Monday, September 26, 2011

Võ Văn Ái qua Tàu ca tụng Bắc Kinh từ năm 1988

 Võ Văn Ái qua Tàu ca tụng Bắc Kinh từ lúc nào? 


Đặng Phúc 
Võ Văn Ái tự khoe là được mời đi Tàu Bắc Kinh từ năm 1982. Đến năm 1988, khi Bắc Kinh bị lúng túng  thế giới phương Tây đả kích, thì Võ văn Ái đi thăm Tàu để viết ca tụng Tàu. Viết bài ca tụng Tàu, đăng lên báo Quê Mẹ chưa đủ, Võ Văn Ái còn phải nhờ bà Lê Thị Huệ phỏng vấn để xác định lập trường của Võ Văn Ái là không chống Tàu, chỉ chống bọn VGCS theo quan thầy Nga phản bội Tàu.  Đừng những gì VP2 Viện Hoá Đạo hay GHPGVNTN-AQ nói vì bọn chúng là những tên Việt Gian nấp trong áo cà sa để bán nước. Thích Đôn Hậu theo Tàu, đi chầu Chu Ân Lai từ năm 1968,  ở bên Tàu. Đến tháng 6 năm 1975 theo chỉ thị Tàu về nước làm lễ chúc mừng VG Hồ Chí Minh. Còn Thích Hộ Giác tiếp tay với MTGPMN, và CS Bắc Việt xâm lược để chống VNCH, phá hoại Miền Nam VN từ thập niên 60's. Thích Hộ Giác nổi tiếng là chơi gái, giờ thêm bằng chứng cướp tiền 200,000 quan Thụy sĩ của phật tử hơn 15 năm chưa trả.  Chiêu bài Võ Văn Ái và Hộ Giác đấu tranh cứu  Hoàng Sa Trường Sa là muốn nhảy vào tranh công với  bọn đấu tranh cuội trong nước đang "kíu đảng" khỏi búa rìu dư luận "Chúng bán nước, sát nhập tỉnh lỵ của Tàu năm 2020"


tên  VG Võ Văn Ái làm việt gian tại Âu châu nhiều năm (1955- 2011 và tiếp nữa...) , được bọn Âu châu ghi công tặng giải "làm Việt Gian" ,  như VG Lê Đức Thọ được tặng giải ( gia nô) Nô Heo Hoà Bình.

Võ Văn Ái
Sinh năm 1935 tại Thừa Thiên - Huế, Võ Văn Ái (còn có những bút hiệu khác là Nguyễn Thái, Thi Vũ, Trần Phổ Minh,..).  Võ Văn Ái được Pháp cấp học bổng sang Đức du học từ năm 1955 đến 1958. Võ Văn Ái đến Âu châu với công tác tham gia với bọn CS Âu châu, bọn giả danh phản chiến làm lợi cho chủ nghĩa phát xít giả tư bản, giả dân chủ biểu tình trương biểu ngữ " hoan hô HCM", "đả đảo VNCH" , " đả đảo Thiệu Kỳ"..v..v. Cái thói khom lưng làm tay sai của Võ văn Ái vào ngày lễ Phật Dản 2555, tức là năm 2011 Ái dẫn đến chùa Điều Ngự, Trung tâm thủ đô người Việt tị nạn VGCS để bọn cố đế phát xít Ý chống VNCH khoe thành tích biểu tình ủng hộ HCM, chống VNCH. Tại chùa Điều Ngự, chúng hoan hô, ca tụng thành tích của Võ Văn Ái theo giặc Âu châu chống VNCH, đi diễn hành từ Rome đến Paris... . Hàng ngàn người phật tử tham dự ngày Lễ Phật Đản  trong đó hầu hết là những người Việt Tị nạn VGCS, là nạn nhân của VGCS, không biết là họp mặt làm lễ tưởng nhớ Phật đản sanh, hay nhớ công cán của Võ Văn Ái, và bọn Phát xít Âu châu chống VNCH?!?!?! , Tượng Phật Đản Sanh thì nhỏ, hình Thích Quảng Độ chống VNCH thì to đùng. Ngày lễ Phật Đản của GHPGVNTN-AQ  luôn luôn là ngày bọn chúng tán dương thành công cùa chúng có công với VG HCM, hay 3 lần có công "cách mạng" giúp bọn CS Nga, Tàu thôn tín VN... Xin phật tử đến chùa sáng suốt phân biệt Lễ Phật Đản , ngày Đức Phật Thích Ca ra đời để cứu chúng sanh không thể nhập nhằng với ngày GHPGVNT-AQ ra đời để phá họai đất nước.
Đặng Phúc.
Tại sao Võ Văn Ái được mời đi Tàu năm 1988?
Tại sao có phong trào tuổi trẻ đến chùa học Võ Thiếu Lâm của Tàu?? 
Xin hẹn bài sau. 





Võ Văn Ái và Penelope Faulkner


bọn  Nghị sĩ Ý chống VNCH thập niên 60s và thành tích VG Võ Văn Ái Cùng bọn phản chiến Âu Châu chống VNCH.

Mới đây lại đưa nguồn tin ông Ái đi Tàu, chuyện ông Ái đi Tàu là chuyên có thực, ông đã đi vào năm 1988, và khi về lại Paris ông đã viết bài về chuyến đi của ông được đăng trên  “Tạp chí Quê Mẹ”vào năm 1988. Chuyện đâu có gì bí mật, ông minh bạch hóa chuyến đi, vào năm 2009, bà Lê Thị Huệ của Mạng Gio-O.com đã phỏng vấn ông, và một lần nữa ông đã kể lại câu chuyện, tôi xin copy câu trả lời của ông Võ Văn Ái trích từ cuốn sách “ NGƯỜI TRÍ THỨC HÀNH ĐỘNG và DẪN ĐƯỜNG” Thi Vũ Võ Văn Ái trả lời 56 câu phỏng vấn của Mạnh Gió-O.com, trang 46 – 54.
Kính chuyễn,
Nguyễn Đức.
-Võ Văn Ái trả lòi cho bà Lê Thị Huệ
Năm 1988 tôi được Bắc Kinh mời tham quan Trung quốc hai tuần lễ. Thực ra thì họ mời tôi từ năm 1982, nhưng vì băn khoăn, do dự nên không đáp nhận. Mãi tới 1988 sau khi tham khảo một số nhân sĩ trong nước, ngoài nước và được sự đồng tình tôi mới nhận lời đi. Thời điểm ấy “tình môi hở răng lạnh” Trung Việt suy sụp xiểng liểng thành tranh chấp như sừng với đuôi. Hà Nội chửi bới chủ nghĩa bành trướng Đại Hán qua hằng loạt sách tố cáo chuyện cổ kim, hệt như ngày nay họ đang chửi rủa thế “lực phản động” người Việt nước ngoài, mà tôi là một tên “đầu sỏ”. Còn phía Trung quốc thì tiếp cận giới chống Cộng tại ba nước Đông Dương cũ theo chủ trương “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Thời gian thăm viếng có tính cách tuyên truyền phô trương một Trung quốc đang trên đà cải tiến.
Qua Trung quốc tôi lấy làm lạ đi đến đâu, gặp ai, họ đều mời xem bữa ăn của gia đình, chỉ vào nồi cơm và mấy đĩa thịt cá. Ở Nam Ninh, mấy giáo sư dẫn tôi qua cầu chỉ xuống dòng nước nói rằng thời Cách mạng văn hóa nhiều giáo sư, sinh viên đã bị vứt xuống đây. Họ cũng bảo thưở ấy đói lắm, chỉ ăn cháo qua ngày, họa hoằn một hai lần trong tháng mới ăn cơm. Không thịt. Rồi than rằng “thế mà thời ấy Trung quốc viện trợ gạo cho Việt Nam đánh giặc đấy. Ai ngờ ngày nay…”.
Thăm thành phố Nam Ninh dựng từ thời Bắc Tống tôi động lòng nhớ các dãy phố Hà Nội và nghĩ rằng Lý Thường Kiệt đã đến đây viết văn “lộ bố” ở Châu Khâm, Châu Ung. Tôi xin đi thăm mộ cụ Nguyễn Thiện Thuật, một trong hai mươi chủ tướng phong trào Cần Vương thuộc cánh quân Bãi Sậy. Việc khó khăn, vì tài liệu của sử gia Trần Huy Liệu viết sai địa điểm ở phía Tây. Tốn công mới tìm ra mộ nằm ở phía Đông bắc thành phố nhờ một giáo sư ở Viện Dân tộc học Quảng Tây. Lạ thật, Nam Ninh là hậu cứ của ông Hồ và cán bộ cao cấp Hà Nội nườm nượp sang bồi dưỡng. Thế mà chả ai ngó ngàng ngôi mộ vị anh hùng. Kiếm chẳng đâu ra một thẻ hương, tôi phủ phục trên đất lạy cụ ba lạy trước sự ngạc nhiên của các cán bộ hướng dẫn. Về Paris viết trên tạp chí Quê Mẹ tôi ngậm ngùi tả cảnh tiêu điều của ngôi mộ trên sườn đồi nằm chung với mươi ngôi mả đẹt. May còn bia đá khắc dòng chữ “Việt Nam Cách mạng cố Tướng quân Nguyễn Công Thiện Thuật chi mộ”. Rồi nêu câu hỏi các nhà lãnh đạo Hà Nội làm cách mạng cho ai ? Vài tháng sau tôi nghe tin ông Hoàng Văn Hoan viết thư xin Trung quốc xây lại mộ cho cụ.
Nhờ chuyến đi tôi có dịp tọa đàm với giới nghiên cứu, giáo sư ở Viện nghiên cứu Đông Dương đại học Nam Ninh, đại học Quảng Châu và đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Tôi có phần ngạc nhiên khi thấy tạp chí Quê Mẹ tại các thư viện Đại học nằm bên cạnh sách báo của Hà Nội. Qua các cuộc trao đổi với một số giáo sư, sinh viên, tôi cảm nhận không khí bùng nổ tất yếu khó tránh khỏi, mà chúng ta chứng kiến sự biến Thiên An Môn vào tháng sáu 1989. Chuyến đi này cho tôi thấy sự động não của giới trí thức Tàu như một đối lực trước chủ trương co kín của đảng Cộng sản, mà sau này theo dõi tôi phát hiện bước tiến theo như trình bày lúc nãy. Những đặc khu kinh tế mà tôi chứng kiến hay thăm dò trong chuyến đi cho thấy tính thực dụng của người Tàu trong việc tiếp cận nền kinh tế thị trường. Khác với kiểu kinh tế nhập nhằng “định hướng XHCN” của Hà Nội. [Võ Văn Ái khen kinh tế cướp giật của Tàu "thực dụng hơn VGCS]
Kể từ năm 2007 ta thấy rõ Trung quốc đang xuất cảng mô thức Đặc khu kinh tế sang Phi châu. Họ đã hay đang thực hiện tại Zambia,Mauritania và Tanzania. Một số nước Nam Mỹ cũng đang học đòi mô thức phát triển Trung quốc. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì đang có 3000 dự án Trung quốc phát triển tại 120 quốc gia. Chưa ai quên giai thoại Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) thương thuyết nhiều năm với chính quyền Angola về một hiệp ước chống tham nhũng thì mới chịu cho vay lãi nhẹ. Thế nhưng vài giờ trước khi ký kết (năm 2004) Angola tuyên bố chẳng cần tiền của Qũy Tiền tệ Quốc tế nữa, vì Trung quốc vừa cho vay 2 tỉ Mỹ kim với chế độ ưu đãi.
Tư tưởng quyền lực nhuyễn hay quyền lực nhu (soft power) thường được dịch quyền lực mềm là phát kiến của nhà khoa học chính trị Mỹ Joseph Nye năm 1990, đang được Bắc kinh áp dụng triệt để hơn tại các nước Âu Mỹ.
Thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng  cần cảnh giác cao độ trước chiến lược quyền lực nhuyễn / quyền lực nhu của Trung quốc. Đây là hình thức xâm lăng kiểu mới dựa trên sự phát triển văn hóa Tàu, trao đổi hàng hóa, kinh tế, và cuộc di dân khổng lồ thông qua sự khai thác hầm mỏ, khai phá nông trường, đập nước, xây dựng phố xá thương mại. Cuộc di dân tiêu biểu thành hiểm họa đáng cho ta thức tỉnh là cuộc di dân người Hán vào Tây Tạng. Gần đây cuộc di dân hàng chục nghìn công nhân vào khai thác Bauxit Tây nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng ngãi, Cà Mau… Riêng tại Phi châu thì công nghệ Trung quốc giúp tăng gia sản xuất đã nhập cảnh nửa triệu công nhân Trung quốc và khoảng ba trăm nghìn tại Nam Mỹ.
Không còn là chuyện Mã Viện, Thoát Hoan, Liễu Thăng, Tôn Sĩ Nghị… dùng quân sự của quyền lực cương / quyền lực cứng xâm lược nước ta hay thế giới đâu. Mà là quyền lực nhu (soft power) thông qua văn hóa và những cuộc di dân thợ thuyền khổng lồ. Lại còn sự kiện giới trí thức Tàu kể cả những người bảo thủ trong đảng Cộng sản đang quy mô nghiên cứu lại tư tưởng cổ đại Trung quốc.
Khắp nơi, Trung quốc đang rao hàng “chính sách hòa bình” của họ, và đã thiết lập Tổ chức “Hợp tác Thượng Hải” nhằm đánh bật Hoa Kỳ ra khỏi các cộng đồng Châu Á. Ảnh hưởng Trung quốc ngay tại LHQ không phải nhỏ, mà chúng ta thấy rõ sau cuộc chiến Iraq, qua việc xúi giục các nước Phi châu cản ngăn Nhật bản vào ngồi ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An, hay đẩy các quốc gia Hồi giáo làm suy yếu và biến tướng vai trò nhân quyền thực hữu của Hội đồng Nhân quyền LHQ thay thế Ủy hội Nhân quyền LHQ trước kia. Tất cả đó nhằm suy yếu ảnh hưởng Hoa Kỳ tại diễn đàn quốc tế này. Tại Đại hội đồng LHQ phiếu bầu cho Hoa Kỳ tụt từ 50,6% năm 1995 xuống 23,6% năm 2006. Về nhân quyền tại LHQ, Trung quốc tăng vọt từ 43% lên 82%, trong khi Hoa Kỳ từ 53% tụt xuống 22% !
Hẳn nhiên chế độ độc tôn độc đảng tại Trung quốc chóng chầy sẽ sụp đổ. Nhưng hiện tại Bắc Kinh vận dụng tất cả mọi phương tiện tinh vi cổ kim để kéo dài mạng sống và chận đứng sự nổi loạn của quần chúng.
Đem chủ nghĩa Duy vật vô thần và phi tôn giáo xích hóa nước Tàu từ năm 1949, nhưng nay tiên kiến bước đi của lịch sử cùng tiềm năng châu Á, nên ngày 16.4.2006 Bắc kinh tổ chức “Đại hội Phật giáo Thế giới” mời 36 nước đến tham dự.
Từ thập niên 90, Trung quốc đã có trào lưu phục hồi Nho giáo do giới học giả nghiên cứu Quốc học đề xướng. Rút bài học Cộng sản quốc tế sụp đổ thập niên 90, mẫu quốc Liên xô tan vỡ, khoảng trống ý thức hằn sâu tại các quốc gia theo Cộng gây thành cuộc khủng hoảng ý thức hệ không tiền khoáng hậu. Một số học giới Trung quốc nhận định không thể phủ nhận nội dung chính của hiện đại hóa và toàn cầu hóa đang do văn minh phương Tây lãnh đạo. Với tâm thức nước lớn, Trung quốc tự biết ý thức hệ Mác – Lê – Mao lỗi thời. Họ quay về cầu cứu Quốc học, đem ông Khổng Tử ra chào hàng. Hiện đang có trào lưu đòi đem Tứ thư, Ngũ kinh vào dạy ở các bậc tiểu học và trung học tại Hoa lục. Đối ngoại thì Bắc Kinh đã bỏ hàng tỉ bạc mở trên 200 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới dạy chữ Hán và văn hóa cổ Trung quốc cho người nước ngoài. Riêng tại Hoa Kỳ đã có 40 Học viện Khổng tử.
Minh thị cho trào lưu này là hiện tượng Vu Đan xẩy ra hồi tháng 10.2006. Bà Vu Đan, 41 tuổi, giáo sư Triết tại Đại học Sư phạm Bắc kinh lên Đài Truyền hình Trung ương thuyết giảng 7 buổi về đề tài “Thu hoạch đọc sách Luận Ngữ” thu hút hàng triệu người nghe nhìn. Sau in thành sách đợt đầu bán một triệu cuốn, vài tháng sau tái bản bán 3 triệu cuốn. Một kỷ lục trong ngành xuất bản sách, lại là cổ thư bị Mao đốt bỏ mấy mươi năm trước.
Trong khi ấy phục hồi quốc học ở Việt Nam là gì ? – Đưa một tay hành động như ông Hồ Chí Minh lên thành nhà “tư tưởng” (sic), cho ra vài cuốn viết về Khổng học sơ sài, không phát kiến. Còn Phật giáo là nền tảng từ cổ đại, trung đại đến hiện đại trên mặt tư tưởng và hành động thì bị đàn áp không nương tay. Ngoại trừ thứ Phật giáo công cụ do đảng nặn ra làm bình phong. Còn lại chỉ thấy toàn những nghìn luợt lễ hội đánh trống khua chuông, ăn mặt áo mão cải lương, hát bộ, nói là của thời “Hùng vương”, “Nguyễn Huệ” cốt thu hút khách du lịch làm tiền ! Đua đòi cái mã lòe loẹt bên ngoài nhưng nội dung và thực chất vắng bóng. Mới đây, tôi đọc trên Gió O bài trả lời của nhà văn Cộng sản Nguyên Ngọc công tâm nói về văn hóa Việt. Tôi xin trích vài lời của ông Nguyên Ngọc :
“Nỗi lo lớn bây giờ là dù kinh tế có đang khá lên, nhưng văn hóa đã không khá theo, thậm chí còn sa sút. Đang có hiện tượng cả xã hội lao đi làm kinh tế, nhưng kể cả trong tầng lớp "khá giả" nhất của xã hội cũng rất ít người quan tâm đến văn hóa, quan tâm tới cách ứng xử có văn hóa. Văn hóa trọc phú đang tràn ngập trong xã hội. (…) Đặc trưng của chùa miền Bắc là sự thâm u, trầm tư, yên tĩnh. Kể cả những ngôi chùa nằm giữa phố, bước vào chùa là một không gian khác hẳn, khiến con người ta lắng lại. Nhưng giờ thì đâu đâu cũng thi đua trùng tu, mở rộng chùa. (…) Hình thái kiến trúc đã "hỏng", cách ứng xử trong các không gian tôn nghiêm ấy cũng có quá nhiều chuyện đáng buồn. Đã có lần tôi cùng nhạc sĩ Dương Thụ đến chùa Tháp Bút, thấy tình trạng "hát kinh" có nhạc đệm, giống như trong nhà thờ. Cách tụng kinh Phật chậm rãi, nhấn nhá ê, a không có chút gì giống với nhạc đệm nhà thờ ở phương Tây cả. Tết năm ngoái tôi lên chùa Phật Tích, đi từ ngoài vào tới sân trong toàn thấy mùi... mực nướng !”.
Trường hợp Đại Hàn cũng như Nhật Bản là hai quốc gia dân chủ. Chúng ta có thể thẩm kết mà không sợ sai lạc, là các quốc gia theo thể chế dân chủ, tự do mới có hoàn cảnh phát triển. Những nước độc tài toàn trị, quân phiệt, phát xít, thì thiểu số lãnh đạo trở thành triệu phú bên cạnh khối đại đa dân chúng ngày càng bần hàn, thất học. Ví dụ quá rõ khi ta so sánh một dân tộc Triều Tiên, mà Nam Hàn dân chủ phát triển mù trời, Bắc Hàn theo Cộng sản dân chúng đói meo.
Người Việt phục vụ giỏi khi đứng lẻ, khi gánh vác việc người khác. Các công sở Âu Mỹ thường khen sự chăm chỉ, giỏi dang, cần cù của người Việt. Nhưng giữa chúng ta với nhau thì lại khắc khẩu, khắc ý, đưa tới xỉ vả nhau kinh niên. Những ai còn lưu tâm đến sinh mệnh con cháu Vua Hùng, cần tập làm việc chung giữa hai người, ba người, rồi bốn người lên tới cộng đồng…
Sử gia nổi danh Arnold Toynbee, người Anh, tiên liệu thiên niên kỷ thứ ba sẽ là thiên kỷ của Á châu hay Phi châu. Âu châu đang đi xuống vì tranh chấp nội bộ, mất viễn tượng thế giới sau giai kỳ đế quốc xâm lược tàn tạ. Nhìn vào hiện cảnh phát triển của Nhật bản, Trung quốc và Ấn Độ, chúng ta có cơ sở để tin rằng Á châu sẽ là điểm phát xuất cho thời kỳ lịch sử mới.
Bởi vậy muốn thoát khỏi vị trí địa chính bất lợi như Việt Nam từ hai nghìn năm qua, người Việt cần chuẩn bị nhanh và khôn kế hoạch phát triển chiến lược Châu Á cho một trăm năm tới trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, nhân văn, kinh tế, khoa học. Đó là nói trên phạm vi tại thế. Vấn đề trọng thiết hơn : một chân đạp đầu núi, một chân đạp hải triều, chúng ta hiện thế ra sao trước cuộc sụp đổ của hai nền triết lý Tây phương từ Platon đến Mác-Lênin ?  Người Việt phải gặp nhau trên đỉnh đầu nhân loại !
Chị hỏi Việt Nam nên rút bài học nào để phát triển ?
Câu trả lời dứt khoát là vứt hệ thống nhà nước và ý thức hệ Cộng sản vào hố rác, như thế giới đã vứt chủ nghĩa Cộng sản vào hố rác lịch sử đầu thập niên 90. Trời đã cho Lénine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh 73 năm thí nghiệm Cộng sản như một giải pháp phát triển dân sinh (1917 – 1990). Nhưng 73 năm ấy các ông chỉ làm hai động tác vô sản hóa dân nghèo và thảm sát giới trí thức. Thế thì đeo đuổi làm chi sự hủ bại lão suy ?”
Võ Văn Ái.
 

No comments: