Sunday, July 18, 2010

Trần Trung Chính -THẦY , TỚ và THẦY TỚ

THẦY , TỚ THẦY TỚ

Trần Trung Chính

Thầy : danh từ, có khá nhiều định nghĩa như là :

- người đàn ông dạy học.

- người có trình độ chuyên môn cao hướng dẫn, dạy bảo học viên học nghề

- người làm một số nghề đòi hỏi có trình độ học thức

- viên chức cấp thấp thời phong kiến , thực dân

- chủ, trong mối liên hệ với đầy tớ (dùng để xưng gọi trong gia đình)

Tớ : danh từ và đại danh từ, có 2 định nghĩa :

- nói tắt của đầy tớ (danh từ)

- đại danh từ dùng tự xưng một cách thân mật giữa bạn bè còn ít tuổi

Thầy tớ ( thường được gọi là đầy tớ ) : người đi ở, người giúp việc trong nhà, văn hoa thì gọi là gia nô, nếu là đàn bà con gái thì gọi là “con sen” (nhà báo Chu Tử dịch ngược ra Hán văn thành ra “liên tử”) , còn nếu là đàn ông con trai thì gọi là “tà lọt”.

Luật sư Nguyễn Hữu Hiệu khi còn sinh tiền rất ghét những ai gọi ông là “thầy cãi” hay “thầy kiện”, ông nói “thầy cãi” hay “thầy kiện” hàm ý một tính chất xấu xa và ti tiện cho nghề luật sư. Tuy nhiên , đảo ngược câu nói của Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu, tôi cũng có thề phát biểu rằng : “ những ai thích được người khác gọi mình là “ thầy cãi ” hay “thầy kiện” thì không phải là “luật sư” !

Theo sự nhận xét của tôi, ở một số ngành nghề khác trong xã hội, cũng có một số lớn những người rất ghét những ai gọi họ là “thầy + ngành nghề……” thí dụ như : “thầy bói”, “thầy chùa”, “thầy dùi”, “ thầy đời”…. Đồng thời cũng có một số ngành nghề có tính trung lập như “thầy cò”, “thầy cúng”, “thầy dòng”, “thầy ký”, “thầy lang”, “thầy thuốc”.

Quan năm Trần văn Thưởng trong “Thư Cho Ông Trần Trung Chính” viết ngày 13 tháng 6 năm 2010 được đưa lên “ net “ lúc 1:02 PM đã tự tố cáo trước diễn đàn công luận rằng ông ta là một “ thầy cãi “ chính hiệu bởi vì không thấy quan năm tự khoe đã tốt nghiệp Tiến sĩ Luật mà lại còn lớn lối viết bậy bạ rất tức cười. Ngay trong câu đầu tiên ông ta đã viết : “Bài viết của ông không như ý của tôi cũng như không đúng tiêu chuẩn của tôi để trả lời…(hết trích)”

Tôi trả lời cho quan năm Trần văn Thưởng hay rằng : “Trần Trung Chính không phải là bồi bút của quan năm và cũng không phải là “tà lọt” của “bề trên Trần văn Thưởng”nên Trần Trung Chính không có bổn phận phải thỏa mãn theo ý của quan năm. Chấm hết”

Về điều thứ tư trong 4 lý do quan năm Trần văn Thưởng “phải” trả lời tác giả bài viết “Thử, Thách, và Thử Thách Là Một ? “, quan năm Trần văn Thưởng cho rằng Trần Trung Chính chỉ là một nạn nhân của tổ chức Cần Lao Ngông Cuồng và Việt Gian Bán Nước”. Nhận định của quan năm quá hàm hồ vì quan năm không đưa ra dẫn chứng nào cả.. Vậy theo “quan năm bề trên Trần văn Thưởng”, những người Công Giáo đều phải gia nhập Đảng Cần Lao hết hay sao ? Và trong Đảng Cần Lao, những ai được “quan năm bề trên” xếp loại vào hạng “Cần Lao Ngông Cuồng” và những ai được “quan năm bề trên “ ưu ái xếp loại “Cần Lao Khiêm Nhường ”??

Bọn Việt Cộng đã từng lớn lối kết án những người quốc gia như cụ Nguyễn Hải Thần – lãnh tụ của tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, ông Nguyễn Tường Tam thủ lãnh của Đại Việt Dân Chính, Đảng Trưởng Trương Tử Anh của Đại Việt Quốc Dân Đảng, ông Lý Đông A của Duy Dân Quốc Dân Đảng, ông Vũ Hồng Khanh của Việt Nam Quốc Dân Đảng…là Việt Gian Bán Nước. Vậy theo luận điệu lớn lối của “bề trên quan năm Trần văn Thưởng”, Trần Trung Chính suy diễn và kết luận “quan năm Trần văn Thưởng là Việt Cộng thứ thiệt 100%”.

Khi “quan năm bề trên Trần văn Thưởng” viện dẫn câu nói của Tôn Tử : “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” rồi bảo Trần Trung Chính là Hiệp Sĩ Mù hay kẻ say rượu nặng. Vậy “bề trên Trần văn Thưởng ” biết gì về Trần Trung Chính, hãy nói lên để độc giả trên diễn đàn chấm điểm xem ai làm trò cười và ai là những trẻ nít sống lâu năm ?

Những kẻ nói láo hay những kẻ ba hoa khoác lác thường hay quên những gì mình nói ra hay đã viết ra, là người rất cẩn thận, Trần Trung Chính đã down load những gì mà quan năm khoác lác trên diễn đàn điện tử từ một năm nay mà “bề trên” đâu có biết và trước khi viết bài “đập” Trần văn Thưởng, Trần Trung Chính đã hỏi thăm lý lịch và quá trình hoạt động của “quan năm” từ Thiếu Tá Nguyễn Tri Tùng, Khóa 17 VBQGDalat, chức vụ cuối cùng là Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu Thừa Thiên. Trần Trung Chính ở tù chung với cựu Thiếu Tá Nguyễn Tri Kiểm, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Tỉnh Thừa Thiên, là thân phụ của Thiếu Tá Nguyễn Tri Tùng. Rồi từ 1993 đến 1995, Trần Trung Chính và Thiếu tá Nguyễn Tri Tùng làm việc chung một hãng ở San Jose . Như vậy, câu nói của Tôn Tử phải điều chỉnh làm sao trong trường hợp này ??? Có lẽ quan năm Trần văn Thưởng nên viết lại câu này như sau : “ Không biết người, chỉ biết ta, không cần đánh cũng biết là thua “.

Quan năm Trần văn Thưởng không những là kẻ ba hoa khoác lác mà lại kiêm luôn đặc tính “ngu và dốt” nữa. Trong bài viết, Trần Trung Chính đã tự giới thiệu năm 1966 mới học đệ tam trường Chu văn An Sài Gòn, như thế khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963, Trần Trung Chính chỉ là một thằng con nít mới học đệ ngũ (lớp 8) thì đâu có mắc mớ dính líu đến Cần Lao mà bảo là “nạn nhân của Cần Lao Ngông Cuồng”. Quan năm Trần văn Thưởng tức điên người khi bị Trần Trung Chính bảo là “tà lọt” cho các ông quan khác, nhưng “quan năm bề trên “ chóng quên quá . Ai đã viết “ dù tôi làm việc phi nguyên tắc…” ,rồi tiếp theo là “ để rồi Tướng Thơ đã chỉ thị cho tôi làm nhiều công tác phi nguyên tắc…” ? Trần Trung Chính chỉ biết đọc biết viết tiếng Việt, không có bằng Ph.D, sang Mỹ không có đi học Đại Học Mỹ thì chỉ đủ hiểu nhóm chữ “phi nguyên tắc” trong tổ chức Quân Đội VNCH có nghĩa là “làm tà lọt”, đó là lỗi của người viết chứ không phải của người đọc.

Lại nữa, khi “quan năm bề trên ” phán rằng “ Đây là cơ hội đầu tiên, cũng là lần cuối tôi viết đến ông” sao nghe có hơi hướm của bản nhạc sến “ Lần đầu, Lần cuối ” quá vậy, “quan năm” tính chuyện truất ngựa truy phong bỏ chạy đó sao (Việt Cộng gọi là “chém vè”). Hay là tự cảm thấy không cần đánh cũng biết là thua nên bỏ chạy cho chắc ăn.

Vũ Công Duệ đậu tiến sĩ làm quan đến chức ngự sử trong triều đình nhà Hậu Lê, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi, Vũ Công Duệ cảm thấy bất lực không giúp gì được cho con cháu vua Lê nên ông vào thư phòng của vua Lê lấy ấn vua rồi bỏ về quê ở tỉnh Thái Bình, nhảy xuống biển tự tử ôm theo cả cái ấn. 60 năm sau, khi con cháu Mạc Đăng Dung bị đánh duổi chạy lên Cao Bằng, vua Lê và chúa Trịnh Tùng cho người mò xuống tìm cái ấn của vua. Tương truyền thợ lăn vẫn thấy Vũ Công Duệ ngồi xếp bằng và đeo cái ấn vua ở cổ ( huyền thoại này có lẽ chỉ để tuyên truyền chứ 60 năm trôi qua xác đã rữa, may ra tìm thấy cái ấn là quá lắm rồi, làm gì có chuyện Vũ Công Duệ còn ngồi dưới đáy biển)

Vũ Công Duệ lúc còn nhỏ, nhà rất nghèo, bố mẹ là nông thợ đi cầy thuê, cấy mướn cho các chủ điền (nói theo kiểu Cộng Sản, đây là thành phần bần cố nông chuyên chính vô sản thứ thiệt). Một hôm , có ông bá hộ giàu có tìm đến nhà Vũ Công Duệ để đòi nợ, trong nhà không có ai chỉ thấy một thằng nhỏ độ 10 tuổi đang đánh đáo ngoài sân. Ông bá hộ hỏi thằng bé “ Bố mẹ mày đi đâu hết cả ?”. Thằng bé trả lời : “Bố tôi đi chém cây sống, mẹ tôi đi trồng cây chết” . Ông bá hộ dụ thằng bé vì ông không tìm ra câu trả lời. Ông dụ dỗ thằng bé là nếu giải thích ý nghĩa của câu nói thì ông sẽ xóa nợ cho bố mẹ nó.Thằng bé đòi hỏi phải có người chứng thì nó mới nói. Giữa mùa cấy thì nông dân đâu có ai ở nhà, hàng xóm cũng không có người, ông bá hộ bèn chỉ đại vào con rắn mối đang bò trên cột nhà mà nói : “Có con rắn mối kia làm chứng cho tao với mày”. Lúc đó Vũ Công Duệ mới giải thích : “ Bố tôi đi chém. cây sống là đi nhổ mạ, còn mẹ tôi đi trồng cây chết là đi cấy lúa”. Ông bá hộ cười , xoa đầu thằng bé và khen là thông minh, rồi đi về .

Ít lâu sau, ông lại đến đòi nợ nữa, Vũ Công Duệ bảo bố mẹ mình khỏi phải trả nợ vì ông bá hộ đã hứa xóa nợ. Ông bá hộ tức giận đem trình lên quan huyện để kiện hầu đòi lại món tiền. Quan huyện hỏi Vũ Công Duệ, thằng bé trả lời như câu chuyện vừa kể. Quan hỏi : “Thế lấy ai làm chứng cho lời hứa của ông bá hộ ?”. Vũ Công Duệ đáp : “ Lúc ấy có con rắn mối đang bò trên đôi đũa cả trong nhà ”. Ông bá hộ vội cải chính : “Thưa quan, thằng bé nói láo đấy vì con rắn mối bò ở cột nhà chứ không phải ở đôi đũa cả” . Quan huyện cả cười nói “ Ông bá hộ ơi, ông thua trí thằng bé này rồi, quả thật là có chứng cớ xác nhận lời hứa của ông với nó”. Ông bá hộ gãi tai tiu nghỉu chịu thua nhưng theo lời khuyên của của quan huyện, thay vì dùng những thủ đoạn bá đạo để lấy lại món nợ, ông giúp gia đình Vũ Công Duệ cho thằng bé được ăn học tử tế.

Khi thi đậu ra làm quan, chắc chắn Vũ Công Duệ đền đáp công ơn của ông bá hộ bằng hình thức nào đó mà lịch sử không ghi nên chúng ta không biết ; chứ có ai như Hồ chí Minh và bè lũ tay chân thân tín như Trường Chinh.. đem cả bố ruột, bác ruột của mình ra đấu tố vì những người này thuộc “thành phần địa chủ ác ôn” !!! Ông Vũ Công Duệ không có công trạng nào trong việc giữ nước (vì lịch sử nước ta thời đó không có giặc ngoại xâm) nhưng nhà văn Phan Kế Bính xếp truyện của ông vào trong quyển sách Nam Hải Dị Nhân vì tấm gương trung dũng của ông đối với nhà Hậu Lê. Còn quan năm Trần văn Thưởng và thầy đội Trương Khôi đang ra sức bảo vệ mấy ông thầy chùa Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Chánh Trực…thì không biết nhà văn Phạm Hoài Việt có ý định viết quyển sách Nam Hải Kỳ Nhân hay không ? Nếu có ý định thì tôi góp ý là nên liệt kê tất cả những ông thầy chùa quốc doanh có công “đuổi Mỹ cứu nước”, bao gồm luôn cả các ông thầy chùa thuộc nhóm Về Hàng (mấy ông này tự xưng là Về Nguồn nhưng hỏi ra thì không biết là Nguồn nào, chả lẽ lại nói là Về Nguồn chính thống thì phật tử hải ngoại lại mất công tốn tiền mua vé máy bay đi Ấn Độ rồi dùng đường bộ đi Nepal tới vườn Lâm Tỳ Ny thì mới đúng là Nguồn Gốc thứ thiệt của Phật Giáo), bao gồm luôn cả mấy ông thầy chùa và cư sĩ trong nhóm Thân Hữu Già Lam (nhóm này nghe cái tên không thôi là đủ biết tinh thần cục bộ, chỉ quanh quẩn xung quanh chùa Già Lam ở Gia Định là nơi mà Thích Trí Thủ và Thích Trí Quang đang thường trú ) dĩ nhiên phải bao gồm luôn cả nhóm Chấn Hưng Phật Giáo nữa chứ (ai mà đặt tên là Chấn Hưng Phật Giáo thì rõ là mấy thằng ngu có bằng cấp vì dễ hiểu là Phật Giáo đang tan nát nên mới cần Chấn Hưng, chớ cái thời hưng thịnh như đời Lý + đời Trần thì làm quái gì phải cần đến Chấn Hưng).

Kỳ Dị là từ ngữ kép để chỉ tình trạng, tính chất như nhau. Vì tác giả Phan Kế Bính đã viết quyển Nam Hải Dị Nhân nên nếu nữ sĩ Phạm Hoài Việt liệt kê những anh hùng hảo hớn Phật giáo thời hiện đại thì không nên lấy tên là Nam Hải Dị Nhân quyển Hạ, mà nên lấy tên là Nam Hải Kỳ Nhân. Chắc là sẽ vui lắm vì đa số bá tánh thiên hạ sẽ hiểu Kỳ Nhân của nữ sĩ Phạm Hoài Việt toàn là những người Kỳ Cục.

Vì không phải là luật sư, nên 2 “thầy cãi” Trần văn Thưởng và “biện hộ viên” Trương Khôi cố gắng biện hộ cho Hà Thúc Ký và Thích Trí Quang, thay vì gỡ tội cho 2 người này mà té ra lại làm công việc buộc tội. Tôi sẽ chứng minh qua những sự việc dưới đây đặt căn bản trên những điều mà 2 ông “thầy cãi” và “biện hộ viên” này viết ra chứ không phải tôi phỏng đoán hay tưởng tượng .

1/ Khi bài viết “ Thử, Thách và Thử Thách Là Một ?” được gửi lên diễn đàn, tôi đã chính thức vạch mặt chỉ tên Hà Thúc Ký là người đã nghe theo áp lực của nhà sư Thích Trí Quang và bị Cộng Sản mua chuộc (xin độc giả trên diễn đàn ghi nhận cho là vạch mặt chỉ tên khác hoàn toàn với chụp mũ). Tôi chờ đợi sự lên tiếng phản bác chính thức của hệ phái Đại Việt Cách Mạng Đảng, nhưng 3 tuần lễ trôi qua, hệ phái Đại Việt Cách Mạng Đảng giữ chủ trương 5 KHÔNG ( Không Nghe, Không Thấy, Không Biết, Không Chê và Không Khen) ; có lẽ họ đánh hơi tôi còn giữ một “đòn độc” nào đó để “giữ miếng”. Duy nhất chỉ thấy quan 5 Trần văn Thưởng lên tiếng bênh vực Hà Thúc Ký, nhưng lại nói loanh quanh “bá láp” về Đảng Đại Việt vào năm 1967 !!! Rồi cũng chính Trần văn Thưởng lại phân chia Đảng Đại Việt Cách Mạng Đảng ra làm 2 chi phái nữa, đó là Đại Việt Cần Lao và Đại Việt Phật Tử. Tuy nhiên đây là những lời “nghe qua rồi bỏ” vì quan năm Trần văn Thưởng không đưa ra tên của 2 người lãnh đạo của 2 chi phái này. Tôi nói rõ Hà Thúc Ký thả 2 Việt Cộng cỡ bự là Đại Tá Lê Câu và Mười Hướng (sau này lên Trung Tướng) ở thời điểm 1964. Như vậy câu trả lời của quan năm Trần văn Thưởng được zero điểm vì đi lạc đề.

Để tất cả quý vị trên diễn đàn được rõ, tôi đưa ra những chứng cớ và chứng lý rõ ràng với những nhân vật có trách nhiệm tại Huế vào thời điểm tháng 11/1963 như sau :

1.1 Tỉnh Trưởng Thừa Thiên là Thiếu Tá Nguyễn Mâu, ông này ra thay Thiếu Tá Đặng Sỹ từ tháng 8/1963.

1.2 Giám Đốc Sở Tình Báo Bắc Trung Nguyên Trung Phần là Thiếu Tá Đào Quang Hiển.

1.3 Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I là Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí.

Khi Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí ký giấy thả người quốc gia như ông Hà Thúc Ký và các đảng viên Đảng Đại Việt đang bị cầm tù vì chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm, chắc chắn là Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí đã hỏi ý kiến của Khối Tình Báo, Khối An Ninh và chính quyền địa phương. Và tất cả những tên Việt Cộng – dù là người địa phương hay xâm nhập – vẫn còn bị giam giữ. Vậy tại sao 5-6 tháng sau ngày 1 tháng 11 năm 1963, khi ông Hà Thúc Ký lên làm Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ, ông lại ký giấy thả Đại tá Lê Câu và Mười Hướng cùng với 10 tên Việt Cộng khác nữa là làm sao. Chính quan năm Trần văn Thưởng xác nhận Hà Thúc Ký là Phật Tử, cho nên điều mà tôi đã nói trong bài trước là Hà Thúc Ký bị áp lực của nhà sư Thích Trí Quang và bị Cộng Sản mua chuộc là đúng 100%.

Tuy Luật Sư Nghiêm Xuân Hồng ngăn cản Thủ Tướng Nguyễn Khánh không truy tố Hà Thúc Ký ra tòa án quân sự , nhưng điều đó không có nghĩa là Hà Thúc Ký ngây thơ vô tội (innocent). Với chứng lý rõ ràng mà tôi vừa nêu, tôi kết án Hà Thúc Ký là một tội phạm chính trị của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Kết án mà không có bản án để các nhà viết sử cận đại sau này không thể lẫn lộn vai trò của Hà Thúc Ký trong giai đoạn rối ren của VNCH.. Quan năm Trần văn Thưởng đòi hỏi tôi đưa ra lời minh xác của cựu Trung Tá Nguyễn Hữu Hải và của cựu Trung Tá Nguyễn Mâu, xét ra không cần thiết vì tôi đã đưa ra chứng lý rõ ràng vừa nêu trên để buộc tội Hà Thúc Ký.

2/ Cả quan năm Trần văn Thưởng và thầy đội Trương Khôi đều là những thằng ngu lũy thừa 8 (tôi dùng số tám vì thập niên 60-70 người ta hay quen miệng sử dụng đặc ngữ “bỏ đi tám” và dùng đến lũy thừa vì thấy 2 tên này càng nói càng ngu và cái ngu sau cao hơn cái ngu trước theo số lũy thừa). Không những ở miền Trung, ngay cả ở miền Nam – từ Phan Rang, Phan Thiết đến tận mũi Cà Mau – dưới thời Tổng Thống Diệm mọi người đều biết tới oai danh khét tiếng của Cơ Sở Mật Vụ Miền Trung do ông Dương Văn Hiếu cầm đầu. Nội cái danh xưng của cơ quan này đã nói lên việc làm của họ là bắt giữ những kẻ thù của chế độ, sao không thấy quan năm Trần văn Thưởng và thầy đội Trương Khôi nhắc nhở đến Dương văn Hiếu và cơ quan Mật Vụ Miền Trung của ông ta ? Phải chăng vì không bắt được Dương văn Hiếu nên phe của Thích Trí Quang bắt Phan Quang Đông để thay thế ? Cơ sở của Phan Quang Đông ở gần trường Pellerin, trước khi bị bắt Phan Quang Đông đã thủ tiêu giấy tờ tài liệu và cho tẩu tán nhân viên hết cả. Nếu bảo Phan Quang Đông là mật vụ ác ôn thì chắc Phan Quang Đông là Tề Thiên Đại Thánh vì ngoài việc bắt giam người tra tấn khảo của ông ta lại còn bắt được cả những Việt Cộng cỡ bự nữa, những tên Việt Cộng này do Hà Thúc Ký thả ra vội trở về miền Bắc ngay, đâu có tên nào ra tòa làm chứng tố cáo Phan Quang Đông tra tấn khảo của đâu ?

3/ Quan năm Trần văn Thưởng dẫn chứng các tài liệu buộc tội Phan Quang Đông trước tòa án, nhưng vì chỉ là “thầy cãi” chứ không phải là “luật sư” nên không biết rằng đây là “những chứng cớ không hữu hiệu” . Tôi gọi là “những chứng cớ không hữu hiệu” vì tất cả những chứng từ này đều không có chữ viết tay cũng như chữ ký của Phan Quang Đông. Có một chi tiết mà không ai để ý là Phan Quang Đông khi bị bắt đòi cho gặp được Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí và Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí không đến gặp Phan Quang Đông một mình mà ông đi cùng với một vài sĩ quan. Không ai để ý tên tuổi của vị sĩ quan đó là ai. Phía Cảnh Sát thì cho là Phan Quang Đông trao danh sách những tên Việt Cộng mà Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí không nên thả, phía Việt Cộng và phía Phật giáo của Thích Trí Quang thì phao lên là Phan Quang Đông trao bản đồ kho tàng của Ngô Đình Cẩn (việc này tướng Trí bị Hội Đồng Tướng Lãnh truy xét vặn hỏi rất kỹ, sau đó họ tống ông đi làm Đại Sứ ở Đại Hàn). Theo ý kiến của tôi, người sĩ quan đi cùng với Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí vào gặp Phan Quang Đông chính là Thiếu Tá Đào Quang Hiển – người chỉ huy trực tiếp của Phan Quang Đông. Thiếu Tá Đào Quang Hiển yêu cầu Phan Quang Đông nhận hết trách nhiệm về những việc làm của Dương văn Hiếu và Cơ Sở Mật Vụ Miền Trung, hy sinh tính mạng một mình Phan Quang Đông để bảo vệ toàn thể mạng lưới xâm nhập miền Bắc cũng như cơ sở hoạt động của Sở Tình Báo BắcTrung Nguyên Trung Phần.

3/ Khi đặt câu hỏi “ Hay chính ông là cán bộ điều khiển Phan Quang Đông ”, thầy đội Trương Khôi chứng tỏ cho độc giả trên diễn đàn là thầy đội không biết làm toán trừ, vì thời điểm 1964, khi Phan Quang Đông bị xử tử, tôi mới có 14 tuổi thì làm sao có thể là cán bộ điều khiển Phan Quang Đông được. Thật là chán quá, một người chỉ biết đọc biết viết như tôi mà phải giải thích một chuyện nhỏ nhặt như thế cho những người ngu mãn tính như Trương Khôi thì rõ ràng đã làm mất thì giờ mọi người. ( Chú thích của người viết : ngu mãn tính có nghĩa là ngu trường kỳ và dai dẳng, còn ngu “đột xuất” – chữ của Việt Cộng – có nghĩa là thỉnh thoảng hay lâu lâu mới có một lần ngu)

4/ Thầy đội Trương Khôi cũng không hiểu tiếng Việt nên tôi phải giải thích bắt mệt. Khi Đại Tá Trần Văn Hai gọi Đại tá Nguyễn Ngọc Loan là “thằng Loan” thì nó hoàn toàn khác với “thằng Tâm Châu “ của thầy chùa Thích Trí Quang. Thầy đội Trương Khôi bảo rằng “thằng Loan” là thằng mất dạy, vậy “thằng Việt Cộng Trí Quang” là thằng gì ? Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan xưng “mày, tao” với nhau đâu có giống Tư Lệnh Dẹp Loạn Miền Trung xưng “mày, tao” với thằng Việt Cộng Trí Quang, phải không thầy đội ?

5/ Quan năm Trần văn Thưởng cho rằng tôi vu oan và hạ nhục cho Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan nói riêng, và QĐVNCH nói chung, vì người lính chân chính của QLVNCH không bao giờ có những hành vi thô bạo như tôi đã tự láo khoét mô tả… Vậy tại sao quan năm không đi hỏi thẳng nhà sư Thích Trí Quang xem sự thực ra sao ? ( nhà sư Thích Trí Quang vẫn còn sống ở Saigon ). Còn về phần tôi, tôi được nghe lại từ Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu do thân phụ Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan kể ra hồi năm 1966, nguồn tin thứ hai do chính Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan kể ra hồi năm 1992 tại Đại Hội Cảnh Sát Quốc Gia Miền Đông Hoa Kỳ ở Washington DC . Vậy theo quan năm Trần văn Thưởng, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan phải nói như vầy mới đúng là người lính chân chính của QLVNCH chăng : “Bẩm thưa ôn, tui đưa ôn xuống thăm Ngài Long Vương à nghen!”

6/ Tôi đã dùng “ mẹo nhỏ ” của Vũ Công Duệ để lật tẩy tên Việt Cộng Trương Khôi – bút hiệu Bảo Quốc Kiếm. 2 ngày sau khi bài viết của tôi được đưa lên các diễn đàn, tôi đã điện thoại nói chuyện trực tiếp với anh Hồ Minh Lữ. Anh Hồ Minh Lữ xác nhận tôi đã mô tả chính xác đến 95% của câu chuyện tuy rằng có một số tiểu tiết sai không đáng kể. Anh Hồ Minh Lữ cũng cho biết rằng Trương Khôi là cán bộ xây dựng nông thôn , ở tù tại trại Bình Điền – phân trại 2, trước kia là huynh trưởng tổ chức Gia Đình Phật Tử tại quận Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, là cháu của Thích Chánh Trực – một nhà sư hoạt động cho Cộng Sản mà Thiếu Tá Liên Thành liệt kê trong quyển sách Biến Động Miền Trung. Vì vậy độc giả không lạ khi thấy luận điệu Cộng Sản rặt dòng trong tập sách Huế ơi oan nghiệt. Anh Hồ Minh Lữ biết khá rõ về Trương Khôi nhưng thấy đội Trương Khôi giả vờ không biết anh Hồ Minh Lữ. July 4 năm nay 2010, hội ái hữu cựu tù nhân trại Bình Điền ( bao gồm các phân trại 1,2,3,4 và 5) họp ở Nam Cali , thành phố Westminster và Garden Grove, vậy Trương Khôi có về tham dự hay không ?

Một nguồn tin khác từ một thân hữu cho biết thêm một số thông tin về Trương Khôi – Bảo quốc Kiếm như sau ;

  • Email : quockiemb@yahoo. com
  • Cell phone : 615-525-8907 (số phone này tôi đã gọi nhưng không thấy ai trả lời)
  • Home phone : 620-275-0341
  • Thư từ : Khoi Truong

P.O. Box 1022

Garden City , KS 67846

Cũng như tôi đã hỏi quan năm Trần văn Thưởng ở đoạn trước, thầy đội Trương Khôi biết gì về Trần Trung Chính cứ trình lên trên diễn đàn để bá tánh “rộng đường dư luận”.

Thiết tưởng nói về bọn “thầy tớ” của “thầy chùa Thích Trí Quang” như phần trên là đã quá dài dòng, nay tôi trở lại câu chuyện liên quan đến biến động miền Trung mà bài trước chưa nói đến.

Rất nhiều người lầm tưởng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã đề bạt Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan vào 2 chức vụ Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội và Giám Đốc Sở Trung Ương Tình Báo. Điều đó hoàn toàn sai.

Khi đảm nhận chức vụ Thủ Tướng, Bác Sĩ Phan Huy Quát giao toàn quyền phần vụ Cảnh Sát + An Ninh và Tình Báo cho Trung Tá Phạm Văn Liễu. Vậy Trung Tá Phạm Văn Liễu là ai và giữ vai trò như thế nào trong hệ phái Đại Việt Quan Lại ? Thanh niên Phạm Văn Liễu đã gia nhập Đảng Đại Việt từ trước năm 1945, khi chiến tranh thế chiến II sắp chấm dứt, mật thám Pháp cũng như cơ quan Hiến binh Nhật đã truy bắt gắt gao những phong trào yêu nước tại Việt Nam. Nhiều người đã phải trốn sang Trung Hoa ẩn náu, trong số này có nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Mạnh Côn , Phạm Văn Liễu...Khi thế chiến 2 chấm dứt, quân đội Trung Hoa Quốc Gia của Thống Chế Tưởng Giới Thạch có trách nhiệm giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở ra, còn từ vĩ tuyến 16 trở vào thì do quân đội Anh phụ trách.

Lúc bấy giờ Hồ chí Minh đã cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim nhưng không được các nước khác công nhận – kể cả Liên Sô cũng không công nhận, vì Staline cho rằng Hồ chí Minh là tay sai của Trung Cộng do Mao Trạch Đông lãnh đạo (quả thật Hồ chí Minh là tay sai của Mao Trạch Đông ). Dưới sức ép của quân đội Trung Hoa do tướng Lư Hán làm tư lệnh đệ bát lộ quân và tướng Tiêu Văn làm chính ủy, Hồ chí Minh bị buộc phải thành lập chính phủ liên hiệp và nhường 70 ghế đại biểu quốc hội cho phe Quốc Gia. Nguyễn Mạnh Côn là 01 trong 70 đại biểu quốc hội của phe quốc gia, ông là một trong những đại diện của tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của lãnh tụ Nguyễn Hải Thần. Còn ông Nguyễn Tường Tam làm ngoại trưởng của chính phủ liên hiệp. Không lâu sau đó, Hồ chí Minh tàn sát các phần tử quốc gia sau khi quân đội Trung Hoa Quốc Gia rút về nước và quân đội Pháp bắt đầu từ Sài Gòn ra Bắc để điền thế quân đội Trung Hoa.

Cũng như ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và ông Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long phải rút sang Tàu, thanh niên Phạm Văn Liễu lại qua Quảng Châu trốn khỏi sự tàn sát của Cộng Sản. Tới năm 1947 theo ngả Hồng Kông, ông trở lại Việt Nam và tới năm 1948 theo học khóa 5 trường Võ Bị Liên Quân Dalat. Từ 1955, vì nhu cầu thành lập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, ông tình nguyện chuyển đổi đơn vị qua Thủy Quân Lục Chiến. Tới năm 1960, ông tham gia cuộc binh biến 11 tháng 11 /1960 vì một lãnh tụ của Đại Việt Quan Lại là luật sư Hoàng Cơ Thụy đứng đằng sau điều khiển 2 sĩ quan chủ chốt của cuộc binh biến này chứ không phải vì ông là tiểu đoàn trưởng của Lữ Đoàn Nhảy Dù.

Trên hình thức, người ta cứ tưởng Đại tá Nguyễn Chánh Thi – Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù, là người chủ chốt, thực tế 2 sĩ quan chủ chốt là Trung Tá Nguyễn Triệu Hồng của Nhảy Dù và Trung Tá Vương Văn Đông của Trường Chỉ Huy Tham Mưu. Trung Tá Nguyễn Triệu Hồng và Trung Tá Vương văn Đông là 2 anh em cọc chèo (2 bà vợ của 2 Trung Tá này là 2 chị em ruột và gọi luật sư Hoàng Cơ Thụy là cậu ruột). Trung Tá Nguyễn Triệu Hồng bị đạn từ Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống , chết ngay trong ngày 11 tháng 11 năm 1960. Cuộc đảo chánh thất bại, đa số các sĩ quan tham dự đều đào thoát bằng C-47 do Đại Úy Phan Phụng Tiên lái , bay sang Nam Vang tỵ nạn, chúng ta có thể kể : Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Trung Tá Vương Văn Đông, Thiếu Tá Phạm Văn Liễu, Thiếu Tá Nguyễn Huy Lợi, Thiếu Tá Nguyễn Văn Lộc, Đại úy Phan Lạc Tuyên. .v…v..

Sau ngày lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm 1 tháng 11 năm 1963, Thiếu Tá Phạm Văn Liễu về nước khoảng đầu năm 1964 sau khi Trung Tướng Nguyễn Khánh làm cuộc “chỉnh lý” vào ngày 30 tháng 01 năm 1964. Ông được vinh thăng Trung Tá vì thâm niên công vụ (mặc dù có gián đoạn 3 năm vì phải tỵ nạn chính trị ở Cambode). Thời kỳ của chính phủ Nguyễn Khánh là thời kỳ xảy ra nhiều xáo trộn chính trị như “đảo chánh hụt”, biểu tình xuống đường của giáo dân Công Giáo, Phật Tử, Sinh Viên Học Sinh.. Cuối năm 1964 (ngày 26 tháng 10), Trung Tướng Nguyễn Khánh từ chức Thủ Tướng, Kỹ Sư Phan Khắc Sửu vẫn làm Quốc Trưởng, ông Trần văn Hương thành lập nội các, nhưng chính phủ Trần Văn Hương bị giải tán vào ngày 27 tháng 01/1965; rồi mãi tới ngày 16 tháng 2 năm1965, Bác Sĩ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng mới chính thức thành lập nội các mới. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng do sự giới thiệu của đại sứ Nguyễn Văn Kiểu – là người anh lớn của Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (Ghi chú của người viết : Ông Nguyễn Văn Kiểu là một trong những sáng lập viên của Đảng Đại Việt, khoảng 1943-1944, ông Trương Tử Anh đã họp cùng với các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Văn Kiểu, Hà Thúc Ký, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Xuân Tiếu….để thành lập Đảng Đại Việt tại Hà Nội. Thằng ngu lũy thừa 8 là Trần Văn Thưởng nói Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu là “Đại Việt cỡ gộc”là nói bậy. Đại Việt cỡ gộc là Trung Tướng Trần Thiện Khiêm – Quân Ủy Trung Ương của Đảng Đại Việt hệ phái miền Nam do Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn lãnh đạo !!!).

3 ngày sau, tức là ngày 19 tháng 2 năm 1965, đại tá Phạm Ngọc Thảo và Thiếu Tướng Lâm văn Phát cầm đầu cuộc “đảo chánh”, nhưng thất bại. Để tống khứ tướng Nguyễn Khánh ra khỏi Việt Nam, Thủ Tướng Phan Huy Quát ký “sự vụ lệnh” bổ nhiệm Đại Tướng Nguyễn Khánh làm “đại sứ lưu động” (go around the World !!) , Đại Tướng Nguyễn Khánh lên đường nhận nhiệm sở mới và rời Việt Nam ngày 25 tháng 2 năm 1965.

Sau cuộc “đảo chính hụt”, Thiếu Tướng Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ đến Tổng Nha Cảnh Sát xin yết kiến Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Phạm Văn Liễu để xin cho Tư Lệnh Phó là Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đi làm Giám Đốc Nha, Sở nào đó. Trung Tá Phạm văn Liễu nói ông vừa mới giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát thời gian quá ngắn nên chưa biết hết các chỗ. Tưởng rằng Tổng Giám Đốc Cảnh Sát từ chối khéo, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ bồi thêm một câu “trớt qướt”như sau : “ Hay là nhờ ông Tổng Giám Đốc xem coi có tỉnh nào còn trống giới thiệu với Thủ Tướng đưa Đại Tá Loan đi làm Tỉnh Trưởng cũng được!” . Trung Tá Phạm Văn Liễu lấy làm kỳ, vì từ trước đến giờ, Tỉnh Trưởng phải là Bộ Binh, Pháo Binh, Thiết Giáp…chứ chưa thấy Không Quân hay Hải Quân đi làm Tỉnh Trưởng bao giờ. Nhờ câu nói “trớt qướt” của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung Tá Phạm Văn Liễu hiểu là ông Tư Lệnh sợ ông Phó Tư Lệnh thay thế mình nên tìm cách đưa ông Phó Nguyễn Ngọc Loan rời khỏi Không Quân. Mặc dù đã có chủ đích, Trung Tá Phạm Văn Liễu vẫn nói : “ Thiếu Tướng cứ nói Đại Tá Loan qua gặp tôi”. Đây cũng là dịp may tình cờ của lịch sử, vì ông Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Phạm Văn Liễu muốn thay thế Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội là Đại Tá Cao Văn Chính, một sĩ quan thân tín của Đại Tướng Nguyễn Khánh; đồng thời cũng muốn thay thế Trung Tá Lê Quang Nhiều – Giám Đốc Sở Trung Ương Tình Báo – cũng là sĩ quan thân tín của Đại Tướng Nguyễn Khánh.

Do đó, khi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan qua gặp Trung Tá Phạm Văn Liễu, ông Tổng Giám Đốc Cảnh Sát đã tiến cử Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan với Thủ Tướng Phan Huy Quát để thay thế 2 chức vụ quan trọng vừa nói ở đoạn trên. Chính Thủ Tướng Phan Huy Quát bổ nhiệm Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan làm Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội kiêm nhiệm Giám Đốc Sở Trung Ương Tình Báo vào những ngày cuối tháng 2/1965, Khi Đại tá Nguyễn Ngọc Loan trở lại Bộ Tư Lệnh Không Quân để chào giã từ đi nhận nhiệm sở mới, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ “hết hồn” vì định nhờ Trung Tá Phạm Văn Liễu đưa Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đi làm Tỉnh Trưởng “ngồi chơi xơi nước”, không ngờ Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan lại nắm giữ 2 chức vụ quan trọng cùng một lúc. Như vậy Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan tham chính trước Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ tới 4 tháng và ông nắm giữ 2 chức vụ quan trọng do Trung Tá Phạm Văn Liễu tiến cử chứ không phải do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ “nâng đỡ” như rất nhiều người lầm tưởng.

Khi làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát, Trung Tá Phạm Văn Liễu nhận thấy Cảnh Sát rất thiếu sĩ quan, ông đã nhờ Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan “vận động” với các vị Trung Tá, Thiếu Tá của 2 Nha An Ninh Quân Đội và Sở Trung Ương Tình Báo chuyển qua Cảnh Sát. Vì các sĩ quan này phần lớn là bạn học với Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan ( Khóa 1 Thủ Đức-Nam Định) nên sự “vận động ” cũng dễ dàng hơn. Trung Tá Phạm Văn Liễu được vinh thăng Đại Tá sau một thời gian ngắn làm việc trong Tổng Nha Cảnh Sát, chính ông đã tuyển dụng và bổ nhiệm 8 vị có văn bằng cử nhân luật (hay tương đương) vào ngạch “quận trưởng cảnh sát” thay thế 8 ông Cò (tiếng Pháp : Commisionaire) rời ngành cảnh sát vì lý do chính trị như ông Cò Y, ông Cò Thái (Trắng), ông Cò Thái (Đen)… Trong 8 ông “quận trưởng cảnh sát” tân tuyển hồi năm 1965, tôi chỉ còn nhớ được 3 ông, đó là các ông Trần Minh Công, Phạm Công Bạch, Nguyễn Thanh Tòng. Chỉ sau năm 1971, các ông có ngạch “quận trưởng cảnh sát” mới chuyển đổi qua cấp bậc Thiếu Tá, Trung Tá.

Khi còn ở Nam Vang tỵ nạn chính trị sau cuộc binh biến 11 tháng 11 năm 1960, Thiếu Tá Phạm Văn Liễu đã biết rõ Đại Tá Nguyễn Chánh Thi bị bọn Việt Cộng mua chuộc. Ngoại trừ Trung Tá Vương Văn Đông theo Phòng Nhì của Pháp đã cung cấp “bí mật quốc phòng” của VNCH qua ngả Tinh báo Pháp và Tình báo Cambode nên có cuộc sống sung túc, và Đại Úy Phan Lạc Tuyên của Nhảy Dù theo hẳn Việt Cộng là có cuộc sống thoải mái, tất cả các sĩ quan còn lại đều có cuộc sống chật vật khó khăn. Đây là lý do giải thích tại sao Trung Tá Vương Văn Đông không dám trở lại miền Nam Việt Nam sau khi chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Tiên đoán, sẽ có cuộc đổi thay chính trị ở miền Nam và Đại Tá Nguyễn Chánh Thi sẽ có vai trò quan trọng trong chính quyền miền Nam sau này, bọn Việt Cộng đã sai tên “Sáu Già” đóng vai “Mạnh Thường Quân” để giúp đỡ Đại Tá Thi về mặt tiền bạc, bọn Việt Cộng còn đưa một cô gái tên là Trâm (tôi quên mất họ - có ai trong ngành Cảnh Sát Đặc Biệt còn nhớ họ và tên lót của cô Trâm ,xin cho tôi biết để bổ sung) đóng vai người tình (mà không yêu) của Đại tá Nguyễn Chánh Thi để cung cấp khoản “tình dục” quá cần thiết cho một người đàn ông phải sống xa gia đình đi tỵ nạn chính trị nơi xứ người.

Sau khi tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý vào ngày 30 tháng 01 năm 1964, Đại tá Nguyễn Chánh Thi trở về nước, được vinh thăng lên Thiếu Tướng và có lần giữ chức vụ Tổng Trấn Sài Gòn – Gia Định để trấn áp các phe nhóm quân nhân khác mưu toan lật đổ chính phủ của Trung Tướng Nguyễn Khánh. Sáu Già và cô Trâm cũng về Sài Gòn theo nhưng không cùng một lúc với Đại Tá Thi. Chính phủ tướng Nguyễn Khánh cấp cho Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi một căn biệt thự ở đường Gia Long – gần Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến – ông cho Sáu Già làm “quản gia”. Khi Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi đưa 2 người đi làm giấy tờ như thẻ căn cước thì cảnh sát đặc biệt biết ngay họ là Việt Cộng, giản dị vì cả 2 người này không có “thẻ Henri” lưu trữ trong Tổng Nha Cảnh Sát. Tuy nhiên, theo chỉ thị của “xếp lớn”, cảnh sát đặc biệt để tâm theo dõi theo chính sách “cục đường và những con kiến”.

Khi Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi ra miền Trung, cô Trâm ra theo, nhưng Sáu Già ở lại Sài Gòn tiếp tục làm “quản gia” bề ngoài, nhưng bề trong điều khiển mạng lưới tình báo của Việt Cộng. Khi Trung Tá Phạm Văn Liễu lên làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát, Ngành Đặc Biệt do Trung Tá Lê Tấn Bửu lãnh đạo, chính Thiếu Tá Nguyễn Mau là người chỉ huy toán Cảnh Sát Đặc Biệt đến biệt thự của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi “tóm cổ” quản gia Sáu Già và đồng bọn. Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi không là Việt Cộng, nhưng đã dung dưỡng và bao che cho quản gia Sáu Già hoạt động phá hoại VNCH, đây là một trong những lý do chính phủ Sài Gòn cần phải thay thế vị tướng “phổi bò” này. Sự thay thế Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi cũng là nguyên nhân gần dẫn đến biến động miền Trung mà cựu Thiếu Tá Liên Thành đã mô tả diễn biến của nó trong quyển sách BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG. Tôi đưa ra trường hơp này để lưu ý đến những con mọt sách cũng như những hậu duệ không sống cùng thời điểm 1965-1975 chớ có vội tin tưởng vào những quyển hồi ký, tôi đã đọc hồi ký của tướng Nguyễn Chánh Thi, của tướng Trần văn Đôn… không thấy 2 ông có bất kỳ dòng chữ nào nhắc đến Sáu Già và cô Trâm trong khi toàn khối An Ninh – Phản Gián đều biết rõ chuyện này !!! Cũng cần nói thêm là sau khi Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi được đưa đi Mỹ “chữa bệnh”, tôi không được biết số phận của Sáu Già và cô Trâm ra sao, nếu có vị cảnh sát nào biết thêm về Sáu Già và cô Trâm, xin đăng trên các diễn đàn để bà con “rộng đường dư luận”.

Trở lại chuyện biến động miền Trung , khi Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận – Tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh nghe theo lời xúi dại của Thích Trí Quang đem một số đơn vị và binh sĩ Phật Tử tham gia vào cuộc nổi loạn mưu toan ly khai Quảng Nam + Đà Nẵng và Huế - Thừa Thiên ra khỏi VNCH, Đại Tá Phạm Văn Liễu đã biết là sự việc đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Tổng Nha Cảnh Sát. Đại Tá Phạm Văn Liễu đã có hội đàm rất lâu với Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan. Ông cho biết ý định từ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia vì ông có 4 giới hạn mà ông không thể vượt qua, Đại tá Phạm Văn Liễu đề nghị Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và tự nguyện “xung phong” nhận lãnh chức vụ “Tư Lệnh Dẹp Loạn Miền Trung” vì ông tiên đoán sẽ không có ông tướng nào trong Bộ Tổng Tham Mưu chịu nhận lãnh chức vụ “Tư Lệnh Dẹp Loạn Miền Trung” không phải vì kém khả năng mà là vì các vị tướng này cũng có 4 giới hạn như ông hiện đang có.

Đại tá Phạm Văn Liễu đã đưa ra 4 giới hạn và chìa khóa để giải quyết 4 giới hạn này như sau :

1./ Trung Tướng Cao Văn Viên sẽ cho lực lượng Tổng Trừ Bi yểm trợ Cảnh Sát Dã Chiến tiến vào Huế để giải giới các lực lượng vũ trang theo phe phản loạn và tái lập tình hình an ninh tại đây, nhưng Trung Tướng Cao Văn Viên sẽ không còn đơn vị Tổng Trừ Bị nào để bọc lót mặt phía Tây của thành phố Huế. Đại Tá Phạm Văn Liễu nói không cần là cấp chỉ huy tình báo cao cấp, ông cũng biết là Việt Cộng đang tập trung các đại đơn vị từ lãnh thổ của Lào để tiến sát vào thành phố Huế qua ngả này để chờ sự việc ngã ngũ ở Huế là chúng sẽ tấn công vào Huế, tiến hành kế hoạch chia cắt lãnh thổ đúng như ý muốn của chúng. Đại Tá Phạm Văn Liễu nói phía chúng ta chỉ còn các trại Lực Lượng Đặc Biệt đóng dọc theo biên giới Lào Việt có thể đóng vai trò “án ngữ tích cực” có thể làm giảm thiểu sự tập trung của các đại đơn vị của Việt Cộng.

Đại Tá Phạm Văn Liễu giới thiệu với Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan người cựu chỉ huy trưởng các trại Lực Lượng Đặc Biệt đóng dọc theo biên giới Lào Việt từ Quảng Trị đến ranh giới của tỉnh Quảng Nam là Thiếu tá Nguyễn Văn Lý, thời điểm 1966 là Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên. Muốn trưng dụng Thiếu Tá Nguyễn Văn Lý qua đảm trách chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt trong suốt chiến dịch “Dẹp Loạn Miền Trung” phải thông qua Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng – Tổng Trưởng Bộ Xây Dựng Nông Thôn. Điều này, Đại Tá Phạm Văn Liễu không làm được, nhưng Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan thì quá dễ dàng vì Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng và Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan là bạn dồng khóa I Thủ Đức – Nam Định. ( Lời chú thích của người viết : Trong quyển sách BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG, tác giả Liên Thành chỉ nói đến Thiếu Tá Nguyễn Văn Lý – Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Thừa Thiên là người chống Cộng cực đoan, nhưng ông không biết rõ Thiếu Tá Nguyễn Văn Lý giữ vai trò gì trong cuộc Dẹp Loạn Miền Trung của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan. Năm 1943, thanh niên Nguyễn Văn Lý từ Huế ra Hà Nội học trường Đại Học Luật Khoa , khi Đảng Trưởng Trương Tử Anh thành lập Đảng Đại Việt tại Hà Nội, ông Nguyễn văn Lý đã cùng với các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Hà Thúc Ký, Nguyễn Văn Kiểu, Nguyễn Xuân Tiếu, bà Phan Thị Thanh Bình (sau này là vợ của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn), 2 người anh trai của bà Phan Thị Thanh Bình học Đại Học Y Khoa Hà Nội cùng với ông Nguyễn Tôn Hoàn – mà tôi không nhớ tên – là những sáng lập viên của Đảng Đại Việt. Ông Nguyễn Văn Lý được phân công ở lại Hà Nội, và thoát chết trong cuộc tàn sát của Hồ chí Minh và Võ Nguyên Giáp tiêu diệt những người quốc gia. Có lẽ ông nhập ngũ cùng thời với thanh niên Phạm Văn Liễu, nên 2 người biết nhau và khi Thiếu tá Phạm Văn Liễu sang Nam Vang tỵ nạn chính trị thì ông đã đảm trách Chỉ Huy Trưởng các trại Lực Lượng Đặc Biệt đóng dọc theo biên giới Lào Việt từ Quảng Trị đến ranh giới tỉnh Quảng Nam. Năm 1964 khi Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn về nước nhận chức Phó Thủ Tướng đặc trách Xây Dựng Nông Thôn trong chính phủ của Trung Tướng Nguyễn Khánh, theo sự sắp xếp của Đảng Đại Việt, ông rời chức vụ Chỉ Huy Trưởng các trại Lực Lượng Đặc Biệt về nhận chức Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Thừa Thiên).

2./ Các trại Lực Lượng Đặc Biệt cần sự yểm trợ tích cực của Không Quân về mặt do thám và hỏa lực để giữ được vai trò “án ngữ tích cực” không cho các đại đơn vị Cộng Quân tập trung được thành số lượng đông đảo gây nguy hiểm cho các lực lượng giải giới quân nổi loạn. Đại Tá Phạm Văn Liễu không làm được điều này, nhưng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan có thể “vận động” được với Chuẩn Tướng Trần Văn Minh – Tư Lệnh Không Quân đương nhiệm.

3./ Phía Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia không thể biết nội dung các cuộc điện đàm giữa Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận và nhà sư Thích Trí Quang, nhưng Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan biết rất rõ qua hệ thống kiểm thính của An Ninh Quân Đội và Sở Trung Ương Tình Báo . Về điểm này, thằng ngu lũy thừa 8 Trần Văn Thưởng lại buộc tội Thích Trí Quang qua đoạn văn : “ …Tôi nghĩ, ngày nay Đại tá Nguyễn Bá Hòakhông hé lộ cái thâu băng giữa Tướng Nhuận, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 và Thượng Tọa Trí Quang cũng vì một lời hứa. Tôi không nghe được cuộc thâu băng trên. Dĩ nhiên tôi tôn trọng ý kiến của Đại Tướng, nên sẽ không nói đến tại thời điểm này”. Đi lính mà không biết hệ thống quân giai gì hết, chẳng lẽ hệ thống kiểm thính của An Ninh Quân Đội khu 11 chiến thuật báo cáo thẳng cho Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng tại Sài Gòn hay sao ? Nếu chịu khó “động não” một chút, thằng ngu lũy thừa 8 Trần văn Thưởng phải hiểu rằng Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan – Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, đã biết trước nội dung cuộc điện đàm này trước cả Trung Tướng Cao Văn Viên . Tại sao Trần văn Thưởng được nghe Đại Tướng Cao Văn Viên nói lại nội dung cuộc điện đàm này mà y không chịu nói ra tại thời điểm này (2010) ? Đơn giản là vì hoàn toàn bất lợi cho thằng Việt Cộng Trí Quang, như vậy Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan chửi thề và đòi đạp Thích Trí Quang xuống biển là có cơ sở và bằng chứng rõ ràng, chứ Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan không chửi oan.

4./ Để tránh tình trạng chạm súng có đổ máu giữa các binh sĩ Sư Đoàn 1 theo phe phản loạn và lực lượng Dẹp Loạn Miền Trung, Đại Tá Phạm Văn Liễu đề nghị Sở Trung Ương Tình Báo phối hợp với Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu tung ra những tin giả lẫn với tin thật để Chuẩn Tướng Phan xuân Nhuận phải đem các đơn vị của Sư Đoàn 1 rời khỏi Huế đi hành quân tiễu trừ Cộng Sản. Chuyện này chỉ có Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đương kim Giám Đốc Sở Trung Ương Tình Báo làm được.

Tất cả những gì 2 vị Đại Tá thảo luận cùng nhau , về sau đều xảy ra gần đúng với sự tiên liệu của 2 người. Khi đoàn quân Dẹp Loạn Miền Trung từ Đà Nẵng được không vận đáp xuống phi trường Phú Bài, rồi sau đó tiến vào thành phố Huế không gặp sự kháng cự của các binh sĩ Sư Đoàn 1 vì Chuẩn Tướng Phan xuân Nhuận và Bộ Chỉ Huy nhẹ của Sư Đoàn 1 đang đóng tại cây số 17 (An Lỗ) để hành quân !!! Giả sử trong cuộc Dẹp Loạn Miền Trung, binh sĩ dưới quyền của Đại Tá Loan bị bắn tử thương, thì có lẽ Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã xử tử Thích Trí Quang ngay tại Tòa Đại Biểu Chính Phủ chứ ông khỏi cần đem Thích Trí Quang về Sài Gòn nhốt.

Đại Tá Ngô Quang Trưởng – Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù đến Mang Cá nhậm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 mà không có bàn giao. Còn Chuẩn Tướng Phan xuân Nhuận bị Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan bắt giữ ngay tại Huế rồi chuyển giao về Sài Gòn thụ lý. Ra Hội Đồng Kỷ Luật, Chuẩn Tướng Phan xuân Nhuận bị giáng cấp xuống còn Đại Tá, bị buộc rời khỏi quân đội nhưng tôi không rõ Đại Tá Nhuận có được hưởng lưu bổng hay không.

Theo như hồi ký của Trung Tướng Trần Văn Đôn, số binh sĩ theo phe phản loạn bị giết khoảng 200 người trong các cuôc chạm súng và bị bỏ bom ở Đà Nẵng và đèo Hải Vân. Vậy 2 tên Việt Cộng Trần văn Thưởng và Trương Khôi hãy cho biết số phận vợ con và gia đình của họ ra sao ? Thí dụ Thiếu Úy Nguyễn Đại Thức bị bắn ở sân cờ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh chẳng hạn, họ có được lãnh tiền tử tuất không ? Thân nhân của họ có lên chùa Từ Đàm xin nhà chùa bảo trợ không ? Họ hy sinh tính mạng để “ bảo vệ đạo pháp “ cơ mà ! Có thân nhân nào của những người lính “tử vì đạo” này sống không nổi với chế độ quân phiệt Thiệu – Kỳ mà bỏ vào bưng như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh…không ? Sao không thấy Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu cầu siêu cho những người lính này ?

Hay là thân nhân của họ làm đơn xin chính phủ Thiệu - Kỳ bỏ qua cái tội “phản loạn” để vợ con của họ được lãnh tiền tử tuất của chính phủ VNCH như những người chiến sĩ tử trận ngoài chiến trường ? Và nếu những thân nhân của những quân nhân “tử vì đạo” này đã lãnh tiền tử tuất của chính phủ VNCH năm xưa, nay qua Mỹ lại nghe theo lời của mấy ông thầy chùa Việt Cộng gia nhập vào đám Về Hàng, đám Thân Hữu Già Lam, đám Chấn Hưng Phật Giáo…quay lại chửi chính phủ VNCH thì cũng nêu tên tuổi cho rõ hầu cho những đồng bào tỵ nạn hải ngoại nên tránh xa họ không nên đến gần kẻo lại bị lây bệnh “ăn cháo đái bát” rất khó chữa trị !!!

Tôi cũng kêu gọi tất cả các báo chí, các hội đoàn người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở miền Nam California hãy công khai và liệt kê tất cả những người đến tham dự buổi ra mắt sách “Huế Ơi Oan Nghiệt “ của tên Việt Cộng Trương Khôi – Bảo Quốc Kiếm, vì theo tôi tất cả những tên đến ủng hộ buổi ra mắt sách của tên Việt Cộng đều là những tên “ăn cháo đái bát” hết cả.. Việt Cộng thắng người quốc gia vì chúng phân biệt rõ rệt “BẠN – THÙ”, còn người quốc gia thua bọn Việt Cộng vì trông ai cũng tưởng là BẠN.

Gia đình tôi không phải là phật tử truyền thống, nhưng cả gia đình trở thành phật tử rõ ràng là có cơ duyên với Đạo Phật. Năm 1961, khi thành lập Gia Đình Phật Tử CHÁNH HẠNH ở Châu Đốc, bác giáo Lê Quang Điện – người hàng xóm của cha tôi, qua nói với cha tôi cho tôi vào sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử CHÁNH HẠNH để chủ nhật khỏi phải rong chơi với bạn bè ngoài đường phố. Một năm sau, 1962, bác giáo Lê Quang Điện rủ cả gia đình tôi nên quy y tam bảo để chứng tỏ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm chúng tôi là phật tử có chứng chỉ công nhận (theo Tổng Thống Diệm những ai là phật tử mà không có giấy chứng nhận quy y tam bảo thì được xếp vào “đạo thờ ông bà”) . Người ký giấy chứng chỉ quy y tam bảo của gia đình chúng tôi là Thượng Tọa Thích Thiền Định.

Trong buổi thuyết giảng Phật Pháp sau lễ quy y, Thượng Tọa Thích Thiền Định nói : “Đi tu mà không học là tu dốt. Thờ lạy Đức Phật mà không hiểu Phật Tạng và Luận Tạng thì chỉ là quán tính nối truyền từ người đời trước đến đời người sau; như vậy Phật Giáo sẽ đi vào con đường diệt vong”

Thượng Tọa Thích Thiền Định giảng tiếp :“ Các đệ tử thỉnh thoảng lên chùa lễ Phật vào các dịp lễ lớn hay ngày rằm mồng một được hoan hỉ và thích thú khi “ăn cơm chùa” vì không mất tiền mua.. Nhưng chính thầy mới đúng là “ăn cơm của chùa”, từ cơm ăn áo mặc cho đến giày dép sách vở và cả tiền bạc để di chuyển đi lại cũng đều là của chùa. Nhưng nhà chùa và sư thầy trụ trì làm gì có của cải riêng để nuôi thầy ăn học, tất cả đều do sự đóng góp chắt chiu của bá tánh phật tử, vì vậy “ăn cơm chùa” như thầy tức là hưởng phúc đức của bá tánh phật tử. Chính thầy cảm thấy mình lại phải tu học nhiều hơn nữa để báo đáp công ơn của chư phật tử.

Nhà nho trong đạo Khổng khi ra làm quan có 2 nhiệm vụ chính phải làm, đó là “phú chi và giáo chi” tức là phải làm sao cho đời sống dân chúng giàu có hơn lên và phải giáo dục nâng cao tình trạng dân trí của quần chúng. Tu sĩ Phật giáo không có tham chính nên nhiệm vụ chính của tu sĩ Phật giáo là “hoằng pháp” cũng giống như nhà nho có nhiệm vụ “giáo chi” vậy.

Đạo Phật là đạo cứu khổ, nhưng Đức Phật thì không có quyền năng để cứu vớt khổ nạn của chúng sinh cũng như Đức Phật không có quyền năng để ban phép lành hay ban hạnh phúc cho chúng sinh. Muốn được cứu rỗi hay muốn được giải thoát khỏi vòng khổ lụy, chúng sinh phải tự đứng dậy mà đi, tự cứu rỗi cho chính mình. Đức Phật là người tìm ra con đường giải thoát và Ngài chỉ cho chúng sinh con đường giải thoát để chúng sinh tự đi trên con đường giải thoát đó.

Người ta khi chết đi cứ nghĩ là mình bỏ lại tất cả không mang theo bất cứ thứ gì, nào là bỏ lại tiền của giàu sang, bỏ lại danh vọng phú quý sang trọng, bỏ lại tiếng tăm quyền uy chính trị, bỏ lại người thân người yêu, bỏ lại thân xác của chính mình… v …v…, nhưng có một cái mình phải mang theo mà mình không biết, đó là “cái NGHIỆP mình đã tạo ra khi còn sống”. Vì vậy điểm chính của các tu sĩ Phật giáo trong khi đi “hoằng pháp” là phải khuyên bảo phật tử chớ “tạo NGHIỆP ác” mà phải luôn luôn tâm niệm “tạo NGHIỆP lành” để kiếp sau không phải “trả nghiệp”. Câu nói “Bồ Tát diệt duyên, chúng sinh diệt quả” là chứng minh sự vô minh của quần chúng phật tử chỉ thấy được “quả” mà không thấy được “nhân” và không thấy được “duyên” tức là điều kiện để “nhân” phát triển và nẩy nở. ”

Căn cứ vào những điều thuyết giảng của Thượng Tọa Thích Thiền Định, tôi nhận thấy thầy chùa Thích Trí Quang không có đi học thêm ở đâu cả và cũng chưa nghe ông ta đi thuyết pháp bao giờ , điều đó chứng tỏ cho phật tử thấy rằng kiến thức chính trị của ông thầy chùa Thích Trí Quang rất là hạn hẹp và cũng là một trong những lý do đưa đến sự thất bại trong cuộc đời làm chính trị của thầy chùa Thích Trí Quang (Chú thích của người viết : thầy chùa là loại người ở trong chùa, ăn mặc giống như tu sĩ nhưng không hành xử như một tu sĩ chân chính).

Những người tu xuất như Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường, Lê Mạnh Thát …(và nhiều người khác nữa mà tôi chưa biết tên) là những người đi tu có học hành đàng hoàng, nhưng khi hết “dốt” thì bị các cô, các bà “yếm thắm” dùng bùa hình chữ L quyến rũ bỏ tu trở về đời mưu tìm công danh với mảnh bằng đạt được do chùa nuôi ăn học , đều là những kẻ phản bội với công lao đóng góp của tất cả phật tử. Hiện nay những nhà tu xuất này đang tập họp một đám lâu la dưới chiêu bài “trung thành với thầy tổ” rõ ràng là những kẻ trung thành với hiện tượng mà phản bội với bản chất – đúng như lời giảng của Thượng Tọa Thích Thiền Định mà tôi đã nêu ở phần trên. Những đồng bào phật tử của tôi ơi, hãy tránh xa bọn ma quỷ này đi, đừng đi theo hỗ trợ bọn chúng làm gì cho mất thì giờ và tránh được biết bao phiền não sau này.

Riêng thầy tu phá giới Thích Nhất Hạnh còn bậy bạ hơn nữa, 25 thế kỷ trước, Thái Tử Tất Đạt Ta xuất gia đi tìm thầy học đạo. Ngày nay, Thích Nhất Hạnh làm ngược lại với Đức Phật Thích Ca, đang là tu sĩ độc thân bỗng bị cô Cao Ngọc Phượng (em gái của ca sĩ Cao Thái trong thập niên 50-60) dùng bùa hình chữ L quyến dụ, thay vì bỏ áo tu trở về đời như những nhà tu xuất mà tôi nêu trên, cặp vợ chồng này vẫn mặc áo tu sĩ nhưng bỏ chữ Thích trong pháp danh, đang là Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh chuyển qua Thiền Sư Nhất Hạnh rồi gióng trống dựng cờ lập môn phái “Tiếp Hiện” (giống như bên Tin Lành, đi tu mà vẫn có gia đình – lắm khi còn ly dị nhiều hơn những cặp vợ chồng bình thường). Đây là một sáng kiến rất tối tăm của Thích Nhất Hạnh vì hiện nay không một cá nhân nào cũng như không một Giáo Hội Phật Giáo nào có đủ tư cách sửa đổi Luật Tạng. Cặp vợ chồng này còn bịp đời bằng cách không gọi là Đạo Phật mà sửa lại là Đạo Bụt, khốn nỗi Thiền Sư Nhất Hạnh đi đâu cũng thuyết giảng về Phật Pháp chứ không thấy ông thầy chùa Nhất Hạnh thuyết giảng về Bụt Pháp chi cả. Kết luận của tôi là cặp vợ chồng này “treo đầu dê , bán thịt chó” , thế mà cũng có lắm kẻ u mê cứ bám theo đuôi cặp vợ chồng này , chắc là hy vọng trước khi chết được Thiền Sư Nhất Hạnh cấp chứng chỉ đề bước vào ngưỡng cửa Niết Bàn (hay được vào cõi Tịnh Độ)

Nhà sư Huyền Từ trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm của văn hào Kim Dung là chưởng môn của môn phái Thiếu Lâm, rất đẹp trai và tinh thông cả võ nghệ lẫn đạo pháp. Huyền Từ gian dâm với tiểu thư Diệp Nhị Nương sinh ra đứa con trai, đứa nhỏ bị nhà sư áo đen (là Tiêu Viễn Sơn) bắt cóc rồi bỏ vào chùa Thiếu Lâm, các nhà sư đem nuôi nấng tử tế đặt tên là Hư Trúc, ngay chính Huyền Từ cũng không biết Hư Trúc là con của mình. Gần 20 năm sau, Tiêu Viễn Sơn lật tẩy Huyền Từ trước mặt tăng chúng chùa Thiếu Lâm và quần hùng. Nhà sư Huyền Từ bước ra nhận tội và truyền bảo Trừng Giới Đường thi hành pháp lệnh ngay chính mình, ông không dùng võ công để chịu đòn, không né tránh, không dùng miệng lưỡi của chưởng môn để che dấu và khỏa lấp tội trạng của mình. Khi thấy Trừng Giới Đường ngưng tay không đánh thêm trượng nào, ông thều thào hỏi :”đã đủ chưa ?” . Trừng Giới Đường trả lời : “Đã đủ”, Huyền Từ mới nhắm mắt ra đi. Cái chết của Huyền Từ đã “giải thoát” cho những trăn trở của toàn thể tăng chúng trong chùa Thiếu Lâm, đồng thời cũng “giải tỏa” luôn những thắc mắc của các môn phái bạn + thù hiện diện tại chùa Thiếu Lâm vào thời điểm đó.

Cái chết của Huyền Từ không hề “giải thoát” cho chính cá nhân của Huyền Từ, vì ông đã tạo Nghiệp Ác thì ông phải trả Nghiệp, nhưng tội của Huyền Từ chỉ là tội “tà dâm” vẫn nằm ở kích thước nhỏ, trong khi tội của Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu…(và những nhà sư hoạt động cho Việt Cộng) là tội phản quốc , kích thước to lớn gấp bội mà tôi không hề thấy các ông thầy chùa này công khai nhận ra tội lỗi của họ. Trái lại họ còn dùng bọn thầy tớ như thằng ngu lũy thừa 8 Trần văn Thưởng, Bảo Quốc Kiếm, Phạm Hoài Việt…đánh phèng la khỏa lấp tội tầy trời của các nhà sư Việt Cộng Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Chánh Trực : Trần văn Thưởng cho rằng Thích Trí Quang yêu nước theo cách riêng của ông ta nhưng không chịu nói rõ là cách nào, phải chăng là cách liên kết với Việt Cộng để đuổi Mỹ và đánh đổ VNCH để Việt Cộng và Phật Giáo chia chác quyền lực ?

Phật Giáo Việt Nam hiện nay giống như căn nhà dột từ trên nóc dột xuống, muốn hết bị dột, phải thay nóc nhà mới – chứ đừng đi sửa nền, tô vách, quét vôi hay lát gạch làm gì cho phí tiền và phí thì giờ, vô bổ !!! Chừng nào những nhà sư lãnh đạo như Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Thích Minh Châu, Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sĩ, Thích Trí Quảng..v…v… nhìn ra được vấn đề và hành xử được như nhà sư Huyền Từ mà tôi nêu trên, thì Phật Giáo Việt Nam mới có cơ may phục hồi và phát triển. Nếu không làm được như lời nhắn gửi của văn hào Kim Dung qua nhân vật Huyền Từ, thì tất cả những nhóm Về Hàng, nhóm Thân Hữu Già Lam, nhóm Chấn Hưng Phật Giáo …v…v…rốt cuộc chỉ trở thành “sứ quân” làm nhàm tai bẩn mắt những phật tử chân chính.

Trân trọng kính chào tất cả quý vị độc giả trên diễn đàn công luận này.

San Jose ngày 4 tháng 7 năm 2010

Trần Trung Chính

No comments: