LTS- Yêu cầu Nhã Ca tố cáo tên tuổi những kẻ giết người hiện đang lẫn trốn trong cộng đồng hải ngoại, những tên sư tăng giết người đang ăn hưởng tiền "cúng dường" lường gạt phật tử. Phải Làm Sáng Tỏ Sự Thật Tết Mậu Thân NHÃ CA . Việt Báo Thứ Hai, 3/31/2008, 12:02:00 AM | |
...Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc... Bạn tôi, chị Tâm Tuý cũng đã bị chôn sống... (Bài nói chuyện tại buổi 40 Năm Tưởng Niệm Tết Mậu Thân, Viet Bao Gallery, Thứ Bẩy 29-3-2008.) Kính chào quí vị, Cám ơn tất cả quí vị đã vì những oan khiên của Tết Mậu Thân mà mà bỏ công tới đây. Xin cho phép tôi ôn lại nỗi đau chung. Thưa quí vị, Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, cộng sản khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân - không hề có người lính Cộng Hoà nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Ròi bọ... Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Tuý cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn... Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống. Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn như thế. Họ còn bị chôn lần thứ hai, bằng sự im lặng đồng loã của truyền thông Hoa Kỳ. Thời ấy, truyền thông Mỹ phản chiến muốn Mỹ rút quân. Tội ác Cộng Sản họ không muốn khui ra. Chiến thắng lớn lao của quân lực Việt Nam Cộng Hoà và đồng minh, họ cố ý dập xoá. Dân Mỹ bị che mắt. Chính quyền Mỹ mỏi mệt. Kết quả là kẻ ác không đáng thắng đã thắng. Và rồi, mới đây thôi, Huế Tết Mậu Thân vừa bị chôn thêm lần thứ ba, bởi nhà nước cộng sản, bằng lễ lạc, diễn binh, diễn hành mừng chiến thắng trên mồ mả của những người chết oan. Họ muốn bịt miệng người sống, xoá bỏ người chết, đánh tráo lịch sử, nguỵ tạo một chiến công giả để chôn sống một tội ác thật. Thưa quí vị, Bốn mươi năm. Ba lần bị chôn sống. Chừng đó đủ rồi. Đã tới lúc phải làm sáng tỏ toàn bộ "Sự thật Tết Mậu Thân". Không để lịch sử tiếp tục bị đánh tráo. Không để tương lai tiếp tục bị phỉnh gạt. Không để con em chúng ta phải học, phải đọc những điều gian dối về cha anh của chúng. Đó là những nhắc nhở, thúc giục của cả người chết lẫn người sống. Mới chiều hôm qua, có đôi bạn nam nữ trung niên tới toà báo mua sách, thấy Việt Báo Gallery đang treo ảnh triển lãm hình ảnh thảm sát Tết Mậu Thân, họ ghé qua coi. Người đàn ông chừng 47, 48 tuổi kể chuyện sau khi các hầm chôn người Tết Mậu Thân đã được đào lên làm đám tang tập thể. Ông bảo có một hình ảnh của Huế mà đến chết tôi cũng không thể quên. Đó là hình ảnh người ta tay cầm những bó đuốc cháy rực lửa, chạy như điên trong thành phố, vừa chạy vừa gọi tên người thân. Có người la khóc, có người đập bó đuốc vào thân cây, bờ đá. Ông khách nói lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng đã nghe người lớn bảo đó là người ta đi "sai vía" tức là đi gọi hồn. Hồn những người chết oan không biết đường về nhà. Phải gọi hồn về cầu cúng. Đông lắm. Đuốc nhiều lắm. Ở khắp thành phố đâu cũng có. Dân Huế từ thời sau 75, không còn đuợc phép có chung một ngày tưởng niệm nạn nhân Tết Mậu Thân. Đã bốn mươi năm. Những người Huế chết oan, hồn ở đâu bây giờ? Tôi không biết người kể câu chuyện trên hôm nay có trở lại đây không. Tôi mong có ông trong chúng ta. Trong phòng này không có đuốc gọi hồn, nhưng có lửa. Lửa trên những ngọn nến tưởng niệm. Và lửa trong tấm lòng của quí vị tham dự. Tôi mong là khi tưởng niệm Tết Mậu Thân ở đây ông cũng thấy như tôi, là hồn thiêng những người chết oan đang ở cùng chúng ta. Chỉ ít phút sắp tới, cuộc thuyết trình, hội thảo về Tết Mậu Thân sẽ được bắt đầu. Đây cũng là bước khởi đầu của một dự án sẽ liên tục thực hiện suốt năm 2008. Mục tiêu của dự án là sưu tầm tài liệu, hình ảnh liên quan tới trận chiến Tết Mậu Thân, kêu gọi những nhân chứng sống kể ra từng chi tiết sự việc, ghi chép bằng âm thanh, hình ảnh, chữ nghĩa, thành lập một thư khố về vụ thảm sát Mậu Thân. Sau đó là tổng hợp, nghiên cứu mọi yếu tố lịch sử, pháp lý, thực hiện công trình phiên dịch, biên tập và ấn hành một hồ sơ lịch sử về tội ác cộng sản, mang tên "Sự Thật Tết Mậu Thân 68." Để có thể tiến hành dự án, sẽ cần nhiều công sức, phương tiện. Chính vì mục đích này, sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế đã được ấn hành để trình diện quí vị. Toàn bộ số tác quyền thu từ sách này sẽ được góp vào quĩ khởi đầu cho dự án kể trên. Rất mong được quí vị tiếp sức. "Sự thật Tết Mậu Thân" là chứng tích cho công lý và lương tâm Việt Nam. Chương trình thuyết trình, hội thảo. suy niệm về "Sự Thật Mậu Thân" sắp bắt đầu. Kính chào quí vị. | |
NHÃ CA |
Sách Mới: Toàn Bộ Chữ Nghĩa Nhã Ca Viết Về Huế Tết Mậu Thân Việt Báo Thứ Bảy, 3/29/2008, 12:02:00 AM |
Sách hiện đã có tại các nhà sách 640 trang, bìa cứng, ấn phí 28 mỹ kim. Các đại lý và bạn đọc mua sách xin liên lạc Việt Báo. Điện thoại 714-894-2500. Toàn bộ tác quyền sách được góp vào quĩ sưu tập hồ sơ tội ác cộng sản cho dự án Sự Thật Tết Mậu Thân 68. "Giải Khăn Sô Cho Huế," là bút ký về những ngày địa ngục tại Huế Tết Mậu Thân 1968 khi cộng quân chiếm thành phố. Toàn bộ tác quyền từ sách này được góp vào việc trùng tu thư viện trường Đồng Khánh và lập giải thưởng hàng năm "Luận án Tiến Sỹ Y Khoa xuất sắc nhất" tại Đại Học Y Khoa Huế. Sau khi Saigon sụp đổ, sách "Giải Khăn Sô Cho Huế" được Cộng Sản treo trong "Nhà triển lãm tội ác Mỹ Nguỵ." Nhã Ca là nhà văn nữ duy nhất có tên trong sách "10 Biệt Kích Văn Hoá" một công trình đánh dẹp "tàn dư Mỹ Ngụy" do nhiều tác giả, học giả Cộng Sản cùng viết. Bà cũng là nhà văn nữ duy nhất bị cầm tù, trong cuộc hành quân lớn của công an cộng sản bắt giam các nhà văn, nhà báo miền Nam Việt Nam. Sau đó, Nhã Ca theo cách nhìn của công an cộng sản, được dựng thành "nhân vật phản diện" trong tiểu thuyết điệp báo đăng nhiều kỳ trên báo Công An, rồi được in thành sách, dựng thành phim "Vụ Án Hồ Con Rùa". Nhân dịp tưởng niệm 40 Năm Tết Mậu Thân, đây là lần đầu tiên toàn bộ chữ nghĩa Nhã Ca viết về Huế Mậu Thân gồm nhiều bút ký, truyện ngắn và truyện dài "Tình Ca Trong Lửa Đỏ" được gom lại ấn hành thành sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế". |
Đinh Quang Anh Thái Phỏng Vấn Nhà Văn Nhã Ca ĐINH QUANG ANH THÁI . Việt Báo Thứ Bảy, 3/29/2008, 12:02:00 AM | ||
Năm Mậu Tý 2008 là đúng 40 năm sau biến cố Tết Mậu Thân và cuộc thảm sát tại Huế. Đúng vào thời điểm này, sau 17 năm yên lặng làm chủ nhiệm Việt Báo tại quận Cam, nhà văn Nhã Ca lần đầu tiên đã cho tái bản toàn bộ chữ nghĩa bà từng viết về cuộc thảm sát tại Huế Tết Mậu Thân trong ấn bản mới "Giải Khăn Sô Cho Huế". Tiếp theo, như tin đã loan, cùng với vị Đại Sứ VNCH tại Mỹ thời Mậu Thân là ông Bùi Diễm, nhà văn Nhã Ca lên tiếng phát biểu trong lễ Tưởng Niệm 40 Năm sau Mậu Thân tổ chức tại Houston hôm Chủ Nhât 24-2, trước hơn 1000 người tham dự. Được biết gần đây, Chủ Nhật 9-3, tác giả "Giải Khăn Sô Cho Huế" đã là diễn giả chính trong Lễ Tưởng Niệm Tết Mậu Thân tổ chức tại Montreal, Canada. Đặc biệt, Nhã Ca và Việt Báo vừa loan báo là sẽ tổ chức "Hai Ngày Tưởng Niệm Tết Mậu Thân" vào Thứ Bẩy 29 và Chủ Nhật 30 tháng Ba. Sau đây là cuộc phỏng vấn nhà văn Nhã Ca về các hoạt động kể trên do Đinh Quang Anh Thái thực hiện. ĐINH QUANG ANH THÁI (DQAT) - Thưa chị Nhã Ca, được biết nhà văn và sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế" vừa tham dự buổi Tưởng Niệm Nạn Nhân Tết Mậu Thân của cộng đồng người Việt ở Montreal. Xin hỏi thăm chị về buổi lễ tưởng niệm. NHÃ CA (NC) - Thưa anh Đinh Quang Anh Thái, buổi họp mặt tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân của bà con Montreal được tổ chức vào chiều Chủ Nhật 9 tháng Ba. Trong hai ngày cuối tuần tại vùng Bắc Canada có trận tuyết dữ nhất trong 8 năm. Tại Montreal, tuyết dầy tới 70 phân tây. Tôi thật xúc động khi thấy lễ tưởng niệm được tổ chức thật trang trọng trong cảnh tuyết giá, quí vị nhân sĩ và bà con cộng đồng Việt vẫn tham dự đông đảo. Chương trình gồm chiếu phim, nói chuyện và cùng nhau góp ý về biến cô' Tết Mậu Thân. ĐQAT - Xin được nhắc lại, khi phát biểu trong buổi lễ tưởng niệm Tết Mậu Thân tại Houston, chị đã nói các nạn nhân chết oan tại Huế bị chôn sống tới 3 lần: lần thứ nhất tại Huế năm 1968; lần thứ nhì bởi sự im lặng của giới truyền thông tại Hoa Kỳ; Và lần thứ ba, là việc mới đây nhà nước cộng sản mở chiến dịch diễn binh, hội thảo, tuyên truyền về cái họ gọi là chiến thắng Tết Mậu Thân để vùi lấp hồ sơ tội ác thảm sát của họ. Ngoài những điều trên, tác giả Giải Khăn Sô Cho Huế còn có điều gì thêm, khi nói chuyện tại Montreal? NA - Thưa anh, là người tới từ thủ phủ tị nạn của người Việt hải ngoại, tôi mang tới cho bà con Montreal thêm những tin tức mới từ Hoa Kỳ, về những lễ tưởng niệm Mậu Thân tại Little Saigon, tại Houston, tại Paris và nhất là tại Việt Nam. Tôi nói thêm với bà con Montreal, về ba lần những người chết oan bị chôn sống. Thứ nhất, khi chúng ta tưởng niệm Huế Tết Mậu Thân, hồn thiêng những nạn nhân bị tàn sát đang ở cùng chúng ta. Họ không đòi trả thù. Trả thù để làm gì? Huế Tết Mậu Thân, người bị giết và kẻ giết người đều chỉ là nạn nhân của nhiều tầng lừa gạt. Thủ phạm đích thực của nó là chủ nghĩa Cộng sản khủng bố và bọn thủ lãnh thừa sai. Lịch sử nhân loại đã và sẽ tiếp tục chỉ tên: Lê Nin, Sít Ta Lin, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt, Hồ Chí Minh... Họ không đòi trả thù. Những người chết oan đòi công lý và phẩm giá. Những người còn sống sau cuộc chiến oan khiên tại miền Nam đòi sự thật. Đây chính là điều mà bọn trùm thừa kế thế lực cộng sản trong nước muốn dập tắt. Bốn mươi năm sau vụ tàn sát Huế Tết Mậu Thân, thay vì nói lời "xin lỗi" theo cách mà người trong nước hiện nay gọi là "văn minh dân sự", nhà nước cộng sản diễn hành mừng chiến thắng trên mồ mả của những người chết oan. Trấn áp, bịt miệng không chỉ dân chúng mà cả những đồng bọn của họ từng nói về sự thật Tết Mậu Thân. Chính sự sợ hãi trong ruột gan của kẻ gây tội ác đã họ phải làm vậy. Mười năm trước đây, viên tư lệnh chiến trường kiêm bí thư thành uỷ Huế Tết Mậu Thân là Lê Minh đã phải thú nhận là có giết oan và kêu gọi giải oan. Kế đó, Tổng Thư Ký cái gọi là Liên Minh Dân Tộc của Huế là Hoàng Phủ Ngọc Từơng phải nói thêm là hành vi giết oan của "quân nổi dậy" tại Huế không gì biện giải được. Tội ác tàn sát Huế Tết Mậu đã hằn rõ trong ruột gan cộng sản. Họ muốn bịt miệng người sống, xoá bỏ người chết để có thể chạy tội. Trước Tết Mậu Tý, nhà cầm quyền Việt Nam đã ra đủ thứ đòn dỗ dành, đe doạ để chôn sống vĩnh viễn hồ sơ thảm sát Tết Mậu Thân. Mọi đòn phép khủng bố thời này đã chẳng làm ai sợ. Tại Huế, chùa Báo Quốc, chùa Linh Quang, chùa Phước Thành... vẫn công khai tưởng niệm cầu siêu cho những nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân. Ngay sáng mùng một tết Mậu Tý, trên tường thành khu mộ ba tầng chôn 428 hài cốt nạn nhân bị tàn sát tại Khe Đá Mài vẫn xuất hiện hàng chữ "40 NĂM BỊ VIỆT CỘNG SÁT HẠI DÃ MAN". Đây là hàng chữ được người Huế viết lên tường ngay trong đêm Giao Thừa. "Sự Thật Tết Mậu Thân" phải được làm sáng tỏ. Không chỉ trong nước mà ngay tại Hoa Kỳ. Truyền thông thế giới suốt 40 năm qua đã cố tình làm lơ hồ sơ tàn sát Huế Mậu Thân. Nhưng không phải người Mỹ nào cũng vậy. Cùng ngày giờ giao thừa nguyên đán này, tại Hoa Kỳ, số báo đề ngày 6 tháng 2 năm 2008 của Wall Street Journal có đăng bài viết vạch rõ sự dối trá của truyền thông Mỹ trong vụ Tết Mậu Thân 40 năm trước dẫn tới việc quân dân miền Nam đã chiến thắng mà rồi bị trói tay mang nạp cho kẻ ác. Đã tới lúc không thể làm ngơ nữa. Sức mạnh của sự thật sẽ phải được lắng nghe. Chính vì điều này mà sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế" được tái bản. DQAT - Chị Nhã Ca vừa gọi "Giải Khăn Sô Cho Huế" vừa được tái bản là "sách mới". Xin chị cho biết về lần tái bản này, cuốn sách mới có gì khác biệt với sách cũ. NC - Thưa anh, như mọi người dân của Huế sống sót sau cuộc tàn sát Tết Mậu Thân, tôi luôn cảm thấy như con mắt của những người chết oan đang nhìn theo mình. Đó là những người chết vì bom đạn, chết vì bị cuốc xẻng đập đầu, chết vì bị chôn sống. Là kẻ sống sót, tôi không biết những nạn nhân đang thở mà bị chôn trong đất họ kêu trời kêu đất ra sao, nhưng tôi tin tiếng kêu oan của người chết vẫn âm ỉ trong lòng đất và lòng người, nhắc nhở gì đó cho những người còn sống. Với tôi, 40 năm trước đây, điều nhắc nhở là phải cầm bút viết. "Giải Khăn Sô cho Huế" đã được viết như thế. Sau cuốn bút ký này, tôi còn viết thêm nhiều truyện ngắn và bút ký khác, in thành tập truyện "Tình Ca Cho Huế đổ Nát", và truyện dài "Tình Ca Trong Lửa Đỏ," viết về tình yêu giữa một cô gái Huế với một chàng lính Bắc tử tế, trong cảnh bom đạn tết Mậu Thân. Sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế" vừa được ấn hành không chỉ là một cuốn bút ký như cũ mà là cả ba cuốn sách gom lại làm một, gồm tất cả chữ nghĩa Nhã Ca viết về Huế Tết Mậu Thân. Sách khổ lớn, 640 trang, bìa cứng, ấn phí 28 mỹ kim. ĐQAT - Trên bìa cuốn sách mới in lần này thấy có quode một câu của báo New York Times, nói là khi viết chị về Huế Tết Mậu Thân, chị từng bị đặc công cộng sản tại Saigon thời ấy đe doạ, ra lệnh ngưng viết. Sau đó, số phận tác giả và tác phẩm "Giải Khăn Sô Cho Huế" suốt 40 năm qua ra sao? - Cám ơn anh có lòng thăm hỏi. Đúng như báo New York Times đã viết. Chắc anh còn nhớ thành tích của cái gọi là 'biệt động thành' của cộng sản tại Saigon. Họ đã bắn chết nhà báo Từ Chung khi anh là tổng thư ký nhật báo Chính Luận. Họ đã bắn bể mặt của nhà văn Chu Tử khi anh là chủ nhiệm nhật báo Sống. Và sau đó thì đến phiên tôi nhận thư đe doạ. Sự đe doạ ấy dĩ nhiên chẳng ý nghĩa gì so với tiếng kêu của những người chết oan. "Giải Khăn Sô Cho Huế" đã được in lần đầu tại Việt Nam cuối năm 1969. Năm 1975, ngay sau ngày Saigon bị đổi tên đổi đời, cuốn "Giải Khăn Sô Cho Huế" đã được treo trong cái gọi là "Nhà Trưng Bầy Tội Ác Mỹ Nguỵ". Các học giả, nhà văn Cộng Sản thì ra cả một cuốn sách mang tên là 'Biệt Kích Văn Hoá' tố khổ 10 tác giả của miền Nam. Trong sách này Nhã Ca là nữ biệt kích duy nhất, được xếp hạng thứ sáu. Những tác giả miền Nam khác là Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến... Và sau đó, dĩ nhiên là 'nữ biệt kích' được vinh dự cùng ông chồng và các bạn nhà văn còn ở lại đi tù, nhà cửa bị tịch thu, 6 đứa con nít thì bị đuổi ra đường và đuổi khỏi trường... Báo Công An Saigon còn viết thêm một truyện dài điệp báo rồi in thành sách, làm thành phim mang tựa đề "Vụ Án Hồ Con Rùa," trong đó nhân vật xấu xa "nhà văn tội ác Mỹ ngụy" là tôi được dựng thành một mụ "Xi Ai Ê" lợi hại. Hình như chỉ cái tên "Giải Khăn Sô Cho Huế" thôi đã là cái gai trong mắt những người muốn gọi cuộc thảm sát Mậu Thân là chiến công. Tôi được biết mới đây thôi, trước khi nhà nước cộng sản ăn mừng chiến thắng, tổ chức diễn binh rầm rộ ở Saigon, rồi mở "hội nghị khoa học về chiến thắng Mậu Thân tại Huế", nhiều người Huế có thân nhân chết oan đã bị công an gọi lên hoặc có người tìm đến tận nhà ra lệnh "muốn sống yên thì im miệng" hoặc phải nói là mọi điều trong sách Nhã Ca là bịa đặt, xuyên tạc. ĐQAT - Thưa chị Nhã Ca, là chủ nhiệm sáng lập nhật báo Việt Báo tại Hoa Kỳ từ 17 năm nay, xin chị kể về trường hợp tác giả và tác phẩm tại hải ngoại. - Thưa anh, mấy chục năm qua, tại hải ngoại cuốn sách cũ "Giải Khăn Sô Cho Huế" vẫn được "tự ý photocopy" bán trong các nhà sách, nhờ vậy mà nó vẫn sống sót trong lòng người đọc, dù bị "treo cổ" ở trong nước. Tôi hiểu điều này và thấy chưa cần phải tái bản. "Giải Khăn Sô Cho Huế" khi được xuất bản tại quê nhà, toàn bộ tác quyền từ sách này được góp vào việc trùng tu thư viện trường Đồng Khánh và lập giải thưởng hàng năm "Luận án Tiến Sỹ Y Khoa xuất sắc nhất" tại Đại Học Y Khoa Huế. Trước khi bước sang năm thứ 40 năm cuộc tàn sát tại Huế Tết Mậu Thân, có hai chuyện thúc đẩy việc xuất bản sách mới. Thứ nhất là hơn nửa năm trước đây, tôi có dự một buổi đại hội của Hội Ái Hữu Y Khoa Huế. Tại đây, bất ngờ được nghe nhắc lại giải thưởng "Luận Án Y Khoa Xuất Sắc hàng năm" và nhận hoa từ hai vị bác sĩ từng lãnh giải thưởng này. Trong câu chuyện, nhắc nhau sắp 40 năm, tôi có hẹn ấn hành sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế", và cũng như sách cũ, toàn bộ số tiền tác quyền từ sách tái bản lần này sẽ lại được góp vào việc làm cái gì cho Huế. Chuyện thứ hai là ngay tại Hoa Kỳ này, cũng mới tháng Năm năm 2007 thôi , phim "Đất Khổ" cuốn phim đặc biệt về Huế Mậu Thân, dựng theo một phần "Giải Khăn Sô Cho Huế" và do chính tác giả Nhã Ca viết đối thoại, lại được công ty sản xuất phim phim Mỹ ra DVD mang bán cho dân Hoa Kỳ với bao phim có nền (cờ) đỏ sao vàng. Chuyện này được nhà văn Đinh Từ Bích Thuý, giám đốc phụ trách Chương Trình Phim Việt Nam trong Liên Hoan Phim Á Mỹ ở vùng Hoa Thịnh Đốn, kể trên tạp chí văn chương Da Màu trên mạng. Sách mới "Giải Khăn Sô Ra Mắt" và báo xuân Việt Báo năm nay có lên tiếng giảng giải và phản đối vụ "cắm cờ oan khiên" này. Điều được an ủi là sau khi vấn đề được nêu lên, hãng Mỹ đã nhanh chóng dẹp bỏ bao bìa có hình là cờ máu, để thay bằng bao bìa mới có hình cờ vàng và bản đồ Việt Nam. Có bạn bảo tư bản Mỹ sửa sai nhanh chóng hơn Việt Nam. Tôi thấy thêm: Phải nói lên đầy đủ sự thật, phải đòi hỏi và thuyết phục, thì mới có thay đổi. Chính từ nhận thức này, với sự hỗ trợ từ nhiều hội đoàn đồng hương và giới truyền thông, Việt Báo đã quyết định tiến hành dự án mang tên là "Sự Thật Tết Mậu Thân 68". Dự án này sẽ chính thức khởi sự bằng "Hai ngày Suy Niệm về Sự Thật Tết Mậu Thân" tại Việt Báo Gallery Thứ Bẩy 29 và Chủ Nhật 30 tháng Ba sắp tới. Chi phí khởi đầu để thực hiện dự án là toàn bộ tác quyền của sách "Giải Khăn Sô Cho Huế". ĐQAT - Xin chị cho biết thêm về chương trình "Hai Ngày Suy Niệm" và dự án "Sự Thật Tết Mậu Thân 68". Mục đích của dự án "Sự Thật Tết Mậu Thân 68" là sưu tập mọi tài liệu, hình ảnh liên quan tới hồ sơ Tết Mậu Thân, kêu gọi những nhân chứng Mậu Thân còn sống kể ra từng chi tiết sự việc, ghi chép bằng âm thanh, hình ảnh, chữ nghĩa, thành lập một thư khố về vụ thảm sát Mậu Thân. Sau đó là tổng hợp, nghiên cứu mọi yếu tố lịch sử, pháp lý, thực hiện công trình phiên dịch, biên tập và ấn loát đúng mức. Công trình ấy sẽ thành những cuốn sách đủ tầm vóc, Việt ngữ, Anh ngữ và dành lại vị trí xứng đáng cho sự thật lịch sử. Chương trình hai ngày suy niệm tại Việt Báo Gallery sắp tới sẽ gồm lễ tưởng niệm, triển lãm hình ảnh, thuyết trình và hội thảo, văn nghệ tưởng nhơ'. Ngày thứ nhất sẽ khai mạc vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bẩy 29 tháng Ba: Lễ Tưởng Niệm và triển lãm hình ảnh, sau đó là thuyết trình hội thảo, về Sự Thật Tết Mậu Thân. Thuyết trình đoàn là những vị đã trực tiếp tham dự biến cố Tết Mậu Thân 1968: Đến từ Houston, Đại tá Hà Mai Việt, nguyên tỉnh trưởng Quảng Trị, Trưởng phòng ba, Quân đoàn I, Vùng 1 Chiến thuật, sẽ trình bày về bối cảnh quân sự của vụ tổng tấn công Mậu Thân 68. Đến từ Virginia, Trung tá Trần Ngọc Huế, sĩ quan Hắc Báo của Sư đoàn 1 lừng danh trong trận Mậu Thân tại Huế, sẽ trình bày về 24 ngày chiến cuộc tại Huế. Đến từ Maryland, Đại sứ Bùi Diễm sẽ trình bày về ảnh hưởng của Mậu Thân 68 vào chính trường Hoa Kỳ qua lối tường thuật của truyền thông Mỹ. Sau phần thuyết trình là phần hội luận giữa các diễn giả với sự điều hợp của bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Ngày thứ hai sẽ là Chủ Nhật 30 tháng Ba, từ hai giờ trưa, là sinh hoạt tưởng niệm, ca nhạc, đọc thơ, kể truyện với sự tham dự của Khánh Ly, Thanh Lan và nhiều bằng hữu văn nghệ sĩ... Nhã Ca và Việt Báo trân trọng kính mời quí vị quan tâm tham dự . Và mời anh Đinh Quang Anh Thái... DQAT - Cám ơn chị Nhã Ca, xin chị thêm lời kết về tâm tình của tác giả Giải Khăn Sô Cho Huế. - Rất ngắn thôi, thưa anh. Trong lời tác giả cho lần in sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế" tôi có viết là nhân 40 năm tưởng niệm Huế Tết Mậu Thân, thêm một lần, mong cuốn sách này được coi như một bó nhang đèn góp giỗ. Góp cho ngày giỗ thầm lặng trong lòng Huế. Và góp cho một ngày giỗ tương lai tại quê hương, nơi từng biết thế nào là ăn ở tử tế với người sống, người chết, như từng biết thế nào là văn hoá lịch sử./. Đinh Quang Anh Thái | ||
ĐINH QUANG ANH THÁI |
No comments:
Post a Comment