Wednesday, March 23, 2011

Vụ tử hình ông Phan Quang Đông sau 01/11/63

LTS- chúng tôi chưa kiểm chứng được sự trung thực của tài liệu này, xin xem đây là tài liệu tham khảo. theo như  ông Liên Thành thì ông Phan Quang Đông chấp nhận 'tội" do bọn chúng vu oan để bảo vệ cho danh tánh những người còn hoạt động 'trong lòng địch'. Việc giết ông Phan quang Đông và ông Đại tá Lê hữu Tung đẻ bẽ gãy lực lượng gián điệp/phản gián VNCH. của Trân trọng


Vụ tử hình ông Phan Quang Đông sau 01/11/63


Nhân có sự trao đổi, phản bác về vụ tử hình ông Phan Quang Đông trong sách "Biến Động Miền Trung"(tác giả Liên Thành), tác giả Liên Thành cho rằng đây là vụ kết án oan đối với ông Phan Quang Đông còn một số khác thì cho rằng Phan Quang Đông … đã phạm tội ác dưới chế độ họ Ngô.Chúng tôi xin cung cấp độc giả gần xa thêm một số chi tiết về vụ xử tử hình

độc nhất vô nhị đối với một tay trung thần của nhà Ngô qua 2 bản tin của Báo Chính Luận về vấn đề này và Bản Khẩu Cung của Phan Quang Đông .

Ông là viên chức VNCH duy nhất bị kết án tử hình sau 01-11-1963.

Cuộc Cách Mạng ngày 1-11-1963 đã đưa đến cái chết của tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu. Sau cái chết của hai anh em họ Ngô là một loạt báo thù các cộng tác viên thân tín của gia đình họ Ngô. Một trong những nạn nhân của cuộc thanh trừng này là ông Giuse Phan Quang Đông. Năm đó ông làm trưởng ty Cảnh Sát Quốc Gia -Huế. Theo ông Đỗ Mậu thì chính Phan Quang Đông là người đã cho tay chân bộ hạ hành hạ tra tấn các nạn nhân trong các vụ án "Gián Điệp Miền Trung", "Gián Điệp cho Pháp", và "Cộng Sản Nằm Vùng".

Sau khi bị giam và bị xét xử, lúc 2 giờ 30 phút chiều Thứ Bảy Tuần Thánh 28-3-1964, tòa tuyên án tử hình ông Giuse Phan Quang Đông, vì các tội gọi là “Mật Vụ Nhu- Diệm, đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu, bắt giam và hành hạ dã man, tàn bạo Quí Thầy , tín đồ Phật Giáo, cướp bóc và sát hại nhân dân”.

Khi biện lý đọc xong bản án, viên lục sự hỏi ông Đông:

- Tình trạng tâm hồn anh lúc này ra sao?

Ông Đông bình tĩnh trả lời:

- Tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi là người Công Giáo. Tôi chỉ sợ tòa án lương tâm tôi và tòa án Đức Chúa GIÊSU KITÔ mà thôi. Nhưng hai tòa án này không kết tội tôi!

Một giờ sau khi lãnh nhận bản án tử hình, trở lại nhà giam trung ương của tỉnh Thừa Thiên, ông Đông lấy giấy viết lá thư vĩnh biệt hiền thê dấu ái tên Margarita Thúy Toan như sau : “Tòa án cách mạng vừa kết án tử cho anh. Anh cố gắng cầm nước mắt để viết cho em những hàng chữ cuối cùng này, vì ngày còn lại cuộc đời anh nơi dương thế có thể đếm được trên các đầu ngón tay.
Anh chỉ nghĩ đến duy nhất một mình em. Trong 5 tháng tù đày, hình ảnh em là suối nguồn mang niềm an ủi đến cho anh. Giờ đây đứng trước cái chết gần kề, anh giữ lại âu lo cho riêng mình và nguyện cầu cùng THIÊN CHÚA, Đức Mẹ MARIA ban cho chúng ta niềm an bình nội tâm và được hàn huyên lần cuối. Em yêu dấu, quả thực, không gì mạnh hơn tình yêu. Tình yêu xóa tan nỗi lo sợ cái chết gần kề. Tình yêu chiến thắng tất cả. Mấy tháng nay, anh cầu nguyện thật nhiều cùng Chúa và Mẹ Ngài, cùng Thánh Cả GIUSE và thánh nữ Margarita. Xin Các Ngài phù hộ chúng ta”.

Trong phần tiếp của lá thư vĩnh biệt vợ hiền, ông Đông dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA đã cho mình biết trước giờ chết, điều mà ông vẫn cầu xin Chúa tránh cho mình khỏi cái chết bất ưng, chết mà không dịp dọn mình và ăn năn đền tội. Giờ đây ông có đủ giờ để chuẩn bị tâm hồn bước vào thế giới bên kia. Ông an lòng với cái chết của mình, nhưng điều làm cho ông đau đớn nhất, chính là việc ra đi gây đau khổ cho vợ. Vợ ông phải chịu bao nhục nhã vì miệng lưỡi người đời độc ác, kết tội ông, gán cho ông không biết bao nhiêu tội ác mà ông không phạm. Chỉ có người duy nhất hiểu ông và không kết tội ông, chính là vợ ông. Ông cũng nghĩ đến tương lai của hai đứa con yêu dấu. Không biết rồi đây, khi lớn lên chúng nghĩ gì về người cha của chúng, người cha quá say mê việc chính trị, đến nỗi phải rước họa vào thân và gieo tang tóc cho gia đình. Rút kinh nghiệm bản thân, ông Đông khuyên vợ: “Em hãy cố gắng giáo huấn hai con biết khôn ngoan dung hòa giữa lý tưởng và thực tế, biết đặt Đức Tin nơi trung tâm cuộc sống, còn lại các hoạt động xã hội và chính trị chỉ là phụ thuộc”.

Trở lại bản án tử hình, ông Đông viết cho vợ: “Anh nhận thấy Chúa và Mẹ Ngài yêu thương anh biết bao. Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, ngày đầu tiên anh phải ra tòa, cũng là ngày trong tuần tám ngày kính Thánh Cả GIUSE, Bổn Mạng gia đình mình”. Và hôm qua, Thứ Sáu Tuần Thánh, lần thứ hai anh phải ra tòa, anh thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì ơn huệ bị gọi ra trước tòa án vào đúng ngày Chúa bị kết án”. Và hôm nay, Thứ Bảy Tuần Thánh, là ngày anh lãnh nhận bản án tử hình. Đâu có gì an ủi hơn phải không em? Đức Chúa GIÊSU ngã quỵ dưới sức nặng của Thánh Giá, và anh cũng ngã quỵ dưới sức nặng của Thánh Giá. Nguyện xin THIÊN CHÚA gìn giữ em thánh thiện và trong sạch bên cạnh hai con chúng ta”.

Lời cuối của lá thư vĩnh biệt là lời lẽ thống thiết của người chồng trẻ, ra đi để lại nỗi khổ cho vợ góa với hai đứa con thơ. Nhưng tờ thư đã không bao giờ kết thúc.

Ngày 6-5-1964, dưới áp lực của Quí Thầy và Hoa Kỳ (Henry Cabot Lodge, …), Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cho thành lập Tòa Án Quân sự tại Huế đem Phan Quang Đông ra xử bắn. Với tội danh: Mật Vụ Nhu, Diệm, đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu, bắt giam và hành hạ dã man, tàn bạo Quí Thầy và tín đồ Phật Giáo. Ông đã bị xử bắn tại sân vận động Tự Do tức sân Vận Động Bảo Long tại Huế.

Những người dân Huế nào quan tâm đến chính trị đều biết mối giao du thân mật giữa ông Ngô Đình Cẩn và ông Thích Trí Quang. Hầu như mỗi tuần họ đều đến thăm viếng, đàm đạo với nhau. Thế nhưng sau khi thành công lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Thích Trí Quang đã áp lực Tướng Nguyễn Khánh nhất định không được phép ký lệnh ân xá tử hình Ngô Đình Cẩn, mặc dầu nạn nhân đang bị bại liệt do chứng tiểu đường trầm trọng. Quí Thầy, Hoa Kỳ (Henry Cabot Lodge, …), và Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng muốn tiêu diệt dư đảng Cần Lao và các tay chân trung thành của chế độ họ Ngô. Bà chị vợ của Phan Quang Đông đích thân đến lạy lục “Thầy” Trí Quang xin can thiệp cho Phan Quang Đông thoát khỏi án tử hình do Tòa Án Cách Mạng xử thì Trí Quang đã lạnh lùng khước từ : “Tôi là người tu hành, không dính líu đến chính trị!”.

Phan Quang Đông quê quán Nghệ An, có cha mẹ bị cộng sản đấu tố cho đến chết trong Cải Cách Ruộng Đất, nên nuôi mối thâm thù tận xương tủy đối với cộng sản. Để rửa mối thù cho cha mẹ, Phan Quang Đông tình nguyện hợp tác với ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn trong công tác gửi biệt kích xâm nhập Miền Bắc để tổ chức xây dựng hạ tầng cơ sở trong lòng địch. Phan Quang Đông không hề dính líu đến vấn đề an ninh, tình báo ở Miền Nam nên không thể quy cho anh là một phần tử ác ôn (?) đàn áp Phật giáo như sự cáo buộc của các nhà sư tranh đấu ở Huế. Thế nhưng Phan Quang Đông đã bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng xử tử hình tại sân vận động Huế do áp lực của “quý Thầy”. Tướng Đỗ Cao Trí là người biết rõ trách nhiệm công tác của Phan Quang Đông, không dính dáng gì đến an ninh nội địa Miền Trung, nhưng vì sợ “Các Thầy” nên không can thiệp, để mặc cho Phan Quang Đông bị xử tử (theo tác giả Liên Thành).

Theo Tin Chính Luận 7-5-64
[[Nguồn tin (gần như chính xác) của Việt Tấn Xã cho biết: Quốc Trưởng đã bác đơn xin ân xá
Theo đúng tinh thần đạo luật 28-2 đã được ban hành
Chủ Nhật này Cẩn sẽ bị chém đầu?
*Vụ đàn áp Phật tử trước đài phát thanh Huế lúc nào mới xử? Xử ở đâu?
SÀIGÒN 5-5 (VTX).- Nguồn tin có thẩm quyền cho biết sáng nay, Trung Tướng Dương Văn Minh, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa đã bác đơn xin ân xá của các tử tội Phan Quang Ðông và Ngô Ðình Cẩn.

Phan Quang Ðông sinh năm 1928 tại Hà Tĩnh, do Tòa Án Cách Mạng ngày 28-3-1964 tại Huế xử phạt tử hình về tội mưu sát, bắt giam người trái phép, sách thủ tiền tài và lũng đoạn kinh tế quốc gia.

Ngô Ðình Cẩn sinh năm 1911 tại Huế, do Tòa Án Cách Mạng ngày 22-4-1964 tại Sàigòn xử phạt tử hình về tội cố sát, mưu sát, bắt giam người trái phép, sách thủ tiền tài và lũng đoạn kinh tế quốc gia.

Theo sự trù liệu của các sắc luật tổ chức Tòa Án Cách Mạng 4-64 ngày 28-2-1964, các tử tội sẽ bị hành xử chậm lắm là 5 ngày sau khi đơn ân xá bị bác.

Trên đây là nguyên văn bản tin của Việt Tấn Xã, cơ quan thông tấn và tiếng nói gần như chính thức của chính quyền. Theo đúng luật, thì 5 ngày sau khi quốc trưởng bác đơn, (nghĩa là tới ngày Chủ Nhật 10-5-1964) Phan Quang Ðông và Ngô Ðình Cẩn sẽ bị hành quyết.

Cho tới nay, chưa có một nguồn tin chính thức nào về ngày và nơi xử vụ đàn áp Phật tử trước đài phát thanh Huế]].

Theo Tin Chính Luận 8-5-64
[[Sắc lệnh bác đơn xin ân xá của Ðông và Cẩn
SÀIGÒN (VTX).- Sáng 5-5-64, Trung Tướng Dương Văn Minh, Quốc Trưởng VNCH đã ký một ngày hai sắc lệnh số 0006-QT/SL và số 0007-QT/SL bác đơn xin ân xá của Phan Quang Ðông (đề ngày 28-3-64) và của Ngô Ðình Cẩn (đề ngày 23-4-64), nguyên văn như sau:

Sắc lệnh số 0006-QT/SL
Ðiều Thứ Nhất.- Nay bác đơn xin ân xá của Phan Quang Ðông sinh năm 1928 tại Hà Tĩnh, do Tòa Án Cách Mạng ngày 28-3-64 tại Huế xử phạt tử hình về tội mưu sát, bắt giam trái phép, sách thủ tiền tài và lũng đoạn kinh tế quốc gia.
Ðiều Thứ Hai.- Thủ tướng Chánh phủ thi hành sắc lệnh này.

Sắc lệnh số 0007-QT/SL
Ðiều Thứ Nhất.- Nay bác đơn xin ân xá của Ngô Ðình Cẩn sinh năm 1911 tại Huế, do Tòa Án Cách Mạng ngày 22-4-64 tại Sàigòn xử phạt tử hình về tội cố sát, mưu sát, bắt giam trái phép, sách thủ tiền tài và lũng đoạn kinh tế quốc gia.

Ðiều Thứ Hai.- Thủ tướng Chánh phủ thi hành sắc lệnh này.

Trong số báo ra ngày hôm qua, căn cứ vào bản tin chính thức công bố trên bản tin của cơ quan Việt Tấn Xã, chúng tôi loan về việc Trung Tướng Quốc Trưởng đã bác đơn xin ân xá của hai tử tội Phan Quang Ðông và Ngô Ðình Cẩn.
Trước đây mấy hôm còn có tin đăng trên nhiều báo nói rằng Hội Ðồng Ân Xá (có báo lại nói là Hội Ðồng Thẩm Phán, Hội Ðồng Tư Pháp Tối Cao) đã bác đơn xin ân xá của hai tử tội nói trên. Tin này không hề được xác nhận mà cũng không hề bị đính chính.

Nay thì đã có tin chính thức đăng tải văn kiện chính thức về vấn đề bác đơn xin ân xá.

Trong vòng vài ba ngày nữa đây tử tội sẽ bị chặt đầu, nhưng vụ án xét xử chế độ độc tài Ngô Ðình Diệm như thế là đã kết thúc phần quan trọng nhất. Tòa Án Cách Mạng khi lên án tử hình Ngô Ðình Cẩn, đã căn cứ vào luật công bình mà bắt Ngô Ðình Cẩn phải đền tội một cách xứng đáng. Sau đó Quốc Trưởng bác đơn xin ân xá của tử tội là cũng đã thể theo lòng dân; muốn thấy kẻ có tội thì phải đền tội xứng đáng, làm gương cho hậu thế soi chung]].

KHẨU CUNG PHAN QUANG ĐÔNG
Năm một ngàn chín trăm sáu mươi ba, ngày ba mươi tháng 12 hồi chín giờ
Chúng tôi Trần Văn Cư, Chủ sự phòng Cảnh Sát, Nha Cảnh Sát Quốc Gia Miền Bắc Trung Nguyên Trung Phần, Tư Pháp Cảnh Lại có ông Nguyễn-văn-Mão giúp việc thư ký có hỏi cung tên :

Phan Quang Đông

Hiện can: cán bộ Việt-Cộng lộn sòng trong hàng ngủ Quốc Gia.
Hỏi về lý lịch, “bị can” đã khai:

Vấn đáp: Tôi tên là Phan-quang-Đông, 37 tuổi quốc tịch Việt-Nam con của ông Phan Quang Cù ( chết ) và bà Đậu-thị-Ba, sanh chánh quán : Lê Định, Hương Sơn Tỉnh Hà-Tĩnh, hiện trú ngụ tại 9 đường Lê Lợi, Huế nghề nghiệp : Công chức Sỉ quan đồng hóa Sở Nghiên cứu Chính trị, học lực tương đương Tú tài, công giáo, đảng viên Cần Lao Nhân Vị* từ năm 1955, gia cảnh: vợ là Nguyễn thị Thúy Toan và 1 con, anh em: Phan quang Mai, Phan quang Khuê, Phan quang Quê hiện cùng với mẹ ở Bắc Việt, tiền án: không.

Hỏi về qúa trình họat động, bị can khai:
Vấn đáp: Từ 1939 đến 1944, tôi là học sinh trường Saint Baptiste de la Salle Nha Trang, Năm 1944-45, Tôi học trường Chính-Hóa, Vinh. Sau 9/3/45 tôi ở nhà. Thời Việt Minh, tôi gia nhập giải phóng quân đến năm 1946, giải ngủ vì lý do sức khỏe. Từ 9/1946 đến 1950, tôi tiếp tục học tại trường Hùynh Thúc Kháng, Hà Tĩnh (Vùng Việt Minh). Từ 1950 đến 1953, tôi dạy học tại trường Tư Thục Công giáo Thiên Khải đường Nghệ An, tháng 12/1953 tôi cùng các tên Phan Quang Điều, Phan Đình Phúc và Phan Quang Chính trốn qua Lào.

- Từ tháng tư 54 đến tháng 9/54 tôi về Sàigon, học trường sinh viên sỉ quan Thủ Đức rồi đào ngủ.
- tháng 2/55, tôi vào làm cho Sở nghiên cứu Chính trị của Bác sỉ Tuyến và đựơc ông nầy chọn đi học khóa Tình báo Phi Luật Tân, đến 6/55 mản khóa, trở về sở Nghiên cứu phụ trách việc dịch các bản tin Việt ra Pháp

- Từ 3/56 đến 10/56 tôi làm Trưởng Ban Phỏng vấn di cư vượt tuyến tại Quảng Trị và từ 10/56 đến 7/57, tổ chức tình báo tìm hiểu họat động VC từ Đông Hà vào Quảng Nam liên hệ với Nha Công An Trung Phần thu thập tin tức VC gởi về cho Sở Nghiên cứu Sàigon.
- Từ 7/57, tổ chức người vượt tuyến để lấy tin tức VC, tháng 10/57 Sở Nghiên cứu chỉ thị cho tôi thành lập Trung Tâm Tiếp Cư tại Huế họat động đến 9/63 thì Trung Tâm nầy gỉai tán.
- Tháng 5/61 được lệnh xây dựng Trung Tâm Kiểm Thính Huế họat động cho đến ngày tôi bị bắt
Hỏi khi ra đi bị can giao phó người mẹ cho ai và từ ngày vào Nam đã nhận tin tức gia đình như thế nào bị can khai:

Vấn đáp: Khi ra đi tôi có giao mẹ tôi cho lại mấy người em trông nom về tin tức gia đình tôi biết qua bưu thiếp của những người ở vùng VC vào cho hay
Hỏi về sự liên hệ giữa bị can với 3 tên xuất thú bị can khai:

Vấn đáp: Tôi với ba tên ấy đều có bà con với nhau : tôi gọi Phan Quang Điều bằng chú, Phan Bình Phúc bằng anh con ông Bác, Phan Văn Chính bằng chú (Phan Văn Hóa chú của Phan Văn Chính, tôi gọi bằng Ông) việc vào Nam vì trong vòng bà con nên có bàn định với nhau .
Hỏi về hành trình xuất thú và lý do chọn hành trình ấy bị can khai:

Vấn đáp: Khỏan 12/53 tôi cùng 3 tên nói trên vượt biên giới Lào Việt, gặp một đơn vị quân đội Liên Hiệp Pháp đưa chúng tôi về Savannakhet và Vientiane giao cho phòng II khai thác về tình hình Việt Cộng, sau chừng 1 tháng ông Phan Văn Hóa, thân sinh của Phan Văn Chính lúc ấy làm ở Comrep Lào, bảo lảnh chúng tôi về. Chúng tôi chọn hành trình nầy vì tin tưởng ở sự giúp đở của ông Phan Văn Hóa. Ông Hóa sau về làm Tỉnh trưởng Pleiku vào khỏang 1957, đã chết trong một tai nạn xe hơi.
Hỏi về việc đã vận động cho bị can và tên kia nhập hoc trường sinh viên Sĩ quan Thủ Đức và tại sao khi về Sàigon lại phân tán, cũng không cùng học một khóa Thủ Đức bị can khai:

Vấn đáp : Thời gian tôi ở Lào, nhờ có ông Phan Văn Hóa làm ở Comrep vận động cho chúng tôi về học Sĩ quan Thủ Đức Sàigon. Chúng tôi làm đơn nhờ ông Hóa xin cho chúng tôi về Sàigon trừ Phan Văn Chính thì về sau. Tất cả chúng tôi đồng xin học một khóa, nhưng khi về Sàigon Phan Quang Điều và Phan Bình Phúc bị đau không học được sau lên Đà Lạt học . Phan Quang Điều hiện là Trung Úy An Ninh Quân Đội, Phan Bình Phúc Trung úy Công Binh còn Phan Văn Chính khỏan 1957 mới đi Mỹ học Không quân hiện là Thiếu Úy .

Hỏi khi dự định đào ngủ đã bắt liên lạc với bác sĩ Tuyến chưa và đào ngủ với dụng ý gì bị can khai:

Vấn đáp: Sau khi hiệp định Genève ký kết tình trạng trong quân đội hơi phức tạp và lại như đa số người công giáo di cư, tôi muốn tham gia những họat động ủng hộ ông Ngô Đình Diệm nên tôi đào ngủ. Với Bác sĩ Tuyến, tôi chỉ biết qua giới thiệu của ông Đỗ La Lam. Ông Đỗ La Lam khi ở vùng VC, chủ bút tờ Tiến Hành, cơ quan ngôn luận của Liên đòan Công giáo Nghệ Tĩnh Bình vào năm khỏan 1951 làm ở tờ báo Xã Hội của ông Nhu .

Khi ở Lào nhờ tờ báo nầy tôi mới biết ông Lam và khi về Sàigon tôi có trực tiếp đến gặp ông ấy

Hỏi về trường hợp hợp tác với Bác sĩ Tuyến bị can đã khai:

Vấn đáp: Từ 7/55 đến 3/56 tôi làm việc tại Sở Nghiên Cứu Sàigon phụ trách dịch những bản tin bằng Việt ngữ ra Pháp. Từ3/56 đến 7/56 tôi được chỉ định làm ban thẩm vấn di cư tại Quảng Trị trụ sở đặc tại Ty CA . Thành phần ban nầy gồm 2 nhân viên của Nha Tổng Giám Đốc CS và CA và hai nhân viên của Sở Nghiên Cứu. Nhiệm vụ ban nầy là thẩm vấn những người di cư vượt tuyến.

Từ 7/56 đến 10/56, tôi về Sàigon tường trình công việc và làm việc tại đây. Từ 10/56 đến 1/57 tôi nhận chỉ thị của Bác sĩ Tuyến ra nghiên cứu tổ chức Tình báo tìm hiểu họat động của VC từ Đông Hà vào Quảng Nam đến tháng 1/57 Bác sĩ Tuyến ra lệnh đình chỉ công việc ấy lại.

Từ 3/57 đến 5/67 tôi được chỉ thị liên lạc với Nha Công An Trung phần để lấy tin gởi về Sở Nghiên Cứu Chính Trị Sàigon.

Từ 7/57 tôi được chỉ thị tổ chức người vượt tuyến để lấy tin tức Việt Cộng tại vùng giới tuyến, hàng tháng tổ chức được phụ cấp 40.000 $,công việc nầy đến tháng 3/61 thì chấm dứt. Tháng 10/59 tôi được chỉ định thành lập Trung tâm tiếp cư để tiếp đón và thẩm vấn sơ khởi những người vượt tuyến. Đến tháng 9/63 thì Trung tâm nầy giải tán vì người vượt tuyến thưa dần, mỗi tháng Trung tâm tiếp cư được phụ cấp 60.000 $ .

Khỏan tháng 5/61 Sở Nghiên cứu chỉ thị cho tôi xây dựng Trung Tâm Kiểm Thính, có nhiệm vụ theo dõi các di chuyển và họat đông quân sự VC tại Lào và miền Nam, xây cất Trung tâm nầy phí tổn trên 3 triệu đồng do ông Tôn Thất Hường đứng tên và ông Trần Tuyên Cáo, thực hiện kinh phí do Nha Tổng Giám Đốc Kiến Thiết đài thọ .

Hỏi về trường hợp hợp tác với Ngô Đình Cẩn, bị can khai:

Vấn đáp: Linh mục Cao Văn Luận biết rỏ gia tộc tôi từ khi tôi vào ở Hà Tĩnh. Thời gian tôi vào Sàigon có gặp cả ông Phan Văn Hóa nên biết rỏ chúng tôi. Khỏang tháng 3/57, sau khi được chỉ thị liên lạc với Nha Công An Trung Phần như đã khai trên tôi nhờ sự tiến dẫn của linh mục Cao Văn Luận nên được các ông Ngô Đình Cẩn để có phần dể dàng làm việc và tiến thân trong tươnglai
Hỏi về việc nhận lệnh của Ngô Đình Cẩn để khai thác vụ gọi là gián điệp Pháp bị can đã làm như thế nào, bị can khai.

Vấn đáp: Khỏan 8/57 Ô. Hồ Đắc Trọng tìm gặp tôi bảo lên Ô. Cẩn để ông ấy giao tôi một vụ gọi là gián điệp Pháp và ông Vũ Đình Ban đang phụ trách. Ông Cẩn không giao cho tôi một hồ sơ tài liệu nào mà chỉ nói rằng ngòai nầy đã bắt ông Tống Văn Đen khai thác chưa có kết qủa, tôi phải làm gấp cho có hồ sơ gởi vào Sàigon. Tôi lại được nghe các ông Lê Khắc Duyệt, Trần Văn Hương và Hồ Đắc Trọng cho biết thêm là ông Nguyễn Đắc Phương, làm kinh tài cho gián điệp Pháp nhảy lầu tự tử. Ông ấy liên lạc với Pháp ở Lào và Pháp Nhà Đèn Huế. Vụ ông Nguyễn Đắc Phương bị bắt và bị thẩm vấn do ông Vũ Đình Ban và Dương Văn Hiếu phụ trách .

Sau khi lảnh chỉ thị Ô. Cẩn tôi sang lầu Hòa Bình gặp Ô. Tống Văn Đen, ông ấy bị câu lưu và khai thác từ 9-10 ngày rồi nhưng chưa khai báo gì, thuyết phục không được, tôi nghỉ tới việc bố trí một cuộc thủ tiêu giả tạo để áp đảo tinh thần Ô. Tống Văn Đen, vì qúa sợ, Ô. Tống Văn Đen, khai có nhận làm gián điệp cho Pháp có nhận thư của hai tên Pháp ở Nhà Đèn Huế, giao lại cho hai ông Phan Văn Thí và Nguyễn Văn Yến. Tôi cho ông Đen làm tờ khai xong, vào gặp Ô. Cẩn để trình bày về kết qủa khai thác . Ông Cẩn lộ vẻ vui mừng, chỉ thị bắt hai ông Phan Văn Thí và Nguyễn Văn Yến vào, bảo tôi “hai người đó làm kinh tài, khai thác cho đươc”.

Do đó Ty Cảnh Sát Huế phụ trách việc bắt và khám nhà hai ông Thí và Yến, nhưng không bắt gặp được một tài liệu gì về họat động gián điệp của họ cả.

Bằng vào lời khai của ông Đen, tôi hỏi ông Thí có nhận thơ hai người Pháp ở Nhà Đèn do ông Đen đưa lại không, ông Thí phủ nhận. Tôi dùng biện pháp mạnh như tra điện, cho uống nước dơ do Nguyễn Văn Trị và Bùi Kế đảm nhận liên tiếp trong 1 tuần, cuối cùng Ô. Thí nhìn nhận có nhận thơ của hai người Pháp ở Nhà Đèn Huế, và làm kinh tài cho tổ chức gián điệp Pháp, và còn khai thác mấy ông Võ Văn Quế, Châu Đình Chương và Nguyễn Văn Nhiệm ở Đà Nẵng. Có lẻ vì bị đau quá nên ông ấy khai tên những người quen biết. Tôi cho làm bản khai xong trình lên cho ông Cẩn .

Riêng ông Yến cũng bị bắt một lần với ông Thí do Nha An Ninh Quân Đội nhận hàng đầu khỏang 1,2 tháng gì đó, kết qủa khai thác như thế nào không rỏ, thì ông Yến đưa sang cho tôi làm tại lầu Hòa Bình. Tôi căn cứ vào lời khai ông Thí để thẩm vấn, ông Yến không chịu nhìn nhận gì hết, tôi phải dùng đến những biện pháp mạnh, như ngó đèn 500Watt, tra điện trong mấy ngày, ông Yến mới chịu nhận có làm gián điệp cho Pháp. Tôi giao cho Nguyễn Văn Trị và Bùi Kế hướng dẫn cho Ô. Yến làm bản khai, căn cứ theo lời khai của ông Thí, cũng như ông Thí trong thời gian lấy lời khai ông Yến cũng phải chịu những cực hình.

Ngay sau khi ông Thí khai ba người là các ông Võ Văn Quế, Châu Đình Chương và Nguyễn Văn Nhiệm, đối với ông Chương và ông Nhiệm tôi đặt gỉa thuyết làm kinh tài, còn riêng ông Võ Văn Quế là một cựu nhân viên Công An Pháp chuyên môn về tình báo tôi nghỉ rằng trong tổ chức kinh tài có cả tình báo nữa; nên tôi bảo nhân viên, không những khai thác về kinh tài mà còn chú trọng khai thác về tình báo nữa. Bằng vào lời khai của các nạn nhân trên kết hợp với sự suy nghỉ của tôi, tôi hệ thống hóa thành tổ chức kinh tài và gián điệp Pháp, xin chỉ thị của ông Cẩn để lần lượt bắt một số người gồm đủ các giới, quân nhân, công chức thương gia. Những người nầy bị bắt, vì tra đánh qúa sức không chịu đựng được, nên mới khai những người mình quen biết, do đó con số người dính líu vào vụ gọi là gián điệp Pháp, càng ngày càng tăng bao trùm hết các tỉnh ở Trung phần và Sàigon. Đi đôi với tổ chức gọi là gián điệp Pháp nầy là một cơ sở kinh tài mà sau đó tôi buộc các nạn nhân phải nạp tiền; tổng số tiền tôi thu được lên đến bốn triệu năm trăm ba mươi bảy ngàn. Những người bị bắt trong cái tổ chức gọi là kinh tài và gián điệp Pháp lên đến trên 50 người.
Tôi công nhận vụ gián điệp Pháp mà tôi lập hồ sơ là một vụ gỉa tạo nhằm mục đích tống tiền và triệt hạ một số Sĩ quan, công chức bất phân tôn gíao.

Nói về những hậu qủa khốc hại của vụ gián điệp Pháp gỉa tạo, bị can khai.
Vấn đáp: Vụ gián điệp Pháp giả tạo nầy đã làm cho ba người phải thiệt mạng là các ông Nguyễn Đắc Phương, Võ Côn, Trần Bá Nam một số người vô tội bị đánh đập tra tấn đến thành thương tật hoặc bức họ đến nổi phải tự vận (nhưng may cứu sống kịp) một số nạn nhân phải chịu tù đày, vong gia bại sản, đời sống ê chề điêu đứng một số lớn công chức vô cớ bị hàm oan

Hỏi về hồ sơ tiền kinh tài bị can có lạm dụng một sốn lớn đã xử dụng vào việc riêng thế nào bị can khai:

Vấn đáp: Số tiền kinh tài tôi không có lạm dụng, tôi đã chỉ dùng vào các việc như : trả tiền mua sắm vật liệu và dụng cụ văn phòng, trả tiền ăn cho các nạn nhân bị giữ tại trung tâm trừ các công chức, sửa xe cộ, phụ cấp cho nhân viên đi công tác v.v…Tất cả các việc chi tiêu trên đây đều có giấy tờ chứng minh, nhưng bây giờ tôi đã thiêu hủy sau ngày 1/11/63 cùng một lần với hồ sơ vụ gián điệp Pháp, vụ 11/11/60, 27/2/62 và các vụ VC.

Trên mục đích tiến thân, bị can đã thụ hưởng gì với quá trình phục vụ bên Ngô Đình Cẩn, bị can đã khai:

Vấn đáp: Tôi không được hưởng thụ một ân huệ gì trong suốt thời gian phục vụ với Ngô Đình Cẩn, ngay cả gia đình tôi cũng vậy, sở dĩ sau nầy tôi với ông Cẩn vì nghỉ đến thủy chung dù sao tôi cũng là người đã làm việc với ông ta, hơn nữa cũng nhận có sự mâu thuẩn giữa Ô. Cẩn và bác sĩ Tuyến ở Sàigon
Hỏi về việc làm vừa qua trong vụ gọi là gián điệp Pháp bị can thấy thế nào, bị can khai:

Vấn đáp: Tôi công nhận trong thời gian qua, trong vụ án gián điệp Pháp gỉa tạo tôi đã gây ra bao nhiêu là tội ác như :
- Vu khống, hảm hại một số người vô tội, bức họ đến tự vận chết
- Dùng cực hình tra tấn nạn nhân các nạn nhân đến thành thương tật
- Tống tiền các nạn nhân làm cho họ phải vong gia bại sản
- Triệt hạ một số quân nhân, công chức bất phân tôn giáo
- Gây đau thương tang tóc cho biết bao nhiêu gia đình
Hỏi bị can còn muốn khai thêm gì nữa không
Vấn đáp: Thưa tôi không khai thêm gì nữa
Khẩu cung nầy đã được lập xong hồi mười sáu giờ ngày tháng như trên gồm có chín trang đã được trao cho Phan Quang Đông đọc lại nhận đúng y cung, và bằng long ký tên dưới đây với chúng tôi


BẢN SAO
VIỆT NAM CỘNG HÒA

-------

NHA CẢNH SÁT QUỐC GIA VN
Huế, Ngày 8 tháng 5 năm 1964

TRUNG NGUYÊN TRUNG PHẦN
------------ --------- --
Số : 95/CSQG/ĐS/ GIÁM ĐỐC NHA CẢNH SÁT QUỐC GIA

MIỀN BẮC TRUNG NGUYÊN TRUNG PHẦN
------------ --------

Kính gởi Ông: TỔNG GIÁM ĐỐC CẢNH SÁT QUỐC GIA (KHỐI CẢNH SÁT) SÀIGON

TRÍCH YẾU : Vụ án gỉa tạo gián điệp Pháp do Phan Quang Đông tay sai đắc lực Ngô Đình Cẩn đã hòanh hành từ 1957 đến 1963

THAM CHIẾU : Qúy chuyển văn số 083 / TCSQG / TA ngày 29.1.64 và mật văn số 11182/TCSQG/ CSTP/5 ngày 14-4-64
------------ --------- ---
Thừa thiệp các mật văn dẩn thượng, nha tôi xin kính phúc trình Qúy Tổng Nha rỏ kết qủa điều tra về vụ gỉa tạo gián điệp Pháp do Phan Quang Đông trùm mật vụ của Ngô Đình Cẩn đã hòanh hành từ 1957 đến 1963.
Vụ án gỉa tạo nầy phát sinh vào khỏang đầu năm 1957, bởi sự tranh chấp quyền lợi giữa bà Cả Lễ (chị Ngô Đình Cẩn tên là Ngô Đình Thị Hòang) và ông Nguyễn Đắc Phương, thầu khóan ở Huế trong việc đấu thầu sửa chữa Điện Thái Hòa (Thành nội) Huế .

Sở dĩ ông Nguyễn Đắc Phương trúng thầu hồi đó là do sự chủ quan của ông Ngô Đình Cẩn tưởng không ai còn dám tranh thầu với bà Cả Lễ, nên không ra lệnh bố trí để bà nầy được trúng thầu.

Vì vậy khi được tin bà Cả mất mối lợi quan trong, Ngô Đình Cẩn liền dùng uy quyền bao quát của y hồi đó ra lệnh bắt giữ ông Nguyễn Đắc Phương về tội đã liên lạc buôn thuốc phiện lậu làm kinh tài cho tổ chức gián điệp Pháp. Sở dĩ Cẩn viện lý do để buộc tội ông Phương vì ông nầy đã mua gỗ của một Pháp kiều ở Đông Hà (Quảng Trị) để dùng trong công tác vừa thầu được.

Để pháp lý hóa việc bắt giữ nầy, ngày 12-5-57 Ngô Đình Cẩn ra lệnh cho Trần Văn Hương, một trong những tay chân thân tín của y, lúc bấy giờ giữ chức Cảnh sát trưởng thành phố Huế, trình Biện lý cuộc xin án lệnh sóat nhà ông Phương và bắt giam ông nầy luôn.

Mặt khác Ngô Đình Cẩn ra lệnh cho Vũ Đình Ban lúc đó làm tại Nha Học Chánh Trung Việt và giao cho tên nầy phụ trách thẩm vấn Nguyễn Đắc Phương. Sở dĩ có sự chỉ định nầy là vì Ngô Đình Cẩn căn cứ vào thành tích lắm thủ đọan của Vũ đình Ban lúc đó còn làm Trưởng ty Công an VC tại Bình Thuận. Chính tên nầy đã được VC giao công tác gỉa tạo một vụ án gián điệp Pháp tại nhà thờ “Kim Chua” với mục đích triệt hạ và sát hại giới trí thức có tư trưởng Quốc gia chống đối ngụy quyền VC hồi ấy.

Riêng Trần Văn Hương phụ trách sắp đặt nhân viên tìm địa điểm làm việc và chu cấp phương tiện cho Vũ Đình Ban trong việc thẩm vấn

Ban đầu ông Nguyễn Đắc Phương bị giữ tại phòng Công an Lưu động của Lê Hóac, sau chuyển qua giữ tại lầu Canh Nông (Thành nội) Huế

Dưới quyền Vũ Đình Ban Một số nhân viên Cảnh sát và Công an sau đây được Trần Văn Hương biệt phái ;

- Lê Văn Dư, nhân viên công an lưu động của Lê Hóac
- Phan Văn Huệ
- Nguyễn Văn Châu, nhân viên Nha Công An Trung Việt
- Nguyễn Văn Lộc (tức Lộc Xồi), nhân viên Ty Cảnh Sát Huế
- Nguyễn Văn Long, nhân viên Ty Cảnh Sát Huế phụ trách An Ninh
- Hùynh Niêm -
- Võ Đại Nong -
- Trần Văn Quang -

Vì không chịu đựng nỗi sự tra tấn quá dã man của Vũ Đình Ban và nội bọn sau 4,5 hôm ông Nguyễn Đắc Phương phải nhận liều có buôn thuốc phiện lậu, liên lạc với 1 Pháp kiều tại Đông Hà, Đồng thời cũng khai luôn làm kinh tài cho tổ chức gián điệp Pháp, do sự hướng dẫn gian ngoan của bọn nầy ông Phương đã làm khai xuất một hệ thống gián điệp Pháp tưởng tượng có liên lạc từ Seno ( Lào ) về Huế, đến tận Sàigon và qua cả Tân Gia Ba, trong đó có liên hệ đến vài người Việt Nam, trong số có ông Tống Văn Đen thầu khóan, Nguyễn Cao Khanh và Hòang Yến nhân viên Sở Thủy Điện Huế

Nhưng vào ngày 16-5-57 trong khi đứng khai chưa hết phần tổng quát thì ông Nguyền Đắc Phương chết. Cái chết nầy có phần mờ ám; bè lũ mật vụ hồi đó phao tin rằng ông Phương đã nhảy từ lầu Canh Nông xuống sân để tự sát. Nhưng dự luận cho rằng ông Phương đã bị tra tấn đến chết, và đã bị bọn tay sai của ông Ngô Đình Cẩn đem quăng xác từ lầu xuống để phi tang tránh trách nhiệm.

Để trấn áp mọi dư luận và cũng để chứng tỏ vụ gián điệp có thật, Ngô Đình Cẩn ra lệnh cho Vũ Đình Ban tiếp tục khai thác vụ nầy bằng cách bắt giữ thầu khóan Tống Văn Đèn (ngày 29-6-57) mà theo lời khai của Nguyễn Đắc Phương đã tham gia tổ chức gian điệp Pháp tại miền Trung.

Bị câu lưu tại lầu Hòa Bình (Thành nội), ông Tống Văn Đen tuy chịu mọi cực hình, khủng bố, dọa nạt, vẫn khăng khăng không chịu nhận tội làm gián điệp mà bọn Vũ Đình Ban,Dương Văn Hiếu, Trần Văn Hương, Phan Khanh và Lê Văn Dư thay phiên nhau tra tấn và gán cho.

Cái chết của Nguyễn Đắc Phương đã gây dự luận không hay đối với Vũ Đình Ban. Nên Ngô Đình Cẩn ra lệnh Vũ đình Ban giao lại nội vụ gián điệp cho Phan Quang Đông, nhân viên Nha Nghiên Cứu Chính Trị ở Sàigon biệt phái ra Huế. Tên nầy đã trực tiếp gặp Ngô Đình Cẩn nhận chỉ thị thẩm vấn Tống Văn Đen, làm sao cho có đủ tài liệu để gởi vào Sàigon bổ túc hồ sơ của tên Armagnao lúc bấy giờ bị câu lưu tại Nha Công An Nam Việt .
Tuy biết vụ nầy gỉa tạo, nhưng Phan Văn Đông vì muốn lập công với Ngô Đình Cẩn, nên đã bố trí với sự phụ giúp của Dương Văn Hiếu, Lê Văn Dư, Phan Khanh, Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Trí và Bùi Kế, một cuộc thủ tiêu gỉa tạo để áp đảo tinh thần của ông Tống Văn Đen, làm ông nầy vì qúa khiếp sợ và cũng không chịu nỗi sự tra tấn, tàn bạo, đã khai bừa có làm liên lạc cho tổ chức gián điệp Pháp. Ngòai ra do sự hướng dẫn của bọn nầy, ông Đen có khai có nhận thư từ của các Pháp kiều sở Thủy Điện Huế để giao cho hai ông Phan Văn Thí (Chủ hiệu Đức Sinh) và Nguyễn Văn Yến (Chủ hiệu hảng Morin)

Ngày 13-4-57 Phan Quang Đông trình Ngô Đình Cẩn kết qủa khai thác Tống Văn Đen đồng thời được Cẩn ra lệnh bắt câu lưu hai ông Phan Văn Thí và Nguyễn Văn Yến để xét hỏi và việc hai ông nầy đã làm kinh tài cho Pháp và Cẩn buộc Đông phải làm cho được.

Cũng như các nạn nhân trước, ông Phan Văn Thí lúc đầu không nhận, nhưng sau một thời gian bị các cực hình khổ nhục (tra điện, đổ nước vào mũi, ăn xà phòng, nhìn ánh đèn 500W .v.v..) không thể chịu đựng nỗi, đành phải nhận làm cho tổ chức gián điệp Pháp với chức vụ Trưởng ban kinh tài Trung Phần, kiêm miền Bắc Trung Nguyên Trung Phần, do ông Nguyễn Văn Yến làm phó trưởng ban kiêm miền Nam Trung Phần. Do đó, về hệ thống kinh tài miền Bắc ông Thí đã khai do sự hướng dẫn của Phan Quang Đông và nội bọn, như sau :

- Quảng Trị:
- Ngô Đa Mỹ, thương gia
- Ngô Khôn Hà

- Huế:
- Châu Đình Chương , thương gia
- Võ Văn Quế cựu công chức công an

- Đà Nẵng:
- Nguyễn Văn Nhiệm thương gia
- Bành Hiệp Nguyên -
Riêng ông Nguyễn Văn Yến cũng như Phan Văn Thí vì bị tra tấn quá tàn nhẫn nên cũng đã nhận liều chức vụ đã bị gán ép đồng thời cũng khai một số cơ sở kinh tài gỉa tạo ở các Tỉnh miền Nam Trung Nguyên Trung Phần , như sau :

- Quảng Ngãi:
- Bùi Công Thuận, thầu khóan
- Du Hau ( không bắt )

- Qui Nhơn:
- Trần Văn Thăng, thương gia
- Phan Kiêm ( không bắt )

- Nha Trang:
- Quách Chuyên , thợ vàng

- Phan Thiết:
- Phạm Bờ ( không bắt )
Do đó các thương gia và thầu khóan trên đều lần lượt bị Phan Quang Đông và bè lũ bắt giữ từ 1957 đến 1960 và không một người nào chịu nỗi sự tra tấn đến phải thú nhận đã nhận tiền của hai ông Thí và Yến để họat động kinh tài cho tổ chức gián điệp Pháp .

Vào khoản đầu năm 1958, Phan Quang Đông đã nhận chỉ thị của Ngô Đình Cẩn phải thu hồi số tiền kinh tài ấy để nộp cho “ đòan thể ” và chi phí cho ban thẩm vấn .
Sau khi giải thích cho các nạn nhân trên là số vốn của Pháp phải nộp lại cho Chính phủ và buộc họ phải làm một tờ tình nguyện xin nạp tiền mà chúng gọi là chính sách “ cởi áo thực dân ”. Kết quả Phan Quang Đông đã thu được các số tiền sau đây :

Đợt I:

Ô. Châu Đình Chương nạp 250.000$00
Trần Tuyên Cáo - 220.000$00
Phan Văn Thí - 1.500.000$00
Nguyễn Văn Nhiệm - 200.000$00
Trần Văn Thăng - 150.000$00
Võ Văn Quế - 100.000$.00
Ngô Đa Mỹ - 500.000$00
Bùi Công Thuận - 200.000$00

Đợt II
Ô. Ngô Đình Lan - 300.000$00
Võ Văn Quế - 150.000$00
Phan Hòang - 300.000$00
Bùi Công Thuận - 197.000$00
Nguyễn Văn Liên - 200.000$00
Nguyễn Văn Nhiệm - 100.000$00
Tống Văn Đen - 60.000$00
Bành Hiệp Nguyên - 40.000$00
Lê Văn Châu - 100.000$00
____________ ___

Cọng 4.597.000$00

Tổng số thu được bốn triệu năm trăm chín mươi bảy ngàn đồng ( 4.597.000$00 ) để nạp cho Ngô Đình Cẩn 2 triệu, còn lại 2.597.000$00 đương sự chi hỉ cho ban thẩm vấn của y .

xx x
Ngòai ra Phan Quang Đông có đưa lời phát giáo của hai ông Phan Văn Thí và Nguyễn Văn Yến trong đó có khai ông Võ Văn Quế nguyên nhân viên Công an liên bang Pháp ở Huế, đã đặt gỉa thuyết rằng trong tổ chức kinh tài gián điệp còn có tổ chức tình báo nữa, nên Đông đã ra lệnh cho nhân viên thuộc hạ của y khai thác cho được cơ sở tình báo .

Do đó sau khi liên tiếp bị tra tấn hành hạ đủ mọi cách các ông Phan Văn Thí, Nguyễn Văn Yến và Châu Đình Chương lần lượt khai xuất riêng ông Võ Văn Quế ban đầu cương quyết từ chối không chịu khai nhưng sau một thời gian bị các biện pháp cứng rắn đến năm 1960 mới chịu để cho chúng hướng dẫn cung khai. (sau đó ông Võ Văn Quế cắt gân máu ở tay tự tử được chở đi bệnh viện cứu sống)

Phan Quang Đông đã bằng vào các lời khai trên, hệ thống hóa thành 1 tổ chức gián điệp Pháp, hoạt động từ Đông Hà vào đến Phan Thiết, y liền trình Ngô Đình Cẩn và lần lượt câu lưu tất cả những nạn nhân vào khỏang 50 người gồm có các thành phần quân nhân, công chức, thương gia và thường dân.

- Quảng Trị:
Ô. Nguyễn Cao Hưởng, công chức hành chánh Tỉnh
Nguyễn Văn Chiêu, giáo viên tiểu học
Lê Viết Sư, thường dân
Nguyễn Dung, nhân viên Công an

- Thừa Thiên
Ô. Trần Bá Nam, thương gia
Võ Văn Quế, cựu nhân viên Công an
Phan Văn Nghĩa, cựu thông ngôn quân đội Pháp
Trần Ngọc Liên, nhân viên Công an
Phạm Văn Khôi -
Nguyễn Văn Long -
Nguyễn Văn Tùng -
Đào Văn Minh, thường dân
Nguyễn Cửu Hựu, chủ tịch hội đồng
Hương Chính phường Phú Hòa Huế
Nguyễn Văn Tích, thợ may
Phan Hòang, thường dân
Ưng Dụng -

- Đà Nẵng:
Ô. Nguyễn Trường Sinh, thương gia
Nguyễn Trường Nguyên, thương gia
Tôn Thất Đôn, nhân viên Công an

- Quảng Nam:
Ô. Lê Hữu Chất, nhân viên tòa hành chánh Tỉnh
- Quảng Ngãi :
Ô. Nguyễn Xuân Giáo, nhân viên Công an

- Bình Định :
Ô. Võ Côn, chánh văn phòng Tòa hành chánh Tỉnh
Lê Quang Sóc, nhân viên Công an
Lê Lưu Di
Nguyễn Thượng Đông, quận trưởng hành chánh
Trần Tuyên Cáo, thầu khóan
Đặng Hữu Tiến, thương gia
- Tuy Hòa :
Ô. Đòan Đình Thuyết, nhân viên Công an
- Nha Trang :
Ô. Đoàn Văn Chân, nhân viên Công an
Võ Triều -
Nguyễn Mừng, thương gia
Trần Đình Lang, thương gia

- Phan Thiết :
Ô. Lê Miên, nhân viên Công an
Một số sĩ quan quân đội VNCH do cơ quan An ninh quân đội bắt trong thời gian ấy cũng được giao cho Phan Quang Đông giam giữ và thẩm vấn :
Ô. Trần Đình Hùng, Đại úy
Đỗ Duy Kỳ, Trung úy
Vĩnh Nhơn, -
Nguyễn Hòa -
Trần Minh Vọng, Trung sĩ

Ngòai ra Phan Quang Đông còn bắt giữ một số người có Pháp tịch ở Sàigon, tra vấn ép buộc có tham gia họat đông cho gián điệp Pháp tại Sàigon, như ;
- Bùi Đắc Lữ, cựu Đại úy Pháp
- Hồ Trọng Khôi, cựu nhân viên Công an Huế
- Nguyễn Thêm -
- Nguyễn Trọng -
Số nầy đã bi Phan Quang Đông truy tố trước tòa án quân sự vào khỏang đầu năm 1959 và bị kết án từ 2 đến 5 năm, nhưng sau đó đều được “ khoan hồng ” và trục xuất ra khỏi Việt Nam .

Một số khác lại bị bắt đưa về Huế giam giữ như các ông :
- Trương Hồ Báu, cựu Đại úy quân đội Pháp
- Nguyễn Nhân, thường dân
- Nguyễn Hữu Đức, thường dân
- Đỗ Tràng Độ, công chức (hiện ở Mỹ)
và cũng bị tra khảo đánh đập đến nỗi ông Trương Hồ Báu không chịu đựng được, phải nhận liều là giữ chức trưởng ban gián điệp Thành phố Sàigon- Chợ Lớn và do sự hướng dẫn của bè lũ Phan Quang Đông, khai xuất một hệ thống gián điệp Pháp giả tạo tại Sàigon-Chợ Lớn.

Tất cả các nạn nhân trên, Phan Quang Đông hoặc đã nhờ cơ quan chính quyền bắt, hoặc tổ chức cho nhân viên bắt cóc giữa ban ngày, đưa về tận địa điểm giam cầm bí mật (ban đầu ở nhà vôi Long thọ, sau đến Mang Cá nhỏ) dung cực hình tra tấn tàn bạo, khủng bố tinh thần, để sau cùng hướng dẫn họ khai trình một bản thú nhận tội lỗi đã họat động cho tổ chức gián điệp Pháp và một bản khai đầy đủ chi tiết trong tổ chức gián điệp trên mà chúng đã sắp đặt sẵn .

Vì sự tra tấn quá dã man độc ác, mà sức người không thể chịu đựng nỗi, nên hầu hết các nạn nhân dù can đảm đến đâu cũng đành bất lực và phải nhận tất cả các tội lỗi mà bè lũ Phan Quang Đông đã gán cho.
Hậu qủa của sự tra tấn ấy, đã làm một số nạn nhân như ông Trần Bá Nam (bị bắt vào khỏang tháng 5/1958) và Võ Côn (ngày 4/9/1958) đã phải chết trong các trại giam (ông Trần Bá Nam ở nhà vôi Long thọ, ông Võ Côn ở Mang Cá nhỏ).
Một số khác khi được trở về, phải mang các chứng bệnh như gan, lá lách, phổi v.v…..
Trước khi được trả tự do, tất cả các nạn nhân đều phải tuyên thệ tuyệt đối giữ bí mật không đựợc tiết lộ việc cung khai và giam giữ, nếu không sẽ bị thủ tiêu, nhưng một số thương gia và quân nhân đã tìm mọi cách để chứng minh sự oan ức của họ bằng cách gởi đơn khiếu nại vào “Tổng Thống phủ” và các cấp chỉ huy quân sự.
Sự kiện trên đã gây dư luận sôi nỗi và vì có thể có ảnh hưởng tai hại đến địa vị và uy tín cá nhân của y đối với Ngô đình Cẩn, nên Phan Quang Đông đã xin Cẩn đình chỉ vụ bắt giữ thêm số người có tên trong danh sách gián điệp gỉa tạo của y, mà theo chương trình sẽ lần lượt bị bắt giữ.
Vì vậy ông Võ Văn Quế (hiện ở California) là nạn nhân cuối cùng rời khỏi trại giam Mang Cá nhỏ vào khỏang đầu năm 1963.
Hầu hết số thương gia và một số thường dân sau các phiên tòa xử Phan Quang Đông tại Huế (ngày 26,27,28/3/ 64) và Ngô Đình Cẩn tại Sàigon từ ngày 16 đến 22 / 4 /64 đã đựợc Tòa án Cách mạng truyền hai tên nầy bồi thường tất cả các sự thiệt hại trong thời gian bị giam giữ.
Riêng một số công chức thuộc các tòa Hành chánh và Nha Cảnh sát Quốc gia Miền Bắc Trung Nguyên Trung Phần phóng thích vào khoảng 1961 đã được tiếp tục phục vụ tại nhiệm sở củ một thời gian sau ngày được trả tự do .
Một số khác, phóng thích khoảng 1962, mãi sau ngày Cách mạng 1/11/63 thành công, mới được Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia Sàigon cho phục hồi nguyên ngạch, nhưng đến nay bộ Nội Vụ vẫn chưa ra quyết định hủy bỏ Nghị định tạm cách chức các đương sự của chế độ củ (xin tham chiếu các mật văn số 9692,1503, 1702, 1233, 1044, 3384/CSQG/ HC/A ngày 28 /12 / 63, 16, 20, 21, 27 và 28/4/1964 của Nha tôi). Các nhân viên nầy tuy hiện đang phục vụ tại Nha Cảnh Sát Quốc Gia Miền Bắc TNTP, nhưng chưa được hưởng lương bổng từ ngày được lệnh nhận việc (30/11/63 và 9/12/63) trong khi các sĩ quan bị bắt trình trên đã được bộ Quốc Phòng cho tái ngũ với cấp bậc củ đồng thời được truy lảnh tất cả quyền lợi lương bổng từ ngày bị ngưng chức .
xx x
Sau đây là thành phần Mật vụ phụ trách án gián điệp Miền Trung do Phan Quang Đông điều khiển:
- Chủ sở : Phan Quang Đông
- Phó Chủ sở : Lê Duy Cần, Đại úy quân đội VNCH

Bộ phận Văn Phòng
- Lê Bá Huấn, nhân viên Ty Công an Thừa Thiên biệt phái (sau do Nguyễn Châu, nhân viên Tòa Hành chánh Thừa Thiên thay thế)
- Trần Đình Sứ, nhân viên Tòa Hành chánh Thừa Thiên biệt phái
- Nguyễn Quang Hân, nhân viên Ty Công an Thừa Thiên biệt phái
- Đinh Ngọc Hòa, nhân viên Nha Công an Huế biệt phái

Bộ phận thẩm vấn
- Trần Đình Sứ
- Nguyễn Văn Trí, phụ trách thẩm vấn, chuyên dùng biện pháp mạnh (nhân viên Cảnh sát Huế biệt phái)
- Nguyễn Văn Cương, nhân viên Ty Cảnh sát Huế biệt phái
- Nguyễn Hửu Nùng - nt -
- Bùi Kế, phụ trách cung tiêu, chuyên dựng cung, nhân viên Ty Cảnh sát Huế biệt phái
- Nguyễn Ngọc Huyên, phụ trách thẩm vấn (Ty Cảnh sát Thừa Thiên biệt phái )
- Lê Bá Huấn - nt -
- Nguyễn Vinh Thiết - nt -
- Nguyễn Đình Thung - nt -
- Nguyễn Hoan - nt -
- Nguyễn Bình, nhân viên Nha Cảnh sát Huế biệt phái
- Phan Thanh Bình - nt -
- Cao Đăng Quế - nt -

Bộ phận An ninh
- Nguyễn Chánh, nhân viên Ty Cảnh sát Huế biệt phái
- Trần Ngữ - nt -
- Phan Văn Vọng - nt -
- Đòan Đình Gioang - nt -
- Nguyễn Văn Đức, nhân viên Ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên biệt phái

Bộ phận tài xế
- Hồ Ngọc Hiệp, nhân viên Nha Cảnh sát Quốc gia Huế biệt phái
- Nguyễn Văn Mầu, nhân viên Ty Cảnh sát Huế biệt phái
- Nguyễn Sơn Khuyến, nhân viên Nha Cảnh sát Huế biệt phái
Ngòai ra có bộ phận điện đài để liên lạc với bác sĩ Trần Kim Tuyến ở Sàigon do một số Bảo an viên Tỉnh Thừa Thiên biệt phái
Tại Trung tâm Mang Cá nhỏ, còn có một trung độ Bảo an do Thượng sĩ Nguyên chỉ huy, có trách nhiệm giữ an ninh chung cho các nạn nhân vụ gián điệp
Trong khỏan đầu năm 1963, bộ phận Mật vụ của Phan Quang Đông tuy đã được lệnh Ngô Đình Cẩn giải tán, nhưng Đông chỉ trả các nhân viên biệt phái về nhiệm sở củ khỏang 6 /63 mà thôi .
Phan Quang Đông cùng 1 số tay sai đắc lực thân tín đã bị bắt giữ sau ngày Cách mạng 1/11/63
Y danh đã bị Tòa án Cách mạng kêu án tử hình sau phiên tòa xữ tại Huế
Vậy xin kính trình qúy Tổng Nha thẩm hành.
Ngày 6-5-1964, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cho thành lập Tòa Án Quân sự tại Huế đem Phan Quang Đông ra xử bắn.

Tham Khảo:
1) Biến Cố 1-11: Từ Đảo Chánh đến Tù Đày: hồi ký của các chứng nhân lịch sử: Thi - Đông, Sửu - Đán, Hương - Cầm, Tương - Vinh / Soạn giả Trần Tương -Xuân Thu - 1986
2)"Chín Năm Máu Lửa dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm", Nguyệt Đàm, Sài Gòn 1964.
3)Bản Tin Báo Chính Luận
4) Bản Khẩu Cung của Phan Quang Đông (Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia I)
5)"Biến Động Miền Trung", tác giả Liên Thành, trang 10-11
6)"Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi", Hồi Ký Hoàng Linh Đổ Mậu, trang 532-535
7) " Hai Mươi Năm Qua 1945-1964 Việc Từng Ngày ", tác giả Đoàn Thêm
8) "Dòng họ Ngô Đình - Ước Mơ Chưa Đạt", tác giả Nguyễn Văn Minh - tháng02-2004
9) "Công và Tội", Nguyễn Trân - Xuân Thu 1992.
10) "Đoàn Mật Vụ của Ngô Đình Cẩn", tác giả Văn Phan - Hà Nội 1996.
11) và các sách báo tham khảo khác
L/S Trịnh Quốc Thiên (tác giả giữ bản quyền) trinhquocthien@ gmail.com
1) tác giả "Những Biến Cố Mất Lãnh Thổ - Lãnh Hải của VN từ 939-2002",
xuất bản tháng 04/2002. Tác phẩm đã đoạt giải Biên Khảo 2008 của Hội Y
Sĩ Quốc Tế - Việt Nam Tự Do, trao giải tại TP San José ngày 09 tháng
08 năm 2008.
2) Tác giả "Chính Biến 1-11-1963 và Tổng Thống Ngô Đình Diệm", xuất
bản tháng 03/2009.
3) Chủ toạ đoàn & thuyết trình viên của Hội Thảo Lịch Sử & Truyền
Thông "Tưởng Niệm 40 năm Tết Mậu Thân" tại trung tâm Việt Nam - TP
Lubbock-Texas, 03/2008.
4) Chủ biên nhóm "Lịch Sử Việt" với nhiều bài viết về lịch sử VN.
5) Tác giả bài viết "Vụ Hành Quyết ông Ngô Đình Cẩn 1964" đã đăng trên các báo vào năm 2006

LS Trịnh Quốc Thiên 



-----------------------------
http://my.opera.com/nguoivietquocgia/blog/show.dml/2165510

Chuyện chưa ai nói -- Biến động Miền Trung phần 1




Những ngày kế tiếp, dưới áp lực của Quí Thầy, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cho thành lập Tòa Án Quân sự tại Huế đem Ông Phan Quang Đông ra xử. Với tội danh: Mật Vụ Nhu, Diệm. đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu, bắt giam và hành hạ dã man, tàn bạo Quí Thầy và tín đồ Phật Giáo. Với tội danh bị vu cáo này, toà tuyên án tử hình Phan Quang Đông. Và Ông đã bị xử bắn tại sân vận động Tự Do tức sân Vận Động Bảo Long tại Huế. Đồng ý khi bước chân vào nghề Tình báo, nghề của một Điệp Viên, sinh nghề tử nghiệp đó là chuyện thường tình khi bị sa vào tay địch. Nhưng đau đớn và nghiệt ngã là địch đã dùng những người Quốc Gia, dùng súng của những người cùng chiến tuyến chống Cộng Sản, bắn những phát đạn vào thân thể ông. Nỗi oan khiên ngút tận trời xanh, chỉ có Ông biết, chiến hữu của Ông biết, trời biết, đất biết, hồn thiêng sông núi biết và..Tổ Quốc Ghi Công. Những người ngồi xử ông Phan Quang Đông, từ Chánh Án, Chánh Thẩm, Công Tố là những Sĩ Quan, là những viên chức cao cấp hành chánh của Chính Phủ miền Nam Việt Nam. Giờ này họ còn hay đã mất, tại quê nhà hay hải ngoại, có ai hối hận không, khi đem Ông Phan Quang Đông một cấp Chỉ huy thượng đẳng của cơ quan Điệp Báo miền Nam hoạt động ngoài Bắc ra xử bắn. Các ông đã quá hèn hạ sợ mất lon, mất chức, bán rẻ lòng lương thiện tối thiểu, cúi đầu theo lệnh những tên Việt Cộng nằm vùng trong Phật Giáo như Đôn Hậu, Trí Quang và sau lưng là Hoàng Kim Loan, là Cục 2 Quân Báo và Nha Liên Lạc tức Cục Tình Báo Chiến Lược của Hà Nội.

Sau ngày 1-11-1963, hệ thống tình báo hữu hiệu của miền Nam đối đầu với 2 cơ quan Cục Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lược của Cộng Sản Hà Nội hoàn toàn bị sụp đổ. Cơ quan Tình Báo phụ trách miền Bắc của ông Phan Quang Đông và Đoàn các Công Tác Đặc Biệt phụ trách an ninh miền Nam của Ông Dương Văn Hiếu bị địch dùng bàn tay người quốc gia: Hội Đồng Cách Mạng đánh phá tan tành, kẻ bị bắt tù đày, kẻ bị sa thải. Tất cả đều mang tội danh Mật Vụ của Nhu, Diệm đàn áp Phật Giáo..

Thử nhìn lại một vài thành quả công tác của hai cơ quan này, để thấy có phải họ là Mật Vụ đàn áp Phật Giáo hay không: Vụ nhân dân Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An nổi dậy chống chính quyền miền Bắc năm 1956, kế hoạch và hành động đều do ông Phan Quang Đông và những Điệp viên ông gởi ra miền Bắc thực hiện. Còn nhiều những điệp vụ khác nữa, mà mãi đến nay tuy thời gian tính cũng đã quá lâu, nhưng vẫn không thể tiết lộ.

Tuesday, March 22, 2011

VNCH- Trung Tá Nguyễn Văn Long: Bảo Quốc công thần



   TRUNG TÁ NGUYỄN VĂN LONG: BẢO QUỐC CÔNG THẦN
  



Kính mời quý vị xem bài của Duyên Anh: Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ

Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng cấp tá. Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, tổ quốc của lính văn nghệ diệt T-54 ở cầu Thị Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa? Chúng tôi vào trung tâm thành phố. Dân chúng đang bu kín công viên dựng hai người chiến sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam họng súng nhắm thằng vào Hạ Viện. Những chiếc loa gắn trên cây cao đã oang oang giọng nói mới chào mừng giải phóng miền Nam. Bài hát Tiến vào Sài gòn ta quét sạch giặc thù muốn rung chuyển thành phố. Nhưng trời vẫn thiếu nắng. Cộng sản đã tiếp thu Đài phát thanh, Bưu điện... Giọng nói cầy cáo của Lý Quý Chung và ca khúc Nối vòng tay lớn không còn nữa.

Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lởi hoan hô bộ đội giải phóng.

Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng trấn Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Đô trưởng Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long. Cộng sản đã chẳng ngu dại phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lãi lớn bằng liệt sĩ giả vờ thế thì thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại gì nhỉ? Nó không chịu, không thích vinh tôn cái thật, đã đành, nó còn nhởn chìm cái thật và vấy bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ý và lạnh lùng. Khi cái thật bị nhận chìm, bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn chìm theo. Rốt cuộc, bọn giả hình sống với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động, buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng gian dối, vĩ nhân phường tuồng.

Tôi muốn biểu dương trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài gòn. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc.

- Tôi chứng kiến tự phút đầu.

- Ông nói sao?

- Tôi nhìn rõ ông ta rút súng bắn vào thái dương mình.

- Thật chứ?

- Đáng lẽ tôi phải nói dối.

- Tại sao?

- Vì nói thật lúc này không có lợi.

Tôi nghe hai người Sài gòn nói chuyện. Và tôi được nghe "Huyền sử một người mang tên Long" do một trong hai người kể. Truyện như vầy: 10 giờ 30, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng, quân đội và cảnh sát tuân lệnh Tổng thống, lột quần áo, giầy vớ, nón mũ, vất súng đạn bỏ chạy về nhà mình hay nhà thân nhân của mình. Một mình trung tá Long không lột chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn. Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rõ. ông xuất hiện ở công viên trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông ta trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta nhìn trước, nhìn sau, ngó ngang, ngó dọc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Khi ấy, Sài gòn đã ồn ào tiếng hoan hô cộng sản giải phóng. Bất chợt, ông ta đứng dậy, chậm rãi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ông ta ngẩng mặt. Thản nhiên, ông ta rút khẩu Colt, kê họng súng vào thái dương mình bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đổ rạp.

- Đó, diễn tiến cái chết của Trung Tá Long.

- Ông có mặt ở đây trước lúc trung tá Long xuất hiện?

- Phải. Tôi tuyệt vọng, không thiết về nhà nữa.

- Rồi sao?

- Dân chúng bu quanh xác trung tá Long. Cộng sản chưa có thì giờ kéo xác ông ta đi. Phóng viên truyền hình Pháp thu cảnh này kỹ lắm. Chỉ tiếc họ đã không thu được cái oai phong lẫm liệt của trung tá Long. Họ đến quá chậm và họ chỉ quay phim một xác chết. ông hãy nhìn cho kỹ. Trung Tá Long tuẫn tiết cùng chiến bào, cùng cấp bậc, cùng tên mình.

Tôi đã nhìn kỹ. Lịch sử của chúng ta đã có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long... Hôm nay, chúng ta có thêm trung tá Long. Những ai sẽ viết lịch sử? Và liệu sử gia đời sau có soi tỏ niềm u ẩn của Trung tá Long chảy máu mắt nhìn quê hương lạc vào tay quân thù mà bất lực cứu quê hương, mà chỉ còn biết đem cái chết tạ tội quê hương, dân tộc. Đã hàng tỉ tỉ chữ viết về những chuyện khốn nạn, viết về những tên khốn kiếp, viết về những sự việc khốn cùng. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Người ta đã viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa xác chết. Người ta cũng đã viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn xác sống. Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Ai đã làm công việc sưu tầm lý lịch đầy đủ của vị liệt sĩ đích thực này? Than ôi, lịch sử đã hóa thành huyền sử. Cho nên người ta nhìn quốc kỳ mà không cảm giác linh hồn tổ quốc phấp phới bay. Chúng ta đang bị sống trong cái thời đại của những ông tướng đào ngũ, của những ông tổng trưởng đào nhiệm không hề biết xấu hổ. Thời đại của chúng ta còn đòi đoạn ở chỗ, kẻ sĩ và kẻ vô lại đồng hóa trong "lý tưởng" nguyền rủa xác chết và suy tôn xác sống.

Xưa, Hàm Nghi 8 tuổi, hỏi cận thần:

- Tay bẩn lấy gì rửa? Cận thần đáp:

- Nước.

Hàm Nghi hỏi thêm:

- Nước bẩn lấy gì rửa?

Cận thần ngơ ngác:

- Tâu bệ hạ, thần không hiểu.

Hàm Nghi nói:

- Nước bẩn lấy máu mà rửa!

Trung tá Long đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính nhẩy dù đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính văn nghệ đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Những kẻ tạo ra ô nhục 30-4 lấy gì nhỉ? Họ đang cầm ca, cầm đĩa xếp hàng ngửa tay lấy cơm, lấy nước ở đảo Guam. Biết đâu chẳng xẩy ra tranh cơm như tranh quyền bính. Và biết đâu chẳng bị ông quân cảnh Mỹ đen tặng một vài cái tát xiếc! Những kẻ này vẫn thừa thãi vô liêm sỉ để họp bàn, hiến kết cứu nước. Lịch sử lại thêm vài phụ trang chó đẻ.

Giải phóng quân đã đổ đầy trước thềm Hạ Viện. Cỏ đuôi chó hoan hô tưng bừng. Dân chúng chiêm ngưỡng Trung Tá Long tản mạn. Trung Tá Long nằm nguyên chỗ ông ngã rạp cho máu rửa nhục Sài gòn. Giã từ liệt sĩ! Vĩnh quyết liệt sĩ. Xin hãy phù hộ tôi kéo dài cuộc sống hèn để có ngày được viết vài dòng về Trung Tá.

BBT: Qua nhiều bài viết về Trung Tá Nguyễn Văn Long mà chúng tôi có dịp đọc trước đây, chúng tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó còn thiếu sót, nếu không muốn nói là chưa thỏa mãn được những gì mà chúng ta muốn biết về Trung Tá Long. Người mà chúng tôi nghĩ đến có thể bổ túc cho những thiếu sót đó không ai khác hơn là cựu Trung Tá Nguyễn An Vinh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Đà Nẳng, người đã có thời gian dài được gần gũi với Trung Tá Long, trong phạm vi Bộ Chỉ Huy Khu I, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.


Kính mời quý vị xem bài của cựu Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Nguyễn An Vinh

Sau chính biến 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ nền Ðệ nhất Cộng Hòa, Quốc Gia trải qua một thời kỳ hỗn lọan. Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, họat động ngành an ninh trật tự hoàn toàn tê liệt. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà đã thay đổi sáu Giám-Ðốc Nha Công An. Có ông chỉ tại chức 32 ngày. Hai Trưởng Ty Công An Thừa Thiên và Cảnh Sát Huế đều là cơ sở nòng cốt Cộng Sản, một vài tay chân của nhóm Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu ly khai xuống đường phá rối. An ninh trật tự hoàn toàn suy sụp.

Ðể đối phó với tình hình rối ren của vùng I, tháng 6 năm 1966 Trung Ương quyết-định bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và ngay lập tức, ông cho chấn chỉnh lại những hoạt động của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại địa phương đầy biến động này, đồng thời bổ nhiệm Quận Trưởng Cảnh-Sát Võ Lương giữ chức Giám-Ðốc Cảnh Sát Quốc-Gia Vùng. Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương là Giám-Ðốc thứ bảy kể từ năm 1963 và là người đầu tiên giữ vững đựơc kỷ cương trật tự sau một thời gian hỗn loạn quá dài. Ðể mau chóng ổn định nhân-sự cũng như họat động, Ông cho lệnh di chuyển Nha CSQG từ Huế vào Ðà-Nẳng. Ông cho tất cả nhân viên dễ dàng trong một tháng để thu xếp gia-đình.

Trong vòng một tháng đó, phần đông nhân-viên đã có đủ thì giờ để ổn định việc nhà cửa và chuyện con cái học hành. Chỉ riêng Trung Tá Long, lúc ấy vừa được bổ nhiệm chức Chủ-Sự Phòng An Ninh Nội Bộ kiêm Thanh Tra, là còn loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia-đình. Hết hạn 1 tháng, Ông không thèm xoay sở nữa mà đã sáng kiến thực hiện một việc cổ kim không giống ai:

Thấy có một khoảng đất công trống trên đường Duy Tân, giữa lòng Thành Phố, Ông dựng lên một cái chái lợp tôn, dựa lưng vào bức tường thành của một Công Sở. Ðó là nơi gia đình ông đang cư trú, không điện không nước.

Có hai nhân viên thuộc quyền ghé thăm thấy cả nhà ban đêm thắp hai ngọn đèn dầu lù mù, họ rủ nhau hùn tiền mua đến cho ông một cái đèn Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy, nói thế nào ông cũng không chịu, bắt họ đem đi trả lại.

Câu chuyện nhà ông Long thắp đèn dầu được nhiều người kể đi kể lại ở sở. Một hôm nhân có dịp ngồi chung xe với ông Giám Ðốc lên họp Quân Ðoàn, tôi kể Ông nghe câu chuyện về cái đèn Manchon. Ông Giám Đốc lắc đầu nói: “...tính của Long là vậy, tôi biết chả từ lâu, từ hồi còn làm bên Công An Liên Bang. Ðó là một người rất tốt, thanh liêm và cương trực, đông con nhà nghèo...”. Từ lúc đó cho đến khi vào họp Ông không nói thêm lời nào. Ông lặng lẽ, dường như có điều tính toán suy nghĩ, ngó mông lung ra ngoài đường. Tuần lễ sau, tôi ghé nhà Long thăm đã thấy có điện nước. Hỏi ra thì biết trong lúc Ông Long đi làm, có 2 người tới bắt cho 2 bóng đèn và 2 lỗ cắm điện, một vòi nước. Họ không lấy tiền cũng không cho biết ai sai tới. Tôi biết ngay là do sự can thiệp kín đáo của Ông Giám đốc. Biết Ông không ra mặt tôi cũng làm thinh luôn.

Liền sau đó, trong một phiên họp khoáng đại, ông Giám Ðốc hỏi nhỏ tôi, nhà Long có điện chưa. Tôi trả lời có rồi, có cả nước nữa. Ông gật đầu, mỉn cười nhìn về phía Long, nét mặt hiền lành khoan dung. Ông vui vì đã giúp được thuộc cấp một việc tuy nhỏ nhưng rất cấp bách cần thiết. Tính Ông quảng đại, kín đáo và chi-tiết. Nhiều khi làm ơn từ việc nhỏ đến việc lớn, không cần cho ai biết.

Dạo ấy, vì cơ sở mới dọn từ Huế vào, phòng ốc chưa đủ, Ông Giám-đốc cũng không có tư dinh phải ở tạm một phòng trong khách sạn Grand Hotel trên đường Bạch Ðằng. Trong khách sạn có sẵn Restaurant. Ông thường dùng bữa vớí nhiều viên chức khác ngành, vừa ăn vừa luận bàn công việc. Những lúc không mời ai, Ông gọi tôi tới ăn cơm chung. Nhờ có chút khả năng giao-thiệp, quen biết nhiều người và luôn sẵn những chuyện tếu vô hại, Ông thường ngồi nhiều giờ với tôi, bàn về đủ mọi thứ, phần lớn là những việc trên trời dưới đất, không dính dấp gì tới công vụ. Nhân một lúc vui vẻ, cởi mở, tôi nhắc lại chuyện Trung Tá Long và hỏi Ông lý do không cho Long biết việc Ông can thiệp bắt điện nước vào nhà. Ông cườì rồi từ từ kể. Sau đây là những gì Ông Giám đốc Võ Lương nói về Trung Tá Nguyễn văn Long:

“...Tôi biết Long từ những thập niên 1940, khi Giả ( tiếng thông dụng miền Trung có nghĩa là Anh ấy, Ông ấy ) mới gia-nhập Ngành An ninh thời Tây. Giả nổi tiếng1à siêng năng cần mẫn, kỷ-luật và trong sạch. Lương bổng không đến nỗi tệ nhưng gia-đình đông con lại suốt đời không tơ hào những bổng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo. Cả đời ở nhà mướn. Ðúng ra, trước năm 1963 Giả cũng có một căn nhà tương đối được, ở đường Phạm Hồng Thái, Thành Phố Huế. Nhà này có từ nhiều năm trước, có thể do cha mẹ để lạị. Trước đảo chánh Ông Diệm, Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung do Phan Quang Ðông điều tra khai thác. Trong thời gian bị ngưng chức không lương tiền hàng tháng, bà vợ đã phải bán căn nhà này để đong gạo cho gia đình...

...Giả sống rất chừng mực, lương thiện, không có khả năng xoay xở, lại càng không muốn xoay xở bậy bạ. Nhũng lúc gặp khó khăn thì cắn răng chịu đựng, không hề muốn nhờ vả ai. Giả rất khó chịu khi phải chịu ơn người khác. Ðiều này giải thích được tại sao tôi không trực tiếp cho biết đã nhờ người bắt điện nước cho gia đình Giả. Chuyện nhỏ không muốn Giả có mặc cảm mang ơn....

... Là viên chức kỳ cựu, phuc vụ trong ngành đã hơn 20 năm, Long có khá nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng cơ hội nào Giả cũng bỏ qua, có khi còn quyết liệt từ chối thẳng tay, nên đến bây giờ vẫn sống chật hẹp với đồng lương của một công chức.

... Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung năm 1962 nên sau khi Chính Phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, Long được cử ngay làm Trưởng Ban Công Tác Ðặc nhiệm điều tra tội ác và tài sản chế độ cũ cũng như của nhóm Cần Lao. Nhiều người cứ tưởng dịp này Long tha hồ ân oán giang hồ. Nhưng trái với mọi suy đoán, Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không nghe lời xúc xiểm, không thành kiến, cũng như không bới lông tìm vết. Ðể tránh mấy tay môi giới chạy chọt xin xỏ đút lót lôi thôi, Long cắm trại luôn trong sở, thật khuya mớí lạch cạch đạp xe về nhà. Dạo ấy cả gia-đình đã theo đạo Công Giáo, nhà thuê ngay kế bên Dòng Chúa Cứu Thế Huế.. Nhà Long cữa đóng then cài. Long không tiếp bất cứ ai.

...Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng Ty Công an Ðặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu , Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long...”

Kể đến đây Ông Giám Ðốc cườì thành tiếng và nói đùa: “...Nếu Long chịu nhận vàì ba mớ phong bì như thế thì đâu đến nỗi bây giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Nên nhớ Long đang là chức Trưởng Ty khi được lệnh di chuyển từ Quảng Trị vào Ðà-Nẵng. Một Ông Tưởng Ty mà ngày trước ngày sau phải ở bụi ở đường thì thế gian chỉ có một Nguyễn văn Long mà thôi, không có người thứ hai. Bổ nhiệm Long vào chức An Ninh Nội Bộ và Thanh Tra, tôi yên tâm nhưng cũng có nhiều anh khó chịu không vui đấy...”

Khi tôi hỏi về Vụ Gián Ðiệp Miền Trung , Ông cho biết vụ ấy không hẳn là có thật mà chỉ do Pháp cố ý dựng chuyện lên để phá thối. Công việc của Phan Quang Ðông là huấn luyện và tung mạng lưới tình báo gián điệp ra Bắc hoạt động vùng Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi. Ðông không dính líu gì đến vấn đề nội chính và an ninh quốc nội. Ðông bị xử tử hình để bịt miệng, do áp lực từ Cộng Sản trong nhóm tranh đấu, gây rối Mìền Trung. Không có vụ gián điệp thì Ðông cũng bị giết.

Hình như Long biết sự kiện này cho nên ngày xử bắn Phan Quang Ðông tại Sân Vận Ðộng Chi Lăng, mấy người bạn cùng vụ rủ Long đi coi, Long từ chối. Long nói:

“...chuyện Ðông có những điều chưa minh bạch, xét xử vội vàng và có quá nhiều áp lực. Ðông đâu đáng tội chết! Vả lại oán thù nên cởi, không nên buộc... Ông Giám Ðốc kết luận:...Long khắt khe sắt thép với chính mình nhưng khoan dung nhân hậu, công bằng và rộng lượng với kẻ khác, cả với kẻ vừa mới giam giữ mình...”

Năm 1970 , tôi bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng cho Thiếu Tá Trần Hàng để ra Ðà-Nẵng. Vừa nhận việc chưa được bao lâu thì Thành Phố chịu một cơn bão lụt Sóng Thần khủng khiếp chưa từng thấy trong cả trăm năm. Mưa như trút nước. Sóng biển gầm thét dữ dội. Một phần đường trong thành phố ngập nước quá đầu gối. Giáp ranh phía Bắc Thành Phố là Bãi Thanh Bình thành một vùng nước mênh mông. Nhưng ngặt nghèo và nguy hiểm nhất là khu tạm cư Ngọc Quang. Khu này là một giải cát bồi thoai thoảỉ nằm dài giửa Bãi Thanh Bình và biển cả, không một bóng cây. Từ tầm xa nhìn tới , toàn khu hoàn toàn biến mất, chỉ còn thấy lác đác ít nóc nhà nhấp nhô theo sóng dữ. Gió rất mạnh, thổi giật từng cơn. Bộ Chỉ Huy Cành Sát Quốc Gia huy động toàn bộ lực lượng cơ hữu như Giang Ðoàn và trưng dụng thêm một số ghe thuyền tư nhân trong nỗ lực di tản dân chúng vào khu an toàn, lúc ấy là sân Trường Kỹ Thuật ở đường Cao Thắng và chung quanh 2 Thánh Ðường Họ Giáo Ngọc Quang và Giáo Xứ Thanh Ðức.

Qua máy truyền tin, Giang Ðoàn cho tôi biết gia-đình Trung Tá Long ở vào một khu nguy hiểm nhất. Nhà có thể bị cuốn trôi ra biển bất cứ lúc nào. Cả gia-đình đã lên được đất liền nhưng Trung Tá Long đang ngồi trên một cái chõng tre, tay cầm chai rượu thuốc, nói là để ở lại giữ nhà, không chịu đi đâu hết. Tôi nghe mà lạnh người. Cũng lại cái “Ông Trời sợ” này nữa. Tôi không thể quên vụ Ông cắm dùi ở đường Duy Tân năm nào và việc Ông Giám Ðốc Võ Lương kín đáo giúp đỡ bắt điện nước cho Long.

Tôi nhờ Giang Ðoàn ra tận nơi, đưa máy truyền tin cho tôi nói chuyện với Long. Nghe tiếng tôi, Ông nói ngay: Chào Ông Chỉ Huy Trưởng, tôi không sao đâu. Sau một hồi giải thích gần như năn nỉ, cuối cùng phải viện dẫn lý do an ninh cũng như xin Ông hợp tác để làm gương cho đồng bào. Cuối cùng Ông mới chịu vào bờ.

Dọn dẹp bão lụt xong, dân chúng lo sửa sang những thứ đỗ nát. Tôi điện thoại cho Ông hỏi thăm nhà cửa hư hại ra sao. Ông trả lời tỉnh bơ: Nhà chỉ có mấy tấm ván, xẹp xuống rồi dựng lại lên, có chi mà hư hại. Tuần này tôi xin nghỉ mấy ngày phép và mất một mớ đinh là xong ngay.Tôi bái phục cái thái độ bình tâm giản dị gần như bất cần của Ông, nhưng quyết định phải ra tận nơi coi cho biết. Tôi mặc thường phục cùng với mấy tay bài trừ du đãng đi Honda, luồn lách ra Ngọc Quang. Tới nhà Ông Long, tôi hết hồn.

Căn nhà của Ông chỉ là một tác phẩm chắp nối vội vàng và lỏng lẻo gồm mọi thứ tạp nhạp không đáng gọi là vật liệu, góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhà nằm lọt vào khu vực tạm cư hỗn độn gồm các gia đình đổ về từ những vùng quê Quảng Nam mất an ninh. Giây điện và giây phơi áo quần chằng chịt. Rất mau, tôi vụt nhớ đến một bản báo cáo của Cảnh Sát Ðặc Biệt về việc Cộng Sản cài người vào dân tị nạn và vụ xe ông Trưởng Phòng Ðặc Biệt Nha tên Diệp đi mua vật liệu bên Quận Ba bị đặt Plastic chết banh xác trên gần Chợ Cồn năm nào. Thương Ông, tôi nhất định phải đưa Ông vào thành phố.

Ngay ngày hôm sau tôi nhờ các Phường Quận tìm dùm một miếng đất cho Ông Long cất nhà. Các nơi tìm được khá nhiều nhưng tôi chọn ra 4 chỗ. Tôi lái xe đưa Ông đi xem. Cả 4 chỗ Ông không chê nhưng ngần ngại không quyết định, viện dẫn nhiều lý do nghe cũng được. Chuyện không thể chậm trễ, tôi nói ngay: hay là Ông vô ở chung với tôi. Ông cười khẩy, tưởng tôi bực mình nói lời mỉa mai. Sự thực khi nói câu đó, tôi nghĩ đến khu đất trống sau tư dinh dành cho gia đình Chỉ Huy Trưởng số 37 Nguyễn Thị Giang, ngay trung tâm thành phố, sát tường rào Trường Nam Tiểu Học, có thể mở lối đi riêng. Tôi chỉ cho Ông. Ông chịu liền nhưng còn bán tín bán nghi. Ðể xác nhận không phải chuyện bông đùa, tôi đưa Ông tới một trại cây đường Phan đình Phùng, nói với bà chủ chọn cho Ông một số cây ván thứ tốt, hoá đơn gởi cho tôi. Tới đây Ông mới tin là chuyện thật và bắt tay tôi vui vẻ, nói lời cám ơn.

Không chờ đợi lâu, Ông cho tháo căn nhà từ Ngọc Quang, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng căn nhà mới. Chỉ trong vòng chừng 2 tuần là xong, điện nước từ nhà tôi câu qua. Gia đình Ông Long vui vẻ đã đành, phần tôi cũng vui không ít.

Những ngày tiếp theo, tôi chờ hoài không thấy trại gỗ đưa hóa đơn tới, hỏi ra mới biết: thấy tôi tận tâm, nể mất lòng, Ông chỉ lấy một ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được còn bao nhiêu Ông mua các thứ tạp nhạp từ một bãi phế thải ở đường Ông Ích Khiêm chở mấy xe Ba Gác về, đóng phía trong phía ngoài khá tươm tất. Một lần nữa tôi cảm phục tính lương thiện và sòng phẳng của Ông. Dọn vào nhà mới xong, ít lâu sau Ông thăng Trung Tá và được bổ nhiệm Chánh Sở Tư Pháp, tiếp tục phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Vùng. Từ đây Ông yên tâm ở bên cạnh nhà tôi và tôi cũng có cơ hội làm một chút quan sát:

Nhà Ông rất đông con. Một vợ một chồng, sinh 12 lần, nuôi 13 đứa, có cả cặp sinh đôi sau cùng, một trai một gái. Ông còn cưu mang thêm một đứa cháu mồ côi, anh nó đi lính tận trên Pleiku, giao luôn cho Ông giữ. Chưa hết. Nhà còn có thêm một con heo con. Bà Long nói phải nuôi thêm con heo làm lợi, cho đứa cháu mồ côi thêm tiền ăn học. Chuyện nhà Ông Long nuôi heo nhiều người không tin, đòi đến coi. Làm gì giữa thành phố, ngay cạnh tư dinh Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát mà lai có người dám nuôi heo. Ai nói gì thì nói, hiểu rõ hoàn cảnh gia-đình, cùng cái lý do chân thật và tội nghiệp đối với Bà Long, tôi không phản đối. Mấy đứa con nhỏ của tôi cũng rất ưa thích con heo. Ði học về, tụi nhỏ chạy sang xem, cho heo ăn, trầm trồ khen heo sạch sẽ và mau lớn. Thấy các con ưa thích, tôi cũng vui. Bà Long lại càng vui hơn.

Ông Long dạy con rất nghiêm nhưng không hề ồn ào to tiếng. Ông ưa nói chuyện gương trung liệt người xưa và lấy chuyện sách đèn của các con làm trọng. Ông thường dặn con: dù hoàn cảnh nào cũng ráng kiếm cho được ba mớ chữ. Câu Ông thưòng nhắc đi nhắc lại với các con là: Khi nào cái đầu cũng ở trên. Cái đầu phải có kiến-thức để điều khiển toàn thân làm những việc khá hơn là việc tay chân lao động.

Những lúc rảnh rỗi nhà tôi hay sang chơi, khen mấy cháu học giỏi và thường dấm dúi cho các em chút đỉnh tiền để khi thì mua cái cặp sách, khi thì mua bộ áo quần. Ðặc biệt đứa cháu mồ côi là nhà tôi thương nhất. Ông Long có mấy con đã trưởng thành. Hai anh đi không quân, một thiết giáp, ba Cảnh Sát. Đứa đầu lòng tên Phụng, Sĩ Quan Biệt Ðộng Quân, tử trận. Thỉnh thoảng các cháu về phép, nhà tôi thường dặn dò phải cận thận giữ mình, đôi khi còn có chút ít tiền cho các cháu cà phê. Những cử chỉ thương yêu nhẹ nhàng kín đáo như thế chỉ có các con và Bà Long biết, Ông Long thì không. Qua tôi, nhà tôi đã hiểu tính Ông Long rất tự ái và không ưa nhờ vả ai, dù là từ những người thân.

Trong năm năm sống cạnh nhau, Ông Long chỉ sang nhà tôi có một lần, đi chung với Ông Võ Hoàng, anh Ông Giám Ðốc Võ Lương. Lúc ấy tôi vừa cho thêm một người bạn khác, Ông Huỳnh Giáo cựu Trưởng Ty Công-An Quảng Tín làm căn nhà đằng sau , phía bên phải. Nhà Ông Long bên trái. Ông Võ Hoàng là một nhà phong thủy cho biết hai căn nhà phía sau Tư dinh là một phối trí phong thủy tuyệt hảo, che chắn hết mọi bất trắc, rủi ro, không sợ đao kiếm cùng kẻ xấu chém lén sau lưng. Ông Chỉ Huy Trưởng sẽ yên vị tại chức lâu dài. Tôi không biết nhiều về phong thủy, cũng không hẳn tin. Tôi chỉ muốn làm một việc tử tế khi có cơ hội để giúp cho hai người bạn mà tôi rất thương yêu và mến phục.

Sống bên nhà tôi lâu như thế mà gia-đình Ông Long không bao giờ xin ân huệ cho mình cũng như cho bất cứ ai. Họ sống lặng lẽ, âm thầm gần như cam chịu. Bà Long thường nói đây là căn nhà vừa ý nhất từ trước đến nay và ao ước được ở đây mãi mãi.. Niềm ao ước bình thường giản dị ấy không được bao lâu thì Ðà-Nẵng thất thủ, cuối tháng ba 75. Tai trời ách nước đổ sập xuống, chúng tôi tan tác mỗi người một nơi.

Tôi thoát đi được trong gang tấc, theo một tàu Mỹ vào Cam Ranh. Tại đây dùng tàu đò dân-sự vào Vũng Tàu. Khi vừa mới từ bờ ra lại biển khơi, tôi gặp Ông Long đi trên một ghe đánh cá từ Ðà-Nẵng vào. Tôi đổi tàu cùng Ông xuôi Nam. Về đến Saì-Gòn chia tay mỗi người một ngã. Tôi tìm cách cùng gia đình thoát thân lần nữa. Qua tới Guam được mấy ngày thì được tin Long tự sát. Tôi bàng hoàng xúc động, thương Ông suốt một đời lận đận và kết thúc tức tưởi thế kia. Từ đó tôi bị thúc bách và tự cho như có bổn phận phải tìm thêm tin tức của Long:

Ở Mỹ, tôi theo dõi các báo lớn ngoại quốc có đăng trang bìa hình Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến khu tiền đình Trụ Sở Quốc Hội, sắc phục và cấp bậc Sĩ Quan Cảnh Sát ngay ngắn đàng hoàng, nhưng không có báo nào nói xác Long ai đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể vô thừa nhận đã bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.

Nhưng không. Khoảng hơn hai tuần sau, Bà Long nhận đươc giấy báo vào nhà thương Grall nhận xác. Nguyên do là khi tuẫn tiết, trong túi áo Long có thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Ðà-Nẵng. Nhà thương cứ theo địa chỉ đó mà báo tin. Tôi nhớ là cái căn cước bọc nhựa ấy tôi đổi lại cho Long khi vừa mới dọn vào ở chung, đặc biệt có chữ ký của tôi làm kỷ niệm, không phải chữ ký của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó như những căn cước khác. Tự nhiên tôi có chút suy nghĩ sao mà cái việc nhỏ nhặt như việc đổi cái thẻ căn cước bọc nhựa năm xưa lại đưa đến một sự việc quá quan trọng như thế. Cái căn cước có chữ ký của tôi đó không phải vì nhu-cầu mà chỉ vì chút cảm tình, nhưng lại chính nhờ nó mà gia-đình nhận đươc xác của Long. Ðây có phải chỉ là một diễn tiến tình cờ hay là một tính toán cẩn thận của Long. Giả thuyết thứ hai hợp lý hơn.

Ðà-nẵng mất mau quá, Long chưa kịp lãnh lương tháng ba nên nhà không có tiền vào Sàigon. Tội nghiệp chỉ có cô Tâm, con thứ ba vào nhận xác. Tới SàiGòn ngày 17 tháng 5 cô Tâm cùng với một người chị thứ hai tên Ðào và người em gái tên Thuận đang làm việc ở Sai-Gòn tới nhà thương Grall. Tại dây nhân viên Bệnh Viện, như có được lệnh của Ban Giám Ðốc, đã dành mọi dễ dàng, chỉ vẽ tận tâm chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể nhẹ nhàng tử tế đến độ làm các con cảm-động và ngạc nhiên. Ngày chôn cất có ban hậu sự Nhà Thương sắc phục và xe tang đàng hoàng, khoan thai đưa tiễn tới Nghĩa Trang. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thi hài được mai táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh-Mục đến làm phép xác. Rõ ràng là cái chết công khai và lẩm liệt của một Anh Hùng vị Quốc vong thân, ngay lập tức đã có người trân trọng. Ít năm sau gia đình cải táng. Lần này thì khăn tang trắng một vùng, đầy đủ vợ và các con, các cháu, xác được hỏa thiêu. Tro ký thác tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-Gòn, đường Kỳ Ðồng.

x
x x

Ngày mất nước 30 tháng 4 năm 75, khi biết mọi sự đã hỏng hết, nhiều Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Lính, Cảnh Sát và cả nhân- viên Dân Chính đã tự sát tại nhiều nơi và bằng nhiều cách, cách nào cũng nói lên chí khí bất khuất không đầu hàng, không để cho thân rơi vào tay giặc. Nhưng cái chết của Trung Tá Nguyễn văn Long mới được cả thế giới biết đến mau nhất, gây xúc động mạnh nhất. Long đã chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết có mục đích tại một địa điểm không thể có nơi nào thích hợp hơn. Trước Tòa Nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ là nơi biểu tương Trái Tim đang thoi thóp của Miền Nam. Ông đã nằm xuống đó để chấm dứt nhịp đập trái tim Ông. Ông dâng hiến máu tươi và mạch sống cho Tổ Quốc. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới cùng công nhận Long đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi-tiết. Long mặc sắc phục, cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài trong túi áo. Trước lúc bắn vào đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Ðài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một phát súng dứt khoát và chính xác, Long anh dũng đền ơn nước.

Ðã một thời sống gần và làm việc chung, tôi thương mến Long lúc sinh thời, kính phục Long khi đã chết và sẽ mãi mãi nhớ Long. Cái chết của Long là một cái chết bất tử.





Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. 



Ở tấm hình này, chiếc mũ đã bị ai đó lấy mất.



Hình tuẫn tiết của anh hùng Nguyễn Văn Long, trung tá Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà
trong ngày 30-4-1975 dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến đối diện trụ sở Hạ Nghị Viên VNCH.

Thích tâm châu-Lễ cầu siêu cho nạn nhân Nhật Bản

Lễ cầu siêu cho nạn nhân Nhật Bản
Saturday, March 19, 2011 7:24:01 PM Bookmark and Share



SANTA ANA (NV) -
Chiều Thứ bảy, đúng ngày rằm tháng 2, năm Tân Mão, đông đảo các vị trưởng lão hòa thượng, chư tôn đức tăng ni cùng hàng trăm Phật tử đồng hương đã có mặt tại chùa Bảo Quang ở Orange County cùng hợp lực cầu nguyện, cầu siêu cho các nạn nhân động đất và sóng thần tại Nhật Bản.


Các vị trưởng lão hòa thượng, chư tôn đức tăng ni cùng hàng trăm Phật tử đồng hương đã có mặt tại chùa Bảo Quang cùng hợp lực cầu nguyện, cầu siêu cho các nạn nhân động đất và sóng thần tại Nhật Bản vào chiều Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Lễ cầu nguyện cầu siêu được tổ chức đúng dịp các hòa thượng từ nhiều nơi trên thế giới cũng như ở các tiểu bang khác của Hoa Kỳ đến Quận Cam dự lễ tang của Ðại Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn vừa viên tịch, càng khiến cho không khí buổi lễ cầu siêu cho nạn nhân động đất, sóng thần ở Nhật Bản có phần trang trọng và thiêng liêng hơn.
Hòa Thượng Thích Chân Thành, viện chủ chùa Liên Hoa, cũng là trưởng ban tổ chức, nói trong lời tuyên bố lý do, “Qua hệ thống truyền thông chúng ta đã thấy động đất và sóng thần đã tàn phá thành phố Sendai và các vùng phụ cận tại Nhật Bản. Nhìn thấy cảnh đau lòng này, hôm nay tụ họp về chùa Bảo Quang, trước tam bảo kính xin tất cả đạo tràng hãy giữ tâm thanh tịnh với lời chia sẻ những bất hạnh do thiên tai gây ra đến chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Cũng như cầu nguyện hồng ân tam bảo đưa bàn tay màu nhiệm cứu độ những hương linh do thiên tai cuốn đi trong những ngày qua được về cõi tịnh.”
Sau trong tiếng trống mõ và cử nhạc trầm hương đốt, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, thượng thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên thế giới, được mời niệm hương cầu siêu cho nạn nhân động đất và sóng thần Nhật Bản.
Những bài kinh “Chú Ðại Bi,” kinh “Bát Nhã,” kinh ‘Hồi Hướng”... vang lên trong không thiêng liêng và ngát mùi trầm thể hiện lòng thành kính dâng lên Trời Phật sự chia sẻ của Phật tử Việt Nam gửi đến đồng loại đang trong cơn nguy khốn, sớm vượt qua những tai ương.

Hòa Thượng Thích Tâm Châu, thượng thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên thế giới, được mời niệm hương cầu siêu cho nạn nhân động đất và sóng thần Nhật Bản. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Một Phật tử có pháp danh Diệu Hiền chia sẻ, “Tôi đến đây một lòng hướng về tam bảo cùng các vị hòa thượng tăng ni sư một lòng hướng về Nhật, cầu nguyện cho những nạn nhân sóng thần cũng như cho tất cả chúng sanh có được cuộc sống an lành. Người nào còn sống thì sớm có lại cuộc sống an vui, sinh hoạt bình thường trở lại. Những ai đã chết thì cầu cho họ được siêu sinh tịnh độ. Tôi chỉ có lòng như vậy thôi.”
Trong khi đó, Phật tử có pháp danh Huệ Xuân, thổ lộ, “Tôi nghe tin tức động đất, sóng thần ở Nhật, tôi đau khổ như chính người Nhật. Vì có tình thương là có sự sống, mình cần phải chia sẻ khi mình sống trên quả đất này nên tôi đến đây để cầu nguyện cho nạn nhân động đất và sóng thần được vãng sanh về tây phương cực lạc, những người thất lạc hay những người có thể bị ảnh hưởng bởi vụ nổ lò hạt nhân, thì được Quan Thế Âm Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt cứu chúng sanh thoát khỏi hiểm họa.”
“Một người một chút nhất lòng nhất tâm thì ơn trên cũng ngó xuống khổ độ cho,” Phật tử Huệ Xuân nhẹ nhàng nói thêm

Monday, March 21, 2011

Tuan phan -What is The KBC Revolution?

What is The KBC Revolution?
Hổm rày mụ vợ tôi có vẻ phấn chí sau khi đọc vô số bản tin trên các báo Việt ngữ rằng thì là “Chí sĩ” Nguyễn Đan Quế hô hào “nam phụ lão ấu” khắp nước xuống đường lật đổ chế độ VC. Nhà nước VC sợ té đái, bèn mời ngài “Chí sĩ” về bót làm việc, đưa bằng chứng ngài đang lưu trữ 60 ngàn tài liệu…chống phá nhà nước, lại còn cấu kết “bọn phản động nước ngòai”…! Tòan là đại tội “phản quốc XHCN” đáng bị xử bắn nát người, vượt xa Điều 88 hình sự của Việt Cộng, hơn cả Luật 10/59 thời Đệ I VNCH, nhưng “Chí sĩ” Nguyễn Đan Quế chỉ được VC “chiêu đãi” nước trà tại trụ sở Công An rồi ra về thơ thới hân hoan!
Các cá nhân, tổ chức hải ngọai liền chộp ngay Lời Kêu Gọi biểu tình hạ lộ của “Chí sĩ” Nguyễn Đan Quế cũng như từng chộp Lời Kêu Gọi biểu tình tại gia của “thánh” tăng thích Quàng Đồ khi xưa! Họ cho rằng hai Lời Kêu Gọi này đều có sức mạnh sóng thần tiêu diệt chế độ VC.
Hòa nhịp vụ “dán cờ VNCH ban đêm với lời hô hào lật nhào VC”, một số công nhân phản đối đình công, dân chúng bất mãn VC giết dân tàn bạo ở Hà Nội…, họ cho là những yếu tố để kết luận “thời cơ đã chín muồi” khởi động một cuộc cách mạng long trời lở đất nhưng rất...hiền bởi chỉ xảy ra trên làng Lưới và làng Giấy, lại  mang tên những lòai hoa ...không vỡ: Lài, Sen, Súng, Vạn Thọ, kể cả hoa Thúi Địt !!!
Thế là các trận mưa hỏa tiễn liên lục địa Tuyên Ngôn Kêu Gọi Xuống Đường xuất phát từ các HKMH nguyên tử đậu trên …đất liền bên Mỹ, bên Úc, Đức, Pháp v.v… vượt đại dương dội tới tấp xuống…Hà Nội, khởi động cuộc cách mạng Việt Nam, tương tự các cuộc cách mạng ở các nước Bắc Phi Hồi Giáo vừa thành công và…chưa thành công!
Muốn tạo ra các Tuyên Ngôn Kêu Gọi nầy, các chiến lược gia kiêm dám …đốc cách mạng phải thảo ra bằng ky bo, điều khiển bởi con chuột (thời nầy không còn ai cầm viết lá tre,  Pilot hay viết Bic nữa) rồi phóng lên không gian ảo (làng Lưới) và lay out ra in trên các báo làng Giấy!!! Ảo hay thật đều phải dùng ky bo và con chuột, nên có thể gọi cách mạng viễn liên kiểu Tuyên Ngôn Kêu Gọi đang xảy ra ở…hải ngọai là Cách Mạng Ky Bo Chuột, viết tắt là Cách Mạng KBC  (The KBC Revolution) cho dễ nhớ!
Chuột gù hay chuột dẹp (lap top) là dụng cụ cần phải có khi thảo Tuyên Ngôn Kêu Gọi, nhưng từ ngữ Chuột còn có ý nghĩa khác qua chuyện ngụ ngôn của La Phông Tên: Hội Đồng Chuột bàn thảo phương cách cứu dân tộc…Chuột rất là rôm rả nhưng đầu voi để lại đuôi chuột vì không có con chuột nào xung phong đeo chuông vào cổ mèo! Tương tự, không thấy lãnh tụ con người nào ở trong nước hay từ hải ngọai về cầm đầu cuộc cách cái mạng chế độ VC cả! Hòan toàn không thấy ai hết, nói rất hùng biện để khích động người khác làm thì ai nói chẳng được, y chang Lê Quang Liêm chống Cộng tới …người tín đồ PGHH cuối cùng không phải là…ông ta!
Mới nhất là Ngô Kỷ cũng ăn theo, lên tiếng ủng hộ …chay cách mạng trong nước mang tên các loài hoa không vỡ! Ước gì Ngô Kỷ, - đứa con cưng của Đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ, đi chui về Việt Nam, phò tá “Chí sĩ” Nguyễn Đan Quế dẫn đầu cuộc xuống đường lật đổ Việt Cộng trên thực địa thành Hồ trước mũi Việt Cộng thì hay biết mấy!
Nếu không có người đeo chuông vào cổ Mèo VC thì các Tuyên Ngôn Kêu Gọi xuống đường làm cách mạng ở Việt Nam chỉ là sản phẩm của các …“Hội Đồng Chuột”, viết để mà…chơi! Con Mèo VC vẫn hoàn...Mèo VC; nó không bị rụng sợi lông bởi không có con chuột nào chịu hy sinh “tự thiêu” nhận mission imposible: đeo chuông vào cổ nó!
Mụ vợ tôi nửa tin nửa ngờ về tình hình …cách mạng ở Việt Nam, bèn gọi phone về bển hỏi thăm. Bên đó cho biết họ không nghe nói…có cách mạng kiểu hoa nầy hoa kia nhưng có cuộc đua xe gắn máy của mấy COCC làm đinh tai nhức óc, thỉnh thỏang diễn ra sau nửa đêm tại các xa lộ…Đông Tây, Nam Bắc gì đó ở thành Hồ. Cảnh sát giao thông VC tảo thanh, hốt nhiều yên hùng xa lộ nhưng rồi đâu cũng vào đó! Mụ vợ tôi bảo họ: “Không chừng đó là “cách mạng đua xe lật đổ nhà nước ta” do anh hề Lý Tống phát động nhưng nhà nước ta đánh lạc hướng công luận đó! ”
- Ủa, hồi giờ cả thế giới chỉ nghe “cách mạng vô sản, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng 1789 gì đó ở bên Tây, cách mạng Tân Hợi 1911 ở bên Tàu… giờ lại có “cách mạng…đua xe”, lạ quá hén! Ở bển họ ngạc nhiên như vậy cũng phải nhưng họ sẽ càng ngạc nhiên hơn khi cả thế giới đều biết có…biểu tình tại gia do “thánh” tăng thích Quàng Đồ phát động với 30 triệu dân Việt khắp 3 miền tham gia suốt tháng 5-2009 nhưng đã bị Việt Cộng đập tan ngay …tại hộ khẩu của mỗi gia đình!
 Nghe tôi trả bài cụ thể với thí dụ dễ hiểu như trên, mụ vợ tôi sáng mắt ra, gật gù: “Thế là ông là nhà phát minh “cuộc cách mạng ky bo chuột”, ông  nên “đăng ký bản quyền” gấp gấp đi, không thì có người giành!”. – Không được đâu, bà đừng xúi dại cho Mỹ nó…cười tui, vì ai cũng làm được cuộc cách mạng ky bo chuột (the KBC Revolution), không như Tuấn Phan tui, cần phải có …“dàn computer tối tân” (từ ngữ của Võ Văn Sáu – Góp Gió)!  
Tuấn Aet Phan
Picture of a desktop computer system
Đây là …“dàn computer tối tân” để tạo ra cuộc Cách Mạng Ky Bo Chuột (The KBC Revolution) lật đổ chế độ độc tài đảng trị VC!