng tuyển cử để bầu lên một chính phủ đại diện cho mọi khuynh hướng chính trị ở Nam VN, một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do dưới sự giám sát quốc tế, trong đó mọi người VN thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào đều có thể tham dư..

- Các chính phủ Hoa Kỳ, Sô-viết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và các quốc gia liên hệ khác cộng tác với nhau để chấm dứt đau khổ của người dân Việt bằng cách ủng hộ đề nghị này cho chính người Việt đề rạ

- Các phe lâm chiến tại VN, nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới, các giáo hội tôn giáo và các nhà nhân bản cấp thời hành động để thúc đẩy các quốc gia có trách nhiệm về chiến tranh VN chấm dứt cuộc chiến tranh tại VN, Kampuchea và Lào.

Từ các danh từ và văn từ được xử dụng đến nội dung của bản tuyên bố đều giống hệt các bản tuyên bố của MTGPMN. Bản tuyên bố được viết với lối hành văn lập pháp hay quyết định thay vì nhẹ nhàng của một đề nghị của một tổ chức quốc tế về tôn giáo và hòa bình. Sau bản tuyên bố trên, GHPG đã làm mất cảm tình của hầu hết các quốc gia trên thế giớị Phái đoàn Đan Mạch đã vặn hỏi tại sao PGVN chỉ đòi quân đội Mỹ rút ra mà không đòi tất cả các quân đội ngoại nhập phải rút, trong đó có cả quân đội CS Bắc Việt, Phái đoàn PGVN không trả lời được.


5. Thành lập "chính phủ Phật Giáo" để giao cho VC :

Tạp chí Quê Mẹ số 125 & 126 tháng 10-11/1993 đã công bố bản tự thuật của HT Thích Đôn Hậu về cuộc gặp gỡ giữa ông và TT Phạm Văn Đồng năm 1976. Bản tự thuật cho biết vào tháng 4/1975, PG đã thành lập Chính Phủ Phật Giáo Dương Văn Minh để giao miền Nam cho CS Hà Nộị Sau đây là phần liên hệ đến vấn đề này được đề cập trong bản tự thuật của HT :

TT Phạm văn Đồng :

"- Đấy, theo Cụ biết, trong khi người Mỹ đi rồi, Thiệu xuống rồi, PG lại âm mưu lập chính phủ PG, đưa Dương Văn Minh lên làm TT. Lập làm gì vậy ? Lập chính phủ đó để đánh với Cách Mạng phải không ?

HT đáp :

- Chuyện ấy có, Phật Giáo chúng tôi có lập Chính Phủ. Nhưng thế nàỵ Thưa Thủ Tướng. Chúng tôi đã hỏi các vị trong Viện Hóa Đạọ Các vị cho biết như sau : HT nên nhớ rằng, PG chúng ta không ngu si đến độ lập CP Phật Giáo, sau khi Mỹ đã bỏ miền Nam, Thiệu vơ vét của cải đi rồị Của cải, thế lực ở miền Nam VN chẳng còn gì, mà Cách Mạng đã đến bên lưng. Ông DVM cũng không đến nỗi dại gì muốn lên làm TT lúc ấy.

Các vị ở Viện Hoá Đạo nói tiếp : PG chúng ta, con sâu con kiến cũng thương, huống gì con người ! Đã 30 năm chiến tranh, chết chóc đau thương chồng chất. Bây giờ đây nếu thả lỏng để ông già lụ khụ Trần Văn Hương tuyên bố :

"Đánh" ! Thử hỏi cả 2 bên tham chiến chết bao nhiêu người nữa ? Muốn hạn chế sự chết chóc và tài sản của đồng bào, nên PG chúng ta phải có chủ trương. Lúc bấy giờ, chẳng còn ai lo cho đất nước, ai cũng chạy trối chết, PG đâu thể ngồi như vậy mà nhìn ? Nên phải lập CP, đưa DVM lên làm TT. Nhưng không phải lập để đánh với Cách Mạng.

Thủ Tướng hỏi :

- Vậy tại sao DVM lên, tuyên bố giữ mảnh đất cuối cùng, nếu không phải để đánh với Cách Mạng thì để làm gì ?

Tôi hỏi Thủ Tướng :

- Khi DVM tuyên bố như vậy, về sau có nổ phát súng nào không ?

- Không.

- Như vậy, DVM chỉ tuyên bố thôi, chứ không cốt đánh". Chính phủ PG nói trên, khi mới nhận chức vào ngày 29/4/1975,

Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố :

- Hoa Kỳ phải rút khỏi VN trong vòng 24 giờ kể từ ngày 29/4/1975.

- Hoa Kỳ phải tôn trọng các quyền cơ bản của dân tộc VN, quyền tự quyết của nhân dân VN và chấm dứt mọi sự dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ miền Nam VN.



* Võ Đình Cường, Nguyễn Trực và Tống Hòa Cầm :

Võ Dình Cường sinh năm 1922 tại Sịa, xã Thạch Bình, Quận Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Học lực trung học đệ nhất cấp, làm giáo viên trường Bồ Đề Huế và xuất bản sách báo PG.

Năm 1940, khi BS Lê Đình Thám thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục ở Huế thì Võ Đình Cường là một trong các Phật tử đầu tiên gia nhập tổ chức nàỵ Cụ Đinh Văn Chấp và BS Lê Đình Thám là những người hướng dẫn cho Đoàn. Năm 1944, BS Lê Đình Thám thành lập tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ, Võ Đình Cường trở thành một Huynh trưởng Phật tử cốt cán trong tổ chức nàỵ Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, Võ Đình Cường tham gia ngay Hội Phật Giáo Cứu Quốc cùng với một số đông tăng sĩ và Phật tử nòng cốt trong Hội An Nam Phật Học. Hội Phật Giáo Cứu Quốc ở Huế do Thích Mật Thể làm Chủ ti.ch. Cuối năm 1946, Lê Đình Thám tản cư về Liên Khu V của CS còn cụ Đinh Văn Chấp, thân phụ của Thích Minh Châu, về Liên Khu IV. Cả Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục lẫn tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ đều giao cho Võ Đình Cường quán xuyến. Võ Đình Cường đã chịu ảnh hưởng lớn lao tư tưởng và cuộc đời của BS Lê Đình Thám và cụ Đinh Văn Chấp, cả 2 người này đều chủ trương dung hợp Phật Giáo với chủ nghĩa Mác-Lênin. Bác sĩ Lê Đình Thám được cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền nam Trung Bộ còn cụ Đinh Văn Chấp làm Chủ Tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-lê và sau đó làm Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt của CS Liên Khu IV. Võ Đình Cường quyết tâm đi theo con đường của 2 bậc trưởng thượng.

Vì tình trạng chiến tranh, các thành phần cốt cán trong Gia Đình Phật Hóa Phổ tản cư mỗi người một nơi nên tổ chức này phải ngưng hoạt đ ộng. Đến cuối năm 1947, khi Pháp ổn định xong tình hình ở Huế, Hội Việt Nam Phật Học hoạt động trở lại và đặt trụ sở tại số 1b đường Nguyễn Hoàng ở Huế, Võ Đình Cường và Phan Cảnh Tú vận động tái lập Gia Đình Phật Hóa Phổ và mượn trụ sở Hội An Nam Phật Học làm nơi sinh hoạt tạm thờị Ngày Chủ Nhật 18/1/1948, Võ Đình Cường chính thức làm lễ ra mắt tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ mới tại chùa Từ Đàm. Tham dự trong lễ ra mắt này người ta còn thấy những Phật tử nhiệt thành như sau : Tống Hồ Cầm, Hoàng Thị Kim Cúc, Cao Chánh Hựu, Văn Đình Hy, Đặng Tống, Lê Văn Dũng, Phan Cảnh Tuân, Phan Xuân Sanh, v.v... Những người này về sau đều nằm trong Ban Cố Vấn Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử và Võ Đình Cường trở thành người lãnh đạọ Năm 1951, tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ được đổi thành Gia Đình Phật Tử.

Võ Đình Cường cho xuất bản cuốn "Ánh Đạo Vàng" để phổ biến tin thần Phật Học trong giới Gia Đình Phật Tử, nhưng không có gì sâu sắc vì trình dộ văn hóa tổng quát cũng như Phật học của ông chưa đủ. Đến năm 1950, nhóm học tăng trung học của Phật Học Đường Báo Quốc phải soạn tập "Phật Pháp" cho các thanh thiếu niên học. Nhóm này đều là học trò của BS Lê Đình Tháng và cụ Đinh Văn Chấp trước đây, trong đó có Minh Châu, Đức Tâm, Trí Không, Thiện Ân và Chân Trí.

Sau khi TT Trí Quang từ Quảng Bình trở lại chùa Từ Đàm, Võ Đình Cường đã hợp tác với TT Trí Quang phát triển tổ chức Gia Đình Phật Tử, đi về từng xã thiết lập các Khuôn Hội Phật Giáọ Tinh thần của tổ chức này vẫn là tinh thần mà BS Lê Đình Thám đưa ra : dung hợp Phật Giáo với chủ nghĩa Mác-lê, dùng cuốn "Phật giáo và nền dân chủ mới" của Phật Giáo Liên Khu V CS làm cẩm nang. Cả TT Trí Quang lẫn Võ Đình Cường luôn cổ võ cho chủ nghĩa CS. Nhân vật thứ hai đứng bên Võ Đình Cường là Tống Hồ Cầm. Cầm làm nhà in nên đã giúp Võ Đình Cường kinh tài bằng cách in các sách về Phật Giáo và kinh Phật. Cả 2 đã sống bằng nguồn lợi tức nàỵ

Võ Đình Cường còn có một đồng chí là Tôn Thất Dương Kỵ, ông này cũng là một Phật tử cực đoan và thân Cô.ng. Tôn Thất Dương Kỵ cùng Phạm Văn Huyến và Cao Minh Chiếm giúp Thích Quảng Liên phát động phong trào ngụy hòa để làm suy giảm tinh thần chống Cộng tại miền Nam VN nên đã bị chính phủ Phan Huy Quát tống xuất ra miền Bắc ngày 19/3/1965.

Sau khi hiệp định Geneva được ký kết, VC đã phái Nguyễn Trực đến phụ giúp Võ Đình Cường. Nguyễn Trực người Thừa Thiên, một đảng viên CS, mang quân hàm Trung úy, tuy học lực thấp nhất trong nhóm, nhưng làm Bí thư chi bộ, có nhiệm vụ thâu lượm tin tức và báo cáo tình hình cho Khu Ủy Tri.-Thiên-Huế, nhận lãnh và thi hành các chỉ thị của cơ quan nàỵ Cơ quan tình báo cũng như Cảnh sát VNCH có đầy đủ hồ sơ của Nguyễn Trực. Dưới thời Ngô Đình Diệm, Nguyễn Trực đã bị công an bắt giam vì hoạt dộng cho VC. Nhưng sau khi Ủy Ban Liên Bộ và Ủy Ban Liên Phái PG ký thông cáo chung, TT Trí Quang đã đòi thả Nguyễn Trực rạ Năm 1964, Nguyễn Trực bị cảnh sát bắt trở lại, nhưng TT Trí Quang đã điều đình và bảo lãnh về. Dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Trực bị cơ quan An ninh Quân đội bắt một lần nữa vì vẫn tiếp tục hoạt động cho VC, nhưng TT Trí Quang làm áp lực mạnh và xin bảo lãnh, cơ quan An ninh Quân đội đành thả cho y về. Khi các cuộc đấu tranh miền Trung chấm dứt, bộ chỉ huy được chuyển vào chùa Ấn Quang ở Saigon, Nguyễn Trực vào điều khiển nhóm cán bộ nằm vùng tại Đại học Vạn Ha.nh. Võ Đình Cường cũng vào Saigon, ở đường Phan Thanh Giản, Quận 3, khu trước bệnh viện Bình Dân. Ngày 30/4/1975, Nguyễn Trực xuất hiện với quân hàm Trung úy, súng K54 bên hông, đứng ra điều động Ban Giảng huấn và một số sinh viên Đại học Vạn Hạnh đi ra Ngã Tư Bảy Hiền đón "quân giải phóng". Sau đó Nguyễn Trực lên làm Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Quận 3. Hầu hết Ban Giảng Huấn Đại học kể cả Thích Minh Châu, đều phải đến trình diện Nguyễn Trực và được cấp giấy chứng nhận. Nguyễn Trực cũng là người tiếp thu Đại học Vạn Hạnh.

Nhưng năm 1981, Nguyễn Trực đứng ra tổ chức vượt biên để lấy tiền. Nội vụ bị bại lộ, Nguyễn Trực bị truy tố ra tòa và bị phạt 4 năm tù và sau đó bị loại khỏi đảng. Sau khi Nguyễn Trực đã bị vào tù, một đứa con trai của Nguyễn Trực đã vượt biên lọt, định cư tại Californiạ Sau khi ra tù, Nguyễn Trực ở với 3 người con gái tại Saigon và chờ đứa con trai bảo lãnh qua Hoa Kỳ.

Trong các biến cố PG miền Trung gây ra từ 1963-1966, Võ Đình Cường và Nguyễn Trực đã hoạch định mọi kế hoạch và chiến thuật dưới sự chỉ đạo của Bộ Chỉ Huy VC ở Thừa Thiên và đẩy TT Trí Quang chạy theo.

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Võ Đình Cường đã cho biến các Khuôn Hội PG ở Thừa Thiên thành những chi bộ giống như tổ chức của Đảng CS. Vừa nắm quyền, vừa nắm quân, Võ Đình Cường đã không coi TT Trí Quang ra gì. Ông hoàn toàn bị nhóm Võ Đình Cường bao vâỵ Khi cơ quan chính quyền hay đoàn thể muốn lấy ý kiến hay thương lượng vấn đề gì với TT Trí Quang cũng như các ký giả muốn gặp ông, Võ Đình Cường đều kiểm soát trước và quyết định cho gặp hay không. Có lần Võ Đình Cường đã nói thẳng với các nhà báo :"Thích Trí Quang thì cũng phải qua đây".

Đầu tháng 4/1975, khi VC đã chiếm Đà Nẵng, BS Trần Kim Tuyến và Tướng Nguyễn Cao Kỳ định làm đảo chánh lật đổ TT Thiệu để tổ chức lại quân độị BS Trần Kim Tuyến có bàn với TT Trí Quang thì ông đồng ý ngay, với điều kiện sau khi lập chính phủ mới, phải lập Hội Đông Hòa Giải Hòa Hợp gồm 3 thành phần như Hiệp định Geneva đã quy đi.nh. Thành phần thứ nhất đại diện chính quyền VNCH, thành phần thứ hai đại diện Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và thành phần thứ ba là đại diện PG Ấn Quang. Nhưng khi Võ Đình Cường đến họp chung với một vài nhóm khác thì Võ Đình Cường tuyên bố dứt khoát rằng sau khi đảo chánh phải lập ngay chính phủ liên hiệp 3 thành phần, tuyên bố trung lập và người Mỹ phải rút hết khỏi miền Nam. BS Tuyến có nhắc lại ý kiến của TT Trí Quang thì Võ Đình Cường trả lời :"Tôi là người quyết định chớ không phải Thích Trí Quang". Vụ âm mưu đảo chánh này bất thành. Sau ngày 30/4/1975, Võ Đình Cường và TT Thích Minh Châu đứng lên lãnh đạo khối PG Ấn Quang. Ngày 4/6/1977, công an xét chùa Ấn Quang, bắt Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và một số tăng sĩ chống đối, Võ Đình Cường đã đóng vai trò chủ lực trong Ban Vận Động Thống Nhất PG để đưa Giáo Hội PG Ấn Quang vào quốc doanh.

Võ Đình Cường được Mặt Trận Tổ Quốc giao cho làm Tổng Biên tập tạp chí Giác Ngô.. Ông đã dùng tờ báo này công kích các tăng sĩ chống lại sự khống chế PG của chính quyền, tấn công các tăng sĩ chống lại việc đưa Giáo Hội PG Ấn Quang gia nhập vào Giáo Hội quốc oanh. Tăng sĩ bị lên án nặng nhất trong vụ này là Hòa Thượng Thích Trí Đô.. Tống Hòa Cầm là Quản Lý của tạp chí nàỵ Dưới bút hiệu Tống Anh Nghị; Tống Hòa Cầm đã viết rất nhiều bài yểm trợ nhà cầm quyền CS thành lập GHPGVN để gôm PG về một mốị Năm 1992, Võ Đình Cường được Đảng cho về hưu và đưa TT Thích Trí Quảng lên làm Tổng biên tập thay thế. Tống Hòa Cầm vẫn tiếp tục làm Quản Lý, nhưng cũng đã cho một đứa con trai vượt biên qua định cư tại Hoa Kỳ để phòng khi bị thất sủng...

Trong tờ Bông Sen số 18, ông Trần Tam Nguyên (tức sử gia PG Lý Khôi Việt) đã cho biết trong tang lễ của HT Thích Đức Nhuận, Pháp chủ Giáo hội quốc doanh, qua đời tại Hà Nội vào tháng 1/1994, Saigon có gởi một phái đoàn 26 người đến dự, trong đó có Võ Đình Cường. Trần Tam Nguyên có hỏi một người bạn "chuyên viên về PG" Saigon :"Tại sao có anh Cường mà không có Thầy Trí Quảng ?".

Anh này cười và đáp :"Điều này có nghĩa Thầy Trí Quảng không có uy tín bằng hay không được tin cậy bằng anh Cường, dưới con mắt Nhà N+ớc". Võ Đình Cường là một thành phần cuồng tín và cực đoan trên 3 phương diện : đề cao PG, phục vụ CS và chống Công giáo.

Tất cả hoạt động của Võ Đình Cường đều nhắm vào 3 mục đích nàỵ Những người thân tín nhất với Võ Đình Cường đã nói rằng từ năm 1945 đến nay, Võ Đình Cường vẫn tin rằng chỉ có Phật Giáo và CS mới có thể cứu dân tộc VN. Võ Đình Cường đã biến thuyết dung hợp PG với CS để cứu nước của BS Lê Đình Thám thành thuyết liên hiệp PG với CS để hóa giải Công giáo.

Nhưng cũng như TT Trí Quang, trình độ kiến thức và khả năng của Võ Đình Cường rất giới hạn, không thể hệ thống hóa được chủ thuyết muốn đưa ra để hướng dẫn hành động, nên đã đi từ cuồng vọng đến xuẩn động và thay vì cứu PG và dân tộc, đã biến PG thành nạn nhân của chế độ CS và trở thành công cụ cho những mưu đồ đen tốị Phật tử chân chính, cũng như các tín đồ các tôn giáo khác, ngày nay sẽ không còn như xưa bị lôi kéo vào những mưu dồ chính trị như trong quá khứ khi người ta dùng tôn giáo để hướng họ qua những mục tiêu chính tri.. Hoằng dương đạo pháp để PG được trường tồn : đúng; dùng PG để làm chính trị : sai; đây cũng là lý do của bài báo nàỵ.

Tại miền Nam trước 30/4/1975, có một số tăng sĩ hoạt động ít nhiều liên hệ với CS như Thích Quảng Liên, Thích Hộ Giác, Thích Quảng Độ, Thích Bữu Phương, Thích Nhất Hạnh, Thích Mật Thể.... Số các tăng sĩ miền Bắc tham gia vào các hoạt động tương tợ như Thích Pháp Dõng, Thích Minh Nguyệt, Thích Huệ Phương, Thích Viên Minh, Thích Không Không, Thích Pháp Tràng, Thích Pháp Long, Thích Huệ Quang...trong các Ủy Ban PG Cứu Quốc ở miền Nam, hoặc các HT Thích Dức Nhuận (Pháp chủ Hội đồng Chứng Minh), Thích Kim Cương Tử (Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương), Thích Tâm Thông (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương), Thích Tâm Tứ (Phó Tổng thư ký Văn phòng Trung ương), Thích Tâm Tịnh (Trưởng Ban Trị sự)...trong Giáo Hội PG nhà nước hiện nay.

Ngoài ra còn vô số cán bộ CS nằm vùng đội lốt nhà sư mà người ta không biết được. Trường hợp TT Thích Quảng Liên, nguyên Ủy viên Giáo dục vụ trong Tổng Vụ Pháp Sự của GHPG Ấn Quang, là trường hợp cần được tìm hiểu kỹ hơn. Chính ông đã thành lập Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình và Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, một tổ chức ngụy hòa của VC tại miền Nam vào ngày 27/2/1965 và làm Chủ Tịch Phong Trào nàỵ Các thành viên của 2 tổ chức đó đã bị chính quyền miền Nam tống xuất ra Bắc hay đưa ra tòa xét xử và tuyên án rất nặng, nhưng ông không hề bị liên lụy gì. GHPG Thống Nhất đã giao cho ông làm hiệu trưởng Trường Bồ Đề ở Saigon, nhưng khi GH này bể làm đôi, ông chiếm đoạt luôn tài sản của GH, không chịu giao cho bên nào.

Ông hợp tác với TT Minh Châu điều khiển GHPGVN (quốc doanh) ở miền Nam. Vào ngày 9/6/1993, nhân ngày húy của TT Quảng Đức, tại Tu viện Quán Âm ở Thủ Đức, ông tuyên bố sẵn sàng làm nhịp cầu để phe PG quốc doanh và chống quốc doanh bắt tay nhau.



Phần 7/62



- Long Xuyên Phật Học cũng do HT Khánh Hòa cùng một số cư sĩ thành lập năm 1934 ở chùa Long Phước, Trà Vinh, thu nhận cả tăng lẫn ni\.

- Hội Bắc Kỳ Phật Giáo thành lập tại Hà Nội năm 1934 do các HT Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo và một số cư sĩ danh tiếng như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Ngô Văn Tố, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Năng Quốc, Dương Bá Trạc, v.v... Cư sĩ Nguyễn Năng Tố được bầu làm Chủ Ti.ch\.

- Phật Học Kiêm Tế Hội do HT Thích Thiện Chiếu thành lập năm 1936 ở chùa Tam Bảo, Rạch Giá\. Hội này tuyên bố cổ võ cho bất cứ học thuyết nào có đủ phương pháp làm cho chúng sanh khổ được vui và kêu gọi hướng dẫn PG đi theo đường lối của Đảng CS Đông Dương.

- Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục do BS Lê Đình Thám thành lập tại Huế năm 1940. Cụ Đinh Văn Chấp, Tiến sĩ Hán học, thân phụ HT Minh Châu, phụ trách giảng dạy về Nho học và Lão học, còn Lê Đình Thám hướng dẫn về Phật học cho thanh niên Phật tử. TT Trí Quang sau này cũng xuất thân từ chỗ này\.

- Gia Đình Phật Hóa Phổ cũng do BS Lê Đình Thám lập năm 1944 để giáo dục các thiếu nhi Phật tử\. Tổ chức này có một ban hướng dẫn gồm các cư sĩ sau đây : Văn Đình Hy, Đặng Tống, Lê Văn Dũng, Phan Cảnh Tuân, Cao Chánh Hựu, Phan Xuân Sanh, v.v... Đây là những thành phần hoạt động tích cực khi phong trào PG miền Trung nổi lên\. Võ Đình Cường là người chủ chốt trong vụ nàỵ Năm 1951, một hội nghị Gia Đình Phật Giáo Phổ được tổ chức tại Huế đã quyết định đổi tên thành Gia Đình Phật Tử\.

- Hội Chỉnh Lý Tăng Già Bắc Việt do HT Thích Tố Liên thành lập năm 1949, đến tháng 9/1950 đổi thành Hội Tăng Già Bắc Viê.t\.

- Hội Phật Tử Việt Nam do một số cư sĩ thành lập năm 1949 tại chùa Chân Tiên Hà Nô.i\.

- Hội Phật Học Nam Việt do hai cư sĩ Mai Thọ Truyền và Lê Ngọc Diệp lập tại Saigon năm 1950\.

- Phật Học Đường Bao Quốc do Thích Trí Thủ thành lập năm 1950 ở Huế. Phật Học Đường này thu nhận các học tăng khắp Trung, Nam, Bắc, cung cấp giảng sư cho các Tỉnh Hội Phật Giáo Miền Trung. HT Tịnh Khiết trụ trì ở chùa Tường Vân được tôn làm Hội Chủ\.

- Giáo Hội Tăng Già Nam Việt do TT Thích Thiện Hòa và TT Thích Thiện Hoa thành lập năm 1952 tại cùa Ấn Quang, Saigon\.

- Hội Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam do các cư sĩ Huỳnh Văn Đơn, Lữ Huỳnh Anh và Nguyễn Văn Vân thành lập tại Saigon năm 1953.

- Hội Lục Hòa Phật Tử Việt Nam do các cư sĩ Lê Văn Điền, Phạm Văn Tân và Lê Văn Kiều thành lập tại Gia Định năm 1954.

- Chùa Ấn Quang được HT Thích Thiện Hòa cho xây cất năm 1949. Đầu tiên đây chỉ là một cái am có tên là Trí Tuệ Am, ở đường Lorgeril (tức Sư Vạn Hạnh), Chợ Lớn, sau gọi là chùa Ứng Quang. Tại đây Phật Học Đường Ứng Quang được thành lập, sau đổi thành Phật Học Đường Nam Việt và chùa Ứng Quang thành chùa Ấn Quang.



Phong Trào Phục Hưng Phật Giáo tại Thừa Thiên bị giảm bớt sau cuộc "Cách Mạng Tháng 8" năm 1945, vì một số tăng sĩ quan trọng đã đi theo Mặt Trận Việt Minh. Mãi đến năm 1951, khi Pháp đã chiếm lại phần lớn Đông Dương và VC đã rút lui vào các chiến khu, việc phát triển PG mới bắt đầu mạnh trở lạị

Nhìn Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo nở rộ dướì thời Pháp thuộc, chúng ta có thể tin rằng kế hoạch phục hưng Phật Giáo của Pasquier là có thật.


b) Sự phát triển Phật Giáo dưới thời Đệ I Cộng Hòa :



Từ 1955-1963, sự phát triển của PG rất đáng kể, không thua gì thời Pháp thuộc. Ngoài các đoàn thể và cơ sở PG được thành lập dưới thời Pháp thuộc vẫn iếp tục hoạt động và phát triển, chính phủ Diệm đã cho phép thành lập rất nhiều tổ chức mới như :

- Hội Linh Sơn Phật Học được thành lập năm 1955 tại chùa Linh Sơn, Cô Giang, Saigon.

- Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam do TT Thích Độ Lượng và Thích Huyền Minh thành lập năm 1955 tại Phan Thanh Giản, Saigon.

- Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam thành lập năm 1955 tại Đề Thám Saigon.

- Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam thành lập tại Đà Nẵng năm 1955.

- Hội Việt Nam Phật Giáo thành lập năm 1957 tại đường Phan Đình Phùng saigon.

- Giáo Hội Lục Hòa Tăng Việt Nam thành lập năm 1957 tại chùa Long Vân, Gia Đi.nh.

- Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam thành lập năm 1957 tại chùa Kỳ Viên, Phan Đình Phùng Saigon.

- Hội Bồ Đề Đạo Tràng thành lập năm 1957 tại Âm Bồ Đề, Châu Đốc.

- Hội Phật Giáo tại Trung Phần thành lập năm 1957 tại chùa Từ Đàm, Huế.

- Hội Phật Tử Việt Nam thành lập năm 1958 tại chùa Đại Giác, Saigon.

- Giáo Hội Khất Sĩ Ni Giới Việt Nam thành lập năm 1958 tại Gia Đi.nh.

- Hội Phật Giáo Quan Âm Phổ Tế thành lập năm 1959 tại Phan Thanh Giản Saigon.

- Hội Việt Nam Phật Giáo Liên Hữu thành lập năm 1959 tại Saigon.

- Hội Từ Thiện PGVN thành lập năm 1959 tại chùa Huệ Lâm, Saigon.

- Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Vĩnh Bình thành lập năm 1960 tại chùa Ông Mẹt, Vĩnh Bình.

- Hội Tứ Giáo Phật Học VN thành lập năm tại chùa Tam Bửu Biên Hòa năm 1961.

- Hội Phật Học Nguyên Thủy Ba Xuyên thành lập năm 1962 tại Ba Xuyên.

- Giáo Hội Cư Sĩ Phật Đường Nam Tông thành lập năm 1962 tại Saigon.

- Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn thành lập năm 1963 tại Saigon.


Những thành quả mà PG đã đạt được dưới thời Đệ I Cộng Hòa đã dược Nguyễn Lang liệt kê trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (tập III), trang 304-307 như sau :


- Chỉnh đốn lại Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và đem về đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang.

- Nhiều tu viện, chùa và Phật Hoc. Đường đã được xây dựng như tu viện Nguyễn Thiều ở Bình Định, tu viện Quảng Hương Già Lam, Chùa Xá Lợi, Phật Học Đường Phước Hòa ở Trà Vinh, Nhi Học Viện Từ Nghiêm ở Saigon, v.v...

- Mở nhiều khoá huấn luyện tăng ni ở chùa Ấn Quang như khoá Tu Nghiệp Trụ Trì và Như Lai Sứ Giả năm 1957, lớp Phật Học Phổ Thông năm 1958. Giáo Hội Tăng Già VN cũng đã thành lập ban giảng sư lưu động năm 1959 để đi huấn luyện tăng ni trên khắp miền Nam VN.

- Các đại hội của Phật Giáo được mở liên tục như Đại Hội Tổng Giáo Hội VN kỳ 2 năm 1956, kỳ 3 năm 1957, Đại Hội Ni Bộ Miền Nam ở chùa Huê Lâm năm 1956, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Trung Việt kỳ 3 năm 1958, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc kỳ 3 năm 1959, Đại Hội Hoằng Pháp Toàn Quốc năm 1960, v.v...

- Các tạp chí Phật Giáo đua nhau ra đời như Phật Giáo Việt Nam, Liên Hoa, Văn Hoá, Từ Quang, v.v... Trong cuốn "Phật Giáo tại Việt Nam", ông Mai Thọ Truyền cho biết lúc ông Diệm lên cầm quyền, số chùa tại miền nam là 2206 cáị Dướt thời ông Diệm số chùa lên đến 4776 cái, tức là tăng 2570 cái; trải ra cho 43 tỉnh miền Nam, thì mỗi tỉnh tối thiểu có 59 ngôi chùa mới; chùa cũ và mới cộng lại sẽ cho thấy mỗi tỉnh có trung bình 111 ngôi chùạ Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare", Marguerite Higgins ghi nhận rằng chính phủ Diệm đã đóng góp 9 triệu đồng để trùng tu và xây cất chùa chiền. Có tất cả 1295 ngôi chùa đã được trùng tụ Riêng chùa Xá Lợi, ông Diệm đã góp vào 2 triệu đồng và sau đó còn cho xử dụng 7 lần tiền đua ngựa để xây cất.

Sự kiện mà một tỉnh có tối thiểu 59 ngôi chùa mới và tối đa 111 ngôi chùa chen chúc nhau từ thôn xã này đến làng kia, đó là một biểu tượng của sự tự do tôn giáo phát triển cực mạnh và sung mãn vô song. Việc bảo trợ và yểm trợ xây cất chùa chiền là dấu hiệu của một lòng sùng mộ thành tín đối với tôn giáo của nhà cầm quyền biết tôn trọng tôn giáo của các tôn giáo bạn.

Có một điều ít ai để ý là chính TT Diệm là người đầu tiên và duy nhất đã đem lại cho Phật Giáo một màu sắc dặc biệt mà trước đây tôn giáo này không hề có. Ngay từ những năm đầu của chế độ, ông đã lo việc thôi thúc các cơ quan liên hệ phải tìm cách để yểm trợ và tiếp tay với công việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản và Rước Ngọc Xá Lợi năm 1956 (17/5/1956) qua các dường phố thật hết sức trọng thể. Số người tham dự đại lễ tại Saigon có tới vài vạn ngườị Rồi mỗi năm cứ thế tiếp đến 1960, Lễ Phật Đản có tổ chức rước đuốc, xe hoa trên nhiều đường phố. Năm 1961 Đại Lễ Phật Đản được tổ chức ngay tại vận động trường Quân Độị Năm 1962, LPD được tổ chức tại chùa Xá Lợị Tiếp đến là ngày 8/5/1963 tại Saigon, Đại Lễ Phật Đản được tổ chức một cách hết sức trọng thể, đông người tham dự, tuy bầu không khí hơi căng thẳng\.



c) Sự phát triển của Phật Giáo thời Đệ II Cộng Hòa :


Sau 1/11/1963, sau khi hạ TT Diệm xong, "làm chủ" đất nước, nhóm PG cực đoan thừa thắng xông lên, làm áp lực buộc chính quyền mới phải tuân theo ý muốn của ho..

Mặc dầu quy chế chung cho tất cả các tôn giáo chưa được soạn thảo và ban hành, không coi thể thống quốc gia ra gì, GHPGVNTN mới thành lập đã làm áp lực bắt buộc chính quyền phải công nhận bằng một đạo luật Hiến Chương mà Giáo Hội này đã đệ trình, gây nên những rối loạn pháp lý mà chỉ vài năm sau đó, Giáo Hội Ấn Quang đã là nạn nhân của những đòi hỏi phi lý đó. Sau đây là những tổ chức PG được thành lập dưới thời "độc tài quân phiệt" Đệ II Cộng Hòa :

- Viện Cao Đẳng Phật Học được thành lập ngày 13/3/1964, có quyền cấp Cử nhân Phật học, Cao học Phật giáo và Tiến sĩ Phật học.

- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) do 11 tông phái và hội Phật Giáo thành lập ngày 4/1/1964, được duyệt y bằng Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14/5/1964.

- Giáo Hội Thiền Tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964 tại Gia Đi.nh.

- Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do liên phái Phật Bửu Tự, Bửu Lâm Tự, Bình Hòa Tự, Long Quang Tự, Chơn Đức Tự và Giác Lâm Tự thành lập tháng 12/1964, tách khỏi GHPGVNTN.

- Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam do cư sĩ Nguyễn Trọng Tố thành lập tại Nha Trang năm 1965.

- Phật Hội Lục Phương Tông do 2 cư sĩ Võ Văn Trọng và Nguyễn Văn Toàn thành lập tại Saigon năm 1965.

- Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ do TT Thích Tọa Giác Nhiên thành lập tại Gia Định năm 1966.

- Hội Phật Giáo Phụng Sự Xã Hội do TT Thích Tâm Châu thành lập tại Saigon năm 1967.

- Việt Hàn Phật Giáo Tương Trợ Hội do 2 TT Thích Tâm Châu và Suk Kyung San thành lập tại Saigon năm 1967.

- Giáo Hội Đạo Tràng Thiên Học do tu sĩ Trần Rinh thành lập năm 1968 tại Hóc Môn, Gia Đi.nh.



Phật Giáo bắt đầu xây dựng những cơ sở to lớn : khởi đầu là Việt Nam Quốc Tự ở đường Trần Quốc Toản Saigon, sau đó là chùa Vĩnh Nghiêm, Viện Đại Học Vạn Hạnh và các cơ sở khác khắp miền Nam VN. Ngày 24/4/1964, khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự trên cơ sở đất rộng 45,000 m2. Sở đất này tọa lạc tại một địa điểm khá quan trọng trong thành phố, được chính phủ cho thuê với giá tượng trưng. Tuy gọi là cho thuê nhưng trong thực tế là biếu luôn.

Trong cuốn Bạch Thư 31/12/1993, HT Tâm Châu cho biết, để xây cất Việt Nam Quốc Tự, Tướng Nguyễn Khánh đã cúng 10 triệu, Tướng Nguyễn Cao Kỳ cho vay 50 triệụ Số tiền này được giao cho các TT Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ và Thích Từ Nhơn, nhưng các TT này giữ tiền luôn, không chịu xây cất chùạ Chi phí xây cất VNQT lúc đó được ước lượng khoảng từ 60-70 triệu đồng VN. Nhưng vì sự lộng hành của TT Trí Quang trên chính trường miền Nam từ 1964-1966, khối PGAQ bị tan vỡ ra làm hai, các tông phái miền Bắc và miền Nam tách rời khỏi GHPGAQ. Những hậu quả này không phải do chính quyền mà do TT Trí Quang và nhóm PG miền Trung gây rạ


Như thế trong 5 điều đòi hỏi của PG :

1- Yêu cầu Chính phủ VNCH thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ PG.

2- Yêu cầu PG phải được hưởng một chế độ đặc biêt như các Hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi
trong Dụ Số 10.

3- Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ PG.

4- Yêu cầu cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạọ
5- Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền tội xứng đáng.


Thì yêu cầu "cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạo" không đúng với thực tế. Sử gia PG Lý Khôi Việt dám viết :"Chính trị VN suốt 100 năm nay, đã dành một số phận đen tối, khắc nghiệt nhất cho những đứa con VN ưu tú (ý nói PG) và dành một chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đưá con phản bội xấu xa (ý nói Công giáo)". Như thế các tăng sĩ chùa Từ Đàm có lẽ đã thưà biết rõ là các điều (1), (2), (4) và cả (5) là không đúng như họ đã tố cáo, nhưng họ vẫn cứ làm to chuyện để có lý do là lật đổ TT Diệm, một chế độ được họ mệnh danh là "chế độ Thiên Chúa Giáo". Và qua các câu chuyện vừa kể trên người ta thấy động lực đấu tranh chính trị chính là sự tỵ hiềm về tôn giáo mà ra chứ không phải là sự kỳ thị ( tôn giáo) ở trong luật pháp hay trong thực tế . Đây là điều mà ta cần nhớ rõ để quay lại khúc phim lịch sử này ("Theo Đỗ Mậu" trong VNMLQHT thì TT Trí Quang muốn lật độ TT Diệm vì chế độ này nếu tồn tại chỉ mang chính nghĩa cho CS, còn ông chống độc tài quân phiệt vì chế độ này làm tay sai cho ngoại bang). Mặt khác người ta không ngạc nhiên khi thấy Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo đưa ra 5 yêu sách của PG thì Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ đã chấp nhận một cách nhanh chóng, vì những đòi hỏi đó phù hợp với tình trạng thực tế lúc đó của thời cuộc.



* Câu chuyện giữa Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo và Ủy Ban Liên Bộ :



TT Thích Tâm Châu đã lập một Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ngày 15/5/1963. Ngày 25/5/1963, Ủy Ban này họp tại chùa Xá Lợi ở Saigon, ra tuyên ngôn tuyên bố tranh đấu cho 5 nguyện vọng của PG kể trên. Sau đó là những cuộc biểu tình và tuyệt thực xảy ra liên tiếp. Chính phủ đã xử dụng Cảnh sát Dã chiến để ngăn chặn các cuộc biểu tình và kiểm soát hoạt động đấu tranh của các chùa chiền.

Khi cuộc tranh đấu của PG ngày càng gia tăng, ngày 4/6/1963, một Ủy ban Liên Bộ được chính phủ thành lập để giải quyết các đòi hỏi của PG. Ủy Ban này gồm có Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương và Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần. Ngày 5/6/1963, Ủy Ban Liên Bộ họp với Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo lần đầu tiên. Phái đoàn PG gồm có các TT Thiện Minh, Tâm Châu, Thiện Hoa, Huyền Quang (Thư ký) và Đức Nghiệp (Phó thư ký). TT Thiện Minh làm Trưởng đoàn.

Trong khi thương thuyết với Ủy Ban Liên Bộ, Võ Đình Cường cho áp dụng chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" để đạt thắng lợi tối đạ Các chiến dịch biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu được phát động khắp nơị Vụ HT Thích Quảng Đức tự thiêu cũng nằm trong chiến thuật nàỵ Có thể nói trong giai đoạn gây xáo trộn này, PG đã thường dùng các phương thức sau đây : biểu tình bạo động quá khích, nổi lửa tự thiêụ

Sau khi tin HT Quảng Đức tự thiêu và ngày 11/6/1963 được loan đi khắp thế giới, ngày 12/6/1963 HT Thích Tịnh Khiết từ Huế vào saigon. Phó TT Thơ liền mời HT Tịnh Khiết họp với Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ, nhưng Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo thấy rằng đưa HT Tịnh Khiết đi thương thuyết không có lợi vì HT quá hiền lành và ngay thật, nên TT Tâm Châu nói rằng sau 5 ngày tuyệt thực, HT Tịnh Khiết đang mệt, không họp được. Ngày 13/6/63, Phật tử treo cờ khắp nơị Ngày 14/6/63, 2 Ủy Ban họp lần thứ hai tại Hội Trường Diên Hồng. Vì TT Diệm ra lệnh phải đi đến một thỏa hiệp nhanh chóng, nên 2 Ủy Ban đã họp ngày họp đêm trong suốt 3 ngày liên tục, đến ngày 16/6/63, cả 2 Ủy Ban đã ký kết một thông cáo chung gồm những diểm sau đây :



- Quy định lại thể thức treo cờ quốc gia và cờ PG : Cờ PG khi treo chung được làm nhỏ hơn 1/3 quốc kỳ.

- Tách các hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ Số 10.

- Chính phủ cam kết không trả thù những người tham gia cuộc vận động thực hiện 5 nguyện vọng của PG.

- Bảo đảm quyền tự do truyền đạo của Phật tử.

- Trừng phạt những người có trách nhiệm trong vụ thảm sát ở Huế và bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

Thông cáo chung vừa được ký xong thì Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo vội đưa về cho HT Tịnh Khiết viết vào một chữ KHÁN rồi ký tên vào chỗ dành cho Tổng Thống. Khi Thông Cáo Chung được chuyển qua Phủ Tổng Thống, mọi người nhìn thấy chữ ký của HT Tịnh Khiết ở chỗ dành cho Tổng Thống, đều lắc đầụ Tuy nhiên TT Diệm vẫn cầm viết và phê vào :"Những điều được ghi trong Thông Cáo Chung này đã được tôi chấp nhận nguyên tắc ngay từ đầu".

Các sử gia PG cho đây là một thắng lợi của PG. Tất cả nguyện vọng của PG đều được chấp thuận. Một buổi lễ tang dự trù cho HT Quảng Đức ngày Chủ Nhật 16/6/63 tại chùa Xá Lợi qui tụ hàng chục vạn người; rồi khoảng hàng trăm ngàn Phật tử tham dự bỗng trở thành đám biểu tình và bị cảnh sát dàn chàọ Xô xát kéo dài 45' trước chùa Xá Lợị Vụ tự thiêu của HT Quảng Đức chỉ là một chiến thuật của TT Trí Quang, nhưng quần chúng Phật tử quay lòng căm thù vào ông Diệm; TT Trí Quang muốn dùng quần chúng gây bạo động và khi bạo động càng nhiều thì ông Diệm càng bị mắc bẫỵ Ngay buổi tối hôm đó, Thiết Giáp phải đến tăng cường. Một thiếu niên 15 tuổi bị tử thương vì trúng đạn ở đầụ 3 tăng và 2 Phật tử bị thương. Hàng ngàn người bị bắt giữ. 3 ngày sau, 19/6, nhờ cảnh sát, công an nỗ lực kiểm soát nên lễ an táng của HT Quảng Đức diễn tiến không gây thêm đổ máụ



* Trò ảo thuật của TT Trí Quang :

Sau khi thông cáo chung được ban hành ít ngày thì nhóm PG cực đoan miền Trung cho phổ biến một "mật điện" nói là mới bắt được. "Mật điện" đó mang số 1342/VP/TT ngày 19/6/63 được nói là do ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống đánh đị Mật điện được công bố có nội dung như sau :


"Để tạm thời làm êm dịu tình hình và khí thế đấu tranh quá quyết liệt của bọn Tăng Ni và PG phản động, TT và ông Cố Vấn ra lịnh tạm thời nhún nhường ho.. Các nơi nhận hãy theo đúng chủ trương trên và đợi li.nh. Ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho giai đoạn tấn công mớị Hãy theo dõi điều tra, thanh trừng những phần tử PG bất mãn và trình thượng cấp, kể cả các sĩ quan và công chức cao cấp".


Đọc lối hành văn và các từ ngữ xử dụng các công chức chính phủ nhận ra ngay đó là môt mật điện giả. Đây phải là mật điện do VC nằm vùng sáng chế rạ Phủ TT đã ra một thông cáo phủ nhận hoàn toàn bức mật điện nàỵ Sau khi bức điện giả nói trên được tung ra, ông Ngô Đình Nhu hiểu rằng nhóm PG cực đoan miền Trung đang cố tạo lý do mới để tiếp tục xách động đấu tranh nhằm lật đỗ chính phủ. Lý do mới đó là "chính phủ không thi hành nghiêm chỉnh thông cáo chung", do đó cuộc đấu tranh mới cũng gồm đủ cả biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu như trước. Rất bực mình trước thủ đoạn này ông Nhu tìm cách lật lại thế cờ. Ngày 20/6/1963, ông yểm trợ cho HT Huệ Tâm lập Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn, rồi giúp HT Thích Nhật Minh lập Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Thuần Túy để ủng hộ chính quyền. Ông cho thương phế binh biểu tình trước chùa Xá Lợi vào ngày 23/7/1963 tố cáo những kẻ lợi dụng tôn giáo gây rối loạn chính tri.. Ông thuyết phục ông Đoàn Trung Còn, Hội Trưởng Trung Ương Phật Giáo Tịnh Độ Tông, lên án những kẻ lợi dụng danh nghĩa PG phá rối trật tự công cô.ng. Các tỉnh trưởng miền Trung giúp ông bằng cách thuyết phục một vài tông phái PG khác như Phật Giáo Lục Hòa Tăng Trung Nguyên và Cao Nguyên Trung Phần, gởi kiên nghị ủng hộ đường lối của TT Diệm và tố cáo Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang phá hoại an ninh trật tự trong nước. Đến giai doạn quyết liệt, ông ra lệnh lục soát các chùa và bắt những lãnh tụ PG chống đốị Nhưng ông không đề phòng nổi mạng lưới mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang tung ra đàng sau biến cố đó.



Sự can thiệp của Hoa Kỳ


Hoa Kỳ đã quyết định lật đổ TT Diệm kể từ năm 1960, khi TT Diệm từ chối lời yêu cầu của Phó TT Johnson cho Hoa Kỳ đem quân đổ bộ vào miền Nam và thiết lập các căn cứ quân sư..


* Âm mưu của Hà Nội : Trong bài diễn văn đọc khai mạc Đại hội đảng lần thứ 3 vào tháng 9/1960, HCM tyên bố công cuộc cải tạo XHCN tại miền Bắc coi như đã hoàn thành trên căn bản. Giai đoạn tới là giai đoạn "giải phóng miền Nam". Sau đó, Đại hộ 3 ra Nghị Quyết tuyên bố :


"Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam".


Thi hành quyêt nghị này, Hà Nội cho lập tại miền nam một tổ chức bù nhìn được mệnh danh là MTGPMN do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ ti.ch. Trong lễ ra mắt ngày 20/12/1960, MTGPMN đưa ra bản tuyên ngôn rập y khuôn của Nghị Quyết trên, có đoạn như sau :


"Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài NĐ, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ".

Một chiến dịch được gọi là Đồng Khởi được phát xuất từ Bến Tre và lan rộng ra cả miền Nam VN. Trước tình thế này, TT Diệm yêu cầu T Kennedy viện trợ quân sự và kinh tế cho miền Nam N để chống lại sự xâm lăng của CS.



* Đòi thiết lập các căn cứ quân sự :

Ngày 5/5/1960, trong một cuộc họp báo, TT Kennedy tuyên bố rằng tình hình NVN đang nguy ngập và nếu cần, ông "sẽ cứu xét đưa quân đội Hoa Kỳ đến VN để chống lại các cuộc tấn công của CS". TT đưa ra lời tuyên bố này khi chưa có lời yêu cầu của TT Diệm.

Ngày 9/5/60, một phái đoàn của PTT Johnson đến miền Nam trong 4 ngày để quan sát và hội đàm với TT Diệm. Trong cuộc hội đàm ngày 12/5/60, có sự hiện của Đại sứ Nolting, Johnson đề nghị để quân đội Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam, nhưng TT Diệm tỏ ra do dư.. Ông nêu ra điều 19 của Hiệp định Geneva 1954 để có lý do hòa hoãn. Điều này quy định :

"Kể từ ngày hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, cấm không được lập một căn cứ quân sự ngoại quốc nào trong vùng tập hợp nào của đôi bên; 2 bên cam doan rằng vùng thuộc về họ không tham gia một liên minh quân sự nào và không bị xử dụng để gây chiến tranh hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược".


Phó TT Johnson tỏ ra không bằng lòng về sự từ chối nàỵ Ngay sau đó, trong ngày 12/5/60, Đại sứ Nolting đã gởi cho Ngoại trưởng Dean Rusk một báo cáo mật như sau :


"Tướng Mc Garr và tôi có mặt tại cuộc thảo luận giữa ông Diệm và PTT Johnson về việc đưa lực lượng Mỹ vào VN. Ông Diệm đã nói với PTT rằng ông ta không muốn quân chiến đấu Hoa Kỳ dến VN, trừ trường hợp miền Bắc công khai đưa quân xâm lược".



PTT Johnson vừa rời VN vào ngày 13/5/60 thì 2 ngày sau TT Diệm đã gởi ngay cho TT Kennedy một văn thư sau :

"Chúng tôi sẵn sàng hy sinh xương máu và nhân lực để cứu vãn xứ sở chúng tôi, và tôi biết rằng chúng tôi có thể trông cậy vào sự yểm trợ vật chất của quý quốc, một sự yểm trợ vô cùng thiết yếu để đạt được thắng lợi cuối cùng". ("Hồ sơ mật Dinh Độc lập", Nguyễn Tiến Hưng).

Qua văn thư này, rõ ràng TT Diệm đã gián tiếp bác bỏ việc đưa quân đội Mỹ vào VN. Washing ton không hài lòng về sự từ chối này nên chỉ viện trợ nhỏ giọt khiến Quân đội VNCH không đủ sức đẩy lui toàn bộ cuộc xâm lăng của CS. Tình hình quân sự ngày càng xấu đị Các nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ muốn cho tình hình quân sự trở nên xấu hơn để chính phủ Diệm phải yêu cầu Hoa Kỳ đổ quân và cho thiết lập các căn cứ quân sự



* Cái bẫy sập được đưa ra :


Biến cố PG là một cơ hội tốt để Hoa Kỳ thực hiện ý định lật đổ chính phủ Diệm. Ông Lê Văn Dư, Trưởng ty Công an Thừa Thiên cho biết có những sự liên hệ chặt chẽ của các nhân viên Tòa Lãnh sự Mỹ ở Huế với TT Trí Quang ở chùa Từ Đàm. Những lần đầu, các cuộc gặp gỡ đều có sự có mặt của ông Dự Các lần sau, các viên chức Lãnh sự tự liên lạc lấỵ Ông có cho công an theo dõị Chính nhờ sự khuyến khích của các nhân viên tình báo Hoa Kỳ, TT Trí Quang mới càng ngày càng làm mạnh hơn.

Để có lý do hành động, TT Kennedy đã gởi 2 đặc sứ qua VN cùng lúc để điều tra vụ PG. 2 đặc sứ nay là Trung tướng Krulak và Tham vụ Ngaọi giao Mendenhall. 2 người làm bản phúc trình khác biệt nhau khiến TT Kennedy lúng túng. Tháng 10/1963, Kennedy gởi Tướng Ẹ Landsdale, cố vấn chính phủ Diệm trước đây, để điều tra thêm. Landsdale làm báo cáo là nên thương lượng với chính phủ Diệm là tốt hơn cả. Nếu lật đổ TT Diệm tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn. Báo cáo này làm Kennedy giận dữ. Ông cần một báo cáo nói phải thay TT Diệm để dễ giải thích với dư luận Mỹ hơn. Từ đó, TT kennedy không muốn nói chuyện với Tướng Lansdale nữạ



* Âm mưu chống đảo chánh và đảo chánh :


Để thực hiện cuộc đảo chánh này, Washington nghĩ ngay đến Cabot Lodgẹ Ông sinh năm 1902 tại Nahant, Massachussetts và chết năm 1985, tốt nghiệp Harvard năm 1924, từng là nghị sĩ và ứng cử viên Phó TT năm 1960. Ông đang ở Honolulu thì được lệnh sang Saigon vào ngày 22/8/1963 thay thế Đại sứ Nolting.

Ngày 22/8/63, Lodge trình ủy nhiệm thư lên ông Diệm. Khi Lodge đến thì TT Diệm đã biết là Hoa Kỳ quyết định tổ chức đảo chánh, nên ông Nhu đã vạch kế hoạch đối phó, trong đó có cả kế hoạch tổ chức cuộc đảo chánh giả gọi là Bravo I để lừa các tướng dịnh đảo chánh và bắt giữ. Kế hoạch này giao cho Tướng Đính, Tư lệnh Quân đoàn 3. Nhưng Đính theo phe đảo chánh nên kế hoạch bị hỏng.

Sau khi trình ủy nhiệm thư xong, Lodge liên lạc ngay với Trung tá Lucien Conein, Trưởng cơ quan CAS (CIA) của Mỹ tại VN thời đó. Conein sinh ở Pháp, đã từng nhảy dù xuống VN năm 1944 trong tổ chức tình báo của Mỹ nên quen biết nhiều với các tướng lãnh VN. Tướng Trần Văn Đôn là bạn của Conein trong 18 năm quạ Đôn lúc đó là Quyền Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, thay thế Đại tướng Lê Văn Tỵ đang được chữa bịnh ung thư tại Mỹ. Conein đã móc nối với các tướng Đôn, Khiêm, Minh, Kim để thuê làm đảo chánh.

Trong cuốn "Our Endless War Inside VN", Đôn kể lại rằng hôm 2/10/63 khi lên đường đi Nha Trang ông thấy Conein theo ông ra tận máy baỵ 2 người hẹn gặp nhau ở Nha Trang và chiều hôm đó gặp nhau bàn về chuyện đảo chánh. Ngày 5/10/63, Conein gặp Tướng Dương Văn Minh để bàn về việc nàỵ Minh muốn có bảo đảm về sự ủng hộ của Mỹ trong việc đảo chánh. Lần thứ hai vào ngày 10/10/63, Conein gặp Minh để hỏi về chi tiết cuộc đảo chánh. Trong cuộc gặp này, Minh yêu cầu mọi liên lạc giữa Mỹ và VN liên hệ tới đảo chánh phải qua Minh. Trong khi Conein và các tướng lãnh VN hoạch định kế hoạch thì Lodge giả làm áp lực đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và bà vơ.. Ông cho biết nếu không làm thế thì Mỹ sẽ ngưng viện trơ.. Lodge cũng chỉ thị khuyến khích PG gia tăng bạo đô.ng.


Này 10/9/63, bà Nhu dẫn một phái đoàn đi dự Hội Nghị Quốc Tế Nghị Sĩ tại Nam Tư và nhân tiện qua Âu Châu "giải độc". Ngày 25/10/63, Lodge gởi cho George Bundy, Phụ tá đặc biệt của TT Kennedy đặc trách về an ninh một bản báo cáo rằng CSA "vẫn thi hành nghiêm chỉnh những chỉ thị của tôị Tôi đã đích thân chấp thuận mỗi cuộc họp giữa Đôn và Conein, người đã thi hành mệnh lệnh của tôi xuất sắc trong mọi trường hợp..."



* Một trò chơi nguy hiểm :


Trước tình thế này, ông Ngô Đình Nhu đã tìm cách thương lượng với Bắc Việt để loại ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ông Nhu đã mời Manelli, Trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến để nhờ liên lạc với Hà Nội qua Đại sứ Pháp là Roger Lalouette đưa đề nghị mở cuộc tiếp xúc giữ 2 bên. Bắc Việt chấp nhận ngaỵ Ông Nhu giả vờ đi săn với ông Cao Xuân Vĩ ở Cao nguyên rồi nửa đường rẻ xuống vùng Tánh Linh ở Phước Tuy để gặp đại diện của Bắc Việt. Cụ Cao Xuân Vĩ đã xác nhận điều nàỵ Trong cuộc gặp gỡ, 2 bên đồng ý tái lập trước tiên về liên lạc bưu điện và sau đó về giao thương để tiến tới thống nhất đất nước trong hòa bình. Sau cuộc tiếp xúc đó, ông Nhu cố ý tiết lộ nội dung cuộc tiếp xúc cho báo chí biết để ngầm thông báo cho Washington.

Song song với sự tiết lộ của ông Nhu, TT De Gaulle lên tiếng kêu gọi lại bỏ "ảnh hưởng ngoại quốc" ra khỏi VN, còn HCM lên tiếng nói rằng một cuộc ngưng bắn có thể được 2 bên thỏa thuận. Thật ra, trong năm 1963, Lodge đã đưa ra một kế hoạch 3 giai doạn để Hà Nội và Saigon có thể nói chuyện với nhaụ

Manelli là người làm trung gian giữa Saigon - Tòa Đại sứ Pháp - Hà Nộị Ông Nhu đã hội kiến với Manelli lần đầu vào ngày 25/8/63 tại Bộ Ngoại giao VNCH và kế đó là vào ngày 2/9/63 tại phòng đọc sách củ ông ("War of the Vanquished", Mieczyslaw Manelli). Chuyện này Mỹ biết rõ.. Nhưng hành động độc lập của ông Nhu kỳ này đã làm Washington tức giận hơn. TT kennedy bật đèn xanh cho Lodge tiến hành cuộc đảo chánh nhanh chóng hơn.



* Từ chủ động tới công cụ :


Qua các sự kiện của lịch sử trong giai đoạn này, ta thấy mục tiêu tranh đấu của nhóm PG cực đoan miền Trung đưa ra chỉ là mục tiêu giả. Những điều mà họ phản kháng không có căn bản vững chắc. Mục tiêu thật sự chính là lật đổ ông Diệm, còn vụ Pháp nạn 63 chỉ là một chiêu bàị Chính Hoa Kỳ đã khởi xướng và chỉ huy cuộc đảo chánh. Mỹ muốn thay thế ông Diệm từ 1960 vì ông Diệm không đồng ý cho Mỹ đổ quân vào VN và thiết lập các căn cứ quân sư.. Vụ PG là cơ hội tốt để Hoa Kỳ khai thác để thực hiện chính sách xâm nhập Đông Nam Á. Người ta không ngạc nhiên khi thấy cả báo chí lẫn chính phủ Mỹ đã cố tình thổi phồng vụ PG như một cái cớ để biện minh cho chủ trương lật đổ ông Diệm. Cuộc đảo chánh tuy do các tướng VN thực hiện, nhưng Lodge đã ra lịnh cho Conein đứng ra tổ chức và chỉ huy từ đầụ Chính Lodge là người đưa lịnh cho Minh hạ sát TT Diệm và ông Nhụ Sau khi đảo chánh xong, các tướng lãnh VN đều được lãnh tiền thù laọ

Về phía VC, Khu Ủy Trị - Thiên - Huế nhìn nhận rằng trong cuộc đấu tranh chống ông Diệm này, vì phong trào bị đẩy lên quá nhanh họ không đi theo kịp nên đã bị dẫn đi trật hướng. Sự đẩy nhanh này là do bàn tay của Mỹ mà VC không đoán trước được. Bản kiểm điểm đã viết như sau :

"Cuộc đấu tranh với quy mô lớn nhất nổ ra quyết liệt từ ngày 5/8/63 lôi cuốn hàng vạn quần chúng, có một số tầng lớp trên và binh sĩ ngụy tham gia, đã tiến hành mít-tinh làm cho địch phải dùng súng đạn, kể cả đạn dại bác để đàn áp. Phong trào đấu tranh nhanh chóng bùng lên, thu hút hàng chục vạn người từ thành thị đến nông thôn khắp cả tỉnh đấu tranh quyết liệt với địch trong 3 tháng liền. Nhưng do "lãnh đạo của ta không đi kịp quần chúng, tổ chức không đi kịp phong trào" nên bọn cơ hội đầu hàng trong giới cầm đầu PG lái di lệch hướng.

Cuộc đấu tranh này tuy mang màu sắc tôn giáo, nhưng thực chất là cuộc đấu tranh cách mạng của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động ở thành thị, nông thôn chống lại chính sách chiến tranh tàn bạo của Mỹ -Điệm.

Phong trào đấu tranh quần chúng dưới danh nghĩa "phong trào PG" ở Huế đã mở đầu cho phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ ở các thành thị miền Nam và đã đẩy chế độ MỹĐiệm từ trạng thái không ổn định đi đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, kể cả những nơi mà chúng coi là dinh lũy cuối cùng" ("Chiến trường Trị -Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng", Thuận Hoá, 1985, t. 80-81). "



Về phía PG, TT Trí Quang và các lãnh tụ PG khác thuộc chùa Từ Đàm ở Huế đã đi từ thế chủ động qua thế bị động, trở thành công cụ của Hoa Kỳ lẫn VC. Sau này khi Mỹ hết xử dụng lá bài PG, họ đã bật đèn xanh cho Tướng Kỳ dẹp bỏ. TT Trí Quang trong khi đó vẫn nghĩ rằng báo chí và chính phủ Mỹ tiếp tục ủng hộ PG như trước, nên đã đánh điện kêu cứụ

Sau khi chính phủ Diệm bị lật đổ, các lãnh tụ PG chùa Từ Đàm tin rằng sự "nổi dậy của PG" đã làm cho chính phủ Diệm bị sụp đổ, nên say men chiến thắng, gây nhiều biến loạn tiếp theo gây đau thương cho chúng tăng và cho cả đất nước miền Nam tự dọ

Tài liệu :


1) Phạm Văn Phổ, "Cuộc tranh đấu âm thầm và liên tục của Giáo hội VN để đòi quyền tự do tôn giáo", Khai Thác Thị Trường, số tháng 7/8/9/1994.

2) Hoàng Diệu Tâm, "Tôn giáo dưới chế độ Việt Cộng : 1975-1995", Kháng Chiến, số 152, tháng 12/1995.

3) Lữ Giang, "Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến tại VN", 1994.

4) Nguyễn Thị Sông Hương, "Phê bình mùa biển động", nxb Đại Nam, 1992.

5) Chính Đạo, "Tôn giáo và chính trị : Phật giáo 1963-1967", nxb Văn Hoá 1994.



* Võ Đình Cường, Nguyễn Trực và Tống Hòa Cầm :

Võ đình Cường sinh năm 1922 tại Sịa, xã Thạch Bình, Quận Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Học lực trung học đệ nhất cấp, làm giáo viên trường Bồ Đề Huế và xuất bản sách báo PG.

Năm 1940, khi BS Lê Đình Thám thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục ở Huế thì Võ Đình Cường là một trong các Phật tử đầu tiên gia nhập tổ chức nàỵ Cụ Đinh Văn Chấp và BS Lê Đình Thám là những người hướng dẫn cho Đoàn. Năm 1944, BS Lê Đình Thám thành lập tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ, Võ Đình Cường trở thành một Huynh trưởng Phật tử cốt cán trong tổ chức nàỵ Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, Võ Đình Cường tham gia ngay Hội Phật Giáo Cứu Quốc cùng với một số đông tăng sĩ và Phật tử nòng cốt trong Hội An Nam Phật Học. Hội Phật Giáo Cứu Quốc ở Huế do Thích Mật Thể làm Chủ ti.ch. Cuối năm 1946, Lê Đình Thám tản cư về Liên Khu V của CS còn cụ Đinh Văn Chấp, thân phụ của Thích Minh Châu, về Liên Khu IV. Cả Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục lẫn tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ đều giao cho Võ Đình Cường quán xuyến. Võ Đình Cường đã chịu ảnh hưởng lớn lao tư tưởng và cuộc đời của BS Lê Đình Thám và cụ Đinh Văn Chấp, cả 2 người này đều chủ trương dung hợp Phật Giáo với chủ nghĩa Mác-Lênin. Bác sĩ Lê Đình Thám được cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền nam Trung Bộ còn cụ Đinh Văn Chấp làm Chủ Tịch Ủy Ban Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-lê và sau đó làm Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt của CS Liên Khu IV. Võ Đình Cường quyết tâm đi theo con đường của 2 bậc trưởng thượng.

Vì tình trạng chiến tranh, các thành phần cốt cán trong Gia Đình Phật Hóa Phổ tản cư mỗi người một nơi nên tổ chức này phải ngưng hoạt đô.ng. Đến cuối năm 1947, khi Pháp ổn định xong tình hình ở Huế, Hội Việt Nam Phật Học hoạt động trở lại và đặt trụ sở tại số 1b đường Nguyễn Hoàng ở Huế, Võ Đình Cường và Phan Cảnh Tú vận động tái lập Gia Đình Phật Hóa Phổ và mượn trụ sở Hội An Nam Phật Học làm nơi sinh hoạt tạm thờị Ngày Chủ Nhật 18/1/1948, Võ Đình Cường chính thức làm lễ ra mắt tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ mới tại chùa Từ Đàm. Tham dự trong lễ ra mắt này người ta còn thấy những Phật tử nhiệt thành như sau : Tống Hồ Cầm, Hoàng Thị Kim Cúc, Cao Chánh Hựu, Văn Đình Hy, Đặng Tống, Lê Văn Dũng, Phan Cảnh Tuân, Phan Xuân Sanh, v.v... Những người này về sau đều nằm trong Ban Cố Vấn Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử và Võ Đình Cường trở thành người lãnh đạọ Năm 1951, tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ được đổi thành Gia Đình Phật Tử.

Võ Đình Cường cho xuất bản cuốn "Ánh Đạo Vàng" để phổ biến tin thần Phật Học trong giới Gia Đình Phật Tử, nhưng không có gì sâu sắc vì trình dộ văn hóa tổng quát cũng như Phật học của ông chưa đủ. Đến năm 1950, nhóm học tăng trung học của Phật Học Đường Báo Quốc phải soạn tập "Phật Pháp" cho các thanh thiếu niên học. Nhóm này đều là học trò của BS Lê Đình Tháng và cụ Đinh Văn Chấp trước đây, trong đó có Minh Châu, Đức Tâm, Trí Không, Thiện Ân và Chân Trí.

Sau khi TT Trí Quang từ Quảng Bình trở lại chùa Từ Đàm, Võ Đình Cường đã hợp tác với TT Trí Quang phát triển tổ chức Gia Đình Phật Tử, đi về từng xã thiết lập các Khuôn Hội Phật Giáọ Tinh thần của tổ chức này vẫn là tinh thần mà BS Lê Đình Thám đưa ra : dung hợp Phật Giáo với chủ nghĩa Mác-lê, dùng cuốn "Phật giáo và nền dân chủ mới" của Phật Giáo Liên Khu V CS làm cẩm nang. Cả TT Trí Quang lẫn Võ Đình Cường luôn cổ võ cho chủ nghĩa CS. Nhân vật thứ hai đứng bên Võ Đình Cường là Tống Hồ Cầm. Cầm làm nhà in nên đã giúp Võ Đình Cường kinh tài bằng cách in các sách về Phật Giáo và kinh Phật. Cả 2 đã sống bằng nguồn lợi tức nàỵ

Võ Đình Cường còn có một đồng chí là Tôn Thất Dương Kỵ, ông này cũng là một Phật tử cực đoan và thân Cô.ng. Tôn Thất Dương Kỵ cùng Phạm Văn Huyến và Cao Minh Chiếm giúp Thích Quảng Liên phát động phong trào ngụy hòa để làm suy giảm tinh thần chống Cộng tại miền Nam VN nên đã bị chính phủ Phan Huy Quát tống xuất ra miền Bắc ngày 19/3/1965.

Sau khi hiệp định Geneva được ký kết, VC đã phái Nguyễn Trực đến phụ giúp Võ Đình Cường. Nguyễn Trực người Thừa Thiên, một đảng viên CS, mang quân hàm Trung úy, tuy học lực thấp nhất trong nhóm, nhưng làm Bí thư chi bộ, có nhiệm vụ thâu lượm tin tức và báo cáo tình hình cho Khu Ủy Tri.-Thiên-Huế, nhận lãnh và thi hành các chỉ thị của cơ quan nàỵ Cơ quan tình báo cũng như Cảnh sát VNCH có đầy đủ hồ sơ của Nguyễn Trực. Dưới thời Ngô Đình Diệm, Nguyễn Trực đã bị công an bắt giam vì hoạt dộng cho VC. Nhưng sau khi Ủy Ban Liên Bộ và Ủy Ban Liên Phái PG ký thông cáo chung, TT Trí Quang đã đòi thả Nguyễn Trực ra.

Năm 1964, Nguyễn Trực bị cảnh sát bắt trở lại, nhưng TT Trí Quang đã điều đình và bảo lãnh về. Dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Trực bị cơ quan An ninh Quân đội bắt một lần nữa vì vẫn tiếp tục hoạt động cho VC, nhưng TT Trí Quang làm áp lực mạnh và xin bảo lãnh, cơ quan An ninh Quân đội đành thả cho y về. Khi các cuộc đấu tranh miền Trung chấm dứt, bộ chỉ huy được chuyển vào chùa Ấn Quang ở Saigon, Nguyễn Trực vào điều khiển nhóm cán bộ nằm vùng tại Đại học Vạn Hạnh. Võ Đình Cường cũng vào Saigon, ở đường Phan Thanh Giản, Quận 3, khu trước bệnh viện Bình Dân.

Ngày 30/4/1975, Nguyễn Trực xuất hiện với quân hàm Trung úy, súng K54 bên hông, đứng ra điều động Ban Giảng huấn và một số sinh viên Đại học Vạn Hạnh đi ra Ngã Tư Bảy Hiền đón "quân giải phóng". Sau đó Nguyễn Trực lên làm Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Quận 3. Hầu hết Ban Giảng Huấn Đại học kể cả Thích Minh Châu, đều phải đến trình diện Nguyễn Trực và được cấp giấy chứng nhận. Nguyễn Trực cũng là người tiếp thu Đại học Vạn Ha.nh. Nhưng năm 1981, Nguyễn Trực đứng ra tổ chức vượt biên để lấy tiền. Nội vụ bị bại lộ, Nguyễn Trực bị truy tố ra tòa và bị phạt 4 năm tù và sau đó bị loại khỏi đảng. Sau khi Nguyễn Trực đã bị vào tù, một đứa con trai của Nguyễn Trực đã vượt biên lọt, định cư tại California. Sau khi ra tù, Nguyễn Trực ở với 3 người con gái tại Saigon và chờ đứa con trai bảo lãnh qua Hoa Kỳ.

Trong các biến cố PG miền Trung gây ra từ 1963-1966, Võ Đình Cường và Nguyễn Trực đã hoạch định mọi kế hoạch và chiến thuật dưới sự chỉ đạo của Bộ Chỉ Huy VC ở Thừa Thiên và đẩy TT Trí Quang chạy theọ Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Võ Đình Cường đã cho biến các Khuôn Hội PG ở Thừa Thiên thành những chi bộ giống như tổ chức của Đảng CS.

Vừa nắm quyền, vừa nắm quân, Võ Đình Cường đã không coi TT Trí Quang ra gì. Ông hoàn toàn bị nhóm Võ Đình Cường bao vâỵ Khi cơ quan chính quyền hay đoàn thể muốn lấy ý kiến hay thương lượng vấn đề gì với TT Trí Quang cũng như các ký giả muốn gặp ông, Võ Đình Cường đều kiểm soát trước và quyết định cho gặp hay không. Có lần Võ Đình Cường đã nói thẳng với các nhà báo :"Thích Trí Quang thì cũng phải qua đây".

Đầu tháng 4/1975, khi VC đã chiếm Đà Nẵng, BS Trần Kim Tuyến và Tướng Nguyễn Cao Kỳ định làm đảo chánh lật đổ TT Thiệu để tổ chức lại quân độị BS Trần Kim Tuyến có bàn với TT Trí Quang thì ông đồng ý ngay, với điều kiện sau khi lập chính phủ mới, phải lập Hội Đông Hòa Giải Hòa Hợp gồm 3 thành phần như Hiệp định Geneva đã quy định. Thành phần thứ nhất đại diện chính quyền VNCH, thành phần thứ hai đại diện Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và thành phần thứ ba là đại diện PG Ấn Quang. Nhưng khi Võ Đình Cường đến họp chung với một vài nhóm khác thì Võ Đình Cường tuyên bố dứt khoát rằng sau khi đảo chánh phải lập ngay chính phủ liên hiệp 3 thành phần, tuyên bố trung lập và người Mỹ phải rút hết khỏi miền Nam. BS Tuyến có nhắc lại ý kiến của TT Trí Quang thì Võ Đình Cường trả lời :"Tôi là người quyết định chớ không phải Thích Trí Quang". Vụ âm mưu đảo chánh này bất thành. Sau ngày 30/4/1975, Võ Đình Cường và TT Thích Minh Châu đứng lên lãnh đạo khối PG Ấn Quang. Ngày 4/6/1977, công an xét chùa Ấn Quang, bắt Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, và một số tăng sĩ chống đối, Võ Đình Cường đã đóng vai trò chủ lực trong Ban Vận Động Thống Nhất PG để đưa Giáo Hội PG Ấn Quang vào quốc doanh.

Võ Đình Cường được Mặt Trận Tổ Quốc giao cho làm Tổng Biên tập tạp chí Giác Ngô.. Ông đã dùng tờ báo này công kích các tăng sĩ chống lại sự khống chế PG của chính quyền, tấn công các tăng sĩ chống lại việc đưa Giáo Hội PG Ấn Quang gia nhập vào Giáo Hội quốc oanh.

Tăng sĩ bị lên án nặng nhất trong vụ này là Hòa Thượng Thích Trí Độ.. Tống Hòa Cầm là Quản Lý của tạp chí nàỵ Dưới bút hiệu Tống Anh Nghị; Tống Hòa Cầm đã viết rất nhiều bài yểm trợ nhà cầm quyền CS thành lập GHPGVN để gôm PG về một mốị Năm 1992, Võ Đình Cường được Đảng cho về hưu và đưa TT Thích Trí Quảng lên làm Tổng biên tập thay thế. Tống Hòa Cầm vẫn tiếp tục làm Quản Lý, nhưng cũng đã cho một đứa con trai vượt biên qua định cư tại Hoa Kỳ để phòng khi bị thất sủng...

Trong tờ Bông Sen số 18, ông Trần Tam Nguyên (tức sử gia PG Lý Khôi Việt) đã cho biết trong tang lễ của HT Thích Đức Nhuận, Pháp chủ Giáo hội quốc doanh, qua đời tại Hà Nội vào tháng 1/1994, Saigon có gởi một phái đoàn 26 người đến dự, trong đó có Võ Đình Cường. Trần Tam Nguyên có hỏi một người bạn "chuyên viên về PG" Saigon :"Tại sao có anh Cường mà không có Thầy Trí Quảng ?".

Anh này cười và đáp :"Điều này có nghĩa Thầy Trí Quảng không có uy tín bằng hay không được tin cậy bằng anh Cường, dưới con mắt Nhà Nước". Võ Đình Cường là một thành phần cuồng tín và cực đoan trên 3 phương diện : đề cao PG, phục vụ CS và chống Công giáọ Tất cả hoạt động của Võ Đình Cường đều nhắm vào 3 mục đích nàỵ Những người thân tính nhất với Võ Đình Cường đã nói rằng từ năm 1945 đến nay, Võ Đình Cường vẫn tin rằng chỉ có Phật Giáo và CS mới có thể cứu dân tộc VN.

Võ Đình Cường đã biến thuyết dung hợp PG với CS để cứu nước của BS Lê Đình Thám thành thuyết liên hiệp PG với CS để hóa giải Công giáọ Nhưng cũng như TT Trí Quang, trình độ kiến thức và khả năng của Võ Đình Cường rất giới hạn, không thể hệ thống hóa được chủ thuyết muốn đưa ra để hướng dẫn hành động, nên đã đi từ cuồng vọng đến xuẩn động và thay vì cứu PG và dân tộc, đã biến PG thành nạn nhân của chế độ CS và trở thành công cụ cho những mưu đồ đen tốị Phật tử chân chính, cũng như các tín đồ các tôn giáo khác, ngày nay sẽ không còn như xưa bị lôi kéo vào những mưu dồ chính trị như trong quá khứ khi người ta dùng tôn giáo để hướng họ qua những mục tiêu chính tri.. Hoằng dương đạo pháp để PG được trường tồn : đúng; dùng PG để làm chính trị : sai; đây cũng là lý do của bài báo này.

Tại miền Nam trước 30/4/1975, có một số tăng sĩ hoạt động ít nhiều liên hệ với CS như Thích Quảng Liên, Thích Hộ Giác, Thích Quảng Độ, Thích Bữu Phương, Thích Nhất Hạnh, Thích Mật Thể.... Số các tăng sĩ miền Bắc tham gia vào các hoạt động tương tợ như Thích Pháp Dõng, Thích Minh Nguyệt, Thích Huệ Phương, Thích Viên Minh, Thích Không Không, Thích Pháp Tràng, Thích Pháp Long, Thích Huệ Quang...trong các Ủy Ban PG Cứu Quốc ở miền Nam, hoặc các HT Thích Dức Nhuận (Pháp chủ Hội đồng Chứng Minh), Thích Kim Cương Tử (Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương), Thích Tâm Thông (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương), Thích Tâm Tứ (Phó Tổng thư ký Văn phòng Trung ương), Thích Tâm Tịnh (Trưởng Ban Trị sự)...trong Giáo Hội PG nhà nước hiện nay.

Ngoài ra còn vô số cán bộ CS nằm vùng đội lốt nhà sư mà người ta không biết được.

Trương hợp TT Thích Quảng Liên, nguyên Ủy viên Giáo dục vụ trong Tổng Vụ Pháp Sự của GHPG Ấn Quang, là trường hợp cần được tìm hiểu kỹ hơn. Chính ông đã thành lập Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình và Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, một tổ chức ngụy hòa của VC tại miền Nam vào ngày 27/2/1965 và làm Chủ Tịch Phong Trào nàỵ Các thành viên của 2 tổ chức đó đã bị chính quyền miền Nam tống xuất ra Bắc hay đưa ra tòa xét xử và tuyên án rất nặng, nhưng ông không hề bị liên lụy gì. GHPG Thống Nhất đã giao cho ông làm hiệu trưởng Trường Bồ Đề ở Saigon, nhưng khi GH này bể làm đôi, ông chiếm đoạt luôn tài sản của GH, không chịu giao cho bên nào.

Ông hợp tác với TT Minh Châu điều khiển GHPGVN (quốc doanh) ở miền Nam. Vào ngày 9/6/1993, nhân ngày húy của TT Quảng Đức, tại Tu viện Quán Âm ở Thủ Đức, ông tuyên bố sẵn sàng làm nhịp cầu để phe PG quốc doanh và chống quốc doanh bắt tay nhau.



Những tổ chức và hoạt động ít nhiều yểm trợ cho CS



1. Tổ chức các hội PG Cứu Quốc để yểm trợ CS.

Năm 1941, khi Đảng CS Đông Dương lập ra Mặt Trận Việt Minh để chuẩn bị cướp chính quyền thì HT Thích Trí Độ, Giám đốc Trường An Nam Phật Học ở Huế đã lập ra Hội Phật Giáo Cứu Quốc toàn quốc để tham gia Mặt Trận Việt Minh.Năm 1945, VC cướp chính quyền, HT Thích Trí Độ xuất hiện với tư cách Hội Trưởng Hội Phật Giáo Cứu Quốc Trung Ương, kêu gọi các tăng sĩ thành lập và tham gia các Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc các cấp.


Sau đây là danh sách các tăng sĩ làm Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc cấp tỉnh :

- Quảng Bình : Thích Trí Quang
- Quảng Trị : Thích Trí Nghiễm, tức Thích Thiện Minh
- Thừa Thiên : Thích Mật Thể
- Bình Định : Thích Huyền Quang
- Gia Định : Thích Pháp Dõng
- Mỹ Tho : Thích Pháp Tràng
- Vĩnh Long : Thich Pháp Long
- Trà Vinh : Thích Huệ Quang



HT Thích Đôn Hậu làm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Trung Bộ, trụ sở của Hội đặt tại chùa Từ Đàm, Huế. HT Thích Minh Nguyệt làm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Nam Bộ, trụ sở đặt tại chùa Ô Môi, xã Mỹ Quý, thuộc chiến khu Đồng Tháp.

Ban Chấp Hành Hội gồm có Thích Minh Nguyệt, Thích Huệ Phương, Thích Viên Minh và Thích Không Không.

Hội Phật Giáo Cứu Quốc nằm trong Mặt Trận Việt Minh, hoạt động từ năm 1941-1951 thì ngưng. Ngày 5/3/1951, HCM sát nhập Mặt Trận Việt Minh với Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam thành Mặt Trận Liên Việt, các hội cứu quốc được giải tán và thay thế bằng những tổ chức mớị Hội Phật Giáo Cứu Quốc đổi thành Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do HT Thích Trí Độ làm Hội trưởng. Một số tăng sĩ được chuyển qua các "Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình" để mở các chiến dịch chiến tranh tâm lý trong lòng địch.

- Long Xuyên Phật Học cũng do HT Khánh Hòa cùng một số cư sĩ thành lập năm 1934 ở chùa Long Phước, Trà Vinh, thu nhận cả tăng lẫn ni.

- Hội Bắc Kỳ Phật Giáo thành lập tại Hà Nội năm 1934 do các HT Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo và một số cư sĩ danh tiếng như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Ngô Văn Tố, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Năng Quốc, Dương Bá Trạc, v.v... Cư sĩ Nguyễn Năng Tố được bầu làm Chủ Tịch.

- Phật Học Kiêm Tế Hội do HT Thích Thiện Chiếu thành lập năm 1936 ở chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Hội này tuyên bố cổ võ cho bất cứ học thuyết nào có đủ phương pháp làm cho chúng sanh khổ được vui và kêu gọi hướng dẫn PG đi theo đường lối của Đảng CS Đông Dương.

- Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục do BS Lê Đình Thám thành lập tại Huế năm 1940. Cụ Đinh Văn Chấp, Tiến sĩ Hán học, thân phụ HT Minh Châu, phụ trách giảng dạy về Nho học và Lão học, còn Lê Đình Thám hướng dẫn về Phật học cho thanh niên Phật tử. TT Trí Quang sau này cũng xuất thân từ chỗ này.

- Gia Đình Phật Hóa Phổ cũng do BS Lê Đình Thám lập năm 1944 để giáo dục các thiếu nhi Phật tử\. Tổ chức này có một ban hướng dẫn gồm các cư sĩ sau đây : Văn Đình Hy, Đặng Tống, Lê Văn Dũng, Phan Cảnh Tuân, Cao Chánh Hựu, Phan Xuân Sanh, v.v... Đây là những thành phần hoạt động tích cực khi phong trào PG miền Trung nổi lên\. Võ Đình Cường là người chủ chốt trong vụ nàỵ Năm 1951, một hội nghị Gia Đình Phật Giáo Phổ được tổ chức tại Huế đã quyết định đổi tên thành Gia Đình Phật Tử.

- Hội Chỉnh Lý Tăng Già Bắc Việt do HT Thích Tố Liên thành lập năm 1949, đến tháng 9/1950 đổi thành Hội Tăng Già Bắc Việt.

- Hội Phật Tử Việt Nam do một số cư sĩ thành lập năm 1949 tại chùa Chân Tiên Hà Nội.

- Hội Phật Học Nam Việt do hai cư sĩ Mai Thọ Truyền và Lê Ngọc Diệp lập tại Saigon năm 1950.

- Phật Học Đường Bao Quốc do Thích Trí Thủ thành lập năm 1950 ở Huế. Phật Học Đường này thu nhận các học tăng khắp Trung, Nam, Bắc, cung cấp giảng sư cho các Tỉnh Hội Phật Giáo Miền Trung. HT Tịnh Khiết trụ trì ở chùa Tường Vân được tôn làm Hội Chủ.

- Giáo Hội Tăng Già Nam Việt do TT Thích Thiện Hòa và TT Thích Thiện Hoa thành lập năm 1952 tại cùa Ấn Quang, Saigon.

- Hội Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam do các cư sĩ Huỳnh Văn Đơn, Lữ Huỳnh Anh và Nguyễn Văn Vân thành lập tại Saigon năm 1953.

- Hội Lục Hòa Phật Tử Việt Nam do các cư sĩ Lê Văn Điền, Phạm Văn Tân và Lê Văn Kiều thành lập tại Gia Định năm 1954.

- Chùa Ấn Quang được HT Thích Thiện Hòa cho xây cất năm 1949. Đầu tiên đây chỉ là một cái am có tên là Trí Tuệ Am, ở đường Lorgeril (tức Sư Vạn Hạnh), Chợ Lớn, sau gọi là chùa Ứng Quang. Tại đây Phật Học Đường Ứng Quang được thành lập, sau đổi thành Phật Học Đường Nam Việt và chùa Ứng Quang thành chùa Ấn Quang.

Phong Trào Phục Hưng Phật Giáo tại Thừa Thiên bị giảm bớt sau cuộc "Cách Mạng Tháng 8" năm 1945, vì một số tăng sĩ quan trọng đã đi theo Mặt Trận Việt Minh. Mãi đến năm 1951, khi Pháp đã chiếm lại phần lớn Đông Dương và VC đã rút lui vào các chiến khu, việc phát triển PG mới bắt đầu mạnh trở lại.

Nhìn Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo nở rộ dướì thời Pháp thuộc, chúng ta có thể tin rằng kế hoạch phục hưng Phật Giáo của Pasquier là có thật.

b) Sự phát triển Phật Giáo dưới thời Đệ I Cộng Hòa :

Từ 1955-1963, sự phát triển của PG rất đáng kể, không thua gì thời Pháp thuộc. Ngoài các đoàn thể và cơ sở PG được thành lập dưới thời Pháp thuộc vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển, chính phủ Diệm đã cho phép thành lập rất nhiều tổ chức mới như :

- Hội Linh Sơn Phật Học được thành lập năm 1955 tại chùa Linh Sơn, Cô Giang, Saigon.

- Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam do TT Thích Độ Lượng và Thích Huyền Minh thành lập năm 1955 tại Phan Thanh Giản, Saigon.

- Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam thành lập năm 1955 tại Đề Thám Saigon.

- Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam thành lập tại Đà Nẵng năm 1955.

- Hội Việt Nam Phật Giáo thành lập năm 1957 tại đường Phan Đình Phùng saigon.

- Giáo Hội Lục Hòa Tăng Việt Nam thành lập năm 1957 tại chùa Long Vân, Gia Định.

- Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam thành lập năm 1957 tại chùa Kỳ Viên, Phan Đình Phùng Saigon.

- Hội Bồ Đề Đạo Tràng thành lập năm 1957 tại Âm Bồ Đề, Châu Đốc.

- Hội Phật Giáo tại Trung Phần thành lập năm 1957 tại chùa Từ Đàm, Huế.

- Hội Phật Tử Việt Nam thành lập năm 1958 tại chùa Đại Giác, Saigon.

- Giáo Hội Khất Sĩ Ni Giới Việt Nam thành lập năm 1958 tại Gia Định.

- Hội Phật Giáo Quan Âm Phổ Tế thành lập năm 1959 tại Phan Thanh Giản Saigon.

- Hội Việt Nam Phật Giáo Liên Hữu thành lập năm 1959 tại Saigon.

- Hội Từ Thiện PGVN thành lập năm 1959 tại chùa Huệ Lâm, Saigon.

- Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Vĩnh Bình thành lập năm 1960 tại chùa Ông Mẹt, Vĩnh Bình.

- Hội Tứ Giáo Phật Học VN thành lập năm tại chùa Tam Bửu Biên Hòa năm 1961.

- Hội Phật Học Nguyên Thủy Ba Xuyên thành lập năm 1962 tại Ba Xuyên.

- Giáo Hội Cư Sĩ Phật Đường Nam Tông thành lập năm 1962 tại Saigon.

- Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn thành lập năm 1963 tại Saigon.

Những thành quả mà PG đã đạt được dưới thời Đệ I Cộng Hòa đã dược Nguyễn Lang liệt kê trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (tập III), trang 304-307 như sau :

- Chỉnh đốn lại Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và đem về đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang.

- Nhiều tu viện, chùa và Phật Hoc. Đường đã được xây dựng như tu viện Nguyễn Thiều ở Bình Định, tu viện Quảng Hương Già Lam, Chùa Xá Lợi, Phật Học Đường Phước Hòa ở Trà Vinh, Nhi Học Viện Từ Nghiêm ở Saigon, v.v...

- Mở nhiều khoá huấn luyện tăng ni ở chùa Ấn Quang như khoá Tu Nghiệp Trụ Trì và Như Lai Sứ Giả năm 1957, lớp Phật Học Phổ Thông năm 1958. Giáo Hội Tăng Già VN cũng đã thành lập ban giảng sư lưu động năm 1959 để đi huấn luyện tăng ni trên khắp miền Nam VN.

- Các đại hội của Phật Giáo được mở liên tục như Đại Hội Tổng Giáo Hội VN kỳ 2 năm 1956, kỳ 3 năm 1957, Đại Hội Ni Bộ Miền Nam ở chùa Huê Lâm năm 1956, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Trung Việt kỳ 3 năm 1958, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc kỳ 3 năm 1959, Đại Hội Hoằng Pháp Toàn Quốc năm 1960, v.v...

- Các tạp chí Phật Giáo đua nhau ra đời như Phật Giáo Việt Nam, Liên Hoa, Văn Hoá, Từ Quang, v.v... Trong cuốn "Phật Giáo tại Việt Nam", ông Mai Thọ Truyền cho biết lúc ông Diệm lên cầm quyền, số chùa tại miền nam là 2206 cái. Dướt thời ông Diệm số chùa lên đến 4776 cái, tức là tăng 2570 cái; trải ra cho 43 tỉnh miền Nam, thì mỗi tỉnh tối thiểu có 59 ngôi chùa mới; chùa cũ và mới cộng lại sẽ cho thấy mỗi tỉnh có trung bình 111 ngôi chùạ Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare", Marguerite Higgins ghi nhận rằng chính phủ Diệm đã đóng góp 9 triệu đồng để trùng tu và xây cất chùa chiền. Có tất cả 1295 ngôi chùa đã được trùng tụ Riêng chùa Xá Lợi, ông Diệm đã góp vào 2 triệu đồng và sau đó còn cho xử dụng 7 lần tiền đua ngựa để xây cất.

Sự kiện mà một tỉnh có tối thiểu 59 ngôi chùa mới và tối đa 111 ngôi chùa chen chúc nhau từ thôn xã này đến làng kia, đó là một biểu tượng của sự tự do tôn giáo phát triển cực mạnh và sung mãn vô song. Việc bảo trợ và yểm trợ xây cất chùa chiền là dấu hiệu của một lòng sùng mộ thành tín đối với tôn giáo của nhà cầm quyền biết tôn trọng tôn giáo của các tôn giáo bạn.

Có một điều ít ai để ý là chính TT Diệm là người đầu tiên và duy nhất đã đem lại cho Phật Giáo một màu sắc dặc biệt mà trước đây tôn giáo này không hề có. Ngay từ những năm đầu của chế độ, ông đã lo việc thôi thúc các cơ quan liên hệ phải tìm cách để yểm trợ và tiếp tay với công việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản và Rước Ngọc Xá Lợi năm 1956 (17/5/1956) qua các dường phố thật hết sức trọng thể. Số người tham dự đại lễ tại Saigon có tới vài vạn ngườị Rồi mỗi năm cứ thế tiếp đến 1960, Lễ Phật Đản có tổ chức rước đuốc, xe hoa trên nhiều đường phố. Năm 1961 Đại Lễ Phật Đản được tổ chức ngay tại vận động trường Quân Độị Năm 1962, LPD được tổ chức tại chùa Xá Lợị Tiếp đến là ngày 8/5/1963 tại Saigon, Đại Lễ Phật Đản được tổ chức một cách hết sức trọng thể, đông người tham dự, tuy bầu không khí hơi căng thẳng.



c) Sự phát triển của Phật Giáo thời Đệ II Cộng Hòa :


Sau 1/11/1963, sau khi hạ TT Diệm xong, "làm chủ" đất nước, nhóm PG cực đoan thừa thắng xông lên, làm áp lực buộc chính quyền mới phải tuân theo ý muốn của ho..

Mặc dầu quy chế chung cho tất cả các tôn giáo chưa được soạn thảo và ban hành, không coi thể thống quốc gia ra gì, GHPGVNTN mới thành lập đã làm áp lực bắt buộc chính quyền phải công nhận bằng một đạo luật Hiến Chương mà Giáo Hội này đã đệ trình, gây nên những rối loạn pháp lý mà chỉ vài năm sau đó, Giáo Hội Ấn Quang đã là nạn nhân của những đòi hỏi phi lý đó. Sau đây là những tổ chức PG được thành lập dưới thời "độc tài quân phiệt" Đệ II Cộng Hòa :

- Viện Cao Đẳng Phật Học được thành lập ngày 13/3/1964, có quyền cấp Cử nhân Phật học, Cao học Phật giáo và Tiến sĩ Phật học.

- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) do 11 tông phái và hội Phật Giáo thành lập ngày 4/1/1964, được duyệt y bằng Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14/5/1964.

- Giáo Hội Thiền Tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964 tại Gia Định.

- Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do liên phái Phật Bửu Tự, Bửu Lâm Tự, Bình Hòa Tự, Long Quang Tự, Chơn Đức Tự và Giác Lâm Tự thành lập tháng 12/1964, tách khỏi GHPGVNTN.

- Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam do cư sĩ Nguyễn Trọng Tố thành lập tại Nha Trang năm 1965.

- Phật Hội Lục Phương Tông do 2 cư sĩ Võ Văn Trọng và Nguyễn Văn Toàn thành lập tại Saigon năm 1965.

- Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ do TT Thích Tọa Giác Nhiên thành lập tại Gia Định năm 1966.

- Hội Phật Giáo Phụng Sự Xã Hội do TT Thích Tâm Châu thành lập tại Saigon năm 1967.

- Việt Hàn Phật Giáo Tương Trợ Hội do 2 TT Thích Tâm Châu và Suk Kyung San thành lập tại Saigon năm 1967.

- Giáo Hội Đạo Tràng Thiên Học do tu sĩ Trần Rinh thành lập năm 1968 tại Hóc Môn, Gia Định.

Phật Giáo bắt đầu xây dựng những cơ sở to lớn : khởi đầu là Việt Nam Quốc Tự ở đường Trần Quốc Toản Saigon, sau đó là chùa Vĩnh Nghiêm, Viện Đại Học Vạn Hạnh và các cơ sở khác khắp miền Nam VN. Ngày 24/4/1964, khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự trên cơ sở đất rộng 45,000 m2. Sở đất này tọa lạc tại một địa điểm khá quan trọng trong thành phố, được chính phủ cho thuê với giá tượng trưng. Tuy gọi là cho thuê nhưng trong thực tế là biếu luôn.

Trong cuốn Bạch Thư 31/12/1993, HT Tâm Châu cho biết, để xây cất Việt Nam Quốc Tự, Tướng Nguyễn Khánh đã cúng 10 triệu, Tướng Nguyễn Cao Kỳ cho vay 50 triệụ Số tiền này được giao cho các TT Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ và Thích Từ Nhơn, nhưng các TT này giữ tiền luôn, không chịu xây cất chùạ Chi phí xây cất VNQT lúc đó được ước lượng khoảng từ 60-70 triệu đồng VN. Nhưng vì sự lộng hành của TT Trí Quang trên chính trường miền Nam từ 1964-1966, khối PGAQ bị tan vỡ ra làm hai, các tông phái miền Bắc và miền Nam tách rời khỏi GHPGAQ. Những hậu quả này không phải do chính quyền mà do TT Trí Quang và nhóm PG miền Trung gây ra.



Như thế trong 5 điều đòi hỏi của PG :

1- Yêu cầu Chính phủ VNCH thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ PG.

2- Yêu cầu PG phải được hưởng một chế độ đặc biêt như các Hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Dụ Số 10.

3- Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ PG.

4- Yêu cầu cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạọ

5- Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền tội xứng đáng.

Thì yêu cầu "cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạo" không đúng với thực tế. Sử gia PG Lý Khôi Việt dám viết :"Chính trị VN suốt 100 năm nay, đã dành một số phận đen tối, khắc nghiệt nhất cho những đứa con VN ưu tú (ý nói PG) và dành một chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đưá con phản bội xấu xa (ý nói Công giáo)". Như thế các tăng sĩ chùa Từ Đàm có lẽ đã thưà biết rõ là các điều (1), (2), (4) và cả (5) là không đúng như họ đã tố cáo, nhưng họ vẫn cứ làm to chuyện để có lý do là lật đổ TT Diệm, một chế độ được họ mệnh danh là "chế độ Thiên Chúa Giáo". Và qua các câu chuyện vừa kể trên người ta thấy động lực đấu tranh chính trị chính là sự tỵ hiềm về tôn giáo mà ra chứ không phải là sự kỳ thị ( tôn giáo) ở trong luật pháp hay trong thực tế . Đây là điều mà ta cần nhớ rõ để quay lại khúc phim lịch sử này ("Theo Đỗ Mậu" trong VNMLQHT thì TT Trí Quang muốn lật độ TT Diệm vì chế độ này nếu tồn tại chỉ mang chính nghĩa cho CS, còn ông chống độc tài quân phiệt vì chế độ này làm tay sai cho ngoại bang). Mặt khác người ta không ngạc nhiên khi thấy Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo đưa ra 5 yêu sách của PG thì Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ đã chấp nhận một cách nhanh chóng, vì những đòi hỏi đó phù hợp với tình trạng thực tế lúc đó của thời cuộc.



* Câu chuyện giữa Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo và Ủy Ban Liên Bộ :

TT Thích Tâm Châu đã lập một Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ngày 15/5/1963. Ngày 25/5/1963, Ủy Ban này họp tại chùa Xá Lợi ở Saigon, ra tuyên ngôn tuyên bố tranh đấu cho 5 nguyện vọng của PG kể trên. Sau đó là những cuộc biểu tình và tuyệt thực xảy ra liên tiếp. Chính phủ đã xử dụng Cảnh sát Dã chiến để ngăn chặn các cuộc biểu tình và kiểm soát hoạt động đấu tranh của các chùa chiền.

Khi cuộc tranh đấu của PG ngày càng gia tăng, ngày 4/6/1963, một Ủy ban Liên Bộ được chính phủ thành lập để giải quyết các đòi hỏi của PG. Ủy Ban này gồm có Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương và Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần. Ngày 5/6/1963, Ủy Ban Liên Bộ họp với Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo lần đầu tiên. Phái đoàn PG gồm có các TT Thiện Minh, Tâm Châu, Thiện Hoa, Huyền Quang (Thư ký) và Đức Nghiệp (Phó thư ký). TT Thiện Minh làm Trưởng đoàn.

Trong khi thương thuyết với Ủy Ban Liên Bộ, Võ Đình Cường cho áp dụng chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" để đạt thắng lợi tối đạ Các chiến dịch biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu được phát động khắp nơị Vụ HT Thích Quảng Đức tự thiêu cũng nằm trong chiến thuật nàỵ Có thể nói trong giai đoạn gây xáo trộn này, PG đã thường dùng các phương thức sau đây : biểu tình bạo động quá khích, nổi lửa tự thiêu.

Sau khi tin HT Quảng Đức tự thiêu và ngày 11/6/1963 được loan đi khắp thế giới, ngày 12/6/1963 HT Thích Tịnh Khiết từ Huế vào saigon. Phó TT Thơ liền mời HT Tịnh Khiết họp với Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ, nhưng Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo thấy rằng đưa HT Tịnh Khiết đi thương thuyết không có lợi vì HT quá hiền lành và ngay thật, nên TT Tâm Châu nói rằng sau 5 ngày tuyệt thực, HT Tịnh Khiết đang mệt, không họp được. Ngày 13/6/63, Phật tử treo cờ khắp nơị Ngày 14/6/63, 2 Ủy Ban họp lần thứ hai tại Hội Trường Diên Hồng. Vì TT Diệm ra lệnh phải đi đến một thỏa hiệp nhanh chóng, nên 2 Ủy Ban đã họp ngày họp đêm trong suốt 3 ngày liên tục, đến ngày 16/6/63, cả 2 Ủy Ban đã ký kết một thông cáo chung gồm những diểm sau đây :

- Quy định lại thể thức treo cờ quốc gia và cờ PG : Cờ PG khi treo chung được làm nhỏ hơn 1/3 quốc kỳ.

- Tách các hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ Số 10.

- Chính phủ cam kết không trả thù những người tham gia cuộc vận động thực hiện 5 nguyện vọng của PG.

- Bảo đảm quyền tự do truyền đạo của Phật tử.

- Trừng phạt những người có trách nhiệm trong vụ thảm sát ở Huế và bồi thường cho các gia đình nạn nhân.



Thông cáo chung vừa được ký xong thì Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo vội đưa về cho HT Tịnh Khiết viết vào một chữ KHÁN rồi ký tên vào chỗ dành cho Tổng Thống. Khi Thông Cáo Chung được chuyển qua Phủ Tổng Thống, mọi người nhìn thấy chữ ký của HT Tịnh Khiết ở chỗ dành cho Tổng Thống, đều lắc đầụ Tuy nhiên TT Diệm vẫn cầm viết và phê vào :"Những điều được ghi trong Thông Cáo Chung này đã được tôi chấp nhận nguyên tắc ngay từ đầu".

Các sử gia PG cho đây là một thắng lợi của PG. Tất cả nguyện vọng của PG đều được chấp thuận. Một buổi lễ tang dự trù cho HT Quảng Đức ngày Chủ Nhật 16/6/63 tại chùa Xá Lợi qui tụ hàng chục vạn người; rồi khoảng hàng trăm ngàn Phật tử tham dự bỗng trở thành đám biểu tình và bị cảnh sát dàn chàọ Xô xát kéo dài 45' trước chùa Xá Lợị Vụ tự thiêu của HT Quảng Đức chỉ là một chiến thuật của TT Trí Quang, nhưng quần chúng Phật tử quay lòng căm thù vào ông Diệm; TT Trí Quang muốn dùng quần chúng gây bạo động và khi bạo động càng nhiều thì ông Diệm càng bị mắc bẫỵ Ngay buổi tối hôm đó, Thiết Giáp phải đến tăng cường. Một thiếu niên 15 tuổi bị tử thương vì trúng đạn ở đầụ 3 tăng và 2 Phật tử bị thương. Hàng ngàn người bị bắt giữ. 3 ngày sau, 19/6, nhờ cảnh sát, công an nỗ lực kiểm soát nên lễ an táng của HT Quảng Đức diễn tiến không gây thêm đổ máu.



* Trò ảo thuật của TT Trí Quang :


Sau khi thông cáo chung được ban hành ít ngày thì nhóm PG cực đoan miền Trung cho phổ biến một "mật điện" nói là mới bắt được. "Mật điện" đó mang số 1342/VP/TT ngày 19/6/63 được nói là do ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống đánh đị Mật điện được công bố có nội dung như sau :

"Để tạm thời làm êm dịu tình hình và khí thế đấu tranh quá quyết liệt của bọn Tăng Ni và PG phản động, TT và ông Cố Vấn ra lịnh tạm thời nhún nhường ho.. Các nơi nhận hãy theo đúng chủ trương trên và đợi li.nh. Ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho giai đoạn tấn công mớị Hãy theo dõi điều tra, thanh trừng những phần tử PG bất mãn và trình thượng cấp, kể cả các sĩ quan và công chức cao cấp".

Đọc lối hành văn và các từ ngữ xử dụng các công chức chính phủ nhận ra ngay đó là môt mật điện giả. Đây phải là mật điện do VC nằm vùng sáng chế rạ Phủ TT đã ra một thông cáo phủ nhận hoàn toàn bức mật điện nàỵ Sau khi bức điện giả nói trên được tung ra, ông Ngô Đình Nhu hiểu rằng nhóm PG cực đoan miền Trung đang cố tạo lý do mới để tiếp tục xách động đấu tranh nhằm lật đỗ chính phủ. Lý do mới đó là "chính phủ không thi hành nghiêm chỉnh thông cáo chung", do đó cuộc đấu tranh mới cũng gồm đủ cả biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu như trước. Rất bực mình trước thủ đoạn này ông Nhu tìm cách lật lại thế cờ. Ngày 20/6/1963, ông yểm trợ cho HT Huệ Tâm lập Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn, rồi giúp HT Thích Nhật Minh lập Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Thuần Túy để ủng hộ chính quyền. Ông cho thương phế binh biểu tình trước chùa Xá Lợi vào ngày 23/7/1963 tố cáo những kẻ lợi dụng tôn giáo gây rối loạn chính tri.. Ông thuyết phục ông Đoàn Trung Còn, Hội Trưởng Trung Ương Phật Giáo Tịnh Độ Tông, lên án những kẻ lợi dụng danh nghĩa PG phá rối trật tự công cô.ng. Các tỉnh trưởng miền Trung giúp ông bằng cách thuyết phục một vài tông phái PG khác như Phật Giáo Lục Hòa Tăng Trung Nguyên và Cao Nguyên Trung Phần, gởi kiên nghị ủng hộ đường lối của TT Diệm và tố cáo Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang phá hoại an ninh trật tự trong nước. Đến giai doạn quyết liệt, ông ra lệnh lục soát các chùa và bắt những lãnh tụ PG chống đốị Nhưng ông không đề phòng nổi mạng lưới mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang tung ra đàng sau biến cố đó.



Sự can thiệp của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã quyết định lật đổ TT Diệm kể từ năm 1960, khi TT Diệm từ chối lời yêu cầu của Phó TT Johnson cho Hoa Kỳ đem quân đổ bộ vào miền Nam và thiết lập các căn cứ quân sự..



* Âm mưu của Hà Nội :

Trong bài diễn văn đọc khai mạc Đại hội đảng lần thứ 3 vào tháng 9/1960, HCM tuyên bố công cuộc cải tạo XHCN tại miền Bắc coi như đã hoàn thành trên căn bản. Giai đoạn tới là giai đoạn "giải phóng miền Nam". Sau đó, Đại hội 3 ra Nghị Quyết tuyên bố :

"Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam".

Thi hành quyêt nghị này, Hà Nội cho lập tại miền nam một tổ chức bù nhìn được mệnh danh là MTGPMN do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Trong lễ ra mắt ngày 20/12/1960, MTGPMN đưa ra bản tuyên ngôn rập y khuôn của Nghị Quyết trên, có đoạn như sau :"Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài NĐ, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ".

Một chiến dịch được gọi là Đồng Khởi được phát xuất từ Bến Tre và lan rộng ra cả miền Nam VN. Trước tình thế này, TT Diệm yêu cầu T Kennedy viện trợ quân sự và kinh tế cho miền Nam N để chống lại sự xâm lăng của CS.

No comments: