Sunday, March 20, 2011

VỤ THẢM SÁT TẠI MỸ LAI VÀ TẾT MẬU THÂN HUẾ


VỤ THẢM SÁT TẠI MỸ LAI VÀ
TẾT MẬU THÂN HUẾ
________________________________________________________________________________________________ ____
NGUYỄN KHẮP NƠI
Suday 8:30pm
Vào cuối tuần vừa qua, nhân dịp được nghỉ lễ Lao Động, tôi có thời gian rảnh rỗi để xem TV. Tối Chủ Nhật 13 03 2011, lúc 8:30 pm, vừa mới mở đài SBS lên, tôi đã được xem ngay chương trình Dateline do Nữ phóng viên Yalda Hakim điều khiển, phỏng vấn ông David  Brill về vụ thảm sát ở Mỹ Lai ngày 16 03 1968.
Hình số 7: Trực thăng dọn chiến trường trong cuộc hành quân Mỹ Lai

Ông David Brill là phóng viên truyền hình trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Trong suốt 40 năm trời ông đã đi khắp thế giới để thâu hình những biến cố trọng đại trong đó có chiến tranh Việt Nam. Trong chuyến về thăm Việt Nam vừa qua cho chương trình Dateline, ông đã tới nơi xẩy ra vụ thảm sát, gặp những người dân còn sống sót của trận thảm sát đó. Ông cũng đã gặp và nói chuyện với Lê Dân, đạo diễn cuốn phim “Letters from Son My để tạo ra hình ảnh cho buổi phỏng vấn này.
Đối với người Việt Nam chúng ta, ai ai cũng đều biết về vụ thảm sát ở Mỹ Lai này.

Hình số 1: Cô Yalda, phụ trách chương trình Dateline.
Trong chiến tranh, điều gì cũng có thể xẩy ra. Đã có những vụ chính không quân Mỹ bỏ bom lầm vào lính của họ và lính Việt Nam Cộng Hòa, giết chết nhiều sinh mạng một cách phi lý. Cũng đã có những vụ Lính bắn lầm vào dân.
Tài liệu được trích dưới đâyh là của Wikipedia (Tiếng Anh và Việt):
“Tin tình báo của Mỹ cho hay, Tiểu đoàn 48 của Bắc Việt (48th Battalion of the NLF (National Front for the Liberation of South Vietnam Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam), sau khi bị tổn thất nặng trong cuộc Tổng Tấn Công của Việt Cộng vào ngày Tết Mậu Thân, đã rút về dưỡng thương tại xóm Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ tỉnh Quảng Ngãi.
Quân đội Mỹ đã mở một cuộc hành quân tấn công vào những ngôi làng nói trên để tiêu diệt đám tàn quân Việt Cộng này. Đơn vị tham chiến là Lữ đoàn 11 của Sư Đoàn 23 Bộ Binh Mỹ (Sư đoàn này được điều tới Việt Nam vào tháng 12 năm 1967).
Vào ngày 16 03 1968, sau khi pháo binh và trực thăng võ trang bắn dọn chiến trường, Thiếu Úy (Second Lieutenant) William Calley, Trung đội trưởng của Trung đội 1, Đại đội Charlie, Tiểu Đoàn 1, được lệnh tấn công vào Mỹ Lai.
 
Hình số 2: Thiếu Úy William Calley.
Những người lính và sĩ quan của Tiểu Đoàn 1 đã được lệnh:
“Giết tất cả những đám du kích, lính Bắc Việt và những kẻ bị nghi ngờ. Tóm lại, kể cả những người khi chúng ta kêu họ đứng lại mà họ vẫn bỏ chạy. (Some of the company soldiers, including platoon leaders, later testified that the orders as they understood them were to kill all guerrilla and North Vietnamese combatants and "suspects" (including women and children, as well as all animals), to burn the village, and pollute the wells.[14] He was also quoted as saying "They're all V.C. now go and get them" and was heard saying "Who is my enemy?" and added "Anybody that was running from us, hiding from us, or appeared to be the enemy. If a man was running, shoot him, sometimes even if a woman with a rifle was running, shoot her."
Sau trận chiến, Thiếu úy Calley bị đưa ra tòa án quân sự vì tội phạm chiến tranh.
Tòa án Quân Sự Mỹ, nhóm vào ngày 17 tháng 3 năm 1970, đã buộc tội 14 sĩ quan (bao gồm cả thiếu tướng Samuel W. Koster, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 23 và Đại Tá Henderson Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoán 11) về việc che giấu thông tin liên quan tới sự kiện Mỹ Lai. Phần lớn các lời buộc tội sau đó đã được hủy bỏ.
Sau phiên tòa kéo dài suốt 10 tháng trời, mặc dù đã tuyên bố mình chỉ tuân theo mệnh lệnh của sĩ quan cấp trên (đại úy Medina), Calley bị tòa tuyên là có tội ngày 10 tháng 9 năm 1971 với các tội danh giết người có chủ ý và ra lệnh cho cấp dưới nổ súng. Ban đầu Calley bị tuyên án chung thân nhưng chỉ 2 ngày sau tổng thống Nixon đã ra lệnh thả Calley. Sau cùng Calley chỉ phải chịu án 4 tháng rưỡi tại Fort Leavenworth, Kansas.”

Tóm lại, đối với mọi người, kể cả tòa án, cuộc thảm sát ở Mỹ Lai xẩy ra chỉ vì những người Lính đã được ra lệnh bắn vào những người cầm súng đạn chống lại, những người tình nghi, kể cả những ai bỏ chạy khi được lệnh đứng lại.
Trong chiến cuộc, điều gì cũng thể xấy ra, thật là đáng tiếc. Những ngưới lính như William, chỉ mới được điều tới Việt Nam có hơn ba tháng, chưa đủ kinh nghiệm để xét đoán xem ai là địch? Ai là dân? Tôi và bạn, đều là con dân của Việt Nam Cộng Hòa, ai chả xót xa khi thấy dân lành bị chết oan.

Sau khi xem xong chương trình phỏng vấn, tôi đã có một vài nhận xét như sau:
1.   Khi được cô Yalda hỏi: Có rất nhiều tấm ảnh ở đây, họ kiếm ở đâu ra vậy? YALDA HAKIM:  There are a number of photographs there. Where did they get these photographs?
Ông David đã trả lời: đây là một cuộc hành quân vào những ngôi làng đã được biết rõ là làng có Việt Cộng, nên đã có những phóng viên và nhiếp ành gia chuyên nghiệp đi theo để chụp hình và quay phim. Thiếu úy Calley chỉ là một con dê tế thần (scapegoat) mà thôi, chính ra, những sĩ quan cao cấp của anh ta mới là người bị tội.
Đúng, David nói đúng, đây là vùng hành quân và Việt Cộng đang ở trong đó, việc nổ súng là điều khó tránh được. Những ai ra lệnyh mới bị tội, còn William Calley chỉ là người thừa hành cấp nhỏ mà thôi.
Cô Yalda hỏi tiếp: Trong phim, có đoạn quay cảnh William trở về Việt Nam để xin lỗi. Việc đó đâu có đâu! Tại sao đạo diễn lại tại ra cảnh này? YALDA HAKIM: In the film Lieutenant William Calley returns to the village and apologises. That didn't happen. Why do you think they created that scene?
David đã trả lời:
“Tại vì họ muốn anh ta làm công việc này nhưng sự thực anh ta không có làm như thế . . .”

Ai cũng biết, đây chỉ là một cuốn phim tuyên truyền của Việt Cộng mà thôi.
Khi được hỏi: Tại sao người ta lại làm cuốn phim này (Why do you think they made a film about it? David cũng đã trả lời:
Để nhắc nhở cho những thế hệ trẻ Việt Nam và cả thế giới sau này biết tới điều gỉ đã xẩy ra 43 năm về trước.
Làm sao mà những điều này đã xẩy ra và vẫn đang xẩy ra?
Rất đúng, những điều đáng tiếc đó đã và đang xẩy ra ở khắp nơi, trên chiến trường. Những ai đã từng theo dõi chiến tranh đang xẫy ra ở Irak, Afganistan, đều đã thấy những việc đáng tiếc đó xẩy ra.
Hình số 3: Tài tử Tommy Lee Jones trong phim “Rules of Engagement”

Nếu bạn đã từng xem cuốn phim “Rules of Engagement” do tài tử Tommy Lee Jones và tài tử da đen Samuel Jackson đóng, thì mới thông cảm cho người lính ngoài trận tuyến: Họ bắn vào đám đông vì trong đó có những người cầm súng bắn vào họ trước, nhưng khi chụp hình, chỉ thấy lính bắn dân thôi chứ không thấy dân bắn vào lính (vì những tên này bắn xong là lẫn vào trong dân rồi.)
Hình số 4: Tài tử Samuel Jackson trong phim “Rules of Engagement”

Điều mà tôi muốn nói với ông David và cô Yalda và chương trình Dateline là:
Nếu quý vị muốn nhắc nhở cho các thế hệ trẻ ở Vỉệt Nam và trên thê giới biết những gì đã xấy ra ở Việt Nam 43 năm về trước?
Nếu quý vị muốn đặt câu hỏi “Làm sao mà những điều này đã xẩy ra và vẫn đang xẩy ra?     
Xin quý vị xem lại những cuốn phim và tài liệu về

CUỘC THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN Ở HUẾ NĂM 1968
Thì những thắc mắc của quý vị mới được hoàn toàn trả lời thỏa đáng.

Thảm sát tại Huế Tết Mậu Thân (Hue massacre) là một cuộc thảm sát ghê rợn nhất trong chiến tranh nhân loại từ trước tới nay. Trong vòng một tháng trời chiếm đóng Huế, bọn Mặt Trận Giải Phóng Miến Nam và Bộ đội Việt cộng đã tàn sát hơn Sáu ngàn người dân, lính, cảnh sát không một vũ khí nào trong tay. Chúng chôn những người này, kể cả những người còn sống, trong những ngôi mộ tập thể chung quanh thành phố Huế.
Hình số 5: Xương cốt của những người bị Việt cộng giết
Trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân Huế
Các vụ giết người này là có chủ tâm và là một phần của một cuộc thanh trừng quy mô lớn cả một tầng lớp trong xã hội. Một số nguồn khác, trong đó có những người phản đối chiến tranh, thì khẳng định rằng số lượng và hoàn cảnh của những người bị thiệt mạng đã bị khuếch đại và ngụy tạo để phục vụ mục đích tuyên truyền trong chiến tranh.
Nếu ông David là một phóng viên nhà nghề, đã từng quay phim về chiến tranh Việt Nam, chắc chắn là ông sẽ phải quay phim và có những cuộc phỏng vấn của SBS và Dateline về cuộc thảm sát có một không hai trong lịch sử nhân loại này.
Tôi xin nhắc quý vị những chi tiết về cuộc thảm sát này, như sau:
“Lợi dụng chiêu bài ngưng chiến trong dịp tết đã được hai bên ký kết, sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp Tết Nguyên Đán, Bộ đội Cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Dân Tộic Giải Phóng Miền Nam đã cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam - trong đó có Sài Gòn và Huế.
Trong suốt 28 ngày làm chủ thành phố Huế, bọn Mặt Trận Giải Phóng cùng với Bộ đội Cộng Sản Bắc Việt đã bắt những học sinh sinh viên đã không theo chúng đi biểu tình trong những ngày tháng trước đó, những đảng viên các đảng phái chống lại Việt Cộng, những Cảnh sát và binh sĩ nghĩ phép về thăm nhà. Úc đầu, chúng lập ra những tòa án do chính bọn sinh viên theo Cộng sản làm chánh án và xử tử hình tất cả mọi người được đưa ra xử. Sau khi thấy không còn ở lại Huế được nữa, bọn chúng đã đem những người bị bắt còn lại ra xử bắn hết và chôn trong những ngôi mộ tập thể. Hơn 5 ngàn người đã bị giết trong thời gian 28 ngày sắt máu này. Trong đó có hơn 2 ngàn người còn được ghi là mất tích vì không tìm thấy xác.
Hình số 6: Quan tài của những nạn nhân của Việt cộng trong vụ Thảm sát
Tết Mậu Thân Huế.
Cuộc thảm sát Mỹ lai, dù sao cũng chỉ là trong trận chiến, và tất cả các sĩ quan liên hệ, từ Tướng tới Tá và Úy đều bị đưa ra tòa. Còn trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, không một tên Việt Cộng nào bị đưa ra tòa, mặc dù cho tới nay, chúng vẫn còn sống (anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế phát sinh từ sự thù hằn cá nhân, từ những hành vi không bao giờ có thể hiểu nổi. Bọn Việt Cộng giết bất cứ ai mà chúng coi là đã chống lại hoặc là không theo chúng.
Ông Stephen Miller, nhân viên của Mỹ đã bị bắn ngay vào đầu tại nhà thờ Huế. Ngay cả những Giáo sư Đại Học Y khoa của Đức đang dậy tại Đại Học Y Khoa Huế, hội viên của một Hội Truyền Giáo của Đức, cũng  bị chúng đem ra xử tử. Đó là Giáo sư Horst Krainick, Dr. Alois Altekoester và Dr. Raimund Discher.
Dã man tới độ, những người dân đã trốn vào trong nhà thờ ở Huế, tất cả những ai trên 15 tuổi đều bị dẫn ra ngoài xử bắn tập thể. Lý do là những người theo đạo Thiên Chúa Giáo là . . . kẻ thù của Cộng sản.
Đa số những xác chết được tìm thấy, đều có vết đạn bắn vào người hoặc dao đâm, đôi khi sọ của họ bị đánh nát ra.
Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, không cần đóng phim lại, chỉ cần coi từng tấm hình, từng khúc phim thâu trong khoảng thời gian đó, cũng đủ để cho các ngừoi trẻ Việt Nam và trên thế giới hiểu rõ những gì đã xẩy ra 43 năm về trước, và tự hỏi:
Những tội ác như vậy, làm sao mà con người lại có thể làm được? Có ai sau này có thể phạm tội như vậy được hay chăng?
Cuối cùng, tại sao những kẻ phạm tội như vậy lại nhởn nhơ sống ngoài vòng pháp luật của thế giới?
Trong website của SBSTV, trong mục Dateline, có một chỗ để chúng ta có thể bỏ vào đó ý kiến của mình. Xin bạn đọc hãy vào website này mà bầy tỏ ý kiến của minh. Tôi cũng sẽ gởi một phần cùa bài viết này cho Dateline.
Trong chiến tranh, đều có những sự đáng tiếc xẩy ra. Nhưng nếu đã viết đã đưa lên TV một phía, phải đưa ra những việc làm của phía thứ hai nữa mới là công bằng.
NGUYỄN KHẮP NƠI.

No comments: