Thursday, March 3, 2011

Tôn Thất Đính có đau buồn về cái chết của Đệ I VNCH không ?








  1. VIETNAM History in Pictures (1962-1963)



    http://www.flickr.com/photos/34067378@N05/3176238662/



    (26 months ago | reply)

    Ton That Dinh

    From Wikipedia, the free encyclopedia en.wikipedia.org/wiki/Ton_That_Dinh

    Tôn Thất Đính (born 1926) was a general in the Army of the Republic of Vietnam, who was one of the key figures in the coup which deposed Ngo Dinh Diem, the nation's first president, in 1963.

    Early years

    Trained as a paratrooper in France,[1] he became a favored protege of Ngo Dinh Can, the younger brother of Ngo Dinh Nhu, who controlled central Vietnam near Huế, who was impressed by what he considered to be an abundance of courage. Regarded by his peers as ambitious, vain and impulsive, Dinh's favour among the Ngo family saw him appointed to the rank of general in 1961 aged 35,[2] making him the youngest ever ARVN general.[3] Dinh had converted to Catholicism in the hope of advancing his career and was known mainly for his drunken presence in Saigon’s nightclubs.[4] The CIA labelled him as a “basic opportunist".[5] He was known for always wearing a paratrooper’s uniform with a red beret at an angle, and was always accompanied by a tall, uncommunicative Cambodian bodyguard.

    Xa Loi Pagoda raid

    As a key supporter of Diem, Dinh was entrusted as the head general in command of the ARVN forces in the Saigon region, as the Ngos trusted him to defend the city against any coup attempts. Diem's brother and confidant Ngo Dinh Nhu, who controlled the special forces and secret police, allowed Dinh to have a hand in planning raids against Buddhist dissidents who had been organizing at the Xa Loi Pagoda, Saigon's largest. Although, the execution of the raids were primarily the responsibility of Le Quang Tung, the special forces head, Dinh claimed public responsibility for the operation in a media conference. Stating

    I have defeated Henry Cabot Lodge. He came here to stage a coup d'etat, but I, Ton That Dinh, have conquered him and saved the country.

    he claimed to have saved South Vietnam from Buddhists, communists and "foreign adventurers", in a euphemism for the United States.[2] After being questioned sharply, Dinh quickly became angry. Ray Herndon asked him to name the country that he was referring, but Dinh dodged the question. Herndon lampooned him by saying that a national hero should be able to identify who the national enemy was, and asked him to call Madame Ngo Dinh Nhu, the First Lady known for her anti-American comments. After several reporters derisively laughed at his comments, he angrily stormed out of the conference.

    Defection and coup

    His colleagues lead by General Tran Van Don who were plotting a coup attempted to play on his ego in a campaign of flattery to convince him to change sides. In a series of meetings, they assured him that he was a national hero worthy of political authority. His colleagues even bribed his soothsayer to give him a prediction of his elevation to political power. As a result, Dinh went and asked Diem to promote him to the post of Interior Minister. Diem is reported to have bluntly chastised Dinh in front of his colleagues, and ordered him out of Saigon to the central highlands resort town of Da Lat to rest.

    Dinh then agreed to join the coup, although with his ambitious nature, the other officers were skeptical of him. Diem and Nhu were aware of the coup plans, however thought that Dinh was still loyal, and planned with him to stage a fake coup and countercoup, in order to have a public relations stunt that showed that the military supported his regime. As a result, Dinh was put in charge of the fake coup, and was allowed an additional control of troops previously assigned to Diem loyalist General Huynh Van Cao, who was in charge of the Mekong Delta. The part of Cao's troops near My Tho that were reassigned to Dinh gave him temporary encirclement of Saigon with all his troops. In addition, Dinh and Nhu had agreed with Tung, another loyalist, to send his Special Forces out of Saigon, with the pretext of fighting communists instead of their usual duty of arresting dissidents. Nhu had intended this so that Tung's forces would triumphantly restore the Ngo family in the "countercoup" for propaganda purposes.

    On November 1, 1963, the coup went ahead, and with Cao's troops isolated in the far south, and Tung's forces also outside Saigon, unable to rescue Diem from the encirclement of rebel forces.[2] Tung was called to the army headquarters, under the pretense of the routine meeting, and was arrested and executed. After many attempts by Diem to make contact with to speak with Dinh were denied by other generals who claimed that he was elsewhere, Dinh was allowed to have the final words with Diem before they were finally arrested to prove his loyalty to the rebels. Dinh subsequently shouted obscenities at Diem and Nhu.[7] Dinh alleged that Nhu’s contacts with the communists and threats to make a deal with North Vietnam had motivated the coup.[8] When Diem and Nhu were killed by the arresting officers against the orders of the generals, Dinh claimed that he "couldn’t sleep that night”.[9]

    Post-Diem

    Dinh was subsequently made Interior Minister by Prime Minister Nguyen Ngoc Tho following the coup although Thop was said to have been personally against the appointment.Eventually General Duong Van Minh, the head of the military junta, struck a compromise where Dinh was Security Minster and Administrative Affairs which partially covered the Interior Ministry. Dinh was reported to have celebrated by making conspicuous appearances at Saigon nightclubs and dancing, having lifted Madame Nhu’s bans on such activities. He reportedly kissed the bar dancers and ordered champagne for everyone. Dinh's brash behavior continued to cause problems for the junta. In an interview with the Washington Post and The New York Times, he claimed that he took a leading role in the coup because "we would have lost the war under Diem" and saying that he participated "not for personal ambition, but for the population, the people and to get rid of Nhu".[10] He claimed to be the "specialist" who "gave the orders in only thirty minutes", keeping everything "all in his head".[10] He also courted controversy with some anti-American remarks, stating "On August 21, I was governor of Saigon and loyal to Diem; on November 1, I was governor of Saigon and fighting Diem; maybe in the future I’ll be governor of Saigon and fighting against he Americans."

    Dinh's political stay was brief, when he was arrested by Nguyen Khanh in another coup in early 1964, who charged him with attempting to negotiate a peace settlement with North Vietnam. The charges were dropped. With the rise of Nguyen Cao Ky to power, Dinh returned to a role in the army and was in April 1966 appointed to command the I Corps, based near Hue, relieving Nguyen Chanh Thi who had rebelled. After only a few months, Ky removed him after he had criticized the tactics employed against Buddhist dissidents there. Dinh then entered the Senate in 1967, and served there until the fall of South Vietnam in 1975, when he left the country.

  2. VIETNAM History in Pictures (1962-1963)(26 months ago)

    An Ninh Thế Giới Cuối Tháng (Hanoi) antgct.cand.com.vn/vi-vn/nhanvat/2008/9/52492 .cand

    Tướng Tôn Thất Đính của chính quyền Sài Gòn cũ: Kẻ hoạt đầu 22/09/2008

    Tôn Thất Đính, cũng như nhiều viên tướng khác của chế độ Sài Gòn, đã tiến thân bằng con đường phục vụ những lực lượng ngoại bang để rồi cuối cùng, sau tháng 4/1975, phải sống nốt những ngày tàn nơi quê người đất khách với thân phận lưu vong. Bản chất hoạt đầu, lừa thầy phản bạn, ngay cả khi đã phải sống trong cảnh ly hương thất cơ lỡ vận, Tôn Thất Đính vẫn không thôi trò khuếch khoác về quá khứ của mình và chính vì thế, luôn bị chính những đồng minh cũ lật tẩy những trò tiền hậu bất nhất.

    Tôn Thất Đính sinh ngày 20/11/1926 tại Huế nhưng lớn lên ở xứ hoa Đà Lạt. Có lẽ cũng đã rất mê truyện của nhà văn phản động nhưng quả thực cũng có nhiều phần mơ mộng Duyên Anh nên trong những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khi còn là thượng nghị sĩ kiêm chủ tờ Công luận ở Sài Gòn, Tôn Thất Đính đã cho công bố trên ấn phẩm của mình những đoạn hồi ký nặng mùi ba hoa chích choè về cái thuở ấu thơ trên "thành phố buồn" mà trong đó, cậu bé Đính hiện lên như một "tiểu tử" hiếu động, tinh nghịch, hay quậy phá, kéo bè kết đảng tập làm Mã Chiếm Sơn…

    Dư luận lúc đó đều cho rằng Tôn Thất Đính bịa chuyện hoa hoè hoa sói vì trong đời thực, mọi suy nghĩ và hành vi của ông ta thường rất đỗi tầm thường và thực dụng, không lấy đâu ra được một li một lai lãng mạn. Và cũng phải nói rằng, chính nhờ cái tính thực dụng đến trắng cạnh đó mà qua bao nhiêu biến thiên của hai nền cộng hòa đệ nhất và đệ nhị ở Sài Gòn trước năm 1975, Tôn Thất Đính đều đã thoát hiểm

    Khi vừa lớn lên, Tôn Thất Đính đã xin vào làm một chân ông cò ở Đà Lạt, rồi để có thêm tiền sinh nhai một cách an toàn, cuối những năm 50 của thế kỷ trước, đã đăng vào Việt binh đoàn, làm công việc văn phòng, mang hàm binh nhì! Xảo hoạt, tận dụng hết cỡ cái họ Tôn Thất của mình, Đính dù không phải tham gia chiến trận vẫn được thăng tiến ầm ầm. Tới năm 1951, Tôn Thất Đính đã là tiểu đoàn trưởng và sau đó hai năm, đã chỉ huy Liên đoàn 32 chiến thuật… Tôn Thất Đính từng tốt nghiệp Trường Thiết giáp Saumur của Pháp. Trong tiếng Pháp, "saumur" còn có nghĩa là nước mắm và những người từng học ở Trường Saumur ra hay bị gọi sau lưng là "dân nước mắm" vì đã tự sáng chế ra lối chào xòe năm đầu ngón tay, như bàn tay ếch (không kẹp sát lại theo đúng quân kỷ, quân phong), lập dị, cho khác bàn dân thiên hạ… Tiếng là học về thiết giáp nhưng thực ra, chưa bao giờ Tôn Thất Đính phải áp dụng những kiến thức quân sự của mình vào thực tế.

    Sau khi Ngô Đình Diệm về Sài Gòn để làm Thủ tướng trong chính phủ Bảo Đại rồi trở thành Tổng thống của cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa, ông quan cao cấp cũ của triều Nguyễn rất thích vỗ về những viên sĩ quan có vẻ ít nhiều dây dưa với hoàng tộc. Tôn Thất Đính là một trong những viên sĩ quan như thế và được Ngô Đình Diệm phong lên cấp trung tá (sau này, khi viết hồi ký, Tôn Thất Đính đã giả vờ nhớ sai là ông ta được lên cấp đại tá ngay nhưng trò nói dối này đã bị chính những đồng nghiệp cũ của ông ta vạch trần).

    Rất biết hóng gió, năm 1957 ở Huế, Tôn Thất Đính còn khôn ngoan nhận làm con nuôi của Ngô Đình Cẩn và tìm mọi cách để anh em Diệm - Nhu tin vô điều kiện vào sự trung thành của mình đối với họ, mặc dù trước năm 1954, ông ta từng nằm trong đảng Con ó do tướng Nguyễn Văn Hinh, một nhân vật thân Pháp và rất không muốn Ngô Đình Diệm tranh chỗ, lập ra. Hoạn lộ của Tôn Thất Đính cũng thêm phần thăng hoa nhờ biết như kỳ nhông đổi màu.

    Một viên sĩ quan của quân đội Sài Gòn từng có dịp tiếp xúc với Tôn Thất Đính ở giai đoạn sau năm 1954, nhớ lại, Trung tá Tôn Thất Đính thuở đó thường có phong cách ứng xử rất "ngang tàng, hách xì đằng lắm, ưa dùng gậy chỉ huy đập thuộc cấp". Mỗi khi Tôn Thất Đính xuống xe, đi bộ trên các đường phố ở địa bàn mà ông ta phụ trách, "là thể nào cũng có một đoàn cận vệ đi giật lùi ngay phía trước ông. Dăm sáu binh sỹ này được tuyển lựa. Cao, to, vận chiến phục rằn ri (áo đuôi khỉ) của lính dù, lăm lăm tiểu liên Thompson đã được tháo báng gỗ, mặt mày bặm trợn, sát khí đằng đằng. Chả khác chi cảnh tướng phường chèo…".

    Một trong những tính xấu cố hữu của Tôn Thất Đính là luôn luôn tự bôi vẽ và nâng mình lên bằng cách hạ thấp những cộng sự và những người tiền nhiệm. Sau này, khi đã lưu vong, xuất bản cuốn hồi ký thực ít hư nhiều "20 năm binh nghiệp", Tôn Thất Đính mỗi khi kể về chuyện mình được đề cử vào một chức vụ mới nào là y như rằng lại không ngớt chê bai, nhục mạ người cũ, toàn là lũ bất tài vô tướng, làm hư bột hư đường, xôi hỏng bỏng không, để đến nỗi giờ đây tới thay thế, ông ta phải quá ư vất vả, hao tâm tổn trí, để sửa chữa những lỗi lầm cũ, trước khi áp đặt những phương án "kỳ diệu mới" của ông ta.

    Năm 1956, Tôn Thất Đính giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh ở Quảng Ngãi và năm 1957, được điều về làm Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh. Trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1961, Tôn Thất Đính trở thành Tư lệnh Quân đoàn 1. Rồi với quân hàm thiếu tướng, ông ta được cử làm Tư lệnh Quân khu IV thay cho tướng Chín. Chân ướt chân ráo về, Tôn Thất Đính đã tìm đủ mọi cách để bôi xấu người tiền nhiệm. Một nhân chứng nhớ lại: Tôn Thất Đính đã sử dụng ngay các cơ cấu điều tra, để hoàn thành cấp tốc một hồ sơ về các hành vi bê bối, hủ hóa của cặp vợ chồng tướng cũ, vừa bị hạ bệ.

    Theo một báo cáo đã được các cơ quan chuyên môn thiết lập rất công phu, với đầy đủ nhân chứng, thì ông Chín đã sách nhiễu tình dục vú em. Còn bà Chín thì tằng tịu với tay tài xế… Cũng trong cuốn hồi ký đã dẫn, Tôn Thất Đính đã tìm mọi phương thức "vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ", để hạ tướng Chín. Và không chỉ thế, Tôn Thất Đính còn cố bới móc đời tư của người tiền nhiệm, bằng những báo cáo gửi theo đường dây nội bộ của đảng Cần Lao do Ngô Đình Nhu lập ra...

    Thời gian Tôn Thất Đính làm Tư lệnh Quân khu IV cũng là giai đoạn mà ông ta tỏ ra rất mực cúc cung tận tụy với triều đại nhà Ngô. Khi Ngô Đình Diệm cùng bầu đoàn anh em thuộc hạ lên Pleiku, đi thăm khu dinh điền, gặp hôm trời mưa, đường trơn, Ngô Đình Diệm đã thay giày bốt để dễ đi lại hơn nhưng riêng Ngô Đình Luyện, em trai Tổng thống, vẫn đi giày thường. Thấy vậy, Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu Tôn Thất Đính đã vội vã ra lệnh lấy giày vải nhà binh cho ông Luyện thay. Khi giày được mang đến, đích thân Thiếu tướng Đính quỳ xuống cởi giày cho ông Luyện trước sự ngạc nhiên của tất cả sĩ quan và đoàn tùy tùng của Ngô Đình Diệm…

    Sau sự việc này, họ Ngô lại càng tin tưởng thêm vào sự trung thành nhất mực của Tôn Thất Đính. Tới năm 1962, Tôn Thất Đính là Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn, có trong tay 2.500 lính dù, 1.500 lính thủy quân lục chiến, 700 quân cảnh. Ngoài ra, ông ta còn có liên hệ với Sư đoàn 5 bộ binh… Chính Tôn Thất Đính trên cương vị của mình đã đề nghị Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn phân tán được 4 đại đội biệt kích dù đi các nơi, trước khi có cuộc đảo chính ngày 1/11/1963. Vì thế, khi đảo chính bùng nổ, lực lượng được coi là đặc biệt của chính quyền Ngô Đình Diệm coi như sạch bách, không còn một sức mạnh tác chiến nào dự trữ tại Sài Gòn…

    Mặc dù rất được trọng đãi, nhưng lòng tham vô đáy, lại rất háo danh lợi, cho rằng mình có công lớn giúp dập triều đại nhà Ngô nên Tôn Thất Đính tới đầu những năm 60, rất muốn được đeo lon trung tướng. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm không đồng ý vì cho rằng, Tôn Thất Đính đeo lon thiếu tướng đã là được trọng đãi quá rồi. Chính vì thế nên Tôn Thất Đính đã mang lòng phản trắc và vào hùa với nhóm các tướng tá cao cấp của quân đội Sài Gòn tiến hành đảo chính ngày 1/11/1963. Sự phản bội của Tôn Thất Đính đã là một gáo nước sôi đổ lên đầu triều đại nhà Ngô (cho đến phút cuối cùng trước khi bị hạ thủ, anh em Diệm - Nhu vẫn không tin là một cận thần được hưởng nhiều ân huệ như Tôn Thất Đính lại trở mặt làm phản). Ngay cả các viên sĩ quan CIA lúc đó cũng công nhận rằng, nếu không lôi kéo được tướng Đính thì nhóm đảo chính rất khó bề thành công.

    Không phải ngẫu nhiên mà trưởng phòng CIA ở Sài Gòn, John Richardson đã khuyến cáo nhóm tướng lĩnh chóp bu trong phe đảo chính rằng, phải cố gắng thuyết phục cho được Tôn Thất Đính tham gia. Tướng Trần Văn Đôn, thành phần cốt cán trong phe đảo chính, biết rõ nỗi ấm ức của Tôn Thất Đính trong chuyện không được Ngô Đình Diệm cho lên sao, đã khéo léo dùng những lời xúc xiểm để Tôn Thất Đính đi theo nhóm đảo chính.

    Sau khi anh em Diệm - Nhu bị sát hại và phe quân sự lên nắm quyền ở Sài Gòn, Tôn Thất Đính đã giữ chức Phó chủ tịch cái gọi là Hội đồng Quân nhân cách mạng. Tuần lễ đầu của tháng 11/1963 đã mang lại cảm giác ngất ngây cho Tôn Thất Đính cũng như Trần Văn Đôn. Có lần hai viên tướng này ra dạo chơi quảng trường Lam Sơn đã được những kẻ hâm mộ quá khích công kênh lên như những người hùng của cuộc đảo chính 1/11/1963. Tuy nhiên, chỉ ba tháng sau, cốt khỉ lại hoàn cốt khỉ. Ngày 1/2/1964, do mâu thuẫn quyền lợi, tướng Nguyễn Khánh từ Pleiku đã lén về Sài Gòn tiến hành trót lọt cái gọi là "cuộc chỉnh lý" và Tôn Thất Đính cùng một số viên tướng bị coi là "trung lập" khác bị loại khỏi cuộc chơi lớn. Tôn Thất Đính bị đưa lên biệt giam tại Pleiku trong một thời gian.

    Trong suốt cuốn hồi ký "20 năm binh nghiệp" xuất bản trong cảnh lưu vong sau này, Tôn Thất Đính vẫn rất cay cú, oán hận Nguyễn Khánh về chuyện đó, nhưng đúng như một nhân chứng đã viết, sao ông ta không chịu khó phân tích, để thấy là, nếu Nguyễn Khánh không thực hiện cuộc chỉnh lý ngày 1/2/1964 thì thể nào cũng có một viên tướng khác làm, cũng do lệnh của các "thái thú" Mỹ như Cabot Lodge hoặc Maxwell Taylor như họ đã từng ra lệnh để lật đổ triều đại nhà Ngô? Cũng giống như là vào những ngày cuối tháng 10/1963, Tôn Thất Đính và Trần Văn Đôn đã nhận lệnh của điệp viên CIA Conein để làm đảo chính triều đình nhà Ngô vậy! Đã làm phận tay sai thì phải chịu "rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"!

    Tuy nhiên, là một kẻ hoạt đầu vào hàng cao thủ, sau này Tôn Thất Đính vẫn tìm đủ mọi cách để năm 1966, trở thành Tổng cục trưởng Quân huấn kiêm nhiệm Tổng thanh tra Quân lực, dù đó là những chức vụ chẳng có mấy quyền lực. Năm 1966, ông ta còn được giữ chức Tư lệnh Vùng I Chiến thuật khi có những sự cố liên quan đến phong trào đấu tranh của phật tử. Và trong giai đoạn 1967-1968, Tôn Thất Đính vẫn cạy cục để được đắc cử Thượng nghị sĩ trong Liên danh Hoa Sen rồi làm Chủ tịch ủy ban Quốc phòng Thượng nghị viện Sài Gòn. Thậm chí trong giai đoạn từ năm 1970 tới năm 1972, Tôn Thất Đính còn là Trưởng Khối Xã hội Dân chủ (?!) Thực khôi hài!.

    Cà cuống chết đến đít còn cay, khi làm chủ bút tờ Công Luận, Tôn Thất Đính vẫn giữ cây gậy chỉ huy (bâton de commandement) từ thời còn làm tướng. Có bữa quá nóng giận, mất khôn, ông ta đã dùng cây gậy đó gõ lên đầu anh quản lý, không ngờ bị anh ta giằng được gậy đánh lại… Hết thiêng!

    Sau tháng 4/1975, Tôn Thất Đính phải rơi vào cảnh sống tỵ nạn nơi đất khách quê người. Nghe nói, trong những ngày di tản, khi tới đảo Guam, lúc nào Tôn Thất Đính cũng đóng kịch, giả vờ điên khùng, ngớ ngẩn, để gợi lòng thương xót và luôn luôn lo sợ các thuộc cấp cũ nổi khùng lên thượng cẳng chân cẳng tay cho bõ tức. Thế nhưng, khi đã ngồi ấm chỗ ở Mỹ, Tôn Thất Đính lại vẫn nổi máu háo danh lợi cũ, không chịu ngồi yên ăn năn hối lỗi vì những tội ác trong quá khứ mà vẫn để cho mình bị dụ vào những chức vụ hữu danh vô thực để tham gia các hoạt động dã tràng chống lại tổ quốc cũ

    Văn Thư

  3. CaCom2009(17 months ago)

    Tên Tôn Thất Đính này đúng là có diện mạo của một phản tướng, thật bất hạnh cho nền Đệ Nhất Cộng Hoà có một tướng hèn như Tôn Thất Đính vừa bất tài vừa tráo trở.

4 comments:

Danh Nguyen - MD USA said...

Ton That Dinh la nguoi bat tai, bat nghia, bat tri va bat trung.

HOANHKIMTHU said...

NAM MO A DI DA PHAT.
CHUNG CON XIN TAM HUONG LEN CHU PHAT MUOI PHUONG CAU SIEU CHO HUONG LINH TUONG TON THAT DINH SIEU SANH MIEN PHAT QUOC.
CHUNG TA NEN BIET RANG" TAT CA DEU NHAN QUA" KHONG NEN PHI BAN TAO KHAU NGHIEP VA DOA VAO DIA NGUC A TY.
DOI VO THUONG'. PHAI HIEU BIET TRI AN CHO TO QUOC.
*** A DI DA PHAT ***

Anonymous said...

TON THAT DINH (TON THAT BAI) LA MOT KE NGU NGOC, LA MOT THANG PHAN BOI, LA MOT KE THAT BAI, VI NO GOP PHAN CHINH YEU TIEU DIET VNCH.1 (BUOC#1 DUA DEN: MAT NAM VN VAO TAY CONGSAN) VA VIET THU TIEU CO TONG THONG DIEM & ONG NHU; LA NHUNG NGUOI BAN ON CHO NO.

NHUNG SAO LA CO NHUNG KE NGU DDAN MAC QUAN PHUC VIETNAMCONGHOA DUA DAM TEN NAY ????

VIETNAMCONGHOA VAY SAO ???
CO VANG 3SOCDO DE PHU LEN HOM MOT THANG HEN NHU VAY SAO ???
AI CON TON VINH COVANG3SOCDO ???
AI CON TON TRONG QUAN LUC CNCH ???

Anonymous said...

AI CON TON VINH COVANG3SOCDO ???
AI CON TON TRONG QUAN LUC CNCH (sua lai la VNCH) ???