Tuesday, August 30, 2011

MINH TRÍ (Oan Hồn) MậuThân Tại Huế ( tại Trường Gia Hội)

LTS. Nạn nhân Mậu Thân chết oan ức còn ở quanh quẩn trần gian đòi VGCS và bọn đồ tể sư tăng GHPGVNTN-Ấn Quang giết người đền mạng. Câu chuyện các oan hồn Truờng Gia Hội hay nhiều nơi tại Huế sẽ tiếp tục hiện về đòi mạng cho đến khi toàn bộ bọn sư tăng, bọn việt gian giết người đền mạng.

MINH TRÍ
 
Ma (Oan Hồn)  MậuThân Tại Huế ( tại Trường Gia Hội)
 
Những ai sống tại Huế mà không biết chuyện Ma tại trường Trung Học Gia Hội thì không phải là dân Huế. 
  

Gia Hội, rất xưa, không xác định chụp năm nào.

Nhà thờ Phủ Cam chụp năm 1930.



Trong cuốn Luyện Văn (trang 99), ông Nguyễn Hiến Lê đã nói: “Tôi chưa gặp ma lần nào (mong lắm mà không được) ...”
Có lẽ ông ta muốn thấy ma là để xem cách tả ma của vài tác giả có đúng hay không. Tôi nghĩ là tôi may mắn hơn ông ta vì tôi không những đã thấy ma một lần, mà thấy nhiều lần. Sau đây tôi chỉ xin tường trình lại đúng 100% những hiện tượng, những điều tai nghe mắt thấy để tùy qúy vị thẩm định.
Ma Tại Trường Trung Học Gia Hội Huế
Trước khi nói đến ma Mậu Thân, tức ma tại trường Gia Hội, tôi xin sơ lược vài nét về biến cố Tết Mậu Thân, vì tôi nghĩ rằng những hồn ma tại trường Gia Hội là do biến cố đó mà ra.
Khi Việt Cộng tấn công vào thành phố Huế thì tôi đang ở tại Gia Hội, cạnh xóm nhà vài người bà con ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi xin về phép để chung vui Tết với gia đình; nhưng trước khi lên làng để thăm thầy mẹ, tôi ghé lại nhà người anh thì bị kẹt tại đây. Tôi phải cải trang và trốn nhui trốn nhủi từ nhà nọ sang nhà kia. Nghe những người hàng xóm kể lại thì từng nhóm VC nhiều lần vào nhà tôi lục soát, nhưng may là tôi không có trong nhà.
Sau một thời gian chừng bảy hay tám ngày, khi được tin đồn Mang Cá đang còn được quân đội VNCH bảo vệ thì tôi cùng gia đình người bạn và một nhóm người khác tìm cách trốn về Bãi Dâu rồi vượt sông sang Bao Vinh. Tôi mặc áo quần rách rưới, đội cái nón rách gảy vành và ôm một cháu bé của một gia đình trong đoàn vừa run vừa đi. Khi gần đến Bãi Dâu, rất may là chúng tôi gặp những tên VC địa phương chừng 13, 14 tuổi. Chúng rất dễ dãi nên chúng tôi đi lọt và đến Bao Vinh an toàn.
Chừng 1 giờ trưa hôm ấy, hướng về Gia Hội, chúng tôi nghe rất nhiều tiếng súng nổ của VC xử tử nhân dân. Thật là hú vía! Nếu chậm một vài giây thì chúng tôi cũng tiêu tùng rồi!
Chúng tôi ở đây chừng một tuần hay 10 ngày, luôn ngóng về Gia Hội. Trong thời gian này, một anh bạn thân của tôi là viên Đại Úy làm ở đại đội Quân Nhu thường xuyên thăm viếng và giúp đỡ chúng tôi về tinh thần cũng như vật chất, và nhất là cho biết những tin sốt dẻo về cuộc chiến.
Khi nghe tin Gia Hội đã được giải phóng, gia đình bạn tôi và tôi bèn trở về ngay. Anh ta nôn nóng muốn biết ngôi nhà mới xây của anh có bị bom đạn gì không. Còn tôi thì muốn biết chiếc xe Vespa Sprint của tôi mới mua vứt sau hè nhà của người bà con còn hay mất. Tôi nghĩ xe có mất cũng chả sao, chỉ tiếc những thứ quan trọng cất trong xe. Nhưng rất may, nhà cũng như xe còn nguyên vẹn.
Khi chúng tôi chưa tới trường trung học Gia Hội, cách chừng 1 km, thì đã ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc. Đến nơi thì một cảnh rất thương tâm bày ra trước mắt. Hơn 400 tử thi ửng hồng hay đỏ được sắp sít nhau từ cổng trường vào tận sau hàng tre. Theo lời mấy người đi giúp đào xác kể lại thì một, hai ngày trước đó, thân nhân đã đến nhận chừng 150 xác đem về mai táng rồi.
Tôi không hiểu chỗ ở đâu mà chôn nhiều như vậy? Tại Gia Hội, ngoài trường Gia Hội còn có những mồ chôn tập thể khác: Ba Viên gần chùa Diệu Đế, bãi đất sau chùa áo vàng Tăng Quang Tự, Bãi Dâu, nhưng tôi không rõ số lượng tử thi là bao nhiêu. Mấy đứa em và bà con của tôi thì tôi biết chắc là bị chôn sống ở Kim Long nhưng tôi cũng cố gắng đi quanh một vòng để họa may nhận ra xác người quen nhưng thối quá nên phải dội lui!


Hình vẽ rồng ở chùa Diệu Đế - Thừa Thiên-Huế
 

 
Những ai đến nhận ra xác thân nhân thì kỉnh cho các cụ đã đào xác một ít tiền để uống rượu mà thôi. Đêm đến, những xác chưa có người nhận thì bị heo hay chó ăn bớt tay chân! Trong cuốn hồi ký, tướng Westmoreland nói số người bị giết trong vụ Mậu Thân tại Huế là 2800 người. Thật ra, cả Huế và các vùng phụ cận, tổng số người chết là gần 8000 người. Tôi muốn viết thư phân bua với ông ta nhưng chưa có dịp.
Tám, chín tháng sau ngày Tết, hay gần suốt cả năm Mậu Thân, Huế là một thành phố chết… Hầu như mỗi ngày hay mỗi tuần, ở một góc phố, trên một con đường, trên một cánh đồng, trong sân đình, chùa, hay trong sân của trụ sở xã, người ta thấy một nhóm 5, 6 người mặc đồ tang ngồi quanh 1, 2 cái tiểu (hòm nhỏ) bọc giấy điều khóc lóc một cách rất ai oán; tiếng khóc vọng ra cả một vùng! Họ là những người vừa tìm ra xác thân nhân ở một nơi nào đó. Những người qua đường thường là đồng cảnh ngộ nên dừng lại thăm hỏi.
Mỗi khi thấy những cái quan tài màu đỏ là tôi rùng mình! Màu đỏ thường tượng trưng cho sự tươi vui, hạnh phúc như màu đỏ của hoa hồng, của thiệp cưới, của bao lì xi… nhưng màu đỏ của quan tài trông rất là dễ sợ!
Không riêng gì thành phố Huế, tại các quận trong tỉnh Thừa Thiên như Phú Thứ, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền,v.v… cảnh những đoàn người đi tìm xác thân nhân xôn xao diễn ra hàng ngày. Những tiếng khóc ai oán, những quan tài đỏ rùng rợn… cảnh sắc tang tóc đó không bao giờ phai mờ trong óc tôi được! Còn nóng hổi như mới xảy ra ngày hôm qua!
Không hiểu vì sao mà VC thù ghét dân Huế đến như vậy?
 
Vài năm sau, khi nhắc đến biến cố Mậu Thân, vài sĩ quan Mỹ đã nói với tôi rằng: “Số người bị chết oan ở Mỹ Lai đâu có nhiều mà VC thổi phồng lên thành 150, xây lăng dựng bia làm rùm beng lên với cộng đồng quốc tế; còn tụi nó giết 8,000 người ở Huế thì sao lại im re? Hay là tên người chết quá nhiều nên không thể làm bia đá lớn để mà khắc lên được?
Sau khi VC chiếm miền Nam, tôi còn được tiếp tục đi dạy một vài năm tại trường trung học Gia Hội. Và tôi thấy dư âm của Mậu Thân vẫn còn lẫn quất đâu đây. Đôi khi làm bồn hoa, trồng cây hay cuốc cỏ, học sinh tìm thấy một vài ống xương, một mái tóc, hay một đầu lâu trong bụi tre là chuyện bình thường.
Hồi đó, đêm đêm các giáo sư được phân công trực. Một bữa nọ, tôi được phân công trực cùng với anh bạn. Đến 1 giờ sáng, anh ta bảo tôi:
“Tôi cần về nhà để rửa mấy cuốn phim, anh trực một mình có sợ không?”
Tôi bèn đáp: “Không sao, anh có việc cần thì cứ về đi.”
Anh ta đi rồi tôi mới thấy lạnh người! Tôi vừa nằm xuống được vài phút thì nghe tiếng guốc lóc cóc và tiếng cười trên lầu, ngay trên phòng giáo sư. Chừng năm phút sau tôi nghe tiếng guốc đi dọc theo hành lang, tôi liền chạy vụt ra sân ngước nhìn lên thì thấy một vệt trắng, tựa như một cái khăn, loáng lên nơi cửa sổ hai, ba lần rồi biến mất. Tôi nằm xuống lại và cố ngủ nhưng lại nghe tiếng cười nổi lên, lần nầy rất là ghê rợn! Tôi chạy ra sân và nói vọng lên lầu:
“Cô nương nào đó, có buồn thì xuống đây nói chuyện cho vui!”
Không nghe trả lời, tôi vội bước vào. Tôi lại nghe tiếng cười rùng rợn và tiếng rầm rầm của bàn ghế bị xô đẩy. Tôi bèn ngồi dậy, chắp tay nói:
“Tôi biết các Bạn bị giết một cách oan uổng! Nhưng các Bạn chưa chết! Các Bạn còn sống trong khuôn viên nầy! Tôi cầu mong vong linh các Bạn sớm tiêu diêu nơi Miền Cực Lạc!”
Sau đó tôi đọc mấy câu chú thì tiếng cười im bặt, và tôi ngủ đi khi nào không biết.
Sáng hôm sau, đến trường tôi kể chuyện bị ma khuấy phá cho mọi người nghe thì mọi người đều bảo: “Có lạ gì đâu! Ai trực đêm cũng gặp hoàn cảnh như vậy!”
Hai hôm sau, độ lúc 10 giờ sáng, trong khi tôi đang ngồi trong phòng giáo sư thì nghe những tiếng thét rùng rợn của các nữ sinh từ dãy lầu phía tây. Tiếng thét khủng khiếp, tựa như tiếng thét của người khi bị lưỡi lê đâm vào cạnh sườn. Những tiếng thét đó, tựa như một luồng điện, lan từ phòng nọ sang phòng kia, rồi sang dảy lầu phía đông, kéo dài từ 30 đến 40 phút, có khi lâu hơn, mới chấm dứt.
Chuyện học sinh la hét như vậy mỗi tuần xảy ra vài lần và kéo dài trong ba năm liền; và mỗi lần học sinh la hét như vậy thì vang động cả thành phố. Các nam sinh thì không la hét, nhưng chúng bảo “trong khi la hét, mặt mày các nữ sinh ngồi bên cạnh trông rất dễ sợ.” Mỗi khi nghe học sinh la hét vang dội thì những người đang đi trên đường Võ Tánh trước mặt trường đều dừng lại xem. Những ai sống tại Huế trong thời gian từ 1976 về sau mà không biết chuyện ma tại trường Gia Hội là điều đáng ngạc nhiên.
Một nữ giáo sư, dạy Vật Lý, đã nói với tôi: “Tôi cố gắng trấn tĩnh hết sức, không thì đã ném viên phấn và cùng hét với tụi học trò rồi!” Có lẽ ma chỉ trêu các nữ sinh chứ không chọc cô giáo? Tôi thì không bao giờ được chứng kiến các nữ sinh trong lớp tôi đang dạy la hét cả, mặc dù nữ sinh các lớp bên cạnh đang la hét rất dữ dội. Các học sinh của tôi nói rằng: “Có lẽ vì thấy thầy đang dạy các em nên ma không dám vào trêu chọc tụi em!”
Đến năm thứ ba, vì chuyện kéo dài quá lâu nên một lần nọ, ông hiệu trưởng mời một chuyên viên y tế từ trạm xá Gia Hội đến để thẩm định tình hình. Anh ta bảo đó là do sự động kinh nhất thời mà thôi, không do ma quái gì cả. Một vài nữ giáo sư chi viện từ miền Bắc vào thì không đồng ý; họ quả quyết đó là do bị ma trêu, vì họ biết một vài trường hợp tương tự như vậy đã xảy ra ở Hà Nội. Tôi hỏi một vài nữ sinh vì sao mà la hét như vậy, thì các em đó luân phiên cho biết rằng:
- “Em cảm thấy một bàn tay lạnh ngắt đang bóp cổ em.”
- “Em thấy ai đang rị tóc em xuống và không thể ngẩng đầu lên được.”
- “Em cảm thấy một bàn tay chụp vào sau ót em và một bàn tay bịt mũi và miệng em lại.”
- “Em thấy hai bàn tay lạnh ngắt đang bóp vào hông em.”
- “Em cảm thấy hai bàn tay lạnh ngắt đang kéo chân em.”
- “Em cảm thấy những móng tay sắc đang bấm vào hông em.”
- “Em cảm thấy một bàn tay lạnh sờ vào má em và nghe như ai hỏi bên tai “Em có yêu anh không? Có đi chơi với anh không?” ... v.v...
Khoảng năm 1980 hay 1981, tôi gặp lại vài phụ huynh ở quanh trường và hỏi họ về chuyện la hét của học trò thì họ cho biết như sau:
“Thầy không biết à? Sau góc trường có một cái giếng sâu, bọn VC đã ném 17 hay 18 thanh niên xuống đó và lấp đất lại. Oan hồn các thanh niên đó đã trêu chọc các nữ sinh mà thôi. Chúng tôi và một nhóm phụ huynh đã luân phiên nhau đến cái giếng cầu đảo bốn, năm đêm liền nên các cậu mới thôi trêu chọc con cái chúng tôi. Hơn cả tháng nay, đêm nào cũng có phụ huynh đến đó cầu nguyện.”
Khi viết đến đây tôi sực nghĩ rằng: Tại sao trong những năm từ sau 1968 cho đến 1975, các hồn ma vẫn “ở quanh quẩn” trong khuôn viên trường Gia Hội nhưng không khuấy phá học sinh mà mãi đến 1976 trở đi mới bắt đầu sách động? Hay là ma thương học sinh Cộng Hòa hơn học sinh XHCN chăng?
Những cựu học sinh trường Gia Hội, hiện sống tại San José và ở Nam Cali, mỗi khi nghe lại chuyện Ma Mậu Thân tại trường thì đều rùng mình.
Chuyện ma tại trường trung học Gia Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được. Tôi tin rằng vong linh các oan hồn tại trường Gia Hội vẫn còn “sống” tại đó. Chết đâu phải là hết?
Minh Trí

Chùa Tăng Quang tọa lạc đại chỉ 1/1 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hiệp, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chùa được chính thức thành lập vào năm 1956, theo hệ phái Nam tông, mang phong cách Ấn Độ. Chùa do Hoà thượng Giới Nghiêm, ông Nguyễn Thiện Ðông và bà Nguyễn Thị Cúc là những người chủ trương xây dựng.
Theo Thượng tọa Định Lực, trụ trì ở chùa cho biết, chùa Tăng Quang được xây đựng năm 1954 với hình thức cải gia vi tự - mua lại nhà cũ, sửa chữa đôi chút cho phù hợp để làm thành chùa. Ðại diện thí chủ dâng cúng là ông Nguyễn Thiện Ðông và bà Nguyễn Thị Cúc; Hoà thượng Giới Nghiêm đại diện chư Tăng chứng minh. Năm 1959, chùa được xây dựng lại với mô hình kiến trúc tân kỳ, không giống như hình thức lúc ban đầu - chỉ là hình thức cải gia vi tự, tạm thời có địa điểm để chư Tăng cư ngụ hành đạo và hoằng pháp. Ngày khánh thành có sự chứng minh của Hoà thượng Hộ Tông, Hoà thượng Bửu Chơn, Hoà thượng Thiện Luật cùng với hơn 60 vị tỳ kheo từ miền Nam ra tham dự. Năm 1963, Ðại đức Giới Hỷ cùng với Phật tử chùa Tăng Quang thực hiện chương trình đại trùng tu Tăng Quang tự, bao gồm ngôi chánh điện và toà bảo tháp. Các cơ sở đó tồn tại cho đến ngày hôm nay.
tu lieu anh chua TQ (3).JPG
Kiến trúc chùa trong thời kỳ đầu (1954) không có gì đặc biệt vì đó chỉ là một ngôi nhà lá đơn sơ với vài ba liêu thất để chư Tăng hành đạo. Sang thời kỳ thứ hai (1959), chùa được xây dựng và kiết giới Sìmà theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy. Chánh điện thờ Phật tuy không lớn nhưng đường nét kiến trúc hoàn toàn khác biệt với những ngôi chùa ở xứ Huế ngày đó. Lối kiến trúc này mô phỏng theo kiến trúc của Campuchia và Thái Lan - vì đức Giới Nghiêm từng tu học tại hai quốc gia này nên có lẽ ảnh hưởng sự chỉ đạo của Ngài. Và có thể do thiếu tài liệu tham khảo và chưa quen với mô típ kiến trúc và họa tiết trang trí chùa tháp của Thái - Miên nên những người thợ xây đựng thời ấy chưa thể hiện được nghệ thuật độc đáo, tinh xảo của mô típ kiến trúc này. Thời kỳ thứ ba (1963) là thời kỳ xây dựng Tăng Quang tự tương đối hoàn chỉnh và hiện trạng ấy gần như tồn tại cho đến ngày hôm nay. Các công trình xây dựng trong chùa gồm: chánh điện, bảo tháp, Tăng xá, nhà khách, trai đường và linh đường. Chánh điện và bảo tháp được kiến tạo chung một địa điểm.
tu lieu anh chua TQ (11).JPG
Thượng tọa cũng cho biết: "Chánh điện ở tầng trệt, bảo tháp được xây ở trên và nằm về phía mặt tiền của chánh điện. Trong chánh điện tôn thờ tượng Phật Thích Ca, là nơi chư Tăng và Phật tử hành lễ hằng ngày. Bảo tháp dùng để tôn trí ngọc Xá lợi của Ðức Phật. Từ bên ngoài nhìn vào chánh điện, khách thập phương sẽ nhận ra vẻ tôn nghiêm, thanh tịnh và trầm hùng - phần nào là nhờ vào dáng dấp uy nghi vời vợi của ngôi bảo tháp. Bảo tháp hình vuông có 6 tầng mái, nổi bật trên nền trời với biểu tượng đoá sen xoè cánh trên đỉnh. Mặt tiền của tầng tháp đắp nổi dòng chữ SANGHARANSYARÀMA (Tăng Quang Tự) theo hình bán nguyệt. Phía dưới dòng chữ là phù điêu Ðức Phật ngồi thiền định, bên trái khỉ chúa dâng quả, bên phải có bạch tượng quỳ hầu. Mảng phù điêu này thể hiện câu chuyện Ðức Phật khuyên dạy các thầy Tỳ kheo ở thành Kosambi không được nên Ngài lặng lẽ vào rừng nhập hạ mà không có một vị Tỳ kheo nào theo hầu cả. Trong thời gian nhập hạ ở núi rừng chỉ có khỉ và voi là thị giả Ngài mà thôi. Dưới hình Ðức Phật có dòng chữ: Theravàda (Phật giáo Nguyên Thủy) nằm ngay trên chánh môn của Phật điện. Trong chánh điện chỉ tôn thờ duy nhất kim thân Phật Thích Ca; có một pháp toạ để pháp sư giảng pháp và hai tủ Tam Tạng Thánh điển Pàli tiếng Thái. Phía trái chánh điện là Tăng xá hai tầng mới được xây dựng lại vào năm 2000 - 2001, khi dãy nhà cũ dùng làm Tăng xá bị hư hỏng nghiêm trọng sau trận lũ 1999. Sau lưng Tăng xá là nhà khách; trai đường ở sau chánh điện; linh đường nằm ở bên phải. Ngoại trừ chính điện, các công trình còn lại xây cất bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng".
Trong cuộc kháng chiến 1954 - 1975, nơi đây thường diễn ra các hoạt động vận động cách mạng (xâm lăng Miền Nam VNCH) công khai và bán công khai  (MTGPMN- GHPGVNTN-AQ) do Thành uỷ Huế tổ chức. ( trích từ web PG Quốc Doanh)

Lịch sử Phật giáo Nam Tông cố đô Huế - chùa Tăng Quang
Phật Giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang vào năm 1954 do Hoà thượng Hộ Tông và Hoà thượng Giới Nghiêm ( trực tiếp là Hoà thượng Giới Nghiêm ) chủ trương xây dựng.
Phật Giáo Nam Tông ở Huế bắt đầu bằng việc thành lập chùa Tăng Quang vào năm 1954 do Hoà thượng Hộ Tông và Hoà thượng Giới Nghiêm ( trực tiếp là Hoà thượng Giới Nghiêm ) chủ trương xây dựng. Nếu như, Phật Giáo Nam Tông Việt Nam được khai sáng nhờ công đức của các ngài Hoà thượng Hộ Tông, Hoà thượng Thiện Luật, và Hoà thượng Bửu Chơn thì Phật Giáo Nam Tông cố đô Huế được khai sáng và du nhập bởi Hoà thượng Giới Nghiêm.
Đến năm 1958, chùa Tăng Quang tiến hành xây Chánh điện và ngôi Bảo tháp tôn trí Xá-lợi Đức Phật Thích Ca. Năm 1963, Xá-lợi Đức Phật Thích Ca chính thức được cung thỉnh về tôn thờ tại Bảo tháp của chùa Tăng Quang cho đến nay.

2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Tăng Quang


Chùa Tăng Quang, tên tiếng Pàli: Sangharànsyaràma, chùa hiện nay toạ lạc ở số 2/3/ Kiệt 91, đường Nguyễn Chí Thanh , phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Dân địa phương thường gọi là “chùa Áo Vàng” – cách gọi giản dị và mộc mạc của người dân dành cho ngôi chùa có những vị sư mặc áo màu vàng lõi mít, không giống như những ngôi chùa ở Huế lúc đó .
Tại vùng này, ngày xưa có một địa điểm gọi là Hồ Ông Mười (tức ông Hoàng Mười) mà ngày nay được cải tạo thành trường phổ thông trung học Gia Hội. Lúc bấy giờ, ở Huế có Tăng mà không có Tự, nên ông Nguyễn Thiện Đông và bà Nguyễn Thị Cúc - một trong những thiện nam tín nữ đầu tiên hộ trì Tam Bảo của Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Huế đã xin phép Đức Giới Nghiêm cho thành lập một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Huế để chư Tăng có nơi tu hành và phật tử có nơi cúng dường. Được sự đồng ý của Đức Giới Nghiêm, hai ông bà ra sức vận động và quyên góp tài chính để mua căn nhà số 1/1 đường Võ Tánh - Thành phố Huế và lập nên ngôi chùa, tức Tăng Quang Tự ngày nay. Chính nhờ thiện nam Nguyễn Thiện Đông và tín nữ Nguyễn Thị Cúc cùng các quý ông bà là những Phật tử có đức tin kiên cố đã thường xuyên hỗ trợ mà chùa Tăng Quang được kiến tạo nên. Cũng chính nhờ cơ sở này mà Phật Giáo Nguyên Thuỷ có nơi bám trụ và phát triển cho đến ngày hôm nay tại thành phố Huế.

No comments: