Saturday, August 25, 2012

cảnh giác - Chùa Vĩnh Nghiêm Nürnberg Đức ngày 9.09.2012, lễ Vu lan đại diện Sứ quán CSVN tham dự của tòa đại sứ VGCS


Chùa Vĩnh Nghiêm  Nürnberg Đức  ngày 9.09.2012, lễ Vu lan đại diện Sứ quán CSVN tham dự của tòa đại sứ VGCS 
From: Trucie D.
Subject: Nürnberg - Đức Quốc: Lời Kêu Gọi Biểu tình phản đối Âm mưu thực hiện nghị quyết 36 tôn giáo vận của Cộng Sản Việt Nam
Friday, August 24, 2012, 5:32 AM
Lời Kêu Gọi
Biểu tình  phản đối  Âm mưu thực hiện nghị quyết 36 tôn giáo vận của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tại Nürnberg - Đức Quốc

Kính gởi: Quý vị đại diện các Tổ chức Đoàn thể, Tôn giáo và Đảng phái,
              Quý Đồng hương người Việt tỵ nạn (NVTN) tại CHLB  Đức.

Kính thưa Quý vị,
Trong thời gian qua tại Nürnberg có một nhóm người đã đứng ra thành hình cái gọi là "Trung tâm văn hóa Phật Giáo VN Franken tại  Nürnberg – Chùa Vĩnh Nghiêm", không trực thuộc hệ thống Phật Giáo nào tại Đức.  Họ sẽ tổ chức lễ Vu Lan & Khánh Thành vào ngày 9.09.2012, mời đại diện chính quyền Nürnberg. Lại có sự  hiện diện của  đại diện Sứ quán CSVN, qua  người đại diện nầy  sẽ tìm cách đưa thành phần tu hành trá hình  từ VN sang để lũng đoạn tập thể Phật giáo và cộng đồng  người Việt  tại Đức.
Để báo động với cộng đồng chúng ta và vạch trần âm mưu lập lờ của chúng với chính quyền Đức, chúng tôi thiết tha  kêu gọi  Hội Phật Tử Viêt Nam Tỵ Nạn tại CHLB Đức,  Quý Đoàn Thể, Tổ Chức ở khắp mọi nơi không phân biệt tôn giáo, cùng tiếp tay với chúng tôi  phổ biến  giải thích,  vận động đồng hương „tẩy chay“ buổi lễ trá hình.        
                
                                                               
Viết thư phản đối gởi thẳng đến chính quyền Nürnberg, để nơi đây  biết được âm mưu của CSVN,  tránh nhầm lẫn với tập thể Phật Giáo người Việt chúng ta tại Đức.                                                                  
Oberbürgermeister Dr. Ulrich Maly                                                                                                                                    Rathausplatz 2, 90403 Nürnberg  Email: obm@stadt.nuernberg.de
 
Tham dự  cuộc biểu tình phản đối  vào  ngày 9.09.2012 lúc 12 giờ
                                        tại Castellstr.60 – 90451 Nürnberg
 
Sự tích cực tham gia của Quý Vị sẽ nói lên tinh thần đoàn kết  bảo vệ thành trì Tỵ Nạn chúng ta tại Đức,  quyết tâm đập tan mọi âm mưu của CSVN nhằm ru ngủ,  nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngoại.
 
Trân trọng kính chào
 
Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Nürnberg - Mittelfranken
Buì Văn Tân Tel.0911/8148754 email van-tan.bui@gmx.net
 
Chi Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn Tại Nürnberg – Fürth – Erlangen & VPC    
La Nguyên Hung email nguyen-ho@t-online.de
La Thiên Vinh Tel.0152 58428058 email hienhuynh@live.de
 
Đỗ Văn Minh Chủ Tịch Cộng Đoàn Công Giáo Đức Mẹ Mân Côi Nürngberg – Fürth – Erlangen. Tel.0911/7158392 emailvanminhdo26@yahoo.de

---------
 chùa Vĩnh Nghiêm "mừng đảng" ngày 30-04-2012 , xóa ngày sanh của Đức Phật Thisch Ca

Đại lễ Phật Đản tại Chùa Vĩnh Nghiêm Nürnberg CHLB Đức - Phật lịch 2556

Cập nhật lúc 30-04-2012 23:09:51 

Đại lễ Phật Đản tại chùa Vĩnh Nghiêm (tp. Nürnberg, C.H.L.B. Đức)

Đăng lúc: Thứ tư - 02/05/2012 00:36 - Người đăng bài viết: Redakteur
Ngày 29.04.2012 (nhằm ngày 09 tháng Tư năm Nhâm Thìn), đoàn hoằng pháp Quốc tế thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam do
- Thượng tọa Thích Giác Dũng dẫn đầu có mặt tại chùa Vĩnh Nghiêm (thành phố Nürnberg, C.H.L.B. Đức) tham dự Đại lễ Phật Đản, Phật lịch 2556. Cùng tham gia chứng minh buổi đại lễ còn có: -Thượng Tọa Thích Thanh Phúc, ủy viên Ban trị sự tỉnh Nam Định, Trụ trì chùa Thiên Ân (thành phố Varnsdorf, C.H. Séc). 
-Đại Đức Thích Thông Đạt, Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (thành phố Nürnberg, C.H.L.B. Đức). 
-Đại Đức Thích Đồng Hòa (thành phố Paderborn, C.H.L.B. Đức).
 ( xin quí phật tử caatn thận với những tên công an Việt Gian CS cạo đầu giả sư tăng) 



Đại lễ Phật Đản tại Chùa Vĩnh Nghiêm Nümberg CHLB Đức - Phật lịch 2556

Đại lễ Phật Đản tại Chùa Vĩnh Nghiêm Nümberg CHLB Đức - Phật lịch 2556
Tại châu Âu, Phật tử và những người Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo rất đông, nhưng hiện tại mới chỉ có duy nhất Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken, trụ sở tại thành phố Nürnberg, bang Bayern (C.H.L.B. Đức).
     
Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken là chi nhánh của Tổ Đình Vĩnh Nghiêm thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam, là Tổ chức duy nhất cố gắng thực hiện bằng được tâm nguyện của nhị vị sơ Tổ khai sơn Tổ Đình Vĩnh Nghiêm. (Đệ nhất đại trụ trì Hòa Thượng Thích Tâm Giác và Đệ nhị đại trụ trì Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Tổ Đình Vĩnh Nghiêm).
Mô hình trung tâm sinh hoạt Phật giáo, thay vì là chùa, không phải chỉ mới có ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam Franken, mà trước đây hơn 50 năm, đã xuất hiện một mô hình như vậy tại Việt Nam Quốc Tự do nhị vị sơ Tổ khai sơn Tổ Đình Vĩnh Nghiêm khởi xướng và sau đó là Trung tâm Quảng Đức (nay là Thiền viện Quảng Đức - 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP HCM) và gần đây là Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại Huế, các trung tâm tại châu Mỹ, châu Úc…..
Tại sao những vị sáng lập những Trung tâm nói trên, với một bất động sản ở vị trí tốt như vậy, lại không xây dựng một ngôi chùa, mà lại xây một trung tâm, có dáng dấp như một kiểu “nhà văn hóa” như chúng ta vẫn thấy hiện nay?
Tìm hiểu sâu hơn, chúng ta nhận thấy, ngay từ những năm cuối của thập niên 40 – Thế kỷ 20. Thượng Tọa Thích Tâm Giác (sau này là Hòa Thượng, Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn) nhân một cơ duyên tốt, được cử giữ chức Phó Giám đốc nhà in Đuốc Tuệ, phụ bút nguyệt san Phương Tiện, cơ quan của Hội Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt do Hòa thượng Tố Liên làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Trong thời gian này Ngài còn tham gia các công tác từ thiện xã hội.
Vốn đã thông thạo Hán tự, biết qua Pháp văn, lại ôm ấp hoài vọng xuất dương tu học và tham khảo Phật sự các nước, nên lúc còn học tại chùa Quán Sứ, Ngài đã cùng bạn đồng môn là Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm rủ nhau tranh thủ đi học thêm Anh văn và Nhật ngữ.
Cơ duyên tốt lành đã đến. Năm 1953, trong một cuộc họp liên hội gồm Hội Việt Nam Phật Giáo và Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt, hội nghị đã công cử Ngài cùng Hòa Thượng Thanh Kiểm sang Nhật Bản để nghiên cứu về công cuộc chấn hưng Phật giáo tại quốc gia đó.
Tại Nhật Bản, hai vị đều kiên tâm, trì chí, chuyên tu chuyên học cả về Phật pháp và thế học.
Sau chín năm tu học tại Nhật, Ngài đã tốt nghiệp Đại học Phật pháp tại Tokyo, lãnh cấp bằng Tiến sĩ Xã hội học, Tiến sĩ Triết học Đông Phương và Tam đẳng huyền đai tại viện Nhu đạo KODOKAN.
Cuối năm 1964, thực hiện giấc mộng hằng ôm ấp từ lâu là tạo lập cho thanh niên Việt Nam có một thể lực tự vệ, thể hiện ý chí kiên cường của thế hệ trẻ có đủ ba đức Bi Trí Dũng, Ngài thành lập viện Nhu đạo Quang Trung, đào tạo được hàng trăm nghìn thanh niên đủ các đẳng cấp đai, mà dư âm của trường Nhu đạo này còn vang đến ngày nay trên các võ đài quốc gia cũng như quốc tế.
Với hoài bão Phật giáo cần có cơ sở hạ tầng đúng với tầm vóc, Hòa Thượng Thích Tâm Giác luôn ấp ủ trong đầu một ý nguyện xây dựng Việt Nam Quốc Tự thành một đại tòng lâm Phật giáo giữa một thành phố lớn vào bậc nhất cả nước, thành một Trung tâm văn hóa Phật giáo và một Trung tâm du lịch. Ở cương vị đại diện miền Vĩnh Nghiêm, Ngài đã chủ xướng và vận động thập phương tín hữu phát tâm cúng dường, xây dựng ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, là ngôi chùa lớn và đẹp nhất Sài gòn, mà ngày nay du khách trong và ngoài nước thường đến tham quan lễ bái công trình văn hóa tín ngưỡng này. Và cũng để cho những Phật tử quê hương ở miền Bắc có điều kiện sinh hoạt tín ngưỡng theo truyền thống văn hóa nghi lễ đặc thù, ngôi chùa này đã trở thành Tổ đình của Tăng Ni Phật tử đất Bắc ở tại miền Nam.  Cũng trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự này, Ngài cho tiến hành xây ngôi bảo tháp 9 tầng, vươn cao giữa bầu trời Sài gòn. Công việc đang tiến hành dở dang thì Ngài đã viên tịch, rồi tiếp theo các biến cố của thời cuộc, nên công việc phải đình lại.
Việt Nam Quốc Tự - TP Hồ Chí Minh
Với tầm nhìn hoằng pháp tinh tế và sâu sắc, rằng ngoài chùa, cần có một loại hình cơ sở khác để hoằng hóa đạo pháp, nhất là đối với giới trẻ đang sinh sống tại hải ngoại. Đưa những người con Việt sống xa quê hương quay về cội nguồn. Đưa văn hóa Phật giáo dân tộc phát triển sâu rộng vào lòng người châu Âu… Chư Tôn đức Tổ đình Vĩnh Nghiêm (TP Hồ Chí Minh) đã xây dựng một Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam đầu tiên tại châu Âu, đó là TTVHPGVN Franken (C.H.L.B. Đức). Trung tâm hoạt động với phương châm lấy giáo lý chư Phật làm tâm điểm hành trì. Vì vậy về Tâm linh, chùa Vĩnh Nghiêm - Nürnberg không thể tách rời khỏi Trung tâm VHPGVN Franken.
Thượng Tọa- Tiến sỹ Thích Nhật Từ viếng thăm và giảng Pháp

No comments: