Audio
THĂM HỎI ANH NGUYỄN VĂN DẤN, QUÊ THANH HOÁ, VỪA ĐƯỢC CA QUẢNG BỈNH CHO TẠI NGOẠI
Anh sinh năm 1974, quê ở giáo xứ Mỹ Điện, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Anh học hết lớp I và từ 3 năm nay anh vào Đồng Hới làm nghề bán hàng rong.
Anh bị bắt giữ, đánh đập và truy tố vì tội gây rối trật tự công cộng và cản trở người thi hành công vụ.
Hôm 20/7 anh ra nhà thờ Tam Toà xem rồi tham gia làm nhà tạm. Khi thấy CA đánh người và chiếm đoạt tượng Chúa, thì anh ngăn chặn, tức thì anh bị “ăn” dùi cui vào bụng, bị dập đầu xuống đất và bị bắt đem đi.
Anh nói: “Con thấy Chúa bị người ta ra người ta đập thì con giơ tay con lấy lên, thì người ta ép tội con là chống cưỡng lại lệnh của nhà nước, người ta bắt người ta đập, con bị người ta bắt người ta đánh đập”.
“Con bị nó bắt nó đánh, cái sự đánh đau thì con phải chịu. CA nó dúm tóc nó đập vào tường, nhưng mà lên báo cáo với CA thì nó lại càng đánh, càng ghét (nên là con cũng khai báo là không …). Còn thì hắn đánh vô đầu, vô ngực, với nó đập đầu xuống đường nhưng mà đau nhất là đầu…” “Đau thì đau nhưng vẫn thoải mái”….
Xin mời quý vị nghe cuộc trò chuyện thăm hỏi của cha Nguyễn Văn Khải với anh Nguyễn Văn Dần, sau khi anh được tại ngoại và bắt xe về tới Thanh Hoá, quê nhà./.
PHỎNG VẤN ANH PHÊRÔ MAI LÒNG- NẠN NHÂN VỤ TAM TOÀ VỪA ĐƯỢC TẠI NGOẠI CHIỀU 30/7
Anh Phêrô Mai Lòng, 24 tuổi là giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ, cách Tam Toà 50 km. Anh vào Tam Toà giúp dựng nhà tạm rồi bị CA đánh đập và bắt giữ hôm 20/7. Anh bị truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ”. Chiều qua 30/7 lúc 4 h 30 anh được tại ngoại. Chúng tôi liên lạc được với anh lúc 5 h 30 sáng hôm nay, 31/7, khi anh đang chuẩn bị về quê. Tuy nhiên, anh nói, việc làm trước tiên của anh trong buối sáng nay là mang quần áo, hoa quả, mì gói vào trại giam tiếp tế cho bạn tù, trả ơn họ đã giúp đỡ anh trong thời gian anh bị giam giữ….
Mời quý vị nghe nội dung cuộc trò chuyện thăm hỏi anh của cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, nhà thờ Thái Hà, Hà Nội.
PHỎNG VẤN ANH MAI XUÂN THÚ, GIÁO DÂN TAM TOÀ, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC NHÀ CHỨC TRÁCH QUẢN BÌNH TRẢ TỰ DO TRƯA 30/7/2009
Anh Mai Xuân Thú và vợ là chị Cao Thị Tình đều bị đánh đập và bắt giữ ngày 20/7/2009.
Hôm nay, nhà chức trách tỉnh Quảng Bình đã trả tự do cho anh và chị Hoàng Thị Tý, sau khi ép hai người ký nhận biên bản “vi phạm và gây rối trật tự công cộng”.
Hiện tại vợ anh, chị Cao Thị Tình hãy còn bị giam giữ.
Mời quý vị nghe cuộc nói chuyện của anh với cha Nguyễn Văn Khải DCCT Thái Hà, Hà Nội.
Tăng cường an ninh quanh vùng Tam Tòa Quảng Bình
Thanh Trúc, RFA
30-07-2009
Tình hình Tam Toà tạm lắng dịu vào khi các linh mục lãnh đạo giáo phận Vinh kêu gọi chính quyền địa phương Quảng Bình thả hết bảy giáo dân đã bị bắt giữ trước khi hai phía có thể đối thoại để tìm giải pháp.
Ngăn chặn kiểm sóat gắt gao
Báo chí ở Việt Nam mấy hôm nay loan tin là những người Công Giáo ở Quảng Bình tụ tập gây mất trật tự, rằng việc dựng nhà và thánh giá trên nền nhà thờ cũ mà uỷ ban nhân dân Quảng Bình trưng dụng để làm di tích tội ác chiến tranh, là hành động bất hợp pháp, rằng giáo xứ Tam Toà ở Đồng Hới trước giờ chưa hề có.
Phản ứng cuả giáo dân ở Tam Toà như thế nào sau vụ náo loạn trên nền nhà thờ cũ hôm thứ Hai vừa qua với nhiều người mặc thường phục dùng gậy xông vào đánh các giáo dân từ Kỳ Anh tới đó cầu nguyện khiến nhiều người bị thương trong đó có hai linh mục.
Chị Thuỷ, cư dân Đồng Hới, phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Toà, cho biết:
Nói chung đối với giáo dân bây giờ rất là hoảng loạn về tinh thần. Có một điều là mấy hôm nay không phải là công an đánh mà là côn đồ đánh nhưng mà công an đứng nhìn côn đồ đánh dân. Còn chính quyền vẫn dùng người bao vây khuôn viên nhà thờ đó.
Hiện tôi không có mặt tại giáo xứ Tam Toà nhưng theo thông tin cuả anh em cộng đoàn cho biết ngay chiều hôm qua là chiều 28 có một lực lượng cơ động mặc áo giáp và một số người không mặc đồng phục đã bao vây khu vực Tam Toà .
Và ngay sáng hôm nay các linh mục và các giáo dân cho biết các ngã đường từ khu vực ngoài Ba Đồn trở vào thành phố Đồng Hới là bị cô lập, tất cả các xe máy khi công an giao thông kiểm tra là toàn bộ là giữ bằng lái xe cuả họ lại hết.
Coi như người Công Giáo là không cho ra khỏi địa bàn để vào khu vực Đồng Hới. Những người đi trên đường cũng bị mắc oan như vậy. Bây giờ chính bản thân em cũng đang bị công an truy tìm. Đối với linh mục mà họ không chừa thì làm sao đối với giáo dân mà họ chừa lại được.
Không có giáo xứ Tam Tòa?
Được hỏi về tin trên các báo là trước giờ không hề có giáo xứ nào gọi là giáo xứ Tam Toà, chị Thuỷ vặn lại:
Gần một ngàn người cuả giáo xứ Tam Toà, những ngày lễ nếu không có giáo dân thì ở đâu về đi lễ cho giáo xứ Tam Toà? Nếu như ở Tam Toà không có người Công Giáo thì tại sao họ chấp nhận cho chúng tôi mượn nhà cuả ông Trần Công Lý để sinh hoạt tôn giáo? Và họ qui định cho chúng tôi là cái nhà đó chỉ chứa từ sáu mươi người trở xuống chứ không được quá sáu mươi người vì sức nhà đó không đủ an toàn.
Nhưng khi số lượng giáo dân từ bốn trăm đến năm trăm người , đông quá chúng tôi mới kéo đến nhà thờ. Cái sự việc xảy ra với Giáo Xứ Tam Toà là ngày 20 tháng Bảy, đó là ngày dựng nhà. Còn ngày chúng tôi kéo đến ra Tam Toà lễ là ngày Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Tại sao họ nói chúng tôi dựng lán và dựng thành giá bất hợp pháp trên nền nhà thờ cuả Tam Toà. Đã gọi là nền nhà thờ mà gọi việc dựng thánh giá là bất hợp pháp? Điều đó quá phi lý.
Ông Trần Công Lý mà chị Thuỷ nhắc tới ở đây, là chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Toà, cũng là người bao năm qua cho mượn tư gia mỗi Chúa Nhật để các linh mục đến dâng thánh lễ. Ông Trầnh Công Lý bị công an bắt giữ từ hôm Chúa Nhật .
Đến tối thứ Tư vừa rồi, từ Đồng Hới, vợ ông Lý báo cho biết ông vừa được cho về :
Ông Lý bị bắt hôm Chúa Nhật tới nay mới được thả ra vị chi là bốn ngày. Ông điện về ông báo ông nói thế.
Một người khác là chị Yên , phó trưởng Ca Đoàn Giáo Xứ Tam Toà, cho hay cũng bị công an Quảng Bình bắt đi làm việc nhưng đến khuya thì được cho về:
Họ bắt tại nhà khi đang làm việc. Lúc đầu họ nói mới lên đồn làm việc một chút, em nói là em không đi xong rồi họ đưa cái giấy triệu tập ra, họ nói có giấy triệu tập mà không đi thì áp giải ngay chừ luôn.
Họ hỏi em về cái việc mà dựng cái nhà tạm thì lúc đó em có mặt ở đó không, em ra đó để làm gì , em nói tại nghe Cha thông báo trong khi chờ nhận đất thì dựng một cái nhà tạm thường thôi để giáo dân có chỗ che mưa nắng để đi lễ.
Công an nói chị có biết dựng nhà trên đó là sai luật pháp không.
Em cũng có hỏi họ tại sao lúc mà tôi bị đánh ngã xong tôi đứng dậy thì tôi nghe họ xôn xao họ nói công an mặc đồ xi vin để đánh dân, có nghĩa công an đồng tình với dân để đánh người Công giáo hay sao. Thì họ chối họ nói đó là do dân bức xúc. Em được về trong đêm đó nhưng mà khuya lắm, gần một giờ sáng họ mới để mình về lận.
Phát biểu với đài Á Châu Tự Do, chị Yên nói chị tin rằng những người mặc thường phục và cầm gậy xông vào đánh giáo dân ở Tam Toà không phải là dân địa phương như các báo đã đăng:
Mặt mũi cuả họ thì em chẳng biết là dân ở đâu cả, toàn người ở đâu đến mà lạ lắm. Dân xung quanh đó thì họ cũng có ra nhưng họ chỉ nhìn thôi, còn em chưa bắt gặp được một người nào xung quanh đó mà đánh dân hết .
Sau hai ngày liên tục bị thẩm vấn, ngày thứ Ba vừa qua công an trở lại nhà chị Yên:
Ngày qua có một anh công an đến và cũng mời em lên để làm việc một lúc nữa nhưng em từ chối không đi, nói là tôi đã đến và làm việc với các anh hai ngày rồi, tôi không phải là tội phạm để các anh gọi lúc nào là gọi, tôi không đi nữa.
Họ đứng một lúc rồi hỏi vài hôm nữa có được không, tôi nói vài hôm nữa tôi cũng không rảnh. Họ đứng một lúc rồi họ chào họ về, nói chung là họ cũng tôn trọng ý kiến cuả mình thôi chứ cũng không làm khó mình nữa.
Phỏng vấn giáo dân Tam Tòa vừa được trả tự do
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-07-30
Hôm 30 tháng 7, công an tỉnh Quảng Bình đã trả tự do cho bà Hoàng Thị Tý và ông Mai Xuân Thú, hai trong số bảy giáo dân bị bắt giữ trước đó mười ngày và cùng bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông Mai Xuân Thú, 57 tuổi, ngụ tại Đồng Hới, Quảng Bình, một trong hai giáo dân mới được tạm tha. Cuộc phỏng vấn do Trân Văn thực hiện...
Trân Văn: Thưa ông, ông được thả vào lúc nào?
Ông Mai Xuân Thú: Tôi được thả vào lúc 11 giờ 30 ngày hôm nay.
Trân Văn: Thưa ông, ông bị bắt vào lúc nào?
Ông Mai Xuân Thú: Tôi bị bắt vào lúc 8 giờ ngày 20 tháng 7.
Trân Văn: Như vậy từ lúc bị bắt cho đến khi được thả là...
Ông Mai Xuân Thú: Là mười ngày.
Trân Văn: Trong mười ngày đó, ông bị tạm giam ở đâu ạ?
Ông Mai Xuân Thú: Tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Bình.
Bị công an đánh đập
Trân Văn: Có tin cho rằng một số giáo dân bị đánh đập rồi sau đó mới bị bắt, ông có rơi vào trường hợp bị đánh đập trước đó rồi bị bắt không ạ?
Ông Mai Xuân Thú: Đúng! Tôi bị rơi vào trường hợp đó.
Tôi bị cảnh sát đánh vào đầu, vào hàm và vào hông, bị chảy máu ở miệng. Còn khi vào trại thì không bị đánh đập nữa.
Ô. Mai Xuân Thú
Trân Văn: Thưa ông, trước lúc bị bắt, ông đã bị đánh đập như thế nào?
Ông Mai Xuân Thú: Tôi bị cảnh sát đánh vào đầu, vào hàm và vào hông, bị chảy máu ở miệng. Còn khi vào trại thì không bị đánh đập nữa.
Trân Văn: Thời gian ở trong trại, ông bị giam chung hay giam riêng với những giáo dân khác?
Ông Mai Xuân Thú: Giam chung với ba người. Bắt 15, 16, 17 gì đó thì tôi không rõ nhưng thực tế tôi thấy là 14 người.
Trân Văn: Thưa ông, trong thời gian ông bị giam, nội dung hỏi cung xoay quanh những vấn đề gì?
Ông Mai Xuân Thú: Trong thời gian giam giữ, họ đem ra phòng làm việc bốn buổi. Ngày đầu là hai buổi, ngày thứ hai một buổi, ngày thứ ba một buổi. Mỗi buổi làm việc trong khoảng một tiếng rưỡi.
Trân Văn: Những vấn đề mà điều tra viên nêu ra là gì ạ?
Ông Mai Xuân Thú: Cán bộ điều tra nêu ra câu hỏi anh có thấy anh gây rối trật tự nơi công cộng không (?) nhưng họ không đề cập đến những vấn đề liên quan tới tôn giáo.
Trân Văn: Về phía ông thì ông trả lời như thế nào?
Ông Mai Xuân Thú: Tôi trả lời rằng tôi là một người Công giáo, có bổn phận làm những việc của một giáo dân theo giáo luật. Tôi có đến nhà thờ Tam Toà đã bị chiến tranh làm đổ nát, còn lại tháp chuông và nền.
Thường ngày, cha xứ có đến dâng thánh lễ với bà con giáo dân thập phương. Do quanh hiện trường hoang tàn, đầy cỏ cây, tôi tham gia làm vệ sinh, nhổ cỏ, nhặt rác, nhặt các kim tiêm và miểng chai, gom lại một chỗ...
Một số thanh niên Công giáo làm một cái rạp lợp tôn để khi dâng thánh lễ, cha xứ khỏi bị mưa nắng và giáo dân tham dự thánh lễ yên tâm. Tôi xác định công việc tôi làm là không phạm tôi gì, vì đó là bổn phận của một giáo dân, đến đó là để đọc kinh, cầu nguyện và việc dọn vệ sinh, nhặt rác là những việc cần làm.
Khi chính quyền và Công an can thiệp buộc dừng thì chúng tôi cũng dừng... Khi bị bắt vào trong trại tôi bất ngờ về việc mình đã phạm tôi gây rối trật tự nơi công cộng vì tôi nghĩ, mình không gây rối, không đánh dập, không gây gổ, không gây cho ai những tổn thất về tinh thần, thề xác hoặc là tổn thất về vật chất.
Họ nói là họ tạm tha, tôi được tự do nhưng cơ quan công an mời lúc nào thì phải sẵn sàng đến.
Ô. Mai Xuân Thú
Tội trạng?
Trân Văn: Thưa ông, sáng nay, khi trả tự do cho ông, Công an có nói thêm gì không? Họ có cho biết là ông đã bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” không?
Ông Mai Xuân Thú: Có! Họ nói là họ tạm tha, tôi được tự do nhưng cơ quan công an mời lúc nào thì phải sẵn sàng đến. Tôi cũng sẵn sàng thôi!
Trân Văn: Rồi họ có nhắc nhở và yêu cầu gì khác nữa không?
Ông Mai Xuân Thú: Cái đó... trên điện thoại tôi không được phép nói nhiều nhưng mà như tôi trình bày nãy giờ thì chắc cũng rõ rồi.
Trân Văn: Thưa ông, tình trạng sức khoẻ của ông lúc này thế nào?
Ông Mai Xuân Thú: Bây giờ nói chung là giảm sút nhiều so với trước.
Trân Văn: Vì sao thưa ông?
Ông Mai Xuân Thú: Vì tôi bị thương, bị đánh vào hàm, bị đánh vào đầu và bị đánh vào xương sườn. Mấy ngày ở trong trại tôi không được ăn uống, bồi dưỡng đầy đủ. Xin thuốc họ không cho. Tôi xin đi khám bệnh họ cũng không cho. Hiện giờ tôi đang đau cạnh sườn bên phải. Tôi định đi giám định lại sức khoẻ để chữa trị.
Tôi sẽ chuẩn bị một chương trình đòi hỏi lại quyền lợi của tôi. Tôi muốn làm rõ sự thật đễ chứng minh cho sự thật thôi.
Ô. Mai Xuân Thú
Trân Văn: Trước tin ông đã bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” và sẽ bị xét xử thì cảm giác của ông như thế nào?
Ông Mai Xuân Thú: Tôi vẫn bình thản, bình thường thôi! Không có vấn đề gì để tôi phải lo hết. Tôi chỉ thiệt thòi về vấn đề kinh tế vì trong những ngày đó, tôi không làm việc để nuôi con được và tôi cũnmg bị xúc phạm về nhân phẩm. Mọi người xung quanh thấy tôi bị còng tay, nhà bị khám xét. Họ quy tội gì tôi phải chịu nhưng tôi nghĩ rằng tôi không có tội!
Trân Văn: Thưa ông, ông còn định nói gì thêm không ạ?
Ông Mai Xuân Thú: Tất nhiên tôi sẽ chuẩn bị một chương trình đòi hỏi lại quyền lợi của tôi. Tôi muốn làm rõ sự thật đễ chứng minh cho sự thật thôi! Tôi là một người Công giáo sống theo pháp luật của Việt Nam và cũng là theo giáo luật, theo điều răn của Chúa.
Trân Văn: Xin cám ơn ông!Giải thích của Chủ tịch thành phố Đồng Hới về vụ Tam Tòa
Gia Minh, phóng viên RFA
2009-07-29
Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện ông Trần Đình Dinh, Chủ Tịch UBND thành phố Đồng Hới, về tình hình hiện nay tại Giáo xứ Tam Tòa.
Ngay sau khi có thêm một số giáo dân Tam Tòa bị bắt đi vào ngày Chủ Nhật 26 tháng 7 vừa qua, và vụ việc hai linh mục Phao lô Nguyễn Đình Phú, giáo hạt Kỳ Anh, và Phê rô Ngô Thế Bính, giáo hạt Đồng Tróc, địa phận Vinh, bị đánh trọng thương tại thành phố Đồng Hới vào ngày Thứ Hai 27 tháng 7.
Vào sáng thứ Ba 28-7, phóng viên Gia Minh của Ban Việt Ngữ RFA đã liên lạc với ông Trần Đình Dinh, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đồng Hới, để tìm hiểu thêm chi tiết.
Mời quí vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây giữa biên tập viên Gia Minh và ông Chủ Tịch Trần Đình Dinh :
Gia Minh: Ông là Chủ Tịch Trần Đình Dinh phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Vâng ạ.
Gia Minh: Kính chào ông. Tôi là Gia Minh, phóng viên của Đài RFA, xin phép được gặp ông để hỏi thăm một số thông tin mới nhất về tình h hình ở giáo xứ Tam Toà. Theo các thông tin trên Mạng, sau ngày 20 tháng 7 thì hôm qua, Chủ Nhật, phía cơ quan chức năng lại bất giữ thêm một số giáo dân ở Tam Toà cũng như có hai linh mục bị đánh trọng thương phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Hai người bị đánh đó là chúng tôi chạy ra thì người ta bảo đã đi đâu rồi. Hiện nay một số dân cũng không nhiều lắm - một số thanh niên quá khích đấy, trong khi đó một số giáo dân ở ngoài kia vào, thì ở trước Tam Tòa dùng những lời lăng mạ mà nói, cuối cùng là một số dân người ta không chịu được thì có đánh nhau một chút. Sau đó mươi lăm phút thì thôi, chỉ thế thôi. Hiện nay ở đấy đã diễn ra bình thường rồi, không có gì.
Gia Minh: Ông nói rằng những giáo dân có lời lăng mạ thì họ lăng mạ như thế nào để cho đến nỗi những người quá khích đánh họ?
Ông Trần Đình Dinh: Tôi chỉ nghe người ta nói lại thôi vì tôi cũng không có ở đấy. Đại để mình nghe nói lại, nói rằng, tức là có một người nói là ‘Đảng Cộng sản mà làm như thế này à’, lúc đó có một số phần tử đứng ở chung quanh họ nghe, họ không chịu được và xảy ra đánh nhau. Nhưng sau đó khoảng mươi lăm phút xong thì thôi, cũng chẳng có gì.
Gia Minh: Đánh nhau nhưng mà rồi có người bị thương mà là bị thương nặng, và trong đó có cả những vị linh mục nữa, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Cái đấy thì tôi không biết, không biết có linh mục hay không. Hiện nay ở tại Đồng Hới này không có ai hết.
Gia Minh: "Không có ai" nghĩa là sao, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Hiện nay không có ai bị thương ở đây bao giờ đâu. Sau đó người ta chạy đi đâu rồi, không có đâu.
Gia Minh: Nghe nói có đưa vào trạm xá mà?
Ông Trần Đình Dinh: Trạm xá chỉ có một người, nhưng mà người đó nghe nói đó không phải là linh mục. Có cái ông gì đấy…
Gia Minh: Ông Nguyễn Đình Phú, và ông ta là linh mục từ Kỳ Anh vào.
Ông Trần Đình Dinh: Không phải đâu, không phải đâu. Đó là ông gì đó. Sau đó công an người ta đã bảo vệ cho ông kẻo người ta vào lại tiếp tục xô xát. Công an đã bảo vệ và đưa ông ra xe taxi và chở ông đến bệnh viện để chữa, nhưng ông chỉ bị một tí nơi mắt thôi chứ không bị gì nhiều, đi lại bình thường.
Gia Minh: Nhưng thưa ông, với tư cách là Chủ Tịch Thành Phố tức đơn vị cùng các cơ quan chức năng giữ trật tự, khi mà có hai phía như vậy thì chính quyền phải can thiệp kịp thời chứ?
Ông Trần Đình Dinh: Sau khi sự việc xảy ra ở ngoài Phường người ta báo cho tôi thì tôi điều ngay công an ra để bảo vệ người đấy và đã bảo vệ ông ấy tại trạm xá. Sau đó công an cũng đưa ông ấy đi taxi để chở ông ấy đi cho an toàn.
Gia Minh: Hình như việc ông vừa mới nói đó là một vụ việc riêng thôi, nhưng phía giáo dân họ cũng nói rằng họ đang bức xúc những chuyện như vậy và như ông nói thì những người dân ở đó cũng bức xúc, như vậy sẽ tạo ra những cung đột giữa hai bên, vậy phía các cơ quan chức năng cũng như UBND thành phố sẽ có những biện pháp như thế nào để tránh không xảy ra những trường hợp đó trong thời gian tới?
Ông Trần Đình Dinh: Ngày hôm qua UBND thành phố đã ra một thông báo tuyệt đối cấm tất cả mọi người dân các địa phương không được tụ tập về đấy. Ngày hôm qua đã có quyết định ấy rồi. Và trước đó thì chúng tôi đã tập trung tất cả các chủ tịch của các phường xã đến và yêu cầu là các chủ tịch phường xã chịu trách nhiệm về một số người dân của địa phương nếu như tụ tập về đấy, và cho họ điều tất cả người dân về khu vực họ sinh sống. Hiện nay thì những người dân của các địa phương phường xã ở Đồng Hới không được về đấy nữa. Nhưng nó còn một vài, thỉnh thoảng có một nhóm năm bảy thanh niên ở các địa phương khác, ở các nơi khác mà người ta đi qua lại người ta nghe ngóng này khác, người ta đi đến đấy để người ta xem; nhưng hiện tại ở khu vực Tam Toà không có người.
Gia Minh: Tức là tại nhà thờ đó phải không, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Không! Kể cả xung quanh đấy nữa chứ. Không được tập trung về các vùng xung quanh đấy nữa. Chúng tôi rất là ngại việc này, rất ngại cái việc chính người dân quá khích đấy thì chính quyền quản lý rất khó. Xin anh hiểu một điều như thế. Chính quyền quản lý rất khó nên chúng tôi tuyệt đối không cho người dân đến. Hiện tại là như thế. Gây rối mất trật tự thì sẽ có cơ quan chức năng người ta quản lý trật tự.
Gia Minh: Theo quy định của Việt Nam thì họ chỉ đi lại bình thuờng.
Ông Trần Đình Dinh: Chúng tôi chỉ quản lý những người dân hiện nay đang quá khích ở các địa phương của thành phố Đồng Hới thôi, chớ còn lại khách du lịch ở các nơi người ta đến thì vẫn đi lại bình thường.
Gia Minh: Nhưng làm sao xác định được ai là những người dân quá khích, thưa ông?
Ông Trần Đình Dinh: Chúng tôi chỉ đưa thông báo đó lên các phương tiện của địa phương để người dân của các địa phương ở các phường xã là không tập trung về đấy, chớ còn ở các nơi khác người ta đi du lịch thì bình thường. Còn trong số như mười người dân có một người quá khích thì mình chỉ cần công bố là tất cả mọi người đều không đến tức là dù có người quá khích thì họ cũng không đến. Không phải là ai cũng quá khích. Mười người may ra chưa chắc đã có một người thì vài chục người mới có một người thì mình thông báo cho hai chục người đó sẽ có một người (quá khích) ở trong đấy.
Gia Minh: Như vậy lệnh đó có vẻ mơ hồ qua không? Và nó gây cản trở việc đi lại của người dân?
Ông Trần Đình Dinh: Có mơ hồ đâu? Tôi giao cho tất cả các địa phương là không cho người, con em mình tập trung về đấy. Phải yên tâm đi làm ăn hay công việc này khác chứ không tập trung về đấy để xem. Đấy là việc nội bộ của chính quyền. Còn việc khách du lịch, khách vãng lai qua lại thì họ vẫn đi bình thường.
Gia Minh: Nói ra thì chắc nhiều người họ cũng khó hiểu bởi vì đó là khu chứng tích theo lời của nhà nước nói thì mọi người đều có quyền đến đó để xem chứ?
Ông Trần Đình Dinh: Đúng rồi. Nhưng trong thời điểm này chính quyền phải làm biện pháp như thế để bảo đảm trật tự an ninh. Trong năm bảy ngày tới mà nó bình thường lại thì không còn hiệu lực của thông báo ấy nữa mà có thông báo khác. Mình chỉ làm giảí quyết trong thời gian ngắn để bảo đảm trật tự, đừng xảy ra việc xô xát giữa các dân ở các nơi về. Mà bây giờ cái quan trọng nhất của chính quyền hiện nay của chúng tôi là đảm bảo được cái trật tự an ninh và không xảy ra xô xát.
Gia Minh: Cám ơn ông Chủ Tịch UBND Thành Phố Đồng Hới về những thông tin vừa rồi.
Tăng cường an ninh quanh vùng Tam Tòa Quảng Bình
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009-07-30
Tình hình Tam Toà tạm lắng dịu vào khi các linh mục lãnh đạo giáo phận Vinh kêu gọi chính quyền địa phương Quảng Bình thả hết bảy giáo dân đã bị bắt giữ trước khi hai phía có thể đối thoại để tìm giải pháp.
Ngăn chặn kiểm sóat gắt gao
Báo chí ở Việt Nam mấy hôm nay loan tin là những người Công Giáo ở Quảng Bình tụ tập gây mất trật tự, rằng việc dựng nhà và thánh giá trên nền nhà thờ cũ mà uỷ ban nhân dân Quảng Bình trưng dụng để làm di tích tội ác chiến tranh, là hành động bất hợp pháp, rằng giáo xứ Tam Toà ở Đồng Hới trước giờ chưa hề có.
Phản ứng cuả giáo dân ở Tam Toà như thế nào sau vụ náo loạn trên nền nhà thờ cũ hôm thứ Hai vừa qua với nhiều người mặc thường phục dùng gậy xông vào đánh các giáo dân từ Kỳ Anh tới đó cầu nguyện khiến nhiều người bị thương trong đó có hai linh mục.
Nói chung đối với giáo dân bây giờ rất là hoảng loạn về tinh thần. Có một điều là mấy hôm nay không phải là công an đánh mà là côn đồ đánh nhưng mà công an đứng nhìn côn đồ đánh dân. Còn chính quyền vẫn dùng người bao vây khuôn viên nhà thờ đó.
Chị Thuỷ, cư dân Đồng Hới, phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Toà, cho biết:
Nói chung đối với giáo dân bây giờ rất là hoảng loạn về tinh thần. Có một điều là mấy hôm nay không phải là công an đánh mà là côn đồ đánh nhưng mà công an đứng nhìn côn đồ đánh dân. Còn chính quyền vẫn dùng người bao vây khuôn viên nhà thờ đó.
Hiện tôi không có mặt tại giáo xứ Tam Toà nhưng theo thông tin cuả anh em cộng đoàn cho biết ngay chiều hôm qua là chiều 28 có một lực lượng cơ động mặc áo giáp và một số người không mặc đồng phục đã bao vây khu vực Tam Toà .
Và ngay sáng hôm nay các linh mục và các giáo dân cho biết các ngã đường từ khu vực ngoài Ba Đồn trở vào thành phố Đồng Hới là bị cô lập, tất cả các xe máy khi công an giao thông kiểm tra là toàn bộ là giữ bằng lái xe cuả họ lại hết.
Và ngay sáng hôm nay các linh mục và các giáo dân cho biết các ngã đường từ khu vực ngoài Ba Đồn trở vào thành phố Đồng Hới là bị cô lập, tất cả các xe máy khi công an giao thông kiểm tra là toàn bộ là giữ bằng lái xe cuả họ lại hết.
Coi như người Công Giáo là không cho ra khỏi địa bàn để vào khu vực Đồng Hới. Những người đi trên đường cũng bị mắc oan như vậy. Bây giờ chính bản thân em cũng đang bị công an truy tìm. Đối với linh mục mà họ không chừa thì làm sao đối với giáo dân mà họ chừa lại được.
Không có giáo xứ Tam Tòa?
Được hỏi về tin trên các báo là trước giờ không hề có giáo xứ nào gọi là giáo xứ Tam Toà, chị Thuỷ vặn lại:
Gần một ngàn người cuả giáo xứ Tam Toà, những ngày lễ nếu không có giáo dân thì ở đâu về đi lễ cho giáo xứ Tam Toà? Nếu như ở Tam Toà không có người Công Giáo thì tại sao họ chấp nhận cho chúng tôi mượn nhà cuả ông Trần Công Lý để sinh hoạt tôn giáo? Và họ qui định cho chúng tôi là cái nhà đó chỉ chứa từ sáu mươi người trở xuống chứ không được quá sáu mươi người vì sức nhà đó không đủ an toàn.
Nhưng khi số lượng giáo dân từ bốn trăm đến năm trăm người , đông quá chúng tôi mới kéo đến nhà thờ. Cái sự việc xảy ra với Giáo Xứ Tam Toà là ngày 20 tháng Bảy, đó là ngày dựng nhà. Còn ngày chúng tôi kéo đến ra Tam Toà lễ là ngày Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Gần một ngàn người cuả giáo xứ Tam Toà, những ngày lễ nếu không có giáo dân thì ở đâu về đi lễ cho giáo xứ Tam Toà? Nếu như ở Tam Toà không có người Công Giáo thì tại sao họ chấp nhận cho chúng tôi mượn nhà cuả ông Trần Công Lý để sinh hoạt tôn giáo?
Tại sao họ nói chúng tôi dựng lán và dựng thành giá bất hợp pháp trên nền nhà thờ cuả Tam Toà. Đã gọi là nền nhà thờ mà gọi việc dựng thánh giá là bất hợp pháp? Điều đó quá phi lý.
Ông Trần Công Lý mà chị Thuỷ nhắc tới ở đây, là chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Toà, cũng là người bao năm qua cho mượn tư gia mỗi Chúa Nhật để các linh mục đến dâng thánh lễ. Ông Trầnh Công Lý bị công an bắt giữ từ hôm Chúa Nhật .
Đến tối thứ Tư vừa rồi, từ Đồng Hới, vợ ông Lý báo cho biết ông vừa được cho về :
Ông Lý bị bắt hôm Chúa Nhật tới nay mới được thả ra vị chi là bốn ngày. Ông điện về ông báo ông nói thế.
Một người khác là chị Yên , phó trưởng Ca Đoàn Giáo Xứ Tam Toà, cho hay cũng bị công an Quảng Bình bắt đi làm việc nhưng đến khuya thì được cho về:
Họ bắt tại nhà khi đang làm việc. Lúc đầu họ nói mới lên đồn làm việc một chút, em nói là em không đi xong rồi họ đưa cái giấy triệu tập ra, họ nói có giấy triệu tập mà không đi thì áp giải ngay chừ luôn.
Họ đứng một lúc rồi hỏi vài hôm nữa có được không, tôi nói vài hôm nữa tôi cũng không rảnh. Họ đứng một lúc rồi họ chào họ về, nói chung là họ cũng tôn trọng ý kiến cuả mình thôi chứ cũng không làm khó mình nữa.
Họ hỏi em về cái việc mà dựng cái nhà tạm thì lúc đó em có mặt ở đó không, em ra đó để làm gì , em nói tại nghe Cha thông báo trong khi chờ nhận đất thì dựng một cái nhà tạm thường thôi để giáo dân có chỗ che mưa nắng để đi lễ.
Công an nói chị có biết dựng nhà trên đó là sai luật pháp không.
Em cũng có hỏi họ tại sao lúc mà tôi bị đánh ngã xong tôi đứng dậy thì tôi nghe họ xôn xao họ nói công an mặc đồ xi vin để đánh dân, có nghĩa công an đồng tình với dân để đánh người Công giáo hay sao. Thì họ chối họ nói đó là do dân bức xúc. Em được về trong đêm đó nhưng mà khuya lắm, gần một giờ sáng họ mới để mình về lận.
Phát biểu với đài Á Châu Tự Do, chị Yên nói chị tin rằng những người mặc thường phục và cầm gậy xông vào đánh giáo dân ở Tam Toà không phải là dân địa phương như các báo đã đăng:
Mặt mũi cuả họ thì em chẳng biết là dân ở đâu cả, toàn người ở đâu đến mà lạ lắm. Dân xung quanh đó thì họ cũng có ra nhưng họ chỉ nhìn thôi, còn em chưa bắt gặp được một người nào xung quanh đó mà đánh dân hết .
Sau hai ngày liên tục bị thẩm vấn, ngày thứ Ba vừa qua công an trở lại nhà chị Yên:
Ngày qua có một anh công an đến và cũng mời em lên để làm việc một lúc nữa nhưng em từ chối không đi, nói là tôi đã đến và làm việc với các anh hai ngày rồi, tôi không phải là tội phạm để các anh gọi lúc nào là gọi, tôi không đi nữa.
Họ đứng một lúc rồi hỏi vài hôm nữa có được không, tôi nói vài hôm nữa tôi cũng không rảnh. Họ đứng một lúc rồi họ chào họ về, nói chung là họ cũng tôn trọng ý kiến cuả mình thôi chứ cũng không làm khó mình nữa.
No comments:
Post a Comment