Wednesday, August 31, 2011

Tuấn Phan-“Biến Động Miền Trung” đã cho biết: Ai là tội đồ dân tộc?


“Biến Động Miền Trung” đã cho biết: Ai là tội đồ dân tộc? 
 
 Biến Động Miền Trung


                                   Ả Tuệ Kiếm
 Tuấn Phan

Sau khi ông Bùi Dương Liêm, đài TV Hoa Thịnh Đốn phỏng vấn Liên Thành, rồi đến cuộc phỏng vấn của đài SBTN là đài TV lớn nhất của NVHN trụ sở tại Little Saigon, xem như “Thủ đô Người Việt Tỵ Nạn VC”, thì một số người dẫn đầu là ả Tệ Kém, Chủ tịt “Lực Lượng Bôi Nhọ Phật Giáo” phản đối đài nầy với nhiều câu hỏi tại sao, tại sao….làm như thế đó mà không làm như thế này v.v…và v.v…!!!
Cuộc phỏng vấn Liên Thành thứ nhất không bị phản ứng mạnh của cái gọi là “Phật tử” và “đồng hương” khắp nơi (!?) phải chăng vì đài TV Hoa Thình Đốn là đài…nhỏ, còn cuộc phỏng vấn thứ hai lại “chạm nọc” (chữ của Tú Gàn) họ quá mạnh, có phải vì đài SBTN là đài lớn, lại có nhân vật lớn là Du Tử Lê cầm chịch?

Đúng là xem mặt mà đặt tên, làm ồn ào để hầu “bịt miệng lịch sử” nếu Biến Động Miền Trung đúng là một tài liệu có giá trị như một bản án dành cho tội đồ lịch sử là Giáo Hội PGVNTN tiếp thân Giáo Hội Phật Giáo Án Quang. Sau đây là một số luận điệu, ý kiến đáng chú ý liên quan vụ phỏng vấn “lịch sử” nầy của SBTN dành cho Liên Thành, tác giả BĐMT, gom góp từ các bài phổ biến trên net:
1. Tại sao Biến Động Miền Trung ấn hành vào… lúc nầy? Kẻ đặt câu hỏi ngụ ý LT có âm mưu “phá họai” công cuộc chống Việt Cộng lẫn chống Tàu Cộng hiện nay của dân Việt Nam, đặc biệt là dân Việt hải ngọai. Họ nghi vấn như thế để đánh lạc hướng công luận bởi vì BĐMT nêu lên các tội lỗi cụ thể không chối cãi của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (tiếp thân của Phật Giáo Ấn Quang) gây ra vào các năm 1966-1968-1972 tại Miền Trung.

Đây là cái nôi của các cấp lãnh đạo chóp bu của Giáo Hội nầy vốn là cán bộ Việt Cộng đã tiếp tay Việt Cộng qua các cuộc phản lọan liên tục suốt hai nền VNCH cho tới ngày 30-4-1975, đem lại chiến thắng cho VC cũng là chiến thắng của họ nên họ kéo ra đường, vẫy cờ “Mặt Trận” xanh đỏ, giữa sao vàng, chào mừng “Quân Giải Phóng” và sau đó chào mừng luôn sinh nhựt 19-5 của Hồ Chí Minh!
Chống VC, chống Tàu Cộng là chuyện phải làm nhưng cũng đừng quên vạch tội của các kẻ từng đóng vai NỘI THÙ nguy hiểm trong lòng VNCH và hiện nay vẫn không thay đổi bản chất tay sai VC dù lịch sử đã sang trang 34 năm.

Những việc làm của Giáo Hội PGVNTN, tiếp thân của Giáo Hội Ấn Quang vào các năm gần đây đã chứng minh Người Việt Quốc Gia luôn luôn phải đề cao cảnh giác tổ chức NỘI THÙ đội lớp tôn giáo này, mới nhất là Lời Kêu Gọi Bất Tuân Dân Sư và Biểu Tình Tại Gia ngày 29-3-2009 với Yêu Cầu thứ 3 mở Đại Hội chiêu dụ Người Việt Hải Ngoại đầu hàng VC ký tên Quảng Độ, vẫn còn đó và chờ đợi VC thực hiện vào ngày 19-11-2009 tới đây tại Hà Nội.

Người Pháp có câu ngạn ngữ “Không để đến ngày mai những việc mình có thể làm hôm nay”, ông LT đã lớn tuổi, ký ức sẽ phai dần và làm sao biết đêm ngủ sáng dậy sức khỏe của mình sẽ ra sao? Khi đủ cơ duyên thì ông làm cho xong bổn phận của một chứng nhân lịch sử vừa là người có trách nhiệm trong các biến động ở ngay địa phương mình và ảnh hưởng mạnh đến sự an nguy của cả đất nước. Bổn phận và trách nhiệm của ông LT là ghi lại diễn tiến các vụ quậy phá, giết người có chủ mưu của VC liên hệ với Khối Tăng Ni Phật tử thuộc Giáo Hội Giáo Hội PGVNTN tiếp thân của Giáo Hội Ấn Quang tại miền Trung tức Miền Vạn Hạnh, cầm đầu bởi Sư VC Đôn Hậu Tăng thống tiền nhiệm của hai Sư VC Tăng thống cố Huyền Quyền Quang và Quảng Độ hiện nay.
Những ai chất vấn tại sao LT phổ biến quyển bút ký lịch sử BĐMT trong lúc nầy thiết tưởng họ hãy ngược dòng thời gian, cũng nên đặt câu hỏi: 

Tại sao Giáo Hội Ấn Quang hậu thân là Giáo Hội PGVNTN lại chủ mưu các cụộc đấu tranh bạo động chống VNCH trong lúc VC mở các mặt trận quân sự đánh phá ác liệtVNCH mà không tiếp tay VNCH giữ vững an ninh hậu phương để QL/VNCH rảnh tay đối phó giặc Cộng ngòai tiền tuyến?

Đặt câu hỏi hai chiều thì mới tỏ ra vô tư; “có lửa mới có khói” vì nếu Giáo Hội Ấn Quang hậu thân là Giáo Hội PGVNTN cầm đầu bởi Sư VC Đôn Hậu, Chánh Đại Diện Miền Vạn Hạnh không tiếp tay VC tạo bạo lọan ở Miền Trung thì làm sao có các Biến Động Miền Trung, lấy làm tựa sách của ông Liên Thành ngày hôm nay?

2. Quyển BĐMT, cuộc phỏng vấn LT trên SBTN có lợi cho ai? Giống như chiếc mề đay có hai mặt thì bất cứ việc gì kể cả việc ngòai thiên nhiên như gió mưa, bão táp, nắng nôi v.v… cũng làm kẻ ưa, người ghét. Nếu đem lợi, hại ra làm tiêu chuẩn thì hẳn không có môn LỊCH SỬ trong sinh họat của nhân lọai văn minh. Hoặc lịch sử dựa trên căn bản lợi, hại thì đó là lọai lịch sử một chiều, phục vụ chế độ độc tài chuyên chính Cộng Sản, trong khi ở chế độ độc tài quân chủ, nhiều vua chúa còn phải bị khuất phục trước ngòi bút của các sử quan vô tư, thà chết không chịu bẻ cong sự thật!
Tất nhiên, không ai ngạc nhiên khi một số người hay phe đảng viện mọi lý do để ngăn chận sự ra đời của BĐMT. Nỗ lực của họ đã thất bại, khi BĐMT có mặt thì họ tìm cách giảm bớt hay thủ tiêu ảnh hưởng ấn phẩm, kể cả bôi nhọ tác giả của nó là LT! Trong khi đó, đa số dân Việt muốn nhìn lại các chuỗi biến cố đau thương trong cuộc chiến Việt Nam thì BĐMT là một tài liệu có tính lịch sử.
Tuy không phải là quyển sử và tác giả LT không phải là sử gia, nhưng BĐMT đã góp phần hết sức quan trọng nói lên sự thật phũ phàng, lật tẩy một tổ chức tôn giáo lớn được lãnh đạo bởi các cán bộ đảng viên VC cho tới bây giờ vẫn còn mang vỏ bọc bịp bợm “đấu tranh vì Đạo Pháp và Dân Tộc” (sic) Quả nhiên BĐMT “làm hại” họ nên họ phải phản ứng dữ dội để toan “bịt miệng lịch sử”! “Làm hại” họ còn có nghĩa BĐMT góp phần chận đứng cường độ và đi đến làm tịt ngòi luận điệu thông tin tuyên truyền đánh bóng một Quảng Độ ngang hàng với Gandhi hay Martin L. King Jr. để có thể lừa bịp Ủy Ban Nobel, giúp Quảng Độ chiếm giải Nobel Hòa Bình!

3. Giáo Hội Ấn Quang và hậu thân Giáo Hội PGVNTN chính là tội đồ dân tộc chứ không phải Phật Giáo. 

a. Thủ đọan dùng hai chữ “Phật Giáo” để làm mộc che tội ác. Ả Tệ Kém, Chủ tịt “Lực Lượng Bôi Nhọ Phật Giáo” vu cáo ông Liên Thành “đã đổ tội cho Phật giáo là tội đồ dân tộc”. Đúng là “suy bụng ta ra bụng người”, vì độc giả xem kỹ BĐMT từng trang sẽ không hề thấy câu nào, chữ nào cho thấy LT nói Phật Giáo là tội đồ dân tộc cả! Thủ đọan dùng hai chữ Phật Giáo để đồng hóa và che chắn Giáo Hội Phật Giáo có từ hồi hai nền VNCH, nay không còn tác dụng nữa vì nấc thang xã hội “Nhất đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng” đã sụp đổ.
Dân trí người Việt nhất là NVHN đã nâng cao rất nhiều, nên không còn mấy ai ngu muội mang cái sợ kiểu “ông Tướng sợ Sư, Cha hơn sợ cọp” không dám hành động dù họ biết sự khác biệt rõ ràng giữa Tôn Giáo và Người Theo Tôn Giáo, giữa tên Việt Cộng mặc áo cà sa và vị Sư tu hành chân chính. Trừ một Nguyễn Cao Kỳ lúc đó đã dám mạnh tay diệt trừ bọn phản lọan ở miền Trung, tạo nên các Biến Động Miền Trung mà LT ghi nhận lại trong tác phẩm cùng tên…. Hãy xem vài đọan LT viết:

b. (Lục soát chùa VC phải xin phép Giáo Hội?)
- Ông Trưởng ty muốn lục soát chùa cũng được, nhưng ông Trưởng ty có giấy cho phép của Thượng Tọa chánh Đại Diện Phật giáo miền Vạn Hạnh hay không, nếu có thì ông Ty cứ tự nhiên, còn bằng không, thì ông Ty không thể vào lục soát được.
- Thưa Thầy, luật pháp quốc gia không có quy định nhân viên công lực khi thi hành phận sự phải xin phép một tôn giáo nào cả. Bây giờ không phải là năm 1966, CSQG/Thừa Thiên-Huế phải xin phép, tuân lệnh các thầy. Con xin phép Thầy chỉ là vấn đề lịch sự, không phải là thủ tục pháp lý. (BĐMT trang 291)
b. (Việt Cộng mặc áo nhà tu).

- Tôi thấy ngay trở ngại đầu tiên là tấm áo nâu sồng khoác trên người một kẻ đã lợi dụng màu áo nâu tu hành làm vỏ bọc, để hoạt động cho Cộng sản, nhưng lại có giá trị khơi động niềm tin tôn giáo và sự nể trọng các bậc tu hành trong lòng thẩm vấn viên. Vì vậy, phải tháo bỏ tấm áo này, thì nhân viên thẩm vấn mới khỏi lẫn lộn giữa đạo và đời, giữa vị chân tu và kẻ lợi dụng tôn giáo, hoạt động cho địch. (BĐMT trang.294)

c. (Bắt một tên Việt Cộng nằm vùng trong chùa chứ không phải bắt một nhà sư):

- “Nói hắn thả Thầy ra, đời thủa nhà ai hắn lại đi bắt Thầy đã làm lễ quy y và đặt Pháp danh cho hắn, thằng con bất hiếu”.
Mẹ tôi cũng như hằng trăm ngàn Phật tử ở Huế, họ đối với quý Thầy một lòng tôn kính, điều Thầy nói, việc Thầy làm tất cả đều đúng, tuyệt đối phải nghe lời Thầy dạy. Tôi bắt những tên Việt cộng đội lốt thầy tu, hoạt động cho Việt cộng, Thầy Ngoạn hoạt động cho Việt cộng, chứ đâu bắt Thầy Ngoạn đạo đức tu hành như Mẹ tôi và hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế vẫn lầm tưởng.
Đối với Mẹ, tôi là thằng con bất hiếu, đối với hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế tôi là thằng phản đạo, ”nỗi oan này biết ngỏ cùng ai, thôi đành. . . kiếp làm thân chịu”. (BĐMT trang 315)

Xem đấy, ông LT không hề đụng chạm đến nhà sư tu hành chân chính, càng không hề xúc phạm đến Phật Giáo! Ngay vào thời quân chủ thịnh hành ở hàng ngàn năm trước, ông Mạnh Tử có đưa ra tư tưởng cho thấy hành động của ông LT hợp lẽ trời, luật người: “Giết tên bạo ác Kiệt Trụ chứ không giết Vua Kiệt Trụ!” Một khi Đôn Hậu, Như Ý, Thiện Lạc, Thiện Siêu…phạm tội ác giết người thì bọn nầy đâu còn gọi là nhà sư nữa, chúng đích thị là Bọn Giặc Thầy Chùa!

Tương tự hiện nay, những Nhất Hạnh, Giác Đức có vợ, con… Quảng Độ râu tóc nham nhở thì còn gọi là các nhà sư được chăng?

4. NGU SI đến độ không biết Đức Phật là…ai, Phật Giáo là gì? Khi ả Tệ Kém, Chủ tịt “Lực Lượng Bôi Nhọ Phật Giáo” vu cáo “LT gọi Phật Giáo là tội đồ dân tộc” thì ả nói riêng và cả Băng Đảng Đầu Trọc Áo Vàng Giáo Hội PGVNTN, tiếp thân Giáo Hội Ấn Quang nói chung không lẽ ngu si đến độ không biết Đức Phật là…ai, Phật Giáo là gì? Ai cũng biết hơn 25 thế kỷ trước, Thái tử Sĩ Đạt Ta vốn người Ấn Độ, sau khi tu hành đắc đạo, Ngài trở thành là Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác, gọi là Đức Phật, Phật Tổ v.v…, Giáo Chủ cõi Ta Bà Thế Giới, gồm cả quả địa cầu này, trên đó có lòai người gồm mọi chủng tộc (hay dân tộc) cư ngụ.
Ngài truyền dạy Giáo Lý diệt khổ, giải thóat, căn bản là: – Làm mọi việc thiện – Tránh tất cả điều ác. – Giữ lòng cho trong sạch … gọi chung là PHẬT GIÁO (Phật dạy) cho CHÚNG SINH. Từ ngữ chúng sinh chỉ danh muôn lòai ở cõi Ta Bà có sinh có tử và chịu luật Luân Hồi, gồm cả lòai người không phân biệt DÂN TỘC, chủng tộc v.v…
Phật Giáo (tức Đức Phật và Lời Dạy của Ngài) hàng ngàn năm nay đã và đang gieo biết bao Chủng Tử tốt lành cho chúng sinh, gồm có con người thuộc mọi dân tộc, kể cả dân tộc Việt Nam mà bọn chúng dám gọi Phật Giáo là… “tội đồ dân tộc” ư? Đúng là bọn sống nhờ Kinh Điển của Phật, Hình Tượng của Phật mà phản Phật, nhục mạ Phật!

Kẻ nào vu cáo “LT nói PHẬT GIÁO là tội đồ dân tộc” rõ ràng kẻ đó vừa ngu dốt hoặc giả vờ ngu dốt để lừa bịp những người không hiểu biết. Tội đồ dân tộc, ở đây là dân tộc Việt Nam, chính là Băng Đảng Đầu Trọc Áo Vàng Giáo Hội PGVNTN, tiếp thân Giáo Hội Ấn Quang, hiện nay cầm đầu bởi Sư VC Quảng Độ qua các hành vi phản Phật, phá Pháp hại Đời của chúng đã ghi đành rành trong lịch sử, mà một phần nhỏ nằm trong quyển Biến Động Miền Trung của Liên Thành!

5. LT viết BĐMT bán lấy tiền! Hết đường lý luận nên ả Tệ Kém, Chủ tịt “Lực Lượng Bôi Nhọ Phật Giáo mới đưa ra phán quyết hết sức ngô nghê, ba trợn nầy! Quyển BĐMT do Tổng Hội Biệt Động Quân QL/VNCH – Tập San Biệt Động Quân xuất bản thì đương nhiên tác giả là LT được ưu tiên hưởng bao nhiêu phần trăm trong số tiền bán sản phẩm tim óc của mình. Nếu BĐMT được ấn hành để BIẾU KHÔNG, chắn chắn bọn chúng lại lấy cớ tố giác mạnh mẽ và đưa ra câu hỏi sau lưng LT và Tổng Hội Biệt Động Quân QL/VNCH – Tập San Biệt Động Quân là…AI ?
Cũng may, bọn chúng còn tự chế không dám chụp nó cối Việt Cộng lên đầu LT và cơ quan xuất bản BĐMT, dừng lại ở mức có thể cho rằng LT là kẻ “phản động”, có nghĩa phản lại hành động tội ác của bọn chúng khi ông can đảm phanh phui các chứng cớ phản Phật, phá Pháp hại Đời của bọn chúng trong các giai đọan 1966 -1968 – 1972, góp phần công lao dâng cho Việt Cộng đưa đến sụp đổ VNCH ngày 30-4-1975!

6. Băng Đảng Đầu Trọc Áo Vàng Giáo Hội PGVNTN, tiếp thân Giáo Hội Ấn Quang mặc nhiên tự thừa nhận là TỘI ĐỒ DÂN TỘC. Đúng là “ma khẩu hại ác nhân” khi bọn chúng thông qua ả Tệ Kém, Chủ tịch “Lực Lượng Bôi Nhọ Phật Giáo” vu cáo ông Liên Thành “đã đổ tội cho Phật giáo là tội đồ dân tộc”cho dù vào năm 2008, LT có lời bênh vực GH/PGVNTN hiện nay và có ý tách rời tổ chức nầy với Giáo Hội Ấn Quang trong các biến động ở miền Trung như sau: Sau 30/4/1975 những con quỷ đỏ đó, cởi bỏ áo cà sa, hiện nguyên hình một bầy quỷ dữ, thẳng tay đàn áp, tiêu diệt Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đến nay đã hơn 33 năm vẫn còn tiếp tục. (BĐMT trang 316)

Tuy bọn chúng luôn luôn giở thủ đọan dùng hai chữ “Phật Giáo” để làm mộc che đỡ tội ác nhưng rõ ràng khi LT vạch trần tội ác của đám sư Việt Cộng trong các biến lọan miền Trung thì bọn chúng nhột nhạt vì đó là tội ác của Giáo Hội PGVNTN (tên mới của Giáo Hội Ấn Quang từ năm 1964). Dù láu cá và gian ác núp dưới hai chữ “Phật Giáo”, Giáo Hội mà mạo nhận là “Phật Giáo” nhưng bọn chúng không che giấu nổi mặt thật là tội đồ dân tộc!
Liên Thành chỉ nêu lên một phần sự nghiệp phản Phật, phá Pháp, hại Đời của bọn chúng tại miền Trung dưới danh xưng Giáo Hội PGVNTN. Nếu xét trên bình diện tòan quốc thì bút mực nào ghi hết tội ác của bọn chúng từ khi khởi phát cuộc chiến Việt Nam dưới chiêu bài “giải phóng dân tộc Việt Nam, để nô lệ cho đế quốc Đỏ của tên cán bộ Cộng Sản Quốc Tế Hồ Chí Minh”, có sự hưởng ứng tham gia nồng nhiệt của các tăng sĩ đa số là đảng viên Cộng Sản thâm niên và trung kiên, sau nầy trở thành hàng giáo phẩm cao cấp của Giáo Hội PGVNTN (tiếp thân của Giáo Hội Ấn Quang) từ kháng chiến chống Pháp, rồi chống luôn cả VNCH, điển hình là Đôn Hậu, Huyền Quang, Nhất Hạnh, Trí Quang, Quảng Độ….

KẾT LUẬN

Giáo Hội PGVNTN cần có nhiều Phật tử như Liên Thành để chấn hưng Giáo Hội và xiển dương Phật Giáo. Liên Thành vốn thuộc gia đình tín đồ Phật Giáo truyền thống, có thân nhân là HT Thích Tịnh Khiết làm tới chức Tăng Thống đầu tiên của Giáo Hội PGVNTN. Ông lại là một sĩ quan VNCH có căn bản học vấn nên ông đã phân biệt lằn ranh rõ ràng giữa Phật Giáo (Phật và Giáo Lý) và Giáo Hội là tổ chức đòan ngũ hóa các tín đồ tu xuất gia (tăng ni) và tu tại gia (Phật tử). Do đó LT đã mạnh dạn triệt hạ một cơ sở VC nằm vùng trong chùa của tên cán bộ VC đội lớp nhà sư thích Thiện Lạc, dù hắn là “thầy truyền giới, ban pháp danh” cho gia đình ông. LT cam chịu bất hiếu với mẹ, quyết không để tên cán bộ VC nầy núp bóng hai chữ “Phật Giáo”, ẩn náu chùa chiền gây tội ác cho dân lành thành phố Huế.

Những ai là Phật tử chân chính, tăng ni tu hành đàng hòang ắt phải hoan nghinh hành động “BI TRÍ DŨNG” của Phật tử Liên Thành, trong cương vị của một vị chỉ huy trưởng CSQG/VNCH có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tính mạng dân chúng địa phương.
Quyển BĐMT ngòai việc ghi chép lại các “biến động” theo thời gian xảy ra tại miền Trung, còn giúp cho độc giả thêm các suy nghĩ đúng đắn về Đạo Pháp và Dân Tộc mà tác giả LT đem ra thực hiện để vừa bảo vệ Dân Tộc vừa xiển dương Đạo Pháp qua các hành động trấn áp bọn gian ác mạo danh tu hành, núp bóng chùa chiền, mặc áo cà sa phủ vạt che khẩu K 54 hay quả lựu đạn bên trong, đáng mang xú danh là… Giặc Thầy Chùa!

Tuấn Phan

- Một thiện nam trong tôn giáo nhà Phật.
- Một trong hàng triệu nạn nhân của Việt Cộng với sự đồng lõa của Tập đòan Giặc Thầy Chùa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tiếp thân của Giáo Hội Ấn Quang.

Tuesday, August 30, 2011

MINH TRÍ (Oan Hồn) MậuThân Tại Huế ( tại Trường Gia Hội)

LTS. Nạn nhân Mậu Thân chết oan ức còn ở quanh quẩn trần gian đòi VGCS và bọn đồ tể sư tăng GHPGVNTN-Ấn Quang giết người đền mạng. Câu chuyện các oan hồn Truờng Gia Hội hay nhiều nơi tại Huế sẽ tiếp tục hiện về đòi mạng cho đến khi toàn bộ bọn sư tăng, bọn việt gian giết người đền mạng.

MINH TRÍ
 
Ma (Oan Hồn)  MậuThân Tại Huế ( tại Trường Gia Hội)
 
Những ai sống tại Huế mà không biết chuyện Ma tại trường Trung Học Gia Hội thì không phải là dân Huế. 
  

Gia Hội, rất xưa, không xác định chụp năm nào.

Nhà thờ Phủ Cam chụp năm 1930.



Trong cuốn Luyện Văn (trang 99), ông Nguyễn Hiến Lê đã nói: “Tôi chưa gặp ma lần nào (mong lắm mà không được) ...”
Có lẽ ông ta muốn thấy ma là để xem cách tả ma của vài tác giả có đúng hay không. Tôi nghĩ là tôi may mắn hơn ông ta vì tôi không những đã thấy ma một lần, mà thấy nhiều lần. Sau đây tôi chỉ xin tường trình lại đúng 100% những hiện tượng, những điều tai nghe mắt thấy để tùy qúy vị thẩm định.
Ma Tại Trường Trung Học Gia Hội Huế
Trước khi nói đến ma Mậu Thân, tức ma tại trường Gia Hội, tôi xin sơ lược vài nét về biến cố Tết Mậu Thân, vì tôi nghĩ rằng những hồn ma tại trường Gia Hội là do biến cố đó mà ra.
Khi Việt Cộng tấn công vào thành phố Huế thì tôi đang ở tại Gia Hội, cạnh xóm nhà vài người bà con ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi xin về phép để chung vui Tết với gia đình; nhưng trước khi lên làng để thăm thầy mẹ, tôi ghé lại nhà người anh thì bị kẹt tại đây. Tôi phải cải trang và trốn nhui trốn nhủi từ nhà nọ sang nhà kia. Nghe những người hàng xóm kể lại thì từng nhóm VC nhiều lần vào nhà tôi lục soát, nhưng may là tôi không có trong nhà.
Sau một thời gian chừng bảy hay tám ngày, khi được tin đồn Mang Cá đang còn được quân đội VNCH bảo vệ thì tôi cùng gia đình người bạn và một nhóm người khác tìm cách trốn về Bãi Dâu rồi vượt sông sang Bao Vinh. Tôi mặc áo quần rách rưới, đội cái nón rách gảy vành và ôm một cháu bé của một gia đình trong đoàn vừa run vừa đi. Khi gần đến Bãi Dâu, rất may là chúng tôi gặp những tên VC địa phương chừng 13, 14 tuổi. Chúng rất dễ dãi nên chúng tôi đi lọt và đến Bao Vinh an toàn.
Chừng 1 giờ trưa hôm ấy, hướng về Gia Hội, chúng tôi nghe rất nhiều tiếng súng nổ của VC xử tử nhân dân. Thật là hú vía! Nếu chậm một vài giây thì chúng tôi cũng tiêu tùng rồi!
Chúng tôi ở đây chừng một tuần hay 10 ngày, luôn ngóng về Gia Hội. Trong thời gian này, một anh bạn thân của tôi là viên Đại Úy làm ở đại đội Quân Nhu thường xuyên thăm viếng và giúp đỡ chúng tôi về tinh thần cũng như vật chất, và nhất là cho biết những tin sốt dẻo về cuộc chiến.
Khi nghe tin Gia Hội đã được giải phóng, gia đình bạn tôi và tôi bèn trở về ngay. Anh ta nôn nóng muốn biết ngôi nhà mới xây của anh có bị bom đạn gì không. Còn tôi thì muốn biết chiếc xe Vespa Sprint của tôi mới mua vứt sau hè nhà của người bà con còn hay mất. Tôi nghĩ xe có mất cũng chả sao, chỉ tiếc những thứ quan trọng cất trong xe. Nhưng rất may, nhà cũng như xe còn nguyên vẹn.
Khi chúng tôi chưa tới trường trung học Gia Hội, cách chừng 1 km, thì đã ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc. Đến nơi thì một cảnh rất thương tâm bày ra trước mắt. Hơn 400 tử thi ửng hồng hay đỏ được sắp sít nhau từ cổng trường vào tận sau hàng tre. Theo lời mấy người đi giúp đào xác kể lại thì một, hai ngày trước đó, thân nhân đã đến nhận chừng 150 xác đem về mai táng rồi.
Tôi không hiểu chỗ ở đâu mà chôn nhiều như vậy? Tại Gia Hội, ngoài trường Gia Hội còn có những mồ chôn tập thể khác: Ba Viên gần chùa Diệu Đế, bãi đất sau chùa áo vàng Tăng Quang Tự, Bãi Dâu, nhưng tôi không rõ số lượng tử thi là bao nhiêu. Mấy đứa em và bà con của tôi thì tôi biết chắc là bị chôn sống ở Kim Long nhưng tôi cũng cố gắng đi quanh một vòng để họa may nhận ra xác người quen nhưng thối quá nên phải dội lui!


Hình vẽ rồng ở chùa Diệu Đế - Thừa Thiên-Huế
 

 
Những ai đến nhận ra xác thân nhân thì kỉnh cho các cụ đã đào xác một ít tiền để uống rượu mà thôi. Đêm đến, những xác chưa có người nhận thì bị heo hay chó ăn bớt tay chân! Trong cuốn hồi ký, tướng Westmoreland nói số người bị giết trong vụ Mậu Thân tại Huế là 2800 người. Thật ra, cả Huế và các vùng phụ cận, tổng số người chết là gần 8000 người. Tôi muốn viết thư phân bua với ông ta nhưng chưa có dịp.
Tám, chín tháng sau ngày Tết, hay gần suốt cả năm Mậu Thân, Huế là một thành phố chết… Hầu như mỗi ngày hay mỗi tuần, ở một góc phố, trên một con đường, trên một cánh đồng, trong sân đình, chùa, hay trong sân của trụ sở xã, người ta thấy một nhóm 5, 6 người mặc đồ tang ngồi quanh 1, 2 cái tiểu (hòm nhỏ) bọc giấy điều khóc lóc một cách rất ai oán; tiếng khóc vọng ra cả một vùng! Họ là những người vừa tìm ra xác thân nhân ở một nơi nào đó. Những người qua đường thường là đồng cảnh ngộ nên dừng lại thăm hỏi.
Mỗi khi thấy những cái quan tài màu đỏ là tôi rùng mình! Màu đỏ thường tượng trưng cho sự tươi vui, hạnh phúc như màu đỏ của hoa hồng, của thiệp cưới, của bao lì xi… nhưng màu đỏ của quan tài trông rất là dễ sợ!
Không riêng gì thành phố Huế, tại các quận trong tỉnh Thừa Thiên như Phú Thứ, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền,v.v… cảnh những đoàn người đi tìm xác thân nhân xôn xao diễn ra hàng ngày. Những tiếng khóc ai oán, những quan tài đỏ rùng rợn… cảnh sắc tang tóc đó không bao giờ phai mờ trong óc tôi được! Còn nóng hổi như mới xảy ra ngày hôm qua!
Không hiểu vì sao mà VC thù ghét dân Huế đến như vậy?
 
Vài năm sau, khi nhắc đến biến cố Mậu Thân, vài sĩ quan Mỹ đã nói với tôi rằng: “Số người bị chết oan ở Mỹ Lai đâu có nhiều mà VC thổi phồng lên thành 150, xây lăng dựng bia làm rùm beng lên với cộng đồng quốc tế; còn tụi nó giết 8,000 người ở Huế thì sao lại im re? Hay là tên người chết quá nhiều nên không thể làm bia đá lớn để mà khắc lên được?
Sau khi VC chiếm miền Nam, tôi còn được tiếp tục đi dạy một vài năm tại trường trung học Gia Hội. Và tôi thấy dư âm của Mậu Thân vẫn còn lẫn quất đâu đây. Đôi khi làm bồn hoa, trồng cây hay cuốc cỏ, học sinh tìm thấy một vài ống xương, một mái tóc, hay một đầu lâu trong bụi tre là chuyện bình thường.
Hồi đó, đêm đêm các giáo sư được phân công trực. Một bữa nọ, tôi được phân công trực cùng với anh bạn. Đến 1 giờ sáng, anh ta bảo tôi:
“Tôi cần về nhà để rửa mấy cuốn phim, anh trực một mình có sợ không?”
Tôi bèn đáp: “Không sao, anh có việc cần thì cứ về đi.”
Anh ta đi rồi tôi mới thấy lạnh người! Tôi vừa nằm xuống được vài phút thì nghe tiếng guốc lóc cóc và tiếng cười trên lầu, ngay trên phòng giáo sư. Chừng năm phút sau tôi nghe tiếng guốc đi dọc theo hành lang, tôi liền chạy vụt ra sân ngước nhìn lên thì thấy một vệt trắng, tựa như một cái khăn, loáng lên nơi cửa sổ hai, ba lần rồi biến mất. Tôi nằm xuống lại và cố ngủ nhưng lại nghe tiếng cười nổi lên, lần nầy rất là ghê rợn! Tôi chạy ra sân và nói vọng lên lầu:
“Cô nương nào đó, có buồn thì xuống đây nói chuyện cho vui!”
Không nghe trả lời, tôi vội bước vào. Tôi lại nghe tiếng cười rùng rợn và tiếng rầm rầm của bàn ghế bị xô đẩy. Tôi bèn ngồi dậy, chắp tay nói:
“Tôi biết các Bạn bị giết một cách oan uổng! Nhưng các Bạn chưa chết! Các Bạn còn sống trong khuôn viên nầy! Tôi cầu mong vong linh các Bạn sớm tiêu diêu nơi Miền Cực Lạc!”
Sau đó tôi đọc mấy câu chú thì tiếng cười im bặt, và tôi ngủ đi khi nào không biết.
Sáng hôm sau, đến trường tôi kể chuyện bị ma khuấy phá cho mọi người nghe thì mọi người đều bảo: “Có lạ gì đâu! Ai trực đêm cũng gặp hoàn cảnh như vậy!”
Hai hôm sau, độ lúc 10 giờ sáng, trong khi tôi đang ngồi trong phòng giáo sư thì nghe những tiếng thét rùng rợn của các nữ sinh từ dãy lầu phía tây. Tiếng thét khủng khiếp, tựa như tiếng thét của người khi bị lưỡi lê đâm vào cạnh sườn. Những tiếng thét đó, tựa như một luồng điện, lan từ phòng nọ sang phòng kia, rồi sang dảy lầu phía đông, kéo dài từ 30 đến 40 phút, có khi lâu hơn, mới chấm dứt.
Chuyện học sinh la hét như vậy mỗi tuần xảy ra vài lần và kéo dài trong ba năm liền; và mỗi lần học sinh la hét như vậy thì vang động cả thành phố. Các nam sinh thì không la hét, nhưng chúng bảo “trong khi la hét, mặt mày các nữ sinh ngồi bên cạnh trông rất dễ sợ.” Mỗi khi nghe học sinh la hét vang dội thì những người đang đi trên đường Võ Tánh trước mặt trường đều dừng lại xem. Những ai sống tại Huế trong thời gian từ 1976 về sau mà không biết chuyện ma tại trường Gia Hội là điều đáng ngạc nhiên.
Một nữ giáo sư, dạy Vật Lý, đã nói với tôi: “Tôi cố gắng trấn tĩnh hết sức, không thì đã ném viên phấn và cùng hét với tụi học trò rồi!” Có lẽ ma chỉ trêu các nữ sinh chứ không chọc cô giáo? Tôi thì không bao giờ được chứng kiến các nữ sinh trong lớp tôi đang dạy la hét cả, mặc dù nữ sinh các lớp bên cạnh đang la hét rất dữ dội. Các học sinh của tôi nói rằng: “Có lẽ vì thấy thầy đang dạy các em nên ma không dám vào trêu chọc tụi em!”
Đến năm thứ ba, vì chuyện kéo dài quá lâu nên một lần nọ, ông hiệu trưởng mời một chuyên viên y tế từ trạm xá Gia Hội đến để thẩm định tình hình. Anh ta bảo đó là do sự động kinh nhất thời mà thôi, không do ma quái gì cả. Một vài nữ giáo sư chi viện từ miền Bắc vào thì không đồng ý; họ quả quyết đó là do bị ma trêu, vì họ biết một vài trường hợp tương tự như vậy đã xảy ra ở Hà Nội. Tôi hỏi một vài nữ sinh vì sao mà la hét như vậy, thì các em đó luân phiên cho biết rằng:
- “Em cảm thấy một bàn tay lạnh ngắt đang bóp cổ em.”
- “Em thấy ai đang rị tóc em xuống và không thể ngẩng đầu lên được.”
- “Em cảm thấy một bàn tay chụp vào sau ót em và một bàn tay bịt mũi và miệng em lại.”
- “Em thấy hai bàn tay lạnh ngắt đang bóp vào hông em.”
- “Em cảm thấy hai bàn tay lạnh ngắt đang kéo chân em.”
- “Em cảm thấy những móng tay sắc đang bấm vào hông em.”
- “Em cảm thấy một bàn tay lạnh sờ vào má em và nghe như ai hỏi bên tai “Em có yêu anh không? Có đi chơi với anh không?” ... v.v...
Khoảng năm 1980 hay 1981, tôi gặp lại vài phụ huynh ở quanh trường và hỏi họ về chuyện la hét của học trò thì họ cho biết như sau:
“Thầy không biết à? Sau góc trường có một cái giếng sâu, bọn VC đã ném 17 hay 18 thanh niên xuống đó và lấp đất lại. Oan hồn các thanh niên đó đã trêu chọc các nữ sinh mà thôi. Chúng tôi và một nhóm phụ huynh đã luân phiên nhau đến cái giếng cầu đảo bốn, năm đêm liền nên các cậu mới thôi trêu chọc con cái chúng tôi. Hơn cả tháng nay, đêm nào cũng có phụ huynh đến đó cầu nguyện.”
Khi viết đến đây tôi sực nghĩ rằng: Tại sao trong những năm từ sau 1968 cho đến 1975, các hồn ma vẫn “ở quanh quẩn” trong khuôn viên trường Gia Hội nhưng không khuấy phá học sinh mà mãi đến 1976 trở đi mới bắt đầu sách động? Hay là ma thương học sinh Cộng Hòa hơn học sinh XHCN chăng?
Những cựu học sinh trường Gia Hội, hiện sống tại San José và ở Nam Cali, mỗi khi nghe lại chuyện Ma Mậu Thân tại trường thì đều rùng mình.
Chuyện ma tại trường trung học Gia Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được. Tôi tin rằng vong linh các oan hồn tại trường Gia Hội vẫn còn “sống” tại đó. Chết đâu phải là hết?
Minh Trí

Chùa Tăng Quang tọa lạc đại chỉ 1/1 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hiệp, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chùa được chính thức thành lập vào năm 1956, theo hệ phái Nam tông, mang phong cách Ấn Độ. Chùa do Hoà thượng Giới Nghiêm, ông Nguyễn Thiện Ðông và bà Nguyễn Thị Cúc là những người chủ trương xây dựng.
Theo Thượng tọa Định Lực, trụ trì ở chùa cho biết, chùa Tăng Quang được xây đựng năm 1954 với hình thức cải gia vi tự - mua lại nhà cũ, sửa chữa đôi chút cho phù hợp để làm thành chùa. Ðại diện thí chủ dâng cúng là ông Nguyễn Thiện Ðông và bà Nguyễn Thị Cúc; Hoà thượng Giới Nghiêm đại diện chư Tăng chứng minh. Năm 1959, chùa được xây dựng lại với mô hình kiến trúc tân kỳ, không giống như hình thức lúc ban đầu - chỉ là hình thức cải gia vi tự, tạm thời có địa điểm để chư Tăng cư ngụ hành đạo và hoằng pháp. Ngày khánh thành có sự chứng minh của Hoà thượng Hộ Tông, Hoà thượng Bửu Chơn, Hoà thượng Thiện Luật cùng với hơn 60 vị tỳ kheo từ miền Nam ra tham dự. Năm 1963, Ðại đức Giới Hỷ cùng với Phật tử chùa Tăng Quang thực hiện chương trình đại trùng tu Tăng Quang tự, bao gồm ngôi chánh điện và toà bảo tháp. Các cơ sở đó tồn tại cho đến ngày hôm nay.
tu lieu anh chua TQ (3).JPG
Kiến trúc chùa trong thời kỳ đầu (1954) không có gì đặc biệt vì đó chỉ là một ngôi nhà lá đơn sơ với vài ba liêu thất để chư Tăng hành đạo. Sang thời kỳ thứ hai (1959), chùa được xây dựng và kiết giới Sìmà theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy. Chánh điện thờ Phật tuy không lớn nhưng đường nét kiến trúc hoàn toàn khác biệt với những ngôi chùa ở xứ Huế ngày đó. Lối kiến trúc này mô phỏng theo kiến trúc của Campuchia và Thái Lan - vì đức Giới Nghiêm từng tu học tại hai quốc gia này nên có lẽ ảnh hưởng sự chỉ đạo của Ngài. Và có thể do thiếu tài liệu tham khảo và chưa quen với mô típ kiến trúc và họa tiết trang trí chùa tháp của Thái - Miên nên những người thợ xây đựng thời ấy chưa thể hiện được nghệ thuật độc đáo, tinh xảo của mô típ kiến trúc này. Thời kỳ thứ ba (1963) là thời kỳ xây dựng Tăng Quang tự tương đối hoàn chỉnh và hiện trạng ấy gần như tồn tại cho đến ngày hôm nay. Các công trình xây dựng trong chùa gồm: chánh điện, bảo tháp, Tăng xá, nhà khách, trai đường và linh đường. Chánh điện và bảo tháp được kiến tạo chung một địa điểm.
tu lieu anh chua TQ (11).JPG
Thượng tọa cũng cho biết: "Chánh điện ở tầng trệt, bảo tháp được xây ở trên và nằm về phía mặt tiền của chánh điện. Trong chánh điện tôn thờ tượng Phật Thích Ca, là nơi chư Tăng và Phật tử hành lễ hằng ngày. Bảo tháp dùng để tôn trí ngọc Xá lợi của Ðức Phật. Từ bên ngoài nhìn vào chánh điện, khách thập phương sẽ nhận ra vẻ tôn nghiêm, thanh tịnh và trầm hùng - phần nào là nhờ vào dáng dấp uy nghi vời vợi của ngôi bảo tháp. Bảo tháp hình vuông có 6 tầng mái, nổi bật trên nền trời với biểu tượng đoá sen xoè cánh trên đỉnh. Mặt tiền của tầng tháp đắp nổi dòng chữ SANGHARANSYARÀMA (Tăng Quang Tự) theo hình bán nguyệt. Phía dưới dòng chữ là phù điêu Ðức Phật ngồi thiền định, bên trái khỉ chúa dâng quả, bên phải có bạch tượng quỳ hầu. Mảng phù điêu này thể hiện câu chuyện Ðức Phật khuyên dạy các thầy Tỳ kheo ở thành Kosambi không được nên Ngài lặng lẽ vào rừng nhập hạ mà không có một vị Tỳ kheo nào theo hầu cả. Trong thời gian nhập hạ ở núi rừng chỉ có khỉ và voi là thị giả Ngài mà thôi. Dưới hình Ðức Phật có dòng chữ: Theravàda (Phật giáo Nguyên Thủy) nằm ngay trên chánh môn của Phật điện. Trong chánh điện chỉ tôn thờ duy nhất kim thân Phật Thích Ca; có một pháp toạ để pháp sư giảng pháp và hai tủ Tam Tạng Thánh điển Pàli tiếng Thái. Phía trái chánh điện là Tăng xá hai tầng mới được xây dựng lại vào năm 2000 - 2001, khi dãy nhà cũ dùng làm Tăng xá bị hư hỏng nghiêm trọng sau trận lũ 1999. Sau lưng Tăng xá là nhà khách; trai đường ở sau chánh điện; linh đường nằm ở bên phải. Ngoại trừ chính điện, các công trình còn lại xây cất bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng".
Trong cuộc kháng chiến 1954 - 1975, nơi đây thường diễn ra các hoạt động vận động cách mạng (xâm lăng Miền Nam VNCH) công khai và bán công khai  (MTGPMN- GHPGVNTN-AQ) do Thành uỷ Huế tổ chức. ( trích từ web PG Quốc Doanh)

Lịch sử Phật giáo Nam Tông cố đô Huế - chùa Tăng Quang
Phật Giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang vào năm 1954 do Hoà thượng Hộ Tông và Hoà thượng Giới Nghiêm ( trực tiếp là Hoà thượng Giới Nghiêm ) chủ trương xây dựng.
Phật Giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang vào năm 1954 do Hoà thượng Hộ Tông và Hoà thượng Giới Nghiêm ( trực tiếp là Hoà thượng Giới Nghiêm ) chủ trương xây dựng. Nếu như, Phật Giáo Nam Tông Việt Nam được khai sáng nhờ công đức của các ngài Hoà thượng Hộ Tông, Hoà thượng Thiện Luật, và Hoà thượng Bửu Chơn thì Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế được khai sáng và du nhập bởi Hoà thượng Giới Nghiêm.
Đến năm 1958, chùa Tăng Quang tiến hành xây Chánh điện và ngôi Bảo tháp tôn trí Xá-lợi Đức Phật Thích Ca. Năm 1963, Xá-lợi Đức Phật Thích Ca chính thức được cung thỉnh về tôn thờ tại Bảo tháp của chùa Tăng Quang cho đến nay.

2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Tăng Quang


Chùa Tăng Quang, tên tiếng Pàli: Sangharànsyaràma, chùa hiện nay toạ lạc ở số 2/3/ Kiệt 91, đường Nguyễn Chí Thanh , phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Dân địa phương thường gọi là “chùa Áo Vàng” – cách gọi giản dị và mộc mạc của người dân dành cho ngôi chùa có những vị sư mặc áo màu vàng lõi mít, không giống như những ngôi chùa ở Huế lúc đó .
Tại vùng này, ngày xưa có một địa điểm gọi là Hồ Ông Mười (tức ông Hoàng Mười) mà ngày nay được cải tạo thành trường phổ thông trung học Gia Hội. Lúc bấy giờ, ở Huế có Tăng mà không có Tự, nên ông Nguyễn Thiện Đông và bà Nguyễn Thị Cúc - một trong những thiện nam tín nữ đầu tiên hộ trì Tam Bảo của Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Huế đã xin phép Đức Giới Nghiêm cho thành lập một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Huế để chư Tăng có nơi tu hành và phật tử có nơi cúng dường. Được sự đồng ý của Đức Giới Nghiêm, hai ông bà ra sức vận động và quyên góp tài chính để mua căn nhà số 1/1 đường Võ Tánh - Thành phố Huế và lập nên ngôi chùa, tức Tăng Quang Tự ngày nay. Chính nhờ thiện nam Nguyễn Thiện Đông và tín nữ Nguyễn Thị Cúc cùng các quý ông bà là những Phật tử có đức tin kiên cố đã thường xuyên hỗ trợ mà chùa Tăng Quang được kiến tạo nên. Cũng chính nhờ cơ sở này mà Phật Giáo Nguyên Thuỷ có nơi bám trụ và phát triển cho đến ngày hôm nay tại thành phố Huế.

Trọng Tín -Thời Mạt Pháp



Thời Mạt Pháp
Gần đây có hiên tượng một số kẻ tự vỗ ngực là phật tử, nào là Cư Sĩ, Tăng, Ni bắt đầu hô hoán lên cái gọi là “thời pháp nạn” và vì lấy lý do đó để ra sức kêu gào cái gọi là “Chấn Hưng Phật Giáo”. Tại sao Phật Giáo lại phải Chấn Hưng? Mà Phật Giáo quan trọng đến như thế nào mà phải Chấn Hưng? Hơn nữa Chấn Hưng Phật Giáo là Chấn Hưng cái gì? Sửa lại giáo lý nhà Phật? Hay xây thêm chùa cho to? Hoặc trao cho mấy người tu hành thêm quyền lực? Chẳng hiểu là vì triết lý của nhà Phật nó cao siêu quá đến nỗi không ai có thể hiểu được cái huyền diệu của nó hay là nó đã bị làm cho cố tình để không ai có thể hiểu được cho nên những kẻ tu hành càng ngày càng xa rời lời Phật dạy. Thiết nghĩ hoàng tử Siddhārtha Gautama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm) bỏ hết cả cung vàng điện ngọc, tự ép mình vào chốn khổ ải để rèn luyện tìm cho ra được cách tự giải thoát cho mình và cũng là để cứu chúng sinh, tất nhiên phải tìm cách diễn đạt để tư tưởng của mình truyền đạt lại được cho hậu thế. Ấy vậy mà cho đến nay, những người phật tử đều phải ngồi nghe những người tự xưng là thượng tọa, hòa thượng giảng đạo mà họ vẫn chẳng thể nào hiểu được cách nào được giải thoát? Có lẽ những điều người ta biết về Phật Giáo là có những kẻ đầu cạo trọc, khoác áo cà sa, ăn chay, rồi tụng kinh niệm Phật.
Về cách ăn chay, cạo đầu, mặc áo cà sa thì có thể hiểu được đó là cách ép xác để tự diệt dục. Nhưng còn tụng kinh thì thực sự mới là kỳ lạ. Trong hầu hết các tôn giáo đều có một triết lý chung nhất đó là quan niệm rằng có một đấng tối cao toàn năng có thể giải thoát cho con người khỏi những đau khổ. Hình thức tụng kinh ở đạo Phật cũng như cầu nguyện ở Thiên Chúa Giáo đó là 1 hình thức để giao tiếp với thế giới tâm linh. Nếu như ở Thiên Chúa Giáo, người cầu nguyện nói bằng ngôn ngữ mà họ và những người cùng cầu nguyện có thể hiểu được thì ở Phật Giáo chẳng có ai có thể hiểu được người tụng kinh đang nói cái gì? Nếu gốc của đức Phật là người Ấn Độ thì muốn giao tiếp với đức Phật có lẽ phải nói bằng tiếng Hindu, hoặc nếu là giao tiếp với tiền nhân nước Việt thì phải nói tiếng Việt. Cứ nghe những buổi cầu kinh, niệm phật từ trong chùa đến các đám ma chay thì thấy, có lẽ ngay chính người tụng kinh cũng chẳng biết mình đang nói cái cóc khô gì? hay là họ đang nói với tà ma, quái vật?. Như vậy thì đạo Phật sinh ra để làm gì, nếu như nó cố tình làm cho những người muốn theo nó không hiểu?
Thực ra có lẽ đức Phật hy sinh vinh hoa phú quý chắc chắn không phải để nói vài câu làm nhảm để người khác không thể hiểu được. Chỉ có điều các tông đồ của Ngài đã lợi dụng hình ảnh hy sinh cao quý của Ngài để mưu cầu vinh quang cho riêng họ, vì vậy càng ít người hiểu rõ được giáo lý của Ngài thì càng tốt. Bởi thế, xuất phát từ một tư tưởng tốt đẹp, Phật Giáo đã dần biến thành 1 thứ dị đoan, mà người theo nó chỉ được nghe lời Phật từ miệng của những kẻ khoác áo tu hành và kết cục là những phật tử đã dần bị lẫn lộn giữa những lời của Phật hay là những lời của kẻ tu hành ấn vào miệng Phật cũng như nhầm tưởng rằng những kẻ tu hành là Phật. Cũng từ 1 miệng Phật, nhưng ở Việt Nam có đủ các hệ phái nào Nam Tông, nào Bắc Tông, nào Nguyên Thủy, nào Tiểu Thừa nào Đại Thừa không biết sau này có thêm hệ phái … Ruột Thừa nữa không?
Chính vì tôn giáo đã bị lợi dụng để biến thành công cụ nô dịch con người về hệ tư tưởng nên ở mọi hình thái xã hội đã bắt đầu xuất hiện giới tu hành, tăng lữ. Nếu ai là phật tử thì đều biết câu “thứ nhất là tu tại gia, thứ 2 tu chợ, thứ 3 tu chùa” nói như vậy có nghĩa là nếu phải vào chùa mới tu được thì có nghĩa đó là hạng vét đĩa nhất. Vậy mà chẳng hiểu làm sao người ta cứ phải gọi mấy người cạo đầu mặc áo cà sa là Thầy hoăc Sư? Hơn nữa đi tu hành nghĩa là tự rèn luyện để tự mình thoát được những cám dỗ tầm thường tức là tự cứu lấy bản thân, ấy vậy mà những kẻ tu hành đa số là sống bằng tiền “cúng dường”, “công đức” như vậy là thế nào? Tự mình còn không nuôi nổi mình phải trông chờ nơi bá tánh thì chỉ là kẻ ăn bám chứ làm sao mà tự giải thoát được bản thân và còn đảm đương sứ mạng cứu vớt các sinh linh khác? Tức là những kẻ tu hành hiện nay đã làm ngược với giáo lý của nhà Phật.
Theo như triết lý của nhà Phật thì sở dĩ con người gặp phải cảnh khổ đau trong cuộc đời đó là vì họ có quá nhiều dục vọng. Một trong những điều dục vọng ấy mà Phật đã tổng kết đó là “Sở cầu bất đắc” nghĩa là vì ham muốn mà không đạt được thì lấy làm đau khổ. Ấy vậy mà ai đi tu không muốn được làm Tăng Thống như ông râu rậm Thích Quảng Độ, làm thượng tọa như thằng Việt Gian Thích Trí Quang, hay Hòa Thượng mặc quần xì líp như Thích Chánh Lạc??? Như vậy nghĩa là họ vẫn còn nguyên vẹn cái dục vọng đó, nếu không muốn nói là nó còn cao hơn nhiều rất nhiều những phật tử tầm thường khác. Như vậy những kẽ cạo đầu mặc áo cà sa là những người làm theo lời Phật?



Quang Do Ram Rau giong HCM






Ai cũng biết rằng năm 1963, khi đất nước đang chiến tranh loạn lạc. Chính phủ của tổng thống Ngô Đình Diệm đã hết sức bảo toàn độc lập của tổ quốc, hạnh phúc, tự do của người dân. Ấy vậy mà những kẻ tự xưng là người tu hành này đã ép phật tử xuống đường đòi giật sập cho được cái thể chế độc lập ấy. Không những ép các phật tử xuống đường biểu tình, bọn đầu trọc cà sa này còn mang đồng đạo ra thiêu sống để tạo nên bạo loạn. Sau khi chế độ của Ngô tổng thống bị sụp đổ, những tên đầu trọc này còn quấy phá nhiều chính phủ cho đến khi miền Nam thực sự rơi vào tay bọn giặc thì chúng mới thỏa mãn. Tiêu biểu của những đợt quấy phá của những tên đầu trọc này là vụ tiếp tay chỉ điểm cho VGCS thủ tiêu, thảm sát cả ngàn sinh mạng vô tội vào dịp tết Mậu Thân đẫm máu. Không những thực hiện nhiệm vụ chỉ điểm, chúng còn mở pháp trường ngay tại chùa, biến chùa đền thành nơi cất giấu vũ khí giúp cho bọn sát nhân vấy máu đồng bào.
Sau ngày đất nước bị tan hoang, đồng bào bi áp bức đến tận cùng nơi địa ngục, người ta đã phải mạo hiểm cả của cải, sinh mạng để tìm đường đến với tự do mong được quyền làm người, thì đám đầu trọc cà sa này vẫn không chịu buông tha họ. Bằng nhiều con đường những thằng đầu trọc này đã tìm cách ra Hải Ngoại trót lọt để bắt đầu thực hiện kế hoạch biến Đảng thành Đạo, đưa Phật Giáo trở thành 1 công cụ nô dịch tinh thần đối với toàn bộ người Việt từ trong nước ra đến Hải Ngoại. Từ Hải Ngoại những chuyện quyên góp gây quỹ xây chùa, đưa các tăng ni từ trong nước ra Hải Ngoại để khuyếch trương thanh thế ngày càng được mở rộng. Với số lượng tăng ngày một đông các tăng ni, VGCS đã đặt kế hoạch để nghị quyết 36, chương trình hòa hợp hòa giải, được thực hiện 1 cách êm thấm, tinh vi, và làm cho con mồi là những người Việt Tỵ Nạn VGCS không biết được rằng mình đang biến thành Việt Kiều của chúng. Phật Giáo vốn có 1 hệ thống hết sức lỏng lẻo, hơn nữa VGCS đã có lịch sử lâu dài mượn chiếc áo cà sa để che đậy bộ mặt khát máu của chúng. Như vậy, những tên đầu trọc hiện nay đang tác oai tác quái ở Hải Ngoại nếu không phải là những thằng công an cạo đầu, thì cũng là những tay sai tuyên vận của VGCS.\3246443383_cb2c2b08ee
Quảng Độ lôi Phật – Pháp dính vào … hai thùng phước sương “Cúng dường Tam Bảo”! Phật- Pháp nào xài tiền cúng dường ?
Sở dĩ tại Hải Ngoại có những chuyện như những thằng họ thích làm chuyện bậy bạ, bị đưa lên báo chí và ngay cả bị tố cáo ra tòa là bởi vì chúng hoàn toàn không phải là người tu hành. Chính vì chỉ mượn chiếc áo thầy tu, nên mới có chuyện Thích Trí Quang chơi gái như cơm bữa, Thích Đôn Hậu có tình nhân là Tuần Chi, Thích Quảng Độ thì để tóc nuôi râu, Thích Không Tánh thì thuê khách sạn để tính chuyện thông dâm, Thích Chánh Lạc thì ấu dâm với cả 2 chị em tuổi vị thành niên, Thích Giác Đẳng, Thích Hộ Giác thì vay tiền xây chùa rồi quỵt luôn không trả vv…
Người ta nói lúc này là Thời Mạt Pháp, quả đúng như vậy. Chỉ có thời mạt pháp nên mới có chuyện người tu hành mặc áo cà sa đi tiếp tay bọn sát nhân, diệt chủng để tiêu diệt đồng bào mình. Chỉ có thời mạt pháp, nên mới có chuyện người tu hành vẫn có vợ có con, vẫn nhân tình cặp kè không những vậy còn leo đến Tăng Thống, Thượng Tọa, Hòa Thượng. Chỉ có thời mạt pháp nên mới có kẻ tu hành đi vay tiền để xây chùa, bởi vì chắc hẳn chùa là nơi kinh doanh để mang lại lợi nhuận nên xây chùa mới được coi là đầu tư sinh lời. Chỉ có thời mạt pháp nên các phật tử mới năm cha bảy mẹ. Chỉ có thời mạt pháp nên mới có chuyện Cư Sĩ Chấn Hưng Phật Giáo đê đầu đảnh lễ 1 thằng hiếp dâm người ở tuổi vị thành niên. Chỉ có thời mạt pháp nên thằng rậm râu được tôn xưng là “thánh tăng”. Cũng chỉ có thời mạt pháp nên bà mẹ nhìn thấy bọn dâm tăng đè con mình ra chơi giữa ban ngày, biết mà phải dập đầu xin xám hối. Thi hào Nguyễn Trãi có câu rằng:
Càn khôn bĩ rồi lại thái.
Nhật nguyệt hối rồi lại minh”
Các triều đại trước trong lịch sử đều như vậy, nhưng có lẽ vào thời điểm này nước Nam ta chỉ có “bĩ” mà không “thái”, chỉ có “hối” mà chẳng “minh”, nên đã hơn 40 năm trôi qua mà Pháp Mạt vẫn hoàn Mạt Pháp.
Trọng Tín ( Kyoto ) 





Hồ Xuân Hương mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm của văn học Việt Nam:

Sư bị làng đuổi
by  Hồ Xuân Hương

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo.

Sư bị ong châm
by  Hồ Xuân Hương

Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm.
Đầu sư há phải gì bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái lầm. 






Sư Hổ Mang
by  Hồ Xuân Hương

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc, áo không tà .
Oản dân trước mặt dăm ba phẩm,
Vãi núp sau lưng sáu bảy bà.
Khi cành, khi tiu, khi chũm chọe,
Giọng hí giọng hỷ, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ lên sư cụ
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà

Kiếp Tu Hành
by  Hồ Xuân Hương

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Ṿây mà chút tẻo tèo teo
Thuyền cừ cương muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn leo.

Chùa quán sứ
by  Hồ Xuân Hương

Quán sứ sao mà cảnh vắng teo,
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo.
Sáng banh không kẻ khua tang mít,
Trưa trật nào người móc kẽ rêu.
Cha kiếp đường tu sao lắt léo,
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo.

Chùa Hương
by  Hồ Xuân Hương

Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm,
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,
Con thuyền vô trạo cúi lom khom.
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.