Tuesday, July 28, 2009

Ước mơ xây lại nhà thờ Tam Tòa tại Quảng Bình bị ngăn trở

Ước mơ xây lại nhà thờ Tam Tòa tại Quảng Bình bị ngăn trở

2009-02-26

Giáo Dân Đồng Hới Mong Xây Lại Nhà Thờ Mới Trên Nền Thánh Đường Tam Toà Bị Phá Huỷ Vì Bom Đạn

Photo: RFA

Nhà thờ Tam Tòa-Đồng Hới-Quảng Bình, nay chỉ còn có gác chuông

Quảng Bình là một tỉnh Duyên Hải miền Trung Việt Nam, thành phố chính là Đồng Hới .

Ngược dòng thời gian, năm 1631 một giáo xứ tên là Động Hải ra đời. Trải qua bể dâu lịch sử và nhiều cuộc bách hại, sau này một linh mục Pháp , cha Claude Bonin tập trung giáo dân chạy loạn về Nam Quảng Bình rồi lập nên giáo xứ Tam Toà.

Năm 1940, linh mục René Morineau , mà giáo dân gọi là cố Trung, xây nhà thờ Tam Toà . Giáo xứ Tam Toà sau này trở thành giáo xứ lớn nhất của tỉnh Quảng Bình, trực thuộc giáo phận Huế.

Nhà thờ Tam Tòa được xây từ năm 1940

Năm 1940, linh mục René Morineau , mà giáo dân gọi là cố Trung, xây nhà thờ Tam Toà . Giáo xứ Tam Toà sau này trở thành giáo xứ lớn nhất của tỉnh Quảng Bình, trực thuộc giáo phận Huế. Năm 1953, cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sau khi chịu chức linh mục đã về làm cha phó của giáo xứ này.

Thời chiến, Quảng Bình bị tàn phá nặng nề. Năm 1968, nhà thờ Tam Toà bị máy bay Mỹ đánh sập , chỉ còn lại tháp chuông chơ vơ trên một cái nền đổ nát.

Sau 1975, tuy thuộc giáo phận Huế nhưng không một vị linh mục nào ở Huế được về Quảng Bình dù Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể nhiều lần xin với chính quyền địa phương. Đó là lý do mấy chục năm nay Đồng Hới không có nhà thờ và không có cha xứ.

Năm 1997, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình quyết định lấy nhà thờ Tam Toà đổ nát làm di tích tội ác chiến tranh của Mỹ, dựng hàng rào quanh khu đất mà tháp chuông có thể đổ sụp bất cứ lúc nào.

Tháng Năm 2006, Đức Cha Nguyễn Như thể, Tổng Giám Mục giáo phận Huế bàn giao giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh . Linh mục Lê Thanh Hồng được Đức Giám Mục giáo phận Vinh cử về giáo xứ Sen Bàng cách thành phố Đồng Hới mười lăm kilômét về hướng Tây. Từ đó tới đầu tháng Hai này, ba thánh lễ rước kiệu đã diễn ra trên cái nền hoang tàn của nhà thờ Tam Toà, đã có lời cầu nguyện hiệp thông với Đồng Hới để chính quyền địa phương cho khôi phục lại một giáo đường mới trên nền đổ nát cũ.

Năm 1997, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình quyết định lấy nhà thờ Tam Toà đổ nát làm di tích tội ác chiến tranh của Mỹ, dựng hàng rào quanh khu đất mà tháp chuông có thể đổ sụp bất cứ lúc nào.

Thành phố duy nhất không có nhà thờ đạo.

Đây là đất thánh, nơi Đức Cha Thuận, một vị đang còn điều tra để phong thánh, trước có làm công tác mục vụ ở đây. Đây là đất gốc gác của Đức Cha phó Nha Trang Võ Đức Minh. Đây là đất của nhà thơ lớn nhất Việt Nam Hàn Mặc Tử, ở bên giòng sông Nhật Lệ . Nhưng mà giờ chính quyền một hai cứ giữ lấy . Tại sao thành phố này là thành phố duy nhất không có được một nhà thờ đạo.

Đó là lời linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh. Từ Quảng Bình, linh mục Lê Thanh Hồng, quản xứ giáo xứ Sen Bàng, kiêm phụ trách năm giáo xứ lân cận là Tam Toà, Trung Quán, Bình Thôn, Hoành Phổ, Phúc Tín với tổng cộng gần một ngàn giáo dân, cho biết :

Trải qua năm sáu mươi năm nay là không có linh mục coi sóc, rồi thì nhà thờ nhà thánh cũng bị chiến tranh hư hỏng hết , bây giờ năm giáo xứ phía trong đó coi như không có nhà thờ nào hết, phải mượn nhà giáo dân để hàng tuần dâng thánh lễ. Nhu cầu của giáo dân ở thành phố Đồng Hới bây giờ rất là lớn mặc dù dân gốc Tam Toà bây giờ không còn được bao nhiêu. Hiện đang làm thủ tục để xin khôi phục lại giáo xứ Tam Toà , sau đó thì đi đến vấn đề đất đai và làm nhà thờ .

Với câu hỏi từ ngày linh mục về giáo xứ Sen Bàng và đã có ba thánh lể lớn trên nền nhà thờ Tam Toà với cả ngàn tín hữu mà có gặp trở ngại gì với chính quyền địa phương không, linh mục Lê Thanh Hồng trả lời là không hề bị trở ngại:

Đây là đất gốc gác của Đức Cha phó Nha Trang Võ Đức Minh. Đây là đất của nhà thơ lớn nhất Việt Nam Hàn Mặc Tử, ở bên giòng sông Nhật Lệ . Nhưng mà giờ chính quyền một hai cứ giữ lấy . Tại sao thành phố này là thành phố duy nhất không có được một nhà thờ đạo.

LM.Võ Thanh Tâm

Chính quyền địa phương thực sự là không nhất trí cho làm lễ ở trên đó. Nhưng vì tổ chức lễ tại nhà nguyện mượn của giáo dân và trong tinh thần hiệp thông, đặc biệt có Đức Giám Mục vào thì họ rất hồ hởi phấn khởi đến tham dự và cầu nguyện cho giáo xứ ở Đồng Hới. Làm lễ chỗ nhà thờ Tam Toà thì có không gian rộng rãi và trật tự đảm bảo hơn. Cái ao ước của mọi người của tất cả các linh mục trên địa bàn Quảng Bình là làm sao xây lại nhà thờ ở trên cái nền cũ đó.

Như linh mục Lê Thanh Hồng trình bày, để có thể xin xây lại nhà thờ mới trên nền đất Tam Toà cũ mà nay chỉ còn gác chuông, việc đầu tiên là phải phục hoạt giáo xứ Tam Tài theo yêu cầu của chính quyền địa phương :

Năm ngoái đã thống kê con số để báo cáo chính quyền xin khôi phục lại giáo xứ, cho họ thấy cái nhu cầu để mà giải quyết vấn đề đất đai. Trong cả mấy giáo xứ từ Sen Bàng đến bốn năm giáo xứ trong kia thì có gần một ngàn giáo dân. Ở Đồng Hới tương đối khá còn giáo xứ Sen Bàng và bốn năm giáo xứ kia thì đời sống chật vật hơn.

Giữ nhà thờ Tam Toà cũ làm chứng tích tội ác chiến tranh ( năm 1968 Quân Bắc Việt Xâm Lăng Miền Trung gây chiến tranh 5237 người Miền Trung bị Cộng Sản giết ở các mồ chôn tập thể , 1200 nạn nhân bị mất tích đưa đến việc ngôi chùa bị hư hại)

Kết quả là chính quyền tỉnh Quảng Bình vẫn giữ quyết định dùng khu đất của nhà thờ Tam Toà cũ làm chứng tích tội ác chiến tranh , và thay vào đó là cấp đất tại một nơi khác của Đồng Hới cho giáo dân xây nhà thờ mới. Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình, ông Phan Lâm Phương, cho Thanh Trúc biết :

Trong chiến tranh Mỹ đánh phá thì chỉ còn lại nền nhà và tháp chuông , vì thế chúng tôi giữ lại làm chứng tích chiến tranh để sau này nói với con cháu mình biết được cái tàn phá của chiến tranh nó gây cái đau khổ đấy.

Trong chiến tranh Mỹ đánh phá thì chỉ còn lại nền nhà và tháp chuông , vì thế chúng tôi giữ lại làm chứng tích chiến tranh để sau này nói với con cháu mình biết được cái tàn phá của chiến tranh nó gây cái đau khổ đấy.
Ô.Phan Lâm Phương UBND

Khi Thanh Trúc nêu câu hỏi là từ bao lâu Đồng Hới không có được một nhà thờ , thì không rõ Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh có tính lại mà để cho giáo dân khôi phục lại thánh dường Tam Toà không, bởi đó cũng là chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo mà nhà nước đưa ra. Ông Phan Lâm Phương khẳng định:

Thì chúng tôi cũng thực hiện đúng theo Luật Tôn Giáo và nghị định chính phủ về tôn giáo, tức là tạo điều kiện cho bà con giao dân người ta có chỗ để sinh hoạt tốt đời đẹp đạo của đảng va 2nhà nước thôi. Thế nhưng bây giờ mà làm lại ở chổ đó là không được. Giữ cho tháp chuông khỏi đỗ thì chính quyền địa phương cũng đã làm và chúng tôi cũng phải giữ để cho tháp chuông khỏi đỗ. Còn bây giờ mà làm lại cái nhà thờ ngay tại đó là không được vì đó là chứng tích chiến tranh, hai là cái vị trí ở đó trước kia thì được nhưng bây giờ hết sức là chật chội, qui hoạch bây giờ thì dọc ở đó là cái cảng và cái công viên rồi. Cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục tạo điều kiện để cho giáo dân một mảnh đất để làm nhà thờ.

Sẽ cấp khu đất khác thuận lợi hơn để xây nhà thờ?

Với câu hỏi tiếp là đất mà Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cấp để xây nhà thờ cho thành phố Đồng Hới sẽ như thế nào, ông Phan Lâm Phương cho biết:

Đất ở chỗ nào thì vừa cả chính quyền và nhà thờ và cái tổ chức đó là giáo xứ Tam Toà phải đi cùng nhau đi tìm cái chổ đất phù hợp. Tất nhiên là chúng tôi cũng tìm cái đất thuận lợi chứ không phải là đẩy lên trên xa hoặc là chỗ nào không thuận tiện cho giáo dân, đảm bảo cái chỗ nó cũng đàng hoàng để phục vụ cho giáo dân nhưng mà phải đúng theo qui định trong nghị định của chính phủ.

Không có kỳ thị không có phân biệt gì và khó khăn gì cho giáo dân hết cả. Khu đất mới để người ta làm nhà thờ cho nó đàng hoàng hơn nó khang trang hơn và làm đẹp cho thành phố thì tôi cũng rất đồng tình nhưng mà làm lại chỗ đó là không được.

Đất ở chỗ nào thì vừa cả chính quyền và nhà thờ và cái tổ chức đó là giáo xứ Tam Toà phải đi cùng nhau đi tìm cái chổ đất phù hợp. Tất nhiên là chúng tôi cũng tìm cái đất thuận lợi chứ không phải là đẩy lên trên xa hoặc là chỗ nào không thuận tiện cho giáo dân, đảm bảo cái chỗ nó cũng đàng hoàng để phục vụ cho giáo dân

Ô.Phan Lâm Phương UBND

Đó là lời của chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình, ông Phan Lâm Phương. Trước thái độ cương quyết đó thì giáo phận Vinh phản ứng thế nào ? Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh , linh mục Võ Thanh Tâm, phát biểu :

Chính quyền bây giờ họ nói muốn lưu lại chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ. Mà cha nói thời bây giờ lưu niệm cái gì chứ lưu niệm cái ác thì không nên.

Muốn lưu niệm thì làm một cái nhà thờ bằng thạch cao con con rồi bỏ vào trong cái hòm kính thì tốt hơn, chớ còn người ta không có đất để làm nhà thờ mới mà anh lưu niệm trên cái đất của người ta thì anh phải được phép của người ta, chứ anh tự chiếm lấy để anh làm lưu niệm là không được.

Giáo phận Vinh và giáo dân Đồng Hới , Sen Bàng cũng như các giáo xứ phụ cận phải làm sao nếu Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh nhất quyết không cho xây nhà thờ mới trên mảnh đất Tam Toà của Đồng Hới ngày xưa? Cũng linh mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh nói:

Bây giờ thì người Tam Toà chính thức thì cũng chẳng còn ai nữa. Bà con giáo dân ở các thành phố ở các huyện ở các làng lên đó buôn bán được chừng hơn một nghìn người thì bây giờ họ nói xin đất thì họ sẽ cho một miếng đất khéo , đẹp , khang trang thì ta cứ nhận lấy. Chứ còn mà họ giữ lấy để họ làm cái cơ quan khác thì mình đấu tranh.

Rộng rãi khang trang thì chúng tôi lấy . Nhưng mà hình như họ cho cái miếng không đẹp . Không đẹp thì đến khi có cuộc lễ gì chúng tôi lại kéo đến cái nhà thờ Tam Toà chúng tôi làm

Linh mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh

Có cái nhà thờ cũ cho họ làm lên thì tốt nhất , họ nói chật, chật thì chúng tôi chịu , họ nói cấp chổ khác cho thoáng hơn. Thế nhưng bây giờ cũng có ý kiến trong giáo hội thì đất Tam Toà đây mặc cho người Tam Toà ,cái nhà thờ đó của dân Tam Toà mà dân Tam Toà bây giờ ở Mỹ ở Quảng Nam ở Nha Trang thì mặc Tam Toà, chúng tôi không nói đổi, chúng tôi không nói cho, chúng tôi chỉ xin một miếng đất, chính quyền nói bảo đảm tự do tín ngưỡng, cho một miếng đất để làm cái nhà thờ ở giữa thành phố, chứ còn nhét cái góc trong bụi trong bờ là không nhận. Rộng rãi khang trang thì chúng tôi lấy .

Nhưng mà hình như họ cho cái miếng không đẹp . Không đẹp thì đến khi có cuộc lễ gì chúng tôi lại kéo đến cái nhà thờ Tam Toà chúng tôi làm.

Xem ra một nhà thờ cho thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình hãy còn là giấc mơ xa, dù như Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh lẫn các vị lãnh đạo giáo phận Vinh đang cố gắng tiến tới một thỏa hiệp hợp tình hợp lý.

Thanh Trúc sẽ theo mọi diễn biến để trình bày tiếp đến quí vị trong những chương trình tới. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Xin hẹn lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.




Hau qua tu viec cha chung khong ai khoc
Đồng Chí việt gian Phan Lâm Phương
Chủ tịch tỉnh Quảng Bình

Theo việt gian Phan Lâm Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, địa phương sẽ tận dụng tất cả những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ để khuyến khích các dự án vào đây, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Đồng Chí việt gian Phương cho biết, Quảng Bình có lợi thế lớn nhất là tiềm năng du lịch do điều kiện tự nhiên, thiên nhiên phong phú, đa dạng như vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, thành quách thời Trịnh - Nguyễn, đèo Ngang...

"Vì vậy, mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 là phát triển mạnh du lịch, dịch vụ, khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng chất lượng cao... nhằm phát huy hiệu quả những tiềm năng sẵn có", ông Phương cho biết.

Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư, Quảng Bình cũng đưa ra những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ cho phép. Cụ thể, đối với những dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, cấp thoát nước, đường giao thông đến chân hàng rào; những dự án nhỏ hơn 50 tỷ được hỗ trợ 30% chi phí san lấp mặt bằng, trên 50 tỷ là 50%; đối với nhà đầu tư kinh doanh hạ tần khu công nghiệp được giảm 50%chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh...

"Bên cạnh đó, thủ tục hành chính được tập trung về một đầu mối để đẩy nhanh việc cấp phép như Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối xúc tiến các hoạt động liên quan đến các dự án; Sở Tài nguyên môi trường chủ trì việc giao, thuê đất. Thời hạn để cấp phép cũng được quy định thời gian cụ thể là 7-15 ngày", ông Phương nói.

Hiện nay, Quảng Bình mới chỉ có 3 dự án đầu tư nước ngoài và 30 của các doanh nghiệp trong nước với tổng vốn khoảng 30 triệu USD.



Thứ tư, 15 Tháng chín 2004






http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/05/02/05/89651241258867.jpg




(Đồang chí việt gian Phan Lâm Phương-Phó BT Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh đánh trống khai giảng năm học 2008-2009)




No comments: