Saturday, September 15, 2012

BX- Tran DInh Ngoc -Thích đôn Hậu, tên đồ tể Tết Mậu Thân 1968




 BX Trần Đình Ngọc trả lời tỳ kheo (sân si) Thích Chân Tuệ, ngày 23-09-2012
From: But Xuan
To: THICH CHAN-TUE  

Thưa Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ,
Tôi phải để tới hôm nay sau khi sự việc lắng xuống mới trình bày vài điểm gửi đến Tỳ Kheo để tránh hiểu lầm.
1- Tôi có nói rằng Chiến tranh chính trị là cái xương sống của VNCH. Những ai được đề cử phần vụ ấy phải năng nổ hoạt động cho hữu hiệu bởi vì bên phía VGCS, tuyên truyền rất bén nhạy và dữ dội đến cả nói láo, nói dối cho được việc. Với một kẻ thù như vậy, thụ động sẽ chỉ mang đến những thua thiệt cho quân sĩ, cho quần chúng đang mong chờ ở nơi mình những hồi đáp đích đáng với kẻ thù từng giây phút làm tan rã phòng tuyến của ta do phản tuyên truyền.
Tôi có nói rằng TT Nguyễn văn Thiệu là trách nhiệm trước nhất, ông phải chỉ thị, huấn luyện cho nhân viên của ông biết con đường CTCT phải đi. Sau đó là Bộ Thông Tin và Bộ Chiêu Hồi phải có trách nhiệm làm những gì TT chỉ thị về quốc sách CTCT. Tổng cục CTCT do TT Trần văn Trung lo trong Quân đội, ngoài ra TT Trung cũng có thể đề nghị những giải pháp tốt cho công việc CTCT. Bởi nếu CTCT suy yều tức là ta đã thua địch về phương diện tâm lý và tuyên truyền.
2-Hồi còn trong Hạ nghị viện, chính tôi và một số đồng viện đã nhìn thấy những yếu kém đó, có nêu lên nhưng Hành Pháp khg lưu tâm. Nay nhân dịp đọc những bài có liên quan, chúng tôi nói lại tình trạng văn thơ báo chí khi đó và thấy rằng miền Nam đã sa sút về phương diện này từ quá lâu rồi. Là đại diện dân, chúng tôi phải hỏi, vậy sự sa sút là từ đâu?
3-Khi mới nêu ra, tôi đã bị những kẻ Vào đánh hôi, gán ghép cho nào là nghị gật, nằm ngủ ở Hạ viện ăn tiền, chính họ có thói côn đồ nhưng lại chửi xéo người khác đừng giở thói côn đồ. Thực là một bọn côn đồ. Thưa Tỳ Kheo, những người này có giử sự lịch sự tối thiểu với tôi khg nhưng đã có những lời khuyên tôi phải lịch sự với họ dù tôi chưa dùng một danh từ nào thô lỗ. Ai côn đồ, ai không?
4- Tôi đã biết từ lâu phu nhân TT Trần văn Trung là con nuôi bà Tuần Chi (ở Huế ai cũng biết bà Tuần Chi là ai?) nhưng tôi nói rằng việc kết tội hay khg những người này là do TT Thiệu, cơ quan tình báo của VNCH, khg phải của tôi, một Dân biểu.
5-Tôi không có ý kiến về tiểu sử của TT Trung, khg bác bỏ hay thừa nhận, nghĩ rằng ông là người tốt với cấp dưới, được cấp dưới yêu mến. Đó cũng là sự bình thường xưa nay trong Quân đội. 
Còn Bộ Thông Tin hay Tc/CTCT cho phép ca sĩ ra rả cả ngày "Tôi có người yêu chết trận Pleime... Anh nằm xuống...Báo chí thì toàn ca tụng VGCS như Đại dân tộc, Điện tín, Tin Sáng, Văn thơ quá sa đọa với Cậu Chó, Chú Tư Cầu, Bảy đêm ngà ngọc, Vòng tay học trò...người dân khg thể chịu đựng được nữa, phải đi gặp DB và chính DB cũng phải lên tiếng.
6-Tôi có nói rằng tôi khg hề nghe ông TT Trần văn Trung phản bác luận điệu của VGCS, tôi muốn đọc lại một vài câu ông từng dùng khi xưa nhưng khg được trả lời. Ai cũng biết rằng ông quá ít lời!
7- Bài này tôi chỉ gửi đến để Tỳ Kheo hiểu, không muốn bới đống tro tàn ra nữa. Phận sự của tôi phải làm cho đồng bào kể ra tôi đã làm được một phần, gặp phản ứng như thế nên rút ra một bài học là dù nói đúng nhưng khg vừa ý 
(tức bị chỉ trích) thì cũng khg xong. Tôi khg muốn dùng những lời lẽ nặng nề.
Tôi sẽ khg đôi chối với bất cứ ai nói về chuyện này nữa bởi khg có giờ và cao tuổi. 
Kính chào Tỳ Kheo.
GS BX Trần Đình Ngọc
Cựu DB/VNCH  




From: But Xuan <ngocdtran@gmail.com>

Sent: Saturday, September 15, 2012 5:27 PM
Subject: [PhungSuXaHoi] Re: Fw: Trung tướng Trần văn Trung






Ông TQ viết tràng giang đại hải mà không dám để tên thật. Ông quá hèn. Sao ông khg viết rõ: phu nhân TT Trần văn Trung là con nuôi bà Tuần Chi, bà này là "bồ" của sư Thích đôn Hậu, một tên đồ tể hồi Tết Mậu Thân, một tay y giết hàng ngàn người, cùng với Nguyễn đắc Xuân, Hoàng phủ ngọc Phan, Hoàng phủ ngọc Tường, Tôn thất Tiềm, Nguyễn thị đoan Trinh v.v....



Tôi có thách ông em ông Trung là ông Matthew Trần nêu ra được vài câu ông Trung phản bác VGCS hồi đó nhưng kiếm mãi khg ra vì cả đời ông TT này có nói câu nào đâu. Tôi cũng nói là Bộ Thông Tin Chiêu Hồi chịu chung trách nhiệm, các BT Hoàng đức Nhã v.v...nhưng cao hơn hết phải là ông TT Nguyễn văn Thiệu đã khg lưu ý và ra lệnh (hay đã có làm?) cho các phần hành phải làm việc đó cho nghiêm túc vì CTCT là cái xương sống của chế độ VNCH
Hồi trong Hạ nghị Viện, đã nhiều lần tôi trình bày về sự yếu kém ngành Chiến tranh chính trị trước Diễn Đàn Hạ viện nhưng bên Hành Pháp lờ đi. Nếu Bộ Thông Tin và Tổng cục của TT Trần văn Trung nhìn ra vấn đề thì đã chẳng có văn, thơ sa đọa dâm ô đến mức ấy và ngày nào mấy ca sĩ cũng hát: Anh nằm xuống...Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về...Một thứ tuyên truyền rất vui lòng Việt cộng.
Người chết như rạ mỗi ngày mà cứ Cậu Chó, Yêu nhau bằng mồm, Anh đợi em từ 30 năm, Anh sẽ về đại tướng cụt chân, Anh nằm xuống như một lần đã rong chơi..chỉ có những thằng Việt gian ngu si mới bênh vực được chuyện ấy. 
Tôi là một GS Trung học đệ nhị cấp (GS Cử nhân) nhưng con người khg chỉ đánh giá bằng học vị. Có rất nhiều những tên Tiến sĩ, Giáo sư , BS gộc nhưng đang về liếm đít VGCS hoặc trùm chăn ở hải ngoại và những tên gia nô cho tướng viết bài phản bác người công chính nhưng khg nhìn vào bản thân mình và chẳng biết nhục.
Không riêng mình tôi nhưng cả HNV hồi đó đều thấy ông TT Trần văn Trung đã quá lơ là với nhiệm vụ tối quan trọng là CTCT cho cả miền Nam!
Ông quá sẻn lời!
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc


2012/9/15 Trong Truong <truongtrong@yahoo.com>
        Trung tướng TRẦN VĂN TRUNG : một tài năng có nhân cách cao cả                                                           TRƯƠNG QUANG

    Có hiểu biết mới viết đúng SỰ THẬT :
Gần đây, mạng internet bị bôi bẩn vì nhiều bài viết và hàng loạt thơ vè chửi bới nhục mạ các văn thi sĩ, tu sĩ, tướng lãnh VNCH của Gs Bút Xuân T.Đ.N. (giữ sĩ diện cho tác giả nên tôi không ghi đủ tên họ, mà phải ghi đủ bút danh nửa Ngô nửa Việt, thường tự xưng kèm tên Trần Công-tử rất cải lương). Gs Bút Xuân T.Đ.N. còn chuyển tải những bài ca tụng mình do các em nhỏ chưa biết VNCH là gì, khiến ông có hoang tưởng mình là nhà thông thái, nên mang chứng vĩ cuồng, càng thêm cao ngạo khoác lác. Chỉ kể riêng bài của Gs Bút Xuân T.Đ.N. nhục mạ Tổng cục Chiến tranh Chính trị, bỗng dưng ông kể tên 36 v.v..nhà văn thơ, nhạc sĩ trong đó có Giáo sư, Triết gia, Linh mục thời VNCH để kết tội "đầu độc thanh niên bằng thơ văn tình ái, dâm loạn...đội lốt nhà tu phá chế độ...học hành chưa có bằng Trung học nên viết lách lảm nhảm in Sáng tạo, Văn học". Ông T.Đ.N. đổ tội ấy cho Tổng cục CTCT, ông không biết đó là trách nhiệm Dân Chính của Bộ Thông tin Văn hóa (lúc ấy ông Hoàng Đức Nhã làm Tổng trưởng): điều cơ bản nầy ông T.Đ.N. còn chưa biết nổi, làm sao hiểu biết đến chuyện Văn học cao thâm và khai phóng của chính thể VNCH dân chủ tự do để luận tội hổn láo như vậy?
     Gs Bút Xuân T.Đ.N. tự xưng là Giáo-sư mà tôi không thấy tên trong danh mục các Giáo sư Đại học, nếu là Giáo sư trung học (phải ghi rõ sau tên) tôi cũng chưa gặp bao giờ trong các dịp chấm thi hay trong Nghị định giáo dục, có thể là một thầy giáo trường tư lại viết hàm hồ, thiếu hiểu biết như vậy sao ? Ông là Dân-biểu trước 1975 đã làm được gì để cứu nước? bây giờ tự hào là trí giả yêu nước, chuyên  chửi bới tất cả viên chức VNCH, há không biết rằng "Vong quốc chi đại phu bất khả ngôn trí" ? Ông T.Đ.N. không biết CTCT là binh chủng đa năng đa hiệu của Quân đội ta, lại dám nhục mạ " đều là hủ mắm  cóc"  có phải là để đầu độc tuổi trẻ? Ông làm nhục cả Giáo dục và Quân đội (là nghề và nghiệp của tôi) nên tôi phải vạch ra tư cách của ông là chuyện "chẳng đặng đừng". Bút Xuân T.Đ.N. có viết một đoạn chững chạc để vu cáo: "Giữ chiến tranh chính trị cho cả một Miền Nam dầu sôi lửa bỏng như ông tướng Trần văn Trung và ông tá Cao Tiêu mà dị ứng với tuyên truyền, cả đời câm không dám phản bác một luận điệu của VGCS khi chúng ăn gian nói dối, đổ vấy những sai quấy cho Quân lực ta, thế thì mất nước không phải là điều đáng ngạc nhiên. Hai ông nầy không biết gì về CTCT và lại làm biếng hay hèn nhát ,không dám làm cái gì cho Miền Nam". Để trả lời cho sự xấc láo nầy tôi ghi sơ lược công tác ở một đơn vị CTCT nhỏ bé nhất và tài cán cùng nhân cách của Trung tướng Trần văn Trung, Tổng cục trưởng CTCT, nhằm giải độc trên mạng lưới thông tin.

Công tác đa năng ở một Đại đội CTCT:
    Huy hiệu chung của binh chủng CTCT là ngọn hoa đăng 6 cánh trong khuôn hình thuẫn, mỗi cánh hoa là biểu hiệu cho một chuyên ngành như cục Tâm lý chiến, cục An ninh quân đội, cục Chính huấn, cục Xã hội, cục Quân tiếp vụ và Nha Tuyên úy quân đội. Có 4 tiểu đoàn CTCT trực thuộc Tổng cục CTCT được phân bổ đến 4 vùng chiến thuật để phối hợp công tác với các đơn vị tác chiến trên diện địa ấy: Tiểu đoàn 10/CTCT ở vùng I/CT cọng tác với  Quân đoàn I và 5 tiểu khu Quảng-trị, Thưa-thiên+Huế, Quảng-nam, Quảng-tín và Quảng-ngãi. Tiểu đoàn 2/CTCT ở vùng II/CT cọng tác với Quân đoàn II, các tỉểu khu Cao nguyên Trung Việt và các tiêủ khu duyên hải là Bình-định, Phú-yên, Khánh-hòa+Nha-trang, Ninh-thuận và Binh-thuận. Tiểu đoàn III/CTCT cọng tác với Quân đoàn III và các tiểu khu Miền Đông Nam-Việt+Sài-gòn. Tiểu đoàn IV/CTCT cọng tác với Quân đoàn IV và các tiểu khu Đồng bằng sông Cửu-long+ Cần-thơ. Mỗi Tiểu Đoàn CTCTmang huy hiệu biệt lập trong hình tam giác đều có thêu số 10, 20...(tên TĐ).
    Đơn vị nhỏ nhất của CTCT là Đại đội CTCT. Tôi ở Tiểu đoàn 10/CTCT có hậu cứ tại Đà-nẵng và được phân bổ về Đại đội 103/CTCT, có doanh trại tại yếu khu Hoa-lư cùng chung bản doanh của Sư đòan 2/BB tại thị xã Quảng-ngãi. Địa bàn công tác là phối hợp CTCT với Sư đoàn 2/BB và 2 tiểu khu Quảng-ngãi và Quảng-tín. Trách vụ tác chiến là đưa một tiểu đội (có khi là 1 sĩ quan) theo mũi nhọn hành quân của Sư đoan2/BB và Lữ đoàn Americal Hoa-kỳ(có căn cứ ở Đức-phổ) để phóng thanh kêu gọi địch đầu hàng và hồi chánh, dùng phi cơ rải truyền đơn trên rừng núi có địch quân, trực diện với nguy hiểm và hy sinh. Khi các Trung đoàn 4,5 về dưỡng quân ở
 Rừng-su QN và Tuần-dưỡng QT là lúc Đại đội !03/CTCT đến tổ chức những buổi thuyết trình thời sự chiến trường, học tập chính trị để nâng cao tinh thần chiến đấu, phân phát báo chí (nhật báo Tiền tuyến, tuần san Chiến sĩ cọng hòa, Nguyệt san Tiền phong, kể cả tập san Nhịp cầu của Tđ 10/CTCT). Những buổi sinh hoạt Chính huấn như thế được chen vào ca nhạc hài kịch, hòa đồng hát nhảy với chiến sĩ, do toán Văn nghệ dã chiến Đđ 103/CTCT phụ diễn (Có ngân khoản để tuyển lựa  nam nữ ca kịch sĩ dân chính vào toán Văn nghệ dã chiến nầy). Phối hợp với phòng 5 tiểu khu Quảng-ngãi và Quảng-tín trong nghiệp vụ CTCT.
   Trong cuộc hành quân độc lập, toàn Đđ 103/CTCT trang bị như đơn vị tác chiến đầy đủ vũ khí và truyền tin, đến bình định khu vực quân ta vừa tái chiếm hay bất an xôi đậu trong kế hoạch giành dân giữ đất, quét sạch du kích và nằm vùng, hồi cư dân chúng trở về ruộng vườn. 
   Về dân vận, Đđ103/CTCT có một Trung đội Dân sự vụ ( chỉ gồm có một Trung úy trung đội trưởng,3 thiếu úy và 9 hạ sĩ quan) làm công tác thu phục nhân tâm, giúp dân chúng các trại tạm cư tỵ nạn CS 
, giúp đồng bào bị thiên tai bão lụt các vật dụng sinh hoạt như nông cụ, dụng cụ thủ công, tôn, xi măng do Hoa-kỳ viện trợ.    Đđ 103/CTCT được tân trang 2 Cinécar tân tiến nhất của quân đội, có trang bị máy móc chuyên dụng như thu hình, chiếu phim màn ảnh rộng, ghi âm và hệ thống âm thanh, được thường xuyên sử dụng chiếu phim thời sự và phim truyện chiến đấu cho các Trung đoàn , các trại tỵ nạn CS, phóng thanh chiêu hồi vùng bất an và phóng thanh tin tức các khu đông dân cư. Nhiêu lần được trực thăng vận toán Chính huấn đến tiền đồn để làm công tác binh-vận và phóng thanh địch-vận(đã trực tiêp ghi âm lời kêu gọi của tướng Tư lệnh), VC trả lời bằng hàng loạt đạn pháo kích, tiền đồn ta phản pháo làm câm họng địch, tiếp theo là truyền đơn chiêu hồi được rải trắng bầu trời. Ngoài ra còn có giờ 'Tiếng nói Đại đội 103/CTCT truyền đi hàng tuần trên làn Sóng điện Đài phát thanh Quảng-ngãi đưa đến toàn Quân và Dân phóng sự chiến trường, biên tâp tin tức, xã luận  và ca nhạc sống của lính.   Với quân số nhỏ nhoi trên dưới 100 chiến sĩ của Đđ 103/CTCT để thực thi vai trò chiến đấu đa năng trên vùng lãnh thổ rộng lớn của khu 12 chiến thuật, nên thành tích nào cũng là của đại đơn vị tác chiến, có mấy ai nghĩ đến hiệu quả của CTCT. Trái ngược với cơ chế quân đội CS Bắc Việt là CTCT giữ vai trò quyết định: các Chính ủy quân khu, sư đoàn, các Chính trị viên trung đoàn, tiểu đoàn đến đại đội đều có quyền tối hậu, vựơt trên quyền của đơn vị trưởng. Bởi thế, khi CS chiếm VNCH, họ tìm bắt cả đến Hạ sĩ quan CTCT của ta, nhốt tù trong trại học tập cải tạo không dưới 10 năm. Là đơn vị biệt lập được tăng phái, Đđ/CTCT tự coi là "con nuôi" đối với Sư-đoàn tại chỗ, mà vị Chỉ huy trưởng thường coi trọng Vũ dũng, xem nhẹ Trí dũng, như một vài chỉ dấu: Tôi làm Thuyềt trình viên cho buổi họp sĩ quan Sư đoan 2/BB do Chuẩn tướng tư lệnh Nguyễn văn Toàn làm chủ tọa mà ông không có lời chỉ dẩn nào với tôi hay với hội trường (ông tướng chỉ dẩn nữ ca sĩ của Đđ tôi đến tư dinh là chuyện dễ hiểu, vì ông ly thân với gia đình). Tướng Toàn có vũ dũng làm chúng tôi xanh mặt ôm súng chạy theo ông truy sát VC cố thủ trong rừng mía vào Tết Mậu thân, 1968. Một lần khác, tôi được cử đi dự họp tại Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 tại Huế do Đại-tá Đỗ Kiến Nhiễu, Tham mưu trưởng Qđ/I chủ tọa, ông không cần nghe tôi báo cáo tình hình dân binh địch vận chỉ vì tôi là lính tép riêu. Ông Trung tướng tư lệnh Hoàng Xuân Lãm cũng chưa bao giờ lưu tâm đến binh sĩ (có lẽ ông lưu tâm về scandal với bà và ông trung tá Hoàng Đình Thọ, Tỉnh trưởng Quảng tín), nên khi chỉ huy đánh Trường-sơn + Hạ Lào ông mới biết không làm công tác CTCT thì có nước bu càng trực thăng tháo chạy.
   Về mặt tích cực thì mấy tướng lãnh tài giỏi của Quân đội VNCH rất quan tâm đến CTCT , tôi nhận biết qua những dịp được tiếp cận như: Trung tướng Trần văn Trung, sau lễ trao giải
 Thủ-khoa lớp Chính-huấn và Lãnh đạo chỉ huy tại Sài-gòn năm 1968 cho tôi, ông tướng còn gọi tôi lên Tổng cục CTCT hội kiến và lắng nghe tôi trình bày và đề nghị công tác chiến tranh ý thức hệ. Thiếu tướng Trần văn Nhựt, người hùng chiến trường An-lộc, khi về nhậm chức Tư lệnh Sđ 2/BB đạt chiến thắng Sa-huỳnh, trong lúc giải lao tại sân tennis trong tư dinh, phu nhân ông bưng nước giải khát ra, ông tướng nâng ly mời tôi để tìm hỏi tình hình dân chúng, ảnh hưởng của quân đội đồng minh trong xã hội...(bấy giờ tôi đã biệt phái trở về Giáo dục). Trung tướng Ngô Quang Trưởng, vị tư lệnh mẫn cán của Quân đoàn I, đương chống trả quân CSBV tràn qua vùng hỏa tuyến, bỗng ông tướng đến với cuộc cắm trại các trường trung học Bồ-đề vùng I ở Sơn-trà (Đà-nẵng), cùng ăn cơm đạm bạc với học sinh và thăm hỏi chúng tôi về tình trạng dân chúng nằm giữa hai làn đạn để có biện pháp hóa giải, là tướng Trưởng đã làm công tác CTCT vậy.

Trung tướng TRẦN VĂN TRUNG, một tài năng có nhân cách cao cả  

 Bài viết đơn giản nầy bày tỏ lòng mến phục Trung tướng Trần văn Trung đương hấp hối trên giường bệnh tại Paris. Ông sẽ thanh thản về chốn thiên đường với chiếc áo quan phủ cờ vàng ba sọc đỏ mang dòng chữ TẬN TRUNG BÁO QUỐC.
Sơ lược tiểu sử
  Trung tướng Trần văn Trung, Tổng cục trưởng Tổng cuc Chiến tranh chính trị, Tổng Tham mưu phó Quân lực VNCH. Ra đời năm 1926 tại làng Đốc-sơ, huyện Hương-trà, tỉnh Thừa-thiên; lúc lên mười đã tu học ở Đệ tứ viện dòng Chúa cứu thế (Congrégation du Très-Saint-Rédempteur) rồi tu xuất năm 20 tuổi.
1949 Tốt nghiệp cấp Thiếu-úy khóa Phan Bội Châu trường Sĩ-quan VN Đập-đá, Huế (sau đổi là 
    khóa 1 trường Võ bị quốc gia, đồng khóa với TT Nguyễn văn Thiệu).
1950 Tu nghiệp Bộ binh trường Saint-Cyr ở Pháp.
1951 Tiểu đoàn trưởng Tđ khinh binh 27 vùng sông Hồng, đơn vị chiến đấu ở Đệ II quân khu.
     Sáng lập và Chỉ huy trưởng trường Võ bị địa phương Trung Việt.
     Thủ khoa khóa Tham mưu và chỉ huy chiến thuật (ở Hà-nội).      Liên đoàn lưu động 21 của Đệ II quân khu (về sau là Vùng I chiến thuật).
1956 Thăng cấp Trung tá, giữ chức Tư lệnh phó Đệ II quân khu, Quân đội quốc gia VN.
1957 Giám đốc Nha Chiến tranh tâm lý Bộ Quốc Phòng+ Trưởng phòng V Bộ Tổng Tham mưu 
    Tùy viên quân sự tòa Đại-sứ Việt-nam Cọng-hòa tại Pháp.
1960 Thăng cấp Đại-tá. Thanh tra Thanh-niên miền Bắc Trung nguyên Trung-phần.
1962 Nhậm chức Tham mưu phó Bộ Tổng Tham-mưu/ Quân lực VNCH.
1964  ---     ---     Chỉ huy trưởng Trường Võ bị quốc gia Đà-lạt.
1965  ---     ---     Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ-đức. Vinh thăng Chuẩn tướng.
1966  ---     ---     Tổng cục trưởng Tổng cục CTCT và Tổng Tham mưu phó/CTCT Bộ TTM.
1968  Vinh thăng Trung tướng
30-4-1975 Quyết tâm trụ lại chống quân xâm lược CSBV. Do lệnh buông súng của TT Dương văn Minh, Tổng Tư lệnh QLVNCH nên Trung tướng Trần văn Trung cùng với Trung tướng Vĩnh Lộc rời VN vào phút cuối cùng. Sau 7 ngày đêm đến được Subic-bay liền được phi cơ Mỹ đưa đến Guam, tướng TVTrung đi Pháp, đến năm 1979 mới đoàn tụ được với 3 người con lớn bị kẹt lại VN; Tướng V Lộc đi Mỹ, đã qua đời vài năm trước.
*Trước nhất cần minh bạch điều xuyên tạc ác ý với  tướng TVT: Phu nhân tướng Trần văn Trung là hoa khôi trường Nữ trunghọc Đồng Khánh (Huế), có nét đẹp sắc sảo quí phái Tây phương nên nhiều người nghĩ bà là dân Pháp, tướng TVT lấy bằng Cử nhân Pháp, từng ở Pháp nhiều năm vì công vụ nên cho là thân Pháp. Sự thực tướng TVT chưa bao giờ ủng hộ chính sách đế quốc Pháp đối với VN.
    Có người nghi ngờ bà Hoài-Nam (vợ tướng TVT) thiên cọng vì có bà mẹ nuôi là bà Tuần Chi ( cựu Hiệu trưởng trường Nữ trung học Đồng Khánh) đã theo thượng tọa Thích Đôn Hậu lên rừng theo VC trong vụ Tết Mậu thân, 1968. Thực tế tướng TVT chống CSBV quyết liệt, trong sạch không chút tì vết  Vã lại bà phu nhân kém chồng những 10 tuổi, bà quí trọng kiến thức và sự lão luyện về tư tưởng chính trị của chồng.
    Lần đầu tôi biết ông tướng 1 sao mang kính trắng trên khuôn mặt trí thức với phong cách lịch thiệp như nhà ngoại giao đó là Trần văn Trung, khi tôi thụ huấn khóa 21 Thủ-đức năm 1965. Tôi theo ông tướng khi mang 2 sao đến 3 sao trong công tác Chiến tranh Chính trị, càng thêm kính phục đức độ, sự liêm chính toát ra từ nhân cách cao cả trong sự điều hành binh chủng đa dạng đa năng và đa phiền toái nầy. Tổng cục CTCT là đầu não của bộ máy chiến tranh (mô phỏng theo cơ chế quân đội Trung-hoa dân quốc Đài-loan) có mục đích nâng cao tinh thần chiến đấu và đời sống quân nhân, bẻ gãy lý thuyết chiến tranh của đối phương và thu phục nhân tâm hậu thuẫn cho quân đội ta. Các chuyên ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và an ninh cho quân nhân như Cục Quân tiếp vụ, cục Xã hội, cục An ninh quân đội, nha Tuyên úy. Các chuyên ngành nâng cao tinh thần chiến đấu của ta, đánh phá mưu toan của địch là các Cục Tâm lý chiến, Cục Chính huấn và 4 tiểu đoàn CTCT. Phần mặt nổi dễ nhận thấy cuả Cục Tâm lý chiến do Đại tá Cao Tiêu (Cục trưởng) là Biệt đoàn Văn nghệ trung ương, tờ nhật báo Tiền tuyến (Trung tá Phạm Xuân Ninh tức Hà Thượng Nhân làm Chủ nhiệm) và các tạp chí định kỳ như Tiền phong, Chiến sĩ cọng hòa. Cục Chính huấn chuyên trách đào tạo chiến sĩ CTCT và phụ trách Tiếng nói quân đội trên các Đài Phát thanh và Đài truyền hình Sài-gòn.
    Thánh tổ binh chủng CTCT là  danh tướng mưu lược Nguyễn Trãi, nên các  học khóa quân sự của Trường Đại học Chiến tranh chính trị Đà-lạt đều mang tên khóa Nguyễn Trãi 1, 2, 3 ... Một hệ thống Giáo dục Văn hóa trong QLVNCH do Tổng cuc CTCT điều hành là Trường Thiếu sinh quân Vũng-tàu, Trường Sinh ngữ quân đội, nhiều trường Trung học quân đội của Sư đoàn và Tiểu khu; đặc biệt có tổ chức Hướng đạo sinh cho con em quân nhân.             
 
  Trên hết, Tướng Trần văn Trung đẩy mạnh công tác  giáo dục chính trị trong quân đội để nắm thế thượng phong trong cuộc chiến ý thức hệ, đồng thời thanh sát tảo trừ nạn lính ma lính kiểng, tệ nạn tham nhũng để nâng cao hiệu năng chiến đấu. Ông phát động chiến dịch CHÂN TRỜI MỚI tạo ra sinh khí trong quân ngũ, giảm thiểu bất công giữa thượng cấp và thuộc cấp đem lại tinh thần phấn khởi cho chiến sĩ. {Tuy nhiên, thói quen "rừng nào cọp nấy" nên có vài tướng tư lệnh "phớt lờ" cũng là chuyện thường ngày ở huyện}. Nhìn vào hiệu quả địch vận chiêu hồi từ 1962 đến 1975, quân ta đã tiếp nhận hơn 178,000 cán binh VC hồi chánh, có cả cán bộ cao cấp như Đại tá Tám Hà, Trung tá Lê Xuân Chuyên, Trung tá Huỳnh Cự. Lời tố giác âm mưu và tội ác VC của hồi chánh viên trước quân dân ta, đã làm CSBV điên tiết không ít. *  Tướng TVT là nhà thông thái, có kiến thức sâu rộng xứng đáng là người đứng đầu cơ quan phát ngôn quân đội. Ông rất dè dặt  khi xuất hiện trong các buổi họp báo, rất thận trọng khi phát ngôn, đặt an nguy của đất nước trên các biến động chia chát quyền lực, nên không ai thấy tên ông và các trường võ khoa thuộc quyền ông trong lần đảo chính, binh biến nào. Tướng TVT giữ đúng vị thế người chiến sĩ, không có mưu đồ chính trị, không tham vọng cá nhân, không chấp nhận đảng phái trong quân đội vì có thể dẩn đến phân hóa trong hàng ngũ người cầm súng. Ông có tài nói và viết cho nên thường chấp bút cho các huấn thị, diễn văn của Tổng tư lệnh và Tổng Tham mưu trưởng, tu chỉnh các đề án quốc sách chống cọng, không tán thành việc xóa bỏ ấp chiến lược của Đại tướng Dương văn Minh. * Tướng Trần văn Trung nắm quyền Tổng cục CTCT suốt thời gian dài vì chính vị TT, tổng tư lệnh QLVNCH hiểu rõ không ai có khả năng thích hợp hơn trong nhiệm vụ quan hệ nầy. TT Nguyễn văn Thiệu là bạn đồng khóa Võ bị I (Đập-đá, Huế) với tướng TVT, dù vậy tướng TVT đã không ủng hộ riêng cho liên danh bầu cử nào, kể cả ứng cử viên Thiệu Kỳ, không chấp nhận sinh hoạt đảng phái trong quân đội, kể cả đảng Dân chủ của chính quyền TT Thiệu. Một tài năng như thế, một nhân cách cao cả như thế tưởng cũng đủ cho người có hiểu biết ngưỡng mộ. *  Trung tướng Trần văn Trung đã được trao tặng nhiều huy chương cao quí của VNCH và Đồng minh:         _ Bảo quốc huy chương đệ tam đẳng.         _Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu  và các huy chương khác của VNCH.         _ Merit Medal của Hoa-kỳ.         _ Vân huy bội tinh (Cloud Medal) của Trung-hoa dân quốc.         _ Security Medal của Đại-hàn dân quốc.


Trung tướng Trần văn Trung giã từ vũ khí:
    Đêm 29-4-1975 khi trực thăng trên nóc tòa Đại sứ Hoa-kỳ hối hả bốc nhóm người di tản cuối cùng ra hạm đội, thì ở Tổng cục CTCT trên đại lộ Thống nhất đối diện với Đại sứ quán HK, tướng TVT vẫn bận rộn với máy điện thoại và truyền tin để gỡ tình thế bí. Đại sứ Méreillon của Pháp đoan chắc sẽ có giải pháp ổn thỏa cho cả 4 bên như Miền Nam được trung lập, chịu mất Huế và mấy tỉnh Miền Trung để Sài-gòn không đổ máu. 2 giờ sáng, ông gọi thăm dò văn phòng TT Dương văn Minh cho biết là giải pháp Mérillon không thành, CSBV ào ạt tiến vào Sài-gòn, ngoại trưởng Vũ văn Mẫu của tân chính phủ DVM đã cho phát ngôn đuổi tất cả người Mỹ ra khỏi VN và chuẩn bị lệnh buông súng.    Sáng ngày 30-4-1975 Trung tớng Trần văn Trung về Bộ Tổng Tham mưu họp với Trung tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham mưu trưởng bàn kế hoạch cuối cùng, bỗng xuất hiện Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh được TT DVM cử làm Tham mưu trưởng liên quân đến hất chân 2 ông và tướng Hạnh tỏ lộ ngay là người của Mặt trận giải phóng Miền Nam. Được biết, 2 tướng lãnh cao nhất còn trụ lại nầy và vài người nữa vội ra bến Bạch-đằng lên một giang thuyền nhỏ của Hải quân để vượt thoát ra biển. Khi con tàu còn trong sông Lòng-tảo là lúc Đài Sài-gòn phát đi lệnh buông súng đầu hàng của Dương văn Minh. Con tàu đi thoát, nửa tháng sau tướng Vĩnh Lộc định cư ở Mỹ, Tướng TVTrung định cư ở Pháp vì ông từng quen thuộc khi tu nghiệp ở Saint-Cyr và làm ở Sứ quán VNCH (trong thâm tâm ông oán giận Mỹ vừa mới phản bội VNCH).    Ở Pháp tướng Trần văn Trung thông hiểu thời thế không thể thay đổi nên lui về ẩn dật tại ngoại ô Paris. Ông đứng sau Cộng đồng người Việt tại Pháp, tích cực hổ trợ cho phong trào đấu tranh cho dân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ & lãnh hải VN. Ông xuất hiện trong ngày Quân lực VNCH, Chiến sĩ trận vong Pháp quốc, những lời phát biểu sâu sắc của ông được giới truyền thông và báo chí loan tải đầy đủ tiếng nói và hình ảnh nơi hải ngoại ./.        

     Connecticut, Sept 3rd/ 2012           TQ      

No comments: