Sunday, July 19, 2009

HÌNH NHỎ, BÓNG TO. (Võ văn Ái )-TRƯƠNG MINH HÒA

HÌNH NHỎ, BÓNG TO.



Tại miền nam trước 1975, nhạc sĩ Trúc Phương có bản nhạc nói về tâm tình của người lính trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngoài tình yêu non sông, còn có tình yêu đôi lứa chan chứa trong lời ca và dòng nhạc dể mến, được nhiều người ái một biết đến là:" Bóng Nhỏ Đường Chiều", nghe tựa là biết cái bóng người thì nhỏ trên con đường buổi chiều" bự" hơn bóng và cả hình người đang hiện diện ở đó nữa.

Hình phải có bóng, nhất là ban đêm, hay ánh sáng lờ mờ, bóng càng hiện rõ nét hơn; nói một cách theo từ Vẹm, thì Hình là" phản ánh" của bóng và hình với bóng có mối" quan hệ hữu cơ" không thể tách rời. Nhưng bóng đen là cái mà người ra hổng có" hồ hởi phấn khởi" tại các nước biết xài điện, nên ai cũng sợ bị cúp điện ban đem là coi như:" đường về đem đen tối thui, cô đụng tui, vô nói tui đui". Ngoài ra hể cái gì có dính vô" bóng đen" như:" yêu nước gắng liền với xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa...là coi như không bao giời tươi sáng; cái bóng đen đầy ghê sợ ấy, từng làm hàng tỷ người từ chết đến ở tù, làm nô lệ như:

- bóng đen bao trùm Trung Quốc, là tên một cuốn phim được Việt Cộng chiếu khắp nơi, trong thời kỳ tình hữu nghị Việt Trung rất ư là bền vững như Dùi đụt chấm nước mắm, chứ hổng phải" môi hở răng lạnh" như ngày nay, đúng là" tình Thái Thú và Thiên Triều đời đời bền vững như chủ với tớ".
-Bóng đen Việt Cộng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bao trùm cả đất nước, phủ màu tang...nhưng bản nhạc hơi lạ mang tên" Mặt Trời Đen" của nhóm nhạc sĩ trẻ Nguyễn Trung Can, Lê Hựu Hà...cũng làm nhức nhói sau ngày" miền Nam hoàn toàn bị cướp sạch", ngay cả Mặt trời cũng" đen thui, đen như đời ta.." trong khi bọn cướp thì trương ngọn cờ máu với một sao vàng khắp các hiện trường tội ác.

Tùy theo vị trí của hình mà bóng nhỏ hay lớn, tức là bóng thay đổi kích thước tùy theo mỗi" tình huống", chớ không phải" hình bóng bằng nhau" đâu. Trong nghệ thuật có bộ môn" múa bóng" với sâu khấu là một tấm vải trắng, ánh sáng rọi vào hình bên trên, thành ra bóng, đó là loại nghệ thuật" khơi lòng", nghệ nhân trình diễn bằng động tác, ai hiểu sao cũng được, tùy theo trình độ" giác ngộ nghệ thuật" của khán giả đang thành" khán thiệt" khi thưởng thức. Hình là cái có thực, bóng là giả, trước mắt là vô thường; tuy nhiên theo quan niệm của Phật Giáo, thì cả hai hình-bóng đều vô thường như nhau, hình mất thì bóng cũng không còn là điều không ai phản đối; nhưng hình chính là cái NHÂN và bóng là cái QUẢ, trong sự tương quan mật thiết; theo đó, những tu sĩ từng tốt nghiệp" đại học sơ cấp trường làng", sau thời gian theo đảng cướp Việt Cộng, bỗng" giác ngộ" qui y bác, quy y đảng, qui y mặt trận tổ quốc, gọi là" CHIẾT HỌC PHẬT DÁO..".

Hình thường đi đôi với tướng, tức là nét đặc thù của hình, nhiều người hình to mà tướng bần, nhát, có khi tiếng nói" eo éo" như phụ nữ; khi người to lớn oai vệ mà nói tiếng như vậy, cũng phần nào làm mất cái uy nghi, trong môn bói toán gọi là phá tướng, nên các thầy bói thường đưa đến kết luận là cái vận hạng không" hành thông" để tiên đoán cho" một kiếp người". Nhưng cũng có người hình nhỏ nhắn" óc tiêu" mà tiếng nói rổn rảng như chuông đồng, nếu không" tri nhân, tri diện" mà chỉ nghe tiếng nói, nhiều khi bị lầm, tưởng đâu là người lớn con, tiếng nói to; nhưng khi đối diện, mới biết là lầm, thật là tai hai vô cùng; con nhái nhỏ xíu mà tiếng kêu lớn không thua gì con bò, mà nhái kêu hoài hổng bao giờ biết mệt trong đêm, đó là điều đã có trong thiên nhiên; hình như vì lý do" vương lên" mà loài nhái ráng kêu to để" khắc phục" mặt yếu về thể chất.

Khai thác yếu tố nầy, trong cuộc chiến Việt Nam, một vài tên du kích khủng bố, vì muốn dọa nạt tinh thần mà dùng xe máy cày, phủ cây cối, chạy rì rào, khiến một số lính nghĩa quân sợ, tưởng lầm là xe tăng T-54, nhưng sau đó bắn thử quả M 72, cháy rụi, tên du kích cũng chết không kịp hô câu" Bác Hồ muôn năm", thì mới biết đó là" chiến xa của lực lượng Người Cày Có Ruộng"; Việt Cộng còn dùng cả thùng Phi bằng thiết, đoạn đút mũi súng Garand vào, khi bắn lên, âm thanh giả như là loại đại liên 12, 7, nếu ai yếu bóng vía, nghe tiếng" đại liên dỏm" cũng cúm giò, nhưng khi đến nơi, bắn chúng chạy vắt giò lên cổ và tịch thu luôn cái thùng phi..

Quan niệm hình-tướng từng làm vở mộng nhiều phụ nữ bên Tàu thời xưa, theo phong tục dựa vào Khổng Mạnh trong việc hôn nhân được" định hướng theo Tam Cương Ngũ Thường" cha mẹ đặt đâu ngồi đó, đúng là:" áo mặc luôn qua khỏi...quần xì", cha mẹ đôi bên không nhìn thấy mặt" dâu, rể" tương lai, chỉ nghe hai bên" tán hưu tán vượn" tài sắc vẹn toàn, như chuyện ông mai trong bài ca vọng cổ hài hước:" Nồi nào vun nấy" do danh hề Văn Hường ca, rồi hai bên cùng nhau" nhất trí" đưa đến hôn nhân mà không cần thông qua ý kiến, ý ruồi của đôi trẻ. Những anh chàng" lùn mã tử" thời đó, nếu thấy mặt là cái câu" nhất lé, nhì lùn" là hai thứ" kỵ" trong việc giao dịch, chớ đừng nói đến hôn nhân đôi lứa; tuy nhiên thời xưa hổng có chụp hình, điện thoại di động có thu hình, internet....nên bên đàng trai chỉ cần đưa cho đàng gái chiếc áo làm vật bảo chứng, là thứ có khả năng" đảm bảo" tướng tá của chàng rể" áo nào tướng nấy" như sự tin cậy lẫn nhau.

Đó là điều mà những anh chàng lùn mả tử, có khi là" người lùn gây máu lửa" có cơ hội" lợi dụng âm mưu diễn biến hòa bình của phong tục tập quán" mà qua mặt được cái" mặt yếu" lùn, để có thể" vớt" được vợ đẹp. Bên đàng gái cũng tưởng thật, vì hai bên biết nhau qua giao du giữa hai gia tộc từ đời ông bà, nhưng không sống gần vì mỗi gia đình ở cách xa; đến khi làm lễ thành hôn, thì đàng gái té ngữa ra, cái chảng rễ thuộc lại lùn, gian manh may chiếc áo bự để qua mặt đàng gái và sau khi" váng đã đóng thuyền" thì tự an ủi là quí tướng" ngũ đoản", đúng là cái áo, cái bóng....cũng bị lợi dụng; cũng như Việt Cộng lợi dụng chùa để xâm nhập, từ thiện, phản tỉnh giả để móc túi nạn nhân tỵ nạn hải ngoại sau khi cưỡng chiến miền nam năm 1975.

Hình với bóng, như đảng cướp với Cộng Sản, như gian sư với tiệm Phật, như Trung Cộng dính liền với hàng dỏm....còn nhiều thứ nữa dính liền với nhau, dù sông có thể cạn, núi có thể mòn, song" chân lý ấy hổng bao giờ XỤT XỊT". Trong ngôn ngữ các nước, cũng có nói về hình tướng, người Pháp có: Grand homme và L' homme grand, chỉ lộn chữ L' homme, cũng khác ý nghĩa; giới Háng rộng, dùng thứ chữ Đùi để chỉ: đại nhân và tiểu nhân có ý nghĩa bóng, tiếng Việt cũng có chữ: người to, người nhỏ, người lớn và con nít....trong xã hội, cái bóng thường được nâng cấp để che lấp cái hình tướng của người. Thí dụ trong quân đội, ông đại úy tiểu đoàn trưởng có thớ rất nhiều hơn ông đại úy bị đì làm" cố vấn tiểu đội trưởng" ( là chức vụ nằm ngoài cấp số bộ tổng tham mưu, do sáng kiến của những đơn vị trưởng đầy mưu mẹo, ghét người không hạp với mình mà đày cho chết).

Phạm Văn Bồng cũng là tên gọi như hàng triệu tên trong xã hội Việt Nam, nhưng khi có kèm theo hai chữ" thượng tọa" và đổi thành pháp danh:" Thích Trí Quang" là che phủ cả con người" phàm phu tục tử, đầy gian ác, có cả cờ đỏ sao vàng lấp ló", cái bóng" lãnh đạo Phật Giáo Ấn Quang" thu hút nhiều tín đồ thuần thành, có tập quán" kính tăng" một cách máy móc, tâm trí mù quáng như cõi vô minh và cả chính giới thời hai thể chế Cộng Hòa miền Nam, Hoa Kỳ, cái bóng Ấn Quang bao trùm, đưa nhân vật gian ác trở thành" người làm rung chuyển cả Tòa Bạch Cung" như tờ báo Times ở Mỹ thổi phồng, hình như cũng là một tay ký giã, viết dối, có khuynh hướng phản chiến?... đó là hiện tượng" bắt bóng" mà tưởng là hình, lạy ma quái mà tưởng là Thánh tăng....thật là tai hại vô cùng.

Cái BÓNG ĐẠO của những kẻ" núp bóng từ bi, đâm sau lưng chiến sĩ" hay" mượm đạo tạo tiền" đáng được BÁO ĐỘNG để cho đạo pháp tránh được cơn MẠT PHÁT, từng giúp cho những kẻ núp Bóng từ bi trở thành MẬP PHÁT, làm hệ lụy đến đạo, uy danh đức Phật, hại dân, mất nước, tan nhà...do đó cái bóng, trong đó có nhiều dạng, đáng kể là chức vụ trong xã hội, mà trong tiếng Pháp gọi là FUNCTION rất quan trọng, có khả năng nâng" kẻ tiểu nhân" thành" đại nhân", người bất tài vô tướng thành nhân vật quan trọng.

Cư sĩ Phật giáo và cũng là Giáo sư Võ Văn Ái, cũng như biết bao người có học, nhiều khi học vị còn cao hơn như: tiến sĩ bác sĩ....nhưng danh tiếng không nổi, chỉ giới hạn trong trường đại học, giới bịnh nhân, bịnh viện....cũng là điều bình thường, do những người học cao bằng hay hơn giáo sư Ái, là do họ không dựa vài cái Bóng để dựa vào và bao trùm, dù là giả tạo hay là không phải đích thực là" phản ánh" cái hình tướng của mình. Lấy cái bóng" của người làm của mình" mà giáo sư Võ Văn Ái dựa vào và được" lừng danh" trong cộng đồng người Việt hải ngoại và giới chính khách Âu, Mỹ...là cái " BÓNG ĐẠO" có gốc xuất phát từ Ấn Quang trước năm 1975 và ngày nay vẫn còn dựa vào cái bóng đạo ấy để tiếp tục là" nhân vật quan trọng" trong cộng đồng tỵ nạn và chánh giới Tây Phương. Trong thời kỳ gọi là" pháp nạn" qua sự tạo loạn trong vụ biến động Phật Giáo miền Trung 1966 do thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh và tập đoàn tăng lữ gây ra, những tên phiến Cộng cũng" núp sau tượng Phật" để bắn lính quốc gia, lực lượng an ninh đến vãng hồi trật tự cho dân sống an bình; những tên" núp bóng từ bi, bắn vào chiến sĩ" cũng dựa vào cái tượng Phật, được bao phủ bằng áo giáp" tự do tôn giáo" của chính thể Cộng Hòa miền Nam, trở thành lá chắn ăn toàn của kẻ gian.

Có thể nói là sư sĩ, kiêm giáo sư Võ Văn Ái là người rất thành công trong" nghệ thuật dùng bóng" để tạo uy thế, cũng có thể tạo được tiền cũng không chừng?. Cái bóng" cực kỳ chất lượng" đó là Phật Giáo Án Quang, trước 1975, cùng với Thích Nhất Hạnh, hoạt động tích cực trong phong trào phản chiến, sớm tạo được uy danh ngay từ thời còn:

" Thanh niên sức mạnh sơn hà.
Việt Cộng không chống, chống Cộng Hòa miền Nam".

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thì cư sĩ Võ Văn Ái và thiền sư Thích Nhất Hạnh đã:" nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.." khi mà toàn miền Nam đã trở thành vùng" ăn cướp, giết người có chính sách" và cũng là lúc cái bóng của Thích Trí Quang, thích Nhất Hạnh hiện nguyên hình, đoạn biến mất sau ngày" đại thắng mùa xuân 1975" chấm dứt mùa PHÁP NẠN và trở thành PHÁP NẢN cho phật tử, đồng bào. Rồi một số chư tăng Ấn Quang khác, bị vắt chanh bỏ vỏ, trở thành" nhà dân chủ" hay là" nhà đấu tranh" thời thế tạo lãnh đạo, nhưng trở thành thần tượng của người Việt hải ngoại, với hy vọng có được những người chống Cộng tại trong nước, là tiếp cận với kẻ thù. Thế là cư sĩ Võ Văn Ái dựa vào bóng đó để núp, thật là" thức thời vụ mới nên danh vọng", tuy từ bỏ cái bóng cũ, nhưng cũng còn" chút kính tăng", gọi Nhất Hạnh, Trí Quang là THẦY ngọt xớt khi có dịp nhắc đến tên, như" miền Nam dù bị tiếp thu, tình thầy vẫn đẹp như ngày đầu tiên".

Cái bóng đạo mới có vẻ" đạt mục đích yêu cầu" nên nhiều Phật tử, đồng bào hải ngoại, thể hiện cái tâm" bồ tát" sẵn sàng BAO DUNG cư sĩ Võ Văn Ái đã" núp bóng Ấn Quang, mà hổng biết lúc nào BUNG DAO đâm sau lưng, như đã từng quân dân miền Nam" trước đây trong phong trào phản chiến với Nhất Hạnh. Cư sĩ Võ Văn Ái là người thể hiện cái đạo đức" cách mạng" như khuôn khổ xã hội chủ nghĩa là:" tố thầy mới được làm thầy.. đời", nên sau khi giả từ Nhất Hạnh để đầu quân với Quảng Độ, cũng gọi Nhất Hạnh là THẦY, nhưng lại tố thầy khá kỷ; nhờ vậy mà những" bí mật" trong làng Mai cũng theo đó là" bật mí" ( như chuyện dấu hàng trăm bài thơ tù của Quảng Độ, lối tu Tiếp Hiện....), đây cũng là chuyện thói đời, khi vui thì trái ấu cũng tròn, khi buồn thì bòn hòn cũng méo. Núp bóng mới, lần nầy khắm khá, cổ động vung bồi" công đức" qua sự đóng góp ủng hộ Phật Giáo trong nước với túi tiền của người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do, nhưng" anh vẫn mong một ngày về, khi quê hương không còn Cộng Thù.."; đó là cái phao cứu quốc nạn, pháp nạn do huề thượng Quảng Độ, Huyền Quang lãnh đạo....rồi cũng Ỷ Lan đấu tranh, được coi là mang nhiều" kịch tính sâu khấu" là việc dùng cái" phòng thông tin Phật Giáo Thế Giới" để thổi phòng vụ án" Già Lam" với Thích Trí Siêu, Tuệ Sĩ....như là những tăng sĩ can đảm, ma sau nầy được hiểu là dám dùng" khổ nhục kế" để lừa đảo người Việt hải ngoại, một thời là" trí thức Phật Giáo, nhà đấu tranh kiên cường, giấc mơ Trường Sơn". Rồi sau đó trở thành TRÍ-XIU và TỆ SĨ, phản thùng trong" tứ quái Già Hồ", khiến những người hết lòng ủng hộ vì lầm tưởng là thứ thiệt, sau vụ nầy cảm thấy dè dặt hơn.

Sau đó chuyện" đấu đá nội bộ Phật Giáo" không khác gì" đấu đá trong đảng Cộng Sản" qua giáo chỉ số 9, gạt ra ngoài nhiều" giáo hội Phật Giáo Tiếm Danh", cũng thu hút được sự chú ý và sau đó thì cư sĩ Võ Văn Ái" liếm lại nước miếng của mình vừa nhổ xuống", lấy lại cái bóng" Phật Giáo Tiếm Danh" đứng trong tuyên cáo, để chuẩn bị hội nghị nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Geneve...Tuy nhiên cái bóng không ăn khách và bị triệt tiêu bởi" ánh sáng mặt trời" qua vụ" biểu tình tại gia và Bất tuân dân sự" trớt quớt, làm đúng theo" chính sách" đảng bền, cán khá của quỷ đỏ vô thần. Do cái bóng bị triệt tiêu khi" đêm giữa ban ngày" nên cư sĩ Vỏ Văn Ái cố gắng" phục hoạt" cái bóng đen ấy được lúc nào hay lúc ấy. Cũng theo thói cũ, cư sĩ Võ Văn Ái dựa vào bóng mờ, là cái phòng Thông Tin Phật Giáo Thế Giới, có trụ sở tại Paris, có bóng phụ là" Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo", chớ cá nhân thì coi như yếu, đó là lý do mà cư sĩ Võ Văn Ái viết bài" phản bác" tác giả Hàn Gian Trần Lệ Tuyên trong một bài viết phân tích" cái bóng đen Quảng Độ" qua vụ biểu tình tại gia, bất tuân dân sự... để xác định đây có phải là nhà ĐẤU TRANH thứ thiệt, hay chỉ là kẻ ủng hộ bọn ĐÁNH TRÂU trước 1975, rồi sau đó ĐÂU TRÁNH bị vắt chanh bỏ vỏ mà trở thành nhà TRANH ĐẤU, nhưng rồi lại làm lợi cho lũ TRÂU ĐÁNH như xưa?

Một điều buồn cười là: nếu cư sĩ Võ Văn Ái, được coi là dân" trí thức", cá nhân cũng đủ lập luận, uy tín để viết bài " phản bác" như thông thường của bất cứ người nào, muốn bảo vệ lập luận, đó là điều chứng tỏ là" đại nhân", là người lớn" không núp bóng bất cứ ai", tự mình thấy phải là ra tay như trong tinh thần" Đại Hùng, đại lực, dại từ bi". Nhưng đàng nầy, giáo sư Võ Văn Ái lại viết bài và dùng cái bóng, logo của" Phòng Thông Tin Phật Giáo Thế Giới", một cơ quan mang tính cách" international", được hầu hết người Việt hải ngoại và chánh khách Âu Mỹ, giới chức Liên Hiệp Quốc biết đến, mà lại để phổ biến cái chuyện" phản bác" một bài viết của một phụ nữ tầm thường, thì coi như dùng cái" phòng thông tin Phật Giáo Thế Giới" hổng đúng chỗ và tự hạ thấp vai trò của mình và" hạ tầng công tác" phòng thông tin Phật Giáo Thế Giới, chắc là cũng sắp" phục viên" chằng? Điều nầy cũng như ông đại tướng tổng tham mưu trưởng mà đi làm lính gác cổng, thì còn gì thể thống của một giáo hội có nhiều người biết đến?. Đây là việc nhỏ mà cư sĩ Võ Văn Ái lại đem cả cơ quan để đối phó, khôi hài đấy Phật tử ơi!.

Nhưng điều nầy cũng chứng minh là vị" phát ngôn viên" của phòng thông tin Phật Giáo Thế Giới không có bản lãnh, tư cách cá nhân, mà phải dựa vào cái tổ chức để làm một việc nhỏ, chỉ cần đề tên Võ Văn Ái, trong một bài viết thường, đang trên các cơ quan truyền thông, cũng đủ để khỏi ló ra cái yếu kém của một người" vật kinh, hình trọng".

Bộ hổng có phòng thông tin Phật Giáo Thế Giới, hổng có logo và có hình thức Bản Tin nhằm quan trọng hóa vấn đề không quan trọng...thì hổng có giá trị hay sao? Tuy nhiêu, điều nầy chứng tỏ là" người nhỏ không thể làm việc lớn" nhưng lại đảm nhận việc lớn nhờ biết dựa bóng, dựa lưng, nên khi hữu sự, tự mình không có bản lãnh để đối phó, thế là đành phải dựa hơi Phật Giáo qua cái văn phòng thông tin thế giới để thực hiện cái mà mình muốn, đúng như câu:" mượn đạo tạo thời". Nếu muốn dùng lối qui nạp chụp mũ: ai phản đối Quảng Độ là chống lại giáo hội, là đánh phá đức Phật...xin miễn bàn, vì ở hải ngoại, lối qui chụp nầy không có chỗ đứng và khó thuyết phục qua tinh thần" duy lý và thực dụng".

Nếu giáo sư Võ Văn Ái viết bài, dùng cái" nhân cách" nhân danh chính con người của mình, thì bài viết có thể được coi là của một bậc" hiền nhân quân tử", nhưng lại núp dưới cái bóng Phật Giáo, như đám phản loạn năm 1966, núp sau tượng Phật bắn lính quốc gia ngày xưa, thì đủ thấy là giáo sư Võ Văn Ái yếu thế, nên phải dùng cái pháo đài" phòng thông tin Phật Giáo thế giới" để phản bác qua cái BẢN TIN với một bài viết của một phụ nư, quả là điều ai cũng nhìn thấy, đó cũng là thói quen" dùng bóng để tạo hình" trong nghệ thuật" mượn đạo tạo đời" là cái" nghiệp chuyên" của cư sĩ, từ trước 1975 đến nay. Từ nay, cư sĩ Võ Văn Ái khó núp bóng, khi mà các tường thành Ấn Quang đã lần lượt bị kiếng" công luận, lẽ phải" rọi thấu bên trong và sụp đổ, mà viên gạch Ấn Quang cuối cùng là huề thượng Thích Quảng Độ../.


TRƯƠNG MINH HÒA
19.07.2009

1 comment:

Anonymous said...

Sai lo^~i chi'nh ta? nhie^`u qua', la`m ddo.c ma^'t hu+'ng ! Ngu+o+`i vie^'t ne^n ho.c la.i Vie^.t ngu+~, chu+' kho^ng thi` bo.n VC no' ba?o chu'ng ta la` nhu+~ng ke? vo^ va(n ho'a!