Sunday, May 23, 2010

Nữ Vương Công Lý 1-2-3-4-5-6


Thư gửi quý vị độc giả Nữ Vương Công Lý

E-mail Print PDF
Chưa bao giờ GHCGVN lại rơi vào thảm trạng như hiện nay, theo đường hướng này, một Giáo hội Công giáo Việt Nam với viễn cảnh “Phúc âm, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” đang hình thành.
Một cơ cấu hàng Giáo phẩm Việt Nam đang bị một nhóm người khuynh loát, dẫn dắt, áp đặt để rồi luôn đồng hành cùng nhà nước vô thần mà bỏ qua sự đồng hành với những người nghèo khổ - Sứ mạng của Giáo hội Công giáo.


Kính thưa quý vị độc giả Nữ Vương Công Lý
Cuối cùng, điều không ai mong cũng đã đến: Đức Tổng GMHN Giuse Ngô Quang Kiệt đã phải rời khỏi vị trí ngai tòa của Ngài tại Tòa TGMHN. Đồng hành với Ngài trong sự kiện đau đớn này, có thêm Đức Giám mục Phaolo Cao Đình Thuyên – Giám mục GP Vinh.
Hai nhân chứng của Sự thật – Công lý – Hòa bình, một già, một trẻ đã từng đồng hành với nhau trên những giai đoạn căng thẳng, khó khăn nhất của Giáo hội, nay lại đồng hành trong sự kiện cùng phải rời bỏ vị trí của mình.
Sự kiện này, dù đã được báo trước, nhưng khi xảy đến vẫn không thể không gây nên một cơn sóng uất hận, chán nản… trong lòng giáo dân và Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Chúng ta là những tín hữu Công giáo, chúng ta nghĩ gì trước sự kiện này?
Trước hết, là những tín hữu Kito, chúng ta yêu mến Thiên Chúa bằng niềm tin bất diệt đã từng được hun đúc, luyện rèn và khẳng định qua hàng trăm năm với bao máu đào của các vị tiền nhân tử đạo.
Vì yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến Giáo hội của Ngài, chúng ta mong muốn một Giáo hội Công giáo như lời Thầy Chí Thánh đã dạy Thánh Phêrô: “Con là Đá và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy” (Mt 16:18).
Vâng! Chúa đã muốn xây Giáo hội trên “đá” chứ không xây trên bùn đất hay một nền móng không vững chắc nào khác.
Chúng ta yêu mến Giáo hội Việt Nam anh hùng, chúng ta yêu thương Giáo hội Việt Nam kiên dũng, chúng ta mong muốn một Giáo hội Việt Nam “Hiệp nhất, thông công, thánh thiện và tông truyền” mà không phải là một giáo hội “Phúc âm, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”
Chính vì vậy, đối với chúng tôi, ngay từ khi đưa lên mạng Nữ Vương Công Lý những thông tin nói lên những sự thật trong lòng Giáo hội, trong đó có cả những sự thật không làm người nghe được hài lòng, được vui tai… thậm chí có người còn cho là làm “chia rẽ Giáo hội”, chúng tôi hết sức cân nhắc, suy nghĩ và cầu nguyện.
Nhưng, như lời Thầy Chí Thánh đã dạy: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32), chính Chúa là Sự thật, nếu đi theo Ngài thì không thể bước ra khỏi đường hướng của Sự thật.
Vì vậy không muốn vẫn cứ phải nói ra, không thích vẫn không thể che đậy.
Là những tín hữu Kitô, trước những sự kiện này chúng ta thấy gì?
Giáo hội Công giáo Việt Nam có lịch sử gần 500 năm truyền giáo, với 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên và 50 năm thành lập Hàng giáo phẩm Việt Nam. Những năm tháng đã qua của Giáo hội Công giáo Việt Nam là một trang sử hào hùng, kiên trung và sống động niềm tin, mạnh mẽ tinh thần dấn thân, hiệp nhất trong giáo hội.
Giáo hội miền Nam, qua cơn dài chinh chiến, nơi được tự do tôn giáo hơn Giáo hội miền Bắc dưới ách ách thống trị kìm kẹp của cộng sản vô thần với đủ loại mưu mô xảo quyệt quyết trục xuất Chúa ra khỏi đời sống con người khi bị cách biệt gần như tuyệt đối với giáo hội hoàn vũ… Nhưng giáo hội dù có đau thương, vẫn kiên trung trên con đường phải trả bằng máu, bằng mạng sống để chứng minh niềm tin của mình.
Rồi đất nước qui về một mối dưới sự cai trị của những người cộng sản.
Những dàn xếp, những xáo trộn, những mưu mô được phô diễn, nhất là lá bài “Quan hệ ngoại giao” giữ nhà nước CSVN và Vatican.
Và chưa bao giờ GHCGVN lại rơi vào thảm trạng như hiện nay, theo đường hướng này, một Giáo hội Công giáo Việt Nam với viễn cảnh “Phúc âm, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” đang hình thành.
Một cơ cấu hàng Giáo phẩm Việt Nam đang bị một nhóm người khuynh loát, dẫn dắt, áp đặt để rồi luôn đồng hành cùng nhà nước vô thần mà bỏ qua sự đồng hành với những người nghèo khổ - Sứ mạng của Giáo hội Công giáo.
Hội Đồng Giám mục Việt Nam là những ai, ai đã khuynh loát HĐGMVN và như thế nào? Đường dây ma quỷ nào đã len lỏi vào trong Giáo hội Công Giáo, bằng con đường nào?
Thực chất có một điều cần chú ý, đó là gần 30 vị trong HĐGMVN đã phải chấp nhận những lời trách cứ, những lời thán oán… từ cộng đồng dân Chúa khi HĐGMVN đã thể hiện sự nhu nhược, im lặng trước các biến cố của GHCGVN, cũng như các vấn đề liên quan sống còn đến uy tín của HĐGMVN và cá nhân các giám mục.
Nỗi “oan” này của các giám mục, thực chất cũng chẳng có “oan”.
Chỉ vì họ đồng bàn, đồng cảnh và đồng vai trong HĐGMVN nhưng họ đã không lên tiếng hoặc không lên tiếng đủ để thay đổi thực trạng, nhưng lại để cho một nhóm nhỏ trong đó khuynh loát và lèo lái HĐGMVN đi theo hướng ngược lại với những sứ vụ của HĐGMVN.
Tòa Thánh Vatican đã thu hái được gì sau 20 năm “mở đường quan hệ ngoại giao” với CSVN? Ai đã đưa đến Tòa Thánh những thông tin mà nhà nước CSVN đang muốn đưa đến, để lái bàn tay của Đức Thánh Cha đi theo quỹ đạo của họ. Họ là ai?
Thiết nghĩ rằng: Một giáo hội mạnh mẽ, thánh thiện chỉ có thể có khi đứng trên Sự Thật – Công Lý và đi đúng lời Chúa đã dạy vì Ngài “là đường, là sự thật và là sự sống”. Chúng ta cần một giáo hội đúng nghĩa là một Giáo hội theo ý Chúa đã dạy, không cần “những cái mả tô vôi”.
Chúng ta không có mục đích làm chia rẽ Giáo hội, nhưng sự phân định rõ ràng ánh sáng và bóng tối, sự thật và giả dối, ma quỷ và thánh thần… là điều cần thiết, không thể để giáo hữu chúng ta mù quáng đi theo những đường hướng sai lệch để đến một ngày nào đó không còn nhận ra Giáo hội của mình.
Chúa Giêsu đã nói: “Ta đến để đem sự chia rẽ” (Lc 12:51). Thật vậy, cần phải có sự chia rẽ mà Chúa đem đến, tức sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, của Chúa Thánh Thần mới có khả năng giúp cho giáo hội chúng ta, từ giáo dân đến hàng giáo phẩm có cơ hội nhìn nhận lại chính giáo hội của mình mà có đường hướng, cách nghĩ và hành động đúng đắn.
Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc đã gửi thư đến Nữ Vương Công Lý cần hiểu rõ sự thật vấn đề của giáo hội, theo lời dạy bảo của Website Hội Đồng Giám mục Việt Nam “chỉ nói một nửa sự thật thôi chính là cách nói dối tinh vi và tệ hại nhất”.
Lời của các bậc đáng kính trong GH thể hiện trên Website WHĐ, chúng tôi xin ghi nhớ.
Vì vậy, kể từ những ngày tới, Nữ Vương Công Lý sẽ bạch hóa những phần còn lại về sự thật liên quan đến “Sự kiện Ngô Quang Kiệt”.
Thưa quý vị độc giả
Chúng tôi biết rằng: “Sự thật sẽ mất lòng” nhưng khi chấp nhận nói lên sự thật, thì chúng ta chấp nhận đối diện với thực tế không như những lời tô vẽ xanh đỏ đẹp tươi.
Chúng tôi hết sức chân thành cảm ơn sự đóng góp, các ý kiến và sự ủng hộ của quý vị thời gian qua đối với Nữ Vương Công Lý. Những ý kiến của quý vị, dù hiểu đúng hay hiểu sai chúng tôi, đó cũng là nguồn động viên quý báu cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu rằng, tất cả đều nằm dưới những suy nghĩ thánh thiện bảo vệ Giáo hội và luôn suy tư, lo lắng cho Giáo hội Công giáo Việt Nam được mạnh mẽ và phát triển vững chắc. (Tất nhiên, trừ một vài “đồng chí” cố tình bịt mắt làm ngơ theo mệnh lệnh để xuyên tạc thiện ý của chúng tôi, chúng tôi sẽ có dịp nói tới khi cần thiết).
Chúng tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc, bình an hơn trong việc cất lên tiếng nói của Sự thật, Công lý và chấp nhận những khó khăn, nguy hiểm khi làm được điều gì đó để Giáo hội chúng ta lớn mạnh vững vàng thật sự trước mọi biến cố, hầu đi đúng con đường Thầy Chí Thánh Giêsu đã kêu mời, chỉ hướng cho chúng ta: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32)
Với tinh thần đó, xin anh chị em và các độc giả cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.
Ngày 14/5/2010
Nữ Vương Công Lý

Kỳ 1: Hiện tượng Ngô Quang Kiệt

E-mail Print PDF
Thưa quý vị độc giả,


Như trong "Thư gửi quý vị độc giả", bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ khởi đăng loạt bài "Sự kiện Ngô Quang Kiệt".

Đức Tổng Giám mục đã ra đi khỏi TGPHN như những gì chúng tôi đã loan tin, ngài ra đi trong im lặng, trong đêm tối. Ngài ra đi trong sự đau đớn, luyến tiếc của giáo dân và những người yêu công lý, sự thật. Có vẻ như “Cuộc khổ nạn Ngô Quang Kiệt” đã đến hồi kết?

Không phải vậy, mọi vấn đề vẫn còn đang phía trước. Bởi cuộc khổ nạn Ngô Quang Kiệt, thực chất chỉ là bước mở đầu, điểm nút cho một “cuộc khổ nạn” khác của Giáo hội Công giáo Việt Nam với mô hình giáo hội “Phúc âm - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” là mục đích.
Chúng ta cần hiểu được điều này: Thời gian qua, không thể có cách nói nào xuyên tạc được sự thật là Đức TGMHN buộc phải ra đi khỏi ngai Tòa TGMHN vì những yêu cầu của chính nhà nước Cộng sản Việt Nam. Bằng con đường nào, bằng cách nào để họ thực hiện được điều đó là điều cần nói tới.
Sự phản kháng mãnh liệt của giáo dân Hà Nội và khắp nơi với quyết định này, thực chất là sự phản kháng việc can thiệp vào tôn giáo, nhất là Giáo hội Công giáo VN của nhà cầm quyền CSVN. Điều đó làm cho nhà cầm quyền CSVN rất đau nhưng không thể can thiệp, và nguy cơ bạch hóa đường dây họ đã mất công cài cắm bấy lâu nay bị bại lộ càng làm cho họ mất ăn mất ngủ mà không thể trực tiếp can thiệp. Hiện họ đang dùng bộ máy công an và an ninh theo dõi và làm việc này.
Nhiều người cho rằng, GHCGVN sẽ bị ảnh hưởng? Tất nhiên, sau mấy chục năm can thiệp khi trắng trợn, khi âm thầm cách tinh vị vào từng giai đoạn, từng công việc, nhất là nhân sự, chính quyền CSVN đã đạt được một số kết quả nhất định là cài cắm một số nhân vật thỏa hiệp, buông xuôi hoặc bị “tóm gót chân Asin” vào những vị trí có ảnh hưởng đến GHCGVN và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu vô lý của nhà cầm quyền CSVN mà vụ việc TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt là điển hình.
Vì thế, việc bóc trần những âm mưu, những thủ đoạn này sẽ liên quan đến một số nhân vật trong GHCGVN mà nhiều người chưa nhìn thấy được bản chất, sự thật sẽ dẫn đến những hoang mang và nghi kỵ.
Nhưng không thể cứ để Giáo hội CGVN dần dần đi theo “sự lãnh đạo sáng suốt của đảng” và biến GHCGVN thành cái vỏ bọc, chỉ còn là hình thức.
Những điều không thể nói ra từ Đức TGM
Lá thư từ biệt của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt ngày 13/5/2010, cũng như bài phỏng vấn Ngài trên website của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) được đưa ra để giải thích bằng nhiều cách khác nhau cho “sự kiện Ngô Quang Kiệt”.
Nhiều trang mạng cũng như những người có trách nhiệm, lo ngại cho uy tín của một số người liên quan đã đưa ra lời giải thích nhằm trấn an dư luận trước nỗi bất bình của giáo dân khi nghe tin về sự ra đi của Đức TGM này với nhiều câu hỏi khác nhau chưa có lời giải.
Nhiều người đọc bài phỏng vấn cũng như lá thư để lại của ngài, đã có thể không hiểu hết những sự thật ẩn giấu khéo léo đằng sau những lời viết, câu nói đó.
Nói cách khác, trong hoàn cảnh của Đức GM Giuse Ngô Quang Kiệt thời gian qua, nhiều sự thật được ngài nói ra với phương pháp “ý tại ngôn ngoại”. Những sự thật về sự kiện này, theo như lời ngài nói trong một cuộc họp với linh mục đoàn Hà Nội, thì “không phải ai cũng hiểu hết vì không phải ai cũng có trình độ để hiểu”.
Đằng sau những lời nói, những câu chữ đó là gì? Trước khi tìm hiểu những vấn đề đó, chúng ta hãy nhìn nhận lại vị TGMHN kiên cường này đúng thực chất và hoàn cảnh của ngài.
Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt - Ngài là ai?
Chắc hẳn ít có ai không hiểu về thân thế sự nghiệp của Đức GM Giuse Ngô Quang Kiệt nếu họ chú ý đến những thông tin về giáo hội VN những ngày qua. Nhưng có những sự kiện chắc rằng mọi người không được thông tin nhiều bởi nhiều lẽ:
- Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt là người đã chấp nhận nhiều áp lực khi đứng lên đồng hành cùng giáo dân, nỗi cô đơn của ngài vấp phải lại chính từ một số GM trong GHCGVN. Trong khi là người đơn sơ, thánh thiện và không chứa chấp mưu mô thế gian nên ngài đã bị ăn từ quả lừa này đến quả lừa khác một cách cay đắng kể cả từ lãnh đạo cộng sản VN, thậm chí từ một số đấng bậc có thế giá trong Giáo hội. Đến nỗi cuối cùng, khi nói chuyện với một số người thân tín, ngài đã phải thốt ra “tôi sợ rồi, tôi đã bị lừa quá nhiều nên tôi sợ”.
- Trong vai trò là người đứng đầu Tòa TGMHN, một nơi đầy sóng gió, ngài đã được sự yêu mến nhiệt thành của giáo dân, ngài không muốn tất cả được huỵch toẹt nói ra, sẽ ảnh hưởng lớn lao đến Giáo hội, đặc biệt là sự kính trọng cần thiết trong phẩm trật giáo hội. Ngài sợ rằng điều đó sẽ dẫn đến sự chia rẽ, sự nghi kỵ mà chính CSVN đang muốn có để tấn công GHVN, chính vì vậy ngài không nói ra những điều bất thường trong các vụ việc liên quan đến ngài một cách thẳng thừng.
- Với cá nhân ngài, ngài chấp nhận khi đã có bước đi lỡ bước, nhất là trong việc viết đơn từ chức trong hoàn cảnh bó buộc “không thể khác” như ngài đã nói. Chính việc viết đơn từ chức này là nỗi đau và sự ân hận của ngài khi giáo dân thể hiện sự yêu quý ngài cách mạnh mẽ và nhiệt thành. Vì vậy, ngày đã nói trong cuộc họp các linh mục đón Đức TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn rằng: “Nếu nói rằng có tội thì con là người có tội lớn nhất đã gây ra sự việc này”.
- Sự ra đi của ngài, đúng là vì quyền lợi của giáo hội, của giáo phận và tín hữu Hà Nội, bởi nếu ngài ở lại, chắc chắn ngài sẽ không được yên như đã từng không được yên bởi ngoài những mưu mô của nhà cầm quyền cộng sản, thì còn bị áp lực bởi một số vị giám mục đồng nhiệm của ngài. Những giám mục này là ai? Chúng tôi sẽ trình bày lần lượt với quý vị độc giả.
Xin nhắc lại rằng, không phải toàn bộ các giám mục trong HĐGMVN, mà thực chất trong đó chỉ có một đường dây, một nhóm có thế lực đã khuynh loát tất cả. Chỉ tiếc rằng, đa số các vị còn lại với tinh thần đơn sơ, đặc biệt là HĐGMVN là một tổ chức chưa có một quy tắc, một điều nào quy định trong giáo luật về ứng xử, về vận hành… nên hầu như đã im lặng chỉ chăm chú cho giáo phận của mình và nhóm này mặc sức khuynh loát, hướng dẫn.
Và nếu khi không thể yên, nếu có những phản kháng của ngài chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đối với toàn thế TGPHN và cả giáo hội công giáo VN.
Vì vậy, ngài chấp nhận tất cả, ngài bị dồn vào thế “đau nhưng không được kêu”, không yêu vẫn phải nói rằng “tôi mến”.
Nếu cho đến nay, một số người vẫn “cố đấm ăn xôi”, bất chấp sự sám hối và nhìn nhận theo đường lối ngay thẳng. Thì những sự thật cần minh bạch rõ ràng, để giáo dân hiểu hơn không chỉ về cá nhân Đức GM Giuse Ngô Quang Kiệt, mà ẩn giấu đằng sau đó là một loạt những âm mưu, những hành động có nguy cơ dẫn Giáo hội VN đi theo con đường của những kẻ vô thần can thiệp và dẫn dắt.
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt bước lên “vũ đài” từ khi nào?
Khi Đức Giám mục Lạng Sơn Ngô Quang Kiệt được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa và rồi Tổng Giám mục Hà Nội, mọi chuyện tưởng như bình thường nhưng bắt đầu đã có những thay đổi thể hiện bản lĩnh của một vị chủ chăn xác định được cái gì thuộc quyền của mình và những gì thuộc quyền của giáo dân. Tuy quan hệ với các cơ quan chính quyền vẫn bình thường, nhưng ngài đã hành động khá kiên quyết để thể hiện vài trò của mình như một sự “phá lệ” bắt đầu từ việc giành quyền Giám mục của mình phong chức cho các linh mục không cần phải xin phép đối với hai linh mục Nguyễn Văn Thật và Nguyễn Văn Phượng, mở đầu cho việc không cần xin phép thụ phong linh mục như trước đây.
Đến một ngày bình thường, khi nhìn thấy Tòa Khâm sứ bị người ta tháo dỡ sàn, mái… để bàn giao cho một ngân hàng cổ phần nào đó, thì ngài là người đứng đầu TGPHN, buộc phải lên tiếng.
Những tiếng kêu từ Tòa TGMHN xưa nay, hầu như chẳng có chút giá trị gì với nhà nước CSVN, cách đó 8 năm, Tòa Khâm sứ cũng đã từng nằm trong âm mưu cướp của chính quyền CSVN. Khi đó Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng và linh mục đoàn đã hai lần đưa kháng thư nhưng không được trả lời. Chỉ đến khi toàn TGP có phong trào lấy chữ ký và kháng thư ở tất cả các nhà thờ và được giáo dân rầm rộ hưởng ứng, thì sự việc mới dừng lại và nhà nước CSVN buộc phải bỏ dở miếng mồi béo bở, nhưng vẫn rắp tâm chiếm cướp bằng được.
Bắt đầu từ việc ngài ra văn thư kêu gọi cầu nguyện, một phong trào rầm rộ đều khắp TGP và được sự hưởng ứng khắp nơi trong và ngoài nước. Đây là cơn địa chấn đối với chế độ độc tài vốn sợ những cuộc tập hợp đông đảo người dân mà không do họ tổ chức và kiểm soát.
Rồi những ngày căng thẳng đó, phong trào cầu nguyện cho Sự Thật, Công Lý, Hòa Bình được phát triển và lan rộng đã làm nhà nước CSVN đau đầu. Nhà cầm quyền đã phải huy động cả hệ thống chính trị, nhân tài, vật lực và mọi phương tiện, bằng mọi cách kể cả phương cách nhơ bẩn nhất để hòng đánh gục được một TGM kiên cường và giáo dân Hà Nội bản lĩnh.
Và từ đó bắt đầu một “cuộc khổ nạn Ngô Quang Kiệt”.
Những khó khăn thăng trầm, những đau đớn, những đơn độc, thiếu hiệp thông… những ngón đòn được thi thố bằng nhiều cách, nhưng con bài tẩy được sử dụng cho một âm mưu…
Để cuối cùng, Đức TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt phải ra đi khỏi TGPHN theo đúng yêu cầu của nhà cầm quyền CSVN.
Điểm lại quá trình vừa qua, trong lịch sử GHCGVN, xuất hiện một TGM Ngô Quang Kiệt như một hiện tượng, công khai đòi tự do tôn giáo, công lý, sự thật và hòa bình.

Nữ Vương Công Lý
Kỳ tới: Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh

Sự kiện Ngô Quang Kiệt”: Kỳ 2 - Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh

E-mail Print PDF
Những ngày qua, lá thư giã biệt của Đức cha Ngô Quang Kiệt, bài trả lời phỏng vấn đài RFA của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục Thanh Hóa, và nhất là sự kiện Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt ra đi bất ngờ vào đêm 12/5 vừa qua, khiến cho công luận hết sức hoang mang. Đâu là giá trị thật của những thông tin được loan tải trên các trang mạng trong suốt thời gian qua về sự đi ở của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt?

Nếu tinh ý, người ta sẽ gặp thấy những mâu thuẫn, những ẩn ý trong các lời phát biểu của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, từ bài trả lời phỏng vấn trang WHĐ, cho tới lá thư từ biệt; từ những lời của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, những phát biểu của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt về việc đi hay ở của ngài cho tới các văn thư bổ nhiệm của Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó với quyền kế vị.

Trong bức thư từ biệt, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã viết: “Thực ra, khi tôi đề cập tới vấn đề này, các bộ liên quan đều phản đối. Nhưng, khi tôi trực tiếp đệ đơn lên Đức Thánh Cha, ngài đã cảm thông và với tấm lòng hiền phụ, ngài đã chấp nhận. Cùng với đơn xin từ nhiệm, tôi cũng xin Tòa Thánh tìm người kế vị và Tòa Thánh đã tuyển chọn đức cha Nhơn”.

Ở đây, cần để ý quá trình bổ nhiệm một vị giám mục được qui định trong Giáo luật như thế nào. Điều này, chính Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã một lần nói tới trong cuộc trả lời phỏng vấn của WHĐ: “Thông thường việc bổ nhiệm giám mục gồm những bước cơ bản như sau. Bước thứ nhất: Khi có nhu cầu, giám mục địa phương đệ trình lên Tòa Thánh kèm với một danh sách các ứng viên thích hợp. Bước thứ hai: Tòa Thánh cứu xét bằng tham khảo ý kiến của nhiều người có uy tín về các ứng viên. Bước thứ ba: các cơ quan hữu trách (khá nhiều) cùng với các vị cố vấn họp lại, căn cứ vào các thông tin thu lượm được để duyệt xét và quyết định chọn vị xứng đáng và thích hợp nhất trong số các ứng viên. Trường hợp không tìm được ứng viên xứng đáng, sẽ trả lời và yêu cầu vị Bản quyền địa phương làm lại danh sách và tiến hành lại từ bước thứ nhất. Bước thứ tư: Nếu tìm được ứng viên thích hợp, sẽ phải hỏi ý kiến đương sự có đồng ý chấp nhận hay không. Bước thứ năm: Đức Thánh Cha chính thức bổ nhiệm và chọn ngày công bố”.

Có một điều chắc rằng Đức cha Kiệt không bao giờ đề cử Đức cha Nhơn - một vị Giám mục đã 72 tuổi làm người kế vị mình.

Lời từ biệt của Đức TGMHN Giusse Ngô Quang Kiệt

Việc Đức cha Kiệt làm đơn từ chức chắc chắn phải xảy ra sau khi Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi có một thực tế rằng trong Văn thư bổ nhiệm của Tòa thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó và nghị định thư của
Bộ Truyền giảng Phúc âm cho các Dân tộc về việc tuyển chọn Đức cha Nhơn, có nói rõ rằng: “Để giúp cho thiện ích thiêng liêng của dân Chúa trong Tổng Giáo phận của mình được dồi dào và phong phú hơn, Đức cha đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, đã xin Tòa Thánh thương ban cho ngài một Tổng Giám mục Phó”. Sắc lệnh của Đức Giáo hoàng về việc bổ nhiệm Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Phó cũng nói rõ: “Thói quen của các Đấng kế vị Phêrô là nhận lời các vị lãnh đạo trong Giáo hội khi các ngài xin được giúp đỡ với lý do chính đáng. Lúc này, Hiền đệ đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã xin cho mình một Tổng Giám mục Phó để có thể lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên”.

Như vậy, việc Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm đơn xin một vị Tổng giám mục Phó để giúp đỡ ngài là có thật và Tòa Thánh đã nhận lời. Tuy nhiên, việc ngài có đề cử Đức cha Nhơn theo qui định của Giáo luật hay không thì có điều chắc chắn rằng ngài đã không đề cử, bởi nếu ngài đã đề cử thì ngài đã không nói với các linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội, trong cuộc gặp với các linh mục vào tối 6/5/2010 rằng: “Khi nghe Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Nhơn thì tôi vừa mừng vừa sợ… tôi sẽ bàn giao ngay vì một Giáo phận không thể có hai đầu”.

Có một điều chắc rằng Tòa Thánh đã không hỏi ý kiến Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt có đồng ý Đức cha Nhơn ra Hà Nội hay không, một điều thuộc về nguyên tác khi bổ nhiệm cần có đã bị bỏ qua vì lý do gì?.

Cần nhớ rằng theo các văn kiện của Tòa Thánh, Đức cha Kiệt chỉ làm đơn xin Tổng Giám mục Phó để giúp đỡ ngài (và ngài đã đề cử 3 ứng viên do ngài chọn, không có Đức GM Nguyễn Văn Nhơn) chứ không có việc xin người để thay thế ngài.

Không biết có phải vì điều này hay không mà nhiều lần Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói với một số các linh mục tới thăm ngài tại Châu Sơn rằng: “Tôi sợ lắm, tôi bị lừa nhiều lần”?

Theo một nguồn tin chắc chắn, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã ba lần làm đơn từ chức và chưa lần nào trong đơn ngài nêu lý do từ chức vì “sức khỏe”. Hai lần trước đây, ngài gửi tới các bộ có liên quan và bị từ chối và như ngài đã viết trong tâm thư “các bộ liên quan đều phản đối”, “các giám mục Giáo tỉnh Miền Bắc cũng làm đơn gửi Tòa Thánh giữ ngài ở lại”. Sau đó, ngài được gợi ý làm đơn xin Tổng Giám mục phó giúp đỡ ngài. Ngày 9/12/2009, ngài đã làm đơn xin Tổng Giám mục phó kèm theo danh sách những ứng cử viên ngài tuyển chọn. Trong số các ứng viên không hề có Đức cha Nhơn và ngay ngày 8/3/2010, ngày ngài có Giám mục Phó cũng là ngày ngài bị buộc làm đơn từ chức.

Ngài viết trong bức tâm thư: “Tôi thật có lỗi với anh chị em vì đã làm đơn từ chức”. Việc ngài bất ngờ từ chức khi vừa có vị giám mục phó khiến ngay cả Đức cha Linh, trong bài phỏng vấn đài RFA cũng phải thốt lên: “Chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ngài lại từ chức vào lúc này…" và: "...có những người họ có cả một kế hoạch, ngay cả có kịch bản làm cho giáo hội Việt Nam tan nát.”.

Câu chuyện Đức cha Giuse phải rời khỏi Hà Nội còn rất nhiều điều phải làm sáng tỏ. Tại sao ngài lại phải bất ngờ ra đi ngay trong đêm 12/5/2010, trong khi ngày 13/5/2010 là ngày ngài được Tòa Thánh chính thức chấp nhận đơn từ chức? Tại sao từ ngày nhận chức ở tòa TGMHN đến nay, TGM Nguyễn Văn Nhơn hầu như không rời căn phòng đóng kín của mình mà sáng 11/5/2010, ngài đã phải dậy đi từ rất sớm đến Châu Sơn – Ninh Bình đến nỗi khi Đan Viện Xito Châu Sơn được thông báo thì Ngài đã đến gần Châu Sơn để “tha thiết mời Đức Tổng về HN”? Ai lo giấy tờ thủ tục xuất cảnh cho ngài?

Dù thế nào thì có một điều chắc chắn mà ai cũng biết việc Đức cha Giuse phải ra đi đã được bắt đầu từ cái Nghị quyết quái đản của chính quyền Hà Nội bằng con đường ngoại giao mà tờ quyết định Đức cha Kiệt phải ra khỏi Hà Nội đã được Tòa thánh gửi về Bộ Ngoại giao Hà Nội từ giữa tháng 3/2010. Việc Đức cha Nhơn ra Hà Nội là “được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ” và vị tiền nhiệm đáng kính của Đức cha Nhơn là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã không hề được hỏi ý kiến có đồng ý chấp thuận đức cha Nhơn hay không”.

Văn thư bổ nhiệm nói rõ: “Tòa Thánh đã chỉ định Đức cha Nhơn”. Vậy Tòa Thánh ở đây là những ai? Thế lực nào đang muốn biến Giáo hội Công giáo Việt Nam đi theo đường hướng “Phúc âm, Dân tộc, Chủ nghĩa Xã hội”? Nếu thế lực này cứ tiếp tục tồn tại, khuynh loát HĐGMVN và Giáo hội Việt Nam thì sẽ để lại một hậu quả khôn lường.

Nữ Vương Công Lý

Kỳ tới: Ván cờ không đánh mà tự thua của giáo hội công giáo

"Sự kiện Ngô Quang Kiệt": Kỳ 3

- Ván cờ không đánh mà tự thua của GHCG ..

Đọc Kỳ 1 - Kỳ 2

Hai mươi năm qua, những thỏa thuận của Vatican với nhà nước Việt Nam trong việc bổ nhiệm các chức sắc trong giáo hội đã phát huy nhiều hậu quả tai hại, nay đã đến lúc phát tác.

Dĩ nhiên, nói lên điều này, không có ý gom tất cả hàng giáo phẩm vào đây, nhưng tác động của những chính sách này phải thẳng thắn công nhận là không hề nhỏ.

Và chính quyền Cộng sản biết rất rõ khi nào cần lật con bài nào.


Điều tưởng là không thể có nhưng là sự thật

Khi Nguyễn Thế Thảo chủ tịch UBNDTP Hà Nội tuyên bố thẳng thừng trong cuộc triệu tập các ngoại giao đoàn tại Hà Nội ý định đưa TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội, nhiều người đã nghĩ rằng Nguyễn Thế Thảo đang mang chứng bệnh hoang tưởng, vì với một chủ tịch TP, dù có muốn bằng chết cũng không có cách nào làm được việc đó.Tổng GMHN  Giuse Ngô Quang Kiệt trước UBNDTP Hà Nội

Nhưng không ai biết được rằng: Nguyễn Thế Thảo không hoang tưởng mà đầy tự tin khi nói lên ý đồ đó.

Những cơ sở nào để Nguyễn Thế Thảo có thể đặt ra một điều ngoài sức tưởng tượng của mọi người?

Chỉ cần chăm sóc hàng giáo phẩm

Thật ra, để nắm lấy Giáo hội Công giáo, nhà nước CSVN đã không phải từ bây giờ mà từ ngày xa xưa, nhiều chính sách, nhiều mưu đồ từ lớn đến nhỏ, từ chính đáng đến hèn hạ, từ đường đường chính chính đến những ngón “võ bẩn” đã liên tục được thực thi.

Gần 60 năm cai trị của chế độ cộng sản ở miền Bắc và 35 năm cai trị toàn quốc, với hàng chục cơ quan nghiên cứu, ban tôn giáo, các loại công an, an ninh tôn giáo dày đặc, nhà cầm quyền đã rất dễ rút ra bài học: Để nắm chắc đạo công giáo, chỉ cần tóm được hàng giáo phẩm, thế là xong, bởi giáo dân Việt Nam có đức tính vâng lời tuyệt đối.

Đức tính vâng lời của giáo dân Việt Nam là một truyền thống tốt đẹp, nhưng điều gì cũng có mặt trái của nó. Nếu giáo dân được coi sóc bởi một linh mục đạo đức, thanh sạch và sốt sáng, thì sự vâng lời của giáo dân nâng tầm đạo đức ở đó lên một bước.

Trái lại, những người không đủ bản lĩnh trước những mưu mô (mà mưu mô thì luôn sẵn có đối với các chức sắc tôn giáo trong thiên đường XHCN) để nhà nước, công an nắm được “điểm yếu” thì chính sự vâng phục và tôn kính lại làm hại cho họ. Những chức sắc đó không dễ nhận mình là sai, là có lỗi, là vẫn mỏng dòn yếu đuối… trong khi chính các chức sắc vẫn chưa phải là thánh. Cũng chính vì bảo vệ cái “uy tín” mà nhiều khi thật ra không còn nữa của mình, nhiều vị sẽ lao theo con đường hướng dẫn của công an, bởi nếu bị tiết lộ sẽ chẳng còn đất sống.

Một trong những thủ đoạn của công an áp dụng cho các chức sắc tôn giáo là giao lưu, là thân mật gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu… bằng những lời ngọt như “mía lùi”. Rồi sự thân mật đó lớn dần, đến một lúc nào đó tỉnh ngộ, thì những bằng chứng chống lại mình đã có đầy đủ trong tay công an, muốn quay về cũng khó. Và cứ thế ma đưa lối, quỷ dẫn đường.

Những điều kiêng kỵ nhất của hàng giáo phẩm công giáo đối với giáo dân và dễ mất uy tín nhất, đó là đức “khiết tịnh”. Cũng chính đức khiết tịnh là cửa ải khó khăn nhất của những người tu hành, nếu không có đời sống đức tin vững vàng và sự hiệp nhất với tình yêu Thiên Chúa. Nắm được điểm yếu này, các cuộc tiếp xúc, các hoàn cảnh o ép, tạo điều kiện… của các cấp luôn rộng mở để các chức sắc tự đánh mất mình. Khi ma quỷ cùng kết hợp với mưu mô của cộng sản, thì thiên đàng cũng phải đổ nát là chuyện không khó.

Ngoài ra, cũng tùy đặc điểm cá nhân từng người khác nhau trước sự cám dỗ bởi danh tiếng, thích nổi bật, tiền của, danh vọng… những chiêu thức áp dụng cho mỗi người đều có những tham mưu và kế hoạch cụ thể. Có thể với người này là bản “thỏa thuận hợp tác” trước khi được nhà nước đồng ý cho cất nhắc, cho bổ nhiệm. Có thể với người kia là những hình ảnh, chứng cớ thu được bằng hệ thống theo dõi có hệ thống từ khi khởi nghiệp đời tu… Tất cả đều được bảo vệ cẩn thận “như bảo vệ con ngươi của mắt mình”.

Nhiều khi, chẳng phải do chính các vị tu hành đó gây ra tội lỗi gì, nhưng lý lịch cha ông, họ hàng, anh em có quan hệ với “các thế lực thù địch”… cũng là một cái giá để công an đem ra mặc cả trong việc có đồng ý hay không việc bổ nhiệm.

Nhiều vị đã nhận được câu nói rất đặc trưng như sau: “Ở Việt Nam, dù Chúa có chọn, nhưng đảng không chọn thì đừng hòng nhận chức”.

Với vô vàn lưới hiểm giăng ra, các chức sắc giáo hội dù đi đường nào cũng khó thoát.

Và khi cá đã mắc lưới, thì vẫn được quẫy đạp nhưng trong sự tuyệt vọng hoặc ngoan ngoãn bơi theo sự chỉ đạo của an ninh.

Những cái quẫy đạp vô vọng của con cá mắc lưới

Dù Hội Thánh đã xác định rõ con người là sự mỏng dòn, yếu đuối và mong manh, việc phạm lỗi là chuyện dễ có, và kêu gọi sự sám hối thành tâm để được tha thứ. Nhưng ít có một vị nào trong hàng giáo phẩm vượt qua được những sự mặc cảm, giấu giếm để tạo nên một vỏ bọc hoàn hảo trước con mắt dân chúng. Chính điều này đã dần dẫn bị công an, chính quyền lợi dụng làm sức ép khi họ có trong tay những bằng chứng chống lại những chức sắc, đấng bậc này.

Khi đã nhận được vị thế cao trọng trong giáo hội với những cái giá phải trả không nhỏ, các tiến chức cũng dễ dàng bằng nhiều cách để giữ lấy vị trí đó hoặc thăng tiến cao hơn. Từ đó xuất hiện sự thỏa hiệp, sự hợp tác hoặc ít nhất cũng là sự im lặng, sự nhượng bộ, giả điếc làm ngơ… trước những điều lẽ ra phải lên tiếng.

Nhưng để biện minh cho những việc trái khoáy này, các chức sắc đã dẫn nhiều lý do nghe có vẻ rất “chính đáng” nào là: Thánh ý Chúa, sự khôn ngoan, đối thoại, hòa bình, yêu thương kẻ thù, nhẫn nhục…. đủ cả những ngôn từ đẹp đẽ nhất được trích dẫn từ Thánh Kinh.

Trong địa hạt toàn giáo hội, các giám mục chỉ lo chăm sóc cho những quyền lợi giáo phận mình được “tốt đời, đẹp đạo”, được tưng bừng phấn khởi là xong, còn bên cạnh là chuyện người khác. Chính điều đó phá hủy tình hiệp nhất trong giáo hội.

Một linh mục mạnh mẽ hiệp thông, nói lên sự thật, chăm lo đời sống nhân dân được nhân dân mến yêu nhưng không được nhà cầm quyền ưa chuộng, chỉ cần một cuộc thăm viếng tới Giám mục Giáo phận, thì ngay lập tức linh mục đó được cho nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển đến nơi thâm sơn cùng cốc mặc giáo dân kêu gào.

Hai mươi năm qua, những thỏa thuận của Vatican với nhà nước Việt Nam trong việc bổ nhiệm các tiến chức đã phát huy nhiều hậu quả tai hại, nay đã đến lúc phát tác.

Dĩ nhiên, nói lên điều này, không có ý gom tất cả hàng giáo phẩm vào đây, nhưng tác động của những chính sách này phải thẳng thắn công nhận là không hề nhỏ.

Và chính quyền Cộng sản biết rất rõ khi nào cần lật con bài nào.

Chính vì vậy, khi Nguyễn Thế Thảo tuyên bố việc “đưa TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội” là khi nhà cầm quyền Hà Nội đã lượng được khả năng nào để thực hiện việc đó.

Phương cách thực hiện

Ai cũng biết, sức mạnh của giáo hội Công giáo theo đường lối Thiên Chúa là Sự thật, vì “Ta là đường, là Sự thật và là Sự sống” bên cạnh đó, một giáo hội mạnh mẽ là giáo hội hiệp nhất và biết đồng hành cùng những người đau khổ.

Vì vậy, khi giáo hội mất đi sự thật và sự hiệp thông, thì sức mạnh của giáo hội chỉ là… con hổ giấy. Nắm được điều này, nhà cầm quyền CSVN ra sức dùng đủ mọi mánh lới để chia rẽ GH.

Những cuộc tiếp xúc với những lời hoa mỹ, trịnh trọng ngọt ngào và những hoa tươi, những câu nói đẹp lòng từ quan chức cộng sản đã nhiều khi làm cho các bậc tu hành nghĩ rằng mình đang được trọng vọng và giáo dân cũng thế.

Một trong những phương pháp nhà cầm quyền hay làm là đến với từng vị trong hàng Giáo phẩm VN “khuyên răn”, thỏa hiệp về lợi lộc, về quyền lợi của mình… để các vị đó im lặng.

Người ta thấy rõ điều đó qua những chuyến thăm của Thủ tướng Dũng đến Tòa GM Đà Lạt và sau đó là nhượng bộ ở Trung Tâm Mục vụ, xin một thì cấp cho ba. Điều đáng nói hơn, là việc khởi công rầm rộ được đưa lên TV nhà nước ngay trước những lời thóa mạ cách vô sỉ với giáo dân và linh mục ở Tam Tòa bị nhà cầm quyền dùng vũ lực đánh cho tan tác và sau khi TV nhà nước đã nhục mạ, cắt xén vu cáo một TGM đáng kính của Hà Nội.

Người ta thấy trong những ngày nước sôi lửa bỏng ở Thái Hà, các giám mục, linh mục và giáo dân khắp nơi đến với Thái Hà, thì Đức GM Bùi Chu Hoàng Văn Tiệm không hề có mặt, và ngay khi đó là Nhà thờ Khoái Đồng được trả lại. Thậm chí một nguồn tin chưa được kiểm chứng nói rằng linh mục chủ tế Thánh lễ nhận lại nhà thờ Khoái Đồng còn tuyên bố: “Không cần cầu nguyện, vẫn đòi được nhà thờ”?

Rồi ở một TGP khác như TGP Huế với vị TGM luôn lấy “im lặng là vàng” bỗng nhiên được nhà nước trả lại hơn 20ha đất đai La Vang, nơi mà trước đây đã phải có cả đội cảm tử mới chặn lại được đoàn xe ủi đất làm khách sạn trên đồi Thánh Giá.

Người ta cũng thấy sau đó một số giáo phận khác với những tài sản đòi hàng bao năm không được trả lại nay được giải quyết vội vàng.

Chính những điều đó đã che lấp đi một sự thật là những nơi như Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa… người ta đang đòi một cái lớn lao hơn: Sự thật, Công lý. Chính sự nhìn nhận chỉ là miếng đất, ngôi nhà thờ… mà một số giáo phận đã đi vào con đường “chỉ biết phần mình” mà thiếu đi sự hiệp thông.

Thường cha ông ta đã nói: “Ăn của chùa thì ngọng miệng”. Ở đây, “của chùa” là ân huệ mưa móc mà chính quyền CS đã ban cho một số nơi khác để cô lập TGPHN dưới sự lãnh đạo của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đang đòi Công lý, Sự thật.

Sự thiếu hiệp thông lên tiếng với những bất công xã hội và ngay trong hàng ngũ các Giám mục là cơ hội vàng cho nhà cầm quyền tiêu diệt một TGMHN bằng tất cả các thủ đoạn đê hèn. Trong khi đó, lá bài được một số giám mục đưa ra là “đối thoại” với nhà nước hòng kiếm sự yên thân.

Trong những ngày nước sôi lửa bỏng khi nhà cầm quyền mang chó, cảnh sát và vũ khí tới bao vây Tòa TGMHN để làm “vườn hoa” Tòa Khâm sứ, thì Hội đồng GMVN đã không có một tiếng nói đanh thép, dứt khoát trước hành động vô luân và vô luật này. Ở đó TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt nhận được từ Chủ tịch HĐGMVN Nguyễn Văn Nhơn câu nói ứa nước mắt: “Chúng tôi chỉ đồng cảm mà không đồng thuận”.

Khi đã không “đồng thuận”, thì chẳng thế “đồng hành”, còn sự “đồng cảm” chỉ để cho TGMHN thấy sự cô đơn của mình qua ánh mắt thương hại.

Người ta còn nhớ, tại lễ an táng Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, Tòa thánh đã ủy nhiệm cho Hồng Y Phạm Minh Mẫn làm sứ thần Tòa Thánh để đến dự lễ tang. Một thông tin đáng tin cậy cho biết: Với vai trò sứ thần Tòa Thánh, Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã đặt vấn đề với các Giám mục không được đến Thái Hà để “Giáo hội mở đường đối thoại”.

Quả nhiên, kể từ lễ tang HY Phạm Đình Tụng, các Giám mục đã không đến Thái Hà, dù có những vị đã đăng ký dâng Thánh lễ tại đó từ trước.

Cũng trong dịp lễ tang HY Phạm Đình Tụng, một số Giám mục về dự lễ tang đã không chú trọng lắm đến Thánh lễ mà chỉ nhăm nhăm “khuyên” TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt rằng nhân dịp này phải tỏ sự hữu nghị, thiện chí với nhà nước bằng cách tận dụng cơ hội này để đi “cảm ơn UBNDTP Hà Nội”(!) Quả nhiên, khi TGMHN và đoàn tùy tùng đến UBNDTPHN, thì đã không được đón tiếp.

Những thái độ, cách hành động của một số giám mục trong thời gian “khổ nạn Ngô Quang Kiệt” là nguyên nhân chính để TGMHN hiểu rõ sự cô đơn, khó khăn của mình.

Đó là nguyên nhân của những biến động tiếp theo của căn bệnh mất ngủ, của những lá đơn từ chức, của quyết định thay thế TGMHN cách khá lộ liễu sau này.

Không chỉ có ở trong GHVN, con đường ngoại giao, tiếp xúc của Hà Nội còn vươn tới tận Vatican, nơi mà những người công giáo bình thường bao giờ cũng có cái ngước mắt cung kính, ngưỡng mộ và tin tưởng rằng những quyết định từ đó hẳn ít có sai lầm bởi đó là “Giáo hội mẹ khôn ngoan”.

Nhưng bàn tay ma quỷ, lông lá của CSVN đã không chừa cả nơi thâm nghiêm nhất của Giáo hội Mẹ. Chính vì vậy mà Nguyễn Thế Thảo đã tự tin khi tuyên bố bằng mọi cách đuổi TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội.

Trong cuộc cờ “đồng hành với dân tộc” này, Giáo hội Công giáo Việt Nam không đánh mà đã tự thua.

Ngày 20/5/2010

Nguồn: Nữ Vương Công Lý


"Sự kiện Ngô Quang Kiệt" - Kỳ 4: Những bước chân ngoại giao

"Sự kiện Ngô Quang Kiệt" - Kỳ 4: Những bước chân ngoại giao

E-mail Print PDF
Như chúng tôi đã nói, Giáo hội đã tự thua khi tự mình chấp nhận các đòi hỏi vô lý của một chế độ vô thần luôn lấy mục đích biện minh cho phương tiện.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Tòa TGMHN
Trong vụ việc Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt phải rời khỏi Hà Nội, chính sách nắm các “lãnh đạo tôn giáo” của nhà cầm quyền Hà Nội đã phát huy tác dụng cho nhà nước và tác hại to lớn với Giáo hội Việt Nam.

Với miếng mồi “thiết lập quan hệ ngoại giao”, cùng với sự giúp đỡ đắc lực của những nhà tu hành “mắc lưới”, Đức cha Giuse đã phải rời khỏi Hà Nội bằng một kịch bản hết sức tinh vi, đúng như lời Phó Chủ tịch HĐGMVN Giuse Nguyễn Chí Linh nói: “Điều đáng sợ nhất là HĐGMVN không biết mình sẽ là cái gì đối với những người đứng ở hậu trường tìm cách phá hoại giáo hội. Tôi vẫn tin rằng có những người họ có cả một kế hoạch, ngay cả có kịch bản làm cho giáo hội Việt Nam tan nát”.

Trở ngại “Ngô Quang Kiệt” và những bước đi dọn đường
Trước tiên, để hiểu được vở kịch này, cần thiết phải xác định đâu là thời điểm mà nhà cầm quyềnHà Nội không còn con đường nào khác phải tìm cách trục xuất Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt?
Tháng 1/2008, vụ Tòa Khâm sứ nổ ra, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt chính thức phát động phong trào cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình với lời tuyên bố đanh thép: "Nếu có ai phải đi tù vì cầu nguyện, tôi sẽ đi thay".

Cảm thấy ngọn lửa công lý và sự thật có thể thiêu rụi cả một chế độ thối nát, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải tuyên bố sẽ đàn áp thẳng tay. Tuy nhiên, nhận thấy những đe dọa ấy không làm giáo dân chùn bước và việc đàn áp rất dễ dàng nhưng hậu quả thì chưa hẳn là như ý muốn. Nhà cầm quyền Hà Nội bèn dùng chiêu khác, một mặt, dụng chiến thuật “đàm phán, đối thoại”, lừa gạt đánh vào sự cả tin của Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, mặt khác, họ tìm tới sự trợ giúp từ Rôma.
Ai cũng biết, sau thời điểm giờ G qua đi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng đã tới Tòa Giám mục Hà Nội để gặp Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt với những lời hứa ngọt ngào rằng sẽ giải quyết; đồng thời cả hai cùng âm thầm thân hành tới Tòa Giám mục Đà Lạt gặp đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.
Ngay lập tức sau đó, một lá thư từ Rôma do Hồng Y Bertone gửi tới Đức cha Giuse yêu cầu rước Thánh giá về.
Ở đây cần tìm hiểu rõ hơn một chút về lá thư Hồng Y Bertone gửi Đức cha Kiệt yêu cầu rước Thánh giá về. Vào thời điểm đó, tháng 2/2008, nhiều người đã rất ngạc nhiên về lá thư này. Ai là người đã tấu trình lên Quốc Vụ khanh những sự kiện nóng hổi tại Tòa Khâm sứ, nhằm triệt hạ phong trào cầu nguyện cho công lý? Ai là người giúp nhà cầm quyền Hà Nội tác động lên Tòa Thánh để Tòa thánh ra một văn thư hoàn toàn xa rời thực tế đang diễn ra tại Tòa Khâm sứ khi đó?
Sau lá thư của Hồng y Bertone, Đức cha Giuse đã quyết định rước Thánh giá về - một cuộc rước tràn đầy nước mắt của giáo dân Hà Nội. Vụ Tòa Khâm sứ tạm thời khép lại.
Cho tới thời điểm này, phải nói rõ rằng, nhà cầm quyềnHà Nội chưa có ý định trục xuất Đức cha Kiệt ra khỏi Hà Nội. Nhưng, người ta đã thấy lộ rõ một nhân vật bí ẩn, đang làm việc tại Rôma, đã tiếp tay cho Nhà cầm quyềnHà Nội giải quyết êm đẹp vụ Tòa Khâm sứ.
Cách thực hiện lời hứa của chính quyền Cộng sản VN
Nhưng vụ Tòa Khâm sứ đã không thể giải quyết, những lời hứa của quan chức nhà nước ở cấp cao, tạo lòng tin cho Đức Cha Giuse bởi ngài tin rằng ít nhất họ còn chút “uy tín và tự trọng” với lời nói của mình. Nhưng thật ra, Đức Cha Giuse đã quá tin vào những điều không bao giờ có thật. Những lời hứa của người cộng sản nhanh chóng thể hiện rằng đó là những lời nói của chú Cuội trên cung trăng.
Phái đoàn cao cấp của Vatican đến Hà Nội ngày 09/06/2008, mở đầu chuyến thăm Việt Nam một tuần liền. Phái đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao, Đức ông Pietro Parolin, dẫn đầu đã gặp Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm để tiếp tục bàn về những đề hai bên quan tâm như đất đai, tài sản của Giáo hội và việc bổ nhiệm các giám mục.
Phái đoàn cũng đã làm việc với UBNDTP Hà Nội, cuộc làm việc này báo chí không được phép tham dự, thành phần phía VN được chỉ định. Trong cuộc họp đó, hai bên đã có những cuộc tranh cãi nẩy lửa và UBNDTP Hà Nội đã hiện nguyên hình là một kẻ quay quắt. Mọi vấn đề họ gây ra trái pháp luật, vô đạo đức đều được đổ riệt cho Đức Cha Giuse. Đến lúc này, cú lừa mà Đức Cha Giuse nhận được đã hiện hình rõ nét.
Mọi sự chắc sẽ êm đẹp, Đức cha Kiệt sẽ không bị thù ghét và bị trục xuất, nếu như đã không có vụ việc tại giáo xứ Thái Hà.
Đức TGMHN thăm giáo dân bị bắt
Ngày 15/8/2008, giáo dân Thái Hà rước thánh giá vào khu đất của giáo xứ. Một số giáo dân bị bắt. Đức Tổng tới thăm các nạn nhân. Sự can đảm của ngài một lần nữa khiến nhà cầm quyềnlo sợ. Đỉnh điểm của cao trào đấu tranh cho công lý và sự thật là việc Đức cha Giuse đã mắng vào mặt các quan chức “giẻ rách” Hà Nội ngay tại UBND Hà Nội ngày 21/9/2008, rằng: “Tôn giáo là quyền chứ không phải cái ơn huệ xin - cho”.
Lời nói đó như một nguyên tắc hiển nhiên, một điều tất yếu không cần bàn cãi, cả bộ máy UBNDTPHN ngồi họp nhăn nhở cười cảm ơn Đức Cha Kiệt và ra về.
Nhưng ngay sau đó, đám thầy dùi đã tham mưu cho nhà cầm quyền Hà Nội một “kế hoạch” mà sau này chính kế hoạch này đã trở thành lưỡi dao chặt đứt chút tín nhiệm cuối cùng của nhân dân Việt Nam và cộng đồng thế giới vào hệ thống lãnh đạo và truyền thông Việt Nam: Cắt xén, vu cáo và bôi nhọ TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt cách bất lương nhất. Những tư liệu truyền thông đã chứng minh điều này ngược lại những gì nhà cầm quyền Hà Nội đã rêu rao.
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt: Tự do tôn giáo là quyền, không phải ân huệ Xin - Cho
Nhà cầm quyền Hà Nội đã nhận được sự khinh bỉ của công luận thế giới, của ngay cả nhân dân Việt Nam công giáo và không công giáo qua vụ việc vu cáo và “chơi bẩn, ăn gian” cho thấy rõ nhân cách thấp hèn của họ, đặc biệt là sau khi đã nuốt lời hứa với Tòa TGMHN.
Trót ăn vụng thì phải làm càn, bất chấp liêm sỉ, ngay lập tức, dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyềnTrung ương, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã 2 lần ra văn thư yêu cầu HĐGMVN thuyên chuyển Đức cha Kiệt và các linh mục Thái Hà ra khỏi Hà Nội. Và, trong thế cuộc buộc phải trả lời, HĐGMVN đã đưa ra một bản quan điểm và một Văn thư khẳng định “Đức cha Giuse không vi phạm điều khoản nào trong bộ Giáo luật”.
Dù sao, Bản Quan điểm và tờ Văn thư của HĐGMVN, vào thời điểm đó khiến nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng việc đưa Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội không phải là chuyện dễ dàng. Chỉ có Tòa Thánh mới có đầy đủ quyền hạn để thuyên chuyển một vị giám mục ra khỏi địa phận mà vị đó đang quản lý. Vai trò của HĐGM chỉ là tư vấn và tham khảo để Tòa Thánh đưa ra những quyết định phù hợp với lợi ích của Giáo hội địa phương.
Bên cạnh đó, với bối cảnh cả Tổng Giáo phận Hà Nội rực lửa hiệp thông, từ các Giám mục cho tới các giáo dân (trừ Giám mục Hưng Hóa Antôn Vũ Huy Chương và Giám mục Bùi Chu Giuse Hoàng Văn Tiệm) tất cả đều về Hà Nội chia sẻ hiệp thông với Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nhà cầm quyền cộng sản thừa hiểu rằng việc dùng bạo lực để đàn áp và trục xuất Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội ngay lập tức là điều không khả thi.
Biết được những khó khăn này, nhà cầm quyềnHà Nội đã tổ chức rất nhiều cuộc họp để tìm biện pháp đưa Đức cha Giuse ra khỏi Hà Nội. Một nghị quyết đã được nhà cầm quyềnHà Nội ban hành theo đó trong năm 2010 phải bằng mọi giá đưa được Đức cha Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội, và họ quyết tâm thực hiện cho bằng được.
Sau vụ rước Thánh giá từ Tòa Khâm sứ về Tòa Giám mục Hà Nội, nhà cầm quyền Hà Nội thấy rằng việc thuyên chuyển Đức cha Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội không phải là khó, bởi họ biết rằng đến rước Thánh giá về họ còn làm được thì việc đẩy một Tổng Giám mục có thể thực hiện được.
Sự tự tin của họ thể hiện rõ nhất qua vụ việc Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo mời ngoại giao đoàn tới UBND Hà Nội để thông báo về việc đưa Đức cha Giuse ra khỏi Hà Nội. Việc Nguyễn Thế Thảo mời các vị đại sứ tới để thông báo về việc đưa đức cha Giuse ra khỏi Hà Nội khi đó đã bị công luận phản đối, chê cười là ngu muội, nhưng thực ra, nó cho thấy thế thượng phong của nhà cầm quyềnHà Nội trong vụ việc này.
Họ đã chắc được đường đi, vì họ đã nắm được các con bài chủ chốt từ trong nước cũng như từ Vatican, những người một lần đã giúp nhà nước giải quyết thế cờ bí “Thánh giá Tòa Khâm sứ”.
Nữ Vương Công Lý
Kỳ tới: "Vở kịch hoàn hảo"


“Sự kiện Ngô Quang Kiệt”: Kỳ 5 - Vở kịch “hoàn hảo”

“Sự kiện Ngô Quang Kiệt”: Kỳ 5 - Vở kịch “hoàn hảo”

E-mail Print PDF
Một vở kịch được gọi là hoàn hảo, là khi người đạo diễn thấy kết quả vở kịch được như ý mình muốn, các diễn viên diễn như thật ở ngoài đời và đưa đến cho người xem một cảm giác “như thật” dù đó chỉ là “diễn”.
Ở đây, việc đưa Đức TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà nội đã được thực hiện bằng quyết định của chính Đức Thánh Cha, người có quyền quyết định mà không có một giáo hữu nào được chống đối. Như vậy, vở kịch đã đạt được kết quả khả quan phần đầu.
Nhưng, sẽ là hoàn hảo hơn nếu như khán giả không nhận ra những điều bất thường, không nhìn thấy bàn tay người đạo diễn tinh vi đằng sau hậu trường đang lèo lái vở kịch theo chiều hướng tiêu cực và không la ó phản đối.
Đặc biệt sự phản đối đó có nguy cơ làm cháy vở diễn các phần còn lại, mà phần kết mới là quan trọng cho toàn bộ chương trình.
Kịch bản và những diễn viên chính
Phái đoàn ngoại giao TT đến Việt Nam 2.2009 theo lời mời của Việt Nam
Ai cũng biết Giáo hội Việt Nam cho tới giờ này vẫn thuộc Miền Truyền Giáo. Vì thế, những vấn đề liên quan tới việc bổ nhiệm Giám mục vẫn thuộc Bộ Truyền giáo. Trong vụ việc Đức cha Kiệt phải rời khỏi chức vụ, để hợp pháp hóa chuyện đi ở của ngài, người ta đã đẩy vấn đề qua sang lãnh vực ngoại giao và Đức cha Giuse trở thành con cờ trong chính sách ngoại giao của Tòa Thánh. Trong đó, nhà cầm quyền Hà Nội yêu cầu đánh đổi đức cha Kiệt với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền Hà Nội.
Khởi đầu chiến dịch ngoại giao này là việc lần đầu tiên trong lịch sử, nhà cầm quyền Hà Nội đứng ra mời phái đoàn ngoại giao Tòa Thánh sang Việt Nam vào tháng 2/2009.
Các lần khác là do Vatican đề nghị. Cũng trong chuyến làm việc lần này, một nhân vật mới lần đầu tiên xuất hiện trong phái đoàn ngoại giao là Đức ông Cao Minh Dung – đặc trách vùng Đông Nam Á, người mà nhà cầm quyền Hà Nội tin tưởng vì đã có công trong vụ rước Thánh giá về Tòa Giám mục Hà Nội.
Nội dung của buổi làm việc không được công bố chính thức, bản tin TTXVN của nhà nước loan tin rằng: “Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường bày tỏ mong muốn Tòa thánh Vatican đóng góp tích cực vào đời sống Công giáo ở Việt Nam, tăng cường quan hệ đoàn kết giữa các tôn giáo và qua đó tới khối đoàn kết toàn dân ở Việt Nam, làm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam gắn bó với dân tộc và đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước”.
Nhưng theo thông tin nhận được, trong lần làm việc này, nhà cầm quyềnHà Nội đã lấy việc đưa Đức cha Giuse ra khỏi Hà Nội làm điều kiện cho việc thiết lập ngoại giao.
Những ngày ở Hà Nội trong chuyến về làm việc lần đầu tiên này, Đức Ông Cao Minh Dung luôn tìm cách lẩn tránh mọi người và tỏ vẻ hốt hoảng mỗi khi có người đề cập tới vấn đề cầu nguyện cho công lý và hòa bình.
Đức ông Cao Minh Dung trong phái đoàn ngoại giao TT đến Việt Nam 2.2009
Nguồn tin cũng cho biết cụ thể: Trong chuyến thăm Việt Nam này, phải đoàn Ngoại giao của Tòa Thánh không nghỉ ở Tòa TGMHN mà được nhà nước bố trí ở khách sạn. Đức ông Cao Minh Dung không thể về Huế, nhưng nhà nước đã cho xe vào quê đón họ hàng, anh chị em ra ở nhà khách chính phủ để tâm sự, hàn huyên thoải mái hơn.
Câu hỏi nhiều người ta đặt ra: Tại sao nhà nước ưu ái Đức ông này như thế?
Ngay sau khi kết thúc những ngày làm việc tại Hà Nội, phái đoàn Tòa Thánh đã tới thăm Lavang rồi tới Đà Lạt. Kể từ đây, việc đưa Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội và việc bổ nhiệm Đức cha Nhơn ra Hà Nội được thực hiện cách bài bản, với những kịch bản được soạn sẵn.
Đạo diễn cho vở kịch này là Đức ông Cao Minh Dung (chúng tôi sẽ có bài viết riêng về ngài) và các “diễn viên” trong nước gồm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức cha Giuse Võ Đức Minh và Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc (ba giám mục gốc Giáo phận Đà Lạt) và một vài nhân vật khác mà người ta thường gọi là “Tam ca Áo tím”, nhưng thực chất phải nói là “Lục ca áo tím” thì mới đầy đủ.
Hình các Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Võ Đức Minh, Bùi Văn Đọc hồi còn trẻ. Ảnh Simonhoadalat
Các Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Bùi Văn Đọc là phụ phong trong lễ tấn phong đàn em là GM Võ Đức Minh
Kể từ đây, một đường dây thỏa hiệp với nhà cầm quyền cộng sản nhằm đánh đổi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt với việc thiết lập bang giao của Tòa Thánh với nhà cầm quyền cộng sản bắt đầu được các diễn viên và đạo diễn thực hiện cách hết sức tinh vi. Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trở thành nạn nhân và là con cờ trên bàn ngoại giao của Tòa Thánh.
Cần nhớ lại những phát biểu của phái đoàn ngoại giao những ngày còn ngụ tại Hà Nội. Trong cuộc gặp gỡ với các chủng sinh Chủng viện Hà Nội, Đức ông Parolin đã nói rõ Tòa Thánh mong muốn cải thiện mối quan hệ ngoại giao đã dậm chân tại chỗ trong suốt thời gian 20 năm kể từ lần đầu Đức Hồng y Etchegaray tới Việt Nam năm 1989.
Sự cải thiện ấy, trước tiên bằng việc cải thiện nhân sự. Đức ông Cao Minh Dung thay Đức ông Nguyễn Văn Phương – người đã làm thông dịch viên cho Tòa Thánh suốt 20 năm qua trong các chuyến công tác tại Việt Nam.
Trở lại vấn đề ngoại giao để đưa Đức cha Kiệt ra khỏi Hà Nội, một mặt, tại quốc nội, nhà cầm quyền cộng sản tìm mọi cách để o bế Đức cha Chủ tịch Nguyễn Văn Nhơn bằng việc cấp đất xây Trung tâm Mục vụ, bằng việc Thủ tướng lần thứ hai viếng thăm Đức cha Nhơn tại Tòa Giám mục Đà Lạt (ngày 18/8/2009) và dùng truyền thông công kích Đức cha Kiệt, các linh mục Thái Hà, Tam Tòa và những nơi đang nóng lên về những đòi hỏi công lý hòa bình.
Mặt khác, tại Ý, ngày 22/8/2009, Đại sứ Đặng Khánh Thoại đã có buổi làm việc với đại diện ngoại giao đoàn Vatican bàn về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và tiếp tục chơi đòn “trở ngại lớn nhất” là sự hiện diện của Đức Cha Kiệt tại Hà Nội.
Với những bước ngoại giao đầu tiên này, kể cả những báo cáo không đúng sự thật về Đức cha Kiệt trong vụ Tòa Khâm sứ, dưới con mắt của Quốc vụ Khanh và ngoại giao đoàn, Đức cha Giuse khả kính, không còn là vị chứng nhân của công lý, nhưng là sự trở ngại cần loại bỏ trên con đường tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao và việc loại bỏ này được giao cho vị đặc trách vùng Đông Nam Á: “Đức ông Cao Minh Dung”.
Với tài cán và kinh nghiệm của một người từng trải trong lãnh vực ngoại giao tại nhiều đại diện Tòa Thánh ở nhiều nơi, cùng với tham vọng trở thành khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam khi Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao, và với những mối quan hệ sẵn có, Đức Ông Cao Minh Dung đã hoàn thành vai trò của mình để đưa Đức cha Kiệt ra khỏi Hà Nội.
Theo thông tin chúng tôi có được, hiện nay Đức ông Cao Minh Dung đã có đề án thành lập “Đại diện ngoại giao của Tòa Thánh cho Việt Nam” để giải quyết các vấn đề ngoại giao với VN có thể văn phòng đặt tại Singapore hoặc Philippin chứ chưa đặt tại Hà Nội. Đại diện Tòa Thánh cho Việt Nam sẽ do Đức ông Cao Minh Dung điều hành, phụ trách và đã lựa chọn một người thông hiểu nhiều ngoại ngữ để làm việc tại đó cũng một số người khác do Đức ông Cao Minh Dung lựa chọn.
Nếu điều này là hiện thực, Đức ông Cao minh Dung sẽ tiếp tục cùng với “dàn diễn viên áo tím”- với tham vọng lần đầu tiên trong lịch sử có công thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng với chiếc mũ đỏ sẽ được ban phát khi hoàn thành nhiệm vụ, sẽ cùng nhau diễn nốt vở kịch gây nên những nỗi bi thương trong lòng người Công giáo Việt Nam trong suốt thời gian qua và chắc chắn sẽ còn để lại những hậu quả khôn lường cho Giáo hội Việt Nam.
Nữ Vương Công Lý
Kỳ tới: Những chi tiết của vở kịch bi hài

S kin Ngô Quang Kit: Kỳ 6 - Nhng chi tiết ca v bi hài kch

Sunday, 23 May 2010 10:37 Nữ Vương Công Lý

Và đau đớn thay, ngài đã chọn ngày 13/5 là ngày lễ Đức Chúa Giêsu lên trời để buộc phải rời bỏ chức vụ Tổng giám mục TGP Hà Nội để cho một “Đấng nhân danh Chúa mà đến” với sự đạo diễn, hỗ trợ của một thế lực không thừa nhận Thiên Chúa và bằng quyết định của "Đấng thay mặt Chúa" ở trần gian.

· Thư gửi quý vị độc giả Nữ Vương Công Lý

· Kỳ 1 - Hiện tượng Ngô Quang Kiệt

· Kỳ 2 - Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh

· Kỳ 3 - Ván cờ không đánh mà tự thua của giáo hội công giáo

· Kỳ 4: Những bước chân ngoại giao

· Kỳ 5: Vở kịch "hoàn hảo"

Áp lực lên nhân vật chính

Thực ra, dù tài cán, mưu lược đến đâu, thì các diễn viên cũng không thể kết thúc vở diễn nếu như Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã không phạm phải một sai lầm lớn nhất trong đời ngài đó là đã làm đơn xin từ chức. Trong bức tâm thư, chính ngài đã xác nhận: “Tôi thật có lỗi với anh chị em vì đã làm đơn xin từ chức”; hay trong buổi nói chuyện với các linh mục thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội tối ngày 6/5/2010, ngài đã phải thốt lên: “Nếu nói là có tội thì con đây là người có tội lớn nhất”. Thật quá đau lòng!
http://nuvuongcongly.net/images/stories/DTGM_NqKiet_(3).jpg

Về việc ngài làm đơn xin từ chức, đã ít nhất ba lần ngài viết đơn, nhưng chưa lần nào ngài viết đơn nêu lý do từ chức vì sức khỏe. Hai lần trước ngài làm đơn gửi tới các Bộ liên quan và như ngài nói, các bộ đều phản đối.

Ai cũng biết, Đức cha Giuse chịu rất nhiều áp lực. Ngài ngã bệnh phần nhiều do sự cô đơn, do những phát ngôn, hay những lời nói bóng gió từ “bộ ba áo tím” rằng: “chỉ đồng cảm chứ không đồng thuận”- GM Phêro Nguyễn Văn Nhơn và rằng: “tuổi linh mục của ông ấy ít hơn chúng tôi thì làm sao khôn hơn chúng tôi được” – GM Võ Đức Minh, dù về tuồi Giám mục, thì Giám mục Minh còn kém xa Đức Tổng Kiệt.

Để rồi ngay trong ngày lễ ra mắt Tổng Giáo phận Hà Nội của Đức Tổng Giám mục Phó (7/5/2010), Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã phải tinh tế nhắc lại: “Ngài sẽ không chỉ đồng hành, mà còn phải đồng sinh, đồng tử với anh chị em…

Không chỉ có vậy, những áp lực với ngài còn đến từ những nhân vật chủ trương “thỏa hiệp” đáng kính khác như trong dịp lễ an táng Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng (2/2009), vị đặc sứ của Tòa Thánh – Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn đã nhân danh Tòa Thánh, yêu cầu các Giám mục không được về hiệp thông với giáo xứ Thái Hà, bởi theo ngài đó là ý của Tòa Thánh, khiến một số vị Giám mục dù đã đăng ký tới Thái Hà đã hủy bỏ chương trình tới thăm Thái Hà như đã định liệu trước.http://nuvuongcongly.net/images/stories/DC_Nhon(1).jpg

Với một người thánh thiện và yêu Giáo hội, vâng phục Tòa Thánh như Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, trước những bóng gió và những áp lực vô hình thì việc ngài xin từ chức là điều dễ hiểu, bởi như ngài đã nói trong cuộc trả lời phỏng vấn WHD: “Tôi chỉ bị áp lực về lương tâm” và ngài cũng đã viết trong tâm thư “ngài ra đi thì có lợi hơn cho giáo phận”.

Cú hất cuối cùng

Sau hai lần làm đơn gửi các bộ liên quan, với lý do “áp lực về lương tâm”, và như ngài đã viết trong bức tâm thư “ngài đã bị các bộ từ chối”.

Thực tế, những lần trước, khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đến Roma, ngài đều được đón tiếp ân tình, được gặp các Bộ, các cơ quan Tòa Thánh dễ dàng. Đức Hồng Y Etcheygaray đã tiếp thân tình và mời ngài dùng cơm 2 lần.

Sau đó, theo gợi ý của “Tòa Thánh”, ngày 9/12/2009, ngài đã làm đơn xin một Tổng Giám mục phó phụ giúp ngài trong việc điều khiển giáo phận, kèm theo một danh sách ứng viên do ngài tuyển chọn.

Trong danh sách ngài đề cử người kế vị theo nguyên tắc bổ nhiệm, hiển nhiên là không có tên của Đức Giám mục Nguyễn Văn Nhơn.

Ngày 4/3/2010, ngài lên đường sang Rôma chữa bệnh theo lệnh của Tòa Thánh. Nhưng 4 ngày sau, 8/3/2010, ngài được Đức ông Dung gọi vào để “Tòa Thánh” gặp gỡ.

Buổi gặp gỡ đó, Đức ông Cao Minh Dung tiếp Đức Cha Giuse Kiệt hết sức lạnh nhạt. Đức Cha Giuse đã đề nghị được gặp Quốc vụ khanh mới của Tòa Thánh nhưng Đức ông Cao Minh Dung đã nói: “Chắc là để trình bày các vấn đề như Đồng Chiêm chứ gì, ở đây đã có hồ sơ hết rồi”, và ngài đã không được gặp Quốc vụ Khanh Tòa Thánh lần đó.

http://nuvuongcongly.net/images/stories/Cao%20Minh%20Dung_Nguyen%20MinhTriet.jpg

Đức ông Cao Minh Dung và Chủ tịch VC Nguyễn Minh Triết

Tại buổi gặp gỡ đó, Đức ông Cao Minh Dung đã thông báo quyết định Tòa Thánh chọn Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Hà Nội và yêu cầu ngài viết đơn từ chức ngay, đồng thời cho ngài chọn ngày công bố quyết định thôi chức. Cuộc gặp gỡ này, được ví như ngày xưa khi tội nhân nhận được từ nhà vua giải lụa và chén thuốc độc để mình tự chọn.

Với cảm giác cô đơn không còn nơi nương tựa ngay cả ở chính nơi HĐGMVN và bây giờ là Tòa Thánh, ngài đã chấp nhận “Xin vâng”.

Và đau đớn thay, ngài đã chọn ngày 13/5 là ngày lễ Đức Chúa Giêsu lên trời để buộc phải rời bỏ chức vụ Tổng giám mục TGP Hà Nội để cho một “Đấng nhân danh Chúa mà đến” nhưng với sự đạo diễn và hỗ trợ của một thế lực không thừa nhận Thiên Chúa nhưng bằng quyết định của "Đấng thay mặt Chúa" ở trần gian.

http://nuvuongcongly.net/images/stories/DoCaoMinhDungvaGMVoducMinh.jpg

Đức ông Cao Minh Dung và Giám mục Võ Đức Minh

Cần phải tìm hiểu rõ hơn là những “hồ sơ” về các vụ việc ở Giáo hội Việt Nam như ở Tòa Khâm sứ, Đồng Chiêm, Tam Tòa… mà Tòa Thánh có, phát nguồn từ đâu? Tại sao những hồ sơ đó lại không xuất phát từ chính đương sự được Tòa Thánh ủy quyền cai quản Tổng Giáo phận là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Đức Cha Cao Đình Thuyên?

Theo nguồn tin cho biết: Ở Roma, Đại sứ quán Việt Nam là đầu mối liên hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican. Trong những khi căng thẳng, Đại sứ quán ở đây là con thoi tìm kiếm sự giúp đỡ từ Vatican, vì nhà cầm quyền CSVN biết rằng, chỉ có Vatican mới giải quyết được vấn đề này. Vì thế, trong các bản tin mật của nội bộ đảng cộng sản phổ biến cho các đảng viên, đảng CSVN cho rằng “Việc đòi tài sản này là do Vatican xúi giục và đứng đằng sau”.

Những quá trình liên hệ đó, Đức ông người Việt ở tòa Thánh là Cao Minh Dung là người trực tiếp gặp gỡ, trao đổi qua lại, ăn uống và được tặng quà… từ Sứ quán Việt Nam tại Italia.

Và những tài liệu, hồ sơ về các vụ việc ở GHVN như Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm... đệ trình lên Tòa Thánh đã được cung cấp bằng "con đường ngoại giao" của nhà nước Việt Nam qua Đại sứ quán tại Italia.

Vì vậy, không có gì khó hiểu khi có bức thư của Hồng Y Bertone đề nghị dẹp bỏ Thánh giá tại Tòa Khâm sứ và đó cũng là cú đòn đầu tiên để chứng tỏ đường dây được cố công dàn dựng và chăm sóc này đã phát huy hiệu quả.

Và những gì sau đó thì chúng ta đã biết, vì chính quyền CSVN đâu có tiếc tiền dân cho những công việc này. Nhất là ván cờ một vốn muôn lãi như ván cờ này.

Như vậy, chính quyền Việt Nam đã chính thức thò được bàn tay lông lá bẩn thỉu của mình vào tận bàn làm việc của Giáo Hoàng ở Điện Vatican.

Sai lầm không thể gỡ bởi lòng tin

Lá đơn từ chức thứ ba này chính là sai lầm của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Thực tế, nếu ngài không làm đơn từ chức thì đã không xảy ra chuyện gì, vở kịch sẽ không thể hạ màn theo như kịch bản đã soạn sẵn. Việc ngài làm đơn từ chức khiến ngay cả Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cũng phải thốt lên: “Tôi hết sức ngạc nhiên không hiểu vì sao ngài lại từ chức vào lúc này”.

Thực ra, trong vở kịch này, người ngạc nhiên nhất không phải là Đức cha Linh, hay Đức ông Phương – người vốn luôn ủng hộ Đức cha Kiệt, mà chính là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt.

Có thể nói rằng, Đức cha Giuse đã bị lừa và đã ngỡ ngàng khi quá tin vào “Tòa Thánh”. Với tinh thần vâng phục của người con thảo, ngài đã không thể lường trước được những mánh khóe, những tính toán, những dàn xếp của cả một dàn đồng ca khoác trên mình tấm áo tím và trên tay là cây gậy mục tử với một bàn tay lông lá phía sau nâng đỡ để diễn nốt vở bi hài kịch của giáo hội Việt Nam trong thời đại cộng sản, được gọi là “thờ đại Hồ Chí Minh”.

Nữ Vương Công Lý

Kỳ tới: Chân dung của đoàn hài kịch




No comments: