Về cuốn
video cuộc rước Đức Mẹ tại Dị Nậu, GP Hưng Hóa và
trả lời phỏng vấn của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương
Cuộc rước Đức Mẹ ngày 8/5/2010 tại Giáo xứ Dị Nậu, GP Hưng Hóa, thực chất là cuộc rước đa thần giáo theo đúng mô hình “Phúc âm, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” được thực hiện dưới sự kiểm soát của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương.
Cách đây khá lâu, chúng tôi nhận được cuốn video về cuộc rước tháng hoa ngày 8/5/2010 tại Giáo xứ Dị Nậu, Giáo phận Hưng Hóa do giáo dân quá bức xúc gửi đến. Chúng tôi đã cẩn thận nghiên cứu khá kỹ càng cuốn video này. Rõ ràng, đây là cuộc rước khá lạ thường mà chúng tôi chưa hề thấy trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo hội Công giáo.
Trong cuốn video đã thể hiện rõ nhiều chi tiết lạ kỳ ở đây. Để thông tin được chắc chắn, chúng tôi đã kiểm tra lại những điều được ghi trong video và sự thật đã hé lộ.
Nhân có bài trả lời phỏng vấn của Đức Giám mục Anton Vũ Huy Chương, chúng tôi xin trở lại làm rõ vấn đề này để mở đầu cho loạt bài về những hiện tượng rất không bình thường ở Giáo phận Hưng Hóa.
Cờ Nước Vatican
Trong bài phỏng vấn, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương đã nhắc lại một điều mà chúng tôi cần nói rõ ở đây, Đức Cha nói: “Nếu họ không có cờ Nước Vatican (mà có người gọi là cờ Toà Thánh), thì trong dịp lễ hội dân gian miền Bắc, người ta thường treo hoặc cầm cờ Tổ quốc” (trích trả lời PV của Đức Cha Vũ Huy Chương).
Trong lịch sử Giáo hội Công giáo, lá cờ vàng trắng được coi là cờ của Tòa Thánh Vatican, điều này đã rõ ràng từ xưa. Trước đây, mỗi khi chỗ nào treo cờ vàng trắng trong dịp lễ trọng để nêu lên tình hiệp thông với Giáo hội Mẹ, với Tòa Thánh, liền bị Công an triệu tập lên xuống, làm khó dễ đủ mọi hình thức. Vậy rồi cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết công giáo cũng hòa theo nhịp giọng của nhà nước cộng sản, rằng đó là cờ của Nước Vatican, là cờ của một nhà nước thù địch với phe xã hội chủ nghĩa chúng ta. Cố linh mục Vương Đình Ái, Chủ tịch cái gọi là “Ủy ban Liên lạc công giáo” đã công khai nói điều này để giải thích cho việc không được treo cờ vàng trắng ở Việt Nam. Nhưng, với sự kiên cường của giáo dân nhất tâm hiệp thông hướng về Giáo hội Mẹ, rất nhiều nơi bất chấp khó khăn để thể hiện tấm lòng hiệp thông với Giáo hội Hoàn vũ và hướng về Vatican. Ngày nay, lá cờ vàng trắng được coi là cờ giáo hội và là biểu tượng đáng tự hào để tỏ tình hiệp thông trong toàn thể giáo hội Công giáo.
Tuy nhiên, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương đã không có quan niệm đó. Giáo dân Dị Nậu (quê hương của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương và Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – hai anh em con chú con bác) cho biết, khi giáo dân may cờ vàng trắng cho cuộc rước này, Đức Cha đã bảo: “Việt Nam có cờ của Việt Nam, sao không dùng mà lại dùng cờ của nước khác”. Có lẽ với quan niệm đó, nên ngài đã trả lời rằng: “Nếu họ không có cờ Nước Vatican (mà có người gọi là cờ Toà Thánh), thì trong dịp lễ hội dân gian miền Bắc, người ta thường treo hoặc cầm cờ Tổ quốc”.
Lá cờ vàng trắng đã trở thành niềm tự hào, biểu tượng hiệp thông của Giáo hội
Nếu Đức Cha Vũ Huy Chương nói rằng đã xem toàn bộ DVD về cuộc rước, thì hẳn là ngài đã không phân biệt được đâu là giáo dân của mình và đâu là lương dân?
Cuộc rước của Công giáo hay đa thần giáo?
Cũng nhiều người đặt ra câu hỏi: Thử xem có nơi nào trong xã hội VN ngày nay, lương dân hoặc người ngoài tôn giáo mua tượng Đức Mẹ đặt lên xe với cờ đỏ sao vàng chạy lung tung khắp nơi trong lễ hội của người Công giáo chăng? Ít nhất những bức tượng, những lá cờ, những bàn thờ với tượng Đức Mẹ và tượng Hồ Chí Minh đó cũng cần một khoản tiền không nhỏ so với đời sống của nhân dân bình thường, nếu không có sự tổ chức cụ thể và không ai bỏ tiền, liệu có lương dân nào làm những thứ đó?
Đức Cha Chương nói: “Thậm chí có người bên lương ôm tượng Đức Mẹ trên xe và cầm cờ Tổ quốc cho xe chạy quanh làng” chúng tôi không hiểu đây là mô hình mới tại Giáo phận Hưng Hóa hay là những điều có trong quy định Phụng tự?
Mặt khác, kể cả đó là những lương dân, một lễ hội tôn giáo nghiêm túc, thử hỏi có ai được phép đưa ngẫu tượng và những thứ khác vào tận nơi để cùng tham gia hay không? Nếu ngoài tượng ông Hồ Chí Minh – một người cộng sản vô thần và những lá cờ không phải của công giáo, nếu họ đưa hình quỷ Satan, hình ngẫu tượng như một số nơi thờ sinh thực khí… như “lễ hội linh tinh tình phộc” thì liệu Đức Cha Chương sẽ giải thích thế nào?
Ngay cả bức hình trong bài phỏng vấn của WHĐ cũng đã thể hiện rất rõ đằng sau Thánh Giá là cờ đỏ sao vàng? Thông thường trong một cuộc rước, chủ thể được rước thường là đi sau cùng. Nhưng ở đây, sau Thánh Giá là cờ đỏ sao vàng, vậy thì ở đây Thánh giá đang rước cờ đỏ hay cờ đỏ rước Thánh giá? Câu hỏi này Đức Cha Anton Vũ Huy Chương chưa trả lời hoặc trả lời mới có một nửa.
Hình trong bài trả lời WHĐ: Thánh giá đang rước cờ đỏ sao vàng hay cờ đỏ sao vàng đang rước Thánh Giá
Đức Cha Anton Vũ Huy Chương cũng nói đến lễ hội dân gian miền Bắc khi có mang cờ đỏ sao vàng trong các lễ hội, nhưng thực ra ngay cả lễ hội lớn nhất ở miền Bắc do nhà nước quản lý, cũng rất ít nơi có cờ đỏ sao vàng. Đây thực chất là sự biện bạch của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương sau khi không để giáo dân được mang cờ vàng trắng trong cuộc rước mà thôi.
Tại các lễ hội truyền thống người ta cũng không mấy khi thấy cờ đỏ sao vàng
Một điều nữa là ngay trong bài trả lời phỏng vấn WHĐ của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương, tấm hình lá cờ lễ hội được đưa lên với chú thích “Lá cờ truyền thống” đã cố tình lấp liếm mất một chi tiết khác trên nhà thờ Dị Nậu. Không thể giải thích là của lương dân khi ngay trên nhà thờ Dị Nậu, chỗ cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng mà ai cũng thấy. Vậy đây là nhà thờ hay trụ sở Ủy Ban nhân dân xã?
Cờ đỏ sao vàng trên nóc nhà thờ Dị Nậu
Cũng bài phỏng vấn này, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương đã cố tình quên đi các bàn thờ giáo dân lập có Thánh Giá, hình ảnh, tượng Đức Mẹ đứng sau tượng Hồ Chí Minh được kết hoa chăng đèn đầy đủ. Đây không phải là “bái vọng” hay bái trực tiếp gì cả, mà được lập sẵn bởi các giáo dân. Liệu Đức Cha Anton Vũ Huy Chương có xem đoạn video này?
Đây là bàn thờ "bái vọng" hay bàn thờ Hồ Chí Minh kèm Đức Mẹ và Thánh giá?
[
Ngài trích dẫn điều đó để giải thích việc đưa cờ đỏ sao vàng, tượng Hồ Chí Minh vào bàn thờ trong cuộc rước ở Giáo phận Hưng Hóa là bình thường, rằng “Đây là do lòng thành kính của dân chúng đối với cuộc rước và họ bày tỏ theo cung cách của họ. Nếu họ không có cờ Nước Vatican (mà có người gọi là cờ Toà Thánh), thì trong dịp lễ hội dân gian miền Bắc, người ta thường treo hoặc cầm cờ Tổ quốc”. (Về vấn đề cờ ‘Nước Tòa Thánh’, chúng tôi đã nói ở bài trước).
ĐC Anton Vũ Huy Chương không chỉ trong bài phỏng vấn mà còn giải thích cho những người thắc mắc với ngài việc này, rằng những lá cờ đỏ sao vàng đó chỉ có trước ngày rước, “còn trong cuộc rước không có cờ” và “những bàn thờ đó do dân “bên lương” đặt ra để “bái vọng”… Tiếc thay cho Đức Cha, những hình ảnh cuốn video ghi lại đã bác bỏ điều Đức Cha đã nói, những lá cờ đỏ sao vàng được dương cao sau Thánh Giá tối 8/5/2010 đó là gì nếu không phải là trong cuộc rước? Tượng Hồ Chí Minh đặt trước tượng Đức Mẹ và Thánh giá đó là gì nếu không phải là trong cuộc rước? Ai được phép dùng tượng Đức Mẹ để mang đi lung tung khắp nơi dười cờ đỏ sao vàng? Đây phải chăng là một sự nhục mạ hình tượng Đức Mẹ mà ĐC đang cổ võ?]
-
Đức Cha Anton Vũ Huy Chương không thể nói rằng không biết đến lễ hội rước quái dị này ở quê hương của hai Đức Cha, theo thông tin chúng tôi nhận được, Đức Cha đã hướng dẫn và định hướng cho cuộc rước này từ đầu.
Cuộc rước Đức Mẹ ngày 8/5/2010 tại Giáo xứ Dị Nậu, GP Hưng Hóa, thực chất là cuộc rước đa thần giáo theo đúng mô hình “Phúc âm, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” được thực hiện dưới sự kiểm soát của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương.
"Lộc Lời Chúa" của Giáo phận Hưng Hoá nhân dịp Tết năm Canh Dần 2010
Việc rước hình ảnh Hồ Chí Minh vào nhà thờ tại Giáo xứ Yên Bái ngày trung thu 2009, rất tiếc là một sự thật trong muôn vàn sự thật không giống ai ở Giáo Phận này. Nếu linh mục quản xứ Yên Bái báo cáo với Đức Cha rằng không có chuyện đó, thì ngài đã nói dối, nếu Đức Cha biết rõ và cố tình nói sai đi, thì Đức Cha đã không làm đúng như lời Kinh Thánh ngài đã trích dẫn: “nhưng chúng tôi giãi bày sự thật”. Sự thật là ngày trung thu năm 2009, hình tượng Hồ Chí Minh được rước vào trong nhà thờ Yên Bái, một phụ huynh công giáo khi đưa con đến nơi nhìn thấy hiện tượng đó đã phải bỏ về.
Về vấn đề thứ 3 trong bài trả lời phỏng vấn của Đức Cha Anton Vũ Huy Chương việc thuyên chuyển linh mục và những vấn đề khác, chúng tôi sẽ hầu quý vị độc giả trong những bài viết tiếp theo đúng tinh thần “Sự thật, công lý, hòa bình” bởi vì vấn đề quá rộng và quá dài.
Lời tạm kết
Nhiều hiện tượng, vụ việc ở Giáo phận Hưng Hóa làm nhức nhối con tim những giáo dân nhiệt thành, làm rạng rỡ khuôn mặt các cán bộ công an tôn giáo và chính quyền, làm đau đớn các tâm hồn lương thiện và làm ảm đạm tinh thần tôn giáo tại Giáo phận này.
Nếu những thông tin đáng báo động đó không có tác dụng đối với Đức Cha Anton Vũ Huy Chương trong việc nhìn nhận một cách sâu sắc vấn nạn của Giáo phận Hưng Hóa đang dần dần được chính quyền và công an điều khiển. Trái lại vì lý do nào đó, Đức Cha cố tình biện bạch để che giấu sự thật, thì buộc lòng chúng tôi phải bạch hóa với đầy đủ chứng cớ tất cả mọi vấn đề đang xảy ra ở đây.
Những thông tin sự thật ở đó khi được bạch hóa, hẳn Đức Cha Anton Vũ Huy Chương cần phải xem lại lời Chúa mà ngài đã trích dẫn: “Thiên Chúa đã giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí. Trái lại, chúng tôi khước từ những hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí”.
Đức Cha Anton Vũ Huy Chương chưa đọc hết hay cố tình quên?
Thời gian qua qua những sự kiện liên quan trực tiếp đến GH Miền Bắc và cả nước đã chứng minh những vấn nạn có thật trong Giáo hội, đó là sự thiếu hiệp thông, thiếu thái độ đúng mực cần thiết, thỏa hiệp với sự ác, với bất công, bạo lực và bỏ qua số phận những người nghèo khó, đau khổ… đi ngược đường hướng của Hội Thánh Chúa. Điều này đã dẫn đến những lo lắng, thất vọng của nhiều giáo dân, tu sĩ… lần đầu tiên sự thật đã được kêu gọi phải lên tiếng và những tiếng nói phản ứng đã cất lên mạnh mẽ.
GP Hưng Hóa cũng là mô hình thu nhỏ của vấn nạn này, ở đó có một ĐGM uy quyền nhưng thiếu uy dũng, ở đó có một ĐGM thiếu tình hiệp thông, nhiều khi thỏa hiệp với sự ác, với bạo quyền mà không bênh vực lẽ phải, người công chính, người nghèo…
Lời giải thích khiên cưỡng và thiếu sự thật
Trong bài phỏng vấn đăng trên WHĐ Đức Giám mục Anton Vũ Huy Chương có nhắc đến cuốn hồi ký của Cố Đức GM Phaolo Lê Đắc Trọng và trích dẫn một câu như sau: “Trên đoạn đường kiệu đi ngang, có những bàn thờ gọi là “bái vọng” do dân chúng trong làng làm ra. Đó là một cái bàn, trên đặt Thánh Giá nếu là của bên đạo, hoặc đặt lư hương nếu là của bên lương. Bên nào cũng có người ăn mặc chỉnh tề đứng chực…” (trang 28).
Ngài trích dẫn điều đó để giải thích việc đưa cờ đỏ sao vàng, tượng Hồ Chí Minh vào bàn thờ trong cuộc rước ở Giáo phận Hưng Hóa là bình thường, rằng “Đây là do lòng thành kính của dân chúng đối với cuộc rước và họ bày tỏ theo cung cách của họ. Nếu họ không có cờ Nước Vatican (mà có người gọi là cờ Toà Thánh), thì trong dịp lễ hội dân gian miền Bắc, người ta thường treo hoặc cầm cờ Tổ quốc”. (Về vấn đề cờ ‘Nước Tòa Thánh’, chúng tôi đã nói ở bài trước).
ĐC Anton Vũ Huy Chương không chỉ trong bài phỏng vấn mà còn giải thích cho những người thắc mắc với ngài việc này, rằng những lá cờ đỏ sao vàng đó chỉ có trước ngày rước, “còn trong cuộc rước không có cờ” và “những bàn thờ đó do dân “bên lương” đặt ra để “bái vọng”… Tiếc thay cho Đức Cha, những hình ảnh cuốn video ghi lại đã bác bỏ điều Đức Cha đã nói, những lá cờ đỏ sao vàng được dương cao sau Thánh Giá tối 8/5/2010 đó là gì nếu không phải là trong cuộc rước? Tượng Hồ Chí Minh đặt trước tượng Đức Mẹ và Thánh giá đó là gì nếu không phải là trong cuộc rước? Ai được phép dùng tượng Đức Mẹ để mang đi lung tung khắp nơi dười cờ đỏ sao vàng? Đây phải chăng là một sự nhục mạ hình tượng Đức Mẹ mà ĐC đang cổ võ?
Giáo dân cho chúng tôi biết, trước cuộc rước, giáo dân đã chuẩn bị những lá cờ Hội Thánh, nhưng ĐC Anton Vũ Huy Chương dẹp đi.
Điều này phản ánh một thực tế ở Giáo phận Hưng Hóa, giáo dân Hưng Hóa nói với chúng tôi rằng: “Ở Giáo phận Hưng Hóa, nhiều nhà thờ, nhà nguyện thậm chí không được gắn Thánh giá lên bên ngoài, tuyệt đối cờ vàng trắng không được xuất hiện tại GP Hưng Hóa, ngay cả trong Thánh lễ phong chức Giám mục Phụ tá mới đây”. Kiểm chứng lại, thì đây lại là một sự thật không biết nên buồn hay nên vui. Thực tế có thể Giáo hội không quy định phải treo cờ Hội Thánh, nhưng việc này cũng giống như vào nhà các gia đình công giáo không thấy một ảnh tượng nào của công giáo, nó sẽ thể hiện về hình thức công khai đạo đức của chủ nhà ra sao.
Đọc không hết hay trích không đủ?
Cần phải chỉ ra rằng, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương đã khéo trích dẫn lời Đức cố GM Phaolo Lê Đắc Trọng, một GM khiêm tốn và là một chứng nhân lịch sử kiên cường của Giáo hội được mọi người biết đến với tất cả tấm lòng cảm mến để giải thích cho hành động chẳng giống ai ở GP mà ngài khẳng định: “Tôi là ‘chức sắc có trách vụ trong Giáo phận’”.
Vậy nhưng ngài đã đọc không hết cuốn sách của Đức Cha Lê Đắc Trọng hoặc đọc rồi nhưng chỉ để tìm những lời biện bạch cho mình mà thôi. Nếu đọc hết cuốn hồi ký của Đức cố GM, kể cả những khi khó khăn nhất, chưa bao giờ người ta thấy một thái độ khiếp đảm và thỏa hiệp trước Cộng sản về những vấn đề của Giáo hội như cách làm của ĐC Chương hiện nay. Cố GM Phaolo đã quyết tâm gìn giữ những giá trị linh thánh của Giáo hội, chấp nhận khó khăn cho mình để bằng những lời lẽ kiên quyết đấu tranh cho quyền lợi của Giáo hội, những điều này ĐC Chương đã không làm được hoặc có nhiều khi đang làm ngược lại. Chúng tôi có những chứng cứ cụ thể về vấn đề chúng tôi nói ở đây và sẽ đưa ra khi cần thiết.
Trong hồi ký của mình, về chuyện lá cờ trong các cuộc rước, Đức Cố GM viết những lời như sau: “Vào sẩm tối, sau khi đã uy nghi rước qua cả thành phố hoan hỉ, đám rước tập trung lại một cách nhẹ nhàng và nghiêm trang xếp thành hàng trước nhà tạm lớn cuối cùng. Tất cả các bạn trẻ đều ở đó. Nhà thờ được chiếu sáng và trên tháp có treo cờ hiệu Tòa Thánh màu vàng và trắng” (Trích Những câu chuyện về một thời, Tập 3, trang 30).
Và: “Ngày 24-12-1958, chính quyền cho người đến treo cờ, giăng cờ ở trước cửa Nhà thờ Lớn. Dĩ nhiên là cờ Hội Thánh và cờ Quốc gia. Không bàn cho ai trong nhà thờ biết, cứ tự động làm… Để phản ứng lại, Cha xứ Nhà thờ Lớn, Cha Căn cho kéo tất cả các chuông nhà thờ trong vòng một tiếng đồng hồ để báo động. Cờ dây đã được mắc, cha Chính Vinh trong TGM chạy ra. Ngài nóng tính, tự tay giật các dây cờ, trèo lên thang giật các băng cờ trước cửa nhà thờ. Có người phản đối cha, việc lễ tự do tín ngưỡng, ai làm gì thì làm. Cha Vinh bắt chéo hai tay ra đằng sau nói tự do thế này này. Nghĩa là tự do bị trói giật cánh khuỷu. Chuông nhà thờ cứ réo lên, cho đến khi dẹp hết cờ quạt, các băng khẩu hiệu” (Trích sách đã dẫn, trang 148).
Đọc những câu chuyện này, hẳn Đức Cha Anton Vũ Huy Chương sẽ ngẫm lại những điều mình đã nói đúng hay sai với truyền thống giáo hội. Trong lịch sử GHVN dưới thời CS, chưa bao giờ có những cuộc rước để người “bên lương” cầm cờ đỏ sao vàng vào cuộc rước. Chưa bao giờ người Công giáo lại để người ngoài Công giáo mang tượng Đức Mẹ chạy lung tung khắp làng để “cổ động” mà được cho là bình thường. Hẳn những điều này chỉ có ở GP Hưng Hóa mà thôi.
Trước đây, thời kỳ khó khăn nhất dưới bàn tay sắt của chế độ cộng sản Đức cố GM Đinh Đức Trụ, GM Thái Bình cũng đã từng phải chấp nhận hi sinh để giữ gìn bản sắc giáo hội mà không chịu quy phục những điều ngang trái trong thái độ với chính quyền. Câu chuyện sau đây cũng được trích lại từ cuốn hồi ký của cố GM Phaolo Lê Đắc Trọng:
“Trong những dịp lễ hội của nhà nước, nhà nào, cơ quan nào cũng thế, ít nhất cũng phải treo cờ. Ngài không bao giờ treo cờ nhưng có một lần, ngài cho treo cờ một cách đặc biệt. Ngài dựng một cột cờ rất cao, đến hai chục mét, theo kiểu mẫu cột cờ mà các xứ đạo Thái Bình hay Bùi Chu quen dựng vào những dịp lễ lớn. Cột cờ được dựng với hàng chục cây luồng, trên ngọn, ngài cho cắm một lá cờ bằng hai bàn tay. Ngửa mặt lên phải nhìn kỹ mới thấy. Cán bộ nói: “Thật là quá bôi bác”. (Trích Câu chuyện về một thời, Tập 2, tr 194).
Hẳn nhiên, thái độ đó của các Đức GM Miền Bắc đã không được Đức GM Anton Vũ Huy Chương chú ý, ngài chỉ chú ý những điều gì có lợi biện bạch cho những hành động của ngài đang đi ngược đường lối đó mà thôi.
Có phải chăng đó chỉ là thái độ ngày xưa? như Đức HY Mẫn nói rằng: “GH Miền Bắc đang sống thời trước Công đồng”? Xin thưa không phải thế, ngay tại thời điểm 2010 hiện nay vẫn có nhiều nơi bằng mọi cách quyết tâm không đưa cờ đỏ sao vàng làm ảnh hưởng đến tinh thần Thánh lễ Công giáo. Mới đây, khi tổ chức Thánh lễ kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Cha Cao Đình Thuyên – nguyên GM GP Vinh, một đoàn của UBND tỉnh Nghệ An, UBMTTQ… vào chúc mừng, một vị trong Mặt trận nói với linh mục tổ chức buổi lễ: “Ở đây cờ treo nhiều thế mà không có cái cờ Tổ quốc nào cả, đề nghị cho treo thêm cờ đỏ sao vàng”. Linh mục trả lời: “Đây là lễ của Công giáo, những nơi cần treo thì đã treo cờ của Giáo hội rồi, sao treo cờ đỏ sao vàng vào đó được”? Ông cán bộ nói: “Thì hai bên lối đi nhiều chỗ còn có thể treo được”. Trả lời: “Nếu ông thấy cần phải treo hai bên lối đi thì tôi sẽ cho treo, nhưng ông nên nhớ là cờ treo hai bên lối đi là loại cờ được gọi là “cờ phu” nó như những người lính đứng đó chỉ để chào đón khách mà thôi. Khi tôi treo ông không được thắc mắc nhé”. Đến đó vị cán bộ tỉnh Nghệ An đành xua tay: “Thôi thôi, vậy thì thôi đừng treo nữa”.
Và cả khu vực Xã Đoài hôm đó, rợp cờ vàng trắng tung bay từ lá cờ đại đến khắp cả khu vực xung quanh. Hẳn rằng ngồi trên khán đài nhìn xuống hôm đó, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương không thể không nhìn thấy.
Không chỉ trong các lễ hội Công giáo, mà ngay trong các ngày lễ tết truyền thống VN, đi qua các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… đâu đâu các gia đình công giáo cũng treo cờ Hội Thánh chỗ trang trọng và cao nhất. Họ treo cờ không nghĩ rằng đây là cờ Nước Vatican, cờ Nước Nhật Bản hay Nước Mỹ hoặc Cônggo, họ chỉ nghĩ đơn giản rằng mình là con cái trong Hội Thánh và được lấy làm tự hào khi treo lá cờ đó.
Lá cờ vàng trắng của Hội Thánh đã đi vào thơ ca:
“Lá cờ vàng trắng đưa tay yêu vẫy mãi
Trên cột cờ ngốt gió cạnh lầu chuông”
(Trích Hạnh phúc Người Công giáo – LM Võ Thanh Tâm)
Những tưởng, qua những chứng nhân của Giáo hội Miền Bắc sống đạo giữa lang sói và đau khổ mấy chục năm, các GM như Đức Cha Vũ Huy Chương sẽ nhìn thấy được tinh thần của họ quyết tâm hiệp nhất với giáo hội hoàn vũ, với Tòa Thánh… Nhưng không, 7 năm qua kể từ ngày ngài làm Giám mục Hưng Hóa đến nay, Giáo phận đã phải chấp nhận nhiều điều không thể hiểu nổi ban đầu, nhưng đến nay thì mọi người đã hiểu rằng họ đang có một Giám mục được điều khiển bởi một bàn tay nào đó mà đi ngược lại nguyện vọng và ý chí của giáo dân.
Về thái độ với chính quyền CS luôn tìm cách để bóp chẹt Giáo hội Công giáo, Đức Cố GM Phaolo Lê Đắc Trọng có nói đến Cố GM Đinh Đức Trụ như sau: “Một lần khác, tỉnh ủy Thái Bình tỏ thiện chí muốn mời ngài dự cuộc tiếp tân. Ngài chỉ dùng xe đạp. Hôm nay, ngài lại đèo ông trùm ở một xứ đi theo, đến nơi, ngài bắt tay các quan khách xong, chủ khách có vẻ rất mừng rỡ, nhất là về phía chủ, vì tỉnh ủy hoặc UB chưa hề có cuộc gặp gỡ, nhất là gặp gỡ trong một cuộc tiếp tân có sự hiện diện của ngài, còn ngài sau khi tay bắt mặt mừng, ngài cầm lá đơn của ông trùm, xin cho cha mới về làm lễ ở xứ mình. Ủy ban chấp thuận ký ngay, giao cho ông trùm. Thế là ngài nói với ông trùm: chào các vị chứ, không ở thêm 1 phút nào để liên hoan. Mọi người chưng hửng, không kịp chỉ bằng lời nói, thì thầm với nhau: “Thật là bất lịch sự”. (Trích Những câu chuyện về một thời, Tập 2, tr 195).
Nhưng, đó là vị GM “bất lịch sự” với chính quyền CS, còn với Đức GM Vũ Huy Chương thì ngược lại, ngài rất ưu ái và lịch sự với chính quyền, công an… Những khi có lễ hội Công giáo như đợt Giới trẻ TGPHN tập trung vừa qua, dù chính quyền đã đồng ý để cho thuê sân vận động Phú Thọ, nhưng rồi cuối cùng lại đổi ý chuyển vào Đền Hùng cho vắng vẻ… Hết cuộc tập trung đó, các linh mục và giáo dân Hưng Hóa cũng thấy xấu hổ khi Đức Cha phải đi cảm ơn các cấp chính quyền từ nhỏ nhất đến lớn nhất như đã ban một ân huệ lớn lao cho ngài.
Trong các dịp lễ, tết, ngài đã hết sức vất vả bươn bả không phải đến với giáo dân mà vì phải đi khắp các UBND các tỉnh để chúc mừng và được đưa lên TV. Tại GP Hưng Hóa, có nhiều nơi trong GP mấy chục năm không những giáo dân chưa thấy Đức Giám mục của mình, mà ngay cả cha xứ cũng chưa bao giờ đến vì “chưa xin được phép của chính quyền”. Đặc biệt ngài luôn quan tâm khi đến các giáo xứ có linh mục kiên cường, có giáo dân anh dũng, nhiều lần ngài đứng trên bục giảng nói xấu linh mục không thương tiếc vì “Linh mục gì mà lại đi nói xấu chính quyền”(!) chỉ vì linh mục đó dám tố cáo chính quyền nhũng lạm và bạo lực với giáo dân, giúp đỡ giáo dân biết mình có quyền gì được pháp luật cho phép.
Mới đây, trong dịp lễ Tấn phong Đức GM Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất (15/6/2010), một cán bộ công an phụ trách tôn giáo tỉnh miền núi xa xôi xuống dự lễ, đêm nằm ở khách sạn rồi vẫn cứ gọi điện kêu nóng. Việc được báo với Đức Cha Chương, ngài đã cho mang tiền đến cả đêm để thuê chỗ trong một khách sạn khác xịn hơn cho viên công an này. Giáo dân vẫn râm ran bàn tán chi tiết này đến hôm nay nhưng chắc Đức Cha không biết, hoặc ngài cho rằng chuyện đó là đương nhiên? Giáo dân đã hiểu được mối thâm tình giữa Đức Cha và công an như thế nào. Vì sao như vậy, chắc phải có dịp khác chúng tôi nói đến điều này.
Cũng không phải ngẫu nhiên, Noel 2009 vừa qua, (VGCS) Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBNDTP Hà Nội đã cất công lên tận Sơn Tây để chúc mừng ĐC Vũ Huy Chương với những lời tốt đẹp và “Giám mục Vũ Huy Chương bày tỏ xúc động khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo TP. Ông cho biết, sẽ làm hết sức mình để các linh mục ở giáo tỉnh Hà Nội cũng như giáo phận Hưng Hoá phát huy những điều như Chủ tịch UBND TP mong muốn” (trích từ tin của báo chí nhà nước).
Cũng dịp đó, Bí thư thành ủy VGCS Phạm Quang Nghị cũng vượt đường xa đến một giáo xứ của GP Hưng Hóa để chúc mừng vị linh mục quốc doanh Dương Phú Oanh thuộc đoàn linh mục Hưng Hóa, chủ tịch cái gọi là “Ủy ban Đoàn kết công giáo TP Hà Nội”. Những điều này giáo dân không lạ, thậm chí giáo dân Cần Kiệm, nơi linh mục Oanh quản xứ, đã phải phẫn uất kêu lên: “Linh mục gì mà cứ như cán bộ, cũng được o bế, cấp xe cộ đàng hoàng và làm việc cho nhà nước nhiều hơn nhà Chúa. Thậm chí, dù đang nằm viện vẫn bươn bả về tiếp Phạm Quang Nghị, nhưng khi đi tĩnh tâm thì kêu ốm”… Nhưng điều đó Đức Cha Chương không biết?
Tạm kết
Những lời chứng của Đức Cố GM Phaolo Lê Đắc Trọng được mọi tín hữu đón nhận trân trọng như những tài liệu quý giá của một đấng bậc đã chấp nhận hi sinh bảo vệ giáo hội cách mạnh mẽ trong một thời kỳ dài GHVN đặt dưới gọng kìm sắt của bạo lực khát máu vô thần.
Nhiều người coi đó như những bài học, những tấm gương để noi theo quyết bảo vệ GH luôn hiệp nhất, yêu thương đúng đường lối của Chúa và xứng đáng với các vị tiền nhân đã hi sinh cả mạng sống mình chứng tỏ tinh thần Đức Tin.
Tiếc rằng vẫn có những người muốn dựa vào đó để biện bạch, che giấu những việc làm không chính đáng của mình mà không soi lại chính mình khi có nhiệm vụ dẫn dắt đoàn chiên tiếp bước con đường kiên trung và bất khuất của giáo dân Miền Bắc.
Thời gian qua qua những sự kiện liên quan trực tiếp đến GH Miền Bắc và cả nước đã chứng minh những vấn nạn có thật trong Giáo hội, đó là sự thiếu hiệp thông, thiếu thái độ đúng mực cần thiết, thỏa hiệp với sự ác, với bất công, bạo lực và bỏ qua số phận những người nghèo khó, đau khổ… đi ngược đường hướng của Hội Thánh Chúa. Điều này đã dẫn đến những lo lắng, thất vọng của nhiều giáo dân, tu sĩ… lần đầu tiên sự thật đã được kêu gọi phải lên tiếng và những tiếng nói phản ứng đã cất lên mạnh mẽ.
GP Hưng Hóa cũng là mô hình thu nhỏ của vấn nạn này, ở đó có một ĐGM uy quyền nhưng thiếu uy dũng, ở đó có một ĐGM thiếu tình hiệp thông, nhiều khi thỏa hiệp với sự ác, với bạo quyền mà không bênh vực lẽ phải, người công chính, người nghèo…
Ở đó có một ĐGM chấp nhận một chế độ xin – cho và không muốn nghe những lời góp ý. Cũng ở đó giáo dân thấy rõ và hiểu rằng Giáo phận đang được điều hành không phải bởi một Đức Giám mục với ý Chúa Thánh linh soi sáng, mà là một chức sắc được công an chỉ đạo và chính quyền sai khiến. Hiện nay, chính sách cai trị của cộng sản là: “Hèn với giặc, hung hãn với dân” thì ở GP này, cách thực hiện của ĐGM cũng đang đi theo đường lối đó.
Và cũng ở đó, những lời lẽ đẹp đẽ của Kinh Thánh: “Thiên Chúa đã giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí. Trái lại, chúng tôi khước từ những hành động ám muội, đáng xấu hổ, và không dùng mưu mô mà xử trí, cũng chẳng xuyên tạc lời Thiên Chúa; nhưng chúng tôi giãi bày sự thật” (2 Cr 4, 1-2) thì ĐGM vẫn dùng một cách trơn tru để biện bạch cho sự thỏa hiệp của mình mà không tự vấn lương tâm.
Nữ Vương Công LýGiám Mục Vũ Huy Chương ngày càng lún sâu vào sai lầm này đến sai lầm khác. |
14/07/2010 | |
|
|
No comments:
Post a Comment