Saturday, February 5, 2011

Phạm văn Sơn -KẾ HOẠCH TỔNG CÔNG KÍCH -TỔNG KHỞI NGHĨA 1968 CỦA VIỆT CỘNG

KẾ HOẠCH TỔNG CÔNG KÍCH -TỔNG KHỞI NGHĨA 1968 CỦA VIỆT CỘNG ?

Phạm văn Sơn - Lê Văn Dương

Cuộc tổng công kích của Việt cộng (VC) vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã được chuẩn bị khá tỉ mỉ và theo ước tính của phía Cộng sản (CS) thời thế nào cũng thành công.

Sự thật cho thấy cuộc tổng công kích đã thất bại cũng vì VC quá chủ quan trên nhiều phương diện, nhất là về phương diện tin ở sự hưởng ứng của dân chúng miền Nam.

Cuộc tổng công kích bắt nguồn từ mùa Xuân năm 1967. Lúc đó nhà cầm quyền Hà Nội thấy rằng hoả lực của Mỹ quá mạnh khiến họ không thể mở được những trận đánh quyết định như hồi kháng Pháp. Nhà cầm quyền Hà Nội phải duyệt lại chiến lược trường kỳ của họ trước tình thế ấy và cho rằng cứ tiếp tục chiến đấu trường kỳ thời kết cục chẳng đi về đâu. Đó cũng là quan điểm của một phái đoàn bí mật gồm các chuyên gia quân sự của các nước Bắc Cao, Trung Cộng và Cuba. Phái đoàn nầy đã đi thăm chiến trường và cho rằng VC không thể chịu đựng lâu dài hơn được.

Kết quả là Chính trị cục miền Bắc yêu cầu sửa đổi chiến lược trường kỳ. Sau đó quyết định số 13 được đưa ra để kêu gọi đạt tới chiến thắng trong một thời gian ngắn nhất. Và vào lúc đó Nguyễn Chí Thanh Xứ ủy Nam Bộ kiêm Tư lệnh quân đội VC tại miền Nam chết [1]. Võ Nguyên Giáp phụ trách thảo kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân...

Kế hoạch Tổng công kích (TCK) - Tổng khởi nghĩa (TKN) của Võ Nguyên Giáp mà trước cũng như sau ngày TCK của VC nguyên bản chưa được tiết lộ nhưng theo cung từ của tù binh, hồi chánh và các diễn biến của trận đánh, kế hoạch nầy cũng đã được bộc lộ một phần nào, ám danh TCK - TKN có nghĩa là kế hoạch có hai giai đoạn: Giai đoạn 1 TCK - giai đoạn 2 TKN.

Giai đoạn 1 có nghĩa là nhằm mở một cuộc TCK trên toàn lãnh thổ miền Nam cùng một lúc vào những mục tiêu quyết định

Giai đoạn 2 có nghĩa là nương đà thắng của cuộc TCK dùng cán bộ chính trị vận dụng quần chúng nổi đậy cướp chính quyền thành lập một chính thể mới.

Trong trường hợp kế hoạch bị thất bại ngay trong giai đoạn đầu chiến cuộc xảy ra chỉ gọi là cuộc TCK hay tổng tấn công (TTC) như trăm ngàn cuộc TCK hay TTC khác mà không mang ý nghĩa của một cuộc khởi nghĩa .....

Cán bộ cao cấp của Trung ương Cục miền Nam bị bắt trên đường tới địa điểm hội họp vào trước ngày xảy ra TCK đã cho biết vì sao mà có trận TCK. Cán bộ nầy tên là Năm Đồng tự Can đã nói:

Chiến địch TCK - TKN không phải là một chiến dịch thông thường, không phải là một chiến dịch tạo tiếng vang gây uy thế chính trị mà là một chiến dịch mưu toan một chiến thắng quyết định.

Sở dĩ kế hoạch nầy được hoạch định ra vì thấy bản chất của chiến tranh kháng Pháp 1954 và chiến tranh hiện nay khác nhau:


  • - Quân lực của Pháp xưa tương đối yếu, quân lực Hoa Kỳ nay quá mạnh về hỏa lực.

  • - Đánh Pháp đã tạo được chiến thắng Điện Biên Phủ đưa đến hội hòa tại Genève năm 1954, còn đánh với Mỹ không tạo được một chiến thắng quyết định nào ?

  • - Áp dụng chiến lược ba giai đoạn phòng ngự, cầm cự và tổng phản công lấy nông thôn bao vây thành thị, với Pháp càng đánh mạnh càng mở rộng được nhiều căn cứ địa và vùng kiểm soát, với Mỹ không tạo được vùng căn cứ địa an toàn, không tạo được chiến thắng quyết định và không chuyển biến được giai đoạn chiến lược hiện nay, chỉ co dãn giữa giai đoạn phòng ngự và giai đoạn cầm cự.


  • Nếu chủ trương đánh lâu dài sẽ bị kiệt quệ và thất bại. Vì thế nên chính trị của miền Bắc đã quyết định lựa một thời cơ để bày ra một trận đánh quyết định.

    Hà Nội đã dựa trên ba nhận định để quyết định mở trận đánh vào dịp Tết Mậu Thân 1968.

    1 - Nhận định thứ nhất


    Hà Nội tin tưởng rằng nhân dân miền Nam đã chín mùi ngã theo chính quyền Hà Nội và đường lối cách mạng của chúng. Sự tin tưởng nầy được nhìn qua các phong trào nhân dân cứu quốc, phong trào tranh đấu của Phật giáo tại miền Trung và ở thủ đô và các sự phân tán của các đoàn thể tại miền Nam Việt Nam. Chúng cho rằng nhân dân miền Nam ghét Mỹ, chán chiến tranh. Nếu có một động cơ nào xúi bẩy nhân dân miền Nam sẽ nổi dậy đuổi Mỹ, lật đổ chính quyền hiện hữu.

    2- Nhận định thứ hai.


    Hà Nội cho rằng chính quyền quốc gia đã hoàn toàn suy yếu, sau cuộc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) cũng yếu kém không có khả năng tấn công cũng như phòng thủ.

    3- Nhận định thứ ba.


    Họ tin tưởng rằng các lực lượng võ trang của họ vẫn giữ được thế chủ động chiến trường trong các năm 1966 - 1967 và cho rằng nếu mở trận TCK vào đầu năm Mậu Thân 1968 thời chúng sẽ có hai thời cơ chiến lược và một thời cơ chiến thuật để bảo đảm cho sự tất thắng của chúng.

    - Thời cơ chiến lược thứ 1 :


    Chúng cho rằng cuối năm 1968 Hoa Kỳ có cuộc bầu cử Tổng Thống mà hiện nay (đầu năm 1968) đang diễn ra cuộc vận động tranh cử; có các ứng viên Tổng Thống như Robert Kennedy, Nixon đang chỉ trích chính sách chiến tranh của ông Johnson và ở Mỹ đang có phong trào chống đối chiến tranh tại Việt Nam lan tràn khắp nước. Chúng dự liệu rằng nếu cuộc TCK thành công và lập ra được một chính phủ liên hiệp thời vì những lủng củng nội bộ, Tổng thống Johnson sắp hết nhiệm kỳ, sẽ gặp khó khăn trong việc tăng viện quân sang Việt Nam và phải chấp nhận một cuộc điều đình có lợi cho chính quyền miền Bắc.

    - Thời cơ chiến lược thứ 2:


    Dư luận quốc tế đang hướng về Việt Nam và đang chỉ trích cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ chủ trương. Nếu gây được một chiến thắng lớn lao sẽ gây thêm được tiếng vang quốc tế trong sự ủng hộ để chấm dứt cuộc chiến tranh đã xảy ra quá lâu dài ở Việt Nam.

    - Thời cơ chiến thuật:


    Gây được sự bất ngờ nhằm đánh vào ngày Tết trong khi có hưu chiến.

    Với ba điều nhận định nêu trên, chính quyền miền Bắc tin tưởng sẽ thành công, tuy nhiên cũng dự liệu đến trường hợp thất bại, cho rằng:

  • - Lực lượng giải phóng hiện thời đã đứng vững trên hai "chân" rừng núi và nông thôn, nay từ hai chân đứng nầy đánh vào thành thị, nếu thắng thời ăn to bằng không thắng lại trở về hai "chân" cũ là rừng núi và nông thôn chẳng mất mát gì.

  • - Đánh vào thành phố sẽ có tổn thất nhiều về nhân mạng nhưng sự tổn thất nầy không gây kiệt quệ vì chúng có khả năng chi viện của cả một miền Bắc đầy nhân lực vì miền Bắc chỉ bị thiệt hại cơ sở do không quân gây ra mà thôi. Khả năng bổ sung nhân viên của chúng cao hơn VNCH 3 lần (Bắc Việt + 1 /2 Nam Việt) . . . . .



    [1] Theo Hoàng Văn Hoan, vì không đồng quan điểm nên Thanh bị Lê Duẩn giết.

  • No comments: