Friday, March 30, 2012

Thích Nhật Tân là tên việt gian giả sư tăng Nguyễn Hữu Ba, Trần Quang Diệu

LTS- chúng tôi nhận được bản tin sau đây qua các đọc giả gởi đến. Xin quí phật tử cư ngụ tại Úc châu xác định về nhân vật Thích Nhật Tân/Trần Quang Diệu, Mặc Giang


Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Uùc Đại Lợi – Tân Tây Lan
The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia – New Zealand
Hội Đồng Điều Hành
Văn Phòng Hội Chủ – Chùa Pháp Hoa
20 Butler Avenue, Pennington, SA 5013 – AUSTRALIA. Tel: (08) 8447 8477. Fax: (08) 8240 1758
Văn Phòng Tổng Thư Ký – Chùa Pháp Bảo.
154 Edensor Road, St. Johns Park, NSW 2176 – AUSTRALIA. Tel: (02) 9610 5452. Fax: (02) 9823 8748


>
>
 Thích Nhật Tân là  tên việt gian giả sư tăng Nguyễn Hữu Ba, Trần Quang Diệu, Phan Minh Tài, Hoàng Vương Đại, Văn phòng Cõi Trên, Ngọa Long Cốc Chủ, Giang sơn Một Cõi,  Thấu Tâm Can, Thi sĩ Mặt Gian, tonggiamdocvanphongcoitren, phatahienchanh, Hau Cameron   
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Uùc Đại Lợi – Tân Tây Lan
The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia – New Zealand
Hội Đồng Điều Hành-Văn Phòng Hội Chủ –
 Chùa Pháp Hoa
20 Butler Avenue, Pennington, SA 5013 – AUSTRALIA.
 Tel: (08) 8447 8477. Fax: (08) 8240 1758

Văn Phòng Tổng Thư Ký – Chùa Pháp Bảo.
154 Edensor Road, St. Johns Park, NSW 2176 – AUSTRALIA
. Tel: (02) 9610 5452. Fax: (02) 9823 8748


 xin đọc giả cẩn thận với những tên việt gian đội lớp sư tăng khuôn mặt đầy chất bất lương, không có có dáng dấp của người tu hành như những tên dưới đây: 

     
     KHÓA HỌC PHẬT PHÁP ÚC CHÂU KỲ II
được tổ chức tại Otford, vùng Wollonggong, tiểu bang New South Wales từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 1 năm 2003

Hình ảnh chư Tôn Đức
trong Ban Giảng Huấn

( còn nhiều vị chưa có hình, ban Thư Ký sẽ bổ sung sau)

 HT Thích Như Huệ
TT Thích Bảo Lạc
TT Thích Quảng Ba
TT Thích Trường SanhTT Thích Bổn ĐiềnTT Thích Nhật Tân
TT Thích Tịnh ĐạoTT Thích Tâm MinhTT Thích Như Định
 ĐĐ Thích Phổ Huân
 ĐĐ Thích Thông Tịnh
 ĐĐ Thích Nguyên Tạng
 ĐĐ Thích Viên Trí
 Sư cô Nguyên Khai
 Sư cô Tịnh Ánh

Wednesday, March 28, 2012

Sibusiso Mthembu, 64 tuổi 4 lần đặt chân lên Thiên đường gặp... Chúa Jesus

LTS- Chúng tôi chuyển bản tin này để dẫn chứng sự nhiệm màu của tôn giáo, cho dù ở nơi xa xôi  như Nam Phi.. vẫn có đường lên thiên đàng cho người thiện tâm. Sự phỉ báng tôn giáo, xử dụng tôn giáo là công cụ chiến tranh, công cụ xâm lược, mưu đồ chính trị sẽ đưa đến hậu quả quốc gia linh lạc, dân tộc linh lạc, gia đình linh lạc, cá nhân linh lạc. Luật công bằng của lẽ tự nhiên sẽ là bài học đắt giá, và phải mất đi nhiều kiếp để trả món nơ kinh khủng đó.
Sự linh hiển cao diệu của phật giáo nổi bật như trong các tác phẩm Hành trinh về Phương Đông, Đường Mây Qua Xứ Tuyết, Hoa Sen Trên Tuyết, Hòa Thượng Hư Không v...v.. nói lên triết lý sống thanh cao của Phật giáo do tác giả Nguyên Phong dịch.
mong rằng các đọc giả thức tỉnh phân biệt rõ là GHPGVNTN-AQ không có con đường đến bến giác, không có đường đến niết bàn vì tự trong bản thân các "đức Tăng Thống" đầy những nghiệp chướng, ngạ quỷ: cướp giật tiền của phật tử, giết sư cướp chùa,  ngủ với gái, xâm phạm tình dục trẻ em, thiếu đốt đồng đạo, giết người, giam giữ , tra tấn, giết quân cán chính tại các chùa và tuyên bố là " đấu tranh vô tiền khoáng hậu", bến lợi danh v...v.Một lịch sử nhuốc nhơ còn ghi bằng máu, nước mắt của các oan hồn chưa đầu thai được kêu gào đòi công lý, hơn nửa thế kỷ, bọn ác tăng trốn trong phật giáo vẫn đắm chìm trong tội ác, bịt mắt, bịt tai, lừa dối người, lừa dối công lý, và  không "sám hối" . Thích Quảng Độ đầy lòng sân hận, khoe khoang là ..."cuộc đấu tranh vô tiền khoáng hậu". Câu nói đáng ghê tởm của kẻ tự cho mình là "Đức Tăng thống" tức là tổng thống của các sư tăng. Thử hỏi Thích Quảng Độ/ Đặng Phúc Tuệ có biết sau khi chết ông đi về đâu? cá nhân ông phải trả nghiệp bao nhiêu nghìn, ức kiếp?!?!. Vải thưa của Quảng Độ không che được người trần mắt thịt thì làm sao che được mắt thánh? 
trân trọng


Sibusiso Mthembu, 64 tuổi 4 lần đặt chân lên Thiên đường gặp... Chúa Jesus


- Ông Sibusiso Mthembu, 64 tuổi ở KwaZulu, thuộc tỉnh KwaZulu-Nata ở Nam Phi khẳng định ông là người may mắn 4 lần được đặt chân lên Thiên đường và gặp mặt trực tiếp Chúa Jesus.

Lão "gàn" Sibusiso Mthembu bên tấm bản đồ Thiên đường
Lúc đầu mới nghe qua ai cũng phì cười bởi vì câu chuyện quá hoang đường. Dĩ nhiên đối với ông Sibusiso Mthembu thì đây là câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc. Mthembu khẳng định ông đã đặt chân lên Thiên đường lần đầu tiên vào năm 1998, các lần tiếp theo vào năm 2004, 2006 và 2008.
Sibusiso Mthembu kể lại, năm 1993 có một thiên thần toàn thân trắng toát xuất hiện và ngỏ ý mời ông ghé chơi Thiên đường. Ông nhận lời và mãi tới năm 1998 mới tiến hành chuyến đi đầu tiên. Sau nhiều lần được viếng thăm chốn Thiên cung, ông Sibusiso Mthembu quyết định phác thảo một tấm bản đồ để khẳng định với mọi người về câu chuyện ông đang nói là sự thật, đây là một điều mà không phải ai cũng may mắn có được ngoại trừ ông.

Ông Mthembu chỉ dẫn con đường tới Thiên đường
Cho đến thời điểm hiện tại, Mthembu cho biết đã 4 lần đặt chân lên Thiên đường và khẳng định đường đi lối lại trên đó ông đã thuộc như lòng bàn tay. Cũng theo Mthembu, có tổng cộng 11 Thiên đường, và thiên đường thứ 5 có tên Crista là nơi ông đặt chân lên đầu tiên, Crista nằm trong thành phố Sharmoy. Tại thành phố Sharmoy, ông Mthembu đã được gặp mặt trực tiếp chúa Jesus ở chuyến đi thứ 2, ông miêu tả Chúa Jesus có làn da trắng hồng, vẫn trẻ trung, phong thái uy nghiêm (!).
Mthembu cũng cho biết thêm, trong 11 Thiên đường thì Salem là Thiên đường lớn nhất. Ngôi đền của Chúa Jesus được xây dựng tại Thiên đường này. Ông cũng may mắn được ghé thăm hành tinh có tên Jadalem, đây là hành tinh không có bất cứ thứ gì khác ngoài nước và băng tuyết bao phủ.
Ngoài việc được gặp chúa Jesus, ông Mthembu còn được gặp các nhân vật khác là Moses, Eliya và Abel, được dạo chơi trên thành phố Marshnode (thành phố nơi mà con người sau khi chết đều lên đây để được đầu thai kiếp khác). Ngoài ra ông còn nghe lén được một cuộc bàn luận quan trọng trên Thiên đường về cuộc chiến chống lại quỷ Xa-tăng.
Mặc dù bản đồ phác thảo con đường tới Thiên đường của ông Mthembu chưa được hoàn tất, nhưng bản thân ông Mthembu đang lo ngại một ngày nào đó sẽ xuất hiện một bản sao của tấm bản đồ này, ông nói: “Mọi người dân Nam Phi phải đến đây để xem thật kỹ tấm bản đồ, vì một ngày nào đó người Nhật Bản, Trung Quốc hay Anh sẽ thiết kế ra một tấm bản đồ giống như vậy và họ sẽ khẳng định đó là của riêng họ. Lúc đó, mọi người dân Nam Phi sẽ quên mất rằng chính nguồn gốc của tấm bản đồ xuất phát từ quê hương mình”. 

"Thiên đường" trong tâm trí ông Mthembu
Nhiều người nghe qua câu chuyện của ông Mthembu đều cho rằng đây là một câu chuyện hoang đường. Nhiều người còn nói ông Mthembu có vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên vấn đề tâm linh là vấn đề chưa được ngành khoa học nào chứng minh, do đó mọi người xem câu chuyện của ông Mthembu như là một món quà thư giãn mà ông đã dành tặng.

Friday, March 23, 2012

Phan Đức Minh -Thầy Thích Trí Quang “Chuyên viên tôn giáo vận“ cuả Cộng Sản Việt Nam từ 1946




Lúc này Thầy Thích Trí Quang “Chuyên viên tôn giáo vận“ cuả Cộng Sản Việt Nam từ 1946, là nhân vật quyền hành lớn lao, người dân miền Nam ai cũng phải biết vì ông lãnh đạo “thành phần thứ ba“ ngoài hai lực lượng khác cao hơn: cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đứng đầu là Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ, rồi đến Thủ Tướng Huỳnh Tấn Phát, nhưng thực ra tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo cuả Bộ Chính Trị Trung Ương cộng sản Hà Nội. Nhân vật Thích Trí Quang kêu gọi: Các Bác Sĩ trở về bệnh viện cuả mình làm việc vì số thương vong quân đội, dân chúng quá nhiều, kêu gọi quân nhân cuả nam Việt Nam đem súng đạn đến nạp tại sân chuà trong thành phố, thị trấn, và ra trình diện Uỷ Ban Quân Quản khi có lệnh... Bà con nói: Sân Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng ở đường Ông Ích Khiêm là một cái núi chất đầy súng đạn, nhiều nhất là súng M-16 trang bị cho các lực lượng võ trang chính quy cuả Nam Việt Nam, còn vứt rải rác khắp hang cùng, ngõ hẻm thì không kể. 

=----------
Bút ký:Giờ phút cuối cùng cuả thành phố Đà Nẵng: Cuối tháng 3-1975Phan Đức Minh 

 - Kính tặng bạn bè, chiến hữu đã từng sống và làm việc cùng tôi tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn này.

Đà Nẵng vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975 thật là hỗn độn, rối lọan. Quân đội và dân chúng từ các Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, thành phố Huế đổ xô về, làm cho cái thành phố đã đông dân này càng thêm đông đảo. Chiếc Radio 4 băng tần tối tân nhất cuả Nhật lúc bấy giờ lúc nào cũng ở bên cạnh tôi. Theo tin từ các Đài Phát Thanh trong và ngoài nước thật là lộn xộn, không giống nhau... Theo đài phát thanh Quân Đội, Sài Gòn, VOA, BBC cũng như một vài đài khác cuả nước ngoài, tôi vô cùng kinh ngạc là Huế có lệnh rút bỏ mặc dầu chưa đánh nhau chi cả. Sao lạ quá như vậy ? Tôi gọi điện thọai, hỏi mấy Ông bạn thân là Đơn Vị Trưởng trong vùng thì họ cũng trong tình trạng như tôi, không rõ đầu đuôi, tình hình ra sao hết.

Thành phố Đà Nẵng đông chật những người là người. Vấn đề an ninh, lộn xộn mỗi lúc một thêm gay gắt. Nhiều binh sĩ tức giận, bắn súng lên trời như những kẻ điên khùng vì không hiểu tại sao lại có lệnh rút lui, bỏ hết các trận tuyến gây nên tình trạng hỗn loạn thê thảm này trong khi chưa chạm địch, chưa đánh đấm chi cả. Xưa nay có bao giờ thế đâu! Tự nhiên không đánh nhau, mà chỉ biết bỏ chạy là làm sao? Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đòan I kiêm Vùng I Chiến Thuật, là người duy nhất ở đây biết được chuyện này, do ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiêu gọi vô Sài Gòn gấp, họp các Tướng Lãnh, nhưng vào tới nơi thì chỉ có một mình ông gặp Tổng Thống Thiệu và nhận lệnh cuả vị Tổng Tư Lệnh quân đội: “Rút bỏ Quân Khu I!“ 

Tướng Trưởng, một danh Tướng cuả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thế giới biết tiếng, biết tên, chết điếng cả người nhưng... chẳng muốn hỏi tại sao vì ông cũng đoán biết: hỏi cũng vô ích, để rồi bỗng dưng khai tử luôn cả một Quân Đoàn ( Army Corps ) hùng mạnh cho nó tan hàng, xập tiệm, và cả Vùng I Chiến thuật bao gồm 5 Tỉnh : Quảng Trị, Thưà Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và 2 thành phố Huế, Đà Nẵng. Bộ Chỉ Huy Quân Trấn Đà Nẵng được lệnh rõ ràng cuả Tướng Trưởng: Bất cứ kẻ nào dùng súng đạn cướp bóc, xâm phạm tính mạng, tài sản của dân chúng trong tình trạng rối lọan hiện nay sẽ bị các lực lượng an ninh, quân cảnh bắn hạ tại chỗ! 

Tuy có cấp chức được quyền ở cư xá do quân đội cung cấp, nhưng tôi có giấy phép dậy học ngòai giờ làm việc (chuyên dậy kèm Pháp và Anh ngữ cho rất đông học sinh Trung Học) để đời sống vật chất tốt hơn, đối với gia đình đông con như tôi, tránh được chuyện dính dáng đến tham nhũng, hối lộ, rồi làm “dê tế thần” cho tình trạng chính quyền và xã hội “lem nhem“ thời đó. Vài em học sinh chăm chỉ vẫn còn lui tới: “Thưa Thầy! các lớp học ra sao, có học tiếp không hả Thầy?“ Tội nghiệp! Giờ này mà các em vẫn có thể nghĩ đến chuyện học hành. Tôi nói: “Thôi, chúng ta tạm nghỉ, khi nào yên tĩnh hãy hay. Các em nên tránh bớt việc đi lại ngòai đường phố trong lúc này, rất nguy hiểm.” Các em ra về, vẻ mặt buồn thiu.

Gia đình tôi ở trong một ngôi nhà nhỏ trong khu xóm đồng bào nghèo, nhưng có 2 cái sân đủ cho học sinh 3 lớp học tối mỗi đêm, thay phiên nhau đậu xe gắn máy và xe đạp. Lúc này, tôi dã đưa gia đình và di chuyển những gì cần thiết lên văn phòng Toà Án cho được an ninh vì có anh em Nghĩa Quân canh gác các cơ quan chính quyền.

Các ngân hàng đã đóng cửa, rất nhiều người cũng như tôi, khi nghĩ tới chuyện cần có số tiền phòng thân, đành chịu chết. Thôi, giữ sổ sách rồi vào Sài Gòn hãy hay. Ôm tiền mặt lúc này càng thêm nguy hiểm. Có chi sài nấy vậy. Ai cũng nghĩ như thế để an tâm đối phó với tình hình trước mặt, ngày càng gay go, hỗn độn. Tôi điện thọai vào phi trường quân sự, định hỏi Thiếu Tá Trưởng Phòng An Ninh, không có, xin gặp Đại Úy Quang, cũng không có, chỉ có Trung Úy Bẩy trả lời, “Thiếu Tá ơi! Tụi nó pháo kích hỏa tiễn 122 ly của Trung Cộng cầy nát phi đạo rồi, máy bay của mình không đáp xuống được nữa, chỉ sài được trực thăng thôi. người đông nghẹt mà trực thăng không thấy đến chi cả!“ Tôi điện thọai sang Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I, hỏi thăm mấy Sĩ Quan thân thiết thì được hay: Tại Cảng Tiên Sa, tầu không đủ chuyên chở quân đội di tản cùng với gia đình cũng như đồng bào trốn chạy quân cộng sản đang tiến vào thành phố bằng nhiều ngả, bao vây chung quanh Đà Nẵng. Lệnh trên: rút bỏ Quân Khu I không đánh đấm chi cả thì tình trạng làm sao khác được! Địch pháo kích chung quanh Đà Nẵng ầm ầm... Tôi gọi sang Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Khu. Đại Tá Chỉ Huy Trưởng vẫn còn ở đó. Là bạn thân với nhau từ hồi còn nhỏ, lưu lạc giang hồ, mãi sau này mới gặp lại nhau và lần sau cùng là ở Đà Nẵng. Tôi chở tất cả gia đình trên chiếc xe jeep, gồm nhà tôi và 7 đứa con, đứa con gái lớn sức khỏe yếu kém, đứa con trai kế 16 tuổi, đứa con gái út mới được 6 tháng, vợ tôi phải bồng ẵm trên tay, đến Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Quân Đòan. Lúc đó là chiều ngày 28 tháng 3, tôi gọi cậu tài xế trung thành và can đảm, Binh nhất Túc, mà tôi đã đích thân đến đơn vị hành chánh quản trị địa phương, lựa chọn rồi hỏi han về tình trạng khó khăn khiến hắn can tội đào ngũ. Tôi liên lạc với đơn vị gốc của hắn, nhận cho hắn làm tài xế vì Tòa Án có xe nhưng không đủ quân nhân tài xế. Sau này, tôi thấy hắn tận tâm, chu đáo và trung thành, nên tôi nói với đơn vị đề nghị cho hắn lên Hạ Sĩ, mong ngày nào nào đó không xa, cho hắn lên hạ Sĩ nhất thì đồng lương cũng đỡ khổ cho gia đình. Tôi bảo: “Thôi, cậu lo cái xe cho tốt, đầy đủ săng nhớt rồi cho cậu về lo chuyện gia đình. Tôi lái lấy cũng được. Đây, chìa khóa văn phòng và tất cả những gì của gia đình tôi trong đó, nếu tôi đi khỏi thì tất cả là của cậu. Cậu ở lại lo cho gia đình. Vợ con cậu cũng cần đến cậu trong lúc hỗn lọan này. Đem những thùng, hộp thực phẩm khô, sữa hộp chia cho anh em Nghĩa Quân. Tôi sẽ cho lệnh họ: khỏi canh gác nữa! Tòa chỉ còn tôi là Sĩ Quan cuối cùng ở đây, anh em Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ thì ở trại gia binh rồi. Cho họ về lo thu xếp, bảo vệ gia đình.” Tôi bắt tay cậu tài xế, Hạ Sĩ Túc. Cậu tài xế cứ nắm chặt lấy tay tôi, nói trong nghẹn ngào: “Em không nỡ để Thiếu Tá và Cô đi một mình với các em như thế này. Cứ để em đi theo, thầy trò mình sống chết có nhau, gia đình em đông người, nhiều bà con, dân địa phương, em là binh sĩ nên không có gì khó khăn nhiều như Thiếu Tá. Thiếu Tá đi được rồi, em trở lại với gia đình cũng được, không sao cả!“ Tự nhiên tôi thấy mắt mình nhòa đi trước tấm lòng của cậu tài xế trung thành và can đảm, luôn luôn nghĩ đến tôi, và gia đình vì chúng tôi: một Sĩ Quan cấp Tá, Phó Ủy Viên Chính Phủ Toà Án Quân Sự Mặt Trận Quân khu I và một binh sĩ luôn sống với nhau như người trong một gia đình ruột thịt đã nhiều năm, nhiều tháng. Tôi bảo: “Túc! Cậu phải nghe tôi, về trông coi, bảo vệ lấy gia đình trong lúc này! Tôi tới Bộ Chỉ Hy Pháo Binh bây giờ. Ông Đại Tá Chỉ Huy Trưởng còn ở đó!“ 
Hạ Sĩ Túc, cậu tài xế rời nắm tay tôi rồi đứng nghiêm, giơ tay chào nghiêm chỉnh: “Kính chúc Thiếu Tá, Cô, cùng các em ra đi bình an!” Tôi thấy rõ cậu tài xế can đảm và trung thành bật khóc. Chắc chắn là hắn khóc cho gia đình tôi trong cơn nguy biến, mà tôi bắt hắn phải ở lại. Trên đường, một chiếc xe Jeep chạy ngược chiều với tôi, trên có 4 Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến, tuổi còn trẻ nhưng đều đeo lon Cấp Tá, rất quen thuộc, tôi chạy chậm lại, giơ tay vẫy chào, và hỏi to, “ Có chi lạ không?“ Mấy Ông bạn cũng giơ tay vẫy. Một anh bạn người Nam la lớn: “Đù má nó! Anh coi, chiến tranh kiểu chi lạ! Tụi này có bao giờ bỏ chạy như thế này đâu! Lại mấy thằng Mỹ chóp bu với thằng Thiệu... đem con bỏ chợ, âm mưu buôn bán xương máu tụi mình đây thôi!...”

Gia đình Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh đã vào Sài Gòn ít hôm trước, Ông còn ở lại vì Tướng Trưởng và Bộ Tư Lệnh Quân Đòan vẫn còn ở Đà Nẵng. Đang ăn cơm tối với nhau thì điện thọai reo. Sĩ Quan trực chạy vào báo cáo: “Thưa Đại Tá! Có lệnh của Trung Tướng mời Đại Tá sang ngay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn!” Ông Đại Tá bắt tay tôi và mấy Sĩ Quan thuộc quyền của Ông đã tụ tập về đó: “Chúc Anh Chị, quý vị các cháu và tất cả bình an.“ Ông còn dặn tôi trong lúc vội vã quay đi: “Anh cho Chị và các cháu ngủ tạm trong hầm của tôi, rất tốt! Nếu thiếu chỗ thì giường của tôi trong phòng kia...“ Sau này, toi biết là Ông cùng Bộ̣ Tư Lệ̣nh Quân Đoàn sang sân bay trực thăng Non Nước để̉ ra tàu Hải Quân cuả Mỹ chờ ngoài biển.

Tôi mặc nguyên quân phục tác chiến, với khẩu súng Colt – 12 bên mình, chỉ bỏ cái mũ sắt 2 lớp ra, rồi ngả lưng xuống giường thiu thiu ngủ chập chờn. Điện thọai reo, Sĩ Quan trực chạy sang: “Thưa Thiếu Tá, Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn cho hay: 5 chiếc Tầu Hải Quân đã được lệnh lên đường, ra Biển Mỹ Khê, Đà Nẵng chuyên chở quân đội, gia đình và dân chúng. Tầu sẽ tới nơi vào khuya đêm nay hay sáng sớm mai..”

Tôi đang mơ mơ màng màng trong giấc ngủ nặng nề thì có người đánh thức tôi dậy và nói trong sự vội vàng: ”Thiếu Tá! Thiếu Tá! Mình phải đi ngay, rời khỏi nơi này vì tin tức cho hay quân cộng sản Bắc Việt đã tới rất gần thành phố, không gặp sự kháng cự nào cả...“ Tôi đánh thức gia đình, vợ con rồi tất cả lại lên chiếc xe Jeep với ít đồ đạc gọn nhẹ tùy thân, nhắm hướng Bãi Biển Mỹ Khê phóng đi, sau khi bắt tay vội vàng vài Ông bạn Sĩ Quan Pháo Binh. Xe chạy được một quãng khá xa, chừng dăm cây số, bỗng đưá con gái lớn cuả chúng tôi kêu thất thanh: “Cái va-li da cuả Mợ đâu rồi ? “ Trong số đồ đạc mang theo thì cái va-li da đó có chút ít tài sản còn lại đáng giá hơn mấy cái va-li đã nằm trong xe Jeep để sống, do bà nhà tôi và đưá con gái lớn ,vốn tính cẩn thận, trông coi cho chắc ăn. Mọi người trên xe nhận ra là trong lúc vội vàng di chuyển, chính cái va-li đó đã bị bỏ lại ở trại Pháo Binh vưà rồi. Chết thật! Tôi lái xe quay lại ngay lập tức, nhưng khó khăn vì người di chuyển quá đông. Chạy trở về trại Pháo binh, vẫn còn 2 cậu lính gác, tôi đậu xe ngay cưả phòng vưà rời ban nẫy, chạy như bay vào trong. May quá! (cái may đầu tiên) Chiếc va-li đã được lôi từ trong hầm gia đình tôi ṭam trú lúc trước, nhưng chưa đem lên xe, vẫn còn nằm trơ một mình sau cánh cưả lối lên phòng tôi nằm. May mà còn lính gác, nếu không thì dân chúng quanh đó và bọn cướp phá cơ quan, công sở đã tràn vào vơ vét tất cả những gì còn ḷại, và cái va-li “quan trọng nhất cuả gia đình tôi“ cũng mất tiêu rồi. Nếu nó bị mất thì không biết sau này gia đình tôi cầm cự ra sao với cuộc sống đổi đời với trăm ngàn khổ cực. Trời Đất đã cứu gia đình tôi.. Đưá con gái lớn lần này tay lúc nào cũng để lên cái va-li vưà tìm lại được.Tôi lái xe ra cổng, anh em binh sĩ vẫn còn canh gác. Tôi nói lớn: “Anh em về đi, lo chuyện gia đình, doanh trại không còn ai nữa!“

Trời đất! Đường xá ban đêm mà lúc này đông nghẹt những người là người, di chuyển bằng đủ mọi cách. Tất cả đều hướng về phía Cảng Tiên Sa và bãi biển Mỹ Khê. Tôi lái xe, khẩu Colt-12 đeo trước ngực, ̣ kiểu Sĩ Quan Đức, đã lên đạn, khoá chốt an toàn, khẩu M-16 đã lên đạn sẵn, cũng khóa chốt, để ngay bên cạnh. Đứa con trai lớn nhất 16 tuổi, có mặt trong xe cũng đã được tôi chỉ dẫn để sử dụng khẩu tiểu liên hạng nhẹ Carbin M-2 để đề phòng trường hợp bị bọn bất lương, tấn công, cướp bóc trong khi hỗn lọan. Trông cảnh người xe xuôi ngược thật là kinh hoàng, trong khi đó quân cộng sản vẫn pháo kích vào thành phố Đà Nẵng nổ ùynh! ùynh! rải rác đó đây.

Cái xe Jeep của tôi đang chạy bỗng dưng chết máy, nằm ỳ ngay cạnh đường. Thế là làm sao! Còn đang lúng túng thì hai binh sĩ cầm M-16 từ cống trại lính bên kia đường tiến đến xe tôi dòm ngó, xem có chuyện chi mà lại dừng xe ngang xương trong dòng người đang chẩy xuôi ra hướng bãi biển. Một binh sĩ chào tôi: “Thưa Thiếu Tá! Sao Thiếu Tá lại ở đây vào lúc này?” “Xe tôi chết máy rồi!” Cậu binh sĩ kia cũng chạy lại rồi la to: “Đại Úy Sinh! Ra mau! Thiếu Tá Phó Ủy Viên Chính Phủ Tòa Án Mặt Trận đây nè!” Đại Úy Từ Khánh Sinh, Đại Đội Trưởng nhẩy dù, bị thương tại mặt trận, sau được đưa về đây làm Quản Đốc Quân Lao Đà Nẵng, dưới quyền cuả tôi. Đại Úy Sinh, quân phục tác chiến chỉnh tề, mũ sắt 2 lớp, giơ tay chào tôi nghiêm chỉnh như thường lệ. Chúng tôi bắt tay nhau trong khi tôi nói: “Hay nhỉ! Sao cái xe của tôi lại chết máy ngay ở chỗ này? Nếu nó chết máy ở chỗ khác thì làm sao đây?“ Tôi nghĩ thầm trong bụng: Đây là điều may mắn thứ hai cho chúng tôi trong cơn hỗn lọạn kinh hoàng. Anh Sinh kêu mấy binh sĩ ra đẩy cái xe của tôi vào trong sân trại.rồi ra lệnh cho một Thượng Sĩ: “Lấy cái xe dự trữ cuả mình, lo xăng nhớt đầy đủ rồi giúp gia đình Thiếu Tá chuyển đồ đạc sang, chớ lúc này mà xe cộ lộn xộn là nguy hiểm lắm.“ Tôi cảm ơn Đại Úy Sinh, bắt tay viên Thượng Sĩ già rồi vào văn phòng, có vài Sĩ Quan trong đó. Sau vài phút hỏi han tình hình, tôi hỏi Đại Úy Sinh: ”Anh em bị giam giữ còn bao nhiêu người?“ “Thưa Thiếu Tá: gần 1 ngàn!” “Việc ăn uống của họ tới ngày hôm nay ra sao?” “Hôm nay thì vẫn còn, nhưng ngày mai thì chưa biết, gạo mình còn, nhưng liệu nhà thầu cung cấp thức ăn có còn liên lạc nữa không.” Suy nghĩ thật nhanh vài giây rồi tôi quyết định: “Quân cộng sản đang tiến vào Đà Nẵng mà không đánh nhau chi cả. Nhân danh Sĩ Quan cấp chức cao nhất của 2 Tòa: Mặt Trận Vùng I và Tòa Thường Trực Đà Nẵng, hiện có mặt tai đây, tôi ra lệnh thả hết tất cả quân phạm không phân biệt Sĩ Quan hay Binh Sĩ, Đại hình hay Tiểu Hình. En temps de guerre! En cas de force majeure! (trong trường hợp chiến tranh! Trong trường hợp bất khả kháng) chúng ta có quyền làm bất cứ cách nào để bảo vệ sinh mạng của ngần đó con người, đã từng là quân nhân như chúng ta. Họ cũng có thân nhân gia đình đang đợi chờ họ. Anh Sinh cho thư ký đánh máy biên bản theo lời tôi đọc: “Lệnh thả hết quân phạm“... Tôi sẽ ký tên với tính cách người ra lệnh, và tất cả Sĩ Quan có mặt cùng ký tên với tính cách nhân chứng, hiểu biết quyết định này. Sau này vào Sài Gòn, chúng ta có giấy tờ trình Nha Quân Pháp và Bộ Quốc Phòng là những cơ quan mà hai Toà Án chúng tôi trực thuộc. Sáng sớm mai, chúng ta sẽ thả hết.” ***
Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ của Quân Lao hầu như vẫn còn có mặt đông đủ tới giờ phút này. Đại Úy Sinh vốn gốc Sĩ Quan nhẩy dù cho nên làm việc rất đàng hoàng, nghiêm chỉnh. Bộ phận cấp dưỡng, dọn cơm tối lên cho mấy anh em Sĩ Quan chúng tôi, vừa ăn, vừa bàn bạc công việc phải làm sáng mai. Một Hạ Sĩ Quan đi xe gắn máy từ Cảng Tiên Sa trở về, báo cáo: Cảng Tiên Sa rất đông người, tầu bè di chuyển không đủ, rất khó khăn, địch thỉnh thoảng lại nã vài trái hỏa tiễn gây chết chóc và thương tích cho bà con. Đại Úy Sinh bảo anh em lo cơm tối cho gia đình tôi và chỗ nghỉ ngơi qua đêm. Tình “Huynh đệ chi binh“ những lúc như thế này mới thấy nó cao quý làm sao! Tất cả đều coi nhau như ruột thịt một nhà. Thật là phúc đức cho gia đình tôi: trong suốt những ngày rối loạn, di tản, chúng tôi may mắn vẫn có chỗ ăn, chỗ ngủ đàng hoàng, không thì khổ cho đám con trẻ biết mấy, nhất là đưá con gái út mới được ̉6 tháng, nhà tôi còn phải bồng ẵm trên tay và lo những bình sưã và biết bao nhiêu thứ cho một đưá bé như thế.

Hôm sau, trời còn sớm lắm, nhưng tất cả chúng tôi đã thức dậy. Tất cả Sĩ Quan chúng tôi cùng binh sĩ trong trại kéo nhau xuống phía khu vực nhà giam. Tôi ra lệnh: tất cả binh sĩ súng M-16 lên đạn, đứng thành 2 hàng, các Sĩ Quan đứng sau lưng, tôi cho mở cửa nhà giam, rồi dùng loa phóng thanh cầm tay nói lớn: “Nhân danh Sĩ Quan có cấp chức cao nhất của Tòa án quân sự Mặt Trận Vùng I và Tòa án quân sự Thường Trực Đà Nẵng hiện có mặt tại đây, tôi ra lệnh thả tất cả anh em ngay lúc này để trở về lo cho thân nhân gia đình trong tình hình khẩn cấp hiện nay.” Nhiều anh em quân phạm còn nhìn nhau có vẻ ngơ ngác vì họ không biết rõ tình hình bên ngòai. Tôi nói tiếp: “Anh em trật tự ra ngòai theo hướng dẫn của 1 Sĩ Quan, xếp hàng 10 người một, cứ đủ 6 hàng thì ngưng lại, ngồi xuống Khi có lệnh hô của 1 Sĩ Quan thì 2 hàng đứng dậy, theo tiếng hô thứ hai là cả 20 người chạy ra khỏi cổng trại, về nhà. Bất cứ ai gây lộn xộn, làm mất trật tự, hay đang chạy mà quay đầu lại hoặc dừng lại bất cứ vì lý do gì, sẽ bị bắn gục ngay tại chỗ! Nghe rõ chưa?” Tất cả anh em đều reo mừng và thi hành lệnh một cách nghiêm chỉnh.

Công việc “ thả tù“ đã xong, tôi thở phào nhẹ nhõm, họ cũng là người, từng là quân nhân dù có phạm tội, họ cũng có thân nhân gia đình đang trông đợi trong hòan cảnh khó khăn, nguy hiểm này, chỉ sợ có sự rối lọan xẩy ra khi anh em nóng lòng, sốt ruột rồi làm càn, ai cũng muốn thóat ra khỏi nhà tù càng sớm càng tốt. May mắn là việc đó đã không xẩy ra. Ăn sáng qua loa xong, tôi cho lệnh tập họp tất cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ cuả Quân Lao. Quân số gần như đông đủ hoàn toàn. Với giọng nói trộn lẫn sự xót xa trong lòng, dù rằng cuộc đời cuả tôi đã quen với xót xa, đau khổ, chia lià từ khi 15 tuổi, phải bỏ trường trung học ở Hải Phòng để lăn mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp, địch bắt hai lần, rồi 23 năm lính chống cộng sản, từ Binh Nhì, ban đêm tự học một mình suốt 11 năm, theo hệ thống giáo dục cuả người Pháp để lại, qua 19 lần thi: Written và Oral examinations, không theo học trường Sĩ Quan nào cả, nhưng qua 3 năm thực tập tại Toà Án Quân Sự Mặt Trận, cộng thành 14 năm là tôi lên Đại Uý, rồi Thiếu Tá, với chức vụ hiện tại, tôi nói: “Vận nước bắt chúng ta phải bỏ cuộc một cách đau lòng. Chúng ta đã làm hết bổn phận cuả những quân nhân. Bây giờ, không còn cách nào khác hơn nưã, tôi khuyên anh em nên trở về ngay,lo cho gia đình trong cơn hỗn loạn. Súng đạn cá nhân, anh em tùy nghi tìm cách thủ tiêu, ai không làm được thì để vào trong kho súng chắc chắn kia, Sĩ Quan tiếp liệu khoá kỹ lại, không để lọt vào tay những kẻ xấu, dùng nó làm hại người dân vô tội trong lúc hỗn loạn này.. Còn các Sĩ Quan, anh em mình tạm chia tay ở đây và mong có ngày gặp lại. Xin chúc tất cả anh em bình an!“ 

Tôi bắt tay thật chặt từng Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ...Vài binh sĩ bịn rịn không nỡ rời chúng tôi trong khung cảnh đau đớn như thế này. Họ vẫn còn đứng nghiêm, giơ tay chào theo quân cách rồi mới tan hàng, theo nhau từng nhóm một. Mấy đưá con đã lớn cuả tôi đứng đằng xa, cạnh chiếc xe Jeep, trông thấy cảnh đó̀ cũng hiểu được nỗi đau lòng cuả lớp người cha, anh , những quân nhân chúng tôi, cho nên chúng nó cũng nước mắt sụt sùi. Khi ṃoi người đã tan hàng, ai lo việc nấy, Đại Úy Sinh, chỉ có một mình ở trại, lên xe cùng gia đình tôi. Anh lái ra phiá bãi biển Mỹ Khê. Có mấy chiếc tầu Haỉ Quân từ trong Nam kéo ra thật, nhưng đậu hơi xa, nước cạn không vào gần được. Trên tầu đông đặc những người là người và khắp ṃoi chỗ nơi bãi biển, người từ khắp nơi dồn về sao mà đông thế. Cả lính lẫn dân, kẻ lội nước, kẻ đi đủ loại ghe thuyền, cố gắng bơi ra ra tới chỗ tâù đậu.. Cầu thang lên tầu không đủ để đưa số người đông đặc như kiến leo lên. Người ta phải dùng đến những cái thang dây dùng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng người vẫn chen chúc leo lên, hành lý mang theo rơi rớt xuống biển mỗi lúc một nhiều, rồi đến lúc có những người vì chen chúc, xô đẩy, đuối sức cũng rớt xuống biển đều đều. Những tiếng kêu gào thất thanh càng làm cho cảnh tượng thêm rùng rợn. Nhiều người trên bờ biển khóc thét lên làm cho những đưá con nhỏ cuả tôi cũng oà lên khóc theo . Tôi bảo Đại Úy Sinh: “Mình không thể để cho những đưá trẻ thơ như thế này cũng phải cḥiu cảnh thê thảm đó!“ Anh Sinh bảo tôi: “Bọn mình tránh ra phiá này, tôi có thằng đàn em ở trong xóm đằng kia. Nó có chiếc ghe dìm dưới nước. Nó và bọn mình đi ghe ra phiá ngoài xa, lên chiếc tầu ở tít ngoài kia mới được.“ 

Chiếc xe Jeep cài số nhỏ, ì ạch lăn bánh trên cát, chở đông người chúng tôi tới phiá cách xa đó một khoảng, gần một xóm nhỏ lơ thơ mấy nóc nhà tranh, nhà lá. Anh Sinh chạy vut vào trong xóm rồi ra ngay cùng với một cậu nghiã quân.. Chiếc ghe được lôi ở dưới nước lên, đủ chở ngần đó con người, tuy có chút nguy hiểm về an toàn. Đành liều vậy, chớ biết làm sao! Cậu nghiã quân nói: “Thiếu Tá và Đại Úy thay quần áo dân sự đi vì em biết ṭụi du kích và đặc công nằm vùng đang ra công khai hoạt động để kiểm soát tình hình, phiá sau quân đội đánh chiếm thành phố Đà nẵng và vùng chung quanh, ngăn chặn đồng bào di tản, ṭụi nó hung hăng lắm!” Tôi đã từng có kinh nghiệm khi đi kháng chiến, đứng trong hàng ngũ cuả cộng sản 6 năm, công tác trong các văn phòng cơ quan lãnh đạo vì có chút chữ nghiã và có người anh ruột đỡ đầu, che chở, cho nên tôi biết rõ Sách - Lược ( Policy & Strategy ) cuả cộng sản là đánh chiếm một vùng hay một xứ sở, quốc gia nào thì bắt buộc: quân tác chiến làm xong nhiệm vụ, lập tức lực lượng bình định (Pacificatory forces) phải kiểm soát an ninh, trật tự, đè bẹp, diệt tan mọi sức kháng cự hay nổi lên làm loạn sau này... Chúng tôi chuyển đồ đạc trên xe xuống bãi cát rồi tôi đưa chùm chìa khóa xe cho một người đàn ông ngòai 50 tuổi dáng hiền lành, đứng cạnh đó, không rõ ông ta thuộc lọai người gì. Tôi bảo: Nếu chúng tôi xuống ghe đi được thì Bác lấy chiếc xe này, đem về biến cải đi mà xài! Chúng tôi chuẩn bị bước xuống chiếc ghe của cậu nghĩa quân, đã được tát sạch nước, nhưng lúng túng vì đông người, có đám con nít, với đồ đạc... Từ phiá làng xóm gần đó, bọn du kích và quân chủ lực miền (regional forces) cuả Tỉnh Đội Quảng Nam – Đà Nẵng đã chia nhau từng toán nhỏ đi lùng soát, ngăn chặn tại các điạ điểm trọng yếu, mà bãi biển Mỹ Khê, Sơn Trà, núi Non Nước, vv... là những điểm chúng đã chú ý. Mấy tên du kích chiã súng tiểu liên AK- 47 cuả Liên Sô và cả M-16 cuả quân Việt Nam Cộng Hoà bỏ lại, quát om xòm: “Không có đi đâu hết cả! Quay về ngay, không thì...bắn hết!“ Chúng nổ vài loạt súng vào chiếc thuyền nhỏ và bắt chúng tôi quay lại. Thật là buồn lẫn tức giận vì Đại Uý Sinh từng là Đại Đội Trưởng Nhẩy Dù, còn tôi thì đã từng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Tây bắt 2 lần, rồi 23 năm trong Quân Đội Cộng Hoà từ Lính hạng bét leo lên cấp Tá, từng coi bọn du kích này như bọn... chó chết, nhưng lúc này chúng nó là kẻ thắng trận và đang cầm tiểu liên xung kích trong tay. Tôi nói nhỏ với Sinh: “Thôi quay lại!” Tôi nhìn lũ trẻ mặt mũi lo sợ, kinh hoàng mà lòng đau xót không cách nào nói hết được... Khi trở lại chiếc xe thì Bác “nhà quê“ đang ngồi ở ghế tài xế và cho xe nổ máy. Loay loay mà chẳng biết làm cho chiếc xe nổ máy. Tôi nói với Bác ta: “Thôi, cảm ơn Bác, chúng tôi không đi được, cần xe chở nhà tôi và các cháu về thành phố kẻo trời chiều đã muộn, ở giưã bãi biển mênh mông thế này, đằng kia người đen như kiến vẫn đang lên tầu và vẫn... đang rơi rụng xuống biển như sung, như lá bay thế kia, coi bộ không được rồi, nhất là các cháu nhỏ như thế này.” Bác ta vui vẻ đưa lại chùm chià khoá cho tôi và bước xuống nhường chỗ cho Đại Uý Sinh và tôi chuyển đồ đạc trở lại trong xe. Đây lại thêm một điều may mắn cho chúng tôi. Xong việc, tôi bảo anh Sinh lên lái xe, tôi ngồi bên cạnh còn nhà tôi và các cháu ngồi hết ở phiá sau. Đại Uý Sinh ngồi lên cầm tay lái, tôi quay lại nói với người đàn ông hiền lành, gần như không thấy nói năng gì cả: “Cảm ơn Bác nghe! Cầu chúc Bác bình an!” Trong khi Đại Uý Sinh cài số nhỏ, lái xe ì ạch lăn trên bãi cát, tìm lối lên bờ, tôi nói với anh Sinh: May mà tay này hiền lành, thật thà, mở xe mấy lần máy không nổ, nếu nổ máy, liệu anh ta có biết lái nó đi đâu không và chúng tôi cả bọn đang đứng ở giưã bãi biển mênh mông, với nhiều đe doạ, nguy hiểm, không biết sẽ ra thế nào khi trời đã dần dần ngả bóng về chiều, trong khi anh Sinh chỉ mở máy một cái là xe nổ máy tức khắc, xe tốt, để dự trữ cuả đơn vị anh Sinh kia mà, chớ gặp anh chàng kia là thứ dữ thì thật là khổ sở vất vả cho gia đình tôi với đám con phần nhiều còn nhỏ, đồ đạc lỉnh kỉnh... 

Xe đã tìm được lối lên đường, quay trở lại lối cũ phải qua Quân Lao Đà Nẵng. Trời đất! Doanh Trại Quân Lao Đà Nẵng cuả Đại Uý Sinh lúc này đông nghẹt bà con, dân chúng ở đâu kéo đến tạm trú, chắc bà con cũng định nhắm hướng bãi biển Mỹ Khê, Tiên Sa, nhưng thấy trời đã sắp tối nên kéo nhau vào đây. Anh Sinh lái xe vào trong, đậu trước hai căn phòng cưả chắc chắn, khoá bằng những chiếc khoá đặc biệt cho nên không có ai vào đây. Mấy anh em binh sĩ cuả anh Sinh, nhà ở liền đó, biết được chúng tôi đã quay trở lại Quân Lao, liền chạy đến, xem có thể giúp đỡ được gì chăng. Đến lúc này mà anh em vẫn còn nghĩ đến chúng tôi, thật là tình “Huynh Đệ Chi Binh“ đúng là bất diệt... Lúc này theo tin tức thì quân cộng sản đã vào kiểm soát thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi cũng như bao nhiêu Sĩ Quan, quân nhân từ Quảng Trị dồn về vùng đất này hầu hết đã bị dồn vào chỗ chết, nhưng biết làm sao, đành theo vận nước.. 

Qua một đêm khó khăn, khắc khoải ở Quân Lao Đà Nẵng, đơn vị cũ cuả Đại Uý Sinh, anh Sinh lo cho chúng tôi là một chuyện, lo cho gia đình, nhà tôi và lũ con còn nhỏ, cũng như cho chính anh với tương lai tối tăm trước mặt, thật là kinh khủng. Trời sáng lúc nào không biết. Tôi nói Đại Úy Sinh kiếm một lá cờ Phật Giáo, lúc này dễ dàng kiếm ra thứ đó vì Quân Lao có 1 ngôi Chuà và 1 ngôi Nhà Thờ, do 1 vị Đại Đức và 1 Linh Mục phụ trách công việc này, để cho anh em quân phạm có giờ sinh hoạt đời sống tâm linh, để trở lại con đường tốt lành. Khi khánh thành ngôi chuà này, chính tôi đã đứng giưã, đại diện cho 2 Tòa: Quân Sự Mặt Trận và Toà Quân Sự thường trực Đà Nẵng, cùng 1 vị Linh Mục và 1 vị Đại Đức đứng hai bên để cùng cắt băng trong 1 buổi Lễ Khánh Thành long trọng tại Quân Lao. Nhờ đó mà rất nhiều anh em quân phạm đã có được những giờ phút sống lại với đời sống tâm linh, tinh thần cuả mình, và có cơ hội tìm ra con đường đáng sống đích thực, nếu sau này được thả ra khỏi đời tù tội, hoặc ngay trong nhà tù cũng biết cách ăn ở, cư xử, làm việc, sinh hoạt sao cho tốt lành hơn; Nhờ đó mà thời gian bị giam giữ có nhiều cơ may được rút ngắn lại, trở về với gia đình, xã hội nhất định có nhiều tình thương yêu, quý mến hơn ở nơi này.

Lúc này Thầy Thích Trí Quang “Chuyên viên tôn giáo vận“ cuả Cộng Sản Việt Nam từ 1946, là nhân vật quyền hành lớn lao, người dân miền Nam ai cũng phải biết vì ông lãnh đạo “thành phần thứ ba“ ngoài hai lực lượng khác cao hơn: cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đứng đầu là Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ, rồi đến Thủ Tướng Huỳnh Tấn Phát, nhưng thực ra tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo cuả Bộ Chính Trị Trung Ương cộng sản Hà Nội. Nhân vật Thích Trí Quang kêu gọi: Các Bác Sĩ trở về bệnh viện cuả mình làm việc vì số thương vong quân đội, dân chúng quá nhiều, kêu gọi quân nhân cuả nam Việt Nam đem súng đạn đến nạp tại sân chuà trong thành phố, thị trấn, và ra trình diện Uỷ Ban Quân Quản khi có lệnh... Bà con nói: Sân Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng ở đường Ông Ích Khiêm là một cái núi chất đầy súng đạn, nhiều nhất là súng M-16 trang bị cho các lực lượng võ trang chính quy cuả Nam Việt Nam, còn vứt rải rác khắp hang cùng, ngõ hẻm thì không kể. 

Tất cả chúng tôi lại chất đồ đạc lên xe trở vào thành phố Đà Nẵng, là vùng đất chết lúc này, nhưng biết làm sao khác được! Xe ra khỏi cổng trại với chiếc lá cờ phật Giáo to tổ chảng bay phất phới. Xe chạy sắp tới ngã ba rẽ vào thành phố Đà Nẵng và đi Huế thì mấy chú bộ đội chủ lực cuả Tỉnh Đội Quảng Nam (tôi đoán thế) mũ tai bèo, súng AK-47 từ bên cạnh đường nhẩy ra chặn xe lại và yêu cầu anh Sinh với tôi buớc xuống khỏi xe. Thấy mấy tên bộ đội non choẹt, nếu trước đó ít lâu thì cứ một chiến binh lính Dù cuả anh Sinh là dư sức “xơi tái“ một lúc cả 3 tên bộ đội “bé choắt“ này trong 30 giây đồng hồ. Tôi chơi nước liều hét to: “Các anh trông lá cờ trước mũi xe kia! Lệnh cuả Ban Quân Quản Đà Nẵng và Thầy Thích Trí Quang sai chúng tôi liên lạc khẩn cấp với Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng xin xe cộ ra bãi biển Tiên Sa chở bà con, đồng bào bị thương nằm la liệt ngoài đó, chậm không đưa về bệnh viện là chết hết!“ Mấy chú bộ đội ngơ ngáo nhìn nhau rồi khoát tay: “Thôi đi mau lên!“ Chạy vào phiá thành phố rồi, tôi mới bảo Đại Uý Sinh: “Tôi không hét toáng lên như vậy là chúng nó bắt hai anh em mình xuống ngồi tập trung với một số người ở dưới bãi cỏ rồi, lúc đó nhà tôi và lũ trẻ này sẽ ra sao!” Xe chạy vào trung tâm thành phố thì bọn tôi thấy cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt Trận Giải Phóng miền Nam đã đầy ngập thành phố, khắp chốn hang cùng ngõ hẻm. Mau thật! Một nhóm các em học sinh, trong đó có cả học sinh cuả tôi mấy hôm trước, đã bị luà ra đầy đường phố, mỗi nhóm có kèm hai, ba tay súng đặc công chỉ huy, làm công tác tuyên truyền, kêu gọi bà con trở về... thành phố đã được giải phóng! Hai em học sinh chạy lại bên tôi nói: “Thưa Thầy! Thầy đưa Cô và các em về nhà, và có cần đi đâu trong thành phố nưã thì Thầy cứ việc đi thoải mái. Xong việc, xin Thầy giao xe lại cho chúng em vì lúc này Thầy cũng biết rồi, thành phố cần quản lý và sử dụng tất cả mọi thứ xe cộ, nhất là cuả quân đội cũ.” Tôi bảo một em biết lái xe, nhẩy lên ngồi phiá sau, chật chội, anh Sinh lái đến một gia đình quen biết ở gần đó rồi giao tay lái lại cho tôi. Sau cái bắt tay từ giã xót xa, nhưng đầy tình “chiến hữu“, chúng tôi vẫy tay chào nhau khi tôi lái xe thẳng đến Toà Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I. Tôi rút chià khoá xe, nắm trong tay, rồi nhẩy xuống, chạy ào vào văn phòng cũ cuả tôi. Trời đất! Một cảnh hoang tàn, hỗn độn diễn ra ngay trước mắt tôi: Bao nhiêu hồ sơ, giấy tờ cuả văn phòng, cộng thêm cái đống sách 501 cuốn cuả tôi sưu tầm, góp nhặt cả 2 chục năm nay nằm lung tung, bưà bãi, ngổn ngang như một đống rác. Đã xót xa cho vận nước, tôi càng thêm xót xa cho cái cảnh này. Chán quá, tôi quay ra xe quên cả lượm lại mấy cuốn Tự Điển Việt, Pháp, Mỹ, Anh dầy cộm... là những thứ cộng sản có thấy tôi giữ, tôi cũng chẳng sợ gì.

Nhẩy lên xe, tôi đưa cả gia đình về nhà cậu tài xế cách đó không xa. Tôi vưà đậu xe trước cưả nhà cậu tài xế và bước xuống thì cả hai vợ chồng Hạ Sĩ Túc từ trong nhà chạy nhào ra ôm lấy tôi, khóc oà lên mà chẳng nói chi cả. Một lúc sau, vợ chồng hắn mới buông tôi ra mà hỏi: “Làm sao bây giờ đây hả Thiếu Tá?“ Tôi vỗ vai hai vợ chồng cậu tài xế trung thành, đầy tình nghiã mà nói: “Rồi sẽ tính! Chúc anh chị và các cháu bình an, may mắn, tôi phải đi ngay, cho nhà tôi và các cháu nghỉ ngơi kẻo mệt mỏi quá rồi.” Tôi lái xe đến nhà người cháu họ ở ngay mặt đường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng ở tạm cho được an toàn trong lúc thành phố đang còn hỗn độn như thế này. Tôi chạy sang nhà ông anh họ ở gần đó, hỏi chià khoá vì tôi đoán thế nào đưá cháu họ cũng giao chià khoá nhà cho Chú nó là anh họ cuả tôi. Trước khi kéo nhau chạy vào Sài Gòn từ sớm vì Mẹ và anh chị em cuả nó đều ở Sài Gòn. Gặp anh chị tôi, mọi người nhìn nhau sao mà buồn thảm trong cái cảnh này, không nói ra nhưng ai cũng hiểu: Tôi là Sĩ Quan cấp chức khá cao, đi tù mút mùa là cái chắc, còn gia đình anh chị tôi có tiếng là giầu có, buôn bán thành công cả thành phố này ai mà không biết, coi như “Tư Sản“ hạng nặng rồi. Mở được khoá cưả vào nhà, đưa gia đình, đem đồ đạc vào trong xong, tôi trở ra trao chià khoá xe cho em học sinh đã lớn, hình như đã học lớp 12, chừng 18 tuổi, rành chuyện lái xe và nói: đây chià khoá xe, Thầy giao lại cho em đem về cho cơ quan có trách nhiệm! Em nhìn tôi rồi hơi cúi đầu: “Chào Thầy, em đi! Chúc Thầy Cô và các em mọi điều may mắn...” 

Tôi quay vào trong nhà, ngồi xuống cái Sô-pha nghỉ ngơi cho bớt căng thẳng đầu óc và cho lại sức, sẵn sàng chờ đón một tương lai đen tối mà tôi đã biết trước, trong khi ngoài đường phố, xe bắc loa thông tin, xe chở công an, bộ đội đi lại phô trương lực lượng chiến thắng, ngả ba, ngã tư đường phố chỗ nào cũng có vài chú bộ đội, ngơ ngáo, mũ tai bèo xách AK-47 đi lại, còn bọn cộng sản nằm vùng, đặc công, cùng bọn “cách mạng giải phóng theo đuôi mới được 2 ngày“ buộc mảnh vải đỏ ở cánh tay chạy loăng quăng khắp chốn, cứ như ngày hội, trong khi các cưả nhà hai bên đường phố, bà con đóng kín mít, thỉnh thoảng có người hé mở nhìn ra ngoài coi xem “cách mạng giải phóng“ làm ăn như thế nào... tương lai rồi đi về đâu. Có điều chắc chắn là sẽ tối tăm, mù mịt cũng như nhiều vụ bắt bớ, tịch thu tài sản, cướp bóc vơ vét trắng trợn và nhiều hình thức chết chóc sẽ xẩy ra... 

Ngồi nghỉ trên cái ghế bọc da ở phòng khách tại nhà người cháu đã chạy vào Sài Gòn, tôi nghĩ lan man đủ thứ, nhất là cứ cái đà này thì Quân Khu I và Quân khu 2 kể như đã xong, vào tay cộng sản Hà Nội quá dễ dàng, còn phòng tuyến nào để ngăn chặn, chống giữ Sài Gòn và Quân Khu 4 cuả 2 Tướng giỏi Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng nưã hay không? Câu trả lời chưa tìm thấy thì tôi đã quá mệt mỏi và từ từ ngủ thiếp đi lúc nào không hay………
***
Người con lớn cuả chúng tôi đang học Đại Học ở Sài Gòn được người bạn Mỹ thân thiết cuả tôi đến đón tận nhà trọ, đưa ra máy bay ít ngày sau đó để cùng đi Mỹ với ông ta. Ra phi trường Tân Sơn Nhất, trông thấy máy bay rồi, nhưng người con lớn cuả chúng tôi bỗng dưng níu tay ông bạn người Mỹ nói trong tiếng nghẹn ngào: “Cảm ơn ông! Bố Mẹ tôi bị kẹt ở Đà Nẵng rồi, sống chết ra sao với đàn em nhỏ? Bố tôi chắc chắn sẽ phải đi tù nguy hiểm lắm, một mình Mẹ tôi làm sao gánh vác nổi gia đình trong hoàn cảnh thê thảm này! Tôi phải quay về Đà Nẵng để cùng… sống chết với Bố Mẹ và các em tôi.” Thế là nó trả lại vé máy bay rồi hai người, một Mỹ trung niên, một thanh niên mới trưởng thành nơi trường Đại Học ôm lấy nhau, nghẹn ngào, nấc lên, nước mắt chẩy thành hàng. Người con lớn cuả chúng tôi về tới Đà Nẵng thì tôi đã lên rừng, lên núi cùng biết bao nhiêu Sĩ Quan khác đi tù cải tạo. Đáng lẽ là người đầu tiên trong gia đình đến đất Mỹ, người con trai lớn cuả chúng tôi lại hoá ra người cuối cùng sang đất Mỹ đoàn tụ với gia đình vì khi gia đình đi Mỹ năm 1992 thì cháu đã có vợ và 1 con gái, phải ở lại chờ tôi bảo lãnh đi sau. Chờ đợi 8 năm, cháu nay đã sang Mỹ, gia đình đoàn tụ đông đủ. Với sự công bằng do Trời Đất xếp đặt sao đó: Chúng tôi sang tới Mỹ cùng nhiều người khác bằng máy bay, không điêu đứng, khổ sở, chết chóc, hải tặc… ngoài biển khơi. Đến xứ người xa lạ với hai bàn tay trắng, không có đồng nào trong túi, nhưng nhờ chính phủ Hoa kỳ giúp đỡ 8 tháng với số tiền tối thiểu để sống, bạn bè thân thiết giúp đỡ mọi mặt, cô cháu gái con cuả ông bạn thân, và cũng là học trò cũ cuả tôi phải giúp đỡ chúng tôi về phương tiện di chuy��

Wednesday, March 21, 2012

Chính Khí Việt pv Ông Liên Thành ngày 19-03-2012




LTS- Trần Kiêm Đoàn, và tập đoàn GHPGVNTN- AQ ra hải ngoại với danh nghĩa là tị nạn CS, nhưng  thật sự là những người tiếp tục hoạt động cho cs qua những hình thức khác...Và xử dụng chùa là căn cứ hoạt động. Khi tên sát thủ Nguyễn Đắc Xuân ra hải ngoại thì Trần Kiêm Đoàn chính là kẻ đón tiếp tên sát thủ giết dân Huế năm Mậu Thân 1968. Nếu là nạn nhân của Mậu Thân, Huế thì tự động đi tố cáo tên tội đồ Nguyễn Đắc Xuân với FBI để ngăn chận mọi hoạt động CS trong cộng đồng và chùa, để bảo vệ cộng đồng tị nạn khỏi sự giám sát của đe doạ bởi tên việt gian , sát thủ Nguyễn Đắc Xuân.
Chúng ta cũng thấy là  các tăng thống GHOGVNTN-AQ hoàn toàn không lên tiếng tố giác,phản đối hoạt động của Trần Kiêm Đoàn, hay của Trần Đình Minh ( tên thâu tóm hải sảncủa nhân dân nộp cho đảng việt gian cs). Trân Đình Minh đang hoạt động tại chùa Điều Ngự. Xin xem những bài trước.
Chúng tôi cũng xin nhắc lại Lực lượng cư sĩ Chấn Hưng Phật giáo Hoạt động tại chùa Điều Ngự, hay các chùa khác do GHVNTN-AQ lãnh đạo có liên kết với bọn CA Quân Khu 7 trên Internet, diễn đàn Paltalk.
Chúng tôi sẽ bổ túc phần Audio trong những ngày sắp tới.
 Trân trọng
--------

sau đây là phần nhận định của CSQG về buổi ra mắt sách của ông Liên Thành

Chúa Nhật 18.March.2012 vừa qua, tại Thủ phủ Sacramento, California
nơi được coi là sào huyệt hang ổ của hai vị "đầu mục" Trần-Kiêm-Đoàn, Định-Nguyễn cùng đảng giặc  "Ấn-Quang"  cựu Thiếu Tá Liên-Thành nhờ uống mật gấu đã xâm mình tổ chức buổi RMS "Huế, Thảm Sát Mậu-Thân, Tội Ác Đảng Cộng San VN" đồng thời tường trình với đồng hương NVQG/TNCS  về hoạt động, thành quả của Uỷ Ban Truy Tố Tội Ác Cộng Sản VN.
Vì lo sợ sự bắt lỗi, nổi cơn thịnh nộ của Trần-Kiêm-Đoàn và Định- Nguyễn, nên Trương Ban Tổ Chức là cựu Thiếu Tá Trần Văn Ngà đã vội vàng  "kính cẩn" đạt Thư Mời trực tiếp đến nhị vị đầu mục Trần-Kiêm-Đoàn, Định Nguyễn và bầy lâu la như Tống-Phước-Hiển... đến tham dự trước là để "hạch tội"  Liên-Thành và sau để Liên-Thành có dịp "tạ tội" trước hai vị đầu mục đảng Ấn-Quang.
Cả BTC lẫn cựu TT. Liên-Thành cùng đông đảo đồng hương đều mòn mõi trông chờ để được tường tận nhìn cho rõ mấy cái "bản mẹt" của đảng giặc Ấn-Quang, nhưngrồi tất cả đều thất vọng vì chờ mãi  đến tan buổi hội kéo dài suốt hơn 3 tiếng đồng hồ vẫn không thấy tăm hơi của nhị vị đầu mục cùng bầy lâu la xuất hiện.
Thôi nhé ! Liên-Thành đã đơn thương độc mã đến tận hang ổ, thế mà cả bầy cả lũ vẫn co đầu rút cổ lũi trốn như chuột thì từ nay đừng  có tiếp tục chường những cái "bản mẹt" xỏ lá ba que, tru tréo trên các diển đàn điện tử để phá làng phá xóm, quậy cho tan nát như trước 1975 thời VNCH nữa nha mấy con chuột nhắc.

-----------


    
Đôi điều với Liên Thành về
       "Biến Động Miền Trung”
       
                                                        (Quan Điểm của Trần Kiếm Đoàn)
Sau hơn 30 năm ra nước ngoài im hơi lặng tiếng, gần đây ông Liên Thành (xin viết tắt là LT), cựu thiếu tá trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên Huế, viết hồi ký nói lên những gì ông biết về tình hình chiến tranh, chính trị và xã hội tại Miền Trung Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1975.
Được tin LT sẽ ra mắt sách tại Sacramento, thành phố thủ phủ tiểu bang California vào đầu tháng 11 năm 2009. Đang là một cư dân tại thành phố nầy, tôi xin gởi lời chào LT, một đồng hương xứ Huế và cũng người đồng trang lứa với tôi. Trước cùng lớn lên và đã sống hơn nửa đời trong khung trời Huế và nay trong cảnh “tha hương ngộ cố tri!”
Tập sách “Biến Động Miền Trung” (viết tắt BĐMT) và những bài viết của LT về một số nhân vật thành danh xứ Huế đã tạo nhiều dư luận xôn xao trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Xôn xao, bởi vì về mặt tâm lý, khát vọng lý giải hậu quả bi thảm của cuộc chiến Việt Nam đã trở thành một nỗi ám ảnh thường trực và chung thân đối với tập thể người Việt tỵ nạn ở nước ngoài. Sự phân định, xác quyết, chỉ danh điểm mặt hai tuyến nhân vật thiện–ác, chánh–tà trong cuộc tương tranh ba mươi năm đầy máu lệ là một nhu cầu tình cảm, tâm lý và tri thức của cả một thế hệ đang lần bước đến tuổi già, đang từng tháng, từng ngày thay phiên nhau về đất.
Trong một tiến trình truy tìm bằng chứng, phân tích, lý giải để tìm câu trả lời cho một vấn đề, nếu chỉ đứng về mặt phương pháp luận thì Đông – Tây rất khác nhau.
Người phương Tây thiên về lý, phương Đông ta thiên về tình; phương Tây thường lý luận và chứng minh bằng dữ kiện khách quan độc lập, phương Đông ta thường suy diễn bằng cảm nhận và kinh nghiệm chủ quan tập thể. Xác định điều nầy để nói lên sự dè dặt và cẩn trọng cần thiết về tính khả tín – mức độ đáng tin cậy – khi đọc và tìm hiểu một bản tin thời sự hay một tác phẩm liên quan đến tình hình thời cuộc như LT và BĐMT.
Qua những điều LT đã viết và đã nói trên đài phát thanh, trong các buổi hội luận thì chi tiết nầy kia có chỗ khác nhau, nhưng nội dung và chủ đích chỉ có 3 điều nổi rõ hơn cả:
Thứ nhất, LT đã cố gắng tạo ra một bối cảnh xuất thân đầy sôi động về vai trò và quyền lực cá nhân trong vị thế trưởng ty cảnh sát Thừa Thiên Huế quá nhỏ bé và giới hạn của bản thân mình trong bối cảnh chung của toàn đất nước bằng một thế giới thiên hình vạn trạng của lĩnh vực “tình báo”. Đó là một thế giới của mê hồn trận mà trong lịch sử chiến tranh và chính trị kim cổ, cho đến nay, con người vẫn còn hoang mang trong vấn nạn nhiều hơn là giải đáp vì nó dày đặc huyền thoại nhiều hơn là dữ kiện.
Thứ hai, LT đã cố ý cột buộc và đồng hóa phong trào đấu tranh Phật giáo 1963 và các hoạt động của Phật giáo trở về sau đều là cộng sản. Theo ông, các nhà sư Phật giáo trong hàng giáo phẩm lãnh đạo phong trào là đảng viên cộng sản. Từ đó, LT suy luận và diễn giải rằng, các sinh hoạt Phật giáo có liên quan gián tiếp hay trực tiếp với một tình hình xã hội miền Nam thời chiến đầy biến động là do Cộng sản Việt Nam (CSVN) điều khiển, giật giây. Tự phong cho mình vai trò phán quan của một kiểu tòa án mặt trận thời chiến pha trộn với hình thức ngôn ngữ của các cuộc đấu tố, LT cho mình quyền tự do mạ lỵ không tiếc lời các đối tượng mà ông đã “phán” là cộng sản.
Thứ ba, LT đã tự mình, cùng lúc, đứng ra làm thủ lãnh, chứng nhân, nạn nhân, quần chúng… của một thế giới ma để ông tha hồ gắn lên môi, lên mép, lên nhân dáng tưởng tượng của những người đã nằm im trong lòng đất những lời nói, ý tưởng, động thái, chứng tích không thể kiểm chứng và không còn ai đối chất. Từ đó, LT đã đơn giản yên trí rằng, ông đã “đả thông tư tưởng”, thuyết phục được độc giả và người nghe đứng về phía ông để cho đấy là “sử liệu sống” của thời nay.
Tìm hiểu phản ứng của một số người giới hạn có dùng internet và đọc sách báo tiếng Việt thuộc mọi thành phần xã hội, tôn giáo, có biết đến LT và BĐMT thì được biết thái độ của họ đã thể hiện trong nhiều cách thế khác nhau:
- Những người tin những điều ông nói là đúng sự thật và lên tiếng thì đứng khắp mọi phía bên nầy, bên kia; đằng nầy, đằng nọ nên kết luận phía nầy lắm lúc trở thành câu hỏi của phía khác.
- Những người cho LT là dối trá thì phản ứng lạnh nhạt. Họ cho rằng đây chẳng qua là một cuộc đánh trống khua chiêng của LT tự quảng cáo mình một cách dễ dãi phù hợp với bản chất cố hữu của ông từ trước tới nay với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhóm “Phù Ngô phục hận” đầy bản lĩnh đang đứng ở hậu trường (?!)
- Những người có quan tâm mà im lặng thường không phải là họ không biết, nhưng chỉ vì vấn đề và hoàn cảnh chẳng đáng quan tâm nên không đáng nói mà thôi. Trong giới hạn của một bài viết ngắn dưới hình thức “đôi điều góp ý”, thay cho lời chào hỏi xã giao khách phương xa đến viếng vùng mình, người viết không có tham vọng và có lý do đứng ở một vị trí nào đó để làm công việc biện minh không cần thiết và phán xét chưa đủ căn cứ cho các nhân vật và hoàn cảnh đã được nêu lên trong BĐMT. Những nhân vật lịch sử và những ván bài thời cuộc xin trả về cho lịch sử sẽ phán xét công bằng và chung quyết. Đây chỉ là đôi lời dấy lên như một phản ứng “qua đường thấy việc bất bằng chẳng tha” mà thôi. Xin đi vào nội dung:
Điệp báo và nói láo:
Đó là nhan đề cuốn sách “Of Spies and Lies” của John F. Sullivan viết về mặt trận tình báo trong chiến tranh Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã trực tiếp hay gián tiếp nhắc đến nhiều trường hợp các nhân sự Việt Nam trong giới thường dân, công chức, cảnh sát, quân đội… làm cộng tác viên, điểm chỉ viên với các đơn vị tình báo của Mỹ đã bị các đơn vị đặc nhiệm phản tình báo của CSVN đánh tráo tin tức. Sự đánh lừa trong nhiều trường hợp đã tạo ra những nguồn tin sai lạc nhằm gây mâu thuẫn, phân hóa, chia rẽ, hạ bệ và bôi đen phẩm cách của những nhân vật “bị” nổi tiếng mà xét ra không có lợi cho ý đồ lâu dài trong sách lược chiếm trọn miền Nam của họ. Giới tình báo hành chánh bị lừa ngồi trong công sở và bàn giấy chỉ việc rung đùi nghe báo cáo từ các cộng tác viên, yên chí lớn là đã “nắm vững tin tức tình báo” để phản ứng. Thái độ chấp nhận vấn đề – dối trá hóa thật – mà cứ mang ảo tưởng là nắm vững và giải quyết được vấn đề đã góp phần tạo nên những tai họa cho địa phương và cả miền Nam sau nầy.
Đọc phần nói về vai trò tình báo bao quát trong mọi lĩnh vực, thấu suốt mọi vấn đề, nắm vững mọi hoàn cảnh, thấy được mọi ngõ ngách bao gồm luôn cả ta, địch và đồng minh của LT trong BĐMT, người đọc có cảm tưởng như đang coi chuyện võ hiệp kỳ tình. Trong đó, chưởng môn LT ngồi trong trướng võ đàn mà thấy hết hoàn toàn thiên hạ sự. Vì vậy, có thể tạm gọi BĐMT là một tập “hồi ức tạp ghi”… nghĩ chi nói nấy của tác giả LT; còn rất xa mới đủ tính khả tín của chứng tích và sử liệu.\
Được biết LT lên tiếng là chỉ chấp nhận tranh luận “sự nghiệp tình báo” của ông với những người ở trong lĩnh vực tình báo mà thôi (?!). Riêng kẻ viết những dòng nầy chẳng thuộc nòi hỗ báo, tình báo gì cả; nhưng chưa hẳn là kẻ “ngoại đạo” trong lĩnh vực  nầy. Không biết nên chăng cần hé chút tâm sự riêng rằng, tôi đã từng dịch những hồ sơ “classified” cho Peter Downs, giám đốc cơ quan xã hội Tin Lành Việt Nam (VNCS: Vietnamese Christian Social Services) suốt mấy năm liền song song với nghề dạy học. Sau nầy mới biết ông ta là cục phó CIA đặc trách miền Trung. Vì chỉ “dịch nhi bất tác” nên sau 1975, tôi chỉ bị đuổi dạy, lái xe lam mà khỏi đi tù. Tôi có hai người anh ruột. Ông anh cả là chỉ huy trưởng lực lượng Biệt Kích Dù lần lượt ở các trại Biệt Kích trọng điểm như Thượng Đức, Khâm Đức và Khe Sanh, gắn liền số phận sinh tử với các tổ nhảy toán tình báo vào đất địch. Anh đã tử trận ở Khe Sanh năm 1967 – “Biệt Kích Dù vị quốc vong thân!” Ông anh thứ hai cũng ở trong lĩnh vực tình báo của quân lực Việt Nam Cộng hoà (VNCH), làm ở phòng an ninh Không đoàn 41. Thời gian làm việc với P. Downs và hoàn cảnh anh em chia sẻ, thông tin thường xuyên cho nhau đã giúp tôi học hỏi, làm quen và có được cái nhìn không ảo tưởng về một thế giới mà người khí tiết, kẻ gian tà, nhóm trung thành, phường phản bội biến hiện, quần thảo nhau như bóng với hình thường khó lòng phân biệt. Đó là thế giới tình báo hay nhân danh tình báo. Và, thêm vào đó, bản thân tôi cũng là chuyên viên điều tra tòa án (court investigator) về các hồ sơ tội phạm ngược đãi thanh thiếu niên thuộc chương trình CPS của chính phủ Hoa Kỳ trong suốt 18 năm công tác liên tục tại Sacramento.
Học hỏi và kinh ngiệm đã chỉ cho tôi biết rằng, đánh giá kết quả tình báo, điều tra là nhìn vào thành quả chứ không thể căn cứ vào hiện tượng chiến thuật và sách lược biểu hiện đầy vẻ “dung dăng, dung dẻ” biến hiện không lường trên bề mặt nổi. Kiểu cách dùng lời lẽ đại ngôn để vẽ hươu, vẽ vượn cốt làm hoa mắt thiên hạ về những điều vừa mâu thuẫn, vừa không thể nào chứng minh được là một lối diễn xuất phường tuồng, chẳng dính dáng gì đến tổ chức tình báo và tác dụng của tình báo đích thực cả.
Hoàn cảnh thực tế của Thừa Thiên Huế trong thời kỳ LT làm trưởng ty cảnh sát chỉ còn cái lõi thành phố là tương đối còn an ninh trong phập phồng lo sợ. Có thể nói đây là thời kỳ tệ hại nhất về mặt an ninh của xứ nầy. Chiều chiều, từng đoàn người dân quê trong độ tuổi lao động từ các vùng nông thôn phải đạp xe đạp lên thành phố ngủ trọ qua đêm. Bốn phía đều trở thành những vùng xôi đậu, ngày Quốc gia, đêm Việt cộng. Đi xe đạp rời khỏi cột cờ Phu Văn Lâu chừng 10 phút ra khỏi giới hạn An Hòa, Bao Vinh, Chợ Dinh, Dạ Lê, Thủy Xuân, Phường Đúc… sau chạng vạng tối là đã nơm nớp lo sợ du kích cộng sản bắt cóc hay bắn sẻ bất cứ lúc nào.
Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, 1968 của CSVN trên toàn miền Nam thì Huế bị rơi vào tình trạng thê thảm nhất. Trên 5000 người dân vô tội bị thảm sát. Theo các nguồn thông tin đáng tin cậy thì thủ phạm điểm chỉ bắt người và giết người là những giao liên du kích cộng sản nội thành mà phần đông trước đó, đã quen đường thuộc lối, lên núi và về đồng bằng; vào thành phố Huế dễ dàng như đi chợ. Nếu LT có một mạng lưới tình báo “cái gì cũng biết” như ông nói thì thực tế đau thương của Huế tự nó đã phản bác nghiêm khắc lời tự phong vu vơ, hoàn toàn thiếu căn cứ của ông. Theo tác giả chuyên nghiệp tình báo về cuộc chiến Việt Nam, James J. Wirtz, viết trong sách “Tổng công kích Tết: Sự thất bại của tình báo trong chiến tranh” (The Tet Offensive: Intelligence Failure in War) thì tình báo Mỹ đã biết trước cuộc tổng công kích nầy từ tháng 11 năm 1967, nhưng chưa xác định được ngày giờ đích xác. Sự thất bại của tình báo Mỹ bắt nguồn từ sự thất bại của tình báo Việt Nam, mặc dầu đã biết trước sự cố từ hơn 3 tháng trước.
Sự đại ngôn thái quá của LT trong lĩnh vực tình báo đã gây tác dụng ngược cho các chi tiết về những nhân vật và hoàn cảnh mà ông đã đưa ra với dụng ý chứng minh, phân loại và phê phán theo quan điểm tố cộng cực đoan và bất nhất riêng của mình. Mức độ đáng tin cậy về tính chất thiện, ác; chánh, tà của người và việc trong BĐMT cũng theo sự thổi phồng sai sự thật đó mà rơi xuống mức độ thấp nhất, hay trong nhiều trường hợp  đã bị hiểu ngược lại. Chào mừng LT đến Sacramento, tôi chỉ muốn nhắc với người anh em đồng hương, đồng tuổi, thuộc dòng dõi quý tộc triều Nguyễn rằng, bản chất của tình báo là sự thông minh (intelligence) chứ chẳng phải là ngược lại.
Trả lời và câu hỏi:
Như đã xác định theo tiêu đề của bài viết, đây chỉ là đôi điều góp ý ngắn gọn. Muốn phân tích và chia sẻ cho thấu tình đạt lý về vấn đề BĐMT với LT thì ít nhất cũng cần vài ba trăm trang như có người đã viết, vì nó liên quan đến quá nhiều nhân vật, nhiều sự cố đã thành cố sự. Do đó, tôi chỉ đi thẳng vào trọng tâm của vài ba vấn đề tiêu biểu.
Trước hết là vấn đề Phật giáo với cộng sản. Phật giáo Việt Nam (PGVN) – nói chung chứ không phải là giáo hội PGVN thân chính quyền đang hiện diện trong nước – cơ bản theo tinh thần Đại Thừa. Đạo Phật đi vào cuộc đời hiện thực nên có sự tương tác tùy duyên giữa đạo và đời; đời và đạo. Tinh thần nhập thế của đạo Phật Việt Nam đã được thể hiện hài hòa từ thời Lý Trần. Vua Trần Nhân Tông là một thiền sư. Nhưng khi cần, vua cũng cầm quân ra trận đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên. Khi thanh bình trở lại, vua treo kiếm, coi chuyện công danh như đôi dép bỏ, lên Trúc Lâm Yên Tử tu hành giác ngộ. Đạo Phật Việt Nam uyển chuyển như một dòng sông; đi song song với dòng lịch sử dân tộc nên phải chảy qua những chặng đường quanh co, khúc khuỷu theo vận nước thăng trầm. Nhìn đạo Phật mà chỉ nhìn vào một giai đoạn, một bộ phái, một tổ chức hay một phong trào riêng lẻ nằm trong toàn thể sinh hoạt Phật giáo, rồi vội vàng kết luận đạo Phật như thế này, như thế kia… là nhìn biển qua sóng, nhìn sông qua bèo; nên có nhìn mà không thấy!
Khi Việt Minh (tiền thân CSVN) dấy lên phong trào toàn quốc chống Pháp vào mùa Thu năm 1945, những người Việt Nam yêu nước không phân biệt khuynh hướng, thành phần, giai cấp xã hội đều lên đường tham gia kháng chiến. Lịch sử còn ghi lại những hình ảnh cảm động của xóm đạo Tha La. Tuy đạo Thiên Chúa chịu nhiều ân nghĩa với Pháp, nhưng năm 1946, thanh niên xứ đạo Tha La bỏ ruộng vườn, xóm đạo lại đằng sau; Linh mục Nguyễn Bá Kính cũng cởi áo lên đường cứu nước. PGVN với lịch sử gắn liền với vận nước nên nhiều nhà sư từ Bắc chí Nam cũng đã tham gia những phong trào cứu quốc nên đã bị Pháp gọi là “Giặc Thầy Chùa”!
Sau thời kỳ Việt Minh trở thành CSVN thì sự hệ lụy giữa tôn giáo và chính trị kéo dài khi nổi, khi chìm; nhưng chưa bao giờ đạo Phật quay lưng với đất nước và dân tộc.
Trong BĐMT, LT đã nhìn thấy cộng sản khắp nơi. Điều nầy đúng. Khắp miền Nam, từ phủ tổng thống đến các nha, sở, bộ; trường học, chùa chiền, tu viện; thậm chí tư thất, tư dinh đều có cộng sản len lỏi vào. LT chọn bối cảnh cho “biến động miền Trung” bằng cách cắt một mảnh cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam từ 1963 đến 1975. Nghĩa là từ khi có phong trào tranh đấu Phật giáo và Ngô triều bị sụp đổ cho đến khi CSVN chiếm hết miền Nam.
Nội dung và chủ đích chính của LT và cái “Think Tank” (bồn trí tuệ) sau lưng ông là trang hoàng, sơn phết, làm đầy cho một cái khung định kiến đã đúc sẵn. Cái khung khép lại chỉ đơn giản như thế nầy:
Phật giáo + Cộng sản = Đảo chánh nhà Ngô + Mất miền Nam.
                                                                                            
               
(Cảnh biểu tình của Phật Giáo Đồ chống chế độ Ngô Đình Diệm kỳ thị Phật Giáo)
          Đó là… cứu cánh của cách đặt vấn đề trong BĐMT. Mọi phương tiện dầu đúng, dầu sai, dầu hay, dầu dở đều là phương kế khả thi nếu nó phục vụ cho cứu cánh đã đặt định. Điều khó hiểu nhất đối với một người đọc trung bình là có chăng trăm nghìn sự kiện mâu thuẫn và cách hành xử nghịch lý như những điều LT đã diễn tả trong BĐMT đã thực sự diễn ra tại miền Nam? Những thắc mắc chính đáng của độc giả đã thể hiện qua
  
                                                                                                                         
                                                                                                        HY Spellman                                   Ngô Đình Diệm hôn tay HY Spellman
những câu hỏi cụ thể, đại khái như: Tại sao một trưởng ty cảnh sát nhỏ bé như LT lại có quyền lực khắp nơi, khắp chốn như vậy? Tại sao một nhân viên cấp tỉnh như LT lại có uy quyền trên cả hàng tổng, bộ trưởng? Tại sao một hệ thống quân giai có kỷ cương như quân lực VNCH lại để cho một viên thiếu tá địa phương như LT có quyền hành xử tùy tiện và bất chấp như thế? Chỉ có một trong hai bên đúng: Hoặc là giới lãnh đạo quân đội và dân sự miền Nam hoàn toàn vắng bóng; hoặc là LT nói sai sự thật. Nói cường điệu quá đà toàn những chuyện không thật thì người Huế gọi đó là nói “phách tấu !” Mà lẽ nào người Hoàng phái như LT lại đi nói điều phách tấu?!
Có thể nói những tiết mục hấp dẫn nhất trong BĐMT là những màn “tình báo nổi”. Trong kỹ thuật tình báo kinh điển có nói đến phần nhận diện nhân dáng và quan sát tang vật hiện trường như một nghệ thuật “warm up” (hâm nóng) ban đầu để đo lường phản ứng của nhân vật; chuẩn bị tinh thần cho một tiến trình tra vấn tiếp theo. Nhưng không biết LT đã tốt nghiệp ở trường tình báo nào mà thường khi lẫn lộn giữa kỹ thuật nhận diện với tiểu xảo coi tướng của các ông thầy bói xem giò gà xứ Huế theo kiểu xếp bộ “mắt trắng môi thâm”, “tai dơi mặt chuột”… để sơ kết bản chất của những nhân vật mà ông sắp sửa kết án (nhưng chưa chắc đã thấy bao giờ). Cũng theo nguyên tắc tình báo quốc tế thì sự lẫn lộn giữa định kiến, cảm tính và lý tính sẽ “nullification” (vô hiệu) kết quả điều tra.
Trong số nhiều khuôn mặt được ông đưa ra tố cộng trong BĐMT, có hai nhân vật Phật giáo được LT chiếu cố tận tình nhất là thầy Trí Quang và thầy Đôn Hậu. Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng nhân vật Thích Trí Quang vẫn còn là một đối tượng tham khảo và phân tích của các học viện chính trị, nhân chủng và xã hội quốc tế, nhất là ở Mỹ. Mọi sự suy diễn đơn giản và phiến diện về nhân vật nầy là một trường hợp “nullification” dữ kiện đáng tiếc mà tôi đã có dịp nói ở trên.
Gần 30 năm trước, lúc mới chân ướt chân ráo đến Mỹ thì tôi đã đọc một bài viết xuất phát từ vùng Tiểu Sài Gòn nói rằng, thầy Trí Quang là trung tá Việt cộng. Ngày CSVN chiếm Sài Gòn, thầy mang lon đội mũ trung tá cầm cờ chạy rông ngoài đường phố hoan hô quân miền Bắc. Tin tức kiểu tiếu lâm AVT đó, nay mới nghe lại LT lập lại trong BĐMT! Không có gì thú vị và “xả hơi” hơn khi đọc về nhân vật Thích Trí Quang qua màn tình báo LT. Nguồn tin tình báo LT cho rằng, thầy Trí Quang là đảng viên cộng sản. Rằng, thầy là cộng sản gộc, nhận chỉ thị trung ương Đảng đứng ra sách động phong trào đấu tranh Phật giáo. Đi xa hơn nữa, LT còn viết là thầy Trí Quang có người yêu già nhân ngãi non vợ chồng là một cô bé làm thị giả 13 tuổi. Có lý nào LT là cháu của danh tăng Thích Tịnh Khiết lại hiểu tổ chức Phật giáo Huế có tiếng về giới luật khắt khe, nghiêm ngặt một cách quá nông nổi và sai lạc đến như thế. Trong tổ chức Phật giáo làm sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng “thị giả” nữ 13 tuổi bên cạnh một thượng tọa là thế nào? Chưa hết, LT còn kể là ông đã cãi lệnh tướng tư lệnh cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan, vào lục soát phòng riêng của thầy Trí Quang và tìm thấy một bằng chứng hùng hồn cho sự nghiệp tình báo của ông là một cái xì líp đàn bà. Tưởng tượng vượt quá giới hạn đạo lý sẽ trở thành vô luân.
Thầy Trí Quang là một tu sĩ nổi bật trong cuộc đấu tranh Phật giáo 1963. Thầy được (hay bị?) báo chí Âu Mỹ và Việt Nam khai thác triệt để; hình thầy xuất hiện trên trang đầu của những tờ báo lớn như Time, FP với những lời bình luận nóng hổi. Đa số những bài viết đều có một điểm chung khá tương tự về khuynh hướng Dân Tộc của thấy Trí Quang: Không lệch theo con đường duy vật vô thần của khối Cộng sản; mà cũng chẳng nghiêng về con đường duy linh nhất thần của khối Tư bản. Thầy đứng giữa “hai lằn đạn”. Bên tả cho thầy là CIA, bên hữu cho thầy là Cộng sản.
Biến động 1966 phát xuất từ nguồn gốc là người Mỹ đã chuyển hướng biến Miền Nam thành kho súng đạn sau khi xoa tay bức tử triều đại Ngô Đình. Mỹ không muốn mất thời gian tái tổ chức một xã hội miền Nam theo mẩu mã dân sự ổn định như Hoa Kỳ mà nóng lòng muốn dứt điểm cuộc chiến Việt Nam để ôm Trung Quốc bằng cách quân đội hóa toàn miền Nam. Mỹ là chuyên viên dựng lên những chính quyền quân sự ở các nước chậm tiến và bất ổn như một sự dằn mặt giới lãnh đạo đương quyền do Mỹ hỗ trợ rằng, hãy khôn hồn, đảo chánh và lật đổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại sao một miền Nam đang đối đầu với một đối thủ có bộ máy chính trị quá chặt chẽ như miền Bắc mà đồng minh Hoa Kỳ lại áp dụng một sách lược “ăn xổi ở thì” như vậy? Những chính khách miền Nam chống cộng không nằm trong guồng máy hành chánh quân sự đều có chung mối quan ngại như thế.
Thầy Trí Quang và một số các nhà sư Phật giáo đã đứng lên đòi hỏi một hiến pháp và một sách lược mới thích hợp cho chính thể VNCH ổn định và có thực lực tại miền Nam trong thời điểm 1966 là đi ngược lại sách lược của Mỹ đang triển khai tại vùng châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời, CSVN cũng thấy được nguy cơ của một miền Nam ổn định. Trong lúc đó, Kissinger đang đi đêm thương thuyết với Bắc Kinh và thuyết phục nội các Johnson bỏ rơi miền Nam. Vô hình trung, nhân vật Trí Quang trở thành đối đầu cùng lúc với cả Mỹ lẫn CSVN. Và khi Mỹ đã bật đèn xanh với túi đô la lè kè bên cạnh thì dẫu cho họ có muốn sông cạn núi mòn trong chớp mắt cũng chẳng có gì là khó. Đã có quá nhiều tài liệu công bố nói rằng, Mỹ đã cho nhân vật Trí Quang một trong ba sự chọn lựa là: Im lặng bó tay vào chùa dịch kinh niệm Phật, lưu vong sang Hoa Kỳ hay về thăm… cụ Diệm (?!)
Trong suốt 40 năm qua, thầy Trí Quang sống yên lặng trong chùa, “thủ khẩu như bình, thủ ý như thành”. Tất cả về thầy Trí Quang sau 1975 mà tôi được biết là hai tác phẩm dịch thuật. Một là bản dịch kinh Kim Cương, 263 trang, do Mai Lan Lệ Ấn hải ngoại ấn hành năm 1987. Hai là bản dịch kinh Diệu Pháp Liên Hoa, 1162 trang, cùng nhà xuất bản năm 1996.
Nhân vật thứ hai được LT mang ra trình làng là thầy Đôn Hậu. Hành tung và sự nghiệp của thầy được LT mô tả trong BĐMT thảy đều là “Việt cộng toàn ròn”. Rốt lại còn “dễ sợ” hơn là thầy Trí Quang!
Ông Đỗ Trung Hiếu, bí danh Mười Anh, người Quảng trị, đảng viên cộng sản thâm niên, được Đảng giao làm công tác Tôn giáo vận, một thời là kiến trúc sư Phật giáo Nhà nước đã khách quan nhận định rằng, thầy Đôn Hậu bị phe Cách mạng cưỡng ép đưa lên núi sau vụ Tết Mậu Thân ở Huế và đem ra Hà Nội trong thời gian chiến tranh, gán cho chức Ủy viên Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam; năm 1976 là đại biểu Quốc hội khóa 6 và Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc. Nhưng một thời gian sau, để phản đối việc chính quyền cộng sản đàn áp Phật giáo ở miền Nam, thầy Đôn Hậu đã công khai bằng văn thư từ bỏ hết mọi danh vị và chức tước bị gán nói trên. Thầy cực lực chống đối việc thống nhất Phật giáo thành Phật Giáo Việt Nam (thường gọi là Phật giáo Nhà Nước hay Phật giáo Quốc doanh) để làm công cụ chính trị cho đảng Cộng sản. Thầy giữ vững lập trường này cho đến ngày viên tịch (23.4.92). Ý hướng của thầy đã biến thành hành động cụ thể. Cuối đời, thầy Đôn Hậu đã phó thác ấn tín lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) lại cho thầy Huyền Quang.
          Trong truyền thống Phật giáo, truyền y bát cho nhân vật lãnh đạo kế thừa đồng nghĩa với sự phó thác tâm phúc nhất niềm tin và lý tưởng vào sự nghiệp hành đạo độ sanh của người kế vị. Với ý nghĩa đó, tưởng cũng nên khách quan tìm lại những nét tiêu biểu nhất về chí hướng của nhân vật thừa kế thầy Đôn Hậu trong PGVNTN. Trong cao trào kháng chiến chống Pháp năm 1945, như tôi đã lược trình ở trên, thầy Huyền Quang tham gia Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 trong những ngày đầu của cao trào yêu nước chống ngoại xâm. Năm 1951, thầy bị Việt Minh lúc bấy giờ đã biến tướng thành CSVN bắt giam lỏng 4 năm vì phản kháng quyết định độc đoán biến Phật giáo thành hội đoàn của cộng sản. Năm 1963, thầy Huyền Quang là tổng thư ký của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, làm việc trực tiếp với Uỷ Ban Liên Bộ của chính phủ tổng thống Ngô Đình Diệm. Năm 1977, thầy Huyền Quang bị CSVN bắt biệt giam cùng với các thầy Thiện Minh và thầy Quảng Độ. Năm 1992, sau khi được sự phó thác của thầy Đôn Hậu trở thành người lãnh đạo kế nhiệm của PGVNTN, thầy Huyền Quang đã viết yêu sách 9 điểm, nêu lên những sai lầm của nhà cầm quyền và yêu cầu nhà nước CSVN phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Kết quả là thầy đã bị CSVN quản chế cho đến ngày viên tịch (5-7-2008). Ngoài ra, những tu sĩ Phật giáo ở vị thế lãnh đạo khác trong phong trào đấu tranh Phật giáo mà LT cho là do cộng sản dựng lên cũng đã bị CSVN ngược đãi, giam cầm như: Thầy Thiện Minh (chết bí mật năm 1978 sau thời gian bị giam cầm).    
Thầy Quảng Độ, thầy Đức Nhuận cũng bị tù tội triền miên.
           Một nhà văn nào đó đã kêu lên: “Trong cảnh tranh tối tranh sáng nầy, anh em nhìn rõ mặt nhau thật khó!” Nhìn rõ nhau đã khó, phán xét đúng càng khó hơn.
       Đôi điều với Liên Thành:
Sau 35 năm im lặng, khi LT lên tiếng để xác nhận sự hiện diện của mình nơi đất khách thì tiếng nói của ông cũng đã lạc hậu mất 30 năm! Những ngày đầu sau 1975, người dân miền Nam hầu hết đều ngỡ ngàng trước thực tế. Câu hỏi lớn nhất vẫn là tại sao quân lực VNCH với phương tiện thủy, lục, không quân còn nguyên vẹn lại phải bị bức tử bỏ cuộc?]
      
                                                             
                                                               Bác sĩ Erich Wulff Tiến sĩ Y khoa năm 1960. Ông làm giảng sư tại Đại học Y khoa  Huế từ năm
                                                              1961 đến 1967 và bắt đầu dấn thân chính trị để báo động thế giới về cuộc thảm sát đêm Phật đản
                                                               1963 tại đài Phát thanh Huế (từ trái-BS.Erich Wulff   và TT.Trí Quang,- TT.Trí Quang đón tiếp
                                                                                        BS Wulff tại chùa Từ Đàm Huế 1964 )
Khi ra nước ngoài, những thư viện lưu trữ tài liệu về chiến tranh Việt Nam phần lớn nghiêm túc và đáng tin cậy trong các trường đại học Mỹ mà tôi đã theo học và giảng dạy; kết hợp với phương tiện truyền thông đại chúng tại các nước tự do Âu Mỹ về Việt Nam phong phú đã giúp tôi tìm hiểu sự thật nên xin được bày tỏ sự bất đồng hoàn toàn với những điều mang tính “hồi ức” và suy diễn theo cảm tính bốc đồng của LT trong BĐMT. Sự kiện lịch sử đã nói lên quá rõ rằng, đồng minh Hoa Kỳ đã bỏ miền Nam vì quyền lợi của chính đất nước họ với đối tác mới Mỹ-Trung; cũng như trước đó, họ đã quyết định thay ngựa giữa dòng với chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm. Mỹ đã thực hiện rốt ráo nguyên tắc chi phối chính trị của họ trên toàn thế giới: Ai làm chủ túi tiền, người đó là vua. Chiến tranh và chính trị cũng chỉ là một hình thức “thương vụ” quốc tế. Có lời thì tiếp tục kinh doanh mà thua lỗ thì dẹp tiệm. Khi Mỹ đã quyết định thì họ đóng vai nguyên nhân, tất cả còn lại chỉ là nguyên cớ.
Trước khi phong trào tranh đấu Phật giáo phát khởi tại Huế thì Mỹ đã quyết định thay chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm vì tâm huyết sâu sắc, lòng yêu nước đậm cốt cách liêm khiết Nho phong và cách dùng người nhân hậu của Cụ đã bị nịnh thần và phản thần chuyên quyền lợi dụng. Nhất là ở miền Trung, tham vọng quyền lực và vật chất của thế lực gian thần ngày càng tác oai tác quái đã làm mờ đi chính nghĩa của cụ Ngô. Niềm tin khô cạn, nhân tâm lý tán. Thực trạng nầy làm chậm bước tiến chinh phục ảnh hưởng toàn vùng châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nên sự thay thế lãnh đạo là điều không tránh khỏi. Khi đèn xanh đèn đỏ của phú ông chi tiền đã chớp thì nếu không có phong trào Phật giáo nầy, cũng sẽ có vô số những phong trào tương tự khác, mang biển hiệu và màu sắc khác rộ lên.
Ngày 29-3-1973, cả miền Nam có bóng dáng ông sư bà vải nào lên tiếng đâu, thế mà Mỹ vẫn đơn phương hoàn toàn rút quân ra khỏi Việt Nam. Nguyên nhân ở tận Washington  DC và Bắc Kinh chứ không phải ở Huế, Sài Gòn hay nằm trong đống hồ sơ vụn vặt của một ông trưởng ty tỉnh lẻ như Liên Thành. Trâu bò đại khánh, ruồi muỗi đánh nhau. Thảm trạng của thân phận nhược tiểu xưa nay là thế. Hoặc vì không đầu tư học hỏi nghiêm túc, không chịu tham khảo tới nơi tới chốn; hoặc vì một động cơ khó hiểu hay dễ dãi nào khác đã khiến Liên Thành đang đứng ở ngã tư thế giới nhưng vẫn tưởng như còn đang đứng ở Ngã Ba Bánh Bèo xứ Huế “mô rứa răng ri, thích chi noái nấy” qua 400 trang của BĐMT! Vì không dụng công, LT đã nhìn Phật giáo qua nhãn quan một chiều, qua sự hiểu biết giới hạn và qua nhận thức đóng khung của một viên cảnh sát trưởng địa phương. LT đã mang định kiến xào trộn với mớ hồ sơ vi cảnh và cái gọi là “tình báo” đầy hoang tưởng để cột buộc Phật giáo với cộng sản.
Hồi ký của những nhân vật trùm cuộc chiến Việt Nam, có đủ kiến văn, dữ liệu và thẩm quyền để nói như McNamara (viết trong In Retrospect), Kissinger (trong Diplomacy), Rusk (trong As I saw It), Nolting (trong From Trust to Tragedy)… Hay gần gũi với thế giới người Việt hơn là các hồi ký của hơn 20 nhân vật người Việt đã từng ở vị thế lãnh đạo trong cuộc chiến và thời kỳ cận đại, từ cựu hoàng Bảo Đại (Con Rồng Việt Nam) viết về thời kỳ 1913-1987; đến tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, (Khi Đồng Minh Tháo Chạy) viết về giai đoạn Mỹ tham chiến ở Việt Nam cho đến năm 1975 là những tư liệu lịch sử và chính trị đáng tham khảo. Thế nhưng khi viết về những sự kiện có liên quan đến thời kỳ biến động trong cuộc chiến và phong trào Phật giáo thời 1963 vẫn còn nhiều dè dặt và giới hạn. Tác giả cũng như độc giả khi được phỏng vấn, đều có chung sự suy nghĩ rằng, những hình ảnh và chứng liệu cụ thể nặng tính dữ kiện và sử liệu khoa học vẫn còn chưa đủ tầm cỡ để nhận định và đánh giá chân xác, khách quan về bối cảnh và nhân vật liên quan đến những cuộc biến động miền Trung. Mớ tài liệu nhếch nhác chạy giặc mang theo, tầm hiểu biết hạn chế, vị trí nhỏ bé và hồi ức tuổi già của LT đã đưa ông đến chỗ can đảm một cách thảm hại không đúng thời, đúng chỗ, đúng đối tượng đã làm cho độc giả, ngay cả những chiến hữu một thời thân cận nhất của LT, thất vọng.
Đây chưa phải là bài điểm sách và cũng chẳng phải là bài phản hồi nghiêm túc tương xứng với vấn đề đặt ra mà chỉ là đôi điều góp ý. Cũng xuất thân là một người con trai đàn ông Huế như Liên Thành, điều góp ý gần gũi nhất là những gì liên quan đến quê hương xứ sở mình. Huế nghèo nhưng thanh bạch. Thanh bạch trong cách sống và trong lời nói. Người bốn phương yêu Huế vì cái phong cách Huế mà đặc biệt là sự tao nhã, tính văn hóa và dáng vẻ khiêm cung trong ngôn ngữ. Rất tiếc là LT rời Huế quá sớm nên không chứng kiến được sự dị ứng và trăn trở của Huế sau ngày miến Bắc thắng trận. Đó là khi một thiểu số thành phần xuất thân giữ trâu, giữ bò vô học trở thành người chiến thắng, có chút thế lực trong tay ngông nghênh dùng lời lẽ hạ cấp bất xứng với người thất thế. Những người này đã gọi là “thằng”, là “hắn” là “lũ” là tên nầy tên nọ tuốt luốt như: “thằng Mỹ, thằng Ngụy…” với những người đáng tuổi cha ông của mình ở miền Nam bị liệt vào thành phần Mỹ, Ngụy; ngược lại thì cũng tương tự như những người mà LT liệt vào thành phần cộng sản trong BĐMT. Loại ngôn ngữ hằn học, thô lỗ, thiếu văn hóa đó đã bị không những Huế mà tất cả người miền Nam khinh bỉ và lên án. Dẫu có ngoan cố bào chữa cách nào cũng không ai chấp nhận nên cuối cùng họ phải bỏ đi. Tôi hơi ngỡ ngàng khi bắt gặp loại ngôn ngữ thô bạo này trong BĐMT mà LT đã dành cho bất cứ ai, kể cả thầy dạy học cũ của mình, các vị tu sĩ Phật giáo cao niên, những nhân vật lớn nhỏ mà ông đã quy kết là cộng sản, theo cộng, hay thân cộng. Xuất thân là một sĩ quan, một sinh viên đại học Huế, một người Hoàng phái danh gia tử đệ mà vô tình ông Liên Thành đã dẫm lên vết chân của những người thuộc thành phần thấp kém từ Bắc mới vô Nam năm 1975 thì quả là điều xót xa và đáng tiếc! Qua Mỹ đã hơn 30 năm và đã từng làm trong nghề an ninh trật tự xã hội, ông LT cũng hiểu ít nhiều về nguyên tắc luật lệ và trật tự của một xã hội có văn hóa và văn minh: Dẫu là người phạm tội rành rành nhưng chưa có phán quyết của tòa án thì vẫn còn là nghi can. Nhưng cho dẫu là tội phạm chăng nữa thì cũng phải đối xử công bằng và nhân bản. Lẽ nào LT không biết hay quên?!
Được hân hạnh đón LT về thăm vùng đất tỵ nạn của mình đã sống trong hơn hai chục năm qua, tôi chỉ ước mong những người cùng thế hệ, cùng chịu chung nỗi vinh nhục của quê hương gặp nhau, nhìn nhau và thấy được nhau.
Là một Phật tử độc lập, tôi chỉ biết theo giáo lý nhà Phật để tự giáo hóa chính mình tìm sự an lạc như phần đông các Phật tử xuất gia và tại gia khác. Có thêm được chỗ dựa tinh thần và năng lực hóa độ của tăng ni đạo cao đức trọng vẫn là ân đức mong tìm của người Phật tử. Cho nên tôi vẫn thường lập đi lập lại hoài như một lời tâm niệm về hình ảnh đạo Phật là một biển thái hòa an lạc. Nước của trăm nguồn đổ về biển cả, dẫu cho trong sạch hay dơ bẩn đến mức độ nào thì cuối cùng cũng được hóa giải. Trên đường tìm cầu học hỏi, chúng tôi không ngây thơ cho rằng, tất cả tăng ni qua hình tướng đầu tròn áo vuông đều là thánh tăng hay chân tăng. Nhất là trong thời đại “kinh tế thị trường” vàng thau lẫn lộn nầy thì nhìn rõ chân tướng của nhau thật khó. Ai không an trú trong giới luật, sẽ thọ lãnh nghiệp quả của mình. Tiền thân của đức Phật là bồ tát Thường Bất Khinh. Gặp bất cứ ai, ngài cũng cất một lời khiêm tốn: “Thưa ngài, tôi không dám coi nhẹ ngài vì ngài là một đức Phật tương lai!” Nhân danh là những nguời Phật tử, chúng ta có thể nói với nhau một lời đơn giản mà sâu dày như thế được chăng.
Trần Kiêm Đoàn
    Sacramento, cuối Thu 2009
 .