Friday, July 24, 2009

Gián điệp cạnh tướng Nguyễn Chánh Thi -Vũ Trí



Chuyện ngày xưa
Gián điệp cạnh tướng THI


Cậu Sáu
Sau ngày 30-4-1975, chúng tôi phải đi trình diện học tập cải tạo (ở tù hay lao cải), theo lệnh Ủy ban quân quản (UBQQ); tôi được đưa lên trại Long Thành (trại nuôi trẻ mồ cội của Tư Sự). Trại nầy tiếp nhận một số nhân viên chính quyền cũ, được chia làm 4 khối:
-Khối thứ nhất, thành phần cao cấp của chính quyền cũ;
-Khối thứ hai, cán bộ Trung Ương tình báo;
Khối thứ ba, thành phần cao cấp các Đảng phái và
Khối thứ tư, sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia.
Qua 2 tháng giam lỏng chúng tôi ở trại Long Thành, sau đó Cộng Sản chọn lọc ra mỗi khối một số người mà chúng cho là có nợ máu với nhân dân rồi chúng di chuyển chúng tôi về giam ở trại Thủ Đức.
Tháng 2/1976, số tù giam ở trại Thủ Đức lại được chọn ra một số là 360 người, chuyển ra trại Ba Sao (Nam Hà, Phủ Lý) bằng 2 đợt máy bay C130 (mỗi lần đi 2 chiếc); chúng tôi đến Nam Hà, trại mới xây được 2 nhà gồm 4 buồng giam bằng đá.Trong mỗi buồng giam, Cán bộ/CS (CB) tổ chức gài người làm anten (báo cáo các tù viên khác cho CB), vì thế, chúng tôi phải cẩn thận khi nói năng với nhau.

Tâm Tình
Chúng tôi có một nhóm thân nhau nên mỗi lần có người bị gọi đi làm việc với CB/ Bộ Nội Vụ (BNV), khi về tôi hay hỏi: Sao, CB/BNV hỏi anh về chuyện gì?” Anh TVC trả lời:
Về Cậu Sáu (1) quân sư của tướng Nguyễn Chánh Thi đó mà”
Tôi hỏi:
Cậu Sáu như thế nào mà dữ dội đến thế.”
Chuyện hơi dài dòng (chỉ nói về người mạnh thường quân, quân sư của tướng Thi, còn nhóm tướng Thi-19 người có 3 người đi theo VC và lý do đảo chính, ai cầm đầu…,nhiều người đã viết rồi, trong bài nầy chúng tôi chỉ đặt nặng phần điệp viên CS đã cố vấn Tướng Thi như thế nào mà thôi) anh TVC kể tiếp:
“Sau khi Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Thiếu tá Phạm văn Liễu với một số anh em làm đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm bất thành: nhóm Thi, Liễu…lên xe chạy ra phi trường TSN rồi nhảy lên một chiếc C47 (do đại úy Phan Phụng Tiên lái) đang chờ sẳn để đi Phnom Penh.
Nhóm Thi, Liễu… được nhà vua Norodom Shianouk của Campuchia (Campuchea trung lập nhưng thân Hà Nội) chấp nhận cho tỵ nạn chính trị; còn máy bay và những ai không muốn ở lại thì được trao trả cho Việt Nam Cộng Hòa, Trung Tướng Thái Quang Hoàng bị nhóm đảo chính bắt làm con tin được trả về VN. Nhóm Thi, Liễu có một số ngoại tệ, họ mua một biệt thự để ở. Ngày ngày, mấy ông la cà từ nhà hàng nầy đến quán nọ, chiều tối đến vũ trường… Họ vui chơi, không chú ý “bóng câu qua
cửa sổ”-thời gian, cho đến một ngày trong túi họ không còn tiếng rỏn rẻn: họ mới nghĩ đến cuộc sống lâu dài trên đất khách.

Lao động
Tối nay cơm nước xong, trước khi mọi người tụ họp lắng nghe đài BBC để biết tin thế giới và quê nhà; anh em mở cuộc họp nhỏ, tìm lối sống: mở đầu thiếu tá Liễu có ý kiến là mọi người phải đi lao động kiếm sống và đề nghị anh Hai (Thi) ở nhà (quản gia). Mọi người, ai có khả năng gì thì làm việc ấy: người đi khuân vác ở bến xe, người đi đạp xe ba gát, kẻ đi hớt tóc dạo…
Đại tá Thi quản gia, anh biết mình như một bà nội trợ (hay con sen), ngày ngày đi chợ, nấu ăn và lo vệ sinh trong nhà…Đôi khi rảnh rổi, ngồi nghĩ lại “anh hùng sa cơ lỡ vận” đâu khác gì bà nội trợ! Tâm trạng mong mõi có gì đó thay đổi lớn ở quê nhà còn ở campuchia cuộc sống bình an, trầm lặng, thời gian như ngừng lại….

Mạnh thường quân xuất hiện
Hôm nay thứ sáu, như thường lệ người nội trợ phải tính toán mọi nhu cầu như ăn, uống, vui chơi của mấy chú em trong các ngày cuối tuần: phải mua gì ăn, uống, bồi dưỡng, vui chơi…Chợ búa xong, Thi đang còn nghĩ mệt thì nghe tiếng gõ cửa, Thi phân vân: chả biết ai đến nhà mình làm gì? Mấy thằng em đi làm có sao không, có chú nào bị tai nạn hay bị chính quyền làm khó dễ gì không, trong lòng nôn nóng. Thi vội đứng dậy ra mở cửa, Thi thấy một ông già: râu cằm hơi dài, tay xách hai con vịt, tay chống gậy, chậm rải hỏi:
“Xin lỗi ông, đây có phải nhà của Đại tá Thi không à”
“Tôi là Thi đây, thưa ông có việc gì không”,
Đại tá Thi trả lời,
ông già tự giới thiệu và nói:
“Tôi là người tha phương cầu thực, tôi qua làm ăn ở đây lâu rồi; nghe các anh là những người yêu nước, thương dân, đã can đảm chống lại gia đình trị Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, áp bức dân lành… Không may, các anh phải lánh nạng xứ người, vì tình đồng hương tôi thương các anh lắm, ghé thăm và biếu các anh món quà nhỏ để vui cuối tuần.”
Đại tá Thi lễ phép:
“Xin mời bác vào nhà”;
Thi vội đem nước trà mời khách. Ông già nói:
“Anh cứ tự nhiên, đừng bận rộn nước non gì phiền phức; một lần ghé thăm làm phiền anh, chắc lần sau tôi không dám ghé nữa,”
Thi trả lời:
“Không có gì xin bác đừng ngại, chúng tôi qua đây, không thân nhân, không bạn bè, được đồng hương ghé thăm là mừng lắm…”
“Anh nói như vậy, khi nào tôi rãnh rỗi, tôi ghé thăm các anh và tâm tình cho vui, Tôi đây cũng chẳn có bà con gì nhiều, chúng ta cùng hoàn cảnh, thật tình với nhau là quý,”
ông già nói tiếp:
“Tôi lớn tuổi hơn mấy chú, tôi là người con thứ năm trong gia đình, tôi đề nghị: mấy chú gọi tôi là Cậu Sáu (1) -cậu là em hay anh của mẹ, chúng ta đều tha phương, xem nhau như anh em, bà con giúp nhau được gì thì cứ làm, tùy theo khả năng”.
Thi nghe Cậu nói như vậy, nghĩ cũng ấm lòng: không có mẹ, có cậu bao bọc tình cảm ấm êm ở xứ người, tốt thôi. Đại tá Thi mạnh dạn hỏi:
“Xin Cậu cho biết địa chỉ khi nào chúng tôi rãnh đến thăm cậu và gia đình hoặc cậu có số điện thoại, xin cậu số máy…”
Cậu Sáu nói:
“Mấy chú đừng quan tâm, Cậu tha phương cầu thực, nay ở chỗ nầy, mai ở chỗ khác; nghề nghiệp cũng thay đổi theo nhu cầu của xã hội: ai kêu dạy học, cậu cũng làm, không thì đi buôn chuyến, cứ chạy kiếm cơm, nhà cửa thay đổi liên miên….Cậu rãnh rỗi Cậu đến thăm mấy chú là được; các anh có thường nghe các đài BBC, VOA không? Mấy đài nầy có nhiều tin thế giới và tin Việt Nam đáng tin cậy và có những bài bình luận hay.
Thi trả lời:
“Chúng tôi nghe đài BBC hàng đêm đấy: chúng tôi cũng muốn biết tình hình quê nhà lắm.”
Cậu Sáu xen vào:
“Đêm qua đài BBC có bình luận, bà Ngô Đình Nhu qua Âu Châu giải độc…, rồi cậu Sáu thuyết trình một lúc qua tình hình trong tuần: tin tức thế giới, tin tức Việt Nam, ngắn gọn và rành mạch. Cậu gợi ý theo bình luận nước ngoài: báo Mỹ cho rằng ‘Ấp Chiến Lược’ là sản phẩm của người Anh, làm mất tự do của người dân quê, báo Anh viết về tình hình Phật Giáo như các cuộc tự thiêu của các thầy ở Miền Trung và Saigòn, các cuộc biểu tình, còn báo Le Monde của Pháp kết luận: tình hình Miền Nam VN ‘mỏng như lá lúa’, có thể có chính biến nữa, không biết khi nào, có vẻ chính phủ Ngô Đình Diệm không được lòng
người Mỹ lắm”,
Cậu Sáu hỏi tiếp:
“Anh có liên lạc bạn bè ở Saigòn không, phải nắm vững tình hình kẻo…” Đại tá Thi nói:
“Chúng tôi nhận thấy chính phủ Ngô Đình Diệm đối đầu với Phật Giáo mỗi lúc mỗi trầm trọng thêm, bà cố vấn Ngô Đình Nhu, mỗi ngày mỗi lộng quyền và xem thường người dân…”
Cậu Sáu tán thưởng:
“Anh nhận định hay lắm! Tôi phải đến học hỏi mấy anh thêm để biết tình hình ở quê nhà,”
Cậu suy nghĩ một lúc rồi nói tiếp:
“Cậu nhận thấy chính phủ Ngô Đình Diệm không được lòng người Mỹ lắm; ông Ngô Đình Nhu muốn đẩy mạnh học thuyết ‘Nhân Vị’ và ông Ngô Đình Thục muốn đẩy mạnh truyền bá đạo ‘Thiên Chúa’; trong nước, dân theo đạo Phật nhiều, vì vậy mâu thuẫn giữa chính quyền và dân chúng không thể giảm được…Cậu bận việc, thôi cho cậu về khi nào Cậu rãnh Cậu
đến thăm các chú.”
Thi nói:
“Ngày mai cuối tuần, các em nghĩ làm, ở nhà, mời Cậu đến chơi để con có dịp giới thiệu cậu với các em: cậu có thể phân tích, giải thích, ước đoán tình hình trong thời gian tới cho mấy chú em lên tinh thần…, mong cậu đến”.
Chiều thứ sáu các chú về hơi trễ: thôi việc, các chú còn đi mua chút gì để vui cuối tuần. Cơm nước xong, mọi người ngồi quanh ở phòng khách, uống trà và nghe đài BBC, VOA, Đại tá Thi lên tiếng: “Ngày mai có khách lớn, một chính khách đến thăm anh em mình. Tôi tình cờ gặp ông cậu, tôi nghe ông ấy luận bàn tình hình thế giới, Việt Nam và cậu đưa ra những quan điểm, kể lại các bài phỏng vấn các tướng lãnh QĐVNCH và Mỹ về tình hình: VN phải thay đổi thể chế; cậu nói chuyện vui vẻ, bình dân, nhưng đầy hiểu biết của một chính khách chuyên nghiệp.
Cậu Sáu như chinh phục được nhóm Thi, Liễu và cứ mỗi sáng thứ sáu, Cậu đến thăm khi thì cặp gà, khi thì cặp vịt, khi thì 5kg thịt heo hay thịt bò. Sau khi nói chuyện thời sự xong; cậu đưa ra vài ba câu hỏi để anh em trả lời, vừa là thăm dò vừa hướng đẫn theo ý của cậu.
Hôm nay, thứ sáu, Thi đi tới đi lui hoài, chốc chốc lại xem đồng hồ, bây giờ hơn 11 giờ rồi, sao không thấy cậu Sáu tới. Chả biết địa chỉ cậu ở đâu mà đi thăm: cậu bệnh hay là có chuyện gì rồi? Thi nóng lòng lắm, bao nhiêu lần hỏi cậu địa chỉ, số điện thoại, cậu không cho biết, mong sao cậu tai qua nạn khỏi, đừng đau ốm là tốt. Đại tá Thi tự kiểm: không biết mình có làm gì cậu phiền không? Cậu có phiền hà gì thì cậu nói lên chứ!
Lại một thứ sáu nữa, không thấy cậu Sáu tới: Thi trông cậu như lúc còn nhỏ, trông mẹ đi chợ về để có kẹo bánh. Thi cứ nghĩ miên man, không biết anh em Thi có ai làm gì cậu buồn không, hay là cậu chán mấy thằng bất tài nầy rồi.
Bóng hồng xuất hiện (dựa theo lời khai của cô Tâm) Thi đi chợ về, lo cơm nước cho mấy chú em và các thức ăn bồi dưỡng
cuối tuần, cậu Sáu kể như là từ giả, không ngày trở lại. Mấy chú em làm ăn mỗi ngày một khá hơn, ít than thở, không đau ốm, thôi cũng mừng đi. Đang nghĩ viễn vông thì nghe tiếng gõ cửa; Thi hồi hộp mừng thầm, chắc Cậu Sáu đến, ta phải hỏi cho ra nguyên do nếu, ta có sai gì thì phải sửa chữa; Thi vội mở cửa, thấy một cô gái đang ấp a, ấp úng nói:
“Xin lỗi đây có phải nhà Đại tá Thi không”
“Vâng, Cô…cô cần gì tôi, tôi là Thi đây?”
Thi hỏi
Cô gái chớp mắt lia lịa và e lệ nói:
“Dạ, em là Tâm (2), cháu câu Sáu, cậu em mấy tuần nay bệnh, không đến thăm các anh được, cậu sợ các anh trông; cậu em bắt em nghĩ học hôm nay để đem năm kg thịt heo để mấy anh dùng cuối tuần và khi nào cậu em lành bệnh sẽ đến thăm các anh.”
Thi vội vàng mời khách vào nhà, ngồi đối diện với người đẹp, mà đầu Thi quay cuồng đủ thứ: gần năm rồi, xa vợ, xa con, tự nhiên bóng hồng xuất hiện…Thi ấp úng mãi mới nói:
“Em vẫn đi học…”
Cô Tâm dạ và nói:
“Em đi học một buổi, một buổi phụ giúp cậu em làm ăn: khi thì đi giao hàng khi thì xem nhà cho cậu đi dạy học…”
Chuyện trò giữa trai tài gái sắc như vô tận: khi thì hỏi chuyện học hành khi thì bàn về công việc làm ăn; cô Tâm cứ e lệ và đá lông nheo, làm cho Đại tá Thi khó suy nghĩ và đôi khi Thi nói điều gì đó cũng khó diễn tả. Tâm vội đứng dậy và nói:
“Cho em về, cậu em bệnh, em không thể đi lâu được, xin phép Đại tá cho Tâm gởi lời thăm tất cả các anh, em về…”
Thi tiễn khách và đề nghị:
“Chúng mình gọi nhau bằng anh em đi, người trong nhà hết…”
Tâm đi rồi, Thi vẫn đứng và nhìn theo một hồi lâu, tự trách mình sao không mạnh dạn mời người đẹp đi nhà hàng hay đi vũ trường… và nhủ thầm: Ư! Cậu Sáu bệnh: không phải cậu bỏ tụi nầy, mình phải báo cho mấy chú em biết. Cậu đã cho tụi nầy hai món ăn: vật chất và tinh thần, nhưng tinh thần quan trọng hơn. Cậu phân tich và ước đoán tình hình quê nhà rõ rang khoa học: gia đình trị Ngô Đình Diệm vẫn mâu thuẫn, mỗi ngày thêm trầm trọng với Phật Giáo, người Mỹ muốn thay đổi chính phủ Diệm…. Cậu Sáu thường dẫn chứng cho anh em Thi: Khi hạ tầng cơ sở của đối phương ăn không yên, ngủ cũng không yên; trung tầng cơ sở ăn không yên, ngủ cũng không yên và thượng tầng cơ sở ăn cũng không yên, ngủ cũng không yên; chắc chắn phải có…Thi tự khen: Cậu Sáu có lý, ta đã gặp chính khách: mở mắt cho…
Vừa đi chợ về, mua đầy đủ thực phẩm ăn cuối tuần, Thi mới ngồi xuống sofa thì nghe tiếng gõ cửa, Thi chạy ra la lớn:
“Chào người đẹp, Tâm lại nghỉ học sáng hôm nay nữa à. Cậu Sáu còn bệnh không, mời vào nhà.”
Cô Tâm vừa đi vừa trả lời:
“Cậu em còn bệnh, cậu em bảo: đem 5 cân thịt bò cho mấy anh dùng cuối tuần.”
Thi mời khách vào nhà, chạy lấy nước ngọt và ngõ lời cám ơn cô Tâm đã đến thăm, Thi thấy cô Tâm vui vẻ hơn, chàng mời nước và tỏ tình lã lơi. Tâm thì cứ đá lông nheo, tủm tỉm cười một cách e lệ…Thi cầm tay nàng và bưng ly nước lên đưa vào miệng nàng và tay kia vuốt tóc âu yếm, tỏ tình thân mật đặc biệt mà cả tuần nay, chàng cứ tiếc rẽ mãi, Thi thốt ra những lời hứa hẹn…, bốn mắt đang thôi miên nhau…(theo y thị tường thuật lại khi bị CSĐB hỏi cung sau khi cơ sở bị phá vỡ)
Cậu Sáu chống gậy, lững thững bước vào và quở:
“Tôi tin chú, tôi mới cho em, nó đem quà đến cho các anh; em nó đang còn đi học, chưa lập gia đình, anh vuốt ve, âu yếm như thế; người ta thấy, đồn lên, em nó làm sao lấy chồng.”
Thi ấp úng nói:
“Xin lỗi Cậu”
“Không ngờ cậu theo dõi mình kỷ thế!”
cô Tâm tự nghĩ: Rồi cô vội vã xin phép về trước để lo việc nhà..
Còn lại Thi và cậu Sáu: họ thảo luận tình hình Việt Nam một cách sôi nỗi, đôi lúc cậu Sáu vui lên khi thì buồn; nói đến tình hình Việt Nam—chính phủ Ngô Đình Diệm rối rắm thì cậu buồn buồn. Thi mạnh dạn hỏi:
“Thấy cậu không được khẻo: cậu buồn, tụi con giúp được gì cho sức khỏe của cậu?”
Cậu Sáu cười và nói:
“Cậu và mấy anh quen biết đã lâu, bây giờ tình cảm sâu đậm; ngày nào đó mấy anh về VN: Tôi ở lại đây cũng buồn lắm chứ, mấy anh thì lo nhiệm vụ, không có thì giờ để nghĩ đến gia đình cậu.”

Công, tội, vinh, nhục
Sau cuộc đảo chính ngày 1-11-1963, Trung tướng Dương Văn Minh và hội đồng tướng lãnh VNCH chấp thuận cho những ai trước đây vì bất đồng với chính phủ Ngô Đình Diệm mà đi lánh nạng ở ngoại quốc, được trở về VN.
Nhóm anh em Đại tá Nguyễn Chánh Thi và thiếu tá Phạm văn Liễu…, hồ hỡi hồi cố hương và được các chiến hữu tiếp đón trọng thể, họ trình diện Bộ Tổng Tham Mưu và Đại tá Thi được thăng lên Chuẩn tướng được bổ nhiệm: Tư lệnh Sư đoàn I/BB kiêm tư lệnh khu11/CT ngày 19.02.1964 và thiếu tá Phạm Văn Liễu đặc cách lên Đại tá được cử giữ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG); các sĩ quan khác trong nhóm của Thi đều được thăng cấp và giữ chức vụ tốt.
Chuẩn tướng Nguyễn Chánh Thi được chính phủ cấp một biệt thự số 90 đường Gia Long, quận Nhất Saigòn, đây là trụ sở mới của anh em trong nhóm Tướng Thi họp mặt mỗi cuối tuần. Họ vui chơi, ăn nhậu, bù lại những ngày gian khổ ở xứ người: rượu ngoại như Whisky, Martel, Napoleon…, thức ăn, có ông Tổng giám đốc/CSQG chỉ thị em út lo liệu; cuối tuần, Tướng Thi có phi cơ C47 về Saigòn, họp với hội đồng tướng lãnh,…

Ơn đền nghĩa trả
Một hôm, sau bữa tiệc ngày chủ nhật, Tướng Thi vui vẻ nói:
“Ngày mà anh em mình sa cơ lỡ vận, tỵ nạn ở Phnom Penh, có cậu Sáu giúp đỡ; nay anh em mình ai cũng có chức, có quyền, cơ ngơi thênh thang. Bây giờ chúng mình mời cậu Sáu về Saigòn, trước: đãi đằng cậu, đền ơn đáp nghĩa, sau: để cậu thấy cơ ngơi anh em, cậu mừng; tôi ở địa đầu giới tuyến, tình hình Miền Trung chưa ổn định, có đại tá Liễu ở đây (Saigòn), toa liên lạc cậu Sáu, mời cậu qua Saigòn chơi.”
Đại tá Liễu liên lạc được với cậu Sáu ở Nam Vang, mời cậu xuống Saigòn tham quan, đổi không khí; cậu Sáu vui vẻ nhận lời, Liễu cho biết: giờ, ngày nào có xe du lịch đón, số xe chờ sẵn ở cửa khẩu Nội Bài (Gò Dầu, Tây Ninh); Đại tá Liễu ký một sự vụ lệnh đặc biệt, giao cho tài xế lái chiếc Peugeot mang số ẩn tế đến cửa khẩu, đón cậu và đưa thẳng về dinh của tư lệnh Sư Đoàn luôn (Số 90 Đường Gia Long Q1 Saigòn)

Quân sư của Tướng Thi
Chiều thứ bảy nầy (vào khoảng tháng 5/1964) thật vui vẻ và trang trọng, nhà hàng Đồng Khánh (Chợ Lớn) đem đến 2 bàn ăn đủ món cao lương mỹ vị, rượu Tây, rượu Tàu đủ thứ và người phục dịch sẵn sàng chờ đợi dọn tiệc. Mọi người đến sớm, chờ đón, chào mừng cậu Sáu: Cậu Sáu rất chu đáo đem theo quà cáp đầy đủ để tặng mỗi người một món quà có giá trị làm kỷ niệm. Cậu tâm tình:
“Được anh em mời, cậu vội vã lên đường, việc nhà cũng chưa sắp xếp được, quà cáp mấy chú, cậu cũng mua đơn sơ
thôi, cốt là cái tình, gặp các anh cậu mừng lắm…”
Mọi người đang mong đợi anh ‘Hai’, thường anh ‘Hai’ về Saigòn phải đi họp và nhận lệnh cấp trên xong, mới về tư dinh…
Bữa tiệc hôm nay khác thường, trước tiên, Tướng Thi ngỏ lời: chúc mừng sức khỏe và cám ơn cậu Sáu vì tình anh em gắn bó, không quản ngại xa xôi cậu vẫn đến với anh em. Chúng tôi không bao giờ quên ơn cậu đã: giúp đỡ, chỉ bảo, phân tích, hướng đẫn mọi việc…, xin anh em nâng ly chúc mừng sức khỏe cậy Sáu. Mọi người nâng ly và la:
“Chúc mừng sức khỏe cậu Sáu”.
Trong bữa tiệc, Tướng Thi nhiều lần ngỏ ý mong muốn: cậu ở lại Saigòn làm quản gia cho Tướng Thi, nhưng cậu không trả lời.
Các anh lần lượt cụng ly chúc mừng, cậu Sáu nâng ly, khi thì 30%, khi thì 50%, khi thì 100% với anh em.
Sau cơm chiều ngày chủ nhật, Tướng Thi than phiền với cậu Sáu: Tình hình Miền Trung qua nhiều tháng rồi vẫn chưa ổn định, có một số văn thư giấy tờ của chính phủ, không thể thi hành được. Phật Giáo muốn đả phá bất cứ cái gì họ cho là “Cần lao, Nhân vị, nhà Ngô…” Thi hỏi ý cậu, mình phải làm thế nào, không đụng chạm đôi bên…Cậu Sáu suy nghĩ và nói:
“Cách Mạng là đổi mới”,
rồi cậu ẩn ý:
“Ngày mai anh ra Miền Trung, cho cậu xin phép trước, ngày mai cậu cũng về Phnom Penh luôn, cậu xuống đây bỏ bao nhiêu công việc trên đấy, em Tâm không lo nỗi, khi nào cậu sắp xếp mọi việc ổn thỏa, cậu sẽ ở chơi lâu với mấy chú”
Tướng Thi năn nỉ:
“Trước đây tụi con sa cơ lỡ vận, cậu giúp đỡ, tụi con quý cậu như người nhà; bây giờ tụi con đứa nào cũng có công danh, sự nghiệp, nhà cửa, con muốn cậu ở luôn với tụi con cho vui. Dinh của con có một trung đội: lo an ninh, phục dịch; cậu ở đây, cần gì cứ sai bảo chúng, con bảo ông trung úy, trung đội trưởng, nghe lời chỉ bảo của cậu.”
Thi nói cạn lời nhưng cậu vẫn đòi về; Thi thổ lộ: tình hình Miền Trung cũng cần giải quyết tế nhị, anh em nhà binh phần nhiều giải quyết theo lối võ biền hay đụng cham…, có cậu giúp bàn bạc, dễ tìm ra đường lối khả thi….Cậu Sáu suy nghĩ và nói:
“Anh đã nói vậy; tôi sẽ gọi em Tâm xuống đây: tôi sắp xếp mọi công việc trên đó (Nam Vang) cho cô ấy lo điều hành. À! Em nó xuống, nhờ Tướng Quân nói với Đại tá Liễu giúp đỡ để em lên, về đừng có trở ngại, cũng nhờ Tướng Quân một lời luôn, nếu thuận tiện, Đại tá Liễu làm cho cậu một căn cước để đi loanh quanh Saigòn khi cần.”
Thi vui mừng nói:
“Cám ơn cậu, nhờ cậu sắp xếp mọi việc trong nhà, đôi khi có khách, nhờ cậu tiếp; mấy việc cậu nhờ, con nói Đại tá Liễu lo liệu, chả có gì trở ngại.”
Thi nói tiếp:
“Có mấy văn thư chỉ thị của chính phủ, con định thi hành như thế nầy, thế nầy có được không?”
Cậu Sáu phát biểu:
“Mới có mấy tháng, đã có mấy cuộc đảo chánh, chỉnh lý rồi, Tướng Quân biết tại sao không?”
Cậu thấy Tướng Thi suy nghĩ lâu, cậu phát biểu tiếp:
“Lý do không có ông Tướng nào có hạ tầng cơ sở vững mạnh cả. Ở Miền trung, Phật Giáo mạnh, anh phải nghe lời mấy thầy: đánh phá ‘Cần Lao’ trước, ủng hộ các thầy bên Phật Giáo thì các thầy ủng hộ anh. Anh có nghe thượng tọa Thích Trí Quang nói về Cộng Sản không: ông cho “Cộng Sản như lá mùa thu”; có thể lay một cái là lá rớt hết, tại sao mình không dựa vào ông?”
Cậu Sáu nói tiếp:
“Còn mấy giấy nầy, anh có thể cho tôi có thì giờ suy nghĩ nên làm như thế nào cho anh có lợi, tình hìmh bây giờ khó lắm: bên Phật Giáo, bên Công giáo, phần thì lo chống Cộng Sản, mọi việc phải có thời gian suy nghĩ….”
Thị Tâm (2) ở Nam Vang nhận được điện thoại của cậu Sáu: “Anh Thi cần cậu ở lại làm quản gia, cậu không về được, con sắp xếp công việc trên nhà, thứ bảy nầy xuống Saigòn để cậu sắp đặc công việc nhà. Con biết anh em của anh Thi rồi, nhớ mua quà cho mấy anh, đem áo quần của cậu và các đồ dùng hàng ngày của cậu (3), lấy xe du lịch mà đi, có người của anh Liễu đón con ở cửa khẩu Nội Bài (Gò Dầu-Tây Ninh)

Vấn đề
Chiều thứ bảy nhóm anh em Thi đang nâng ly, vui vẻ mời gọi 100% thì có người vào báo: có xe ở Phnom Penh đến! Cô Tâm vào và chào mừng các anh, cô đem quà vào: tặng mỗi người một món, ai nấy đều vui vẻ. Tâm chạy vội ra xe, đem va-ly đồ ngũ của cậu Sáu (3) vào phòng cho cậu và trở lại bàn tiệc. Mọi người mời cô ngồi vào bàn ăn, Tâm nói: đi thì hơi mệt nhưng xe chạy vào Saigòn, cảm thấy vui vì, sắp được gặp lại các anh. Em xin nâng ly: chúc mừng các anh thành công trên mọi mặt, chúc sức khỏe…Bửa tiệc xong, cậu Sáu gặp riêng Đại tá Liễu trình bày:
“Nguyên do ở lại giúp Tướng Thi, cậu cần đi đây đi đó, Đại tá giúp cho tôi tấm căn cước (CC) được không?”
Đại tá Liễu nói:
“Cậu làm đơn và thứ hai tới, đến văn phòng Tổng nha/CSQG gặp nhân viên, rồi tôi cho họ dẫn cậu đến sở căn cước”.
Đại tá Liễu viết một mãnh giấy, giới thiệu và cho nhân viên dẫn đến sở căn cước.
Sau khi xem hồ sơ, ông quận trưởng, chánh sở/CC thấy thiếu một vài điểm: sổ gia đình và địa chỉ; ông suy nghĩ và nhấc máy điện thoai: tôi chánh sở/CC, xin gặp Đại tá TGĐ; chánh V/P trình Đại tá có điện thoại.
“Đại tá TGĐ, tôi nghe đây”
Ông chánh sở CC trình bày:
“Thưa ĐT/TGĐ, hồ sơ xin/CC của ông Bùi Văn Sắc thiếu mấy yếu tố như sổ gia đình, địa chỉ”
Đại tá/TGĐ nói:
“Ông Sắc là quản gia của Thiếu tướng Thi, anh ghi địa chỉ tư gia của Thiếu tướng: 90 đường Gia Long, Quận Nhất, Saigòn.”
“Nhận lệnh Đại tá,”
chánh sở trả lời

Quản gia năng nổ
Cậu Sáu ở tại tư thất của Thiếu tướng (T/T) Thi, luôn luôn bận rộn: nhiều bạn bè đàn em của T/T Thi, thích nghe cậu Sáu phân tích tình hình quốc tế, quốc nội…; đôi lúc rãnh rỗi, cậu thường tâm tình với anh trung úy (Tr/u) H chỉ huy trung đội phòng vệ tư dinh T/T. Cậu dẫn H đi quanh biệt thự và đề nghị sửa chữa một vài nơi. Trung úy H luôn luôn tán thành những đề nghị của cậu; cậu dẫn H đến phòng nhà cầu tiêu (4) và chỉ tầng nhà, cậu nói:
“Thấp lắm, phải nâng cao tầng nhà (4) lên và lắp máy thổi hơi ra ngoài…”
Trung úy H nói:
“Lính của trung đội nầy chỉ phụ hồ thôi, cần thợ đổ bê tông, tôi trình T/T, xin Sư Đoàn dù đưa qua, nhờ họ tính nhu cầu vật liệu luôn…”
Cậu Sáu bảo:
“Vật liệu cậu tính được, cậu có quen anh thợ hồ giỏi ở Saigòn: cậu gọi họ đến làm vài ngày là xong (4). Làm thế nào cuối tuần T/T ùng là tốt, Ồ! Cậu có bệnh trĩ: đôi lúc đi cầu hơi lâu khi cậu bận vệ sinh, có khách trung úy cứ tiếp họ giúp cậu”.
Sau thời gian Cách Mạng 1-11-1963 là thời gian biến động không ngừng: đảo chánh của Trung tướng Dương Văn Đức, T/T Lâm Văn Phát, chỉnh lý của Đại tướng Nguyễn Khánh rồi đến Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu…, cậu Sáu như được mùa gọi là chính khách được nhiều người viếng thăm, bàn luận, đưa ra giải pháp nầy giải pháp khác. Chính phủ non trẻ của Bác Sĩ Phan Huy Quát không tài nào ổn định nỗi xã hội: ngày 01.3.1965, Thủ tướng Phan Huy Quát cho thanh lọc và cách chức trên 50 công chức và sĩ quan trong Quân đội; khoảng 30 người bị bắt giữ. Tướng Thi nhiều lúc cáu lên, đòi bắn bỏ như bọn: Tôn thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm, Bác sĩ Lê Khắc Quyến….Cậu Sáu an ủi và nhắc Thi:
“Các anh làm Cách Mạng khác với Ngô Đình Diệm, Diệm lê máy chém và thiết lập nhà tù khắp nước; tôi có nghe ai nói ‘Bọn khoa bảng không bằng một cục phân…’, bọn chúng quậy quá, tống cổ qua bên kia sông Bến Hải (5) là xong; bắn chúng mang tiếng với thế giới, bỏ tù tốn cơm….”
Tướng Thi được quân sư chỉ bảo vì vậy, khi Thủ Tướng Phan Huy Quát đòi tống cổ bọn Cao Minh Chiến, Tôn Thất Dương Kỵ và BS thú Y Phạm văn Huyến qua bên kia vĩ tuyến 17, tướng Thi đòi cho bọn chúng nhảy dù; làm BS Thủ Tướng sợ chúng nó sức tay gãy cọng, có dịp cho báo chí thế giới la lối.
Ngày 06/6/1965, Tướng Thi tổ chức một buổi lễ ngay tại bên nầy cầu Hiền Lương (phần đất của VNCH), sau bài diễn văn của Tướng Thi, các tên: Cao Minh Chiến, Tôn Thất Dương Kỵ, BS thú y Phạm văn Huyến được dẫn từ bên nầy cầu, ra đến giữa cầu, giao cho bọn lính canh CS/HN.
Tướng Thi đãm nhiệm tư lệnh SĐ1/BB được 8 tháng thì lên Thiếu tướng và được chỉ định đãm nhiệm tư lệnh Quân đoàn 1 vá Vùng 1/CT ngày 21-10 1964. Tướng Thi cảm nhận biết ơn cậu Sáu cố vấn: phải có hạ tầng cỏ sở vì vậy, Thi ngấm ngầm bật đèn xanh: tổ chức chi bộ Phật Giáo ở mọi cơ sở dân sự cũng như QS kể cả trong Quân Đội VNCH ở Quân đoàn I.
Chính quyền của Luật Sư Phan Huy Quát không tài nào ổn đinh xã hội được, ông quyết định giao chính quyền lại cho Hội đồng Quân Lực: quân đội tìm người cương quyết chống Cộng để thành lập chánh phủ, đáp ứng với tình hình mới.
Qua các buổi thuyết trình tình hình ở BTTM Saigòn: ANQĐ, P2/TTM, CTCT…đã chỉ ra chi bộ Phật Giáo xâm nhập vào QĐ/VNCH ở Vùng 1, trái với chủ trương của TTM, vì vậy có những mâu thuẫn giữa QĐ1và TTM. Tướng Thi hỏi ý kiến cậu Sáu; cậu Sáu nói: phải có hạ tầng cơ sở (nhưng thâm tâm cậu đã biết mâu thuẫn giữa Tướng Thi và BTTM đã đi đến tột cùng; Hà Nội phải cho hệ thống VC nằm vùng mà chúng cố vấn cho các Sư sãi, thúc giục các Sư phải dùng lá bài cuối cùng: đưa bàn thờ Phật xuống đường) Chính Khách của Tướng Kỳ Tình hình Saigòn nóng lên, có nhiều vị tướng tá nghe tiếng cậu Sáu là quân sư của tướng Thi, nên cũng muốn tham vấn thời cuộc: Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ được hội đồng tướng lãnh ủy nhiệm thành lập chính phủ;
Thiếu tướng Thi dẫn Kỳ vào tham vấn chính khách. Cậu Sáu hiểu rõ tâm lý các ‘anh hùng:’ võ biền’, cậu thuộc nằm lòng câu “Khích Tướng hơn sai Tướng”. Cậu nghe nói thành lập chính phủ, cậu nhỏ nhẹ bàn:
“Các anh là người trẻ, yêu nước, ra gánh vác trách nhiệm, ổn định đất nước: các anh là thành phần trẻ, các anh phải làm khác với lối cũ mà người ta thường làm, các anh mới thu hút được đám thanh niên, sinh viên: Những chính khách trước trình diện chính phủ, họ mặt veste (Tây Phương), tôi đề nghị các anh trình diện chính phủ, các anh mặc áo lãnh tụ Phương Đông của mình đi, còn họ gọi chính phủ thì các anh đổi lại: nói là ‘Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương’; đúng nghĩa Cách Mạng là đổi mới
phải không?”
Trong thời gian tranh tối tranh sáng chuẩn bị thành lập chính phủ, có vài dân biểu Mỹ (Anh TVC quên tên) qua Việt Nam tìm hiểu tình hình và ‘Quốc sách ấp chiến lược’, Nguyễn Cao Kỳ giới thiệu đến tham vấn chính khách (Cậu Sáu) ở Dinh của Tướng Thi.

Khối Cảnh Sát Băc Biệt
Cảnh sát đặc biệt (CSĐB) đánh hơi được có một số người ra vào Việt Nam, không qua thủ tục an ninh, họ lập kế hoạch theo dõi (Nhiệm vụ của CSĐB có 2 hệ thống: theo hàng dọc trình báo qua TGĐ /CSQG và hệ thống đi thẳng, trình báo hoặc nhận chỉ thị trực tiếp VP/ thủ tướng hay Tổng Thống). Nhân viên CSĐB cũng gặp phải trở ngại khi bám sát con mồi: các anh an ninh tư dinh T/T Thi (không thể nói rõ nhiệm vụ: CSĐB đang theo dõi người của cậu Sáu được) nên các anh CSĐB nhiều lúc bị các anh mũ đỏ la mắng, đuổi tránh xa tư dinh…, nhưng rồi CSĐB đổi phương pháp bám sát bằng cách theo dõi từ xa và mở hồ sơ: nhật tu sự việc, chụp ảnh các nhân sự xuất hiện…Nhiệm vụ CSĐB cũng giống như nhiệm vụ các cơ quan tình báo khác: tìm hiểu tình hình địch, xâm nhập, thu lượm tin tức, tổ chức cơ sở địch để đánh phá… Đối với cá nhân bạn đáng nghi ngờ: mở hồ sơ trắng và hồ sơ đen…xử dụng, trình báo khi cần.

Làn sóng lạ
Cuối năm 1964, nha kỹ thuật Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) kiểm thính, phát hiện một làn sóng lạ xuất hiện ở giữa thành phố Saigòn: cứ 9:00G sáng là phát tin tức trong khoảng 30 phút; các xe rà sóng: có việc làm thương xuyên. Thế là các xe tìm sóng lạ chạy theo làn sóng phát, định vị, sau đó, họ xác định bằng phương pháp tam giác định vị và định được tâm điểm. Phòng kỹ thuật trình nội vụ lên Đại tướng/TTMT; hồ sơ nội vụ được nhật tu: theo dõi mỗi ngày một dày thêm.

Lão ông giữ đám anh hùng
Gần cuối năm 1965, Sư Đoàn 101 nhảy dù Hoa Kỳ, mở cuộc hành quân: nhảy vào Cục R của MTGP/MN (con đẻ của Hà Nội), ở giữa biên giới Tây Ninh và Campuchea. Khi toán đầu límh dù nhảy xuống, có 3-4 người (VC) chạy thoát, bỏ lại mấy cái ba-lô; lính SĐ/101 dù, đem chiến lợi phẩm về khai thác: đặc biệt có tấm ảnh với 13 anh hùng mang đầy huy chương,
cấp bậc, ai cũng biết tên tuổi; chỉ trừ ông già râu dài, lạ hoắc, ngồi giữa bàn tiệc mà mọi người nể trọng, ai cũng muốn cụng ly, chúc sức khỏe cụ.

Lật con bài tẩy
Khi Hà Nội đã chỉ thị hệ thống nằm vùng bên cạnh các tổ chức Phật Giáo Miền Trung như Thích Trí Quang rút con bài tẩy cuối cùng: đem bàn thờ Phật xuống đường thì chính phủ Saigòn cũng lật con bài tẩy của Tướng Thi lên (Tướng Thi thấy ván bài bị Oát: 5 Tướng Vùng I được trở về bộ TTM nhận lệnh mới):
Nội vụ được ba bên (CSĐB, TTM/QLNCH và Mỹ) trình báo: ‘Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương’ của tướng Kỳ (tháng 6-1966), vội vàng đưa Đại tá Nguyễn Ngọc Loan thay thế Đại tá Phạm Văn Liễu trong chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và Đại tá Loan mạnh tay hốt trọn ổ gián điệp nằm trong nhà Thiếu tướng Thi; ngày 09/6/1966, Thủ Tướng cách chức:
Tướng Thi không giữ chức TL/QĐ I và chuẫn tướng Phan Xuân Nhuận không giữ TL/SĐ I, các đường giây VC ở các tĩnh, nằm trong các tổ chức tôn giáo cũng như quân đội ở Quân Đòan 1 bị quét sạch.
Tướng Kỳ tìm cách cho Thiếu tướng Thi đi nước ngoài vì lý do lỗ mũi không đánh hơi được (đi chữa mũi). Nếu đưa tướng Thi ra quân pháp, chắc chắn có màng chia động từ với nhiều người khác nữa: Đại tá Loan vừa dẹp loạn vừa hạng chế tin tức loan truyền trong báo chí, vừa tổ chức lại ngành/CSQG.

Lương tâm
Tướng Thi biết lỗi mà im hơi lặng tiếng, lo tu thân: người đời còn rộng lượng tha thứ. Trái lại, kẻ khác vẫn đòi: “Trả Ta Sông Núi” để cho người người mỉa mai. Loại người khác thiếu đạo đức: miệng la, tay múa, chứng tỏ ta đây là ‘anh hùng’ nhưng trước mặt kẻ thù thì khom lưng, quì gối, xin chút bổng lộc dư thừa, tâm hồn vắn bóng liêm sĩ để cho bạn bè nguyên rủa…
Cước chú: câu chuyện cậu Sáu có thật: kẻ khen, người chê cũng quá nhiều, tác giả muốn ghi lại, không ngoài mục đích cảnh tĩnh, cảnh giác những người có tâm huyết với Quốc Gia Dân Tộc trước thủ đoạn của kẻ thù, chứ không chê bai ai hết. Chuyện gián điệp, người đời thường nhắc nhở, nhưng con người lại hay quên, dễ tha thứ, tham (tình, tiền, danh….), vì vậy cứ vấp, cứ ngã mà vẫn quên, vẫn vấp…

Độc giã có thể tìm hiểu thêm ở tài liệu “Biến Động Miền Trung” của tác giả Liên Thành (1) Cậu Sáu: tên là Bùi Văn Sắc, thiếu tá quân báo của VC, đặt màng lưới ở Nam Vang, y mở quán càphê Paris để chiêu dụ những người bất đồng với chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm,tỵ nạng ở Phnom Penh.
(2) Thị Tâm, thị Tuyết, thị Sang là nhân viên nữ của tên Sắc đưa ra câu các ‘Anh hùng’.
(3) Trong vali có máy quay vi phim: các văn thư của chính phủ mà Tướng Thi nhờ quân sư cho ý kiến, bị vô vi phim rồi mấy cô gái nầy đem về Nam Vang.
(4) Bùi Văn Sắc đề nghị làm tầng nhà cầu tiêu là y có ý đồ: đặt một máy truyền tin AN/GRC9 của Trung Quốc mà các nữ QB/CS của y từ Nam Vang chở xuống Saigòn, anten nối vào anten dù của tư dinh T/T Thi (5) Quân sư đề nghị T/T Thi thả một số VC nằm vùng, qua sông Bến Hải (1965), Tết Mậu Thân, số người nầy trở về Huế, chỉ điểm người dân, giết hại hơn 5000 người và 1300 quân cán chính khác mất tích. Khi quân sư có tin tức QĐ I (T/T Thi) sắp truy lùng bọn nằm vùng thì y báo cho chúng (VC) chạy trước.


Vũ Trí
Bắc California, 16.6.2009

No comments: