Monday, September 26, 2011

Thích Đôn Hậu theo Tàu từ năm 1968

LTS- Thích Đôn Hậu theo Tàu từ năm 1968 , tài liệu cho thấy Thích Đôn Hậu đi Tàu chầu lạy Chu Ân Lai, và qua Tàu đến tháng 6 năm 1975 mới về nước làm lễ chúc tụng VG Hồ Chí Minh.Nếu VP2 Viện Hoá Đạo muốn tố cáo bọn VGCS bán nước thì nên tố cáo lãnh đạo của GHPGVNTN-AQ đã âm mưu đi theo Tàu từ Thích Đôn Hậu đến Võ Văn Ái. xin theo dõi bài về Võ Văn Ái đi Tàu Bắc Kinh.




Việt gian  Dương Tiềm (phía sau) tháp tùng Thích Đôn Hậu thăm Mông Cổ (1969)


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 6.9.2011
BẢN LÊN TIẾNG
về “Hiểm họa mất nước trước các biến động tại Biển Đông”của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN-HN – Thượng tọa Thích Viên Định nhận xét về Sử dụng quyền tự do ngôn luận
PARIS, ngày 6.9.2011 (PTTPGQT) - Đức Phó Tăng thống Thích Hộ Giác vừa nhân danh Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại (GHPGVNTN-HN) công bố Bản lên tiếng về Hiểm họa mất nước trước các biến động tại Biển Đông, nói lên tình hình đất nước trước nguy cơ Trung Cộng xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải và đưa ra 5 điểm kết hợp tâm chí trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam.
Với nhà cầm quyền Cộng sản, Đức Phó Tăng Thống “kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội hãy vì truyền thống văn minh Việt Nam tức khắc chuyển chế độ độc tài một đảng thành chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng như Quốc sách tối hậu chống xâm lăng và phát triển đất nước”.
Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hóa Đạo trong nước cũng vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế bài nhận xét về : “Sử dụng quyền tự do ngôn luận”. Nhân có tổ chức “Lực Lượng Cư Sĩ Chấn Hưng Phật Giáo” ở Hoa Kỳ viết thư cho chư Tăng giáo phẩm trong Giáo hội tranh luận về một số vấn đề hoạt động của giới Cư sĩ. Do tổ chức này không là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nên Giáo hội không có thẩm quyền giải quyết hay đóng góp ý kiến. Tuy nhiên nhận thấy vấn đề tự do ngôn luận trong hay ngoài nước đang đặt ra nhiều vấn nạn, nên Thượng tọa Thích Viên Định đưa ra một số nhận xét qua bài viết nói trên. Dưới đây là toàn văn “Bản lên tiếng về Hiểm họa mất nước trước các biến động tại Biển Đông”, và bài “Sử dụng quyền tự do ngôn luận” :
VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ
THE VIETNAMESE AMERICAN UNIFIED BUDDHIST CONGRESS IN THE UNITED STATES OF AMERICA
14472 Chestnut St., Westminster, CA. 92683 - U.S.A
Tel : (714) 890-9513 - Fax : (714) 897-8760 - Email : vp2vhd@gmail.com
BẢN LÊN TIẾNG
của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại
về “Hiểm họa mất nước trước các biến động tại Biển Đông”
Kính gửi chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo,
Chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa Đồng bào các giới và đồng bào Phật tử,
Lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất về vấn đề Hiểm họa mất nước đã được các Thông điệp, Thông bạch, Thông tư, Lời kêu gọi do Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo) trong nước nhắc nhở thường xuyên. Đặc biệt là :
- Lời Kêu gọi “Một tháng Biểu tình tại gia” chống việc khai thác Bô-xít nơi yết hầu quân sự Tây nguyên của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 29.3.2009 ;
- Lời kêu gọi “Không dùng hàng hóa Trung quốc” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 3.10.2009 ;
- Đạo từ “Vẹn toàn lãnh thổ và Siêu độ những Hương linh Chiến sĩ vị quốc vong thân” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 15.2.2009 ; và
- Thông điệp “Hãy bảo vệ Thăng Long nhân 1000 Năm Thăng Long” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 7.10.2010.
Đây là lập trường kiên định tự bao đời của Phật giáo trong cuộc đồng hành với dân tộc bảo vệ con người và đất nước nêu lên trong Đạo từ Vẹn toàn lãnh thổ : “Suốt các triều đại dân tộc từ Đinh, Lê, Lý. Trần, Lê, dòng họ tuy có khác, nhưng châm ngôn Hộ Quốc vẫn là một : “Gìn giữ giang sơn, không để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông”. Thế mà giờ đây hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam, và bao nhiêu nghìn cây số đất, cây số biển đã xuất cảng sang Tàu trong hai Hiệp ước biên giới trên đất liền và trên biển do nhà cầm quyền Hà Nội ký với Trung quốc năm 1999 và năm 2000”.
Dù cách xa mấy mươi nghìn dặm, nhưng tiếng vọng từ 11 tuần lễ biểu tình, khởi đi từ Saigon ngày 5.6 cho tới 21.8 tại Hà Nội, vẫn vang dội đến Văn phòng II Viện Hóa Đạo tiếng hô thét, nói lên quyết tâm hộ quốc trước cơn nguy biến của học sinh, sinh viên, thanh niên, nhân sĩ, đồng bào trong nước : Đả đảo Trung quốc xâm lược / Hoàng Sa Việt Nam / Trường Sa Việt Nam / Cắt ngay Lưỡi bò thò ra Biển Đông / Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam / Bảo vệ Biển Đảo Việt Nam / Bảo vệ Người yêu nước !
Chưa ai thu phục được nhân tâm như lòng yêu nước thể hiện qua 11 cuộc biểu tình vừa qua tại Hà Nội. Mặc dù bị cấm đoán, bắt bớ, hăm dọa, đánh đập, mà hành động một công an Quận Hoàn Kiếm đạp vào mặt một thanh niên là hình ảnh làm công luận thế giới phẫn nộ. Nhưng giới trẻ vẫn kiên gan xuống đường nói lên lòng yêu nước thương nòi có truyền thống từ khi lập quốc.
Tuy nhiên sự kiên gan này đã bị nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa bẽ gãy không tiếc thương thông qua Thông báo trái pháp luật của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 18.8.2011 cấm thực hiện Quyền biểu tình theo Hiến pháp. Một thông báo biểu thị và minh chứng cho chủ trương khuất phục Bắc Kinh của Đảng lãnh đạo ở Hà Nội vốn là quốc sách của nhà nước Cộng sản kể từ năm 1958 khi ông thủ tướng Phạm Văn Đồng viết Công hàm ô nhục gửi Chu Ân Lai bán biển đảo Việt Nam cho Trung quốc. Đây là mối quan tâm và thao thức của toàn khối nhân dân trong và ngoài nước.
Trước nổi lòng người dân Việt bộc lộ qua 11 cuộc biểu tình, sự gây hấn của Trung quốc vẫn gia tăng cường độ, chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền Hà Nội vẫn “lờ lửng” trong “16 Chữ Vàng và 4 Tốt*”, nên đối với Trung quốc không một lần lên tiếng phản đối trước các bước xâm lấn vững chắc của Bắc Kinh vào lãnh hải Việt Nam, mà hai sự kiện mới không được báo chí Đảng trong nước báo động :
1.Trung quốc tuyên bố công khai tăng cường khai thác thăm dò tài nguyên Biển Đông kể từ ngày 13.7. Một giàn khoan khổng lồ của Trung quốc, tàu sân bay dầu khí “Hải dương 981”, sẽ được đưa tới Trường Sa ở vĩ độ tỉnh Cà Mau. Đầu tháng 9 này, tàu Ngư chính, mang số hiệu 306, có trọng tải 400 tấn đã rời cảng Quảng Châu tới quần đảo Hoàng Sa nhằm “tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật tại khu vực Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền trên biển của Trung Quốc và các lợi ích thủy hải sản”, theo công bố của cơ quan Ngư chính tỉnh Quảng Đông.
2. Trung quốc tuyên bố triển khai tàu sân bay trên Biển Đông vào tháng 8.
Mặt khác, cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Mã Hiếu Thiên hôm 28.8 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cam kết “không chống Trung Quốc”, khẳng định “Việt Nam không có ý định “quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc”, đồng thời cam kết sẽ “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam, không để sự việc tái diễn”. Tức đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân bao gồm thanh niên, sinh viên, học sinh, trí thức, sĩ phu Bắc Hà thể hiện bằng biểu ngữ và tiếng hô suốt 11 cuộc biểu tình tại Hà Nội.
Trong khi đó, không một đại biểu Quốc hội nào tháp tùng với Giới Trẻ trong các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lấn. Bản Báo cáo chính phủ về vấn đề Biển Đông tại Quốc hội hôm 4.8 là một phiên họp kín. Ngày xưa Vua Trần triệu tập dân về Diên Hồng hội nghị tìm kế sách chống quân Nguyên xâm lược, thì nay nhà nước Cộng sản giấu nhẹm việc hưng vong đất nước không cho dân biết để cùng tính liệu như người xưa.
Trước hiểm họa mất nước vì ngoại xâm và nội ứng như thế, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại xin cất lời kêu gọi chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo, Chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, Đồng bào Phật tử và Đồng bào các giới hãy kết hợp tâm chí để :
1. Cảnh báo nhân dân Trung quốc về một chính sách xâm lược lỗi thời của Nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh đối với nhân dân một nước láng giềng ;
2. Báo động công luận thế giới về thảm trạng lấn đất lấn biển Việt Nam mà Trung Cộng đang thực hiện trên Biển Đông, trên Tây nguyên, trên rừng thượng du phía Bắc ;
3. Hậu thuẫn lời kêu gọi của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ thành lập “Liên minh chống Ngoại xâm” để đối phó với tình hình xâm lấn của Trung quốc (mà Ngài khai triển trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do hôm 7.6.2011) ;
4. Kêu gọi, bà con, bằng hữu trong nước tham gia các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược khi các cuộc biểu tình này được xuất phát ;
5. Vận động chính giới quốc tế áp lực nhà cầm quyền Hà Nội hủy bỏ Nghị định 38 (cấm tập họp biểu tình) và ban hành Sắc luật cho phép Tự do Biểu tình như tại các nước văn minh để nhân dân tham gia góp ý trong việc giữ nước, cũng như ban hành Sắc luật tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do lập hội.
Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại, kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội hãy vì truyền thống văn minh Việt Nam tức khắc chuyển chế độ độc tài một đảng thành chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng như Quốc sách tối hậu chống xâm lăng và phát triển đất nước.
Phật lịch 2555, Làm tại Westminster, ngày 5.9.2011
Phó Tăng Thống GHPGVNTN
Kiêm Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo
(ấn ký)Sa môn Thích Hộ Giác



Việt gian  Dương Tiềm (phía sau) tháp tùng Thích Đôn Hậu thăm Mông Cổ (1969)
Thích Đôn Hậu                       Nguyễn Hữu Thọ                             bà Tuần Chi  
Thích Đôn Hậu với chùa Một Cột, Hà nội

Cụ Nguyễn Thúc Tuân, cư ngụ tại 18/15 Lê Thánh Tôn, Huế Tel: 351-2061, nói về cụ Ðôn Hậu. (Ngày 17-3-2009, 9:30 sáng)
Cụ Nguyễn Thúc Tuân, theo lời cụ kể, năm nay 97 tuổi, sinh năm 1912, cùng năm với vua Bảo Ðại, tham gia Cách Mạng, vào đảng năm 1946. Cụ nói Cụ sát cánh bên cạnh Cụ Ðôn Hậu suốt 10 năm, từ năm 1968 cho đến năm 1978, theo mệnh lệnh cấp trên có bổn phận bảo vệ và kiểm soát Hòa Thượng Ðôn Hậu.
Tối mồng 4 Tết Mậu Thân, cụ Nguyễn Thúc Tuân kể: tôi cùng đi với bà Nguyễn Ðình Chi, cụ Nguyễn văn Ðóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm (3 người) lên chiến khu cách thành phố Huế độ 4km. Tối ấy ở lại 1 đêm, ngày sau lên chiến khu gặp Gs Lê Văn Hảo đã lên trước ngày 30 tháng Chạp, gặp Cụ Ðôn Hậu cũng đã lên trước vài ngày, từ Văn Xá đi lên độ 3 km đường chim bay. Chúng tôi giờ đây gồm 6 người: Bà Nguyễn đình Chi, Ô Nguyễn văn Ðóa, Ô Tôn thất dương Tiềm, Gs Lê văn Hảo, cụ Ðôn Hậu và tôi. Chúng tôi lên gặp ô Hoàng Phương Thảo, chủ tịch thành phố Huế. Ông này lo toàn bộ. Ở tại chiến khu Huế 15 ngày. Máy bay Mỹ từ Dương Xuân Hạ bắt đầu thả bom, pháo kích dữ dội. Một trái pháo kích nổ cách bà Chi độ chừng 10m, may mắn không ai bị thương. Chúng tôi đi sâu vào trong núi, sống trong hầm đá, ở lại 1 ngày sau bắt đầu ra Bắc theo đường mòn Hồ Chí Minh, có đoạn đi bộ, có đoạn đi xe jeep, đến Nghệ An. Từ Nghệ An ra Hà Nôi đi bằng xe. Cụ Ðôn Hậu và bà Chi đi trước, bốn chúng tôi theo sau. Ra đến Hà Nội được Ủy Ban Thống Nhất đón tiếp. Tôi và cụ Ðóa gặp lại cụ Ðôn Hậu và bà Chi.
Liên Minh các Lực Lượng Dân Chủ và Hòa Bình được hướng dẫn thăm Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái. Thỉnh thoảng Liên Minh được đi thăm các nước ngoài.
Khi thành lập Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên Huế, Gs Lê Văn Hảo được mời làm Chủ Tịch, ông Tôn Thất Dương Tiềm và tôi làm Ủy Viên. Lúc ấy chúng tôi ở chiến khu Huế. Số là lúc đầu Gs Hảo được mời ra Phong Ðiền hội họp. Khi đến Văn Xá lại nói đổi lộ trình đi thẳng lên chiến khu. Ði vào trưa ngày 30 Tết. Tối đó quân Cách Mạng báo cho giáo sư biết quân đội Cách Mạng tấn công thành phố Huế. Từ đó chúng tôi không trở lại Huế nữa mãi cho đến năm 1975.
Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời được thành lập một năm sau, khi chúng tôi ở tại Hà Nội. Trong Chính Phủ Cách Mạng, cụ Ðóa là chủ tịch, cụ Ðôn Hậu và bà Chi được sắp làm cố vấn. Tôi và Tôn Thất Dương Tiềm không được mời tham dư.
Từ năm 1970 chúng tôi đi Trung Quốc, Liên Xô, Ðông Ðức. Riêng tôi có đi Ai Cập. Bà Chi và cụ Ðôn Hậu có đi Mông Cổ. Cụ đi đến đâu dân chúng Mông Cổ quì lạy, xem như vị Phật sống.
Cụ Ðôn Hậu từ Trung Quốc trở về Huế cuối tháng 5, 1975. Huế đã thành lập Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng trước khi Cụ về đến Huế.
Sau khi chúng tôi về Huế, Gs Lê Văn Hảo được mời làm Trưởng Ban Bảo Tồn Bảo Tàng Viện, không được vào dạy trường Ðại Học. Gs Hảo rất buồn. Gs được cấp một cái nhà nhỏ trước Cao Ðẳng Y Học, đường Nguyễn Huệ. Tôi được làm Trưởng Ty Thể Dục Thể Thao. Tôn Thất Dương Tiềm làm Trưởng Phòng Giáo Dục Huế. Cụ Ðóa được cấp một căn nhà trong thành nội số 22 Lê Thánh Tôn, Huế. Nhà này hiện nay đã bán đi rồi. Người con gái của cụ ở Sài Gòn.
Tôi làm Trưởng Ty cho đến năm 1978, làm Ðại Biểu Quốc Hội khóa 6 được vài tháng, đi họp 1 lần rồi bị bắt năm 1978, bị gán tội làm gián điệp, ở tù 8 năm 16 ngày tại trại Bình Ðiền. Tôi làm đơn khiếu nại nhiều lần nhưng không được xét xử. Mới đây tôi cũng làm đơn xin cứu xét lại, nhưng không được hồi âm vì Trung Ương quá bận việc. Ðược xóa án nhưng không được trắng án. Xóa án xem như không có phạm tội.
Cụ Ðôn Hậu và bà Chi được chính phủ trọng nể. Phòng tôi ở gần phòng cụ Ðôn Hậu. Cụ có một người đệ tử tên là Kiến, chừng 30 tuổi, đi theo hầu. Cụ thật sự là một vị chân tu. Tôi chưa thấy một vị sư nào đạo hạnh như Cụ. Có một lần chúng tôi được đưa tới Hắc Hải (Black Sea) bên Liên Bang Soviet để nghỉ mát. Chúng tôi ở trên lầu. Một buổi sáng thức dậy Cụ mở cửa sổ hóng nắng, thấy phụ nữ mặc đồ tắm đi trên bãi biển. Cụ đóng sập cửa sổ lại và từ đó, trong thời gian nghỉ mát ở Liên Xô, cụ không bao giờ mở cửa sổ nhìn xuống bãi biển nữa. Suốt 10 năm sống gần cụ, không thấy cụ dùng rượu, bia hay thịt, cá, ngay cả nước mắm, dầu ở trên chiến khu thiếu thốn đủ mọi thứ.
Mỗi năm vào dịp Lễ Phật Ðản, cụ đọc bài tưởng niệm Ðản Sanh do ông Tôn Thất Dương Tiềm viết. Ông Tiềm có dùng một số từ ngữ mà cụ không đồng ý. Cụ nói thà chết chứ không làm việc trái đạo. Cụ Nguyễn Thúc Tuân nói không nhớ rõ từ ngữ gì.
Khi bà Chi và Cụ Ðôn Hậu qua đời, cụ Tuân nói cụ tránh không đến tham dự tang lễ. Gs Lê Văn Hảo sau khi nghe tin vợ đi lấy chồng khác, ông đã tái giá với một cô giáo người Hà Nội. Lễ tân hôn Gs mời nhiều người Huế tham dự nhưng không ai đến chỉ một mình cụ Tuân đến dự.
Vợ chồng cụ Tuân có 2 người con trai, 1 là liệt sĩ, 1 hiện nay ở Nha Trang và 4 người con gái, 1 người làm bác sĩ cùng chồng cũng làm bác sĩ đang cùng sống với cụ ở Huế, 1 là kỹ sư ở Pleiku, 1 là giáo viên ở Sài Gòn và 1 ở Úc. Mặc dầu 97 tuổi cụ vẫn dạy học, dạy tư, dạy Anh và Pháp văn cho 15 học sinh. Những người học suốt tuần đóng học phí mỗi tháng $150,000 (gần 10 đô la Mỹ)â, học 3 ngày đóng $70,000. Mỗi tháng kiếm được độ chừng $100US.
Theo tin tức chúng tôi thâu lượm được vào đêm mồng một Tết, một trung đội nhưng quân số chỉ vào khoảng 20 người của quân Bắc Việt, nhân danh Mặt Trận Giải Phóng, do Thiếu Úy Nguyễn Văn Khánh chỉ huy, đến chùa Linh Mụ mời Hòa Thượng Ðôn Hậu đi họp. Hòa Thượng không được khỏe. Hai người lính gánh Hòa Thượng lên núi qua ngả Hương Trà. Sau một ngày đường đến địa đạo Khê Trai, Thiếu Úy Khánh giao Hòa Thượng cho Thành Ủy Huế. Hai tháng sau Hòa Thượng cùng những vị khác như bà Tuần Chi, Gs Hảo được mời ra Bắc.
...........................
Sau khi nói chuyện xong với thầy Hải Bình tôi đến gặp cụ Nguyễn Thúc Tuân tại 18/15 Lê Thánh Tôn, Huế trong Thành Nội. Cụ đang dạy học nhưng vẫn vui vẻ tiếp. Tôi chỉ xin cụ nửa giờ. Tôi đưa bài Ba Lần Gặp Ðược Cụ Hồ có chữ ký của Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu đăng trong tập Bác Hồ Trong Lòng Dân Huế xuất bản năm 1990 và nói với cụ: Cụ suốt 10 năm sống gần Hòa Thượng Ðôn Hậu, cụ biết rõ phong thái, tác phong, ngôn từ... của Hòa Thượng. Cụ đọc bài này và cho tôi biết ý kiến của cụ. Bài dài 91/2 trang giấy. Cụ chăm chỉ đọc. Sau hơn nửa giờ cụ nói: Những dữ kiện đề cập trong bài không đầy đủ chi tiết. Thí dụ trong chuyến thăm viếng Bác lần thứ ba, Bác ôm quả dưa hấu đồng bào dọc sông Hồng trồng vừa đem tặng Bác và Bác nói muốn tặng cụ Ðôn Hậu, tặng phái đoàn để cùng san sẻ. Bà Chi tặng Bác không chỉ mứt gừng mà còn mứt cam quật do chính tay bà làm. Phái đoàn bất ngờ được dẫn đến thăm Bác. Cụ Ðôn Hậu là người rất bình tĩnh, ăn nói chững chạc, chừng mực, không đại ngôn, không dùng từ ngữ chính trị, tác phong đứng đắn của một nhà tu. Còn Bác Hồ luôn luôn thân tình. Giọng Bác ấm áp, lời nói giản dị, ít khi nói chính trị. Tác phong bình dị, dễ mến, dễ truyền cảm.
Về quí thầy và chùa Linh Mụ sau khi Hòa Thượng Ðôn Hậu ra Bắc. Dì Cân (Diệp Bích Thủy) kể ngày 10-4-2009, 8:30pm.
Dì Cân gọi Ôn Linh Mụ bằng bác ruột, hay về thăm chùa Linh Mụ sau khi Ôn lên chiến khu. Dì kể: Một hôm vào năm 1972-73 tôi về chùa gặp Thầy Sự (Thầy Trí Lưu, thân sinh của thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát), tôi thấy thầy mở đài BBC nghe tin tức xem Ôn có nói gì trên đài không. Thầy Sự thương Ôn, nhớ Ôn lắm, muốn nghe tin tức về Ôn. Lúc bấy giờ có Ô. Lê Văn Cư, pháp danh Tâm Cát, là một mật vụ, thường lui tới chùa nghe ngóng tin tức. Một hôm Thầy Sự cùng dì Cân nghe đài BBC bị ông Cư biết được. Sáng sớm ông đến chùa nói với Thầy Sự là Ôn Linh Mụ ở Bắc vừa vào, bị pháo kích, tay bị thương cần thuốc men và vải, yêu cầu thầy sự gửi thuốc, vàng (chứ không phải tiền) và một xấp vải nâu 20m. Thầy Sự cả tin, gửi thuốc trị giá $200,000, 2 cây vàng, một lon gigo muối mè, 1 lon gigo thuốc tễ, 1 xấp vải nâu 20m.
Sau năm 1975 Ôn về chùa. Thầy Sự hỏi thăm Ôn về vụ Ôn bị thương v.v... mới biết là ông Cư lường gạt, vì từ năm 1968 đến năm 1975 Ôn đâu có về Huế, làm gì có chuyện bị thương. Ba mẹ của ông Cư rất ân hận có đứa con lường gạt chùa. Ôn dạy đừng bận tâm, có khi vì thiếu thốn mà làm càng. Nên tha thứ dừng nói đi nói lại.
O Sỏ, mẹ của thầy Trí Tựu kêu Thầy Sự bằng chú. O Sỏ ở trong chùa giúp việc. Sau 1975 O Sỏ đến nhà ông Cư hỏi thăm sự việc để rõ thêm về sự lường gạt của ông Cư. Ôn nói O Sỏ đừng hỏi nữa, làm phiền lòng nhà người ta.
Ngày thứ năm ông Cư lên chùa Linh Mụ nói với Thầy Sự ông muốn gặp dì Cân để đưa mật khẩu đi lên Văn Xá gặp Ôn. Dì Cân nghe vậy tự cảnh giác. Làm sao ông Cư biết dì Cân nghe BBC với Thầy Sự? Ông Cư, theo lời Thầy Sự là đệ tử của Ôn Linh Mụ, rất thân chùa, có đường giây có thể giúp đỡ Thầy Sự và dì Cân gặp Ôn. Ông Cư muốn gặp dì Cân để đưa mật khẩu, hẹn 8 giờ sáng thứ Bảy gặp.
Dì Cân nói với Thầy Sự dì đồng ý sáng thứ 7 lúc 8 giờ gặp ông Cư tại trường Văn Xá. Dì Cân còn thưa với Thầy Sự là khi ông Cư lên chùa, thầy nên gọi O Sỏ bưng nước lên để nhận định về ông Cư. O Sỏ cho biết ông Cư không thể tin cậy được. Sáng thứ 6 dì Cân đi qua cửa Thượng Tứ thấy ông Cư, đáng lẽ phải đi dạy học (theo lời ông nói là làm nghề thầy giáo), lại thấy đi nghênh ngang giữa đường, ăn mặc chỉnh tề, quần xanh áo chemise trắng, đeo kính đen. Trưa thứ 6 dì Cân thưa vói Thầy Sự nếu ông Cư có liên lạc cho ông ấy biết dì đã đi vào Nha Trang có việc gấp nên không gặp được. Ông Cư cung cấp cho Thày Sự giấy biên nhận thuốc, đồ ăn, vải và vàng.
Dì Cân kể tiếp vào khoảng năm 1978-79, một hôm Bác sĩ Bách, người có bổn phận săn sóc sức khỏe cho Ôn, đến thăm Ôn. Ôn cho chế trà Ô Long do anh Trần Tường Châu gửi cúng. Ôn mời bác sĩ uống trà. Bác sĩ cầm tay Ôn hôn, vừa tỏ vẻ cung kính, vừa tỏ vẻ thân tình, mến chuộng. Bác sĩ nói Bác sĩ thực sự mến Ôn, trọng Ôn lắm.
Năm 1988 sau hai tháng á khẩu, nhờ dì Cân đấm bóp mà Ôn lành lại. Số là sau khi dì Cân nằm mộng thấy 2 bác sĩ, một người đứng trước, một người đứng sau nói với dì Cân dì bị gió cần phải massage. Dì xem giấc mộng ấy như lời nhắn nhủ nên đã liên tục làm massage cho Ôn, nhờ vậy Ôn bình phục lại, nói được và sống thêm được 4 năm nữa cho đến khi Ôn viên tịch năm 1992.
(Trích: NHƯ ÁNG MÂY BAY: Cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU - Đệ tử Tâm Đức phụng sọan)
Quyển 5 Chương 13
NHƯ ÁNG MÂY BAY
Cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng
THÍCH ĐÔN HẬU
Đệ tử Tâm Đức phụng sọan
Thất chúng môn đồ ấn hành 2010 USA
Chú thích của BBT:
Tác giả tên thật là: Trần Quang Thuận
Sinh ngày 02 tháng 7 năm 1930 tại Huế.
Đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu.
Du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Anh.
Cựu Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Cựu Nghị sĩ Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa.

No comments: