Wednesday, February 16, 2011

Đem tiền đi hối lộ Phât


Các lễ hội đặt quá nhiều hòm công đức'

VG Nguyễn Khắc Lợi, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, nhận xét nhiều ban tổ chức không chăm lo lễ hội mà chỉ chăm chú tổ chức kinh doanh dịch vụ như ăn uống, hàng quán, đặt quá nhiều hòm công đức…
> Chiều 21/2, đánh giá tình hình tổ chức lễ hội đầu xuân trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết nhiều biểu hiện tiêu cực vẫn tiếp diễn, chưa được chấn chỉnh kịp thời. Đó là đặt quá nhiều hòm công đức, người dân thì thả tiền, đặt tiền lễ tùy tiện gây hình ảnh không đẹp.

“Người dân thả tiền giọt dầu tràn lan, còn gài lung tung và rơi cả ra đường. Vàng hương cũng đốt nhiều hơn các năm trước mặc dù một số nơi đã có quy định không mang hương vào chùa”, ông Lợi bày tỏ.

Tại Chùa Hương, tình trạng người dân đặt tiền giọt dầu ở bờ suối hoặc ném tiền xuống giếng diễn ra phổ biến. Ảnh: Bá Đô.

Ngoài ra, tại một số địa phương còn lạm dụng tổ chức đấu thầu kinh doanh dịch vụ trong khu di tích. Hiện tượng cờ bạc dưới hình thức vui chơi có thưởng, trò tôm cua cá còn diễn ra tại nhiều lễ hội làng xã mà chưa được ban tổ chức xử lý triệt để.

Theo ông Lợi, Hà Nội có 1.095 lễ hội được tổ chức định kỳ tại các làng xã, quận huyện. Vì số lượng lớn, lực lượng thanh kiểm tra không đủ để thường xuyên có mặt xử lý nên khâu quản lý khó khăn, phụ thuộc ban tổ chức lễ hội.

Lễ hội lớn nhất tại Hà Nội là chùa Hương. Năm nay ban tổ chức đã huy động 500 người tham gia giữ gìn trật tự an ninh, 5.000 chủ đò và hàng trăm người buôn bán dịch vụ đã cam kết thực hiện nghiêm quy chế lễ hội.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của VnExpresss.net, tình trạng các thuyền đò chở quá tải, không có phao cứu sinh vẫn tiếp diễn. Các hàng quán trưng bày thịt thú rừng, bán sách báo mê tín dị đoan vẫn chưa được khắc phục.

Tiền rải tràn lan tại các đền, chùa

Không chỉ đặt tiền giọt dầu lên ban thờ hay hòm công đức, nhiều người đi lễ còn nhét tiền vào tay tượng phật, ngựa thờ, gốc cây... thậm chí ném cả tiền xuống suối với mong muốn được trời phật phù hộ.
>

Những ngày đầu năm, đi đến đền, chùa, phủ nào cũng sẽ thấy hình ảnh những tờ tiền 500 đồng, 1.000 đồng... được đặt khắp nơi trên các ban thờ từ ngoài sân vào đến trong điện.
Tại đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh), dù Ban quản lý đã đặt những hòm công đức nhưng người đi lễ vẫn...
... rải tiền ở chậu cảnh ngoài sân
... hay gài vào lưng cặp ngựa thờ.
Việc đặt tiền lễ như thế này là trái quy định được Bộ Văn hóa - Thế thao và Du lịch ban hành cách đây hơn một năm.
Bởi theo quy định, khách tham quan và người hành lễ không đặt tiền lễ, tiền công đức lên các ban thờ hoặc gài tiền lễ vào đồ lễ, tượng Phật cũng như các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích.
Tương tự, tại Phủ Tây Hồ (Hà Nội), người đi lễ cũng gài đủ các loại tiền vào hai cây quất hình đôi rồng đặt ngoài sân.
Ảnh:
Bên trong, tiền được gài cả lên những hoành phi câu đối.
Tại Chùa Hương, tình trạng người dân đặt tiền giọt dầu ở bờ suối hoặc ném tiền xuống giếng diễn ra phổ biến.

Dâng lễ bạc triệu để 'xin lộc' bà Chúa Kho

Nhiều người sẵn sàng chi cả triệu đồng để sắm lễ vật dâng lên bà Chúa Kho với mong muốn vay bà "chút lộc rơi lộc vãi". Không ít người hoan hỉ ra về vì đã "vay" được bạc tỷ.

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho (xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh). Đây là nơi tưởng niệm người phụ nữ đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng quân Tống. Thời đó, bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã "thác" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077).

Từ sau Tết, ngày nào đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh) cũng ùn ùn người tới xin lộc, vay lộc.
Nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài trăm nghìn đến cả triệu đồng để mua những mâm lễ...
... với mong muốn xin bà Chúa Kho phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt.
Những mâm đồ lễ ngồn ngộn cành vàng lá ngọc...
... nén vàng, nén bạc
Những chồng cao đô la âm phủ.

Chen chân đi vay tiền tỷ đầu xuân

Trong đền, người dân chen chân xếp lễ cầu lộc.
Ai cũng mong muốn một năm làm ăn phát tài, tiền vào như nước.
Ban thờ nào cũng chật cứng người làm lễ.
Thậm chí, trong điện chính, nhiều người còn phải đứng xếp hàng để được vào đặt lễ.
Dù Ban quản lý di tích đã đặt tấm biển cảnh báo người dân không nhờ cúng thuê, lễ mướn...
... nhưng những người làm nghề này vẫn rất đông khách.
Lượng người đi lễ đông nên hai lò hóa vàng luôn rừng rực lửa...
... bởi vô khối vàng mã đốt cho bà chúa.
Dãy nhà kho lúc nào cũng tấp nập người đến vay tiền. Người thanh niên này cho hay, năm nay anh "xin bà cho vay 10 tỷ đồng".
Cạnh nhà kho, hàng chục người của nhà đền miệt mài sắp những túi lộc để phát cho người đi lễ.

No comments: