Wednesday, February 23, 2011

Hoàng Phủ Ngọc Tường-Hung Thần Mậu Thân Huế 68



Hung Thần Mậu Thân Huế 68:

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT), tôi phải gọi hắn là hung thần Mậu Thân Huế 68 hay tay đao phủ thủ thành Nội năm xưa, vẫn bị hàng ngàn nạn nhân Mậu Thân Huế oan khiên gọi hồn y. Theo thuyết nhà Phật thì sự sống của chúng sinh giữa sinh và diệt cách nhau vài sát na. HPNT đã trải qua ngưỡng cửa sát na sinh diệt, nhưng sổ thông hành Diêm Vương chưa chính thức email cho y. Ngày 16-6-1998 y lâm phải chứng đột quị lần đầu tại Đà Nẵng, bị hôn mê, coma 2 tháng, may mắn sống sót, nhưng yếu xìu có điều như cọng bún thiu, phải nằm một chỗ. Đến năm 2008, tức 10 năm sau y nhập viện lần thứ 2, lục phủ ngũ tạng của y be bét, theo hồ sơ bịnh lý thì ngoài chứng bịnh “xì-trốc”, hay chứng tai biến mạch máu não, mạch máu não vỡ nát te tua khiến y không đi được, chỉ ngồi lăn xe, dáng dấp hom hem trông dễ sợ như hồn ma gọi vể.

Theo vợ y, Lâm Thị Mỹ Dạ tiết lộ HPNT đang ngồi tiếp bạn bè, lúc 3 giờ chiều ngày 5/11/2008, bụng y bị chương cứng sưng to như bánh phồng trông dễ sợ, nôn mữa ra máu đen mấy lần. Y được đưa đến một y viện nhỏ cấp cứu. Sang ngày sau y được chuyển sang Bệnh viên Trung Ương ở Huế, tại đây y ngưng chứng nôn dạ, nhưng lại tiểu ra máu đen ngòm khó xem lâu. HPNT còn mang các thứ bịnh nan y khác như tiểu đường, suy thận, bệnh huyết áp cao cấp tenor, bệnh cao mỡ khá nặng, bịnh gan nhiễm mỡ,... Kiểu này chắc tuổi thọ của y sẽ khiêm nhường mà thôi.

Đó là con ma Hoàng Phủ, một trí thức theo hệ phái do Mao ”lăng-xê” cấp huân chương cao quí, một giáo sư, một công tử xứ Huế dù nhan sắc có phần kém mặn mòi, xin xem hình đính kèm.

Xấu đẹp tùy người đối diện

Xấu đẹp tùy người đối diện

Trong biến cố Thảm sát Mậu Thân tại Huế, HPNT là tay sát thủ có máu lạnh khét tiếng, vì y giết người không gớm tay. Năm 1966 khi còn là một sinh viên, cùng Nguyễn Đắc Xuân tổ chức đoàn "Phật Tử Quyết Tử" gây nhiễu nhương hỗn loạn, tạo hoang mang tinh thần người dân xứ Huế, sau đó HPNT trốn vào bưng biền a tòng theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" và chiêu dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng cuộc tổng khởi nghĩa, ngược lại người dân bỏ phiếu bằng chân trốn sang các khu vực có QLVNCH như Tiểu Khu Thừa Thiên, Phú Bài, Mang Cá, Bến Tàu, Trường Kiểu Mẫu,... Chính tinh thần bất hợp tác của người dân Huế, bọn VC và tay sai đã thẳng tay tàn sát dân quân VNCH tại Huế vô tội vạ.

Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và đồng minh phản công dữ dội, ngày 07-02-1968 VC giựt sập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cộng sản tại Hà Nội ban lệnh cho VC phải tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bất lợi cho quân VC nên chúng đành tháo chạy lui binh. Ngày 23-0-68 quân VC bị đẩy ra khỏi Huế, cờ vàng VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú Văn Lâu. Tính chung cộng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu vực đông dân là Gia Hội, theo những con số thống kê về hài cốt đào xới tìm được trong một số mồ chôn tập thể sau khi giặc bị đánh bật ra khỏi thành phố, tại các địa điểm định vị được là khoảng 2500 xác. Những mồ chôn khác, hay mất tích không kiểm kê được.

Giở trang sử cũ trong cuộc chiến Mậu Thân đã giết hại hàng chục ngàn người trên toàn quốc và chỉ riêng tại Huế bọn giặc ác ôn đã dã man chôn sống hàng ngàn đồng bào vô tội, bọn súc sinh ác quỉ có máu lạnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa,… mang nợ máu với người dân Huế, nếu người dân Huế không hành hình được chúng, nhưng theo qui luật của luật thiên nhiên trời đất khi gây nhân sẽ hái quả mà thôi.

Tên hung thần Mậu Thân Huế 68 hay tay đao phủ thủ thành Nội năm xưa HPNT lãnh y án nhiều chứng bịnh, rồi đây sẽ đi đong. Cái chế độ mà chúng còng lưng cúc cung, quì lụy đang rung rinh giao động như lắc twist again, thì những loại tay sai HPNT với mạng sống như chỉ treo mành.

Xin mời quí ông bà, quí bà con cô bác, quí ACE hãy xem bài kỷ niệm Mậu Thân có tên hung thần ác quỉ “xì-trốc” HPNT do nhà văn Huy Phương viết dịp Tết 2011, gợi nhớ Tết 1968 với ký ức u buồn khôn nguôi.

Xin mời bài Huy Phương, kế tiếp là bài Hoàng Hải Thủy, cùng chủ đề...

VHLA

Hoàng Phủ Ngọc Tường 1998 mang

chứng bịnh xì-trốc, hom hem dễ sợ



On Tue, 2/22/11, huyphuong le wrote:

HUY PHƯƠNG

THẢM SÁT MẬU THÂN 1968

và luận điệu gian dối

của Hoàng Phủ Ngọc Tường (1)

Hoàng Phủ Ngọc Tường, người lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn vì không nghe mùi tanh của máu!

Vào những ngày đầu năm Âm Lịch ở Little Saigon, khi không khí những ngày Tết hải ngoại còn vướng vất đâu đây, tôi nhận được qua điện thư một đoạn phim (chưa edit) trong loạt phim 10 tập Vietnam History do một đài truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982. (Roll 29 of Vietnam Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer). Chúng ta cũng đừng quên rằng trong thời gian Tết Mậu Thân, Tường là Tổng Thư Ký của “Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ Hòa Bình” do Văn Hảo làm chủ tịch.

Để trả lời câu hỏi: “Ông có thể mô tả biến cố về cuộc nổi dậy tại Huế và đặc biệt liên quan đến cuộc thảm sát từ khi ông có mặt tại đây”, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) đã trả lời vòng vo, ấp úng trong 12 phút với một luận điệu gian dối, vu vạ, sai sự thật một cách đáng khinh bỉ. Là một người lính có mặt ở Huế trong 21 ngày Cộng Sản chiếm cứ cố đô, sau đó, với tư cách phóng viên báo chí, đã trở lại đi theo những chuyến đào mộ tập thể, cũng như đã có dịp phỏng vấn nhiều nhân vật liên quan đến vụ thảm sát ở Huế, như ông Võ Văn Bằng, Chủ tịch Uỷ Ban Truy Tầm & Cải Táng Nạn nhân CS Mậu Thân, tôi thấy cần phải viết một vài dòng về bộ mặt và tâm địa độc ác của một “người” mang danh trí thức Cộng Sản như HPNT.

Điều phải nói trước tiên là Tường đã nói dối khi phủ nhận sự có mặt của y trong những ngày bộ đội CS vào Huế. Về sau này, trước dư luận và sự tấn công của báo chí hải ngoại, qua các nhân chứng xác nhận HPNT hiện diện tại Huế ngay trong các vụ xử án trong vùng Gia Hội, Tường đã chối rằng trong những ngày này, y đang ở trong khu an toàn trên núi. Chính câu hỏi của phóng viên đài truyền hình ờ đầu bài đã xác nhận sự thật, vì nếu Tường không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội dung câu hỏi được đăt ra ở trên. Mặt khác, sau này chính y không nhớ là mình đã thú nhận chuyện có mặt ở Huế vào phút thứ 6 của đoạn phim này, vào năm 1982, khi Tường mô tả chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng Đông Ba và đã nói những câu “khi chúng tôi rút lui” hay “tôi là một chứng nhân” nghe rất rõ ràng.

Câu nói vào đề của Tường là vụ thảm sát ở Huế “do chính Mỹ gây ra” nhưng lại đổ cho tội lỗi của “cách mạng”, và xem đây như là một bửu bối để đưa ra trước cuộc hoà đàm Paris để bôi nhọ “Cách Mạng Việt Nam”.

Để nói về những người bị giết, Tường cho biết, trong số đó hiển nhiên là “có một số người” do du kích và “quân đội cách mạng” thi hành bản án tử hình tại chỗ, vì căm thù đã lâu, bị tra tấn, cả gia đình phải đi ở tù, và khi cách mạng bùng lên, họ (CS) lấy lại được thế của người mạnh, nên phải giết. Mặt khác đây là những tên ác ôn đã từng giết nhiều gia đình cách mạng, có khi cả nhà 10 người, nay “cách mạng” chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng. Chính những người chỉ huy của cách mạng không thể kiểm soát nổi họ, và chính họ (cấp dưới) đã thi hành bản án đối với kẻ thù của mình.

Sau khi cho rằng “khối lớn người chết đã làm nên những nấm mồ, đã được Mỹ Nguỵ quay phim và đưa ra công luận”, Tường đã lớn tiếng đặt câu hỏi: “Những xác chết nằm ở dưới đó là ai?” và tự giải thích:

1. Nhân dân đã bị bom Mỹ trong các đợt phản kích chiếm lại Huế. Tường dẫn chứng Mỹ đã thả bom một bệnh viện nhỏ ở bên phố Đông Ba (?), “đúng” 200 người vừa chết vừa bị thương. Trong đêm tối y đã đi trên những đường hẽm, lội trong một vũng lầy, mà y tưởng là bùn, nhưng khi rọi đèn pin lên thì đó toàn là máu lầy lội, và trong những ngày “chúng tôi rút ra” thì chúng nó (Mỹ hay Nguỵ) đã gom lại và đem đi chôn.

Dân chúng Huế đã hiểu đây quả là một điều dối trá, và nhờ câu nói này chúng ta biết rằng, người Cộng Sản thường lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn vì không nghe mùi tanh.

2. Hằng loạt gia đình có con em tham gia cách mạng, đi lên rừng sau Mậu Thân thì chúng (Nguỵ) đã bắn chết và cũng chôn vào trong những hố đó.

3. Xác của quân giải phóng mà chúng tôi không kịp mang theo thì cũng được chôn vào đó.

4. Có những đoàn thanh niên và thường dân bị lưu giữ, mà chúng tôi không hề có ý định giết nhưng vì đi thành một đám đông nên bị máy bay Mỹ cương quyết tìm cách tập kích vào để không còn ai có thể sống sót, chết nằm ở bìa rừng, kể các các cán bộ, binh sĩ hộ tống đoàn người đó cũng bị chết luôn. (Luận cứ này đã dược Bùi Tín lặp lại trong một lần trả lời báo chí năm 2007.)

5. Ba năm sau 1975, chúng tôi đi làm thuỷ lợi đã đào được những hầm gọi là “thảm sát Mậu Thân” mà trong đó đầy những người đội mũ tai bèo và mặc áo quần quân giải phóng.

Để kết luận, Tường cho đây là sự ranh mãnh của thực dân mới, bắn một mũi tên được hai mục tiêu: che dấu tội ác đã làm và đổ tội tất cả cho quân giải phóng. Một cách thiếu luận cứ, Tường cho rằng “thảm sát mậu Thân” là một kế hoạch tuyên truyền rất lớn có tính cách chiến lược do Kissinger đề ra và nước Mỹ đã tốn một ngân sách rất lớn để dùng cho vấn đề gọi là Mậu Thân ở Huế.

Sau khi chối quanh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở lại nói rằng đối với những người mà nhân dân đã thi hành bản án là lẽ đương nhiên vì lòng căm thù, và khi đối diện với kẻ thù, trước họng súng, “nhân dân của chúng tôi phải đổi lấy máu của chúng tôi, thi hành bản án đó đối với những kẻ tử thù của dân tộc mình”.

Tường cho rằng chiến dịch “Thảm Sát Mậu Thân” do chính quyền Mỹ bịa ra, dựng lên để “đổi trắng thay đen” và để “lừa bịp nhân loại”.

Chúng ta, đồng bào Huế, gia đình các nạn nhân và nhất là các phóng viên báo chí quốc tế đã có mặt trong những ngày đào mộ và cải táng những nấm mồ tập thể tại Huế sau Tết Mậu Thân, và căn cứ vào danh sách nạn nhân, cách giết người, cách trói người trong các hầm tập thể, đã thấy những lời nói của HPNT là gian dối. Trong các hố chôn tập thể này chúng ta đã tìm thấy thi thể các giáo sư y khoa người Đức, các giáo sư trung học, các vị linh mục, sư huynh, tu sĩ, sinh viên, học sinh, công chức, quân nhân và cảnh sát không vũ khí, y tá, học sinh, thường dân... đầu bị bể nát hay thủng vì vết đạn, bị trói xâu chùm bằng giây điện thoại, thép gai, giây lạt tre. Phải chăng họ là những tử thù của các đồng chí của HPNT? Và trong 22 hầm chôn tập thể được khám phá không hề có một đôi dép râu, cái nón cối hay cái mũ tai bèo nào. Chúng ta nếu muốn lên án hay đổ lỗi cho Cộng Sản cũng không thể nguỵ tạo hay che dấu được điều gì trước sự quan sát của các phái đoàn quốc tế đến Huế. Bản chất “đổi trắng thay đen” để “lừa bịp nhân loại”, dối trá, vu vạ là những đòn chính trị lâu đời của Cộng Sản, mà những tên học trò tay mơ như HPNT không thể qua mặt được ai.

Trong phần cuối của cuốn phim, HPNT đã lên án chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mặc dù không liên quan đến vụ thảm sát Mậu Thân, chúng tôi nêu ra đây, để thấy thêm sự xảo trá, quá quắt của y.

Thứ nhất, y nói rằng “hằng năm đến ngày Tết, tất cả giáo sư đại học, trí thức, nguỵ quyền, đều phải mặc “áo xưa” (ý y muốn nói đến áo thụng) đến quỳ ở trước sân để tung hô chúc thọ, mừng tuổi cho cả gia đình họ Ngô kể cả Ngô Đình Diệm ngồi trên những cái ngai vàng.” Thứ hai, muốn loại những ảnh hưởng của cách mạng tháng 8 ngay trong thành phố này (Huế), “những gia đình có con đi tập kết ra Bắc lần lượt bị tù đày và bị tra tấn.” Thứ ba, với “những gia đình có chồng đi tập kết để lại một đứa con ở trong bụng thì chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm dẫm lên bụng và cho đến lúc cái thai phải văng ra ngoài (sic)!

Người viết bài này và HPNT đều là công chức dưới thời TT Ngô Đình Diệm (năm 1966 Tường mới ra bưng), bản thân Tường và Tường có thấy tôi đến quỳ trước sân nhà ông Ngô Đình Điệm ở Phủ Cam không?

Về chuyện gia đình tập kết, một người bạn chung mà chắc Tường không thể không biết, là Tôn Thất Lan có cha đi tập kết, sau 1975 mới về. Lan và người em trai đều tốt nghiệp Y Khoa, Tôn Thất Lan nguyên là Thiếu Tá Quân Y phục vụ tại Long An, sau 1975 ở lại tiếp tục hành nghề ở Saigon . Em của Lan vượt biên sang Mỹ hiện làm việc tại Quận Cam. Ở miền Nam ai cũng biết, ông Dương Văn Minh và ông Trần Ngọc Châu đều có em trai đi tập kết theo Cộng Sản, mà người làm đến Tổng Thống, người là Tỉnh Trưởng rồi Dân Biểu. Vậy mà ở miền Bắc, HPNT nói điều này ra chắc cũng có người tin, mới biết chính sách tuyên truyền của Cộng Sản điêu ngoa, chà đạp lên sự thật đến dường nào.

Điều cuối, ghê tởm nhất là Tường vu cáo những người đàn bà mang thai có chồng đi tập kết bị chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm dẫm lên bụng và cho đến lúc cái thai phải văng ra ngoài. Trước hết, sự thật, nếu HPNT dẫm lên bụng một người đàn bà mang thai, cái thai có văng ra ngoài được không? Trong thành phố Huế này, nơi mà tôi và HPNT đã lớn lên dưới thời Vua Bảo Đại, qua thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, rồi đến thời Đệ Nhị Cộng Hoà, có ai nghe, chứ chưa nói đến chuyện thấy hành động độc ác, chỉ có trong trí tưởng tượng của những con người Cộng Sản, và dùng nó để tuyên truyền cho đám dân ngu dưới chế độ CS Bắc Việt, chứ ở miền Nam, nói chuyện này, ai tin!

Người xưa gọi thái độ này của HPNT là “ngậm máu phun người” (hàm huyết phún nhân), và dân Huế có câu “nói mà không sợ cây nó mọc trong họng,” nôm na đặc sệt Huế nhất lại có thành ngữ “một lời nói là một đọi (bát) máu!”

Người trí thức phải đặt sự thật lên tất cả phe phái, không uốn lưỡi vì danh lợi, phải “yêu ai thì nói rằng yêu, ghét ai thì bảo rằng ghét." như Phùng Quán, đừng vì sợ hãi, lập công trạng mà bỏ sự thật. Muốn có một xã hội tốt đẹp không cần phải đào tạo con người theo “mô hình xã hội chủ nghĩa” mà phải đào tạo những con người chân thật, biết yêu sự ngay thẳng, ghét điều gian trá. Những con người tự nhận là nghệ sĩ, trí thức XHCN như HPNT sẽ đưa đất nước này càng ngày càng đi vào con đường tồi tệ. Những ai là người dân Huế một thời với HPNT, những ai đã sống và biết đến tấn thảm kịch Mậu thân, sẽ phải đau lòng và cũng buồn cười trước những lời phát biểu của HPNT.

Tường ơi! Huế oan khuất, đau đớn lắm. Mi phải trả giá những gì mi đã tạo ra, nghiệp khẩu và hành động đã đưa mi đến tình cảnh ngày hôm nay. Đã đến lúc ăn năn, hối lỗi đi là vừa, những đứa con xứ Huế đem ác quỷ về giết bà con, anh em họ hàng:“lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn vì không nghe mùi tanh của máu!”

(1) Xin rõ thêm chi tiết xin vào: http://openvault.wgbh.org/catalog/org.wgbh.mla:e67ef62e29a364dbb7faeb55837714f9163fe9ec


Date: Tuesday, February 22, 2011, 4:55 PM



Việt Cộng Nằm Vùng

Posted on February 8, 2011 by hoanghaithuy

Ảnh riêng của gia đình Hoàng Phủ Ngọc Tường: cảnh một cuộc họp do bọn Hoàng Phủ Ngọc Tường tổ chức để chống đối chính quyền Quốc Gia VNCH. Trong ảnh, HP Ngọc Tường – com-lê, ca-vát – đứng trước micro. Bên phải HP Ngọc Tường – người mang kính đen, sơ-mi ca-vát – hai tay chắp trước bụng, đứng hiền khô là “Ðại diện Ty Cảnh Sát Thừa Thiên đến dự kiến.”

Mời quí vị đọc hai bài về hai anh Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Huỳnh Bá Thành. Tôi tìm được hai bài này trên Internet. Tôi sẽ không bình loạn gì nhiều về hai bài này và về hai anh Việt Cộng Nằm Vùng này. Ðọc hai bài này, tôi chắc có nhiều vị sẽ có cảm nghĩ như tôi: tôi cay dắng khi đọc những lời phét lác của hai anh VC nằm vùng, tôi tiếc vì chính phủ của tôi những năm trước năm 1975 đã đối xử quá “nhẹ tay” với những tên Việt Cộng.

o O o

Bài do Việt Cộng viết đăng trên Internet:

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong một lần soạn lại sách vở tư liệu gia đình, đã phát hiện ra trong một thùng đựng ảnh cũ của gia đình bức ảnh Thầy giáo Siêu hình học Trường Quốc Học Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường đang diễn thuyết trong một cuộc đấu tranh, với câu khẩu hiệu rất “ác chiến” sau lưng “CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ”.

Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Thấy bức ảnh giá trị, Mỹ Dạ bèn đem ảnh ra phố scan lại rồi phóng to treo đầu giường anh Tường nằm. Trong ảnh có rất nhiều sinh viên và “cán bộ phong trào” đứng cạnh anh Tường. Thấy có một người mặc sơ-mi trắng, thắt cà vạt. Tôi hỏi anh Tường:

“Người này là ai ?”

Tường trả lời:

“Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít –tinh.”

Mới hay, chính quyền Thừa Thiên Huế những ngày đó cũng rất ngại lực lượng sinh viên xuống đường, nên họ đã không ra tay đàn áp cuộc “xuống đường”, mà chỉ “theo dõi” !

Theo nhà thơ Trần Hữu Lục, thời kỳ đó có nhiều “tổ chức” sinh viên Huế độc lập với nhau xuống đường đấu tranh. Ngô Kha cùng Trần Quang Long lập ra nhóm đấu tranh, gọi là “Nhóm Thanh niên chống Xa hoa Phóng đãng” và “Quán bạn”, tham gia xuất bản tờ tin “Lực lượng” kêu gọi tuổi trẻ đấu tranh, đòi hòa bình dân chủ.

Họ luôn bám trụ ở Trụ sở Tổng hội Sinh viên, 22 Trương Ðịnh, Huế, để phát động đấu tranh. Họ xuất bản tập san “Tự quyết”, thành lập Mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung do Ngô Kha làm chủ tịch, tổ chức triển lãm Tội Ác của Mỹ tại Huế.

Có một nhóm sinh viên yêu nước khác gọi là NHÓM VIỆT, hoạt động công khai Những năm 1967, 1968, đang là sinh viên đại học, Trần Hữu Lục, Trần Duy Phiên, Lê Văn Ngăn, Trịnh Công Sơn… đã ra tờ báo Thân Hữu ( ÐHSP Huế, 1967), Sinh viên Huế (1968) do Trần Hữu Lục làm chủ biên.

Nhóm Việt sau Mậu Thân 1968 vẫn hoạt động công khai bằng cách phối hợp làm trang văn nghệ cho tạp chí Ðối Diện, luôn chủ trương tìm về nguồn cội dân tộc, chống lại khuynh hướng lai căng, vong bản. Ðến năm 1975, Nhóm Việt mới giải tán.

Hoàng Phủ Ngọc Tường hăng hái làm chủ bút, phóng viên, biên tập viên của nhiều tờ báo như Dân (Tiếng nói đấu tranh của Trí thức Huế), Tiếng nói sinh viên, Việt Nam, Cứu lấy quê hương (Liên minh Huế).

Tất cả các nhóm sinh viên xuống đường đều do cách mạng chỉ đạo. Họ đấu tranh bằng thơ và bằng cả những đêm không ngủ:

“Tôi muốn hát cho cây cỏ nghe / Lời giun dế khóc trong đêm lửa cháy... (Thái Ngọc San);

Bị bắt vô tù, họ vẫn sục sôi:

“Thừa Phủ ơi! Lòng ta hồng biển lửa (Võ Quê)…

Bị địch đàn áp, bắt bớ, bị lộ, nhiều trí thức sinh viên Huế đã “lên xanh” và trở thành những cây bút xuất sắc của cách mạng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Ðắc Xuân, Trần Vàng Sao…

Nhìn tấm ảnh Hoàng Phủ Ngọc Tường đứng dõng dạc kêu gọi đấu tranh đòi hoà bình, chống Thiệu – Kỳ ngay giữa đường phố Huế ban ngày ta hình dung được phần nào sự “quyết tử”, sự “dấn thân” của một thế hệ trí thức sinh viên Huế xuống đường đấu tranh vì hoà bình và độc lập của dân tộc.

Ngưng trích.
Ðây là lời phản hồi của một người đọc bài viết về Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Người gửi ngày 14/01/2010:

Hai anh văn nô Rọ Mõm dìu HP Ngọc Tường – bại liệt – đến dự đám tang bà mẹ vợ của HP Ngọc Tường.

Cái ảnh này và bài viết này không biểu lộ “khí phách của sinh viên Huế “ mà biểu lộ “sự tự do dân chủ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa..” Chính quyền Quốc Gia VNCH tôn trọng quyền phát biểu của mọi người dân, mọi tổ chức. Hãy nhìn cuộc sống của nhân dân Bắc Việt so với nhân dân Nam Việt, xã hội Bắc Hàn so với xã hội Nam Hàn, Ðông Ðức so với Tây Ðức để hiểu vì sao Bắc Việt, Bắc Hàn và Ðông Ðức không có những cuộc nhân dân biểu tình. VN chúng ta hiện nay, kể từ ngày bọn cộng sản cưỡng chiếm miền Nam và cả nước nằm gọn trong tay bọn chúng thì cuộc sống của nhân dân VN so với các nước chung quanh như Thái, Sing, Mã.. v..v cách biệt ra sao? Vậy mà “khí thế sinh viên Huế nói riêng và khí thế sinh viên cả nước nói chung” sao không thấy bùng lên tranh đấu, mặc dù họ là lực lượng chịu nhiều thiệt thòi nhất, từ lương thực, điều kiện học tập, và nhất là những giáo điều ngụy biện và dối trá mà hằng ngày họ phải nhồi nhét vào đầu cho dù họ biết rõ hơn ai hết đó là những lời dối trá? Tại sao?

Tôi nhìn bức ảnh bọn HP Ngọc Tường tổ chức mét-tinh công khai chống chính phủ mà tiếc nuối cho sinh viên VN, họ đã đánh mất của dân tộc này một cơ hội quý báu để phát huy dân chủ. Tiếc là vì họ đã bị những tên cộng sản quỷ quyệt như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, Võ Quế.. v..v.. lừa gạt.

Với cùng một hình ảnh nhưng cách nhìn và cảm nghĩ của mỗi người mỗi khác, chỉ có cách nhìn và cảm nghĩ sao cho phù hợp với lẽ phải, với sự thật mới là quan trọng.

o O o

Ðây là bài viết về bọn Hoàng Phủ Ngọc Tường của ông Liên Thành, tác giả tác phẩm Biến Ðộng Miền Trung:

Bằng vào một số chứng cớ tôi xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên tòa án Nhân Dân, của chính quyền Cách Mạng (Việt Cộng), và ra lệnh sát hại 204 người tại trường học Gia Hội thuộc Quận II, thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968 .

1- Hơn một trăm lời khai của thân nhân những nạn nhân tại trường học Gia Hội đều nói rõ khi thân nhân họ bị bắt dẫn đến trường Gia Hội, họ đi theo và họ có mặt trong phiên toà tãi đó. Một số xác nhận người ngồi xử tội thân nhân họ là ông giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, họ đã biết mặt ông này trong thời gian Phật giáo tranh đấu ở Huế năm 1966..

2- Ðặc biệt là lời khai của một quả phụ, vợ của một Chuẩn úy thuộc Sư Ðoàn I BB, bà kể khi chồng bà bị bắt giam trong trường Gia Hội, bà đem thức ăn và áo quần đến cho chồng, ông nói với bà:

“Em đừng sợ, người ngồi xử là ông thầy cũ của anh, thầy Tường dạy anh ở trường Quốc Học.”

3- Bửu Chỉ, một sinh viên tranh đấu nằm vùng tại Huế, bị lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế bắt trong chiến dịch Bình Minh vào mùa hè 1972, chính Bửu Chỉ khai và xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì phiên toà án nhân dân tại trường Gia Hội năm Mậu Thân.

Sau 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phải sống những ngày khổ nhục, oán hận vì chính mắt y khi nhìn thấy tên đồng chí trẻ của y là Bửu Chỉ đang nằm với vợ của y là nữ đồng chí Lâm thị Mỹ Dạ.

4- CTHÐ Bỏ, không trích.

5- Và cuối cùng là lời khai của Thành ủy viên Việt Cộng Hoàng Kim Loan, bị bắt vào mùa hè 1972 khai rằng chính y, và thành uỷ viên Hoàng Lanh đề cử Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì phiên tòa tại trường Gia Hội vào năm Mậu Thân 1968. Cũng chính y và Hoàng Lanh có mặt trong phiên xử đó,

6- Trong hồi ký “Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập”, do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2002, Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận y ở trong Ban Tham Mưu cánh Bắc sông Hương. Mặt trận này là vùng Quận 1 và Quận 2 Thành phố Huế .

( .. .. .. )

Giờ đây HP Ngọc Tường bị bại liệt. Y phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần kề, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể chối tội y đã giết đồng bào với chính lương tâm của y, y cũng khơng thể quên được những hình ảnh bi thảm của cuộc tàn sát ghê rợn, đẫm máu do chính y gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong phần đời ngắn còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống những ngày đêm u ám, sợ hãi, y sợ hồn ma, bóng quỉ, y sợ oan hồn của những kẻ đã bị y thảm sát 40 năm trước. Bởi thế cho nên tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường làm thơ:

Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi!
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió rên ngoài hành lang.

Và :

Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi ……

Trích “BIẾN ÐỘNG MIỀN TRUNG” (trang 106 – 113) của Tác giả Liên Thành’

o O o

Ðây là Lời Phét Lác viết về tên Huỳnh Bá Thành, tên VC nằm vùng ở Sài Gòn. Bài đăng trên Tuần báo Công An Nhân Dân.

HUỲNH BÁ THÀNH

Trong những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn, quân Ngụy tuy đã tan rã về tư tưởng nhưng vẫn còn một vài đơn vị chưa buông súng. Trong đó có đơn vị Biệt Ðộng Quân đóng chốt giữ cầu Sài Gòn.

Huỳnh Bá Thành: “Ðại Uý Trường Sơn” trong tiểu thuyết “Lệnh Truy Nã.”

Có một yêu cầu rất quan trọng của ta là không để địch phá cầu Sài Gòn, vì đây là tuyến đường cực kỳ quan trọng để một mũi chính của đại quân ta tiến thẳng vào Sài Gòn.

Sáng 28/4/1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành được nhà báo Cung Văn (Nguyễn Vạn Hồng) báo cáo là quân Dù đang chống trả khá quyết liệt ở khu vực cầu Sài Gòn với lực lượng du kích của Thủ Ðức. Nhà báo Cung Văn bị thương. Ðồng chí Huỳnh Bá Thành tìm cách liên lạc với Phan Xuân Huy để tác động Dương Văn Minh ra lệnh cho quân Ngụy không được phá cầu Sài Gòn.

Phan Xuân Huy là một dân biểu đối lập trong chế độ Sài Gòn, nhưng cũng là một trí thức yêu nước, có mối quan hệ thân thích với Dương Văn Minh. Ông Phan Xuân Huy là con rể của Dương Văn Minh (chồng người con gái nuôi của Dương Văn Minh).

Sáng 29/4/1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành nhắn Phan Xuân Huy đến Tòa soạn Báo Ðiện Tín và nói:

“Ở số 3 (Dinh Hoa Lan của Dương Văn Minh ở số 3 đường Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần) có người đề nghị giựt sập cầu Sài Gòn. Anh phải đến ngay đó để chặn lại. Ðây là lệnh”. Phan Xuân Huy lập tức lái xe đến Dinh Hoa Lan.

Phan Xuân Huy kể lại, lúc đó ông lái xe ra cầu Sài Gòn ngay. Gặp Thiếu tá Biệt Ðộng Quân tên là Chỉnh. Phan Xuân Huy nói với Chỉnh (vốn là bạn học cũ):

“Không nên giựt mìn làm sập cầu Sài Gòn vì phá cầu thì lấy đường đâu cho quân ta từ Long Khánh, Phan Thiết rút về Sài Gòn? Tôi chưa hề nghe nói Tổng thống (Dương Văn Minh) ra lệnh giựt sập cầu Sài Gòn. Coi chừng mắc mưu mấy ông Việt Cộng”.

Cũng trong thời điểm này, quân ta – ( Quân Bắc Cộng. CTHÐ viết thêm) – đang thần tốc tiến về Sài Gòn. Tình thế cách mạng trên đà thắng lợi như chẻ tre. Lực lượng tại chỗ dưới sự lãnh đạo của Ðảng đã nhất tề nổi dậy và sẵn sàng nổi dậy. Quân Ngụy tan rã. Trước tình thế đó, cùng với sự tác động của cơ sở binh vận, Bộ chỉ huy quân đội Sài Gòn đã ra lệnh cho các đơn vị không được nổ súng.

Trong tình thế đó, cộng với sự tác động của Phan Xuân Huy, Thiếu Tá Chỉnh làm thinh, quay ra tập hợp quân. Thấy có vẻ êm, Phan Xuân Huy quay xe ra về.

Cầu Sài Gòn vẫn nguyên vẹn.

Góp phần vào thắng lợi cuối cùng

Cuối tháng 3/1975, sau các chiến thắng của ta ở Tây Nguyên và Quảng Trị, lãnh đạo T4 đã chỉ đạo cụ thể cho các đồng chí cốt cán của Cụm A10 phải bám sát chủ trương của ta thông qua Ðài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Ðài phát thanh Giải phóng để hành động.

Vốn thâm nhập được vào nhóm chính trị thân cận của Dương Văn Minh từ năm 1970-1971, trong vai là một nhà báo trong lực lượng đối lập, đồng chí Huỳnh Bá Thành đã tiếp cận được với Dương Văn Minh. Hàng ngày đồng chí ra vào Dinh Hoa Lan cùng với Lý Quý Chung, một dân biểu đối lập trong chế độ Sài Gòn và cũng là một trong những nhân vật thân tín của Dương Văn Minh. Ngày 25/4/1975, nhóm Dương Văn Minh ra tuyên cáo đòi Trần Văn Hương từ chức và trao quyền cho Dương Văn Minh. Cuộc tấn phong cho Hương bị thất bại.

Cuối cùng, Quốc Hội Bù Nhìn Sài Gòn phải biểu quyết đưa Dương Văn Minh lên làm “Tổng thống” thay Trần Văn Hương. Tuy vậy, Trần Văn Hương vẫn nấn ná cho đến 17 giờ ngày 28/4/1975 mới đọc diễn văn thoái vị trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh. Cuộc trao quyền này rất lèo tèo, nhạt nhẽo vì ta đã tác động các tổ chức, đoàn thể không tham gia.

Trong khi đó, ta có nhiều hướng nhắm vào mục tiêu Dương Văn Minh để ép ông này tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chỉ riêng trong lực lượng điệp báo của Ban An ninh T4 đã có ba hướng cùng thực hiện việc này. Một cơ sở của cụm điệp báo của đồng chí Ðỗ Thạnh, vốn là đấu thủ quần vợt thường xuyên của Dương Văn Minh; một hướng khác do cơ sở của ta đã tác động đến những nhà tu hành có uy tín gọi điện thoại cho Dương Văn Minh và một hướng khác là tác động trực tiếp của đồng chí Huỳnh Bá Thành.

9h30 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Ðúng 11h30 theo giờ Sài Gòn, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Ðộc Lập, báo hiệu thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Cần khẳng định rằng, trong điều kiện quân và dân ta tổng tiến công và nổi dậy đã làm chủ hoàn toàn tình thế thì việc Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện là tất yếu. Việc các lực lượng tại chỗ của ta tác động thêm để Dương Văn Minh đầu hàng cũng là một yếu tố đáng chú ý, dẫn đến kết thúc cuộc chiến tranh nhanh chóng và thành phố Sài Gòn được giữ nguyên vẹn. Bởi vì có một điều dễ dàng nhận thấy là chính quân và dân ta đã thực hiện nghiêm lệnh của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiếm giữ và tiếp quản chứ không nổ súng bắn phá các mục tiêu.

Trong thắng lợi vĩ đại của dân tộc, có một phần nhỏ chiến công nhưng rất đáng tự hào của các cán bộ điệp báo an ninh A10.

Ngưng trích.
CTHÐ: Chúng nó thắng, chúng nó nói phét.
Tôi ở phe Thua, tôi đau, tôi tiếc, tôi nhục.
40 năm kể từ ngày ấy, tôi đau, tôi tiếc, tôi nhục suốt những tháng năm còn lại của đời tôi.
Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích. Ngày 8 Tháng Hai 2011.
HHT Link:

No comments: