David Warren, The Ottawa Citizen, 03/02/08
Vi phạm sự thỏa thuận ngừng bắn hàng năm, để tạo sự bất ngờ, Việt cộng và quân chính quy Bắc Việt đã phát động chiến dịch Tổng công kích Tết Mậu Thân vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng Giêng năm 1968, danh xưng được đặt theo năm mới âm lịch của Việt Nam. Chiến dịch này được tiếp tục dưới nhiều hình thức khác nhau cho suốt đến tháng Chín năm đó, chấm dứt trong một sự thảm bại hoàn toàn về mặt quân sự cho những kẻ hiếu chiến. Và một sự tuyên truyền thắng lợi tuyệt vời, cũng cho những kẻ giống như vậy.
Suy nghĩ lại cuộc chiến tranh Việt Nam này vào tuần trước. Và trong khi tôi đang làm như vậy, thì một người bạn trẻ thiên tả đã viết cho tôi, về một đề tài hoàn toàn không liên quan, trêu chọc tôi với một câu nói về năm 2008 là, “Năm cuối cùng của Ðế quốc Mỹ” – như thể là nó đã bắt đầu và chấm dứt với George W. Bush. Anh ta có vẻ như không muốn biết về câu hỏi: Cái chỗ trống đó sẽ được trám vào bởi đế quốc của ai ?
Người bạn tôi không bao giờ nghĩ rằng anh ta là một kẻ thiên tả, mà chỉ là một người với “đầu óc cởi mở”. Chúng tôi cùng đồng ý về điều đó, nhưng định nghĩa chữ “cởi mở” thì khác nhau, như đối với tôi, một cái đầu mà không có một bộ óc bên trong thì hoàn toàn rỗng tuếch. Cho thêm vào bộ óc, hay nói một cách chính xác hơn là cho thêm bộ óc vào để xử dụng, thì bộ óc có thể giúp chống đỡ cho việc bị nhồi nhét vào đầu những điều phi lý.
Bây giờ thì 40 năm đã trôi qua, 40 năm mà có người sẽ mô tả một cách điển hình như 40 năm của cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân chống lại nền văn minh Tây phương. Phương Tây đang đạt những thành quả khả quan trên chiến trường: chúng ta vẫn chưa thua một cuộc chiến thuần tuý quân sự nào với bất cứ kẻ thù nào của phương Tây. Quay ngược về quá khứ xa xôi, ngay cả người Pháp đã không thua cuộc chiến tại Algeria. Ðúng ra, Charles de Gaulle đã quyết định rằng cuộc chiến đó không còn giá trị để tiếp tục chiến đấu.
Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân là một trò tuyệt vọng của cộng sản tại Việt Nam. Hàng trăm ngàn quân cùng một lúc được ném vào hơn 100 thành phố, thị xã và tại trung tâm Sài Gòn của miền Nam Việt Nam. Những người cộng sản đã thông báo một cuộc tổng nổi dậy, nhưng điều đó đã không xảy ra. Cán cân đã thực sự nghiêng trong vòng vài ngày bởi quân đội Hoa Kỳ và quân đội miền Nam. Trong khi tái chiếm lại từng thành phố thị xã một, họ đã khám phá ra nhiều vụ thảm sát mà cộng sản đã gây ra trong lúc chiếm đóng. Mục tiêu thật sự của cộng sản là nhằm cắt đứt toàn bộ đầu não của cả một xã hội
Ộng bạn tôi, Uwe Siemon-Netto, là một nhà truyền giáo Tin Lành người Ðức và đồng thời là một ký giả kỳ cựu, đã có mặt ở đó trong vai trò một phóng viên. Ði vào Huế khi khói lửa đang lắng xuống: “Tôi tìm lối đến khu ký túc xá đại học để tìm tin tức về những người bạn của tôi, những giáo sư người Ðức tại trường đại học y khoa. Tôi được biết là tên tuổi của họ đã nằm trên một danh sách bao gồm khoảng 1,800 cư dân Huế bị liệt kê ra để thủ tiêu.”
“Sáu tuần lễ sau đó, thi thể của các bác sĩ Alois Altekoester, Raimund Discher, Horst-Guenther Krainick, và bà vợ của bác sĩ Krainick là Elisabeth, đã được tìm thấy tại các nấm mồ lộ thiên mà họ đã bị buộc phải tự đào lấy cho chính mình.”
“Rồi thì nhiều ngôi mộ tập thể khổng lồ của phụ nữ và trẻ em được tìm thấy. Hầu hết đều bị đập vỡ đầu cho đến chết, một số thì bị chôn sống; quý vị có thể nhận biết điều này từ các bàn tay được cắt, đánh bóng và sơn móng thật đẹp đẽ của các phụ nữ cố gắng cào bới để chui ra khỏi các nơi họ bị chôn sống."
“Khi chúng tôi đứng tại một địa điểm như vậy, thì phóng viên thường trực Peter Braestrup của báo Bưu điện Hoa Thịnh Ðốn (Washington Post) đã hỏi một chuyên viên thu hình của một đài truyền hình Hoa Kỳ, “Tại sao anh không thu hình những cảnh này?”, anh ta trả lời, “Tôi không đến đây để reo rắc tuyên truyền chống cộng sản”.
Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân chấm dứt không chỉ là một thắng lợi to lớn cho phe đồng minh trên chiến trường -- khoảng 45,000 bộ đội cộng sản bị tiêu diệt, và toàn bộ cơ sở hạ tầng của họ bị phá huỷ. Ðó là một chiến thắng mà sau khi biến cố đó xảy ra đã chứng tỏ cho những người dân miền Nam còn nghi vấn về CS, và đáng lẽ nên cho cả thế giới, thấy bản chất của kẻ thù mà những đồng minh của chúng ta đã chiến đấu chống lại.
Ông Walter Cronkite, người đọc tin tức nổi tiếng của đài truyền hình CBS, đã khơi mào sự phản ứng của giới truyền thông Hoa Kỳ. Sau một chuyến thăm viếng rất ngắn ngủi đến Sài Gòn, nơi mà ông đươc thu vào phim ảnh lúc đang mặc áo chống đạn, khi trở về Hoa Kỳ đã tuyên bố trước một khối lượng khán giả đông đảo vào giờ truyền hình cao điểm:
“Càng lúc càng rõ ràng cho kẻ tường thuật này thấy rằng lối thoát hữu lý duy nhất sẽ là thương lượng, không phải như những kẻ chiến thắng, nhưng là một người có danh dự đã thực hiện lời hứa của họ để bảo vệ nền dân chủ, và họ đã làm những gì tốt nhất có thể làm được”.
Giới truyền thông đã biến một chiến thắng tuyệt vời thành một thảm bại to lớn. Nhưng phải thêm 7 năm nữa trôi qua cho đến khi Hoa Kỳ, đến lúc đó đã bỏ rơi Việt Nam, và một Quốc Hội, đã cắt đứt hoàn toàn viện trợ quân sự cho người miền Nam, nhìn trực thăng di tản những người phục vụ đầy tin tưởng cuối cùng của Hoa Kỳ, khỏi nóc Tòa Ðại sứ cũ tại Sài Gòn. Quân đội miền Nam Việt Nam đã đầu hàng, sau một cuộc Tổng công kích khác, vì họ đã cạn sạch đạn dược.
Chúng ta đã nhìn thấy cái bài bản to lớn về “hội chứng Việt Nam” này, qua những năm tháng lẫn lộn. Chúng ta thấy nó ngày hôm nay tại A Phú Hãn và Iraq. Người La mã cũng đã thắng trên tất cả các bãi chiến trường..
The 'Vietnam Syndrome'
David Warren, The Ottawa Citizen
Published: Sunday, February 03, 2008
Breaking the negotiated annual truce, for surprise, Viet Cong and North Vietnamese regulars launched the Tet Offensive, in the night of 30/31 January 1968, named for the Vietnamese lunar new year. This campaign continued in various forms through September of that year, ending in total military defeat, for the aggressors. And a brilliant propaganda victory, for the same.
Thinking back on the Vietnam War this last week. And while I was doing so, a young leftist friend wrote to me, on an entirely unrelated topic, taunting with a remark about 2008 being, "The last year of the American Empire" -- as if it started and ended with George W. Bush. He does not seem interested in the question: By whose Empire will that vacuum be filled?
My friend does not even think of himself as a leftist, only as a person with an "open mind." We agree on that, but define "open" differently, for to my mind, a skull without a brain inside is completely open. The more brain, or more precisely, the more brain used, the more resistance it can offer to the importation of nonsense.
Forty years have now gone by, which one might figuratively characterize as the 40 years of the Tet Offensive, against Western Civ. The West has done fairly well in the field: we have still not lost a purely military encounter with any of the enemies of the West. Going back farther, the French didn't even lose their battles in Algeria. Rather, Charles de Gaulle decided they were not worth fighting.
The Tet Offensive was a desperate ploy by the Communist enemy in Vietnam. Tens of thousands of his troops were flung simultaneously at more than 100 South Vietnamese towns, and into the heart of Saigon. The Communists announced a general uprising, but that did not occur. The tide was actually turned within a few days by the U.S. and South Vietnamese armies. As they re-took town after town, they discovered massacres the Communists had committed while in possession. The enemy's real object had been to decapitate a whole society.
My friend, Uwe Siemon-Netto, a German Lutheran pastor and also life-long journalist, was there as a reporter. Entering Hué as the smoke was clearing: "I made my way to university apartments to obtain news about friends of mine, German professors at the medical school. I learned that their names had been on lists containing some 1,800 Hué residents singled out for liquidation.
"Six weeks later the bodies of doctors Alois Altekoester, Raimund Discher, Horst-Guenther Krainick, and Krainick's wife, Elisabeth, were found in shallow graves they had been made to dig for themselves.
"Then, enormous mass graves of women and children were found. Most had been clubbed to death, some buried alive; you could tell from the beautifully manicured hands of women who had tried to claw out of their burial place.
"As we stood at one such site, Washington Post correspondent Peter Braestrup asked an American TV cameraman, 'Why don't you film this?' He answered, 'I am not here to spread anti-communist propaganda'."
The Tet Offensive ended not only in a huge allied victory in the field -- some 45,000 of the Communist soldiers had been killed, and their infrastructure entirely destroyed. It was victory after an event that showed skeptical South Vietnamese, and should have shown the world, the nature of the enemy our allies were fighting.
Walter Cronkite, the famous news anchor of CBS, led the American media reaction. After a very brief visit to Saigon, in which he got himself filmed wearing flak jackets, he returned to the United States, declaring before his huge prime time audience:
"It is increasingly clear to this reporter that the only rational way out will be to negotiate, not as victors, but as an honourable people who have lived up to their pledge to defend democracy, and did the best they could."
The media turned a tremendous victory into a tremendous defeat. Yet seven more years would pass until an America, which had by then abandoned Vietnam, and a Congress, which had cut off military supplies to the South Vietnamese, watched the helicopters removing America's last faithful servants from a roof in Saigon's old embassy compound. The South Vietnamese Army had surrendered, to another Tet Offensive, as it ran out of ammunition.
We have seen this "Vietnam syndrome" writ large, through the intervening years. We see it today in Afghanistan and Iraq. The Romans, too, won all the ground battles.
David Warren's column appears Sunday, Wednesday and Saturday.
© The Ottawa Citizen 2008
http://www.canada.com/ottawacitizen/news/business/story.html?id=2dff9de0-a123-4f6f-818d-16d3ea347a6b
50 năm trước: Hà Nội khởi xướng cuộc chiến Việt Nam
Binh chủng Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. (Hình: Hội Quân Y Nhảy Dù)
* Uwe Siemon-Netto
Tết 2010 đánh dấu một cộc mốc quan trọng cho người Mỹ gốc Việt. Theo số liệu của Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã lên tới con số 1.6 triệu và trở thành cộng đồng thiểu số gốc Á Châu lớn thứ hai toàn nước Mỹ (sau người Trung Hoa*).
Ðối với họ, năm 2010 cũng chứa đựng một khía cạnh đau buồn bởi vì là kỷ niệm thứ 50 của một biến cố khiến họ phải bỏ xứ lưu lạc đến bến bờ này. Năm 1960, cộng sản Bắc Việt thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,” gọi tắt là Việt Cộng. Ðiều này đã mở màn cho một cuộc chiến mà hậu quả là nỗi đau đớn chưa nguôi cho hàng chục ngàn người đã từng nếm trải ngục tù cộng sản. Một công trình nghiên cứu y khoa dựa trên nhóm 200 người sống sót đã từng bị hành hạ cho thấy 64% đã biểu lộ những sự hư hại rõ rệt về thần kinh.
Khám phá của Richard F. Mollica, bác sĩ tâm thần của trường Ðại Học Harvard và các cộng sự viên đã minh họa một điều là mặc dù người Mỹ cố quên đi chiến tranh Việt Nam, hậu quả cuộc chiến này vẫn luôn còn đó. Rất nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ không thể quên được sự đón tiếp tồi tệ khi họ trở về Mỹ và bị phỉ báng là những “tên sát nhân trẻ em.” Uất ức vì sự phản bội của đồng hương, hàng ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ đã phải tự tử.
Trong khi đó, dư luận Hoa Kỳ không hề nhắc đến số phận của các cựu chiến binh miền Nam Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này. Bây giờ mới rõ ra là họ cũng chịu đựng đau đớn bởi những vết thương vô hình sau khi bị bỏ rơi vào tay bạo ngược. Ðiều này không có gì ngạc nhiên cả. Suốt chiều dài lịch sử, các chiến binh luôn luôn phải gánh chịu hai loại tổn thương - về thể xác gây ra bởi vũ khí và về tinh thần do những ám ảnh đau thương, đặc biệt là nỗi đau bị bỏ rơi ngay tại quê hương của mình.
Hẳn nhiên có nhiều cựu chiến binh miền Nam Việt Nam với những vết thương như vậy trong đám đông nồng nhiệt đầy tiếng pháo đón chào “Năm Canh Dần” vào sáng Chủ Nhật đầu năm. Họ có thể không để lộ ra nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, Bác Sĩ Mollica đã khám phá ra là những vết thương vẫn luôn còn đó.
Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, những nhà phê bình chính sách Hoa Kỳ đã đồng lòng vào sự bịa đặt rêu rao bởi những tư tưởng gia quá khích và một số bộ phận của truyền thông. Họ cho là Washington và những “tay sai tham nhũng” tại Sài Gòn đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam. Ðến nay đã có đầy đủ bằng chứng để chỉ mặt đích danh thủ phạm: đó là Hồ Chí Minh. Dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh là một thành viên cốt cán của Cộng Sản Quốc tế (Comintern) với nhiệm vụ rõ rệt là áp dụng chủ thuyết Lê-Nin-Nít vào Việt Nam. Hồ Chí Minh đã theo đuổi không mệt mỏi sứ mạng được giao, ngay cả sau khi Hiệp Ðịnh Geneve 1954 tạm thời chia đôi đất nước với Bắc Việt theo Cộng Sản và miền Nam Việt Nam theo khối Tây Âu.
Vài tháng trước kỳ đại hội Ðảng Lao Ðộng lần thứ ba, Quốc Hội Bắc Việt đẻ ra tổ chức Việt Cộng vào tháng 9 năm 1960. Ðiều này chứng tỏ giới lãnh đạo cộng sản đã chuyển từ giai đoạn “khuấy động và tuyên truyền,” giai đoạn đầu của chiến tranh du kích vẽ ra bởi Võ Nguyên Giáp, sang thành “đấu tranh bạo động,” giai đoạn hai của chiến lược này. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tổng công kích với hình thức chiến tranh qui ước mà thế giới đã được biết qua màn hình TV hàng ngày.
Vào tháng 1, 1960, chính quyền Sài Gòn ghi nhận hàng ngày một số lượng trung bình khoảng 7 “hành vi” khủng bố tại các vùng tiền đồn Việt Nam. Danh từ “hành vi” mà phát ngôn viên quân sự loan báo hàng ngày cho giới báo chí trong “bản tin vào lúc 5 giờ” nghe có vẻ tầm thường nhưng thực chất là những hành động ghê tởm mà số lượng tăng lên nhanh chóng thành hàng trăm và hàng ngàn vụ mỗi ngày.
Ðầu năm 1965, bản thân người viết làm nhân chứng cho một “hành vi” như vậy tại một ngôi làng đã được một toán Việt Cộng chiếu cố đêm hôm trước. Gia đình trưởng làng gồm cha mẹ và 11 người con bị treo cổ chết trên cây. Toàn làng bị bắt buộc phải chứng kiến cuộc tắm máu này. Trong khi đó, một tên cán bộ Việt Cộng răn đe họ “đây là hậu quả cho bất cứ ai cộng tác với ngụy quyền Sài Gòn.” Vị trưởng làng đã trung thành với chính quyền miền Nam Việt Nam trước đó.
Những ký ức như vậy không bao giờ phai mờ được, thì làm sao có thể quên được sự chịu đựng của những cựu chiến binh và công chức miền Nam Việt Nam đã trải qua khi đất nước họ bị đồng minh bỏ rơi và lọt vào tay cộng sản. Nhắc lại lần thứ 50 ngày thành lập tổ chức Việt Cộng cũng là dịp để tỏ lòng tri ân những người đồng minh cũ của Hoa Kỳ, những người đã bỏ mình ngoài biển cả trốn chạy chế độ cộng sản, và đồng thời cho những người đã không ngừng làm kinh ngạc người Mỹ với sự siêng năng, cần cù và lòng trung thành với đất nước này.
Ðã từng chịu đựng sự chế nhạo, nay họ xứng đáng được kính trọng và nhớ ơn sâu sắc. Rất mong năm Canh Dần này sẽ là một năm hạnh phúc và thành công cho tất cả những “Sài Gòn nhỏ” trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
(Người dịch: Duy Anh. Bản gốc tại www.uwe-thebeat. org)
(*) Phần thêm của người dịch:
Giáo Sư Uwe Siemon-Netto, Ph.D gốc người Ðức, nguyên tổng biên tập về tôn giáo của United Press Internationa, hiện là bình luận gia quốc tế và một nhà thần học (không phong chức)của đạo Lutheran. Ông là sáng lập viên của Center for Lutheran Theology and Public Life (CLTPL) và chủ tịch của tổ chức “The League of Faithful Masks” đặt bản doanh tại Capistrano Beach và trường Concordia University Irvine, California.
Với tư cách một nhà báo, ông chuyên về những đề tài liên quan đến niềm tin, xã hội và ngoại giao. Ông hiện là cộng tác viên thường trực của tờ “The Atlantic Times,” một tờ báo tiếng Anh hàng đầu của giới báo chí Ðức tại Mỹ.
Ông đã từng là phóng viên tường thuật những sự kiện lịch sử quan trọng như vụ xây dựng bức tường Bá Linh năm 1961, hoạt động của Liên Hiệp Quốc, phong trào nhân quyền tại Mỹ, vụ ám sát TT John F. Kennedy, cuộc chiến Việt Nam (trong thời gian 5 năm), cuộc chiến 6 ngày Ả Rập-Do Thái, và Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Cộng.
Trong thời gian làm phóng viên chiến trường tại Việt Nam, ông đã chứng kiến tội ác Việt Cộng tại Huế kỳ Mậu Thân 1968, trong đó một số người quen của ông là 3 bác sĩ người Ðức cùng với vợ của một người đang làm việc thiện nguyện tại trường Y Khoa Huế đã bị thảm sát.
Binh chủng Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. (Hình: Hội Quân Y Nhảy Dù)
* Uwe Siemon-Netto
Tết 2010 đánh dấu một cộc mốc quan trọng cho người Mỹ gốc Việt. Theo số liệu của Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã lên tới con số 1.6 triệu và trở thành cộng đồng thiểu số gốc Á Châu lớn thứ hai toàn nước Mỹ (sau người Trung Hoa*).
Ðối với họ, năm 2010 cũng chứa đựng một khía cạnh đau buồn bởi vì là kỷ niệm thứ 50 của một biến cố khiến họ phải bỏ xứ lưu lạc đến bến bờ này. Năm 1960, cộng sản Bắc Việt thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,” gọi tắt là Việt Cộng. Ðiều này đã mở màn cho một cuộc chiến mà hậu quả là nỗi đau đớn chưa nguôi cho hàng chục ngàn người đã từng nếm trải ngục tù cộng sản. Một công trình nghiên cứu y khoa dựa trên nhóm 200 người sống sót đã từng bị hành hạ cho thấy 64% đã biểu lộ những sự hư hại rõ rệt về thần kinh.
Khám phá của Richard F. Mollica, bác sĩ tâm thần của trường Ðại Học Harvard và các cộng sự viên đã minh họa một điều là mặc dù người Mỹ cố quên đi chiến tranh Việt Nam, hậu quả cuộc chiến này vẫn luôn còn đó. Rất nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ không thể quên được sự đón tiếp tồi tệ khi họ trở về Mỹ và bị phỉ báng là những “tên sát nhân trẻ em.” Uất ức vì sự phản bội của đồng hương, hàng ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ đã phải tự tử.
Trong khi đó, dư luận Hoa Kỳ không hề nhắc đến số phận của các cựu chiến binh miền Nam Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này. Bây giờ mới rõ ra là họ cũng chịu đựng đau đớn bởi những vết thương vô hình sau khi bị bỏ rơi vào tay bạo ngược. Ðiều này không có gì ngạc nhiên cả. Suốt chiều dài lịch sử, các chiến binh luôn luôn phải gánh chịu hai loại tổn thương - về thể xác gây ra bởi vũ khí và về tinh thần do những ám ảnh đau thương, đặc biệt là nỗi đau bị bỏ rơi ngay tại quê hương của mình.
Hẳn nhiên có nhiều cựu chiến binh miền Nam Việt Nam với những vết thương như vậy trong đám đông nồng nhiệt đầy tiếng pháo đón chào “Năm Canh Dần” vào sáng Chủ Nhật đầu năm. Họ có thể không để lộ ra nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, Bác Sĩ Mollica đã khám phá ra là những vết thương vẫn luôn còn đó.
Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, những nhà phê bình chính sách Hoa Kỳ đã đồng lòng vào sự bịa đặt rêu rao bởi những tư tưởng gia quá khích và một số bộ phận của truyền thông. Họ cho là Washington và những “tay sai tham nhũng” tại Sài Gòn đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam. Ðến nay đã có đầy đủ bằng chứng để chỉ mặt đích danh thủ phạm: đó là Hồ Chí Minh. Dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh là một thành viên cốt cán của Cộng Sản Quốc tế (Comintern) với nhiệm vụ rõ rệt là áp dụng chủ thuyết Lê-Nin-Nít vào Việt Nam. Hồ Chí Minh đã theo đuổi không mệt mỏi sứ mạng được giao, ngay cả sau khi Hiệp Ðịnh Geneve 1954 tạm thời chia đôi đất nước với Bắc Việt theo Cộng Sản và miền Nam Việt Nam theo khối Tây Âu.
Vài tháng trước kỳ đại hội Ðảng Lao Ðộng lần thứ ba, Quốc Hội Bắc Việt đẻ ra tổ chức Việt Cộng vào tháng 9 năm 1960. Ðiều này chứng tỏ giới lãnh đạo cộng sản đã chuyển từ giai đoạn “khuấy động và tuyên truyền,” giai đoạn đầu của chiến tranh du kích vẽ ra bởi Võ Nguyên Giáp, sang thành “đấu tranh bạo động,” giai đoạn hai của chiến lược này. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tổng công kích với hình thức chiến tranh qui ước mà thế giới đã được biết qua màn hình TV hàng ngày.
Vào tháng 1, 1960, chính quyền Sài Gòn ghi nhận hàng ngày một số lượng trung bình khoảng 7 “hành vi” khủng bố tại các vùng tiền đồn Việt Nam. Danh từ “hành vi” mà phát ngôn viên quân sự loan báo hàng ngày cho giới báo chí trong “bản tin vào lúc 5 giờ” nghe có vẻ tầm thường nhưng thực chất là những hành động ghê tởm mà số lượng tăng lên nhanh chóng thành hàng trăm và hàng ngàn vụ mỗi ngày.
Ðầu năm 1965, bản thân người viết làm nhân chứng cho một “hành vi” như vậy tại một ngôi làng đã được một toán Việt Cộng chiếu cố đêm hôm trước. Gia đình trưởng làng gồm cha mẹ và 11 người con bị treo cổ chết trên cây. Toàn làng bị bắt buộc phải chứng kiến cuộc tắm máu này. Trong khi đó, một tên cán bộ Việt Cộng răn đe họ “đây là hậu quả cho bất cứ ai cộng tác với ngụy quyền Sài Gòn.” Vị trưởng làng đã trung thành với chính quyền miền Nam Việt Nam trước đó.
Những ký ức như vậy không bao giờ phai mờ được, thì làm sao có thể quên được sự chịu đựng của những cựu chiến binh và công chức miền Nam Việt Nam đã trải qua khi đất nước họ bị đồng minh bỏ rơi và lọt vào tay cộng sản. Nhắc lại lần thứ 50 ngày thành lập tổ chức Việt Cộng cũng là dịp để tỏ lòng tri ân những người đồng minh cũ của Hoa Kỳ, những người đã bỏ mình ngoài biển cả trốn chạy chế độ cộng sản, và đồng thời cho những người đã không ngừng làm kinh ngạc người Mỹ với sự siêng năng, cần cù và lòng trung thành với đất nước này.
Ðã từng chịu đựng sự chế nhạo, nay họ xứng đáng được kính trọng và nhớ ơn sâu sắc. Rất mong năm Canh Dần này sẽ là một năm hạnh phúc và thành công cho tất cả những “Sài Gòn nhỏ” trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
(Người dịch: Duy Anh. Bản gốc tại www.uwe-thebeat. org)
(*) Phần thêm của người dịch:
Giáo Sư Uwe Siemon-Netto, Ph.D gốc người Ðức, nguyên tổng biên tập về tôn giáo của United Press Internationa, hiện là bình luận gia quốc tế và một nhà thần học (không phong chức)của đạo Lutheran. Ông là sáng lập viên của Center for Lutheran Theology and Public Life (CLTPL) và chủ tịch của tổ chức “The League of Faithful Masks” đặt bản doanh tại Capistrano Beach và trường Concordia University Irvine, California.
Với tư cách một nhà báo, ông chuyên về những đề tài liên quan đến niềm tin, xã hội và ngoại giao. Ông hiện là cộng tác viên thường trực của tờ “The Atlantic Times,” một tờ báo tiếng Anh hàng đầu của giới báo chí Ðức tại Mỹ.
Ông đã từng là phóng viên tường thuật những sự kiện lịch sử quan trọng như vụ xây dựng bức tường Bá Linh năm 1961, hoạt động của Liên Hiệp Quốc, phong trào nhân quyền tại Mỹ, vụ ám sát TT John F. Kennedy, cuộc chiến Việt Nam (trong thời gian 5 năm), cuộc chiến 6 ngày Ả Rập-Do Thái, và Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Cộng.
Trong thời gian làm phóng viên chiến trường tại Việt Nam, ông đã chứng kiến tội ác Việt Cộng tại Huế kỳ Mậu Thân 1968, trong đó một số người quen của ông là 3 bác sĩ người Ðức cùng với vợ của một người đang làm việc thiện nguyện tại trường Y Khoa Huế đã bị thảm sát.
No comments:
Post a Comment