Monday, September 26, 2011

Chùa An Long, Nguyễn Đình Liệu và Thích Minh Tuấn chống VNCH

LỊCH SỬ Phật tử GHPGVNTN chống VNCH , chống Mỹ, treo cờ MTGPMN) ĐÌNH NẠI HIÊN-CHÙA AN LONG- 

Email In PDF.
 Đây là văn kiện lịch sử của GHPGVNTN -AQ  làm việt gian, phá nước, tiếp tay với bọn CS Miền Bắc Xâm Lược chống VNCH, đuổi Mỹ.  Bọn Việt gian ẩn nấp trong Phật Giáo hải ngoại lúc nào cũng to mồm khoe "mái chùa che chở hồn dân tộc" và đây là bằng chứng tội Việt gian của chúng được vạch trần.

-Nguyễn Đình Liệu đã cho giương cao cờ của Mặt trận Giải Phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam tại vườn hoa Diên Hồng và vườn hoa phía trước Cổ Viện Chàm. Đây là lần đầu tiên cờ của Mặt trận Giải phóng công khai xuất hiện tại Đà Nẵng.
-Tháng 3.1966, Nguyễn Đình Liệu và Thượng tọa Thích Minh Tuấn cho thành lập “Lực lượng thanh niên phật tử cứu quốc”.
Ngày 22.8.1964, từ chùa An Long và chùa Tỉnh hội, ông Nguyễn Đình Liệu, Phan Chánh Dinh, Thượng tọa Thích Minh Tuấn, Thích Minh Chiếu … dẫn đầu đoàn biểu tình đi đến sân vận động Chi Lăng dự mít-ting hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Mỹ-Khánh”. 
-Trong tháng tư, ông Nguyễn Đình Liệu chỉ đạo cho các thanh niên phật tử Nại Hiên và học sinh trường Bồ đề thực hiện chiến dịch “đốt xe Mỹ”, đã có một vụ đốt xe như vậy xảy ra ở đầu đường Bạch Đằng, trước Cổ viện Chàm: một chiếc xe Jeep nhà binh trên xe có hai sĩ quan, một Mỹ và một Nam Hàn vừa chạy trờ đến, thì các thanh niên phật tử từ chùa An Long xông ra chặn đường và lôi hai sĩ quan này xuống đất, hai sĩ quan này hốt hoảng kêu cứu thì bị đánh, cùng lúc các thanh niên phật tử khác tưới xăng vào xe và châm lửa đốt. Hai sĩ quan này may mắn chạy vào khách sạn Moderne gần đấy nên thoát chết.
 -ngày 1.7.1967, VG Lê Duẫn viết thư ban khen bọn GHPGVNTN-AQ  trong bức thư gửi Thành ủy Sài gòn - Gia định đề ngày 1.7.1967, ông Lê Duẩn, bí thư thứ nhất BCHTW Đảng, đã viết: ( VG lê Duẫn khen bọn GHPGVNTN-AQ  có công làm VG tiếp tay cho CS Miền Bắc xâm lược)
  “Cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng chống Thiệu – Kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1966, tuy không đem lại thắng lợi, nhưng đã cho ta một bài học bổ ích về lợi dụng mậu thuẫn nội bộ địch. Lúc đầu cuộc nổi dậy đó là không phải do ta chủ động mà nhân cơ hội nội bộ địch chống đối lẫn nhau, ta đã biết tập hợp, phát động quần chúng đứng lên làm chủ thành phố. Mặc dù cơ sở Đảng mỏng và lực lượng cách mạng trong thành phố không nhiều, các đồng chí ở Đà Nẵng đã làm được việc đó. Nhưng thiếu sót ở đây là các đồng chí ở Đà Nẵng chưa tranh thủ được thuận lợi để phát triển thực lực cách mạng … Bài học về cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng rất phong phú”.
-----------------------


(Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu thân 1968)


Kỳ 9: Chùa An Long trong cao trào đấu tranh Phật giáo (chống VNCH) tại Đà Nẵng
Lễ Phật đản năm 1963, chính quyền Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật giáo tại Huế. Đông đảo tăng ni, phật tử kéo đến đài phát thanh Huế để phản đối. Thiếu tá Đặng Sĩ, tỉnh phó nội an Thừa Thiên - Huế, đã huy động cảnh sát, xe thiết giáp đến đàn áp cuộc đấu tranh, bắn giết đồng bào phật tử. Trước tội ác của địch, phong trào đấu tranh Phật giáo nổ ra khắp miền Nam. Đồng bào phật tử ở Đà Nẵng cũng xuống đường phối hợp đấu tranh.

Nhận chỉ thị của Thành ủy chủ trương vận động nhân dân đấu tranh dưới hình thức “ngọn cờ Phật giáo, ngòi pháo học sinh”, ông Nguyễn Đình Liệu lãnh đạo đông đảo tăng ni, phật tử, thanh niên trong khuôn hội Nại Hiên Tây tổ chức cầu siêu trong mùa Pháp nạn, thuyết pháp, biểu tình, hô vang khẩu hiệu “đả đảo chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ! ”. (Chống VNCH)
Từ chùa An Long, ông đã dẫn đoàn biểu tình tiến về chùa Tỉnh hội Đà Nẵng (nay là chùa Pháp Lâm, số 500 đường Ông Ích Khiêm) đồng thời làm công tác binh vận, lôi kéo các binh lính theo đạo Phật đứng về với nhân dân. Cảnh sát, An ninh quân đội vùng 1 chiến thuật đi đàn áp đoàn biểu tình đã bị thanh niên phật tử chống trả quyết liệt.
Ngày 3 tháng 11 năm 1963, dưới sự hậu thuẫn của ông trùm đảo chính Logde, một nhóm tướng tá Nam Việt Nam tự xưng là Hội đồng quân nhân Cách mạng do Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn … cầm đầu đã tiến hành đảo chính, và sau đó giết chết anh em Diệm-Nhu. Nhiều thanh niên phật tử trong khuôn hội Nại Hiên Tây tham gia phong trào diệt “dư đảng Cần lao”, truy quét ác ôn ở địa phương.
Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, ngày 30 tháng 1 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ và "nhóm các tướng trẻ", tướng Nguyễn Khánh đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Nguyễn Khánh tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 28 tháng 2 năm 1964, Nguyễn Khánh phế truất chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ta ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông ta là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền của ông ta lên đến mức tột đỉnh. Tuy nhiên, tướng Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của quần chúng nhân dân. Các cuộc biểu tình chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ông Nguyễn Đình Liệu lại tham gia lãnh đạo phong trào phật tử phối hợp với lực lượng học sinh sinh viên đấu tranh chống độc tài, đòi xé bỏ “Hiến chương Vũng Tàu”. Để bảo vệ cho các cuộc biểu tình, ông Nguyễn Đình Liệu và Thượng tọa Thích Minh Tuấn cho thành lập “Lực lượng thanh niên phật tử cứu quốc”.
Ngày 22.8.1964, từ chùa An Long và chùa Tỉnh hội, ông Nguyễn Đình Liệu, Phan Chánh Dinh, Thượng tọa Thích Minh Tuấn, Thích Minh Chiếu … dẫn đầu đoàn biểu tình đi đến sân vận động Chi Lăng dự mít-ting hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Mỹ-Khánh”. 
Sau đó đoàn biểu tình kéo xuống Tòa Thị Chính Đà Nẵng. Khi đến trước Tòa Thị Chính ở đường Bạch Đằng, Lực lượng thanh niên phật tử cứu quốc đã dùng loa phóng thanh kêu gọi Hải quân Đại tá Lê Quang Mỹ, Thị trưởng Đà Nẵng, phải ra trình diện và phải bàn giao chức Thị trưởng Đà Nẵng cho nhân dân. Đại tá Lê Quang Mỹ hốt hoảng trốn ra cửa sau, rồi chạy đến Bộ tư lệnh Hải quân vùng 1 Duyên hải ở Tiên Sa để tị nạn. Nhân dân đã làm chủ Tòa Thị Chính trong vòng 9 ngày (22.8  2.9.1964). Trong những ngày sôi động đó, ông Nguyễn Đình Liệu đã cho giương cao cờ của Mặt trận Giải Phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam tại vườn hoa Diên Hồng và vườn hoa phía trước Cổ Viện Chàm. Đây là lần đầu tiên cờ của Mặt trận Giải phóng công khai xuất hiện tại Đà Nẵng và đây cũng là một thắng lợi chính trị to lớn của nhân dân Đà Nẵng nói chung và nhân dân Nại Hiên nói riêng.
Tình hình miền Nam dưới sự quản lý của tướng Khánh ngày càng loạn lạc, giai đoạn tướng Khánh nắm quyền là giai đoạn nổ ra nhiều cuộc đảo chính nhất, uy tín của tướng Khánh càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất lòng dân. Nhóm các tướng trẻ, do đó, thống nhất truất phế tướng Khánh. Hai tướng trẻ Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chính quyền.
Tháng 3.1966, trong cao trào đấu tranh phật giáo tại Đà Nẵng chống Thiệu – Kỳ, “lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng vùng 1 chiến thuật” được thành lập, Đặc khu uỷ đã đưa 5 cán bộ, trong đó có ông Nguyễn Đình Liệu, tham gia vào Ban lãnh đạo các tổ chức đấu tranh. Ông Nguyễn Đình Liệu được cử phụ trách “lực lượng phật tử tranh thủ cách mạng”. Các tướng tá ở vùng 1 như Trung tướng Nguyễn Chánh Thi - Tư lệnh vùng 1, Đại tá Nguyễn Văn Mô - Tham mưu trưởng vùng 1, Đại tá Đàm Quang Yêu - Tư lệnh Biệt khu Quảng Đà ... đều ủng hộ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Ngày 25.3.1966, nhân dân đã thực sự làm chủ được thành phố Đà Nẵng.
Trước cao trào đấu tranh cách mạng của nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thiệu – Kỳ quyết định đem quân từ Sài Gòn ra đàn áp. Ban đầu, Thiệu – Kỳ định sử dụng quân Nhảy dù, nhưng khốn nỗi, tướng Nguyễn Chánh Thi từng là “quan thầy” của tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh Nhảy dù, mà tuớng Đống lại không muốn mang tiếng “phản thầy” nên không chịu đưa quân đi. Các tướng tá Sài gòn phần lớn cũng ngán tướng Nguyễn Chánh Thi nên chẳng ai muốn đi. Cuối cùng, Nguyễn Cao Kỳ nhờ đến một người bạn thân thiết của mình là Trung tá Nguyễn Thành Yên, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn A Thủy quân lục chiến, cầm quân ra Đà Nẵng để đàn áp phong trào phật giáo.
Đổ quân xuống phi trường Đà Nẵng, Trung tá Yên được Thiệu – Kỳ bổ kiêm nhiệm chức Quân trấn trưởng Đà Nẵng để danh chính ngôn thuận cho việc đàn áp. Trung tá Yên nhanh chóng cho Thủy quân lục chiến tấn công chùa Tỉnh hội, dẹp bỏ các bàn thờ Phật ở các đường lân cận đó. Tiếp theo, Trung tá Yên đưa quân về hướng chùa An Long. Khi Thủy quân lục chiến chuẩn bị dẹp các bàn thờ Phật ở đây thì vấp sự chống trả quyết liệt của lực lượng phật tử tranh thủ cách mạng do ông Nguyễn Đình Liệu lãnh đạo. Khốn nỗi, Trung tá Yên là cháu của ông Nguyễn Đình Liệu (cụ thân sinh của Trung tá Yên, Nguyễn Thanh Xáng, là anh em chú bác ruột với ông Nguyễn Đình Liệu) nên Trung tá Yên ra lệnh lui quân (năm 1970, ông Nguyễn Thành Yên là Đại tá phó Tư lệnh Sư đoàn TQLC).

Trong tháng tư, ông Nguyễn Đình Liệu chỉ đạo cho các thanh niên phật tử Nại Hiên và học sinh trường Bồ đề thực hiện chiến dịch “đốt xe Mỹ”, đã có một vụ đốt xe như vậy xảy ra ở đầu đường Bạch Đằng, trước Cổ viện Chàm: một chiếc xe Jeep nhà binh trên xe có hai sĩ quan, một Mỹ và một Nam Hàn vừa chạy trờ đến, thì các thanh niên phật tử từ chùa An Long xông ra chặn đường và lôi hai sĩ quan này xuống đất, hai sĩ quan này hốt hoảng kêu cứu thì bị đánh, cùng lúc các thanh niên phật tử khác tưới xăng vào xe và châm lửa đốt. Hai sĩ quan này may mắn chạy vào khách sạn Moderne gần đấy nên thoát chết.
Thấy chưa đàn áp được phong trào cách mạng, ngày 15.5.1966 Thiệu – Kỳ tiếp tục đưa quân ra Đà Nẵng. Nhân dân Đà Nẵng đã anh dũng đánh trả quân chính phủ, nhưng do lực lượng ta còn yếu nên ngày 23.6, quân Thiệu – Kỳ đã làm chủ thành phố. Để xoa dịu phong trào cách mạng của nhân dân Đà Nẵng, Trung tá Nguyễn Thành Yên, Chiến đoàn trưởng Thủy quân lục chiến kiêm Quân trấn trưởng Đà Nẵng, đã lên Đài phát thanh Đà Nẵng phát lời kêu gọi như sau:

“ … Nghiêm cấm quân sĩ không được xâm phạm chốn tôn nghiêm, tuyệt đối không được nổ súng bắn trả lại quân phản loạn cho dù có bị thương vong. Đồng thời kêu gọi đồng bào hãy tiếp tay quân đội chính phủ, khiêng các bàn thờ Phật tổ để tạm yên trên lề đường cho xe cộ lưu thông, vãn hồi an ninh trên lãnh thổ Quảng Nam-Đà Nẵng. Nhưng nhớ phải cẩn thận không được làm ngã đổ tắt nhang đèn”.

Khi quân Thiệu – Kỳ chiếm thành phố, các cán bộ lãnh đạo của ta đã rút lui an toàn, những cán bộ có vỏ bọc hợp pháp, như ông Nguyễn Đình Liệu, tiếp tục ở lại lãnh đạo phong trào. Đánh giá về sự kiện này, trong bức thư gửi Thành ủy Sài gòn - Gia định đề ngày 1.7.1967, ông Lê Duẩn, bí thư thứ nhất BCHTW Đảng, đã viết: ( VG lê Duẫn khen bọn GHPGVNTN-AQ  có công làm VG tiếp tay cho CS Miền Bắc xâm lược)
  “Cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng chống Thiệu – Kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1966, tuy không đem lại thắng lợi, nhưng đã cho ta một bài học bổ ích về lợi dụng mậu thuẫn nội bộ địch. Lúc đầu cuộc nổi dậy đó là không phải do ta chủ động mà nhân cơ hội nội bộ địch chống đối lẫn nhau, ta đã biết tập hợp, phát động quần chúng đứng lên làm chủ thành phố. Mặc dù cơ sở Đảng mỏng và lực lượng cách mạng trong thành phố không nhiều, các đồng chí ở Đà Nẵng đã làm được việc đó. Nhưng thiếu sót ở đây là các đồng chí ở Đà Nẵng chưa tranh thủ được thuận lợi để phát triển thực lực cách mạng … Bài học về cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng rất phong phú”.
(Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu thân 1968)

Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu Thân 1968
Trong cuộc tổng tiến và nổi dậy Tết Mậu thân 1968, chùa An Long đã đóng một vai trò hết sức to lớn. Ông Nguyễn Đình Liệu, Bùi Sĩ Tấn cùng một số cơ sở tiếp nhận và cất giấu một lượng lớn vũ khí tại hầm bí mật dưới chân tượng Phật tại chùa An Long. Ngày 29 Tết, ông Nguyễn Đình Liệu chỉ đạo các cơ sở, học sinh sinh viên, tăng ni, phật tử viết khẩu hiệu, biểu ngữ, bàn phương án phối hợp với các mũi đấu tranh trong thành phố, biến chùa An Long thành một trong những trung tâm lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.

Treo cờ MTGPMN tại chùa Tỉnh Hội  ngày 29 Tết
Nguyễn Đình Liệu hoạt động tại chùa An long., chứa vũ khí.

Sau khi chuẩn bị xong, tối 29 Tết, một cơ sở ta dùng xe Jeep chở ông Nguyễn Đình Liệu cùng cờ Mặt trận Giải phóng, khẩu hiệu, biểu ngữ lên chùa Tỉnh hội để phối hợp với lực lượng ở đây chuẩn bị nổi dậy. Sáng mồng 1 Tết, đông đảo quần chúng nhân dân đã tập họp tại chùa Tỉnh hội. Tuy thiếu sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhưng các vị lãnh đạo Đặc khu ủy vẫn cho tiến hành nổi dậy theo kế hoạch. Ông Phan Chánh Dinh (còn có tên là Phan Duy Nhân và Nguyễn Chính, sau 1975 là cán bộ lãnh đạo ở Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, và về sau là Quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ) cầm loa dẫn đầu đoàn biểu tình, hô hào quần chúng nổi dậy. Đoàn biểu tình kéo từ chùa Tỉnh hội ra đường Ông Ích Khiêm thì bị địch đàn áp. Ông Phan Chánh Dinh bị bắn gãy chân và bị bắt đem về Ty Cảnh sát Gia Long, sau đó bị giải qua Trung tâm thẩm vấn Thanh Bình và nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng. Địch ra lệnh thiết quân luật và bắn vào đoàn biểu tình. Ông Nguyễn Đình Liệu được cơ sở đưa về ẩn náu tại chùa An Long.
Sáng mồng 4 Tết, các ông Nguyễn Đình Liệu, Hà Kỳ Ngộ đều bị bắt vì có một cơ sở khai báo với địch. Nguyên nhân như sau: ngày 29 Tết, một cơ sở của ta, ông Nguyễn Hiếu, chủ nhà may Đồng Tân ở đường Độc Lập (nay là đường Trần Phú), được giao nhiệm vụ chở một số vũ khí từ Nam Ô đến cất giấu tại chùa An Long, trên đường vào nội thành thì xe ông Nguyễn Hiếu bị Biệt động quân chặn lại ở Ngã Ba Huế, khi khám xe thấy có chứa vũ khí nên toán Biệt động quân này bắt giữ ông Nguyễn Hiếu rồi chuyển cho An ninh quân đội, tại đây Hiếu đã khai ra địa điểm chùa An Long là nơi cất giấu vũ khí và khai thêm một số cơ sở bí mật nữa.
Tôi xin trích nguyên một đoạn viết của tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền (trên trang web www.mauthan68.blogspot.com) về vụ bố ráp chùa An Long vào sáng mồng 4 Tết Mậu Thân: “Và cũng qua điều tra bởi vụ án này [Nguyễn Hiếu] mà chính quyền đã huy động một lực lượng gồm An Ninh Quân Đội-Ban II Đặc Khu Quân Trấn- Biệt Động Quân, đột nhập vào ngôi chùa của Khuôn hội Nại Hiên Tây (vì cảnh sát không bao giờ dám khám xét chùa), sau lưng Cổ Viện Chàm, trước trường Trung học Sao Mai, phía trái có nhiều kho chứa xăng, bên cạnh có cầu tàu thuộc Quân cảng dùng để tiếp nhận chiến cụ; thường được gọi là Cầu Đạn, phía trên là cầu Trình Minh Thế, nối liền một quãng đường ngắn khoảng hơn 100 mét là Trại Nguyễn Tri Phương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Quân Khu 1. Và đã khám phá ra được một căn hầm bí mật ngay dưới Chánh điện thờ Phật, phía trên được ngụy trang bằng một pho tượng Phật to lớn là nắp hầm để che giấu hơn hai trăm khẩu súng, đạn đủ loại và chất nỗ TNT. Người quản nhiệm ngôi chùa này là một Khuôn hội trưởng - Giáo sư Nguyễn Đình Liệu dạy tại trường Trung học Bồ Đề do Thượng tọa Thích Minh Tuấn làm Hiệu trưởng ;( ngày 29/3/1975, Thích Minh Tuấn đã công khai đưa cả đoàn xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố Đà nẵng). Sau đó ông Nguyễn Đình Liệu bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận và bị kết án 10 năm tù ở, thụ án tại Chí Hòa. Năm 1973, ông Liệu được trao trả nhân viên dân sự tại Lộc Ninh”.
Hầu hết các chi tiết trong đoạn viết trên là chính xác, duy có ba chi tiết chưa thật chính xác,  xin đính chính lại: thứ nhất, ông Nguyễn Đình Liệu không phải là Giáo sư dạy tại trường Trung học Bồ Đề mà chỉ có chân trong ban trị sự trường Bồ Đề; thứ hai là ông Liệu được trao trả theo diện nhân viên dân sự tại Thạch Hãn chứ không phải tại Lộc Ninh; và cuối cùng, ông Nguyễn Đình Liệu thụ án ở Côn Đảo chứ không phải tại Chí Hòa như tác giả Hàn Giang đã viết.
Cũng trong ngày hôm đó, do Nguyễn Hiếu khai báo nên An ninh quân đội đã ập vào nhà bà Nguyễn Thị Sự (nay là số nhà  K191/17 Ông Ích Khiêm, phường Thạch Thang, quận Hải Châu) và bắt ông Hà Kỳ Ngộ (thường vụ Đặc khu ủy).
Địch đem ông Nguyễn Đình Liệu và ông Hà Kỳ Ngộ về giam tại Kho Đạn. Tại đây, hai ông bị địch tra tấn dã man. Ông Nguyễn Đình Liệu bị địch dùng dùi cui đánh vào mang tai nên về sau này ông đã bị điếc nặng, phải dùng máy trợ thính luôn. Không moi được tin tức gì nên địch mang hai ông ra xử tại toà án Quân đội. Ông Nguyễn Đình Liệu bị tuyên án 10 năm tù, ông Hà Kỳ Ngộ bị án chung thân và cả hai ông bị địch đưa ra Côn Đảo.
Năm 1973, ông Nguyễn Đình Liệu được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao trả cho Mặt trận Giải phóng theo diện chính trị phạm dân sự tại Thạch Hãn. Thấy ông tuổi cao, sức yếu lại bị thương tật trong chốn lao tù nên Trung ương đã bố trí ông đi nghỉ tại Trạm tiếp đón cán bộ miền Nam T72 tại Khu an dưỡng Sầm Sơn (Thanh Hoá).
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, từ ngày 2.5.1975 đến 31.1.1977, Trung ương đưa ông về lại Liên khu 5, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bố trí ông đi nghỉ an dưỡng tại trại Đón tiếp tỉnh QN-ĐN.
Ngày 1.2.1977, ông Nguyễn Đình Liệu chính thức được nghỉ hưu trí theo quyết định 54/QĐ/HT ký ngày 20.12.1976 của UBND tỉnh QN-ĐN. Kể từ đó, ông trở về sum họp với gia đình ở ngôi nhà xưa tại đường Trưng Nữ Vương, phường Bình Hiên, quận Nhất (nay là Hải Châu), Tp Đà Nẵng. Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn tham gia sinh hoạt đảng tại đảng bộ phường Bình Hiên, chủ trì việc cúng tế tại địa phương và giành khoảng thời gian cuối đời để viết lịch sử về làng Nại Hiên, đình Nại Hiên, chùa An Long và lập gia phả tộc Nguyễn Thanh. Tài liệu này được viết, cũng một phần, là dựa trên các di cảo của ông Nguyễn Đình Liệu do anh Nguyễn Dục Anh (cháu đích tôn của ông Nguyễn Đình Liệu) đang giữ gìn và bảo quản. Ông Nguyễn Đình Liệu qua đời vào ngày 16 tháng 10 năm 1984 tại tư gia trong niềm thương tiếc vô bờ của đông đảo đồng bào đồng chí tại Quảng Nam - Đà Nẵng và toàn thể con cháu trong chư phái tộc làng Nại Hiên.

Sau Mậu Thân 1968, do đã bị lộ nên chùa An Long không còn là cơ cở cách mạng nữa. Thầy Thân bị liên đới không làm trụ trì, Đại đức Thích Như Dục từ chùa Tỉnh hội về trụ trì tại chùa An Long.
Như vậy, trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẻ vang của nhân dân ta, chùa An Long cũng đã đóng góp ít nhiều công sức vào đấy. Từ năm 1962 đến năm 1968, chùa An Long đã là:
-         một cơ sở che giấu và nuôi dưỡng cán bộ ta,
-         một địa điểm bí mật để tập kết và cất giấu vũ khí, tài liệu, máy đánh chữ …cho cách mạng,
-         một trong những trung tâm lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trong lòng đô thị Đà Nẵng dưới vỏ bọc phong trào đấu tranh Phật giáo,
-         một trong những trung tâm lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.
(Kỳ 11: Lời kết)

Kỳ cuối: Thay cho lời kết

Kể từ lúc các vị Tiền - Hậu Hiền làng Nại Hiên vào khai khẩn mảnh đất dọc theo hai bên bờ sông Hàn đến nay là vừa tròn 535 năm. Tổ tiên làng đã xây đình Nại Hiên, dựng chùa An Long và từ đó đình, chùa là nơi sinh hoạt tinh thần, tôn giáo, là nơi dân làng tổ chức những hoạt động lễ hội và là nơi giữ gìn những nét đẹp văn hóa xưa.
Ngày nay, mặc dầu đã trở thành thị dân nhưng nhân dân Nại Hiên vẫn không bao giờ mờ nhạt ý thức cộng đồng làng xã, họ tộc tổ tiên, vẫn duy trì những sinh hoạt văn hóa tinh thần, tôn giáo, bởi vì những sinh hoạt văn hóa tại đình Nại Hiên và chùa An Long vào các lễ tế chư vị thần chủ làng hay lễ Phật Đản, lễ Vu Lan . . . là dịp tốt nhất để mọi người tìm về cội nguồn, ôn lại truyền thống, ngưỡng vọng tổ tiên và giải tỏa mối lo âu thường nhật, làm dịu bớt nỗi đau tinh thần hay gửi gắm khát vọng thầm kín mà thực tại chưa hoặc không giải quyết được. Thực tế cho thấy những sinh hoạt văn hóa này không chỉ đã góp phần vào việc giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” ( Thích Quảng Độ treo Uống Nước Nhờ Nguồn để tán tụng công đức VG HCM)  đối với những người có công với làng xã, với họ tộc mà còn giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, gắn bó với quê hương, với mảnh đất Nại Hiên đã thấm đẫm mồ hôi, xương máu của ông cha, qua đó làm tăng cường ý thức gắn kết cộng đồng của dân làng trong cuộc sống đầy những thay đổi của thời hội nhập văn hóa. Hội nhập văn hóa đang là một xu thế mang tính phổ biến trong thời đại hôm nay, nhưng hội nhập không đồng nghĩa với hòa tan mà hội nhập văn hóa phải đi cùng với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những nét đẹp văn hóa xưa và những di tích của tổ tiên.
Nhưng đình Nại Hiên và chùa An Long đâu chỉ là nơi giữ gìn những nét đẹp văn hóa xưa mà còn là nơi ghi dấu bao chiến công anh dũng, bao thành tích cách mạng của nhiều thế hệ dân làng Nại Hiên trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đình lớn Nại Hiên là nơi ông Án Nại đặt đại bản doanh của nghĩa quân Nghĩa hội chống Pháp, đình nhỏ Nại Hiên là nơi chứng kiến sự ra đời của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã Nại Hiên trong những ngày Cánh mạng Tháng Tám lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa An Long là nơi che giấu và nuôi dưỡng cán bộ, là nơi tập kết và cất giấu vũ khí, tài liệu, máy đánh chữ …cho cách mạng, là nơi lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trong lòng đô thị Đà Nẵng dưới vỏ bọc phong trào đấu tranh Phật giáo, là nơi lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.
Trải qua bao lần dâu bể, bao cơn phong ba bão táp và bao phen khói lửa chiến chinh, đình chùa vẫn còn đứng đấy, trầm mặc nhìn dân làng Nại Hiên theo dòng đời xuôi ngược, như để làm chứng tích cho một lịch sử vẻ vang mà nhiều thế hệ dân làng Nại Hiên đã và đang chung tay gây dựng.
Hậu thế xin đời đời tri ân công đức cao dày của Tiền nhân !

Đình Nại Hiên, chùa An Long
Năm trăm năm sử trong lòng hằng ghi

Nại Hiên - An Long, mùa Vu Lan, Kỷ Sửu (2009) Đinh Bá Truyền

No comments: