Monday, January 31, 2011

câu hỏi cho Thich Quang Độ

Tại sao H/T Thích Quảng Độ gọi lũ côn đồn độc tài cs VN (DICTATOR) là ngài nhỉ ???(http://dictionary.reference.com/browse/dictator).
–noun dic·ta·tor /ˈdɪkteɪtər, dɪkˈteɪtər/ Show Spelled[dik-tey-ter, dik-tey-ter] Show IPA

1. a person exercising absolute power, esp. a ruler who has absolute, unrestricted control in agovernment without hereditary succession.
*** Nếu lịch sự H/T có thể gọi bọn độc tài là ông (Mr) đủ rồi;sao giờ H/T TQĐ gọi DICTATOR là "Ngài" (SIR) ??? khó hiểu quá đi.
:-(:-\:-[
*** Tại Mỹ một tên hề BIDEN bảo tên độc tài MUBARAK không phải là DICTATOR .Nhưng em bé 3 tuổi ở Ai Cập cũng biếtMUBARAK là tên độc tài đúng là càng già càng lẩm cẩm.:::
*** Nhìn hình dáng H/T TQĐ da thịt hồng hào và khoẻ mạnh không có gì gọi là buồn rầu ,lo âu cả.
;-);-);-) Và càng không giống mấy chục triệu người dân lao động nghèo (gồm các bà cụ bán vé số trên hè phố,các cụ ông đạp xe xích lô kiếm cơm qua ngày,các thiếu niên đánh giày,và những thiếu nhi lượm rác ve chai để sinh tồn)thiếu sinh dưỡng ốm nhom da thịt bọcxương có thẻ đếm được mấy chục cái xương sườn luôn:::.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại lễ Hiệp kỵ chư lịch đại Tổ sư,
chư Thánh tử đạo và chư vị Tiền bối hữu công tại Saigon ngày 13.1.2011
******************************************************************************
HT Thích Quảng Độ ̣được Ông Tuấn Phan ̣đặt cho cái tên là Sư Tốt Tóc Rậm Râu "nhột qúa" phải Đi một ̣đường dao cạo . Thời buổi kinh tế khó khăn " 2 Thùng Phước Sương " cạnh bàn thờ Phật không Đầy ( Cũng có thề do Ông TP̣ "khai nhãn" nên Phật tử bớt cúng dường ) để tiết kiệm dao cạo nên tóc râu vẫn còn lún phún .

Sunday, January 30, 2011

phương thức nhân dân Ai cập vùng lên chống độc tài, chuyên chế, tàn ác 30 năm Mubarack


phương thức nhân dân Ai cập vùng lên chống độc tài, chuyên chế, tàn ác 30 năm Mubarack
quay bẳng cell phone đưa lênn youtube


Tiananmen-like courage in Cairo: Egypt's 25 Jan protests

chânj xe vòi rồng dẹp biểu tình





Egyptians protest against government in Cairo euronews, no comment.flv



Raw Video: Mass Protest Against Egypt Leader



Egypt Protests inspired by Tunisia Riots



Thousands join Cairo protests



Cell phone video shows close-up of Cairo, Egypt demonstrations




Reuters: Police use tear gas against anti-government demonstrators



Protest in Egypt - Jan 25, 2011



Egyptians protesting against Mubarack



Egyptians protest at possible family handover



Ai Cập: Ít nhất 34 nhân vật đối lập được thả khỏi các nhà tù

Người Ai Cập khiêng một người biểu tình bị thương trong cuộc đụng độ với cảnh sát ở Cairo
Hình: AP / Ben Curtis

Người Ai Cập khiêng một người biểu tình bị thương trong cuộc đụng độ với cảnh sát ở Cairo


Ít nhất 34 thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo, đảng chính trị bị cấm hoạt động tại Ai Cập, đã bước ra khỏi cổng nhà tù hôm Chủ nhật, sau khi đám đông biểu tình trấn áp lính canh tại các trung tâm giam giữ.

Một phát ngôn viên của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo đưa ra loan báo này hôm Chủ nhật.

Các thành viên của tổ chức này nằm trong số hàng ngàn tù nhân đã được tự do trong các cuộc biểu tình bạo động đã gây chấn động tại các thành phố lớn như Cairo, Alexandria và nhiều thành phố khác của Ai Cập từ hôm thứ Ba.

Những người biểu tình lại tụ tập tại các địa điểm công cộng hôm Chủ nhật để tiếp tục kêu gọi Tổng Thống Hosni Mubarak từ chức, sau 30 năm cầm quyền.

Quân đội Ai Cập hiện diện khắp nơi trên các đường phố, để ngăn chận những vụ bạo động đã giết chết hơn 100 người và làm 1.000 người bị thương, tính từ hôm thứ Ba.

Truyền thông chính thức của Ai Cập nói chính phủ đã hạ lệnh đóng cửa văn phòng của đài truyền hình Al Jazeera tại Cairo, đài truyền hình tiếng Ả Rập này đã tường trình chi tiết về các cuộc nổi dậy.

Đài Al Jazeera nói quyết định đó nhằm mục đích “bịt miệng và đàn áp”, không cho tác nghiệp một cách tự do và cởi mở.

Nhiều cư dân thủ đô Cairo đã thành lập các toán canh gác để bảo vệ tài sản của họ chống những kẻ hôi của, bất chấp lệnh giới nghiêm vào đêm thứ Bảy.

Hôm thứ Bảy, Tổng Thống Mubarack bổ nhiệm người cầm đầu ngành tình báo Ai Cập, ông Omar Suleiman vào chức vụ Phó Tổng Thống, lần đầu tiên trong 30 năm, có người nắm chức vụ này.

Phản ứng trước động thái này của ông Mubarak, nhà hoạt động đối lập Mohamed ElBaradei nói rằng ra lệnh bổ nhiệm người vào các chức vụ mới vẫn chưa đủ.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài Al Jazeera, ông El Baradei, khôi nguyên Giải Nobel, nói rằng những người biểu tình muốn thay đổi chế độ và chấm dứt điều mà ông mô tả là một chế độ độc tài.

Các toán tuần tiễu do quân đội thực hiện đã chận đường dẫn tới nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Ai Cập, kể cả Bảo Tàng Viện tại Cairo và các kim tự tháp.

Câu chuyện của Eddie Adams và Tướng Nguyễn Ngọc Loan


















xin bấm vào hình để đọc chữ rõ hơn

TƯỚNG LOAN và BỨC HÌNH OAN NGHIỆT

Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém được dẫn tới trình diện Tướng Loan.

Ảnh của Eddie Adams

Đám tang gia đình Trung Tá Nguyễn Tuân với 6 chiếc quan tài

Ảnh "Vietnam, A Chronicle of the War",Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478

Sáng ngày mồng Hai Tết, tức ngày 31-1-1968 (DL), Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan đang đích thân chỉ huy trận chiến khốc liệt tại khu vực Chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, góc đường Sư Vạn Hạnh và Ngô Gia Tự thì hai nhân viên Cảnh Sát dẫn đến trình diện Tướng Loan một đặc công Cộng Sản đã giết người rất dã man trong hai ngày qua. Đó là Đại Úy Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp.

Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của ông L N Đồng, vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.

Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.

Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được bá cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường.

Tướng Loan hành quyết đặc công Đại Úy Nguyễn Văn Lém

Ảnh Eddie Adams


Nhân chứng Nguyễn Tường Toại là một thường dân lúc đó kể lại:

“Chính tôi là người đã chứng kiến tướng Loan bắn tên cộng sản ấy, tôi biết hắn đã làm những gì. Năm 1968 ở Saigon, giữa cuộc chạm súng, hắn đẩy trẻ thơ vô tội ra như là một làn sóng người, để đồng đội tẩu thoát. Trong trận đánh khốc liệt này, hắn sử dụng trẻ con làm lá chắn, để các binh sĩ phải thôi bắn… Lúc ấy mọi thứ đang hỗn loạn. Là Tư Lệnh Cảnh Sát, Tướng Loan khi nhìn xác trẻ con chết, ông hỏi: “Tại sao vậy? Chuyện gì vậy?” Đến khi biết tại sao mấy đứa bé chết, biết ai chịu trách nhiệm về hành động này, Tướng Loan đã nổ súng hạ tên thủ phạm.”

3. Cuộc chiến Việt Nam sang trang


Yếu tố bất ngờ luôn luôn được hoạch định trong bất cứ trận đánh nào. Bắc Việt mở cuộc tấn công vào dịp Tết linh thiêng của VN là một yếu tố bất ngờ, nhưng tại sao trận tấn công Tết Mậu Thân đã không diễn ra vào cùng một thời điểm trên toàn lãnh thổ VNCH? Sau này người ta mới được biết đó là do trục trặc kỹ thuật từ Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt.

Quân lệnh về ngày giờ nổ súng trên khắp lãnh thổ Miền Nam được giữ tối mật. Chỉ có cấp lãnh đạo quân sự cao cấp nhất mới nhận lệnh viết, còn các cấp dưới chỉ nhận khẩu lệnh. Lệnh đó như sau: “Đánh vào đêm 30 Tết Mậu Thân”.

Khi hoạch định cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Bắc Việt đã cảm hứng theo cuộc Đại Phá Quân Thanh của Quang Trung Nguyễn Huệ chiếm thành Thăng Long năm 1789. Vua Quang Trung thời ấy đã cho quân sĩ ăn Tết sớm hơn 3 ngày để rồi mở trận Đống Đa - Ngọc Hồi đánh đuổi quân Thanh vào đêm 30 Tết năm Kỷ Dậu.

Cũng vậy, Bắc Việt muốn làm lịch sử theo gương Tây Sơn: “Quang Trung Nguyễn Huệ chiếm Hà Nội đuổi giặc Thanh đêm 30 Tết Kỷ Dậu thì Cộng Sản Bắc Việt chiếm Saigon đuổi Mỹ ngụy đêm 30 Tết Mậu Thân”.

Một sự kiện rất đáng chú ý khác là bỗng nhiên, ngày 8-8-1967, Hà Nội công bố sửa lại Âm lịch, áp dụng múi giờ là GMT +7, khác với múi giờ của Trung Hoa mà Việt Nam đã dùng từ ngàn năm trước là GMT +8. Hậu quả của việc này là sẽ có một số năm, ngày Mồng Một Tết Âm Lịch đi sớm hơn Tết của Trung Hoa. Tết Mậu Thân 1968 là Tết đầu tiên bị ảnh hưởng do quyết định này. Thế nhưng, trong lúc miền Bắc sửa lịch thì miền Nam vẫn tiếp tục theo lịch Trung Hoa, không chịu sửa. Thành ra, vô tình Việt Nam bỗng dưng có hai đêm 30 Tết Mậu Thân tại hai miền Nam Bắc khác nhau. Lệnh của Bắc Bộ Phủ là “Đánh vào đêm 30 Tết Mậu Thân”, nhưng quân Bắc Việt không biết khởi sự tấn công vào đêm nào. Đêm 30 Tết theo lịch Bắc Việt hay lịch Nam Việt?

Nếu đánh vào “Đêm 30 Tết Bắc Việt” thì quá sớm, vì các quân nhân VNCH chưa xuất trại đi phép nghỉ Tết. Tấn công trong lúc lực lượng VNCH còn y nguyên tức là tự sát. Còn nếu đánh vào “Đêm 30 Tết Nam Việt” thì binh lính Bắc Việt ăn Tết chưa đủ 3 ngày, không giống với Vua Quang Trung. Khi các cấp chỉ huy mặt trận khám phá ra lệnh tấn công mơ hồ thì đã quá muộn! Tướng Giáp không có cách nào gửi lệnh điều chỉnh được nữa. Do đó, mới xảy ra việc Saigon và các tỉnh miền Nam bị tấn công không cùng một thời điểm.

Quân đội thuộc Quân Khu 5 của Bắc Việt nổ súng từ Quảng Nam đến Khánh Hoà vào đêm 30 Tết của miền Nam, tức đêm 29 rạng ngày 30-1-68 Dương Lịch. Còn tại các nơi khác, Cộng quân lại ăn Tết đủ ba ngày rồi mới khởi sự tấn công vào đêm 30 rạng ngày 31-1-68 Dương Lịch, tức là đêm Mồng Một Tết.

Về phía VNCH, cho tới năm ngày trước Tết, không có dấu hiệu gì chứng tỏ tình báo miền Nam bắt được kế hoạch tấn công của Bắc Việt. Nhưng theo tài liệu riêng của Trung Tá Nguyễn Thiện, Trưởng Khối Đặc Biệt CSQG lúc bấy giờ, thì đến ngày 26 tháng Chạp, trong số các tin tức nhận được, có “nguồn tin Tây Ninh” sau khi đi họp với Trung Ương Cục miền Nam về, đã báo cáo rất chi tiết kế hoạch tổng tấn công của Việt Cộng. Chúng quyết định lợi dụng tinh thần “ngưng bắn” của Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa để nổ súng, đặc biệt là nhắm vào Thủ Đô Saigon và các tỉnh lỵ. Tin tức này đã được chuyển cho cả 2 phía: Tổng Nha CSQG và Đại sứ Hoa Kỳ nội trong ngày 27 tháng Chạp Âm Lịch. Ngay sau đó, Tổng Nha CSQG cũng như bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra lệnh cấm trại 100%. Nhưng lệnh này đã quá trễ, vì có một số quân nhân, công chức đã được đi phép từ 5 ngày trước. Đi phép luân phiên trước, rồi sau đó trở về đơn vị thay cho một số khác đi tiếp (tức là đi phép trước và sau Tết). Điều cũng nên nói ở đây, khi có một số người đi phép như thế, thì tại các trụ sở của CSQG, từ Tổng Nha đến các Ty và Chi Cảnh sát đã bắt đầu đào giao thông hào, sắp bao cát. Đó là lệnh của Tổng Giám Đốc Nguyễn Ngọc Loan được gửi tới các đơn vị CSQG.

Khi súng bắt đầu nổ ở một số tỉnh Cao Nguyên vào đêm 30 Tết, các tỉnh khác cũng vẫn bình thản vui Xuân, coi như không có gì xảy đến cho mình. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn không rời Mỹ Tho để về Saigon đối phó với tình hình. Đáng lẽ ra, nếu khi thấy một số tỉnh bị tấn công thì các tỉnh khác, kể cả Saigon, đều phải ngưng ăn Tết mới phải. Lúc đó, VNCH có tới 24 tiếng đồng hồ chuẩn bị nghênh chiến và bố trí. Thiệt hại của miền Nam chắc chắn giảm đi rất nhiều.

Còn phía Hoa Kỳ, báo chí Mỹ chỉ trích cơ quan tình báo CIA đã bất lực khi không biết được tin tấn công. Nhưng các chứng nhân tại miền Nam VN đã nhìn thấy quân Bắc Việt di chuyển gần sát các căn cứ quân sự Hoa Kỳ mà không gặp trở ngại gì, cũng như các quân nhân Mỹ bị cắm trại 100% trong lúc quân đội miền Nam đi chơi đầy đường phố, người ta nghi ngờ rằng Hoa Kỳ thực sự có biết kế hoạch tấn công này. Có thể Hoa Kỳ đánh giá sai lạc tin tức tình báo, hoặc muốn giấu VNCH hoặc đã có sự thỏa thuận ngầm nào đó giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt?

Ông Charles B. MacDonald, một nhà viết sử Quân Đội Hoa Kỳ, đã đoạt nhiều bằng tưởng lục, đã tiết lộ rằng: “Mặc dầu TT. Thiệu đã không hủy các giấy nghỉ phép cho quân lính, nhưng với áp lực của Tướng Westmoreland, ông đã cam kết rằng ít nhất 50% quân số - lúc đó là khoảng 732.000 người - sẽ phải ứng trực.”

Qua tin tức này, chúng ta có thể đưa ra 2 nhận định: Thứ nhất, Hoa Kỳ biết chắc có cuộc tổng công kích. Thứ hai, TT. Thiệu đã không “nhạy cảm” trước sự cảnh giác của đồng minh Hoa Kỳ. Có thể vì lệnh của Ngũ Giác Đài, Tướng Westmoreland không được chính thức tiết lộ tin này cho VNCH, nhưng bằng một cách gián tiếp, ông đã cảnh giác tới mức “áp lực” TT. Thiệu đừng cho binh linh về phép, vậy mà ông Thiệu vẫn không hiểu được ý của Tướng Westmoreland, để rồi vẫn xả trại lính và chính ông cũng thản nhiên về quê vợ ăn Tết!

Cho dù VNCH bị tấn công hết sức bất ngờ như vậy, nhưng về phương diện quân sự, Cộng Sản đã chấp nhận thảm bại trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân. Chỉ trong vòng từ 2 đến 3 ngày, các lực lượng quân đội và Cảnh Sát miền Nam, cùng với quân lực Hoa Kỳ yểm trợ, đã dũng cảm đẩy lui bộ đội Bắc Việt ra khỏi tất cả các nơi chiếm đóng, ngoại trừ thị xã Huế phải mất gần một tháng trời.

Tổng kết thiệt hại của các bên tham chiến trong biến cố Tết Mậu Thân được ghi nhận như sau:

Phía Hoa Kỳ và Đồng Minh có 1.536 tử thương, 7.764 bị thương, 11 mất tích.

Phía VNCH, có 2.788 tử thương, 8.299 bị thương, 587 mất tích.

Phía Bắc Việt, có 45.000 tử thương, 6.991 bị bắt, còn bị thương và mất tích không rõ.

Phía dân chúng, có 14.000 tử thương, 24.000 bị thương và 630.000 người mất nhà cửa.

Tuy nhiên, phải thành thực nhận rằng Cộng Sản Bắc Việt đã thành công về mặt chính trị và xảo thuật.

Về xảo thuật, Bắc Việt đã mở cuộc tấn công này để dùng sức mạnh quân dân chính miền Nam thanh toán hết sức mạnh quân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tuy chẳng có nhiều) để chuẩn bị cho ngày miền Bắc thống nhất đất nước. Điều này thực sự được chứng minh, vì ngay sau ngày 30-4-1975, các lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị Bắc Việt cho giải giới và nhận chìm trong quên lãng, khiến cho những người trong Mặt Trận này giận tím mật tím gan mà không đủ sức tạo ra một đề kháng nào cả.

Vy Thanh, một cán bộ Cộng Sản cao cấp miền Nam đã thú nhận rằng “Miền Nam bị nhuộm đỏ” và đau xót châm biếm Trung Ương Cục (TƯC) Miền Nam:

“Ðây là đất TƯC, đọc theo từng âm của mẫu tự thành “TỨC”. TƯC là chỗ gây ra cái tức, như tức mình vì thấy quá nhiều chuyện trái tai gai mắt, tức hộc gạch vì ức lòng quá mà nói ra không được, máu trong tim muốn ộc ra, tức lộn ruột vì đang đứng gặp chuyện ngược đời thành thử đầu dộng xuống đất cẳng chổng lên trời.”

Còn về phương diện chính trị, Bắc Việt đã thành công nhờ các lực lượng phản chiến tại Hoa Kỳ nổi lên như vũ bão sau Tết Mậu Thân, khiến cho đương kim Tổng Thống Lyndon B. Johnson (Đảng Dân Chủ) không dám ra tranh cử nữa và Richard M. Nixon đã lợi dụng tình hình chính trị tại VN để thắng cử, rồi đưa Henry Kissinger vào chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, bán đứng VNCH cho Cộng Sản.

Chính Phạm Văn Đồng đã công khai tuyên bố cuộc chiến Việt Nam đã thắng trên đường phố Hoa Thịnh Đốn.

Tóm kết, biến cố Tết Mậu Thân thực sự đã thay đổi toàn diện chiến tranh Việt Nam. Và một diễn biến lúc đầu người ta tưởng là nhỏ, nhưng lại đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi cuộc chiến. Đó là tấm hình Tướng Loan hành quyết Bẩy Lốp trên đường phố Saigon. Tấm hình đã gây oan nghiệt cho cả cuộc đời ông và hơn thế nữa, nó đã góp phần rất lớn trong diễn biến sụp đổ của chế độ VNCH miền Nam.


Vậy ai là tác giả của tấm hình đầy oan nghiệt này?
4. Nhiếp ảnh gia Eddie Adams


Eddie Adams sinh ngày 12-6-1933 (RIP năm 2004). Ông đã từng tham dự 13 cuộc chiến tranh, từ Việt Nam đến vịnh Ba Tư, với tư cách ký giả chụp ảnh chiến trường. Ông đã lãnh tới 500 giải thưởng.

Khi Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân, nhiều ký giả chiến trường ngoại quốc được tung ra khắp miền Nam để thu hình và loan tin. Bám sát bộ chỉ huy hành quân của Tướng Loan ngày mồng Hai Tết Mậu Thân là nhiếp ảnh gia Eddie Adams của hãng AP và phóng viên quay phim người Việt Nam làm việc cho đài NBC, tên là Võ Sửu.

Tất cả các diễn biến về Tướng Loan bắn đặc công Bẩy Lốp đã được Eddie Adams và Võ Sửu thu hết vào ống kính, không sót một chi tiết. Tướng Loan biết rõ việc này. Nếu muốn, ông có thể ra lệnh tịch thu lại hết các cuốn phim, nhưng ông đã không làm như vậy. Có thể Tướng Loan nghĩ rằng ông đã làm một điều rất đúng trong quyền hạn của ông nên không cần gì phải che giấu.. Ngay sau lúc bỏ lại khẩu súng lục vào bao, ông thản nhiên nói với Adams: “Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.”

Tuy ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh Tướng Loan bắn Bảy Lốp, nhưng cả thế giới chỉ biết đến bức hình của Eddie Adams thôi.

Adams kể lại lúc Tướng Loan bắn Nguyễn Văn Lém như sau: “Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hoá ra, ông bắn thật.”

Còn phóng viên Võ Sửu kể lại rằng: Sau khi bắn, Tướng Loan nói với các ký giả: “Những tên này đã giết vô số dân chúng của tôi và tôi nghĩ Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”

Ngay đêm mồng Hai Tết Mậu Thân, bức hình của Adams được gửi từ Saigon ra ngoại quốc và rồi được in ngay trên trang nhất của các báo chí trên khắp thế giới.

5. Bức hình oan nghiệt

Bức hình
Tướng Loan bắn Nguyễn Văn Lém được các nhóm phản chiến đưa ra khai thác tận tình trên các báo chí, truyền thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ để đạt tới mục đích mong muốn: Phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng mọi giá, vì – theo lời họ - nó bẩn thỉu, không có chính nghĩa.

Tom Buckley, bình luận gia của báo Harper nhận xét: “Đây là lúc công luận Mỹ quay lại chống chiến tranh Việt Nam.”

Viện Gallup vào giữa tháng 3-1968 công bố rằng trước Tết Mậu Thân, có 1/5 người được hỏi đã nhận mình là “diều hâu” (tức ủng hộ chiến tranh), nhưng sau khi thấy bức hình Tướng Loan bắn Bảy Lốp thì họ tự đổi thành “bồ câu” (tức chống chiến tranh).

Đại Tướng Colin Powell, lúc đó mới mang lon Thiếu Tá đang dự khóa huấn luyện ở Fort Leavenworth, Kansas, kể lại quang cảnh lớp học quân sự sau khi bức hình oan nghiệt được đăng trên báo chí và truyền hình như sau: “Hôm đó, khi tôi đến lớp học, mọi nguời không ai tin được chuyện này đã xảy ra, y như vừa bị một cú thoi vào bụng.”

Cũng kể từ tháng Ba 1968, các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ đột nhiên rầm rộ khác thường. Tháng 10 năm đó, lực lượng Cảnh Sát Hoa Kỳ bắt đầu đụng độ với các cuộc biểu tình bạo động. Một năm sau, các cuộc biểu tình phản chiến tại Hoa Kỳ đòi rút quân ra khỏi Việt Nam đã thu hút hàng triệu người tham dự. Chính phủ Hoa Kỳ bị Quốc Hội trói tay, cắt ngân sách viện trợ cho VNCH. Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu xếp ba lô hồi hương vào năm 1973, để rồi hai năm sau (30-4-1975), miền Nam Việt Nam tức tưởi tuyên bố đầu hàng.


Cộng Sản chiếm dinh Độc Lập, Saigon, ngày 30-4-1975 .

6. Adams hối hận .

Adams kể lại rằng sau khi bức hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp được gửi về trụ sở(AP) trung ương, thượng cấp của ông khuyến khích ông ráng chụp thêm nhiều bức hình giống như vậy, nhưng Eddie Adams nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về việc này. Càng tìm hiểu về Tướng Loan, ông càng ngưỡng mộ Tướng Loan về tài đức. Tướng Loan là người đang được dân chúng Việt Nam thương mến, ông là người làm tốt cho xứ sở ông.
Ngay từ khi Cộng Sản tấn công vào Saigon, ông là vị Tướng duy nhất điều động lực lượng Cảnh Sát ngoài đường phố.




Nếu không có Tướng Loan, không biết số phận Saigon sẽ ra sao?
Vậy mà bức hình của ông lại gây ngộ nhận để công luận lên án Tướng Loan là tàn bạo.


Tên tuổi Adams bỗng nhiên nổi lên như cồn. Chỉ một năm sau, tức năm 1969, nhờ bức hình này, Adams lãnh luôn hai giải thưởng cao quý Pulitzer
và World Press Photo. Nhưng thật lạ kỳ! Ông ta bắt đầu nhận ra có điều gì không ổn. Ông thuật lại rằng: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”

Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được biết tấm hình oan nghiệt của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình đã được gỡ bỏ, và chỉ được bày bán trong gian hàng bán đồ kỷ niệm tại Bảo Tàng Viện này thôi.

Bà Nguyễn Thị Lốp, 56 tuổi, quả phụ Nguyễn Văn Lém (Ảnh chụp năm 1988)

Sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận là vợ của Nguyễn Văn Lém. Tuy nhiên, cho tới nay, xác của viên đặc công này vẫn chưa được tìm thấy.

Trong nhiều dịp khác nhau, Adams tiếp tục bày tỏ niềm ân hận về hậu quả bất công của tấm hình: “Tôi nhận tiền để trình diễn cảnh một người giết một người. Tướng Loan đã bắn chết tên Việt Cộng đã giết rất nhiều người dân vô tội và tướng Loan chỉ dùng công lý để xử tội hắn mà thôi.” .

Vào năm 1994, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích: “Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp mà! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”

Ông thường nói rằng: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”

Trong cuộc tỵ nạn của người Việt Nam năm 1975, Eddie Adams cũng đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát can đảm, đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xin phép hãng AP để gửi sang Quốc Hội các tấm hình này. Nhờ vậy, gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams sung sướng nói rằng: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot, rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả.”


7. Tranh luận về bức hình


Tại sao bức hình đã trở thành đề tài nóng bỏng? .

Nhóm phản chiến Hoa Kỳ lập luận rằng: Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém đã bị bắt, hai tay bị trói quặt về sau lưng, tức là Nguyễn Văn Lém đã thực sự trở thành tù binh chiến tranh, Tướng Loan không có quyền hành quyết một kẻ thù trong trường hợp đã bị bắt, không còn phương tiện tấn công. Hành động này trái với điều 3 Quy Ước Genève ngày 12-8-1949 về tù binh. Từ đó, họ kết luận cuộc chiến Việt Nam là bẩn thỉu, người Mỹ không nên dính vào nữa.

Phóng viên chiến trường Neil Davids của Úc Đại Lợi, trong cuốn “In The Frontline”, đã bênh vực Tướng Loan rằng tên đặc công mặc áo dân sự, tức là không phải “quân nhân địch” như đã quy định trong Quy Ước Genève về tù binh, y lại phạm tội quá rõ ràng là giết nhiều đàn bà con nít và ngoan cố không chịu đầu hàng thì Tướng Loan có gọi là “phiến loạn” để xử bắn trong thời gian “thiết quân luật” thì cũng không có gì để gọi là quá đáng.

Tướng William Westmoreland, Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nhận định rằng hành động của Tướng Loan là "không khôn ngoan, nhưng Tướng Loan đã làm dưới áp lực. Vấn đề này liên quan tới pháp lý mà ông không thể phán đoán được. Ông chỉ muốn nhấn mạnh đến áp lực vào thời điểm đó, tức là sự giận dữ về những hành động khủng bố của Cộng Sản." Và sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Tướng Westmoreland đã phẫn nộ công kích báo chí vì đã tạo ra những nguồn tin thất thiệt, tâng bốc sự thảm bại của Việt Cộng thành một cuộc "chiến thắng tâm lý" của Cộng Sản.

Nhưng thực sự, cả thế giới đã mắc lừa phản chiến Mỹ: Lừa về sự kiện và lừa về pháp lý.

Về sự kiện: Chính tác giả tấm hình, ông Eddie Adams đã nói bức hình của ông mới chỉ nói lên được một nửa sự thực. Ông ân hận, ông khóc lóc, ông phân bua, ông gào thét trên truyền hình, truyền thanh, báo chí và trước quan tài của Tướng Loan để cảnh giác thế giới rằng họ đã hiểu lầm về ý nghĩa bức hình của ông.
Một nửa cái bánh vẫn là cái bánh, nhưng một nửa sự thực là sự sai, sự gian xảo, sự lừa lọc, sự lầm lẫn. Thế mà cả thế giới vẫn nhắm mắt, bịt tai và im lặng để cho Tướng Loan chết trong oan khiên và VNCH chết tức tưởi trong nhục nhằn.
Vậy cái nửa sự thực kia mà bức hình Adams không diễn tả được là gì?

Đó là: .

1- Adams đã không ghi lại được những hình ảnh Nguyễn Văn Lém bắn giết và chôn sống dã man những người dân vô tội mà Tướng Loan có trách nhiệm phải bảo vệ. Họ là đàn bà, con nít không có phương tiện tự vệ trong tay. Sự việc này cũng đã được điều 4 Quy Ước Genève ngăn cấm các quân nhân tham dự chiến tranh không được làm như vậy.

2- Adams đã không diễn tả được cảnh Bắc Việt đã lợi dụng thỏa ước hưu chiến ngày Tết thiêng liêng như phương tiện để tấn công bất ngờ VNCH, gieo bao nhiêu tang thương, chết chóc, tủi hờn cho dân chúng miền Nam.

3- Adams cũng đã không ghi được cảnh tượng hàng ngàn người dân Huế bị chôn tập thể do bàn tay các đồng chí của Nguyễn Văn Lém gây nên.

Tóm lại, cái nửa sự thực mà Adams không trình bày được là nguyên nhân dẫn đến cái nửa sự thực được diễn tả trong bức hình. Nói cách khác, Tướng Loan nổ súng kết liễu đời Nguyễn Văn Lém chỉ là hậu quả tất nhiên của chính việc làm của Lém đã giết hại những người dân vô tội mà thôi.

Không mặc quân phuc,Không quân hàm.
Nhưng vũ trang mang súng trong người.
Giết hại tàn sát đàn bà phụ nữ, trẻ em.Được xem như là bọn loạn giặc.
Tướng Loan không xếp VC Lém thuộc diện quy chế Tù binh.
Thiếu Tướng LOAN đã dựa theo Pháp
Lệnh THIẾT QUÂN LUẬT để xử bắn tại chỗ VC Lém .

http://en.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_Loan














Thiếu Tướng Loan tại mặt trận HUẾ

Thursday, January 27, 2011

Nguyễn Đắc Xuân- tội đồ giết nhân dân Huế






























Cám ơn Thầy Từ Thái, một nhân chứng sống, một tăng thân tu học ở chuà Tây Thiên vào thời điểm xẩy ra biến cố Mậu Thân,
đã khẳng định xác nhận những ghi chép của nhà văn Nhã Ca trong hồi ký "Giải Khăn Sô cho Huế" là hoàn toàn đúng với sự thật
và xin kính chuyển đến quý Anh Chị nhân muà Đại-Tang
-Tết-Mậu-Thân-Huế ;

Chúng ta cùng thắp đèn, châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế.

TỰA NHỎ :



VIẾT ĐỂ CHỊU TỘI

Nhã Ca

(Hồi Ký Giải Khăn Sô Cho Huế)


Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt.

Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm mùi, đang cùng chồng con cúng ông táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế : về ngay, ba hấp hối.

Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành phố là tôi, đã trở lại Huế để chụi tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ.

Sau cả tháng dài l
ăn ln trong địa ngục Huế, khi sống sót trở về Sàigòn, tôi đã thao thức mãi về việc phải tht một giải khăn sô cho Huế, phải viết một hồi ký về những ngày giờ hấp hối của Huế. Nhưng thời sự những ngày sau biến cố Tết Mậu Thân ồn ào quá, bên cạnh cơn khóc than vật vã của Huế, người ta còn bận bịu với việc khai thác những chi tiết ly kỳ của chiến cuộc, những thành tích chiến thắng trên tro tàn, thật chưa phải là lúc viết ra những xót xa, tủi nhục, tuy tầm thường nhất, nhưng cũng lại là sâu sc nhất của một thành phố hấp hi.

Chính vì vậy mà sau khi phác họa một vài nét đại cương trên nhật báo S
ng hồi ấy, mặc dù được tòa soạn yêu cầu tiếp tục và sau đó được nhiều nhà xuất bản thúc dục, tôi cũng đã cố gắng ngưng lại. Phải ngưng lại, để nếu không nghiền ngẫm được kỹ hơn, thì ít ra cũng tách rời được khỏi những hậu ý xô bồ của thời cuộc, để chờ đợi một giây phút yên lặng hơn, trầm tĩnh hơn, khi viết về Huế.

Cái thời gian chờ đợi ấy, đến nay, đã gần hai năm qua, Hai năm, hài cốt cả chục ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông đáy suối, đã được thu nhặt dần. Những nấm mồ tập thể đã tạm thời xanh cỏ. Những nền nhà đổ nát đã tạm thời dựng lại. Cơn khóc than vật vã của Huế, những tiếng nói xô bồ về Huế, như vậy, cũng đã bớt ồn ào.

Đây, chính là lúc chúng ta có thể cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế.

Có nhiều loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đã nổ và đã tàn phá Huế. Công trình ấy không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, thì cái tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta, phải chụi trách nhiệm.

Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đoan*, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàigòn, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, d
t súng lục bên hông, hăng hái đi lùng người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế.







Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đắc** một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng lo
t người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu tý, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc :

- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm.

Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ.

Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có từng đoàn người, hàng trăm người, cha có, sư có, già có, con trẻ có, mỗi người cầm một lá cờ trắng để ra dấu đầu hàng bất cứ phe nào, đi thất thểu trong một thành phố đầy lửa cháy. Cứ như thế chạy ngược chạy xuôi, cho đến khi gục ngã gần hết.

Cũng chính trong thời đại chúng ta, ngày thứ hai mươi mấy trong cơn hấp hối của Huế, đã có một con chó nhỏ kẹt giữa hai lằn đạn, chạy ra sủa bâng quơ ở bên bờ sông Bến Ngự. Con chó thành mục tiêu đùa giỡn cho những mũi súng h
m sẵn từ bên kia sông. Họ bắn cho con vật khốn khổ sợ hãi rơi xuống sông. Rồi lại bắn vào những bờ sông mà con chó nhỏ đang lóp ngóp bơi vào. Những phát súng đùa cợt không c tình bắn chết con chó nhỏ, mà chỉ có trêu chọc cho con chó chới với giữa giòng nước, để có chuyện đùa chơi với máu lửa. Thành phố Huế, và có lẽ cả quê hương khốn khổ của chúng ta nữa, có khác gì thân phận của con chó nhỏ đã chới với giữa giòng nước ấy. Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những danh từ đẹp đẽ phô trương nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho Huế, cho quê hương bị tàn phá, mà còn phải chịu tội với Huế, với quê hương nữa.

Gần hai năm đã qua, hôm nay, nhân ngày giỗ thứ hai của biến cố tàn phá Huế sắp trở lại, tôi xin viết và xin gửi tới người đọc tập giải khăn sô cho Huế này như một bó nhang
đèn góp giỗ.

Xin mời bạn, chúng ta cùng th
p đèn, châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế.

Đoan*:
Đắc**: Nguyễn
Đắc Xuân

------------

Mặt Trận Huế

Đây là tài liệu của bọn việt gian viết ra để xác định lá cở của Ác Tăng Đôn Hậu và những tên đồ tể

Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân chỉ có trận đánh vào Huế của Cộng sản (CS) là thành công và gây tiếng vang. Tuy nhiên đứng trên khía cạnh quân sự thuần túy mà nói, Cộng quân chỉ chiếm được ưu thế trong 4, 5 ngày đầu. Từ mồng 8 tết (6.2.68) trở đi, cường độ các trận đánh giảm hẳn. Cộng quân bất đầu di tản thương binh, tù binh và chuyên chở chiến lợi phẩm ra khỏi thành phố từ ngày nầy. Dân chúng cũng bị ép buộc tản cư khỏi Huế để làm mộc chắn cho các đơn vị CS, và đồng thời cung cấp nhân công cần thiết ...

Về quân sự Cộng quân mở hai mặt trận chiếm Huế. Mặt trận tả ngạn (phía bắc) và mặt trận hữu ngạn (phía nam).

I. Mặt trận quân sự

1 Mặt trận phía bắc

Gồm các mũi chính: Cửa Chính Tây, cửa An Hòa, Kỳ Đài, sân bay Tây Lộc và đồn Máng Cá.

Cửa Chính Tây

Cửa Chính Tây được một tiểu đội của Đại đội "Hắc Báo" (thám báo) trấn giữ. Người phụ trách "nội công" đánh cửa nầy là Phan Nam (Lương), một cán bộ Thành ủy nằm vùng. Theo lời Nam, chất nổ và vũ khí đã được đưa vào thành nội trước 10 tiếng đồng hồ . Đặc công Cộng quân đã hạ được vọng gác của lực lượng Thám báo và dùng chất nổ phá cổng cho lực lượng chính qui CS từ bờ đối diện sông Đào tràn vào thành nội . Sau khi vượt thành, một đơn vị CS đánh thốc vào Đại nội. Rạng sáng đơn vị Hắc báo chống không nổi phải rút. Việc thất thủ đại nội đã kéo dài thêm các trận đánh ở Huế hàng tuần lễ, vì Cộng quân chỉ cần sử dụng một lực lượng nhỏ đóng chết trên các tường thành dày cả 10 thước tây.

An Hòa

Tại khu vực An Hòa (Tây Nam) một tiểu đoàn (D) của Trung đoàn E.9 (SĐ. 309 Bắc Việt) có nhiệm vụ tấn công cầm chân Tiểu đoàn 2 Dù của Thiếu tá Thạch ở làng An Hòa. Khoảng 2 giờ 30 sáng, một mũi đặc công đã vượt sông đột nhập cổng An Hoà và cùng với cánh quân của E.9 tràn vào làng An Hòa. Tuy nhiên, từ chiều ngày mồng 1 Tết Tiểu đoàn 2 Dù đã không còn ở An Hoà nữa. Cộng quân chiếm cầu Bạch Hổ và phá hủy một nhịp cầu bên tả ngạn để chặn viện binh Mỹ.

- Đồn Mang Cá

Đồn Mang Cá nơi đặt Bộ Tư Lệnh SĐ. 1 BB của Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng là điểm hẹn của các mũi chủ lực CS. Nguyễn Trọng Đấu, thủ trưởng E.6 chỉ huy. Theo đúng chiến thuật "đặc công làm mồi", một đại đội Tiểu đoàn 12 đặc công giữ nhiệm vụ xung phong. Đại đội nầy được chia làm 4 mũi từ thôn Triều Sơn Tây dùng "phao ny lông" vượt sông, rồi men theo bờ thành tiến về mục tiêu. Cánh quân chủ lực đánh Mang Cá đã phải dừng lại vì sự chống trả mãnh liệt của quân trú phòng đồn này. CS tiếp tục mở nhiều đợt tấn công. Có lúc, tiền quân CS đã đột nhập được khu bệnh xá và tàn sát một số thương, bệnh binh.

Sân bay Tây Lộc

Một đơn vị đặc công chui theo cống Thủy Quang đột nhập thành nội. Một cán bộ CS nằm vùng đã cắt giây kẽm gai ở miệng cống, và dẫn đường cho toán đặc công nầy tiến vào phi trường. Toán đặc công trên đốt được kho đạn, kho xăng và khu nhân viên kỹ thuật . Tuy nhiên, lực lượng chủ lực của CS bị lạc đường qua trại Quân cụ. Nhờ thế lực lượng phòng thủ kịp thời bố trí, bảo vệ được sân bay...


















Kỳ Đài và Thượng Tứ

Kỳ đài nằm trên vòng thành ở cửa Thượng Tứ (Phú Văn Lâu) đi vào. Đơn vị CS có nhiệm vụ treo cờ thuộc được một đặc công đón ở cửa Hữu đưa vào mục tiêu. công nầy chẳng ai khác hơn Dũng, con trai chủ hãng đồ gỗ Lê Hữu Trí. Đang học ở Sài Gòn, Dũng được Trí gọi về Huế, gửi vào mật khu huấn luyện một tuần lễ. Vừa mãn lớp huấn luyện, Dũng nhận công tác ngay. Sau khi chiếm được Kỳ đài, CS treo lên lá cờ Liên Minh các Lực lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam . Cờ rộng 96 mét vuông, gồm hai vạt xanh kèm lấy một vạt đỏ có sao vàng ở giữa.

Từ Kỳ Đài, đơn vị CS nầy tiến ra cửa Thượng Tứ, rạp Hưng Đạo và rồi bót Cảnh sát Đông Ba . Ngoài ra, một cánh quân khác tiến chiếm khu Đông Nam và chợ Đông Ba. Các cơ sở như Ty Chiêu Hồi, Ty Thông Tin, Tòa Thượng Thẩm đều bị chiếm và phá hủy tài liệu, cơ sở, vật chất.

2. Mặt trận phía nam

Mặt trận phía nam do Thân Trọng Một, Thành đội trưởng Huế chỉ huy. Một là người 'Huế, biết khá rõ địa hình, địa vật. Lực lượng cơ hữu của Một có "Đoàn 5" gồm 4 tiểu đoàn bộ, Trung đoàn 9 của SĐ. 309 Bắc Việt, một tiểu đoàn ĐKB và 4 đội đặc công .

- Mặt trận Tam Thai

Để có thể tiến quân về Huế an toàn, Cộng quân chọn căn cứ Thiết giáp ở Tam Thai (An Cựu) làm mục tiểu chiến lược, vì sợ rằng chiến xa VNCH sẽ phản ứng gây tai hại cho Cộng quân một khi vào tác chiến trong thành phố. Ba mũi đặc công chia nhau tiến chiếm chân, sườn và đỉnh đồi căn cứ. Vì đã bị đột kích hai tháng trước, hệ thống phòng thủ của căn cứ được tăng cường dày đặc. Bởi thế, hai mũi đặc công ở chân đồi và lưng chừng bị đánh thiệt hại rất nặng. Chỉ mũi đỉnh đồi là thành công.

Trong ngày mồng 2 Tết, lực lượng phản kích VNCH nhiều tân tiến lên tái chiếm đỉnh đồi. Một số lớn đặc công bỏ chạy. Chỉ còn ít chục đặc công tử thủ trong các hầm hố và chết dân mòn ở đây. Tối ngày mồng 3 Tết, Chủ nhiệm Chính trị của Thành đội Huế là Chiến kéo quân lên tăng viện, những â giờ sau Chiến trúng hỏa tiễn chết. Mãi tới đêm Tiểu đoàn 8 1 8 của E.8 mới lên thay thế đám tàn binh đặc công.

- Mặt trận hữu ngạn

Ngay khi đặc công tiến đánh núi Tam Thai, Thân Trọng Một cho các cánh quân cơ hữu vượt sông An Cựu tiến vào thị xã. Khoảng 7 giờ sáng, tiền quân CS đã xâm nhập được các đường phố.

Tuy vậy, các lực lượng phòng thủ chống cự mãnh liệt, mãi tới 4 ngày sau Cộng quân mới lần lượt chiếm được Đại đội Quân cụ, Ty Ngân Khố, Tòa Dại Biếu Bắc Trung Phần, Tòa Hành Chái.th Thừa Thiên, nhà lao Thừa phủ v.v...Hơn 2000 tù nhân tháo cũi sổ lồng tạo thành một lực lượng gây rối đáng sợ. Phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn giữ vững Tiểu khu Thừa Thiên, Đài Phát Thanh, bản doanh MACV và bến tàu Hải quân.

II Mặt trận Chính trị

Mặt trận quan trọng nhất của CS trong đợt tấn công Tết Mậu Thân, thực ra, là mặt trận chính trị. Chính vì mục tiêu chính trị nầy mà Hà Nội đã chẳng hề đếm xỉa đến thực trạng bi thảm, tuyệt vọng của các cán binh từ thủ Huế, ra lệnh tiếp tục chốt giữ khu Đại Nội.

- Thành lập các "Ủy ban Nhân dân Cách mạng"

Người phụ trách công tác "Tổng khởi nghĩa", hoặc nôm na hơn, thiết lập "chính quyền cách mạng" ở Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh. Loan là một thành ủy viên, đã vào nằm vùng trong nhà Nguyễn Đóa, một giám thị trung học Quốc Học từ lâu . Loan có nhiệm vụ tổ chức các hủy ban nhân dân" ở khu vực tả ngạn Huế, bao gồm thành nội .

Ngay buổi sáng mồng 2 Tết, Loan cùng các cán bộ nằm vùng như Nguyễn Trung Chính tồ chức một cuộc mít-tinh với hàng trăm người tham dự. Trong cuộc mít tinh nầy, một giáo sư trường Quốc gia âm nhạc Kịch nghệ là Nguyễn Hữu Vấn được ~bầư' làm chủ tịch ủy ban Nhân dân Quận I.

Người phụ trách "tổng khởi nghĩa" ở Quận II là Phan Nam (tức Lương). Nam đưa Nguyễn Thiết (tức Hoàng Dung) lên làm Chủ tịch ủy ban nhân dân quận nầy. Thiết từng là một học sinh "vượt tuyến'l tìm tự do. Sau đó, học Luật và tham gia Ban chấp hành Hội sinh viên Huế. Bị trúng đạn chết ở những ngày tàn của mặt trận Huế. Tại khu vực hữu ngạn (tức thành phố mới) CS chưa có thì giờ thiết lập các ủy ban nhân dân. Mọi nỗ lực của Hoàng Lanh, Thường vụ Thành ủy Huế, đổ dồn vào công tác săn bắt và kiểm tra tù binh.

Ngày 14.2.1968, đài Hà Nội tuyên bố dã thiết lập xong một chính quyền cách mạng ở Huế. Chủ tịch là Lê Văn Hảo, Đào Thị Xuân Yến (bà Tuần Chi) và Hoàng phương Thảo giữ chức Phó chủ tịch.

Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình

Một trong những việc làm gây nhiều tiếng vang nhất của CS tại Huế là việc nặn ra một tổ chức lấy tên "Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình" (sẽ viết tắt Liên Minh). Việc thành lập tổ chức nầy được Hà Nội loan báo vào ngày mồng 3 Tết (l.2.1968). Người ta chỉ biết đại khái rằng Chủ tịch của tổ chức nầy là Tiến sĩ Lê Văn Hảo, giáo sư Nhân chủng học ở Đại học Huế và Sài Gòn.

Hảo gốc người Huế, sang Pháp học từ năm 1953 vì - theo lời Hảo - sợ phải đi lính. Tại Paris Hảo chịu ảnh hưởng của Trần Văn Khê và Nguyễn Khắc Viện. Về nước năm 1965, Hảo dạy ở Huế và Sài Gòn. Năm 1966, Hảo tham gia phong trào "ly khai" ở Huế. Giữa năm 1967, Hảo được bạn học cũ là Hoàng Phủ Ngọc Tường (Thuyết) và Tôn Thất Dương Tiềm, một cán bộ CS nằm vùng, móc nối vào MTGPMN.

Cuối tháng 12.67 Hảo ra bưng và được khoác áo chủ tịch Liên Minh thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng thư ký. Sau nầy Hảo trở thành Phó chủ tịch ủy ban Trung ương của Liên minh toàn quốc. Trong số những người được móc nối ra mật khu với Hảo còn có “ôn Linh Mụ” tức Hòa thượng Thích Đôn Hậu của chùa Thiên Mụ, Nguyễn Đóa cựu giám thị Quốc học và nhiều sinh viên, học sinh khác.

- Lực lượng "nghĩa binh"


"Nguyễn Xuân" : thủ lãnh lực lượng "nghĩa binh quân nhân và cảnh sát"

Việc tổ chức lực lượng "nghĩa binh" của CS cũng tiếng vang. Người đưa ra sáng kiến nầy làNguyễn Xuân. Hè 1966, Xuân đã tổ chức đoàn "Phật tử quyết tử" Nguyễn Đắc Xuân

Xuân lợi dụng Đại úy Nguyễn Văn Lợi (sĩ quan VNCH từ Quảng Trị về quê ăn tết bị kẹt) để tổ chức ra một "Đoàn nghĩa binh" qui tụ những quân nhân bị kẹt ở Huế. Trong vài ngày, Lợi tổ chức được một đội quân lên tới hàng trăm người. Sau, vì sợ các "nghĩa binh" này có thể trở ngược đầu súng, CS phân tán mỏng họ. Giữa tháng 2.1968, Lợi bị thương và mất tích. Một số “nghĩa binh” cũng đều tử nạn.

Cũng chính Xuân đã tổ chức ra đội "Nghĩa binh Cảnh sát" ở Huế, ép quận trưởng hữu ngạn là Nguyễn Cán chỉ huy. Một trong những nhiệm vụ của đội Nghĩa binh Cảnh sát nầy là ngăn chặn không cho dân di tản khi quân VNCH và Đồng minh phản công.

Bạo Lực Cách Mạng

Đi theo các đội đặc công, võ trang tuyên truyền và đơn vị chủ lực CS, dĩ nhiên phải có những đơn vị "an ninh". Vai trò của các toán "an ninh" nầy được đặc biệt chú ý vì chỉ huy trưởng chiến đoàn là Lê (Tư) Minh, Trưởng ban An ninh khu ủy Trị Thiên. Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (Bảy Khiêm), hai cán bộ an ninh cấp khu, trực tiếp điều khiển những cuộc thủ tiêu, bắt giữ ở khu tả ngạn và hữu ngạn. Tại khu tả ngạn, dưới quyền Nguyên, các toán an ninh có hai nhiệm vụ : Lùng bắt các sĩ quan, viên chức cao cấp trong vùng, và "bảo vệ" một số khuôn mặt "chính trị" như Thích Đôn Hậu, bà Tuần Chi, Nguyễn Đóa, Lê Văn Hảo v.v...

Tại khu hữu ngạn bảy Khiêm dồn mọi nổ lực để săn bắt các viên chức chính quyền và những người mà Bảy Khiêm gọi là "nhân viên CIA". Theo Bảy Khiêm, chính y đã giết chết Phó tỉnh Thừa Thiên là Trần Đình Phương , bắt sống ông Nguyễn Văn Đãi, đại diện chính phủ Bắc-Trung Nguyên Trung phần; Bảo Lộc Phó Tỉnh Thừa Thiên; Hồ Thúc Tứ, ủy viên Trung ương Quốc Dân Đảng; Trần Diễn, ủy viên Trung ương đảng Đại Việt và nhiều người khác nữa. Toán của Khiêm còn bắt một số giáo sư Đại học ngoại quốc và thủ tiêu họ với tội danh CIA .

Cũng chính Bảy Khiêm là người tìm ra đường hầm dẫn vào nhà lao Thừa Phủ, giải cứu 2.300 can phạm. 500 can phạm nầy được trang bị khí giới ngay ngày mồng 4. Thật khó để ước lượng chính xác số người bị CS tàn sát tại Huế trong địp Tết Mậu Thân. Nhưng theo Lê Minh, việc tàn sát tù binh và dân chúng là chuyện có thực : Sau khi biện dẫn rằng ngay đến cuộc cách mạng 1789 của Pháp cũng có người bị giết oan. Minh tự biện hộ là "đã ở trong một hoàn cảnh quá khó khăn đến không thể nào kiểm soát nổi những hành động thô bạo" của cán binh, du kích và cán bộ CS.

III Phản công của VNCH

Cuộc phản công của QLVNCH khởi đầu ngày mồng 3 Tết Mậu Thân (l.2.1968). Quân Dù tiến chiếm từng căn nhà. CS rút lui vào nội thành, khai thác tối đa công sự phòng thủ của vòng thành. Qua ngày mồng 4 tết, sau khi mặt trận Quảng Trị đã tạm yên Tiểu đoàn 9 Dù của Thiếu tá Nhã mới được trực thăng vận vào Mang Cá. Mũi chủ lực của Chiến đoàn 1 dù cũng xuyên qua tường thành tiến vào giải vây cho các binh sĩ phòng ngự sân bay Tây Lộc.

Sang ngày mồng 5 Tết, lực lượng Dù giải tỏa được nửa phi trường và tái chiếm cửa An Cựu. Nhưng các mũi tiến về hướng Đại Nội bị chặn lại.

Trận chiến kéo dài thêm 3, 4 ngày không có tiến triển. Ngày mồng 9 Tết (7.2), Cộng quân được tăng cường thêm 2 tiểu đoàn và phản công gây thiệt hại nặng cho Tiểu đoàn 4/3 quân Cộng hoà. Cũng trong đêm, trước nguy cơ viện binh Đồng minh từ hữu ngạn kéo sang, Cộng quân đánh sập cầu Trường Tiền.

Nói chung cả hai phe đều mỏi mệt và có những trở ngại. Chiến đoàn 1 Dù đã quá vất vả, đặc biệt là tiểu đoàn 9 Dù mới bị thiệt hại nặng nề ở Quảng Trị.

Phe Cộng quân, tình hình nghiêm trọng hơn. Đạn dược bất đầu cạn. Đơn vị pháo chỉ còn nửa cấp số. Thương vong ở trong nội thành đã lên tới 300 người mà không di tản được Ngày mồng 5 Tết (4.68), trước nguy cơ quân Mỹ bất đầu nhập trận, Lê Minh quyết định rút khỏi thành phố. CS gửi điện ra Hà Nội báo cáo " hết đạn". Hà nội bắt tử thủ và hứa cho tiếp viện.

Trong khi đó, phe Đồng minh và VNCH bắt đầu phát động một đợt phản công mới.

Ngày 12.2.68 hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến được đổ bộ xuống Bao Vinh, và nhập trận hai ngày sau. Các đơn vị TQLC Hoa Kỳ cũng đổ bộ lên bến Bao Vinh, rồi từ đây vượt qua cổng hậu vào Thành Nội. Ngày 13.2.68 mưa phùn đột ngột dứt. Lần đầu tiên sau 15 ngày, Huế có ánh mặt trời. Phi cơ thi nhau lên đánh bom dữ dội khu vực La Chữ, nơi tình nghi đặt Bộ chỉ huy CS.

[ Nhờ một Nghĩa quân bị bắt trốn thoát cho tin Bộ chỉ huy cao cấp của CS đóng ở làng La Chữ nên đồng minh Hoa Kỳ mở cuộc hành quân vào vùng này. Cuộc chiến vô cùng gay go vì Cộng quân quyết tử thủ. 9 trực thăng của Mỹ bị hạ. Tổn thất nhân sự phía đồng minh thật nặng nề, trên 100 người chết. Ngày 25, 26 tháng 2, sau khi thất thủ Huế, CS mới cho lệnh rút lui. Hồi ký của Văn Tiến Dũng nói đến cái chết của hai vị tướng. Có lẽ cả hai bị từ thương ở mặt trận này. Theo Nguyễn Lý Tưỏng: Chớp bể mưa nguồn]

Ngày 14.2.68 chiến dịch Sóng Thần 739/68 của Liên quân TQLC và Hoa Kỳ bắt đầu.

1 Mặt trận Hữu ngạn.

Khi Chiến đoàn 1 Dù vào giải vây đồn Mang Cá và thành nội ngày 3.2.68, quân lực Hoa Kỳ cũng tiến vào Huế.

Tại tả ngạn, các đơn vị SĐ I Không kỵ Mỹ chỉ phối hợp vời lực lượng Dù và Bộ binh VNCH trấn giữ vòng ngoài.

Tại hữu ngạn, nơi có Bộ chỉ huy MACV, TQLC Mỹ từ Bộ chỉ huy MACV bắt đầu mở những cuộc hành quân lục soát quanh khu vực đóng quân. Từ phía Nam, chiến đoàn RAY gồm hai đại đội TQLC khác của SĐ. I TQLC Hoa Kỳ cũng từ đầu cầu An Cựu tiến lên phía Bắc.

Với mục đích tiêu diệt địch hơn chiếm đất, TQLC Mỹ ban ngày xuất trận, ban đêm kéo về thủ Bộ chỉ huy MACV. Mãi tới ngày 1 1 âm lịch (tức 9.2.68), TQLC Mỹ mới thanh toán xong các khu vực sân vận động, nhà Ga, và Phủ Cam. Tỉnh đến ngày nầy, theo bản tin quân sự của chính phủ, tại hữu ngạn sông Hương TQLC Hoa Kỳ đã giết chết 934 cộng quân, bắt sống 4 tù binh, thu 307 súng đủ loại Phía Hoa Kỳ chỉ có 31 chết, 201 bị thương nặng, 80 bị thương nhẹ.

Qua chiều ngày 10.2.68, thêm nhiều đơn vị TQLC Mỹ được trực thăng vận hoặc di chuyển bằng quân xa vào khu vực hữu ngạn. Nhờ sự hiện diện của các đơn vị nầy, lực lượng địa phương của tỉnh Thừa Thiên bắt đâu hoạt động trở lại: thu nhặt những xác chết đã sình thối, tổ chức việc trợ cấp các nạn nhân chiến tranh cũng như lục soát truy kích tàn quân CS.

Có thể nói khi cuộc hành quân Sóng Thần 739168 được phát động để tái chiếm khu Đại Nội vào ngày 14.2.68 thì tình hình hữu ngạn đã yên ồn, mặc dù Bộ chỉ huy của Thân Trọng Một còn lẩn quẩn ở khu Lăng Tự Đức cho tới ngày cuối cùng (25.2.68).

2. Hành quân Sóng Thần 739/68

Trong cuộc hành quân giải tỏa Thành Nội Huế, toàn bộ mặt trận được chia làm 5 khu vực.

1 Khu A, gồm góc đông Bắc, tức Mang Cá lớn và Mang Cá nhỏ. Khu nầy tương đối an toàn.

2- Khu B, tức khu chính Đông bao gồm cả chợ Đông Ba. Mặc dù một số cán binh CS còn "chết" trên thành, quân VNCH đã kiểm soát dưới đường phố.

3- Khu C, là góc Tây Bắc, gồm phường Tây Lộc và Tây Linh. Trung đoàn 3 của Trung tá Phan Bá Hòa chịu trách nhiệm khu vực nầy. Cộng quân còn giữ khu vực Chính Tây thuộc phạm vi phường Tây Linh, kể cả nhà thờ họ đạo ở đây.

4- Khu D, tức phía đông Đài nội, có cửa Thượng Tứ và Đông Ba. Khu nầy do Tiểu đoàn 115 TQLC Mỹ đảm trách. Đây là một đơn vị rất thiện chiến, có tới 1 000 binh sĩ và được tăng phái trung và trọng pháo.

5- Khu E, bao gồm khu vực Cộng quân cố thủ ở Kỳ Đài, Ngọ Môn và cửa Thượng Tứ.

6- Khu F, là góc Tây Nam Thành Nội do chiến đoàn A TQLC Việt Nam trách nhiệm.

Cuộc hành quân giải tỏa phát triển rất chậm vì thời tiết xấu và phòng thủ kiên cố của tàn quân CS. Vũ khí lợi hại nhất của VNCH và Đồng Minh là không lực lại bị hạn chế tối đa. Các họng phòng không trên bờ thành cũng khiến trực thăng võ trang không hoạt động đúng khả năng.

Tại khu vực D, tức khu Đông Nam Đại Nội, nhất là cửa Đông Ba, TQLC của Hoa Kỳ cũng tranh giành từng cao điềm với Cộng quân. Theo Lê Minh, người chỉ huy mặt trận Huế, trận đánh "thật khốc liệt", đôi khi hai bên chỉ cách nhau vài chục mét. Sáng ngày 18.2.68, TQLC Mỹ đã chiếm được hoàn toàn cửa Đông Ba.

Trước áp lực của các cánh quân đồng minh và VNCH, ngày 19.2.68 Lê Minh quyết định rút, dù đã có công điện ngày 15.2.68 của Hà Nội : "Phải giữ thành nội, không được rút ra ngoài đã phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước" . Trần Anh Liên, chính ủy khu tả ngạn, được lệnh chuyển thương binh ra ngoài. Tống Hoàng Nguyên có nhiệm vụ dẫn giải tù binh. Những "cơ sở" đã lộ được đưa vào rừng. “Cơ sở” còn trong bí mật được gài theo dân tản cư.

Ngày 22.2.68, những cấp chỉ huy của CS bắt đầu rời thành nội.

Cuộc rút quân của CS, như Lê Minh thú nhận, là ở vào thế chẳng đặng đừng. Quân VNCH và đồng minh đã xiết chặt dần vòng vây quanh Huế.

Các đơn vị TQLC Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm được cửa hữu . Ngày hôm sau, tiến đánh Nam Đài, cửa Nhà Đồ và khu vực đường Tôn Thất Thiệp.

Trong khi đó, một đơn vị nhỏ của SĐ I Ba đã chiếm được Kỳ Đài, triệt hạ lá cờ của Mặt Trận Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Lá cờ vàng, ba sọc đỏ của VNCH được gương lên, báo hiệu cơn ác mộng, cơn sét xuất huyết của Huế đã qua.

Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra : Cộng quân đã "biến" đi cách nào? Theo tài liệu CS, bất đầu từ ngày 6.2.68 (mồng 8 Tết), thương binh, tù binh và chiến lợi phẩm đã được bí mật chuyển khỏi thành phố. Dân chúng cũng bị bắt buộc tản cư để làm bình phong và cung cấp nhân lực vận tải. Tuy nhiên khi ra khỏi địa phận thị xã (về hướng Phú Vang), những đoàn nầy bị các lực lượng SĐ. I Không kỵ cũng như phi pháo đánh tan nát. Quân Mỹ đã giải thoát được một số tù binh dân sự Mỹ cũng như đoạt lại tất cả lương thực "chiến lợi phẩm". Chính vào thời gian nầy, việc tàn sát tập thể một số quân nhân, công chức VNCH và thường dân đã xảy ra. Mười sáu ngày sau, 22.2.68, các đơn vị chủ lực bát đầu rút lui. Cuộc triệt thoái nầy kéo dài 5 ngày. Mãi tới nửa đêm ngày 26.2.68 cán binh CS cuối cùng mới rời khỏi Huế, bôn tẩu về Phú Vang.