Saturday, February 5, 2011

Peter Braestrup -Thảm Sát(mậu thân Huế)

Thảm Sát

Peter Braestrup

LTS. Tại sao giới truyền thông Hoa Kỳ đã không trình bày đầy đủ và trung thực vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế Đó là một vấn nạn lương tâm cho mọi người, đặc biệt là những kẻ trong nghề đưa tin.

Ông Peter Braestrup là trưởng văn phòng của tờ Washington Post tại Sài Gòn trong thời gian Tết 1968. Trong tác phẩm dưới đây ông đã mô tả, phân tích và lượng giá công việc của giới truyền thông Mỹ trong việc trình bày cho công chúng Mỹ về biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Việt Nam.

Nhận định của Braestrup thiếu một điểm không kém quan trọng, đó là thái độ phản chiến - do ảnh hưởng tuyên truyền của cộng sản - của đa số phóng viên nhà báo tây phương thời đó. Vì ảnh hưởng đó nên chẳng mấy ai trong họ đã quan tâm tới việc thảm sát ở Huế.

Như chúng tôi đã nói, vụ tham sát tại Huế rõ ràng đã bị giới truyền thông lờ đi; tin tức chỉ nói sơ qua "Việt Cộng khủng bố" mà không trình bày tin tức nào cho xứng với tầm mức thực sự.

George McArthur của hãng AP là thông tín viên đầu tiên của Mỹ bắt đầu khám phá cuộc sống tại Huế trong thời gian địch quân chiếm đóng. Đầu tháng hai phóng viên nầy gởi đi bản tường trình sau đây, và sau đó rất lâu các phóng viên khác mới để ý đến: .


Huế. Việt Nam (AP) - Lực lượng cộng sản hầu như tràn ngập Huế một tuần qua; họ vào thành phố với đầy đủ hồ sơ và hình ảnh đối phương mà họ định xử tử và bắt giữ...

Nhiều người chạy nạn cho hay trong những ngày đầu bộ đội và các chính ủy tỏ ra rất lịch sự và kỷ luật...Nhiều người Mỹ, dân sự và quân đội, đã dược ghi nhận là bị bắt làm tù binh. Nhiều dân chạy nạn cho biết ít nhất lúc dầu những người Mỹ nầy được đối xử tốt, mặc dầu bị canh giữ nghiêm nhặt ở nhiều vùng khác nhau . . . . . . .

Cán bộ cộng sản gõ cửa và tràn vào nhà, hỏi tìm lính Mỹ và Nam Việt Nam. Nếu không tìm được lính, bộ đội cộng sản trở lại lịch sự.

Họ nói: "Chúng tôi không quấy nhiễu thường dân, hãy ở yên trong nhà, khóa cửa lại và đừng sợ. " . . . . . . .

Ơ phía bắc Sông Hương, nơi quân đội Nam Việt Nam hầu như hoàn toàn trấn thủ dược, bộ đội cộng sản tỏ ra hung hãn hơn là ở bờ phía nam, nơi họ phải giao tranh vời Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.


McArthur là một trong rất ít nhà báo không những chỉ để ý đến thành phần thường dân tại Huế, mà còn hỏi han về những kinh nghiệm họ đã sống, chủ yếu là nhờ ở một số linh mục nói được tiếng Pháp tại Huế. Bài tường thuật của ông có nói đến sổ đen những viên chức bị điểm chỉ để bắt giữ và xử tử, nhưng không nêu lên số lượng bao nhiêu người. Lúc đó tầm vóc đầy đủ những vụ xử tử chưa được biết vì chiến trận còn đang tiếp diễn.

Ngày 11 tháng hai, hãng AP trích dẫn báo cáo của Thị Trưởng Huế - đây là lời lên tiếng chính thức đầu tiên về vụ thảm sát:

Huế, Việt Nam (AP) - Hôm nay Tỉnh trưởng tuyên bố rằng bộ đội cộng sản tại Huế đã xử tử 300 thường dân và chôn họ trong những hố tập thể về phía nam thành phố.

Trung tá Phan Văn Khoa, tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm thị trưởng và quân trấn trưởng Huế nói rằng những người bị xử tử là những viên chức của tỉnh, chuyên viên, cảnh sát, và nhiều thành phần khác từng đã bị cộng quân lên án tử trước.

Ông ta nói những vụ xử tử nầy xảy ra hôm thứ sáu khi cộng quân bị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đẩy ra khỏi phía nam thành phổ.

Ông Khoa cho hay hố chôn tập thể nầy ở cách thành phố nhiều dặm về phía đông nam, một vùng mà quân đội đồng minh chưa đến được.

Tuy nhiên, theo ông, báo cáo về những vụ xử tử nầy chính xác, không có nghi vấn gì.

Đồng thời, một thường dân Việt Nam cho biết đã trông thấy khoảng chừng 125 đến 150 đồng bào công giáo bị bắt và dẫn đi hôm thứ bảy.

Người thường dân nầy đã chứng kiến từ một nơi ẩn núp gần ngoại ô phía nam thành phố, và không biết những nạn nhân bị dẫn đi đâu.

Dân chúng báo cáo thêm hai vụ xử tử khác hôm chủ nhật. Họ nói có hai cảnh sát viên bị điệu đi trước một toán cộng sản võ trang khi họ rút lui . . . .


Tờ Washington Post đăng câu truyện vỏn vẹn có sáu đoạn văn ở trang trong của tờ báo. Tờ New York Times ghi lại câu truyện, qua cây bút Thomas A. Johnson, ở trang nhất.

Ngày 28 tháng hai, hãng UPI đưa ra câu chuyện từ Sài Gòn, thuật lại báo cáo của những phát ngôn viên chính phủ về việc khám phá 100 thi thể của "bính lính và thường dân" trong một hố chôn tập thể, một số người tay bị trói ra sau lưng. Ngày 3 tháng ba hãng UPI đưa tin thêm từ Sài Gòn:

Sài Gòn (UPI) - Hôm chủ nhật có tin rằng 95 thường dân Nam Việt Nam được tìm thấy trong những hố chôn tập thể ở Huế đã bị Việt Cộng giết vì họ không chịu bắn vào máy bay của Mỹ trong chiến trận dành lại cố đô tháng trước.

Nguồn tin từ chính quyền Nam Việt Nam cho hay những kẻ sống sót qua các vụ thảm sát kể lại rằng họ đã thấy những nạn nhân bị cưỡng bức phải tự đào những hố chôn tập thể cho họ, và đã van xin tha mạng trước khi bị hạ bởi những toán du kích vũ trang......

Hài cốt của những thường dân bị thảm sát tìm thấy mấy ngày trước đây đã được an táng hôm chủ nhật. Đàn bà và trẻ em khóc lóc đi tìm kiếm thân nhân đứng nhìn trong khi công nhân đào xới những nấm mồ chưa xanh cỏ trong những thửa ruộng khô và trong một sân trường khu ngoại ô Huế.

Những báo cáo đầu tiên về những vụ hành hình tập thể được ghi nhận trong khi trận đánh tái chiếm Huế và Cổ Thành đang diễn ra kịch liệt.


Ngày 29 tháng hai, Bernard Weinraub của tờ Times mô tả nỗi thất vọng, sự đổ nát, cảnh người lánh nạn tại Huế, và cũng nói đến một "hố chôn tập thể", ở đó người ta đã tìm được một số hài cốt của "những công chức mất tích."

Ngày 6 tháng ba, ký giả William Ran của hãng AP đi thăm "cảnh đổ nát của nơi một thời là thành phố của vẻ đẹp thần tiên, một thành phố "xuất huyết cho đến chết."

Cũng như các phóng viên khác, ông ta chỉ chú ý đến sự thất vọng của người Mỹ, tham nhũng và trì trệ của bộ máy chính quyền - mà ông ta gọi là "một sự thất bại toàn diện về tâm lý" cho phe đồng minh-, sợ hãi, cơ hàn và thất vọng. Và ông ta ghi lại một cách sơ sài rằng "khoảng chừng 1.000 thường dân đã chết... nhiều người đã bị xử tử bởi lực lượng đối phương - những hố chôn tập thể được tìm thấy." Ryan đã không hề đến thăm những hố chôn tập thể nầy.

Ngày 9 tháng ba, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ phổ biến một bản tin báo chí đưa con số hài cốt tìm ra trong ba hố chôn tập thể ở ngoại Ô Huế là 400, và nói rằng Việt cộng đã cố gắng truy lùng có hệ thống những người bị điểm trước. Tờ Times đăng một bản tin vắn của hãng Reuters ở trang hai: ( "Đối phương Giết 400 Thường Dân Huế" ). Tờ Post đăng tin nầy ở phần ruột của tờ báo:

Sài Gòn, Ngày 9 tháng ba - Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ hôm nay cho hay Việt Cộng đã giết khoảng 400 thường dân - kể cả phụ nữ và trẻ em - trong thời gian 25 ngày họ chiếm đóng Huế vào tháng trước.

Hố chôn tập thề sau cùng trong ba hố được tìm thấy giữa đống gạch vụn của thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh chứa 10 nạn nhân, một số trong những người nầy bị cột tay ra phía sau lưng.

Một viên chức của Tòa Đại Sứ cho biết các tù binh Việt Cộng cung khai rằng thượng cấp của họ đã ra lệnh xử tử khoảng chừng 400 thường dân chung quanh Huế. Các nạn nhân nầy bao gồm những người công giáo và viên chức chính quyền.

Cho đến nay người ta đã tìm thấy ba hố chôn tập thể chứa trên 100 tử thi chung quanh thành phố.

Phát ngôn viên của Tòa Đại Sứ nói trong năm nay có khoảng chừng 12.000 dân Nam Việt Nam là nạn nhân của chính sách khủng bố của Việt Cộng. ông còn thêm là chừng 5.831 đã bị giết và 2.783 bị bắt cóc, số còn lại được coi là mất tích.

Phát ngôn viên nói ... ít nhất 300 người đã mất mạng với các toán hành quyết của Việt Cộng trong giáo xứ Phú Cam.

Các thông tín viễn liên và báo chí chỉ nói có thế.

Không có các hố chôn người tập thể, cũng chẳng có những vụ hành quyết được nhắc nhở tới trong bài viết về Huế trên tờ Times xuất bản ngày 23 tháng ba. Một trong hai bài viết của Leo Lescaze trên tờ Post, xuất bản vào hạ tuần tháng ba, đã chi tiết mô tả cảnh lính Miền Nam Việt Nam hôi của, chính quyền hỗn loạn, 2.500 thường dân chết, cảnh đổ nát, Phật giáo - Công giáo hiềm khích, tâm tình chống Mỹ, và chính quyền bát bớ vô cớ; và việc một "cựu viên chức chính quyền" cho rằng "bộ đội cộng sản tương đối có chọn lựa trong việc bắt bớ và hành quyết."

Tóm lại, hãng AP đã đưa ra bốn bài viết nói về những vụ hành quyết tại Huế, hãng UPI 2 bài, tờ Times 4 bài, và tờ Post 3 bài. Tờ Newsweek, như chúng tôi vừa nói, có nhắc đến "những toán hành quyết", nhưng không nói đến hoặc theo dõi lời tuyên bố của Tòa Đại Sứ. Những hệ thống truyền hình, theo như hồ sơ chúng tôi lưu giữ được, không hề nhắc đến những vụ hành quyết, và cũng chẳng trình chiếu bất cứ phóng sự nào từ Việt Nam liên hệ đến đề tài nầy.

Vào hạ tuần tháng ba, tờ Time, vốn trước đây không để ý gì nhiều đến tình hình Huế sau chiến trận, đã đăng lại bài của một thông tín viên của tờ London Times về công cuộc điều tra vụ thảm sát.

Hầu như đây là bài điều tra duy nhất của giới báo chí có mặt tại Việt Nam:

Cộng quân đã xử tử hàng trăm thường dân trong cuộc tổng công kích Tết của họ. Nhưng cảnh chém giết đặc biệt gia trọng trong và chung quanh thành phố Huế, ở đó số người bị xử tử có khoảng từ 200 đến 400. Nhà báo Stewart Hanis của Anh, vốn chống đối chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam và tuyên bố rằng tôi không thể ủng hộ điều đó bằng cách viết tuyên truyền,"vừa đây đã đến thăm thành phố Huế và vùng phụ cận để điều tra những vụ hành quyết." Tuần rồi ông ta đã tường thuật như sau trên tờ London Times (Sau đây là trích của Harris):

Bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng đã xử tử nhiều người Việt Nam một số người Mỹ, và một ít người ngoại quốc khác trong trận chiến tại Huế và vùng phụ cận. Tôi chắc chắn về điều này sau khi đã trải qua nhiều ngày tại Huế để điều tra về những cáo buộc có giết chóc và tra tấn. Về phần tôi, tôi đã thấy và chụp hình rất nhiều, tuy nhiên tôi cũng phải tin cậy ở nhiều thường dân và quân nhân, Việt Nam, Mỹ, Úc, và nhiều nước khác. Mọi người xem ra là những chứng nhân trung thực, nói đúng những điều họ tin là thực...

Tổng kết tất cả những bằng chứng về hành vi của Việt Cộng và bộ đội Bắc Việt tại Huế, mọi người đều không ngạc nhiên nhận rõ một điều là họ đã áp dụng có hiệu năng chính sách trừng phạt cố hữu của họ bằng cách hành quyết những người lãnh đạo ủng hộ đối phương của họ mà họ đã nhắm trước. Ở Huế, cũng như các nơi khác, họ không thể hoàn toàn tóm bắt và xử tử những viên chức quan trọng hơn, bởi vì những người nầy đã cẩn thận trốn tránh trong các đồn bót kiên cố có lính tráng và cảnh sát bảo vệ.

ở Huế, cũng như các nơi khác, chính những "thường dân bé mọn" không có phương tiện bảo vệ lại là nạn nhân - họ là các xã trưởng, thôn trưởng, giáo viên, và cảnh sát viên.

Phần lớn những chức vụ nầy dã dược điền khuyết, và tôi cảm thấy không thể diễn tả được một cách đầy dủ sự can đảm của những người dám nối tiếp những kẻ đã bị hành quyết.

Điều mà ông Harris biết được chỉ là màn đầu. Vụ khai quật đầu tiên những nạn nhân của Việt Cộng xảy ra tại sân Trường Trung Học Gia Hội ngày 26 tháng hai; 170 hài cốt đã được tìm thấy tại đây.

Vài tháng sau, 18 hố chôn tập thể đã được phát hiện, và trong năm 1969-1970 công việc tìm kiếm vẫn tiếp tục. Cho đến giữa năm 1970, số hài cốt tìm thấy lên đến 2.810, rải rác trong các hố chôn tập thề ở vùng đồi nùi lân cận, ở các dãi cát cận duyên, và ở chung quanh các lăng tẩm vua chúa phía tây nam Huế. Và còn 1.946 người chưa tìm ra.

Tại sao các phóng viên khác ít để ý đến đề tài nầy? Sau khi thảo luận với các đồng nghiệp báo giới và suy nghĩ lại, tôi ghi nhận những điểm sau đây:

(l) Lời tuyên bố đầu tiên về các vụ hành quyết mà báo New York Times đăng ở trang nhất ngày 12 tháng hai đã được Trung tá Phan Văn Khoa đưa ra. Trung tá Khoa lại bị báo giới coi là một thị trưởng thiếu khả năng, đáng ngờ, và bị các cố vấn Hoa Kỳ chỉ trích là đã trốn tránh trong lúc có giao tranh.

(2) Các cố vấn Hoa Kỳ tại Huế, và người kế vị Trung tá Khoa, là Trung tá Lê Văn Thân, cũng như hầu hết ký giả có mặt tại Huế trong tháng ba quá bận rộn lo cho những kẻ còn sống hơn là số phần của những người đã mất.

(3) Lời công bố của Tòa Đại Sứ ngày 9 tháng ba đã hoàn toàn bị coi lờ hoặc đánh giá như là tuyên truyền tội ác, và cơ quan JUSPAO lại không "đẩy tới" đến nơi.

(4) Và trong tháng ba 1968, không hề có biến cố nào đặt vấn đề thảm sát tại Huế - không có có cải táng tập thể, thăm viếng mộ phần hoặc biểu tình. Bằng chứng đưa ra lại hoàn toàn có lợi cho phía bên kia; người ta nghĩ rằng Việt Cộng chỉ thi hành chính sách khủng bố "hạn chế'. Một cách nào đó, các nhà báo cũng như tòa soạn có thể không nhạy cảm đối với những tường thuật về thảm sát tại Huế như là quần chúng Hoa Kỳ đối với vụ thảm sát tại Mỹ Lai sau nầy vào năm 1969. Dù sao thì chúng ta [người Mỹ] cũng đã không trình bày đầy đủ một trong những câu chuyện thương tâm tột cùng về Tết. Ở Mỹ người ta đã coi lờ vụ thảm sát tại Huế, nhưng ở Việt Nam thì không như thế.

Như Douglas Pike đã nhận xét khi điều tra tại chỗ cho Phái Bộ Hoa Kỳ: "Trong cơi hỗn loạn tiếp sau chiến trận, chuyện phải làm đầu tiên trong lãnh vực dân sự là cứu trợ cấp thời - và sau đó là những nỗ lực xây dựng lại nhà ở. Chỉ sau nầy Hu1 mới bắt đầu coi lại những tổn thất nhân sự."

Giả thuyết của Pike là việc tàn sát khởi sự với cố gắng có chủ đích thanh lọc những viên chức và "những người có uy tín" có tên trong sổ đen. Đó là điều mà Phái Bộ Hoa Kỳ đã nêu lên ngày 9 tháng ba. Rồi sau đó, những cán bộ Việt Cộng địa phương tin rang có thề giữ được thành phố, họ quyết định thanh lọc mọi người, kể cả sinh viên học sinh và những người trí thức được coi có thể là mối đe dọa cho trật tự mới của cộng sản. Sau cùng, ở tuần lễ cuối, khi cộng quân nhận ra rằng họ thua trận, thì xảy ra việc giết chóc lớn nhất - giết những người đã bị bất giữ để "nhồi sọ", những người đã thấy (và có thể nhận ra) những cán bộ cộng sản đã "lộ diện" trong thời gian cộng sản chiếm thành phố. Theo Pike, thật ra tất cả những vụ hành quyết là do Việt Cộng, không phải là bộ đội miền Bắc hay những thế lực bên ngoài khác. Những vụ hành quyết nầy có hệ thống, không phải là những hành vi lẻ tẻ do oán thù hoặc hoảng hết. Hơn thế nữa, cộng quân đã cố gắng che

đậy công trình đó của họ.

Tóm lại, vào tháng 2.68 giới truyền thông, đặc biệt là thông tín viễn liên, các hệ thống truyền hình, và tờ Newsweek, đã chú tâm trình bày quá đáng khung cảnh khung cảnh tàn phá "hầu như toàn diện" của các thành phố và nỗi thất vọng ở Miền Nam Việt Nam. Người ta đã mô tả quân đội Hoa Kỳ, trong mục đích cứu đồng minh, đã tàn phá một cách vô lương tâm toàn thể Việt Nam qua việc sử dụng hỏa lực mạnh ở một số thành phố; trong lúc đó thì lại hầu như hoàn toàn bỏ qua việc bắn phá bừa bãi và giết chóc tại Huế của Cộng sản. Thảng hoặc một đôi ký giả, như Mohr và Nance, cung cấp tin tức chính xác hơn về tầm mức thiệt hại thì những báo cáo của họ - khác với các báo cáo và hình ảnh cũng như phim truyền hình chuyên thích khai thác cảnh "tai ương" - lại ít được phổ

biến.

Đó là ngôn ngữ thông dụng của các nhà báo thời đó.

(Braestrup, Peter: Big Story: "How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tet 1968 in Vietnam and Washington" . Anchor Book: Neo York, 1978.


Những mẫu tin hiếm hoi trên báo Pháp:


Báo Le Monde

Ngày 01-03-1968, trang 3 với tựa đề "Một hầm chôn tập thể được tìm thấy ở Huế"

Thông tấn AFP ngày 29.02.68 cho hay các viên chức chánh phủ đã phát hiện, hôm thứ tư. một mồ chôn tập thể phía đông cổ thành Huế, khu Gia Hội, 100 thi thể các công chức và sĩ quan Nam Việt Nam."



Ngày 14.03-1968 trang 2:

"Năm giáo sỹ (trong đó có linh mục Cressonner và Poncet thuộc Hội Thừa Sai Paris) bị giết chết và 300 giáo dân công giáo và sĩ quan Nam Việt-Nam "


Ngày 15-03-1968 trang 3 với tiêu đề : "VC áp dụng những biện pháp vô cùng đáng tiếc, đài Phát Thanh Vatican loan báo:"

Theo nguồn tin đáng tin cậy, hàng trăm thanh niên và đàn ông công giáo tại Huế đã bị VC giam giữ và hành quyết. Nhiều người khác bị tra tấn dã man. Ngoài ra báo Romano viết tiếp : Tại Huế, Cộng Quân đã chiếm đóng Tiểu chủng viện và buộc các chủng sinh theo học các khoá dậy về Mác xít. trong khu vực công giáo sinh sống, nhiều trăm đàn ông và tha nh niên bị bắt dẫn đi và bị bắn chết. Nhiều người khác chịu những hành động tàn bạo và tra tấn. Các nhà truyền giáo phải trải qua những cuộc thẩm vấn lầu dài.>"



Báo Le Figaro

- Ngày 01-04-1968:

No comments: