Tuesday, June 9, 2009

Các tổ chức ngụy hòa do VC thành lập-Kim Âu tổng hợp





Xin bấm vào PLAY để nghe bài đọc

Các tổ chức ngụy hòa do VC thành lập

Kim Âu tổng hợp

LTS - Những bài báo của một số văn hữu viết về lời kêu gọi mới chỉ là một phần băng sơn nổi trên mặt. Chúng tôi thật sự chưa cần phải chấp bút. Sau khi bài thứ nhất phát hành một cậu thanh niên nói với tôi bài viết của Hàn Giang TLT gây xôn xao anh có biết không? Tôi mỉm cười :"Xôn xao cái gì chứ? Tội nghiệp họ, điều đúng nhất mà họ cần làm là phải đọc để tỉnh người ra. Anh chẳng bao giờ quan tâm đến những phát ngôn của bọn ngu đần vô học, vô văn hoá."

Buổi tối thứ ba trong khi đang chuẩn bị làm báo, đột nhiên chúng tôi nhận được cú điện thọai của một chiến hữu. Qua điện thọai giọng của anh rất là bực tức: " Anh Sơn! Tôi là..B... Pháo Binh đây! Anh có nghe đài..... không?

Tôi nói: OK ! Tôi biết anh rồi, tôi đâu có thì giờ để nghe cái đài bát nháo đấy làm gì.

- Bọn nó chỉ trích bài báo anh đăng trên Chính Nghĩa đó. Tôi nghe tức quá nên phải lên tiếng, vừa nói xong là tôi gọi cho anh đây. Anh biết không cái thằng Đinh Quyền nào đó nó gọi ông Quảng Độ là "Cha già dân tộc"?!!. Tôi vừa nói là cậu ta vào năm 1965 chắc chưa ra đời biết gì về lịch sử mà nói năng bậy bạ. Phần tôi là một sĩ quan vào thời đó, tôi xác nhận ông Hà văn Sơn viết lời tòa sọan rất đúng. Anh biết không? Thằng TQT sau khi tôi lên tiếng hắn cũng lại xía vào nói là tôi nói thế nào chứ bài viết đó có vẻ thân Cộng. Hết giờ rồi nên tôi không kịp nói nữa. Anh Sơn ! Nhân danh một chiến sĩ quốc gia, một Phật tử, chúng tôi và rất nhiều người mong anh viết lên sự thật. Chúng tôi hòan tòan ủng hộ anh."

Tôi cảm ơn người chiến hữu và nói:" Các anh em chiến hữu cứ yên tâm, chúng tôi cũng là một người kính trọng triết lý thâm viễn của nhà Phật nhưng không bao giờ chúng tôi mê tín để những kẻ "muợn đạo hại đời" lộng hành. Ông TQT và một số anh khác thì chỉ biết tới đó thôi, còn cậu nhỏ ĐQ thì không nên bận tâm tới cậu ta làm gì. Anh yên tâm đi ! Tôi chẳng cần phải nghe thiên hạ nói làm gì cho mất thì giờ. Cái hiểu của họ nó bé mọn quá nên công việc của tôi là phải khai hoang não bộ của họ nhét vào đó một chút văn hoá và chính trị để họ sống cho ra con người. Anh nhớ đón đọc số báo 536 nhé, không nhanh là không còn đâu."

Sau đó người chiến hữu tạm biệt để tôi có thì giờ hòan thành số báo. Tắt điện thọai, tôi thật sự cảm thấy lòng trĩu nặng vì ý thức chính trị quá kém của một nhóm người tự nhận mình là người quốc gia chống cộng. Chống cộng hay tiếp tay Việt Cộng?.

Bọn người này hô hào, tố cáo Việt Cộng bịt miệng cha Lý. Nhưng xem ra họ cũng đang cố sức để làm chuyện chẳng khác gì Việt Cộng. Khốn thay, sự hiểu biết của họ lại quá thấp nếu không muốn nói là hết sức dốt nát, ngu muội. Tuy nhiên, chúng tôi không chấp họ vì chức năng của một nhà báo là phải làm sao để quảng bá Sự Thật đến tận những bộ não vô minh. Và đây là SỰ THẬT về Phật Giáo Ấn Quang. Chúng tôi có cả một kho tài liệu, đăng tòan bộ phải đến 62 tuần, xin mời quý độc giả theo dõi thật cẩn thận và kỹ lưỡng để nâng cao ý thức chính trị của một Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản.

Các tổ chức ngụy hòa:

Các tổ chức ngụy hòa này thường được VC thành lập hoặc để vận động phản chiến trong hàng ngũ quốc gia hoặc để yểm trợ cho những yêu sách của VC trên bàn hội nghi.. Để hiểu rõ hơn về điểm này, ta hãy tìm hiểu sau đây những tổ chức ngụy hòa chính do một số tăng sĩ hay cư sĩ PG đảm nhiện hay thành lập để yểm trợ cho các chiến thuật của VC.


1-Phong Trào Vận Động Hòa Bình Thế Giới:

Năm 1949, trong khi chờ đợi củng cố lại lực lượng vừa bị Pháp đánh tan khắp nơi, HCM thành lập Phong Trào Vận Động Hòa Bình Thế Giới để vận động dư luận quốc tế buộc Pháp phải thỏa hiệp với chính phủ HCM. Cư sĩ Tâm Minh, tức BS Lê Đình Thám, đã được HCM cử giữ chức Chủ Tịch Phong Trào này, vì các tăng sĩ PG không ai có khả năng ngoại ngữ và tư thế bằng ông. Nhưng HT Thích Trí Độ được đưa vào làm Ủy Viên Trung Ương của phong trào để chỉ đạo đường lối.


2. Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình và Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết:

Năm 1953, HCM thay Phong Trào Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới bằng Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình với mục đích vận động dư luận thế giới buộc Pháp phải chấp nhận một giải pháp hòa bình cho Đông Dương. Cư sĩ Lê Đình Thám được chuyển qua làm Chủ Tịch Ủy Ban nàỵ HT Thích Trí Độ giữ chức Ủy viên Trung ương của Ủy ban. TT Trí Quang là người hoạt động tích cực cho Ủy ban.

Năm 1954, sau hiệp định Geneva, TT Trí Quang vào Huế làm Hội trưởng Hội VN Phật Học ở Huế. Ông đã lợi dụng cương vị này để cùng một số trí thức PG lập Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình, tại miền Nam. Ủy Ban này mang tính chất ngụy hòa, tiếp tay cho HCM trong việc kêu gọi hòa hợp hòa giải, hiệp thương để tiến tới bầu cử thống nhất 2 miền trong thời hạn 2 năm sau hiệp định Geneva.HCM tin rằng trong khi tình hình miền Nam đang rối loạn vì giáo phái, chưa có tổ chức, nếu có bầu cử, nhất định CS sẽ thắng vì trong những năm kháng chiến chống Pháp họ đã gài vô số cán bộ nằm vùng ở lại để vận động. Phong trào này đã bị Ngô Đình Cẩn ra lệnh bắt chiêu hồi.


Ngày 27/2/1965, TT Thích Quảng Liên thành lập Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình và Hạnh Phúc Dân Tộc. Phong trào này là hậu thân của Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình của TT Trí Quang lập năm 1954. TT Quảng Liên là Tổng Ủy Viên Tổng Vụ Pháp Sự của GHPG Ấn Quang. Song song với Ủy ban này, ông cho thành lập thêm một tổ chức thứ hai có tên Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết để phối hợp hoạt động. Cả 2 phong trào đưa ra chủ trương ngụy hòa, kêu gọi Hoa Kỳ và chính phủ VNCH phải chấm dứt chiến tranh.


Ngày 5/3/1965, Tổng Nha Cảnh Sát ra một thông cáo thông báo dân chúng biết Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình, Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, Ủy Ban Vận Động Hòa Bình, Lực Lượng Học Sinh Chống Chiến Tranh hay Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, v.v... tuy có nhiều danh xưng khác nhau nhưng cùng là một tổ chức do các cán bộ đặc công của CS đặt ra làm suy yếu tinh thần chống Cộng của miền Nam.Cảnh sát đã đưa ra tài liệu của VC nhằm hướng dẫn cách thức thành lập và cổ động cho các phong trào này. Trước những bằng chứng không thể phủ nhận được, ngày 11/3/1965, Viện Hóa Đạo ra một thông cáo nói rằng Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình là do TT Quảng Liên thành lập với tư cách cá nhân, không liên quan gì đến Viện Hóa Đạo.


Ngày 17/3/1965, TT Quảng Liên tuyên bố từ chức Chủ tịch của Phong trào.

Những người tham gia 2 phong trào này đã bị chính phủ Phan Huy Quát ra lệnh bắt và điều tra. Trước đó, ngày 1/3/1965, chính phủ Phan Huy Quát đã tuyên bố xác định chỉ nói chuyện hòa bình khi nào CS chấm dứt xâm lăng. Ngày 19/3/1965, 3 người thuộc Phong Trào Hòa Bình bị trục xuất ra Bắc là BS Thú Y Phạm Văn Huyến, ký giả Cao Minh Chiếm và GS Tôn Thất Dương Kỵ.

.

Ngày 4/8/1965, Tòa Án Quân Sự Mặt Trận xét xử vụ những người tham gia Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình và Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết do TT Quảng Liên thành lập và làm Chủ tịch, xác nhận hoạt động của 2 tổ chức này có liên hệ với CS, tuyên án 3 người khổ sai hữu hạn, 12 người bị tù treo và tha bổng 6 người. Nhưng TT Quảng Liên lại không bị bắt hay bị truy tố. Chính sự tránh né này của chính phủ Quát đã làm cho một số tăng sĩ PG miền Trung trong GHPG Ấn Quang tin rằng chính quyền không dám đụng tới họ và họ đã trở thành những thành phần bất khả xâm phạm trong xã hộị Với ý nghĩ đó, nhóm tăng sĩ miền Trung thừa thắng xông lên, gây ra biết bao tai biến nghiêm trọng sau nàỵ Đây cũng là thời kỳ mà người ta gọi là "nạn kiêu tăng".



3. Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc:

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris vừa được ký kết thì ngày 31/1/1973, một nhân vật khác hiện ra, TT Thích Thiện Minh, đã vội phổ biến một thông bạch tuyên bố thành lập Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc, cử luật sư Vũ Văn Mẫu làm Chủ tịch với nhiệm vụ đòi "nghiêm chỉnh thực thi ngưng bắn" và tiến tới lập chính phủ hòa hợp hòa giải.

TT Thích Mẫn Giác cho biết việc thành lập lực lượng nói trên là do quyết định của Hội Đồng Viện Hoá Đạo theo đề nghị của Nghị sĩ Vũ Văn Mẫụ HT Thích Trí Thủ, TT Trí Quang và TT Thiện Minh đã yểm trợ mạnh mẽ cho quyết định này ? Viện Hoá Đạo Gíao Hội Phật Gíao Ấn Quang đã lập lực lượng nói trên để làm gì ?

Điều 12 của Hiệp định Paris dự liệu thành lập tại miền Nam VN một Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc sau khi ngưng bắn. Hội Đồng này gồm 3 thành phần : VNCH, MTGPMN và các thành phần ở giữa.

Lúc đầu Hà Nội cương quyết đòi Hội Đồng này phải được tổ chức từ trung ương đến địa phương như một chính quyền song hành với chính phủ VNCH. Nhưng sau khi Hoa Kỳ ném bom B52 xuống Hà Nội 12 ngày đêm, Hà Nội mới chịu giới hạn quyền của Hội Đồng vào việc tổ chức bầu cử mà thôị Hà Nội tin rằng trong 3 thành phần của Hội Đồng, họ sẽ chiếm 2 thành phần là MTGPMN và các tổ chức thân Cộng trong thành phần thứ ba, nên sẽ thắng khi cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tại miền Nam. TT Thích Thiện Minh được chỉ thị thành lập "thành phần thứ ba" gồm các tổ chức thân Cộng để tham gia Hội Đồng, đó là Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc nói trên.

Thông bạch do TT Thích Thiện Minh công bố đã bị các đảng phái quốc gia và báo chí công kích nặng nề nên lực lượng này không hoạt động được.



* Các tổ chức gây bất ổn và liên hệ với CS:


1. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc và Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng:

Năm 1964, TT Trí Quang đã cho tái sinh Hội cứu quốc trong Mặt Trận Việt Minh dưới danh hiệu Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc. Sau khi bị lật tẩy, ông cho đổi thành Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng. Mục tiêu của 2 tổ chức này là gây biến động chính trị tại miền Nam để tiến tới cướp chính quyền.

Dưới chiêu bài "chống đàn áp PG" và "diệt Cần Lao Thiên Chúa Giáo", 2 tổ chức trên đã tung hoành từ Quảng Trị tới Saigon, không coi chính quyền và luật pháp quốc gia ra gì, nhưng đến tháng 6/1966 thì bị chính phủ Nguyễn Cao Kỳ dẹp tan. Sau biến cố Mậu Thân 1968 và nhất là sau 30/4/1975, người ta mới khám phá ra các thành phần chủ lực trong 2 lực lượng này đều là CS nằm vùng như TT Thích Minh Châu (Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh), 2 Đại Đức Thích Hạnh Tuệ và Thích Nhất Chí, Hoàng Phủ Ngọc Tường (sẽ nói sau), Hoàng Phủ Ngọc Phan, Phan Xuân Huy, Nguyễn Văn Hàm...


2. Dùng Đại học Vạn Hạnh làm cơ sở hoạt động nội thành cho VC:

Viện Đại học Vạn Hạnh được xây cất vào ngày 9/6/1965. Khi hoàn thành, TT Thích Minh Châu dược GHPG Ấn Quang cử làm Viện Trưởng, ông đã biến nơi này thành một căn cứ địa an toàn cho đặc công CS nằm vùng và các tổ chức chống chính phủ. Chính nơi đây là địa điểm phát xuất các toán biểu tình và bạo động.

Ngày mất nước 30/4/1975, dưới quyền điều khiển của Nguyễn Trực, họ đã cầm cờ PG ra Ngã Tư Bảy Hiền đón "quân giải phóng". Các tài liệu của VC xác nhận TT Thích Minh Châu là cán bộ nội tuyến và Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ sở hoạt động nội thành.


3. Nhận chỉ thị của VC để hoạt động:

Trong thời Đệ II Cộng Hòa, nhóm tham mưu của Viện Đại Học Vạn Hạnh vẫn lén lút ra Huế họp với Khu Ủy Tri.-Thiên -Huế để báo cáo và nhận chỉ thị hoạt động quấy phá miền Nam. Mỗi lần đi đều bị nhân viên tình báo của VNCH theo dõi và chụp hình. Các tài liệu này sau đó được thông báo cho Viện Hóa Đạo và Viện Đại học Vạn Hạnh biết kèm theo lời cảnh cáọ Nhưng ít lâu sau, công việc này lại tái diễn.

Các TT Thích Hộ Giác, Thích Quảng Độ và Thích Bữu Phương đã nhiều lần đi Tây Ninh họp với VC. Lần họp tại chùa Từ Vân ở Gò Dầu Hạ, Tây Ninh, đã bị cơ quan an ninh phát giác. TT Thích Hộ Giác bị Bộ Quốc Phòng VNCH buộc phải từ chức Phó Giám đốc Nha Tuyên Úy PG. TT Thích Quảng Độ từ khi du học Ấn Độ về đã có lập trường thân Cộng và hoạt động cho MTGPMN. Chỉ sau 30/4/1975, khi ông cũng như TT Thích Thiện Minh không được tin dùng, ông mới quay lại chống chế độ và bị bắt.

Chính quyền miền Nam đã không bắt các vị sư tăng trên đi an trí hay truy tố họ ra tòa vì sợ gây hoang mang dư luận và hơn nữa cơ quan tình báo không muốn phá vỡ đường dây để đễ theo dõi ho..

* Các hình thức yểm trợ các đòi hỏi của CS :

Ăn rập với các đòi hỏi của VC, nhóm cực đoan thân Cộng miền Trung trong GHPG Ấn Quang đã phát động rất tinh vi nhiều chiến dịch nhằm yểm trợ các đòi hỏi của VC.


1. Chiến dịch "Việt Nam, Đóa Hoa Sen Trong Biển Lửa".

Ngày 3/6/1966, Đại Đức Thích Nhất Hạnh đang ở Pháp thì được một nhóm phản chiến của Mỹ mời thăm Hoa Kỳ. Nhân dịp này, ông đã công bố chủ trương 5 điểm của GHPG Ấn Quang như sau :

- Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức.

- Quân đội Mỹ rút luị

- Ngưng oanh tạc Bắc Việt.

- Mỹ phải giúp lập chính thể dân chủ

- và tái thiết miền Nam không điều kiện.


5 điểm đòi hỏi này giống hệt 5 điểm đòi hỏi của MTGPMN.

Năm 1967, Đại Đức Nhất hạnh cho xuất bản cuốn "Vietnam, Lotus in a Sea of Fire, a Budhist Proposal for Peace" (Việt Nam, Hoa sen trong biển lửa, môt đề nghị hòa bình của Phật giáo), nói về cuộc tranh đấu của PG từ 1963-1966 và những chết chóc tang thương do Hoa Kỳ và quân đội VNCH gây ra. Ông lên án Ngô Đình Diệm đàn áp PG, Nguyễn Cao Kỳ độc tài quân phiệt và ca tụng HCM là anh hùng dân tộc. Ông tuyên bố MTGPMN do những người quốc gia chống chế độ Ngô Đình Diệm lập ra chứ không phải do Hà Nội lập ra, nhưng vì Mỹ đã đổ quân và vũ khí vào VN, nên họ "nghiêng theo khối CS, và càng ngày càng trở thành công cụ của khối CS", nhưng ở dưới ông lại trích dẫn lời của Lê Duẩn tuyên bố trong Đại hội đảng kỳ 3 (1960) xác nhận "Đảng ta" lãnh đạo Mặt Trận. Trong bộ Lịch Sử Đảng CSVN do Nhà xuất bản Sách Giáo khoa Mác-Lênin ở Hà Nội ấn hành, Hà Nội chính thức xác nhận rằng MTGPMN được thành lập do Nghị Quyết của Đại hội III của Đảng CSVN họp tại Hà Nội vào tháng 9/1960. Đại Đức Thích Nhất Hạnh biết rõ điều đó, nhưng khi làm công tác tuyên truyền cho VC, ông đã cố tình bóp méo sự thật để biện hộ cho sự xâm lăng của Hà Nội.

Năm 1968, khi hòa đàm Paris bắt đầu họp, ông được cử làm phát ngôn viên chính thức của GHPG Ấn Quang ở hải ngoạị Đại Đức Nhất Hạnh ra ngoại quốc năm 1964, thường trú tại Pháp. Đọc những bài ông viết sau 1977, người ta thấy lập trường chính trị của ông đã có nhiều thay đổi.


2. Thành lập Nhóm Hòa Giải, sau đổi thành Lực Lượng Quốc Gia Tiến Bộ :

Sau Đại hội PG kỳ 3 của GHPG Ấn Quang tổ chức tại Saigon ngày 20/8/1968, luật sư Trần Ngọc Liễng tuyên bố thành lập Nhóm Hòa Giải gồm 25 ngườị Nhóm này sau biến thành Lực Lượng Quốc Gia Tiến Bô.. Ngày 15/11/1969, LS Liễng đưa ra một tuyên bố khẳng định "hướng đi của dân tộc VN là hòabình trên cơ sở độc lập, tự do và dân chủ". Tiếp theo, ông kêu gọi thành lập một chính phủ hòa giải để chấm dứt chiến tranh, triệt thoái quân đội ngoại lai ra khỏi miền Nam thật sớm. Các báo ở Saigon hỏi ông tại sao không nói gì về phía CS, ông không trả lờị Mục tiêu của bản tuyên bố này là yểm trợ cho các đòi hỏi của Cộng Sản Bắc Việt tại hòa đàm Paris.


3. Tuyên ngôn 6 điểm của Phái đoàn PG Ấn Quang :

Tháng 10/1970, TT Thích Thiện Minh cầm đầu một Phái đoàn PGVN qua Nhật Bản dự Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Tokyo từ 16-22/10/1970. Phái đoàn này gồm có TT Thích Thiện Minh, TT Thích Huyền Quang, TT Thích Mình Tâm, Đại Đức Thích Nhất Hạnh (phát ngôn viên) và 2 cư sĩ Ngô Văn Giáo và Vĩnh Bữụ Tại hội nghị nói trên, phái đoàn đã đưa ra đề nghị 6 điểm của PGVN như sau :


1. Các phe lâm chiến phải bắt đầu xuống thang ngay lập tức để đạt đến một cuộc ngưng bắn toàn diện vào lúc 18 giờ chiều 30 Tết Tân Hợi (tức 26/1/1971).

2. LHQ sẽ chỉ dịnh một nhóm quốc gia trung lập để họp thành Ủy Hội Kiểm Soát Ngưng Bắn gồm cả đại diện của Quân đội VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam VN.

3. Chính phủ VNCH phải phóng thích các tù nhân chính trị, sinh viên, trí thức, tu sĩ và tất cả những người đã bị tạm giam vì tranh đấu cho hòa bình và chủ quyền của dân tộc.

4. Chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt tình trạng thối nát, độc tài và bất lực ở miền Nam VN bằng cách để cho người Việt tự do chọn đại diện đa số dân chúng có bản chất hòa giải dân tộc, không liên kết và có đủ khả năng để :

- Thương thuyết với chính phủ Hoa Kỳ về thời biểu triệt thoái mau chóng toàn thể quân lực Hoa Kỳ ở VN và những liên hệ ngoại giao, văn hóa và kinh tế giữa Hoa Kỳ và VN.

- Thương thuyết với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam VN về những thể thức tổng tuyển cử để bầu lên một chính phủ đại diện cho mọi khuynh hướng chính trị ở Nam VN, một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do dưới sự giám sát quốc tế, trong đó mọi người VN thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào đều có thể tham dư..

5. Các chính phủ Hoa Kỳ, Sô-viết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và các quốc gia liên hệ khác cộng tác với nhau để chấm dứt đau khổ của người dân Việt bằng cách ủng hộ đề nghị này cho chính người Việt đề ra.

6. Các phe lâm chiến tại VN, nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới, các giáo hội tôn giáo và các nhà nhân bản cấp thời hành động để thúc đẩy các quốc gia có trách nhiệm về chiến tranh VN chấm dứt cuộc chiến tranh tại VN, Kampuchea và Lào.

Từ các danh từ và văn tự được xử dụng đến nội dung của bản tuyên bố đều giống hệt các bản tuyên bố của MTGPMN. Bản tuyên bố được viết với lối hành văn lập pháp hay quyết định thay vì nhẹ nhàng của một đề nghị của một tổ chức quốc tế về tôn giáo và hòa bình. Sau bản tuyên bố trên, GHPG đã làm mất cảm tình của hầu hết các quốc gia trên thế giớị Phái đoàn Đan Mạch đã vặn hỏi tại sao PGVN chỉ đòi quân đội Mỹ rút ra mà không đòi tất cả các quân đội ngoại nhập phải rút, trong đó có cả quân đội CS Băc Việt, Phái đoàn PGVN không trả lời được.


*Thành lập "chính phủ Phật Giáo" để giao cho VC:


Tạp chí Quê Mẹ số 125 & 126 tháng 10-11/1993 đã công bố bản tự thuật của HT Thích Đôn Hậu về cuộc gặp gỡ giữa ông và TTCS Phạm Văn Đồng năm 1976. Bản tự thuật cho biết vào tháng 4/1975, PG đã thành lập Chính Phủ Phật Giáo Dương Văn Minh để giao miền Nam cho CS Hà Nộị Sau đây là phần liên hệ đến vấn đề này được đề cập trong bản tự thuật của HT Thích Đôn Hậu:

TTCS Phạm văn Đồng :

"- Đấy, theo Cụ biết, trong khi người Mỹ đi rồi, Thiệu xuống rồi, PHật Giáo lại âm mưu lập chính phủ Phật Giáo, đưa Dương Văn Minh lên làm TT. Lập làm gì vậy? Lập chính phủ đó để đánh với Cách Mạng phải không?

HT Thích Đôn Hậu đáp :

- Chuyện ấy có, Phật Giáo chúng tôi có lập Chính Phủ. Nhưng thế nàỵ Thưa Thủ Tướng. Chúng tôi đã hỏi các vị trong Viện Hóa Đạo.Các vị cho biết như sau : "HT nên nhớ rằng, PG chúng ta không ngu si đến độ lập Chính Phủ Phật Giáo, sau khi Mỹ đã bỏ miền Nam, Thiệu vơ vét của cải đi rồi. Của cải, thế lực ở miền Nam VN chẳng còn gì, mà Cách Mạng đã đến bên lưng.Ông Dương Văn Minh cũng không đến nỗi dại gì muốn lên làm Tổng Thống lúc ấỵ"

Các vị ở Viện Hoá Đạo nói tiếp : "PG chúng ta, con sâu con kiến cũng thương, huống gì con người ! Đã 30 năm chiến tranh, chết chóc đau thương chồng chất. Bây giờ đây nếu thả lỏng để ông già lụ khụ Trần Văn Hương tuyên bố : "Đánh" ! Thử hỏi cả 2 bên tham chiến chết bao nhiêu người nưa.? Muốn hạn chế sự chết chóc và tài sản của đồng bào, nên PG chúng ta phải có chủ trương. Lúc bấy giờ, chẳng còn ai lo cho đất nước, ai cũng chạy trối chết, PG đâu thể ngồi như vậy mà nhìn? Nên phải lập Chính Phủ, đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Nhưng không phải lập để đánh với Cách Mạng.

Phạm Văn Đồng hỏi :

- Vậy tại sao Dương Văn Minh lên, tuyên bố giữ mảnh đất cuối cùng, nếu không phải để đánh với Cách Mạng thì để làm gì?

Tôi hỏi Thủ Tướng :

- Khi Dương Văn Minh tuyên bố như vậy, về sau có nổ phát súng nào không?

- Không.

- Như vậy, Dương Văn Minh chỉ tuyên bố thôi, chứ không cốt đánh."

Chính phủ PG nói trên, khi mới nhận chức vào ngày 29/4/1975, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố :

- Hoa Kỳ phải rút khỏi VN trong vòng 24 giờ kể từ ngày 29/4/1975.

- Hoa Kỳ phải tôn trọng các quyền cơ bản của dân tộc VN, quyền tự quyết của nhân dân VN và chấm dứt mọi sự dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ miền Nam VN.



* Tổ chức mừng Việt Cộng giải phóng Miền Nam:


1. Mừng Việt Cộng giải phóng tại Đà Nẵng:

Ngày 29/3/1975, VC vừa chiếm được Đà Nẵng thì các tổ chức PG tại đây cắm cờ PG trên xe, chạy khắp thành phố reo mừng. Sau đó, tại các chùa Tỉnh Hội, Phổ Đà, Phật Học, Vĩnh Hội và một vài nơi khác trong thành phố đã bắc loa kêu gọi quân nhân và công chức chế độ cũ ra trình diện.

Một số được coi là "thành phần ác ôn" đã bị các chùa bắt giữ và giao nạp cho bộ đội VC. Số còn lại bị Ban Lãnh Đạo Cách Mạng thành lập ở các chùa nói trên thu hồi thẻ quân nhân hay công chức rồi cấp giấy phép tạm tha cho về để đợi lệnh. Những người được coi là "có công với cách Mạng" được nhà chùa cấp giấy chứng nhận để khỏi đi học tập cải tạo. PG Đà Nẵng đã coi chiến thắng của VC như chiến thắng của Phật Giáo và các chùa ở Đà Nẵng đã hoạt động giống như những cơ sở chính quyền của Việt Cộng.

Tại Saigon, Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu tuyên bố một cách hãnh diện rằng khi "quân giải phóng" vào Đà Nẵng, chỉ còn một lá cờ duy nhất được tung bay trên thành phố này thôi, đó là lá cờ của Lực Lượng Hòa Giải của Phật Giáo.

Nhưng sau khi làm chủ được tình hình, VC liền dẹp tất cả các Ban Lãnh Đạo Cách Mạng ở các chùa và thay thế bằng các Ủy Ban Quân Quản của ho..


2. Mừng Việt Cộng giải phóng tại Saigon:

Như đã nói ở trên, ngày 30/4/1975, một số người trong Ban Giảng Huấn và sinh viên Đại học Vạn Hạnh đã ra Ngã Tư Bảy Hiền đón đoàn quân giải phóng.

Sau khi VC nắm quyền tại miền Nam, GHPG Ấn Quang lập Ủy Ban Tổ Chức Mừng Chiến Thắng do TT Thích Mẫn Giác, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa Viện Hoá Đạo làm Chủ tịch. Ủy ban này đã huy động Phật tử tổ chức mừng giải phóng ngày 15/5/1975 và lễ mừng sinh nhật Hồ Chí Minh ngày 19/5/1975. Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31/12/1993, HT Tâm Châu có ghi lại diễn tiến này. Theo những tài liệu của VC thì có khoảng 900 người tham gia mừng ngày giải phóng trên.


Trong diễn văn chào mừng ngày 15/5/1975, TT Thích Mãn Giác có nói :

"Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì Chủ nghĩa xã hội".

Sau khi GHPG Ấn Quang bị VC tấn công, một số tăng sĩ bị bắt giữ, HT Thích Mẫn Giác đã vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ. Trong một đại hội của PG tại Seattle ngày 29/8/1980, bị đồng bào chất vấn, ông đã xác nhận ông có đọc bài diễn văn đó và nhìn nhận sự lầm lẫn của ông.


Theo VC năm 1968 - Tết Mậu Thân :

Tết Mậu Thân 1968, HT Thích Đôn Hậu đã lên đài phát thanh MTGPMN kêu gọi, "Chư Tăng, Ni và đồng bào Phật tử đoàn kết với nhau, nhất tề đứng lên đánh đuổi Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Đế Quốc và bất hợp tác với tay sai Đế Quốc". Kèm theo HT Thích Đôn Hậu phải kể tới Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện sống ở Huế (1992), có chân trong ban biên tập của tạp chí Sông Hương, cùng với các tạp chí như Tuổi Trẻ, Văn Nghê.... Đã phổ biến các tác phẩm của những tác giả như Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Quang Vũ...nhà xuất bản Văn Uyển (Hoa Kỳ) đã giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường qua truyện ngắn "Tìm Ma Phiêu Du Ký" trong tuyển tập Văn Chương Đối Kháng Quốc Nội xuất bản vào tháng 5/1990. Nhưng ông ta là ai và đã làm gì?

Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) được về giảng dạy môn Việt Văn trường Quốc Học Huế vào năm 1961, thời ông Đinh Qui làm hiệu trưởng và ông Văn Đình Hy làm giám học. Vào thời đó Huế có 2 giáo sư dạy Việt Văn nổi tiếng, ở trung học đệ nhất cấp có Tôn Thất Dương Tiềm, ở đệ nhị cấp có Hoàng Phủ Ngọc Tường, mãi đến sau khi trận tấn công Mậu Thân của VC vào thành phố Huế chấm dứt, cơ quan an ninh VNCH mới biết rõ sự liên hệ 2 người này với CS.

Hoàng Phủ Ngọc Tường trưởng thành tại Huế, có người em ruột tên là Hoàng Phủ Ngọc Phan, gia đình ở Thành Nội, thuộc thành phần trung lưu, sau khi đỗ xong Tú tài hai, Tường được gia đình cho vào Saigon học Đại học Sư Phạm Triết, ra trường, Tường có luôn bằng cử nhân văn chương. Tường mang triết áp dụng vào văn chương, giáo sư HPNT có một lối giảng dạy rất mới lạ so với các giáo sư Việt Văn khác, chỉ dựa vào các sách của Dương Quảng Hàm, Nghiêm Toản, Hà Như Chi...để soạn bàị Học sinh các lớp văn chương rất mến mộ ông vì Tường dạy hay, dù dáng người ốm, cao cỡ 1.6m, nhưng giọng nói rất tốt, giảng bài hấp dẫn, cách phục sức giản dị, thân tình với học sinh, thầy Tường lúc nào cũng có vẻ như một nhà triết học, trở thành thần tượng của giới trẻ lúc bấy giờ. HPNT có người yêu tên là HTTN, cũng ở Thành Nội Huế, nữ sinh viên Văn Khoa, nhưng vì những trắc trở, 2 người không lấy nhau được, về sau, cô này lại là vợ của một trong những người bạn của Tường.

Số bạn thân nhất của Tường có thể đếm ở đầu ngón tay : Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Trần Quang Long. Trần Quang Long đã chết, Ngô Kha cũng đã chết, nguyên là giáo sư Việt Văn trường Hàm Nghi Huế, vợ Kha là em gái của Trịnh Công Sơn, cô này đã vượt biển, hiện sống tại Canada và đã tái giá. Trần Quang Long và Ngô Kha đều là những đồng chí của HPNT; năm 1964, Kha và Long lập ra nhóm Quán Bạn, thật ra đây chỉ là địa điểm ngụy trang nhằm để tuyên truyền chống chính phủ, năm 1966, cùng với Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha thành lập Chiến Đoàn Nguyễn Đại Thức, năm 1970, Ngô Kha chủ biên tập san Tự Quyết (Ban biên tập gồm có Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Bửu Ý), năm 1971, Ngô Kha chủ biên tập san Mặt Trận Văn Học Dân Tộc Miền Trung, đặt dưới sự lãnh đạo của Thành ủy CS Huế, tháng 6/1973, trong một cuộc hành quân của Quân đội VNCH từ Phá Tam Giang đến cửa Tư Hiền, Ngô Kha đã bị bắn chết khi đang tìm cách vượt thoát vòng vâỵ. Sau khi biến động miền Trung chấm dứt vào giữa năm 1966 thì mãi đến tháng 10/1967, chính quyền Thừa Thiên, vị tỉnh trưởng lúc bấy giờ là Trung tá Phan Văn Khoa, mới kết thúc hồ sơ của HPNT và một số giáo sư dạy tại trường Trung học Bồ Đề Thành Nội Huế, liên quan đến những hoạt động cho CS, nhưng viên ty trưởng cảnh sát là Đoàn Công Lập, lại là một cán bộ CS nằm vùng, cho nên án lệnh bắt giữ những người trên chỉ được thi hành một cách lỏng lẻo, trong lúc đó thì CS đã hoàn tất kế hoạh tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Hiệp định Geneva năm 1954, một số cán bộ CS tập kết ra Bắc, nhưng số khác được lệnh ở lại để bám trụ, trong đó có Nguyễn Đóa, gốc người Quảng Nam, ra Huế dạy Pháp văn tại trường Bồ Đề Thành Nội vào năm 1955, hiệu trưởng lúc bấy giờ là ông Lê Mộng Đạo, hoàn toàn không hay biết gì về việc mình đang điều khiển một trường trung học được xem là trung tâm tổ chức trí vận Trị Thiên và thành phố Huế; Nguyễn Đóa nhận lãnh trách nhiệm để xây dựng cơ sở nàỵ Đóa gả con gái cho Tôn Thất Dương Tiềm, được xem là giáo sư có thế lực nhất tại trường này và rất thân cận với tỉnh giáo hội PG Thừa Thiên. Một thời gian sau, Tiềm vào tổ chức, trong tổ chức này còn có Võ Đình Cường, Hoàng Nguyên Cao Tự Phúc (tác giả các nhạc phẩm hay như Đàn Ơi, Xa Rồi), Phan Văn Vinh, Tôn Thất Dương Kỵ,... Tường lúc bấy giờ còn là cậu học sinh hiền lành, trầm tư, có khuynh hướng xã hội; trong lớp Tường rất giỏi môn Việt Văn và môn Triết, Tôn Thất Dương Tiềm chú ý, móc nối và tuyên truyền. Năm 1961, Tường được bổ nhiệm về Trường Quốc Học, Tiềm giao cho Tường công tác xây dựng cơ sở trong giới học sinh và sinh viên; qua sự giới thiệu của các thầy ở chùa Từ Đàm, HPNT cùng với Nguyễn Khắc Từ (thư ký của GHPG Thừa Thiên) là bộ não của tất cả các cuộc xuống đường ở Huế trước ngày 1/11/1963.

Năm 1964, lợi dụng tình trạng hỗn loạn của nền Đệ II Cộng Hòa, cùng với một số cán bộ cơ sở như Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đính, Trần Minh Thảo, Trần Duy Phiên...Tường gia tăng hoạt động trong giới trẻ như cho người nằm trong các ban đại diện học sinh, sinh viên, tổ chức các cuộc nói chuyện chống chính phủ, đòi trung lập hóa miền Nam VN, người Mỹ phải rút khỏi VN...

Cùng với một số giáo sư đại học như Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần...Tường nằm trong Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, do BS Lê Khắc Quyến làm Chủ tịch, tuần báo Lập Trường là tiếng nói chính thức của Hội Đồng; bài quan điểm, do Cao Huy Thuần phụ trách, có tác dụng rất lớn tại Huế, Miền Trung, ngay tại Saigon và một số tỉnh Miền Tâỵ

Cuối năm 1965, đầu năm 1966, Tường giao cho Nguyễn Đắc Xuân và Trần Mậu Tý thành lập Đoàn Sinh Viên Quyết Tử. Về sau nhóm của Tường biết rằng Tý là người của 1 đảng phái quốc gia đưa vào nằm vùng trong tổ chức sinh viên này, khi CS tràn vào thành phố Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Tường và Xuân đã lùng bắt Tý, Xuân là người đã xử tử Tý bằng cách bắn từng phát một.

Đoàn Sinh Viên Quyết Tử được huấn luyện quân sự trong vòng nửa tháng, được trang bị vủ khí nhẹ, và đặt dưới sự chỉ huy của Tường, Nguyễn Đắc Xuân và Trần Mậu Tý.

Đoàn Sinh Viên này được máy bay quân sự Sư Đoàn I đưa vào Đà Nẵng, thị trưởng của thành phố này là BS Nguyễn Văn Mẫn, người trách nhiệm quân sự ở đây là là Đại tá .

Đàm Quang Yên đều theo phe chống đốị Chính Tường là người đã tổ chức cuộc tấn công vào 2 làng công giáo Thanh Bồ, Đức Lợi, tạo ra những cuộc đổ máụ.

Tháng 4/1966, Tường, Ngô Kha và Nguyễn Đắc Xuân thành lập Chiến Đoàn Nguyễn Đại Thức để chống lại quân đội trung ương. Tháng 5/1966, phong trào đấu tranh tại Huế bị dập tắt, Tường và Xuân "nhảy núi", riêng những người khác, như Nguyễn Đóa, Trần Minh Thảo chưa bị lộ diện, cho nên vẫn tiếp tục ở lại để xây dựng và phát triển cơ sở.

Cuối năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào thành phố Huế về mặt chính trị, Tường đã âm thầm trở lại thành phố này và trú trong nhà Nguyễn Đóa.

Sau mấy ngày thảo luận, Tường lên núi. Lần này đi theo Tường có Thượng Tọa Thích Đôn Hậu, giáo sư Lê Văn Hảo, Nguyễn Đóa và bà Đào Thị Xuân Yến (tức bà Thuần Chi). Tối ngày 29 Tết, theo đài phát thanh Hà Nội, một tổ chức lấy tên là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình được thành lập. Chủ tịch là Lê Văn Hảo, các ủy viên gồm Thích Đôn Hậu, Đào Thị Xuân Yến, Tổng thư ký là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngày mồng 2 Tết, Tường đã có mặt tại Huế, cùng với Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan (em ruột Tường), Nguyễn Thị Trinh (con gái út của Nguyễn Đóa)Theo tài liệu của Chính Đạo qua cuốn "Mậu Thân 68 : Thắng hay bại ?" thì "tại khu tả ngạn, dưới quyền Nguyên, các toán an ninh có 2 nhiệm vụ : lùng bắt các sĩ quan, viên chức cao cấp trong vùng, và bảo vệ một số khuôn mặt chính trị như Thích Đôn Hậu, bà Thuần Chi, Nguyễn Đóa, Lê Văn Hảo" (trang 139), nghĩa là toàn bộ lãnh đạo Liên Minh đều có mặt tại Huế trong cuộc Tổng tấn công. Nhưng Lê Văn Hảo (hiện sống tại Pháp) đã trả lời cuộc phỏng vấn của Trần Nghi, đăng trên Quê Mẹ số 105 & 106 tháng 1/1990 :

"- Ông nghĩ sao về dư luận của đồng bào Huế cho là ông chịu trách nhiệm chính trong vụ thảm sát dân chúng Thừa Thiên - Huế hồi Tết Mậu Thân ?

- Dư luận đó không đúng. Thứ nhất, lúc quân đội CS đánh chiếm Huế, tôi không có mặt trong thành phố. Trước Tết 5 ngày, tôi được dẫn lên núi nói là mời họp và sau đó tôi phải ở lại luôn trên đó, không về lại thành phố lần nào cả. Cùng ở với tôi có Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trong giới trí thức và văn nghệ sĩ tham gia MTGPMN lúc ấy có Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân là theo bộ đội về Huế và tôi được biết, đã từng ngồi xét xử nhiều người có quan hệ với chính quyền Saigon trong những phiên xử của cái gọi là tòa án nhân dân.

Thứ hai, trên danh nghĩa, tôi là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên trên thực tế, tôi chẳng có tí quyền nào cả. Tôi chỉ là bù nhìn. Mọi quyền hành từ lãnh vực quân sự đến chính trị....đều nằm trong tay các cán bộ cao cấp của CS" (trang 66).

Như thế, theo Lê Văn Hảo, trách nhiệm vụ tàn sát dân lành tại Huế một phần do nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường và phần khác do các tư lệnh quân sự, chính trị CS như Tướng Trần Văn Quang, Bí thư khu ủy Trị Thiên - Huế, Lê Minh, Bí thư thành ủy Huế, Lê Chương, Tư lệnh Mặt trận Huế... Nhưng dù ai chịu trách nhiệm đi nửa, thì lịch sử của VN cũng đã ghi đậm nét : chiếm Huế chưa đầy một tháng ( từ 30/1/1968 - 24/2/1968), CSVN đã tàn sát khoảng 7,000 dân vô tộị Họ bị giết bằng đủ kiểu : bị chặt đầu, bị chôn sống, bị mổ bụng...


Một thời đại và nhiều thời đại có thể qua đi, nhưng lịch sử thì không bao giờ bị tảy xóa. Thật là bi thảm cho dân Huế.

Ngày 24/2/1968, bộ đội CS bị đánh bật ra khỏi thành phố Huế, tàn quân rút về rừng, trong đó có Nguyễn Đắc Xuân, Phan, Tường...để lại Huế những cảnh chết chóc, tan nát, đau thương. Gia đình Tường ở Huế bị đồng bào oán hờn, căm thù. Người đau khổ nhất là thân phụ của Tường; có lúc ông cụ gần như điên khùng. Tiếp tục đường cách mạng, Tường được đưa ra Hà Nội và rồi trở lại Huế vào năm 1972, móc nối với Trần Quang Long, Trịnh Công Sơn và Ngô Kha để xây dựng và phát triển cơ sở, nhằm mục đích phá hoại chính quyền trong giới học sinh, sinh viên và trí thức. Sau khi Long và Kha chết, người ta không còn thấy Tường hoạt động trong vùng này nữạ Ngày 30/4/1975, Tường vào Saigon, trong lần xuất hiện nói chuyện với giới trí thức, người ta thấy có Nguyễn Thị Trinh, Cao Thị Huế Hương (bà con với Cao Huy Thuần). Tường chỉ làm việc ở Saigon một thời gian ngắn, về sau được đưa trở lại làm việc tại Huế. HPNT lớn lên ở Huế, bỏ Huế ra đi vào năm 1966, trở về Huế và ra đi vào khoảng đầu năm 1968 sau khi để lại những giải khăn sô. Một vài nhà biên khảo cho rằng Tường và Hảo là bạn học với nhau, chính Tường là người móc nối Hảo, đồng bào cố đô và Tường nhìn nhau mỗi ngày...


Vài vần ca dao về Huế:

Cầu Trường Tiền, sáu vài, mười hai nhịp

Em qua không kịp, tội lắm anh ơi !

Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời,

Dẫu có xa nhau đi nữa, cũng bởi ông Trời mà xa...

hay

Sông Hương từ thuở uyên đi

Nước trôi lặng lẽ tà huy cấm đò

Nam Bình đã dứt đường tơ

Hồi chuông Thiên Mụ xa đưa tiếng sầu

Bến Thương Bạc, Phú Văn Lâu

Sương thu che khuất nhịp cầu Giả Viên

Còn đâu sáu nhịp Tràng Tiền

Thời gian gió loạn sô nghiêng vài bờ

Cao cao, vời vợi Cột Cờ

Ba mươi năm cũ, phất phơ đổi màu

Bây giờ còn nhớ đến nhau

Thì trao ánh mắt trền cầu rồi qua...

hay

Ru em, em ngủ cho muồi

Cho mẹ đi chợ, mua vôi ăn trầu

Mua vôi Chợ Quán, Chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh

Chợ Dinh bán áo con trai

Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim...

hoặc

Chợ Đông Ba đem ra ngoài Giại

Cầu Tràng Tiền đúc lại si mon

Ơi người lỡ hội chồng con

Vô đây gá nghĩa vuông tròn được không ?...


* Nhìn chung, người ta nhận thấy khi quyết định hợp tác với CS, các nhà lãnh đạo PG miền Trung đã có những tính toán sai lầm sau đây :

- Tưởng rằng có thể dung hợp PG với chủ nghĩa CS. Mới tiếp xúc với chính quyền CS, BS Lê Đình Thám đã cho thành lập ngay một tổ chức có tên là Phật Giáo và Dân Chủ Mới ở Bồng Sơn, Bình Định, nơi ông làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ, để nghiên cứu tổng hợp chủ nghĩa Mác-Lê và PG. Sau đó, Nguyễn Hữu Quán đã cho ra cuốn "Đạo Phật và Nền dân chủ mới" để khuyến dụ tăng ni và Phật tử hợp tác với CS. Điều này chứng tỏ các tăng sĩ và cư sĩ PG thời đó không am hiểu nhiều về chủ nghĩa CS và quan niệm của CS về tôn giáọ Cuối cùng, đa số đành chấp nhận quan điểm "Phật giáo dưới ánh sáng Mác-Lê" mà TT Thích Minh Châu đang thuyết giảng ngày nay để biến PG thành công cụ của CS.

- Không biết gì về phương pháp và thủ đoạn của CS nên bị CS lừa rồi vắt chanh bỏ vỏ. Số phận mà BS Lê Đình Thám, HT Thích Thiện Chiếu, HT Thích Trí Thủ, TT Thích Mật Thể, TT Thích Thiện Minh, TT Thích Quảng Đô....phải lãnh nhận chính là do hậu quả của sự lầm lẫn nàỵ

- Cho riêng nhóm PG cực đoan miền Trung, tưởng rằng có thể mượn bàn tay CS để loại trừ Thiên Chúa Giáo, tách Giáo hội CGVN ra khỏi Vatican rồi diệt dần, sau đó sẽ cùng CS chiếm địa vị độc tôn.

- Tin tưởng rằng sau khi CS cướp được chính quyền, GHAQ sẽ được ưu đãi, nên đã coi chiến thắng của CS như của chính mình, nhưng cuối cùng họ đã phải lãnh nhận tai họạ Một lần nữa xin nhắc lại các bạn trẻ, sau khi đọc loạt bài này và qua kinh nghiệm cho thấy ta không bao giờ nên lẫn lộn giữa đạo và đời và đừng để tôn giáo lôi kéo vào chính tri.. Hãy tự tạo cho mình một chính kiến riêng. Qua hiện tượng "Bác sĩ Lê Đình Thám", ta thấy ông đã phần nào đem PG trộn lẫn với chủ nghĩa CS và đã làm hại biết bao thế hệ đi saụ Xin hãy nhớ kỹ điều này nghe các bạn. Việt Nam dân chủ trong tương lai sẽ sáng ngời, đạo phải ra đạo, không cho đạo nào được xen vào "đời" và "đời" không được quyền xía vào chuyện của "đạo". Nếu đi theo hướng này, nước ta sẽ tránh nạn chia rẽ.


tạm kết: Bao nhiêu năm qua, chúng tôi không muốn lên tiếng là nhằm "mượn gậy ông đập lưng ông" nhưng khi ông Quảng Độ kêu gọi hòa hợp với Việt Cộng, âm mưu phục vụ cho Tiểu - Đại Diên Hồng của Việt Cộng quá sức lộ liễu. thì chúng tôi phải trả lại SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ.

Gần đây Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng-sản hải-ngoại đã có thể nhận rõ một số đảng phái, tổ chức chủ định liếm gót chân việt-gian cộng-sản một cách công khai. Đại Khối Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn cộng sản đã yêu cầu

một số tên giả danh tị nạn phải công khai công bố lập trường về vụ Trung Cộng xâm lăng biển Đông.

trích Vietland

Trong buổi hội luận ngày 30 tháng 4, 09 do Đài Truyền hình SBTN tổ chức về vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa và Bauxite ở Tây Nguyên, có một người nêu ra câu hỏi “nếu Trung cộng đánh Việt cộng, vị trí người Việt hải ngoại là gì?”

Ông Lê minh Nguyên nói rằng Việt cộng nay là vệ tinh của Trung cộng, nghĩa là VC và TC là một. Nguyễn tấn Dũng mới đây tại Hồng Kông nói rằng chủ trương của VC nhất quán với TC, và đó là một hàng thần. Với tinh thần này, người Việt hải ngoại phải chống cả VC. Trong khi đó, nhà báo Vi Anh nhấn mạnh rằng VC là kẻ mãi quốc cầu vinh. Chính VC là thủ phạm số 1, TC là thủ phạm số 2. Phải chống VC, vì chúng nguy hiểm hơn. Tiến sĩ Mai thanh Truyết có nhắc tới một số hội đoàn hải ngoại, đóng vai trò ngoại vi cho VC, làm như một hội nghị Diên Hồng đế chống TC. Đây là một chiêu thức độc đáo, khích động lòng yêu nước của người Việt hải ngoại, giúp chiêu dụ người hải ngoại, tiếp tay cho VC chống TC. Như thế bị là “sập hố”, và mắc bẫy được VC đưa ra trong NQ 36.

Ban chỉ đạo Hội Luận hỏi ý kiến Đại sứ Bùi Diễm về vấn đề này. Ông này trả lời công khai: KHÔNG CÓ Ý KIẾN. Rồi đến phần được giáo phó trách nhiệm đúc kết buổi Hội Luận, Đại sứ Bùi Diễm chỉ nhắc đến việc chống TC {xâm lăng} mà thôi. Như thế có nghĩa là VC “vô can.”


Những hội đoàn ngoại vi của VC được Tiến sĩ Mai thanh Truyết nói tới là ai?

Đó là hơn 10 tổ chức tự nhận là chính trị gồm Đại Việt Cách Mạng mà Đại sứ Bùi Diễm là Chủ tịch ( đứng đầu danh sách ký tên gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối TC xâm lăng), Trần Khuê (ở trong nước),Tổng thư ký, Đảng Dân Chủ thế kỷ 21 mà BS Nguyễn xuân Ngải đại diện ở Hải ngoại, LS Nguyễn tường Bá, Cố vấn Chính Trị, Ông Trần quốc Bảo, chủ tịch Tổ Chức Phục Hưng (ông Ngô đức Diễm, ở San Jose, CA phát ngôn viên), Tiến sĩ Phan văn Song, Chủ tịch một nhóm Đại Việt, ông Trần tử Thanh, Chủ tịch Cơ Sở VNQDĐ hải ngoại, GS Nguyễn ngọc Bích, Việt Tân / Viêt Nam Reform Party. Nghị Hội Toàn Quốc, BS Nguyễn thể Bình, Chủ tịch Cao Trào Nhân Bản v.v. và gần 50 tổ chức ái hữu, cộng đồng khắp nơi trên thế giới.

Đúng là một Hội nghị Diên Hồng gồm cả trong nước và ngoài nước hợp tác đấu tranh chống TC xâm lăng.

Vào ngày 16 tháng 6 năm 2008, Hội nghị này nhân danh những người yêu nước gửi thư cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tố cáo TC xâm lăng Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng chỉ nói nhẹ nhàng rằng nhà nước VC có thiếu sót, không lên tiếng, vì thế họ phải đứng ra chống lại TC xâm lăng. Mọi người đều biết rằng VC là tay sai của TC, dâng hiến đất đai của tổ uốc cho thiên triều, không dám chống quan thày của chúng. Và bọn này đóng vai trò Lê Lai cho VC.

Các “đoàn thể ngoại vi” này làm việc đó thay cho VC. Và như vậy, VC “vô can” để tiếp tục dâng hiến Biển Đông cho quan thày?

Vì đóng vai trò đó, Đại sứ Bùi Diễm đã né tránh trả lời câu hỏi trên.

Lại có các kẻ khác thục hiện một mưu đồ cao hơn Hội Nghị Diên Hồng trên. Đó là các LS Nguyễn hữu Thống, Nguyễn văn Thành, Lê duy San, Ngô văn Tiệp ở San Jose tổ chức các buổi hội luận ở San Jose CA và Đức vào cuối tháng 11 và 12. 08 , trong đó họ lớn tiếng kêu gọi mọi người trong nước và hải ngoại hợp thành một “tổng lực” chống TC, và nhờ đó mới bảo vệ được Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng hô hào đóng Bạch Thư của VNCH về vụ TC chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Bạch Thư của VC chống TC vào năm 1979 lại với nhau, rồi dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tàu để gủi cho Liên Hiệp Quốc để tố cáo TC. Còn nếu chỉ gửi thư cho Liên Hiệp Quốc như trên, thì mất nước. Bọn này giúp VC bằng cách chứng minh cho thế giới, và cho người tị nạn biết rằng VC là kẻ chống quân xâm lăng, không phải là kẻ chủ mưu rước voi về dày mồ.

Các kẻ lưu manh này đã bị một số người tham dự Hội Luận ngày 30 tháng 4, 09 bằng cách này hay cách khác vạch mặt chúng là kẻ “nằm vùng” hoạt động cho VC. Chúng xâm nhập vào Cộng Đồng người Việt tị nạn, nhân danh người tị nạn cộng sản, rất to mồm chống cộng.

Chúng đã thay mặt VC, chống TC giúp quan thày của chúng, thay vì chính VC phải đứng ra chống quân TC xâm lược.

Chúng đang ra múa rối, gây xáo trộn trong cộng đồng tị nạn chống cộng, có cả gan thực hiện mưu đồ đánh lạc hướng về trách nhiệm của Hồ và đồng bọn bán đất dâng biển cho ngoại bang.

Người tị nạn chân chính đòi hỏi chúng phải công khai công bố lập trường của chúng về vấn đề quan trọng này để người tị nạn biết rõ bạn thù. Đã đến lúc mọi hành vi mập mờ của các kẻ nằm vùng phải chấm dứt...hết trích



Qua câu chuyện với chiến hữu sĩ quan Pháo Binh, chúng tôi thật tình không chấp những kẻ hậu sinh ngu khờ dại dột mà không chịu học hỏi. Đáng trách nhất là những người đã từng cầm súng chống cộng không tự nhận biết kiến thức bé mọn của mình để buông ra những lời tự hạ đẳng cấp bản thân.

Chúng tôi không tự hào nhưng qua hơn 14 năm làm báo, việc tích lũy kiến thức, nghiên cứu chuyên môn và khả năng lý luận của chúng tôi chắc chắn thừa để khai tâm về ý thức chính trị và nhiều lĩnh vực khác cho quý vị.

Chúng tôi rất mong đợi vị nào có khả năng chứng minh Phật Giáo Ấn Quang không hề tiếp tay Việt Cộng đánh xập chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Nếu quý vị đã "ngậm phân phun đầy" trên cái đài TNT mà không có khả năng chứng minh bằng ngọn bút thì trước tiên quý vị nên xúc miệng và sát trùng mồm mép cho thật kỹ.

Điều thứ hai nên đóng góp chút tài ngân cho Nguyễn Hữu Trường thuê mấy anh Mễ về làm vệ sinh kẻo mấy cái micro mùi xú uế bay nồng nặc cho thấy cái đài TNT quá kém văn hoá.

'Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Cái trò "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ" chẳng qua chỉ tự bôi nhọ làm hề, phơi cái ngu dốt ra cho thiên hạ khinh thường mà thôi.

Kim Âu tổng hợp






No comments: