Wednesday, October 28, 2009

HGTLT-Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ: Miền Nam Tự Do Sụp Đổ

Audio






Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ: Miền Nam Tự Do Sụp Đổ

Chí Sĩ Ngô Đình Diệm: Tổng Thống Nước Việt Nam Cộng Hòa.

« Tứ Bất Tử » là lời của cổ nhân đã dạy, từ thuở xa xưa, tất cả nhân loại ở trên mặt địa cầu này ai cũng đều đã biết: con người sinh ra rồi ai cũng phải chết, mỗi cái chết đều khác nhau. Nhưng, cổ nhân đã khẳng định có bốn cái chết để rồi vẫn sống mãi mãi với thời gian, đó là « Tứ bất tử », và trong bốn cái chết ấy gồm những bậc có công nghiệp như sau:

1- Có sự nghiệp lớn;

2- Có đạo đức lớn.

3- Có công ơn lớn ở người đời.

4- Có văn chương truyền được lâu dài.


Vậy, hôm nay, nhân dịp tưởng niệm lần thứ 46, kể từ ngày 01-11-1963, ngày vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã Vị Quốc Vong Thân cùng với nhị vị bào đệ là Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Và cứ như theo lời của cổ nhân đã dạy, thì chỉ cần một chữ « Có » thì đã trở thành Bất Tử rồi. Nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì đã chiếm được đến ba chữ « có ». Bởi, tất cả các vị anh hùng ở trên thế giới này, họ thường chỉ được từ một đến hai chữ có. Nhưng riêng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì theo tôi, chỉ trừ chữ có thứ bốn là « Có văn chương truyền được lâu dài » thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm chưa có tác phẩm văn chương nào để lại cho hậu thế, nhưng Người đã chiếm đến ba chữ « Có » trong « Tứ Bất Tử »:

1 – Sự nghiệp lớn: Đó là sự nghiệp đã khai sinh ra Thể Chế Cộng Hòa, tức đã khai sinh ra Nước Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời đã xây dựng được một Miền Nam Tự Do và phồn thịnh, mà không phải do được các cường quốc viện trợ tiền rừng bạc biển.

2- Có đạo đức lớn: Người đã nêu cao đạo đức về nhiều phương diện đối với người dân. Cả cuộc đời Người không màng đến cao lương mỹ vị, không chăn ấm nệm êm, Người đã quên mình để chỉ ưu tư cho Tổ Quốc và Dân Tộc.

Vậy chúng ta hãy nghe những lời của Thiếu Tá, sau là Đại Tá Nguyễn Duệ, tác giả cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày 1-11-1963, Ông là Tham Mưu Phó, Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, đã đề nghị Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho xử dụng Thiết giáp và Bộ binh đánh thẳng vào Bộ Tham mưu, sào huyệt của phe « cách mạng », bắt sống toán đảo chính. Tổng Thống nghe nhưng không có ý kiến gì. Khi được tin Đính đã thực sự theo phe đảo chính, Tổng Thống Ngô Đình Diệm than với Đại úy Bằng, Sĩ quan Cận vệ, là « Cháy nhà mới ra mặt chuột ». Và « Khi lục soát tử thi, người ta tìm thấy trong tử thi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nửa bao thuốc lá Bastos xanh và một chuỗi Tràng Hạt!!! »


« Lúc gần sáng Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã ra lệnh buông súng, vì không muốn binh sĩ đổ máu vì Ông, tôi thấy rã rời, thất vọng. Nhưng vẫn còn chút hy vọng mong manh, là Ông sẽ được đối xử tử tế bởi các tướng lãnh làm đảo chính, vì hầu hết những người này đều do Ông gắn sao cho họ. Chẳng bao lâu, được tin Ông chết. Nghĩ mà thương cho Ông, vì sợ anh em vì bảo vệ cho Ông mà đổ máu, sợ anh em giao tranh với nhau mất tiềm lực chống cộng, mà Ông bị làm nhục, phải chết trong tay những kẻ vũ phu, trong một xe thiết giáp ».

Trên đây, là những dòng của Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ đã viết trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nơi trang số 169, thì chắc hẳn mọi người đều đã thấy được: cho đến giờ phút cuối của cuộc đời, giữa lúc tử - sinh, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn không muốn có một người chiến sĩ nào phải đổ máu để bảo vệ cho mình. Ôi! một tấm lòng cao cả: ngất ngưỡng như ngọn Hy Mã Lạp Sơn, và mênh mông như Ngũ Đại Dương góp lại.


Tôi cũng xin nói thêm là tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà tôi đã đưa lên trên của bài viết này là tấm hình của bìa cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, theo Đại tá, thì Ông viết cuốn sách này, mục đích là để tặng cho những người còn giữ được lòng trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chứ không có mục đích thương mại. Trước đây, lúc Ông còn khỏe Ông vẫn thường xuyên viết trên Văn Nghệ Tiền Phong, Ông đã ký tên: Nhật Lệ Nguyễn Hữu Duệ. Và Ông đã từ Hoa Kỳ gửi sang Pháp quốc, với những dòng chữ mà chính tay Ông đã viết tặng tôi vào ngày 24-11-2003. Phía sau bìa sách, Ông có chú thích tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là của Bác sĩ Giáp Phúc Đạt cho Ông được xử dụng. Hôm nay, tôi đưa tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên trên bài viết này cũng cùng như ý Nguyện của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ và của Bác sĩ Giáp Phúc Đạt, nghĩa là để cho các vị: những người còn giữ được nguyên vẹn một tấm lòng trung nghĩa với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để các vị được thấy lại hình ảnh của Vị Anh Hùng của Dân Tộc. Vậy, tôi rất mong quý vị trên các diễn đàn chớ lấy tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho những mục đích khác. Đặc biệt, đối với những kẻ đã từng hạ bút viết những lời lẽ xúc phạm đến thanh danh của Tổng Thống, thì tuyệt đối không được lấy tấm hình của Tổng Thống, bởi những bàn tay đó, đã vô cùng bẩn thỉu khi dám viết lên những lời lẽ xuyên tạc, đầy ác ý, để bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và cả dòng họ Ngô Đình.

Và bây giờ tôi phải trở lại với chữ « Có » thứ 3 của « Tứ Bất Tử »:

Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có công ơn lớn với tất cả mọi người dân miền Nam: Kể từ sau ngày 20-7-1954: Đó là: Công Cuộc Xây Dựng Tự Do - Thanh Bình - Phồn Thịnh Tại Miền Nam.

Chúng ta là những người dân của miền Nam, có lẽ nào lại quên rằng: Vào những năm từ 1954, đến đầu thập niên 1960. Dưới ánh sáng mới của Chính Thể Cộng Hòa. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Là những người Việt Nam đã từng sống vào thời kỳ ấy. Tất cả đều đã thấy được một Miền Nam Thanh Bình-Tự Do-no ấm thực sự.
Ngày ấy, nếu những ai đã từng sống với những cảnh đêm về, dưới ánh trăng lành, trên khắp nẻo đường quê, bên những lũy tre làng rộn rã những bước chân của lớp người trai trẻ, với hình ảnh hiền hòa, chân phác. Họ đã đến với nhau trong những lần sinh hoạt của thanh niên, cùng nhau hòa lời ca với tiếng đàn Mandoline, với những bài hát ca ngợi quê hương dưới cảnh thanh bình. Bởi vậy, tôi vẫn nhớ dù không đầy đủ những bài ca, có bài tôi chỉ còn nhớ một đôi câu, hoặc một vài điệp khúc như sau:


Đây phương Nam, đây ruộng Cà Mau no lành. Có tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh. Quê hương anh lúa ngập khắp bờ ruộng xanh. Lúa về báo nhiều tin lành, từ khắp đồng quê cùng kinh thành …
Đây phương Nam, đây tình Cần Thơ êm đềm. Có lúa tốt quanh vùng nuôi sức dân thêm. Quê hương em bóng dừa ấp ủ dịu êm. Những chiều trăng rọi bên thềm, vọng tiếng khoan hò về êm đềm …
Ai vô Nam, ngơ ngẩn vì muôn câu hò. Những tiếng đó khơi lòng vui sống ấm no. Trăng phương Nam sáng tỏa khắp bờ Cửu Long. Nước chảy con thuyền xuôi giòng, vọng tiếng khoan hò làm ấm lòng… ».


Trên đây là những lời quê mà tôi muốn ghi lại, để các vị cao niên đã từng sống, từng chứng kiến những cảnh thanh bình nơi cố lý, của một thời đã mất, và sẽ không bao giờ còn tìm gặp lại, dù chỉ một lần nào nữa.!!!

Và đó, là « Có công ơn lớn ở người đời »; bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Người đã tận hiến cả cuộc đời từ thuở còn trai trẻ, cho đến giờ phút cuối cùng đã Vị Quốc Vong Thân.


Nhưng rồi những cảnh thanh bình ấy, đã bị bức tử khi cái gọi là « Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam » ra đời. Mà ác hại thay, những người công khai lãnh đạo cái mặt trận này lại là những « trí thức » đã được ăn cơm Quốc Gia nhưng lại thờ ma cộng sản, và những « nhà tu hành » của Phật giáo Ấn Quang. Những « nhà sư » đó sau ngày 30-4-1975, họ là « Hòa Thượng- Thượng tọa » đã được cộng sản Hà Nội trao gắn đầy những tấm Huân chương, Huy chương, là những bằng chứng về những hành vi và cũng là tội ác đã từng làm giặc, mà sư sãi Ấn Quang không có cách nào chạy chối cho được.


Chính những kẻ « tu hành » bất nhân, thất đức như Thích Đôn Hậu – Thích Trí Quang – Thích Đức Nhuận - Thích Huyền Quang – Thích Quảng Độ v…v… và những tên đâm thuê, giết mướn như: Dương Văn Minh – Nguyễn Khánh - Trần Thiện Khiêm - Đỗ Mậu - Nguyễn Chánh Thi – Trần văn Đôn - Dương Hiếu Nghĩa v…v… chúng đã nhúng tay vào máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính những kẻ này, đã làm cho Miền Nam Tự Do phải sụp đổ, khiến cho hàng triệu Quân-Dân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa phải chịu cảnh đọa đày trong các « Trại tù cải tạo », với những cực hình dã man, tàn bạo nhất, có người đã chết ở bên bờ kẽm gai oan nghiệt của nhà tù. Và đã không biết bao nhiêu người đã chết nơi rừng thiêng, nước độc ở các « vùng kinh tế mới »; và đau thương nhất là những em bé gái đã chết dưới những bàn tay của những tên hải tặc, đã làm mồi cho cá, cho thú rừng, hay đã vùi thây trên ngàn dưới biển trên đường chạy trốn ngục tù cộng sản?!!!
Ngoài những thảm cảnh đó. Chính những kẻ này đã đẩy lớp trẻ vào bước đường cùng, thương luân, bại lý!!!

Riêng Đỗ Mậu, vốn là một tên gian manh, phản phúc, nên chẳng những đã nhúng tay vào máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà sau đó, hắn còn bắt giam rất nhiều vị, chỉ vì không ủng hộ đảo chính, trong đó có Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ. Song cũng chưa thỏa mãn, mà cho đến mãi sau này, khi đã chạy sang nước Mỹ, Đỗ Mậu cũng đã gian manh khi đã vẽ vời ra những câu chuyện láo khoét, rồi hắn đã nhờ đến mấy tên tay sai của Việt cộng, đã viết cho hắn cái cuốn: Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi; mà nội dung, thì ngoài những lời kể của hắn, lại được mấy tên lưu manh này dàn dựng thêm vô số những chuyện trên trời, dưới đất, mục đích để bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cả dòng họ Ngô Đình, và tên khố xanh Đỗ mậu, hắn cũng đã về Việt Nam để công khai tái bản cuốn « Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi » và hắn đã chết sau những tháng ngày ngồi trên chiếc xe lăn tại « quê hương » của hắn. Nhưng có một điều là bọn này không biết rằng: Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong, một tờ báo sống thọ nhất, kể từ lúc mới ra đời từ năm 1956, ông đã tìm hiểu, và đã biết được những tên đã núp ở phía trong cái quần của tên lính khố xanh Đỗ Mậu, để hoàn thành cái cuốn sách rác rưởi đó. Do đó, mà ông Nguyễn Thanh Hoàng đã cho mấy tên này ra rìa khỏi tờ Văn Nghệ Tiền Phong.

Song nói đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà không nói đến Ông Ngô Đình Luyện là một điều vô cùng thiếu sót; bởi ông Ngô Đình Luyện cũng là một người đã hết lòng phụng sự cho Quốc Gia và Dân Tộc. Song cả một đời của ông Ngô Đình Luyện cũng không hề được hưởng sự giàu sang phú quý, như những lời của những kẻ bất lương xuyên tạc. Vậy, một lần nữa, tôi xin trích một đoạn ngắn những lời kể của Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ trong thời gian gặp gỡ ông Ngô Đình Luyện tại Mỹ như sau:

« Trên máy bay, khi từ toilets ra, dây lưng bị đứt, khiến quần ông muốn tụt ra, vì ông mặc đồ cũ từ ngày xưa, nay ông ốm hơn nhiều. Tôi phải tháo dây lưng của tôi cho ông dùng. Tôi cảm thấy thương ông, vì ông nói rằng cả chục năm nay, ông chưa mua quần áo mới và thay dây lưng.

Ông nắm tay tôi và chảy nước mắt, làm tôi cảm động.

Khi về Pháp, ông viết cho tôi một lá thư khá dài để cám ơn, nhắc lại cái dây lưng, và nói sẽ giữ suốt đời để làm kỷ niệm ».

Ôi! Suốt cả cuộc đời của các Huynh–Đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống trong thanh khiết, chỉ biết đặt Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên hết.

Còn gì đáng kính phục, đáng thương hơn, đau lòng hơn, khi một vị Tổng Thống sau khi bị bọn đâm thuê, chém mướn giết chết, khi lục lọi cả tử thi của Người mà chỉ tìm được vỏn vẹn chỉ nữa gói thuốc Bastos xanh và một chuỗi Tràng Hạt còn vương đọng những giọt máu thiêng của vị Anh Hùng của Dân Tộc: Chí Sĩ Ngô Đình Diệm!!!

Ôi! Không có một ngôn từ nào của nhân loại để có thể diễn đạt cho vừa những trang sử đầy đau thương và đẫm máu này???!!!

Riêng tôi, khi viết lên những dòng này, tôi đã phải bao lần bị đứt quãng, vì không cầm được nước mắt, và mỗi lần như thế, những dòng nước mắt của tôi đã rơi xuống trên chiếc bàn phím này. Đây không phải là lần đầu tiên, mà mỗi lần nhìn tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nước mắt của tôi lại cứ ứa ra, những giọt nước mắt của một con dân Việt đã khóc cho Người, khóc cho một Nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị sụp đổ, song không phải sụp đổ vào ngày 30-4-1975, mà nó thực sự bắt đầu sụp đổ vào ngày 1-11-1963. Nhưng có một điều mà trước đây, ít ai nghĩ đến, là ngày đó Tổng Tổng Ngô Đình Diệm đã bị giết chết. Nhưng, Vị Tổng Thống đã Hồi Sinh ngay sau đó, và đã trở thành Bậc Anh Hùng Bất Tử.

« Nhân-Quả »


Viết đến đây, tôi muốn nói đến những kẻ đã từng tham dự vào vũng máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ. Những kẻ đó, có người đã chết. Nhưng trước khi chết, họ đã sống trong những tháng ngày đau khổ từ thân xác đến tinh thần, bởi bị chính lương tâm của họ kết tội. Có kẻ hàng ngày đau đớn ngồi trên chiếc xe lăn. Cũng có người đã bị chính vợ và con của họ đày đọa. Có kẻ trước khi chết đã bị chính con trai ruột của mình đã đuổi ra khỏi nhà giữa đêm đông giá buốt của Trời Âu. Và đó, là cái « Quả » mà họ đã phải gặt từ cái « Nhân » mà họ đã từng gieo trước đó. Riêng những kẻ đã từng núp trong cái khố xanh của Đỗ Mậu hiện vẫn còn sống, nhưng tôi tin rồi sẽ có một ngày chúng cũng sẽ ngồi trên chiếc xe lăn trước khi gục chết như tên Đỗ Mậu.


Ngoài ra, một số tên vẫn còn sống trong những thứ hư danh, những kẻ đó, có lẽ nào trong suốt bao nhiêu năm qua, mà không một lần nữa đêm tỉnh giấc, vì hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cùng nhị vị bào đệ là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn, với thân xác nhuộm đầy máu. Hoặc hình ảnh của một vị Tổng Thống với ánh mắt nhân từ, đã từng thân ái cài lên ngực áo của họ những chiếc lon từ cấp Úy, Tá, Tướng, để từ đó họ bước lên đài danh vọng. Và để rồi sau đó, họ đã lấy oán trả ân, bằng dã tâm thua cả loài lang sói. Chúng đã giết chết chính người đã thi ân cho chúng, chúng đã mất cả lương tri, thua cả một con chó, vì loài chó dù cho có đói đến đâu, nó cũng đành chịu chết, chứ chúng không bao giờ ăn thịt của đồng loại (chó). Chúng cũng không bao giờ cắn chủ, kể cả người đã cho nó ăn, dù chỉ một lần
Đến đây, tôi muốn nói tới Tướng Nguyễn Khánh. Bởi ông ta cũng là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất lương, Nguyễn Khánh đã vô cùng tàn ác, khi xuống tay giết chết một người vô tội là ông Ngô Đình Cẩn là bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nên biết, những người dân chân thực tại miền Trung, họ đều biết về ông Ngô Đình Cẩn là một người Đại Hiếu- Tận Trung và Nhân Từ, không như những kẻ đâm thuê, giết mướn với lòng dạ bạc ác, bất nhân đã cố tình tuyên truyền, xuyên tạc với những chuyện động Trời như: « Ông Cẩn giết các nhà sư rồi chôn dưới gốc cây cam, mỗi gốc cây cam trong vườn của ông Cẩn là một xác nhà sư ». Và cũng nên biết, trước khi ông Ngô Đình Cẩn bị xử bắn, thì một « Ủy Ban Điều Tra Tội Ác Gia Đình Nhà Ngô » đã được thành lập, và ủy ban này đã đến tận nơi, đã đào tận gốc rễ của từng gốc cây cam. Lúc ấy, mọi chuyện đều đã sáng tỏ, là không hề có một xác người hay vật gì dưới những gốc cây cam.

Sau đó, mặc dù « Ủy Ban Điều Tra Tội Ác Gia Đình Nhà Ngô » đã lập biên bản với nhiều chữ ký của các vị trong « Ủy Ban » này, và đem trình lên các cơ quan hữu trách. Nhưng tướng Nguyễn Khánh đã không thèm ngó tới, không cần đến sự thật, mà đã cương quyết phải giết chết ông Ngô Đình Cẩn cho bằng được. Nguyễn Khánh thật vô cùng tàn ác, khi xuống tay để giết chết ông Ngô Đình Cẩn trong lúc ông đang bệnh nặng, nằm liệt giường tại khám Chí Hòa, vì thương Mẹ già, vì đau xót về cái chết thảm của nhị vị bào huynh. Nguyễn Khánh nên nhớ, khi ông ta giết ông Ngô Đình Cẩn, là ông đã giết cùng lúc thêm hai mạng người nữa, vì ngay sau đó, Cụ Bà Thân Mẫu của ba vị đã vì quá đau đớn, nên cũng đã chết theo ba người con. Ôi! ai đã từng « Tre già khóc măng » thì mới thấu được nổi đau đớn của Mẫu Thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm!!!

Và cũng trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, ông đã viết về ông Ngô Đình Cẩn nơi trang số 118 - 119, như sau:

« Ông Khánh lãnh đạo Quốc Gia, mà hành động như một thằng hề, trái hẳn với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Khánh rất sợ báo chí, sinh viên, nhất là các thượng tọa, như sợ cha đẻ vậy. Tôi bất bình nhất là ngày ông « chỉnh lý » ông chê « ông Minh đã giết anh em ông Diệm một cách dã man » rồi ông kể lể làm như thương và phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm lắm, để lấy lòng anh em chế độ cũ. Nhưng khi ra Huế gặp thượng tọa Trí Quang là sợ ngay, là ký giấy hành quyết ông Cẩn là người độc nhất còn ở Việt Nam. Vả lại ông Cẩn đang bệnh tật nặng ở khám Chí Hòa, và chả có tội gì rõ ràng để bị xử bắn.

Sau này anh Tuyên là em của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, là cháu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kể với tôi rằng: ông Khánh cho người liên lạc với gia đình đòi một số tiền để giữ mạng sống cho ông Cẩn, số tiền là tám mươi triệu. Nếu đủ sức thì cả dòng họ sẽ đóng góp để lo, nhưng nhiều quá thì chạy đâu ra. Anh Tuyên hiện đang ở Hoa Kỳ. tôi thấy « gian hùng như Tào Tháo » mà mọi người vẫn gán cho ông là quá đúng ».

Thực ra, ngoài chuyện Nguyễn Khánh đã đòi tiền chuộc mạng, ông Ngô Đình Cẩn cũng đã chết vì đặt lòng tin vào những tên thầy chùa của Phật giáo Ấn Quang như: Thích Trí Quang - Thích Đôn Hậu v …v… Nên biết, vào thời đó, ông Ngô Đình Cẩn đã nuôi các sư sãi Ấn Quang trong nhiều chùa tại miền Trung, đặc biệt là các chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu v …v… tại Huế, chính ông Ngô Đình Cẩn đã từng lo hết sức chu đáo cho mấy chùa này từ gạo, tương v…v…và cung cấp cả tiền bạc, phương tiện di chuyển, Ông đã xem Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu là thượng khách. Nhưng rồi ông Ngô Đình Cẩn đã chết về tay của chính Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu. Và tướng Khánh đã giết ông Ngô Đình Cẩn, còn vì lời giao ước với Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu.

Nhưng Nguyễn Khánh còn một hành vi tàn ác nữa, là đã xử bắn ông Phan Quang Đông, là người chịu trách nhiệm lo cho những vị mà do ông Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn đã đưa họ trở về miền Bắc ngay khi họ vừa vào Nam, hoặc sau đó. Nên nhớ, khi giết chết ông Phan Quang Đông là Nguyễn Khánh đã chặt tay, chặt chân, cắt đứt con đường về của các chiến sĩ đã được đưa ra miền Bắc để sống trong lòng địch. Và bởi không có đường về, nên họ đã phải tự tìm cách để sống còn trong mỏi mòn chờ đợi, cho đến ngày 30-4-1975, thì họ đã hoàn toàn tuyệt vọng. Vì thế, nên có người đã phải chết trong uất hận khôn nguôi!!!

Song rồi cuối cùng Nguyễn Khánh cũng đã biết, đã thấy rõ là Phật giáo Ấn Quang không bao giờ giữ lời giao ước với bất cứ một ai, kể cả tôn giáo, đảng phái hay người của một cường quốc.


Bởi, Ấn Quang chỉ lợi dụng tất cả những « chính khách » hoặc cá nhân cũng như đoàn thể, kể cả ngoại nhân. Đồng thời cũng lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt, để tóm thâu « Sơn Hà Xã Tắc » vào trong lòng bàn tay độc nhất, và chỉ riêng là của Ấn Quang mà thôi.

Với cuồng vọng ấy, Ấn Quang đã, đang và sẽ không từ bất cứ một thủ đoạn nào, kể cả giết hại người thân yêu, cốt nhục. Vì Phật giáo Ấn Quang đã học tập, đã thấm nhuần và đã quyết tâm lấy « Cứu cánh để biện minh cho phương tiện ».


Nhưng, như lời Đức Phật đã dạy về luật « Nhân-Quả ». Vì thế, tất cả những kẻ đã gieo những « Nhân » nào, thì tất nhiên phải có một ngày sẽ phải gặt lấy cái kết « Quả » ấy.

Riêng về việc “Vinh Danh”, Tổ chức Lễ giỗ, tạc tượng, lập đền thờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì bất cứ ai muốn núp dưới ánh hào quang của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì muốn nói, muốn viết và muốn làm gì cũng được, vì chẳng có ai cấm. Nhưng, tất cả phải nên nhớ cho rằng: Những lời nói, những bài viết mà những kẻ đó đã viết ra bằng giấy trắng mực đen, tất cả vẫn còn lưu giữ trên sách, báo, trên mạng lưới toàn cầu, chúng sẽ không bao giờ bôi xóa cho hết được. Đừng có mơ rằng sẽ lừa bịp được thiên hạ.

Và nhân đây, tôi muốn nói với những kẻ ấy rằng: Tại sao ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, năm nay đã gần sáu mươi tuổi, mà vẫn sống độc thân, không lấy vợ, ông có học vị Tiến Sĩ Kinh Tế, đang làm đại diện cho nhiều công ty của nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, ông không không thiếu tiền bạc, song ông không bỏ tiền ra để xây mộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, mà tất cả tiền lương của ông, ông chỉ dành chút đỉnh để sống, còn tất cả Ông đã đem dâng hiến cho các cơ sở từ thiện???

Nên biết, ba ngôi mộ của ba vị tại Lái thiêu, Việt Nam, chỉ khắc mỗi ngôi mộ với chữ “Huynh” và “Đệ”, là không phải do các con, các cháu của ba vị, hay của các vị trong dòng họ Ngô Đình đã bỏ công, bỏ của ra để xây ba ngôi mộ đó.

Ôi! ba ngôi mộ không khắc ghi tên tuổi, chỉ vỏn vẹn có chữ “Huynh”và “Đệ”, song hiện nay, tại Việt Nam, cứ mỗi ngày sự linh thiêng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm càng vang vọng, và mỗi ngày càng tăng thêm con số của những người dân từ khắp nơi đã đổ về Lái Thiêu, để tìm đến ba ngôi mộ, để cầu xin những điều mà chính con người và khoa học không thể làm nổi, nhưng chỉ cần đến thắp một nén hương cắm lên ba ngôi mộ, với những lời cầu xin chân thành, thì Anh Hồn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sẽ cho họ được toại nguyện.

Mọi người cũng cần phải biết rằng: Việc tạc tượng hay lập đền thờ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của một tổ chức hay của một nhóm người. Mà việc đó phải do một chính phủ, một chính phủ phải do mọi người dân bầu ra, rồi chính phủ ấy bắt buộc phải trả lại công đạo cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào đệ là ông cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, và sẽ được quyết định bởi Quốc Hội của một Thể Chế.

Và sau khi đã được sự đồng thuận, Quốc Hội sẽ công bố một định luật, thì ngay trên đất nước Việt Nam sẽ có những Đại Lộ Ngô Đình Diệm – Đại Lộ Ngô Đình Nhu – Đại lộ Ngô Đình Cẩn, đồng thời sẽ có những Đền Thờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào đệ, và một trang sử mới cũng sẽ được khắc ghi thêm tên tuổi của ba vị anh hùng đã cương quyết để bảo vệ Tổng Thống, mà chính bọn Hội Đồng Gian Nhân Phản Loạn đã biết chắc chắn, là phải bước qua xác chết của cả ba người thì mới giết được vị Tổng Thống. Chính vì thế, mà bọn chúng đã giết cả ba vị, đó là: Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Đại Tá Lê Quang Tung cùng người em ruột là Thiếu Tá Lê Quang Triệu. Và rồi những Bảo Tàng Thư và những con đường sẽ được mang tên của nhiều vị Anh Hùng của Dân Tộc đã Vị Quốc Vong Thân.

Những kẻ bán buôn chính trị hãy nhớ cho thật kỹ những điều đó.

Tạm thay lời kết:

Như Nhân loại đã từng chứng kiến, kể từ thời Sáng Thế, từ Đông sang Tây. Lịch sử đã chứng minh, hể cái gì nó đã trở thành chân lý, thì con người có dùng mọi thủ đoạn gian manh đến đâu, cũng không bao giờ thay đổi chân lý đó cho được.

Bởi vậy, mà cho dù bao nhiêu năm qua, đã có rất nhiều kẻ manh tâm đã từng dùng những ngụy bút, ngụy sách, ngụy báo, để cố tình bịa đặt, xuyên tạc, để bôi nhọ, mục đích là để hạ thấp uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để mong làm tróc thủy* phần nào của một tấm gương, nhưng dù cho đến ngày tận thế, thì bọn chúng cũng đừng hòng được toại ý, vì tấm gương ấy quá toàn bích.

Chính vì thế, mà tôi đoan chắc rằng: Không phải riêng đối với những tên gian manh kia, mà cả trên quả địa cầu này, cũng không một ai có thể làm nổi chuyện đó, bởi lịch s vốn công bằng, bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm Người đã có Công Nghiệp Vĩ Đại là đã khai sinh ra nước Việt Nam Cộng Hòa. Đã một thời xây dựng được một Miền Nam Tự Do Thanh Bình thực sự. Và với Tài-Đức, Liêm-Khiết, Nhân-Từ: Người đã tận hiến cả đời mình cho Quốc Gia và Dân Tộc, với chân lý đó, thì:

Đời Đời hình ảnh của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm: Bậc Anh Hùng đã Vị quốc Vong Thân vấn mãi mãi uy-nghi, ngời sáng và Bất-Tử trong tâm trí của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính.

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền.




Người thứ 2 : Nguyễn Khánh


Đỗ Mậu

Đỗ Mậu là phản tướng

Ông ta tự cho mình là: "Sinh vi tướng, Tử vi thần" (sống thì làm tướng, còn khi chết thì làm thần)

Nhưng theo ký giả Lê Triết (báo Văn Nghệ Tiền Phong) thì Đỗ Mậu là "Sinh vi tướng cướp, tử vi thần trùng"

Vì bất mãn, không được TT Diệm cho lên tướng, mà Đại tá Đỗ Mậu tham gia đảo chánh !

rồi lại viết lách biện minh cho hàng động gian trá của mình

Đỗ Mậu là một kẻ luồn cúi, phản phúc, hèn hạ, và vô cùng háo danh. Cuối đời, Đỗ Mậu đã về Việt Nam và được Việt Cộng cho lên đài phát thanh của nhà nước vgcs để ca tụng công đức của tên giặc già Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhắc lại công lao của CSVN đối với đất nước, và kêu gọi hoà hợp hoà giải dân tộc.


Cựu thiếu tướng Đỗ Mậu, sinh quán Quảng Bình, đi lính Pháp từ đầu thập niên 40, và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và chính quyền miền Nam.
Thời chiến tranh Việt Pháp, ông Đỗ Mậu từng là tham mưu trưởng Liên Đoàn Chiến Thuật Lưu Động ở miền Bắc, Tư Lệnh Phó Phân Khu Duyên Hải, có lúc là Tùy Viên Quân Sự Việt Nam tại Pháp.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, ông Đỗ Mậu cũng là nhân vật then chốt trong hai cuộc đảo chính. Năm 1963, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, với cấp bậc Đại Tá, ông Đỗ Mậu được chế độ của Tổng Thống Diệm cử làm giám đốc Nha An Ninh Quân đội. Chính với quyền hành của ngành an ninh, ông đã liên lạc thuyết phục vị tướng thân cận nhất của anh em Tổng Thống Diệm là trung tướng Tôn Thất Đính, tư lệnh quân đoàn Ba kiêm tổng trấn đô thành Saigon, tham gia đảo chính ngày 1 tháng 11/1963 do tướng Dương Văn Minh cầm đầu, lật đổ nhà Ngô.
Ngay sau cuộc đảo chánh thành công, ông Đỗ Mậu được thăng thiếu tướng ngày 2 tháng 11/1963 và được bầu vào Hội đồng Quân nhân Cách mạng với chức vụ ủy viên. Đầu tháng 1/1964, được cử làm tổng trưởng bộ Thông tin của nội các cải tổ do ông Nguyễn Ngọc Thơ làm thủ tướng.
Ba tháng sau, ngày 30 tháng 1/1964, tướng Đỗ Mậu xuất hiện cạnh trung tướng Nguyễn Khánh, loan báo cuộc “chỉnh lý”, bắt giam các tướng lãnh Đôn-Kim-Xuân-Đính. Sau đó, ông Đỗ Mậu tham gia Hội đồng Quân đội Cách Mạng và là một trong 3 phó chủ tịch, từng giữ chức vụ Phó thủ tướng đặc trách Văn hóa-Xã hội từ tháng 2 đến tháng 8/1964, trong nội các do trung tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng. Tháng 12/1964, ông Đỗ Mậu bị tướng Khánh đưa đi biệt giam tại Pleiku hơn một tháng và từ năm 1965, ông bị buộc giải ngũ.
Định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, ông Đỗ Mậu là tác giả tập hồi ký bán chạy nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất, do việc ông kết án chế độ Ngô Đình Diệm.

Tác phẩm:

Việt nam máu lửa quê hương tôi
Bản in ở Việt Nam có tựa đề "Tâm sự tướng lưu vong"


Vũ Văn Mẫu (trái) viếng thăm Hoành Linh Đỗ Mậu (phải) tại Văn Phòng Phó Thủ Tướng

Tuesday, October 27, 2009

Lê Tấn Lộc-TU ĐÂU CHO BẰNG TU… “CHÙA”

TU ĐÂU CHO BNG TU… “CHÙA”

Lê Tấn Lộc

Tâm tức Phật, lòng thành có Phật

Sau vụ ‘đấng’ cao tăng ‘Thích… Diệu Nữ gây sóng gió rầm rộ tại Xứ Chuột Túi, (rồi cũng đâu vào đó, vũ-như-cẫn-vẫn-như-cũ,‘đấng’ nầy tiếp tục ngất ngưởng trên ngai vàng… “chùa”, không rụng tới một sợi lông…chưn, trái lại càng lúc càng tăng cao ‘thu nhập’), khá lâu rồi tôi không có dịp phiếm ‘loạn’ thêm về các ‘đấng’ được bà con mộ đạo, không câu nệ tuổi tác -đôi khi quá chênh lệch giữa bên được ‘tôn vinh’ và bên ‘suy tôn’- một lòng sùng kính như bậc ‘mẫu nghi thiên hạ’, luôn xá lạy xưng ‘con … bạch thầy’ khi thưa chuyện với các ‘đấng’! Lắm lúc quá trớ trêu, quá tréo cẳng ngỗng, vì ‘đấng’ chỉ vừa mới ra khỏi tuổi…vị thành niên! Như câu chuyện có thật 100% diễn ra tại quận Chợ Lách, trước đây thuộc tỉnh Vĩnh long, theo lời kể của một người bạn:

Sau 1975, trong một chuyến về thăm ‘quê hương là chùm khế ngộp’, bạn tôi ‘được’ gia đình yêu cầu đứng ra làm ‘Trần văn CHI’ đài thọ kinh phí để thỉnh một ông sư về tụng kinh cầu siêu cho thân bằng quyến thuộc…Sư đến bằng xe Toyota bóng lộn, tối tân, dĩ nhiên có gắn máy lạnh, do gia (thí) chủ thuê bao. Quí vị có thể tưởng tượng, trời nắng chang chang, bên nầy cầu cả gia tộc, từ các vị bô lão ‘gần đất xa trời’ tới đám trẻ con đầu còn để chõm xếp hàng quì gối, chắp tay cung kính vái lạy nhà sư vừa tròn 21 tuổi, dù lộng che đầu, bên kia cầu ‘thư giãn’ đếm từng bước tiến về phía bên nầy cầu, thong dong đi giữa hai hàng ‘thí chủ’ đang rạp mình cúi lạy… chăng?

Tôi chạnh nhớ tới hình ảnh vị hòa thượng “đem thân nương chốn thiền môn trót ba mươi năm có lẽ” -trong vở Hoa Rơi Cửa Phật của cố soạn giả Năm Châu- vội vã đỡ Điệp đứng lên khi Điệp xin quì lạy tạ ơn nhà sư đã “xúc động mối từ tâm” đề nghị Điệp mặc áo cà sa giả dạng hòa thượng đến gặp Lan (cải trang thành chú tiểu Huệ Minh) trong giờ Lan hấp hối:

-Ngài chớ quá nhọc công mà làm cho bần tăng thêm tổn đức. Ngài hãy dành lạy nầy để ngài vào lạy Phật…

Vị chân tu động lòng trắc ẩn nầy chẳng bao giờ dám phạm thượng tự coi mình là Đấng Chí Tôn. Ngược hẳn với thái độ cao ngạo -mập mờ đánh lận con đen- của một số ‘cao tăng’ tăng cao bản ngã đến độ tự phong mình là Phật trước cái nhìn đánh bóng, chạm trổ quá cường điệu của một số sai nha-đệ tử ruột xả thân ‘cúc cung tận tụy’ họ, muốn đồng hóa họ với Đức Phật, muốn bá tánh tôn sùng họ như thánh thần bất khả xâm phạm! Cho nên…mới ra cớ sự ‘chuyện lạ bốn phương’, hầu như chưa bao giờ xảy ra trong giới tu hành người Việt, trong cũng như ngoài nước: Hai ‘đấng’ đạo sĩ ‘lôi một nhà báo và một nhà văn…ra tòa đòi bồi thường thiệt hại -không phải bồi thường Danh Dự lẩm ca lẩm cẩm đâu, nhằm nhò gì mấy cái lẻ tẻ vô bổ đó!- mà là chính thức mướn một ‘quan luật sư’ -tiếng tăm lẫy lừng trong giới thầy cãi- đòi bồi thường cụ thể “MỘT SỐ… TIỀN ($$$) TƯƠNG XỨNG”!!!

Hỡi ôi! Chẳng thể nào tôi hình dung nổi cảnh hai vị ‘cao tăng’ trên đây ‘mặc sắc phục tăng ni’ lẫm liệt bước tới pháp đình -hầu như hai vị quên cổ nhân thường khuyến nhủ ‘vô phúc đáo tụng đình’- kề tai chỉ thị luật sư của mình mặc cả với ba tòa quan lớn về số tiền bồi thường, càng lúc càng tăng cao, cho Bán tuần báo Việt Luận và cây bút Phùng Nhân viết sách’-vốn đã chật vật trong cuộc sống thường nhựt- tiêu tan sự nghiệp luôn!

Nhị vị đạo sĩ nhứt định ‘lấy thịt đè người’ với hai phật tử cô thế, chỉ có tấm lòng ưu tư thành khẩn muốn củng cố niềm tin của họ và của đại đa số phật tử làm lợi khí truyền thông trung thực -vì không thể thụ động điềm nhiên tọa thị trước cảnh vàng thau lẫn lộn trong hàng ngũ tăng lữ- ngõ hầu độc giả không chê họ hèn nhát bẻ cong ngòi bút để được an toàn vinh thân phì gia.

Lẽ nào nhị vị không nhận ra mình đã đi quá đà trong việc trong vị thế ‘mặc áo nhà tu’ thoát tục, quyết tâm ‘ăn thua đủ’ với hai phật tử trần tục? Nếu không quá lố bịch thì cũng xốn mắt, khó coi, đúng không? Chắc gì nhị vị thắng kiện? Nếu nhị vị thắng, họ sẽ sạt nghiệp. Nhưng trên bình diện tâm linh, coi như họ đã được giải nghiệp. Trái lại nhị vị sẽ “mang lấy nghiệp vào thân”, bởi đã xem thường BI-TRÍ-DŨNG của con Nhà Phật!

Trường hợp nhị vị thua kiện thì… còn chi nữa danh giá của người tự cho là tu hành! Bởi vì, nếu thế nhị vị phạm tội cáo gian, vướng mắc tội vọng ngữ! Thắng hay thua gì nhị vị cũng chẳng bảo toàn được phẩm cách và sự thanh khiết của người mặc áo nâu sòng mà tôn chỉ thiêng liêng là cứu nhân độ thế…

Quả tình, trước đây khi các đồ đệ suy tôn quí ‘đấng’ như thần thánh, họ đã thiêng liêng hóa con người trần tục của nhị vị. Giờ đây, ra tòa tranh cãi với người phàm trần, nhị vị đã đằng đằng sát khí trần tục hóa con người thiêng liêng mà các Phật tử đã đặt hết niềm tin và hoài bão vào sự thanh thoát của con người xuất gia đầu Phật, luôn lấy THIỆN TÂM làm trọng điểm cho việc dưỡng tánh tu tâm, từ bi hỉ xả, trong tinh thần “Đại Hùng-Đại Lực”, dĩ nhiên, nhưng “ĐẠI TỪ BI”!

Hai người bị cáo buộc tội ‘mạ lỵ’ cũng là con Nhà Phật như nhị vị. Trên lý thuyết, họ kém xa nhị vị về mặt tu đạo. Và dĩ nhiên họ không lão thông tư tưởng Phật giáo hơn nhị vị. Nếu vô tình hay cố ý họ xúc phạm đến thanh danh của nhị vị thì, tại sao với phương vị lãnh đạo tinh thần thiện nam tín nữ -bởi mọi Phật tử đều được khai tâm ‘kính Phật, trọng Tăng’- nhị vị không mời họ đến Phật đường (thay vì đâm đơn kiện họ nơi tụng đình); hoặc giản dị và nhanh chóng hơn điện đàm với họ, để thuyết pháp cho tâm trí họ được khai thông, hầu nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là sai trái. Hành xử như thế nhị vị mới xứng đáng là bậc cao tăng, lấy tình sư đệ đối đãi với nhau vì đôi bên đều là Con Nhà Phật.

Trường hợp nhị vị cảm thấy hai nhà báo, nhà văn phổ biến nhiều chuyện sai sự thật, bán tuần báo Việt Luận xưa nay vẫn mở rộng diễn đàn cho nhị vị phản bác, cớ chi phải ‘lôi’ họ ra toà cho hả dạ?

Mà sao lại truy tố họ? Họ chỉ lập lại những gì báo chí trong nước phanh phui và học sĩ Đặng Văn Nhâm phổ biến rộng khắp. Chẳng lẽ phải ngầm hiểu Việt Luận và Phùng Nhân ‘ngon xơi’ hơn nhà báo trong nước và cây cổ thụ họ Đặng, họ đã công khai vạch trần những điều không được ‘đẹp’ lắm về nhị vị? Lẽ nào ‘kẻ sĩ’ như nhị vị lại thiếu dũng khí đối phó với các tác giả thực sự đã hiên ngang múa bút phơi bày những gì mờ ám lâu nay được che đậy quá tinh vi, đến độ nhị vị phải luồn lách chơi trò ‘giận cá chém thớt’?

Tôi lại chạnh nhớ lời khuyên giải của vị chân tu trụ trì ngôi chùa mà tín nữ Thị Kính cải trang nam nhi đến xin thí phát qui y, sau khi bị nghi oan muốn giết chồng. Sau đó lại còn bị Thị Mầu vu oan dóa họa đã ‘gian díu’ với cô nàng đến có con hoang, trong vở cải lương Quan Âm Thị Kính, thập niên 40:

-Thiền môn là chốn dưỡng tánh tu tâm, có lý nào dung dưỡng những điều tà dâm! Nếu như con có lỡ lầm nhứt phen thì kể từ nay con hãy nên ăn năn hối ngộ. Bằng như ai kia có đem lòng quá ác gian, đành phao vu những điều quá ác tâm thì con cũng nên làm ngơ cho giải khuây trong dạ, mà lo thủ phận tu hành, rồi sau thiện ác đáo đầu sẽ phân minh...

Nếu quả thật quí ‘đấng’ cao tăng chịu hàm oan bị ‘mạ lỵ’ thì…tôi thầm ước nhị vị noi gương Phật Bà Quan Âm đã kiên cường im lặng chịu Nỗi Oan Thị Kính, luôn vững tin thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Bởi vì…

“Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”

(Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt)

Trời Cao có mắt đấy, nhị vị ạ!

***

Bài viết có thể chấm dứt nơi đây. Tuy nhiên, tôi vừa lượt đọc muộn màng tờ Việt Luận, Số 2396-Năm thứ 26-Thứ sáu 18.09.2009, các trang 36, 37, 39 và 55…với ‘Ý kiến độc giả’ của quí bạn đọc Diệu Nhã, Gia Tâm, S.N., Robert Trần, Vi Thương, Lê Văn Tám, N.H. (đa phần là Phật tử) và hai bài viết của hai cây bút, cũng là Phật tử, Phan Văn Song (“Sư ông đáo tụng đình”) và Nguyễn Khắp Nơi (“Thư gửi bạn Phùng Nhân”) khiến tôi bồi hồi xúc động nhớ lại hình ảnh các vị tu hành đơn sơ, chơn chất, khổ hạnh và một ngôi chùa còn lưu giữ trong tôi nhiều kỷ niệm thuở niên thiếu khó phai mờ. Tôi muốn nhắc lại đây để đối chiếu với chuyện hai nhà tu hành hiện đang kiện cáo tín hữu của mình tại Úc.

Thuở mười lăm, tôi thường theo má tôi lui tới một ngôi chùa ở Vĩnh Long, được người bản xứ biết dưới danh hiệu Chùa Bà Đội. Ngôi chùa nguyên là một căn nhà vách ván, lợp ngói, tọa lạc trên một thửa đất khá lớn, với vườn tượt có cây ăn trái, cây kiểng bao quanh, do một góa phụ tục gọi là Bà Đội tự mình gầy dựng nên với phương tiện cơ hữu. Chùa có một nhà sư lo Phật sự. Ông còn trẻ, khoảng trên dưới 30. Tôi không rõ phẩm trật của ông, nhưng mọi người đến lễ Phật đều gọi ông là…Ông Giáo.

Tôi rất thích nghe ông tụng kinh và thuyết pháp khi cùng với má và em tôi qua đêm tại chùa. Giọng ông trầm ấm, hòa quyện trong tiếng mõ chuông đều nhịp, nghe vô cùng ‘siêu thoát’ trong đêm tĩnh mịch…Thỉnh thoảng tiếng đại hồng chung ngân nga khiến hồn tôi như chực bay bổng! Sắc diện ông trông rất hiền từ. Ông thường dùng xe đạp hoặc đi bộ ra phố khi cần.

Không một ai đến chùa mà không tôn kính, mến trọng Ông Giáo và Bà Đội hầu như biết hết và để tâm chăm sóc, trợ giúp tất cả thành viên trong gia quyến của những bà con cô bác trong tỉnh đến chùa lễ Phật. Khách thập phương đến tham gia sinh hoạt của chùa như thân bằng quyến thuộc trong một đại gia đình…con Nhà Phật!

Có lần em tôi kể thấy một nhà sư chạy mô-by-lết trong tỉnh, má tôi rầy la em tôi ăn nói bừa bãi. Người tu hành ai lại lái xe gắn máy bao giờ, coi chừng mang vạ ác khẩu!..

Mười mấy năm sau, khi tôi kể thấy mấy ông sư ngồi xe Méc-xê-đéc có tài xế riêng lái đi trên các đường phố Sàigòn, má tôi lại la rầy tôi dữ dội chớ có bày chuyện “nói xấu quí thầy”. Là một Phật tử thuần thành, má tôi rất mực quí trọng giới tăng ni… Tôi không dám cho má tôi biết rằng lúc đó một số thượng tọa, đại đức đã có mặt trong quân đội qua Nha Tuyên Úy Phật Giáo, với quân phục, lon lá hẵn hòi, hai bên khăn choàng màu nâu quàng qua vai để làm lễ có gắn quân hàm, hoặc bông mai vàng hoặc bông mai bạc. Và tùy theo cấp bậc, chức vụ, “quí thầy” di chuyển bằng Mercedès hoặc Jeep. Điều nầy vượt quá tầm hiểu biết và niềm tin của một tín nữ mộc mạc, chỉ quen nhìn các đấng tu hành mặc áo nâu sòng, đi bộ, quá lắm là đạp xe đạp như “Ông Giáo Chùa Bà Đội”!

Rất may, lúc biến động “đem Phật xuống đường” xảy ra ở miền Trung má tôi ngã bịnh nặng phải nằm bệnh viện và sau đó bị lãng trí. Nếu không chẳng thể nào má tôi tin có việc đem Phật trên bàn thờ nơi cửa thiền tôn nghiêm bày ra đường lộ! Chắc chắn bà sẽ nổi giận cho rằng có ai đó ác ý phao đồn tin thất thiệt nhằm triệt hạ uy tín của “quí thầy”!

Và có lẽ cũng là một ân phước của Bồ Tát, một tháng sau khi Sàigòn mất tên má tôi nhắm mắt lìa trần, khỏi phải xốn mắt, đau lòng cùng đồng bào miền Nam chứng kiến một số khá đông “quí thầy” vỗ tay hoan hô “giặc từ miền Bắc vô đây bàn tay nhuốm máu anh em” reo hò Kách Mệnh thành kông, ‘tiến về Sàigòn’ lập “Ủy Ban…Khuân sảng” tài vật của người dân ‘Nam bộ’!

***

Tôi không thể không đau lòng nghĩ tới người mẹ cả đời một lòng nhiệt thành ‘kính Phật, trọng tăng’ khi phải chứng kiến hai bậc xuất gia đầu Phật, mà tâm nguyện lẽ ra phải là “sự đời gác bỏ ngoài tai, trần ai không hệ lụy(…), lòng thanh thản hồn nhiên trước cửa từ bi, bao nỗi thi phi tai chẳng buồn nghe, mắt chẳng buồn trông thấy nữa…” lại đành đoạn xúc tiến thủ tục trần thế ép buộc hai Phật tử trong ngành truyền thông phải vác chiếu ra toà!

Trước khi đặt bút viết bài nầy, tôi có đọc qua bài viết của nhà văn Phùng Nhân mà tôi chưa có dịp quen biết cá nhân. Tôi đặc biệt ghi nhận lời trần tình sau đây của tác giả: “Những gì tôi trích đăng trong bài viết ‘Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Úc Châu. Nên nhìn lại chặng đường đã qua’chỉ là một phần rất nhỏ và rất nhẹ so với những gì ông Nhâm đã viết về HT Thích Như Huệ”…

Sau khi quyết định góp ý về vụ kiện tụng hi hữu nầy, tôi tìm hiểu quan điểm của nhà văn Phan Văn Song mà tôi cũng chưa được dịp làm quen. Và tôi bắt gặp, cùng chia sẻ đoạn kết của tác giả: “Ngày xưa, tôi đã học được cái giáo lý của Phật giáo đầy tình thương, đầy thông cảm. Ngày nay qua việc kiện tụng nầy tôi cảm thấy lo ngại cho tiền đồ của Phật giáo. Phán, phán, quyết và Phạt. Còn đâu là Bồ Tát?”.

Ngoài ra, tôi cũng chia sẻ cảm tình của nhà văn Nguyễn Khắp Nơi -mà tôi cũng chưa được quen biết- dành cho bạn Phùng Nhân của mình, cũng như đồng cảm với mối ưu tư của tác giả: “Tối nay, tôi sẽ thắp ba nén nhang lạy Đức Phật Thích Ca, lạy Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, xin chỉ cho con: Đi chùa nào? Đọc kinh loại nào? Để…không bị Thượng Tọa thưa ra tòa?”…

Gần đây, ‘siêu’ thiền sư ‘vĩ đại’ Thích Nhất (hay Bất, Vô) Hạnh, với vụ ‘quang vinh’ về nước lập thiền viện Bát Nhã -ít lâu sau bị đập phá tan tành và vĩ đại sư nhanh chóng ‘di tản’, coi như mặc nhiên ‘đem con bỏ chợ’- cộng với sự lộ mặt của tập đoàn sư quốc doanh không thể không tác động bất lợi cho tiền đồ Phật giáo trong cũng như ngoài nước. Giờ lại thêm vụ hai vị tu sĩ đạo Phật ‘xuống đường’ toan ‘làm thịt’ hai Phật tử!

Không phải khi không mà bài viết sử dụng nhóm chữ tu “chùa” trên tựa đề. Xin hiểu chữ chùa trong dấu ngoặt kép theo nghĩa khỏi tốn tiền (gratuit, free). Tiền bá tánh dựng nên chùa, nhị vị tu chùa kể trên lâu nay ăn “chùa”, ở “chùa”, mọi tiện ích vật chất cho bản thân đều “chùa”. Bây giờ nhị vị tu “chùa” đáo tụng đình với tư cách ‘nguyên cáo’, kinh phí ứng ra cũng là tiền “chùa” -tiền của bá tánh! Trường hợp thất kiện, bá tánh lãnh đủ. Nếu thắng kiện, cho dù số tiền bồi thường ‘tương xứng’ có được sung vào quỹ của chùa đi nữa, bá tánh cũng không hoan hỉ vì nó được trả giá bằng sự ‘trấn lột’ hai Phật tử Nhân-Dũng ‘ách giữa đàng (nhà báo ở VN và Đặng Văn Nhâm) mang vào cổ’! Quả thật: Kiện tụng là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm!

Đó là chưa kể khi mọi sự đã ngã ngũ, từ nay trở đi đôi bên sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn ân oán giang hồ không thể một sớm một chiều tuyệt dứt! Nhị vị để đâu rồi giáo lý Nhà Phật: Oán thù nên cởi không nên buộc?

Ngày xưa tôi được Ông Giáo chùa Bà Đội kể cho nghe chuyện hai nhà sư rất ư đạo hạnh đến diện kiến Đức Phật để được vào cõi Niết Bàn. Nhưng Đức Phật bảo hai ông phải trở về cõi trần tu đức lại vì hai ông đã trót quăng bộ đồ lòng mà một tay đồ tể đã gởi hai ông mang đến trình Phật chứng tỏ lòng ăn năn hối ngộ của mình. Hình như Ông Giáo kết luận: đồ tể quăng dao có thể thành Phật. Xin hỏi nhị vị, đôi bên kiện và bị kiện ai là người đang cầm dao trên tay đây?

Một Phật tử vừa gọi điện thoại bày tỏ sự bất mãn trước vụ kiện tụng nầy với tôi:

-Đại lão cái quái gì mấy cha nội nầy!

Riêng tôi thì tôi nghĩ nhị vị chịu hạ mình làm người trần tục để đôi co trước tòa án trần thế là vì danh xưng “đại lão” đã biến thể thành “Đạo Lãi”: nhị vị theo đạo sanh lời!

Thương thay Nhân Dũng có thừa.

Gặp phường tu đạo chẳng chừa thứ chi!

****

Nghĩ thân phù thế mà đau,

Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê…

Phàm trần mắt tục như kẻ hèn mọn viết bài nầy mà còn nhận thức được thân phận mõng giòn của kiếp phù sinh: Phù du trong những phù du, Phù du tất cả chỉ là phù du! (Vanitas vanitatum et omnia vanitas), và tất cả đều VÔ THƯỜNG…huống chi nhị vị đạo sĩ!

Đặt trường hợp luật sư của nhị vị sử dụng thành công ngón nghề cho các ‘đấng’được dịp hả hê ăn mừng đã đánh gục hai Phật tử làm báo, viết văn, bịt miệng luôn giới truyền thông, nhị vị có chắc công luận sẽ đứng về phía mình chăng? Hay một ngày trời mây u ám nào đó, sinh, lão, bịnh rồi sắp tử tới nơi, nhị vị lại chẳng nhớ tới chuyện đáo tụng đình trước đây mà sanh ra lòng thống hối đã làm cho quỷ giận, thần hờn, nay nghĩ lại càng thêm đau đớn?

Sau rốt, tôi thành tâm cầu nguyện sẽ có một vị chân tu thực sự cao kiến xuất hiện lay tỉnh nhị vị cao tăng-tăng cao của chúng ta trở về đúng vị trí tu hành của mình, với tư tưởng sau đây trong Cảnh Sách:

“Người xuất gia là cất bước đi thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối rạng rỡ giòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma cũng phải khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi. Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hành dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”.

Mong thay!

Thôn trang Rêu-Phong, vào Thu 2009

-Lê Tấn Lộc-


Sunday, October 25, 2009

HG TLT-Thế Nào Là Tù Cải Tạo II


Audio

Thế Nào Là Tù Cải Tạo?

Bài 2.

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Quý độc giả vừa đọc qua bài viết số 1, về « người tù hai mươi năm khổ sai »: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người đã và đang cầm đầu của băng đảng « Cao Trào Nhân Bản », với hình ảnh « thăm nuôi » độc nhất vô nhị, mà chắc chắn tất cả quý vị là cựu tù « cải tạo », đã từng trải qua trong các nhà tù của Việt cộng, dù có nằm mơ cũng đều không bao giờ có thể thấy được.

Và để tiếp tục giới thiệu đến quý vị một « người tù » khác, thì trước hết, tôi xin thành kính tri ân đến các bậc trưởng thượng đã có những lời chỉ giáo, qua bằng nhiều cách trong thời gian vừa qua, khi tôi viết bài số 1; trong đó có vị Sĩ quan và là cựu tù với 13 năm « cải tạo » đã qua nhiều nhà tù khác nhau, từ Nam chí Bắc, mà tôi chắc vị này đã cao niên, vậy nhân đây, tôi xin phép để được gọi là: Sư huynh Võ Văn Sĩ, và một vị tôi không biết tên, đã vô ngôn trong một bản tin của nhà tù Quyết Tiến với nạn nhân là Trương Văn Thọ. Đặc biệt, tôi đã lĩnh hội được những lời nói của nhị vị cao kiến, đồng thời một lần nữa với sự lưu tâm của các bậc trưởng thượng, đã khiến cho tôi không hề lo sợ trước những cơn cuồng phong có thể sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới, mà tôi biết: qua trận cuồng phong ấy, chắc chắn sẽ có những cây sồi to lớn, chúng sẽ bị bật tung tận gốc rễ, sẽ ngã nghiêng trong cơn bão tố, để rồi có những kẻ đã và đang chờ đợi, họ sẽ thu nhặt những cành cây đã bị gãy đổ, và đem về mà cho vào lò lửa, để sưởi ấm cho họ giữa Trời đông… còn tôi, tôi chỉ là một cây lau, cây lách yếu đuối, nhỏ bé, vì thế, nếu có bị vùi dập, bị chết trong cơn giông bão, thì tôi không hề có một chút gì để phải sợ cả, mà có thể ý Trời đã muốn như thế?

Và bây giờ, để không phụ lòng của quý vị, nên tôi lại tiếp tục giới thiệu thêm một người « tù » khác, cũng không kém Lỗ Bình Sơn (Robinson) đã vượt qua mọi « gian nan » để trở về đất… Mỹ một cách bình an. Đó là « người tù cải tạo 19 năm, với 4 năm tù biệt giam » trong các nhà tù của Việt cộng: «Chí hữu » Đoàn Viết Hoạt:

Theo các tài liệu và tin tức từ « Văn phòng Đoàn Viết Hoạt » mà tôi đã có trong tay thì:

« - Đoàn Viết Hoạt sinh năm 1942.

Trước năm 1975, Phụ tá viện trưởng « Hòa thượng » Thích Minh Châu, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn.

Năm 1976: bị bắt đi tù 12 năm. Năm 1988, được trả tự do.

Năm 1993: bị Việt cộng kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế.

Từ nhà tù, tiếp tục viết bài gửi ra nước ngoài. Bị hoàn toàn cô lập. gia đình không có tin tức gì từ tháng 8-1997, cũng trong năm 1997: Hiệp Hội Báo Chí Thế Giới trao tặng giải thưởng Ngòi Bút Vàng của Tự Do năm 1998.

Tháng 9-1998, được trả tự do và đến Hoa Kỳ ngày 3-9-1998 ».

Cũng theo một bài báo đã viết về: “Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nói chuyện tại Nam Cali”. (Tin của VNAForum). Đoàn Viết Hoạt cũng đã cho biết: đã tham gia chiến dịch Nguyễn Trãi”. Điều này tôi đã biết, vì tổ chức của Hoạt – Quế đã và đang tiếp tục tuyển thêm nhiều Nguyễn Trãi khác. Song có một điều mà Đoàn Viết Hoạt có thể không biết, là có một người cũng đã được mời làm Nguyễn Trãi số 1, của cái gọi là “ Cao Trào Nhân Bản” nhưng sau khi đã biết rõ về những việc làm phi pháp, bất chính, bất nghĩa và bất nhân của tổ chức này, vì thế họ đã “cao phi viễn tẩu” từ lâu lắm đấy.

Sau đây là những điều mà chính Đoàn Viết Hoạt đã nói, tất cả đều hoàn toàn láo khoét, cũng như vì nói láo, nên câu sau đã trái ngược với những điều đã nói ở câu trước. Vậy, nhân đây, tôi phải trích đoạn lại những điểm chính của bài viết, kèm theo với lời giải thích của tôi như sau:

Bản tin này đã được đăng trên báo Thông Luận ngày 21-12-1998, tại Pháp, kính mời quý vị cựu tù “cải tạo” đã từng qua các nhà tù việt cộng hãy cùng nghe “người tù cải tạo19 năm với 4 năm tù biệt giam” Đoàn Viết Hoạt kể qua bài viết:

“… Ngày 17-11-1990, ông bị bắt giữ. Tháng 11-1992, ông đã gửi ra ngoài được “Lời Kêu Gọi Từ Nhà Tù”. Ông kể rằng, vì không có một mẫu giấy, bút, ông phải viết Lời Kêu Gọi này trong đầu mình và học thuộc lòng cả đến dấu chấm và phẩy. Ông dặn vợ và người con út khi vào thăm thì bỏ một máy thu âm nhỏ vào chiếc túi vải để sát màng lưới sắt cách ngăn ông và người vào thăm. Ông chọn chỗ ngồi khuất ở cuối phòng, cách mặt mấy tên quản giáo. Rồi thay vì thăm hỏi vợ con, ông đọc nho nhỏ toàn bài Lời Kêu Gọi, với cả những dấu chấm, phẩy. Sau đó người con ông đã chép lại, đem đánh máy và lén chuyển ra nước ngoài”.

Và đây là những bằng chứng nói láo của Đoàn Viết Hoạt:

Thứ nhất, như bài viết số 1, tôi đã nói qua về một mô hình của một “nhà thăm nuôi” của trại tù “cải tạo”. thì không bao giờ có một người tù nào được phép tự chọn chỗ ngồi lúc vào “nhà thăm nuôi”. Bởi, tất cả mọi người tù mỗi lần đi vào phòng để gặp người thân, thì bắt buộc phải đi theo sự hướng dẫn của “cán bộ dẫn giải” và “trật tự” của trại, tất cả đều phải đi theo thành hàng, có khi phải vừa đi, vừa giơ tay, vừa đếm số thật lớn từ 1- 2-3- 4-5 … nữa. Sau khi vào phòng thì người tù phải ngồi trước trên một chiếc ghế dài ở phía trong. Sau đó, “ cán bộ phụ trách thăm nuôi” mới cho “trật tự” ra gọi tên những người thân của họ, cũng phải đi theo thứ tự mà vào phòng, và phải ngồi trên chiếc ghế dài ở phía ngoài cửa ra vào. Mặc dù vậy, nhưng phải chờ cho đến lúc tên công an ngồi ở đầu bàn phía trong lên tiếng:

Các anh, các chị bắt đầu được phép nói chuyện”.

Sau khẩu lệnh này, thì mọi người mới được nói chuyện với nhau, nhưng vẫn phải nói thật lớn, để cho tên công an này nghe cho rõ ràng, thời gian nói chuyện tối đa là chỉ 15 phút, và không có một người nào được “ mang một máy thu âm nhỏ” nào đem vào “ nhà thăm nuôi”, bởi thân nhân của người tù, nếu không muốn bị những tên công an đuổi ra khỏi “ nhà thăm nuôi”, phải bị cúp thăm nuôi, để rồi phải gánh quà trở về, thì họ đều phải “chấp hành mệnh lệnh” của công an trại. Mặt khác, chắc ai cũng đều biết, dù một máy thu âm nhỏ đi nữa, nó cũng phải phát ra tiếng kêu, vì đây không phải là một loại “con bọ” điện tử cực nhỏ, được gắn trong người, dùng để ghi âm, thu hình không phát sóng như bây giờ, Đoàn Viết Hoạt phải nên nhớ cho kỹ: đó là “ nhà thăm nuôi” của trại tù “cải tạo” ở vào cuối thế kỷ trước, và nhất cử, nhất động, đều không bao giờ qua được cặp mắt của công an và “trật tự” của trại.

Thứ hai, cũng như trước đây, vào năm 1998, Thích Quảng Độ đã từng nói với Võ Văn Ái là “ tôi làm bốn trăm bài thơ, mà chỉ làm trong đầu, tôi đã đánh số thứ tự từ số 1, số 2, số ba, cho đến số 400 trăm” nhưng mãi cho đến năm 2009, thì “tập “Thơ tù” của Quảng Độ mới được Võ Văn Ái đem in và bán. Điều này, chắc có nhiều người khó hiểu, vì sao mà tập “ Thơ Tù” Thích Quảng Độ nói đã thuộc lòng trong đầu, mà tại sao lại quá lâu như vậy, mới được “trình làng”, để dịch ta nhiều thứ tiếng để dự tranh giải Nobel Văn Chương? Xin thưa: thì quảng cáo trước như thế, chứ để từ từ cho đệ tử làm cho đủ bốn trăm bài “ Thơ Tù” chứ làm gì có thật mà bảo in liền được chứ. Cũng vậy, Đoàn Viết Hoạt đã “viết Lời Kêu Gọi” trong đầu mình và học thuộc lòng cả đến dấu chấm và dấu phẩy”. Như thế, từ Thích Quảng Độ rồi Đoàn Viết Hoạt cũng đều nói láo như nhau. Điều này cũng không khó hiểu, bởi cả cặp đều từng ở trong Đại Học Vạn Hạnh, của Phật giáo Ấn Quang. Bới không biết nói láo là không phải là Phật giáo Ấn Quang, vì một khi đã gia nhập vào lò đúc Ấn Quang, thì trước hết phải tập nói láo, cho đến khi thuần thục thì mới được xuất lò.

Và bài báo viết tiếp:

“Ông Võ Khôi đặt câu hỏi giáo sư có liên lạc với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và có những liên lạc trong nước, ngoài nước hay không?”

“Giáo sư Hoạt cho hay hoạt động đấu tranh ở trong nước rất khó khăn, nhưng phối hợp với trong nước là việc phải làm, và ông đã làm. Giáo sư Hoạt cho hay ông đã liên lạc với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bằng điện thoại”.

Cái gì mà khôi hài lắm thế hả Đoàn Viết Hoạt? Thế tại sao chính Hoạt đã nói “ở tù” những 19 năm, biệt giam 4 năm và bị quản chế 5 năm. Còn cái gọi là “ Cao Trào Nhân Bản” thì ban đầu nói Nguyễn Đan Quế “bị kết án 20 năm tù khổ sai và đã ở tù mười năm” thế nhưng, bây giờ tôi vào trang caotraonhanban. com, thì lại thấy bọn “ Cao Trào Nhân Bản” đã tăng thêm cho Nguyễn Đan Quế tới hơn hai mươi năm tù, và đã được đề cử để tranh giải Nobel Hòa Bình nữa. Ôi! Giải Nobel chứ đâu có phải cái giải yếm đâu, mà cả ông Quảng Độ và Nguyễn Đan Quế đều cứ mơ cứ tưởng mãi, mà chắc phải chờ cho đến khi vào nằm trong quan tài rồi, thì sẽ có người đem cái “giải” đến tận nơi để đắp lên mặt cho mát. Nhưng theo các bản tin của “ Cao Trào Nhân Bản”, thì Nguyễn Đan Quế đã “ở tù tới hơn hai mươi năm, bị quản thúc, và cắt điện thoại nữa”. Như vậy, cả hai đều ở tù khổ sai, trên dưới 20 năm, bị biệt giam, bị quản thúc và cắt cả điện thoại, thì làm sao mà Đoàn Viết Hoạt có thể: “ … phối hợp với trong nước là việc phải làm, và ông đã làm. Giáo sư Hoạt cho hay ông đã liên lạc với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế qua điện thoại???”.

Nói tóm lại, là những cái chuyện “ở tù” 19 năm, hơn 20 năm, bị tù biệt giam, quản thúc của cả hai tên Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế đều là láo khoét. Nên nhớ, là ngày 30-4-1975, cả hai tên Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế đã ra lệnh cho hàng trăm “sinh viên”, thực ra chúng là những tên đặc công đã mai phục ở trong Đại Học vạn Hạnh, và chúng đã cùng nhau cầm cờ ngũ sắc của Phật giáo và cờ của “Mặt trận Giải phóng miền Nam” để đi đón rước “bộ đội” cộng sản Bắc Việt vào Thủ đô Sài Gòn.

Hình ảnh của Đoàn Viết Hoạt “mới ra khỏi nhà tù” của việt cộng:

Chắc nhiều người còn nhớ, lúc Đoàn Viết Hoạt được cho là “mới ra tù” khi xuống khỏi phi cơ tại phi trường Los Angeles, Hoa Kỳ, Đoàn Viết Hoạt đã rút từ trong áo ra một “Bản Tuyên Ngôn” đã được viết sẵn từ trong nước, và đã đọc ngay cho khoảng 100 người, là những “chí hữu” của Đoàn Viết Hoạt nghe, rồi được các “chí hữu” vỗ tay, vỗ mông rối rít. Nhưng ác hại thay, vì chính cái bản văn đã viết sẵn này, cộng thêm với cái mặt béo tốt, trông như con heo Thái Lan đã được nuôi rất kỹ lưỡng, nó đã khiến cho nhiều người lúc đó đã không tin được Đoàn Viết Hoạt là một người mới ra khỏi nhà tù của Việt cộng, rồi thêm cái bản văn đã viết sẵn đó, nó đã tự tố cáo là Đoàn Viết Hoạt không có ở tù. Vậy, một lần nữa, tôi xin kính mời các vị cựu tù “cải tạo” thuộc Quân- Cán -Chính của Việt Nam Cộng Hòa, xin quý vị hãy nhìn xem “ người tù” Đoàn Viết Hoạt, với cái bản mặt “ Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” khi “mới ra tù” mà tôi xin đính kèm theo đây, để quý vị thẩm xét. Riêng tôi, thì chắc chắn đây là một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Hà Nội, đã được “đào tạo nghiệp vụ cao” trước khi xuất ngoại để làm công tác ngoại vận.

Đây: hình ảnh béo tốt, bảnh bao “mới ra tù”của “người tù Đoàn Viết Hoạt với 19 năm tù ở, 4 năm biệt giam và 5 năm quản chế”, tại Phi trường Los Angeles Hoa Kỳ, chiều ngày 3-9-1998.

Đoàn Viết Hoạt qua bài viết của tác giả Hạ Quyên:

Cũng trong thời gian ấy, tác giả Hạ Quyên qua loạt bài về Đoàn Viết Hoạt, đã đăng trên báo Tin Tức từ số 75, tháng 11 năm 1998, phát hành tại Paris với cái tựa đề: “Gặp Gỡ Đoàn Viết Hoạt”. tôi xin tóm lược bài viết theo lời kể của Đoàn Viết Hoạt như sau:

“ Gần 1 500 ngày sống trong phòng biệt giam kiên cố, Mỗi ngày ông chỉ nhìn thấy người đưa cơm nước vô cho ông, họa hoằn lắm, hắn mới mở miệng nói! Ngoài khi bị hỏi cung, ông không được tiếp xúc với ai, với bất cứ sinh vật nào.

Có lần cứu một con chim chào mào bị thương bay lọt vào phòng, bầu bạn với với con chim vài ngày, ông cũng bị mất nó vì người cai tù đuổi cho con chim phải bay đi!

Sống một mình với bốn bức tường của phòng giam và bốn bức tường khác rất cao bít quanh cái sân xi măng phía ngoài. Cái nóng khủng khiếp của mùa hè nhiều lần đã làm cháy cả mấy ngọn rau ông trồng trong luống đất bên rìa sân. Những cây rau cải hay vài cây hoa nhỏ trong sân là những sinh vật duy nhất nuôi dưỡng Đoàn viết Hoạt trong bốn năm biệt giam đó. Vợ ông đã gửi cho ông một số hạt rau và hoa để ông trồng vừa có chất tươi ăn, vừa có chút màu sắc sinh động để ngắm nhìn giải trí. Nhìn vào sự tăng trưởng của hoa lá, ông thấy sự sống còn mầu nhiệm.

Nếu tôi không có Thiền và Yoga thì tôi đã chết từ lâu. Tôi rất mang ơn vị thầy đã dạy tôi Duy Thức trong trường Cao Đẳng Phật Học Nam Việt từ những năm 1964-1965”.

Trên đây, là trích đoạn những lời kể của chính Đoàn Viết Hoạt, đã được tác giả Hạ Quyên ghi lại, còn bây giờ tôi xin giải thích như sau:

Vậy, Đoàn Viết Hoạt đừng có kể chuyện ma, mà hãy nghe đây:

Tôi chắc Đoàn Viết Hoạt chỉ nghe người ta kể về con chim chào mào, chứ chưa hề thấy hoặc biết gì về giống chim này. Tôi cho Đoàn Viết Hoạt biết: chào mào là một giống chim có bộ lông đẹp, vàng, đen, đỏ, tía, ở đỉnh đầu có một cái “chốc” nên có nơi gọi là “ chốc mào”, nó chỉ sống nơi có cây cối rậm rạp, bay và đậu trên những cành cây cao, thường làm tổ trên các ngọn cây cao vút, vì thế, nên mới có câu: “ Cun cút bay cao, chào mào bay thấp”. Bởi cun cút cụt đuôi không có lông vũ không bay cao được, còn chào mào thì lại không chịu bay thấp. Nghĩa là những chuyện không bao giờ có, giống chim này cũng không bao giờ ở những nơi không có cây cối, mà trong trại “cải tạo” đã từng giam giữ các vị là Quân- Cán-Chính của Việt Nam Cộng Hòa, thì chung quanh trại tất cả cây cối đều phải bị đốn sạch sẽ, để những tên công an tay ghìm súng ngồi ở trên các “ chòi trực chiến” dễ dàng kiểm soát.

Vả lại, giống chim chào mào rất khó nuôi, vì nó chỉ ăn trái cây rừng đã chín, nó thường ăn trái ngón, đặc biệt nó thích trái ráy, một loại cây giống cây khoai môn, có hạt và hình dáng giống trái bắp (ngô), khi chín lại càng giống trái bắp đỏ. Vào thời kỳ đầu của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa quê hương tôi thanh bình lắm, nhà tôi nuôi rất nhiều loại chim, anh tôi thường leo lên ngọn cây cau, bắt những con chim chào mào mới nở để nuôi, nhưng vì tìm trái cây rừng rất khó, nên chẳng bao lâu, khi nào lỡ một ngày không có ăn là nó chết. Con người khi đói có thể ăn bậy để sống, nhưng những con chim chào mào thì nó chịu chết, chứ không bao giờ ăn những thứ gì khác.

Ngoài ra, Đoàn Viết Hoạt cũng cần biết thêm rằng: bất cứ giống chim nào nó cũng chỉ “ bầu bạn” với người chủ đã nuôi nó từ khi mới nở, còn người lạ, chỉ vừa thấy cái bóng, là nó hoảng hốt kêu thét lên và tìm cách trốn, còn con chim chào mào kia, nó từ trong rừng mà chịu “bầu bạn” với Hoạt Kê là chuyện mèo đẻ ra trứng. Hay Hoạt nói vì nó bị thương nặng nên phải nằm im cho Hoạt “bầu bạn”?

Nếu vậy, Đoàn Viết Hoạt muốn nói rằng: con chim chào mào ấy nó bị thương nặng từ trong rừng, mà nó lại bay được từ trong rừng đến trại “cải tạo” gồm có nhiều nhà giam, trong đó có nhiều phòng mở rộng cửa, nhưng nó không bay vào, mà nó đã phải tìm đến cái phòng “biệt giam” của Hoạt, rồi bằng cách nào đó, có thể nó hóa thân thành con muỗi như Tôn Ngộ Không vậy, rồi chui qua cái lỗ thông hơi của phòng “biệt giam” tối mò ấy để “bầu bạn” với Đoàn Viết Hoạt. Nên nhớ, là cửa phòng biệt giam luôn luôn khóa chặt, trong phòng tối om, chỉ có độc nhất một cái lỗ thông hơi hình tròn đường kính khoảng 7-8 cm, và tù biệt giam không được ra ngoài, trừ những lúc hỏi cung đều có công an dẫn giải.

Như đã giải thích ở trên, thì tôi chắc nhiều người đã biết: chỉ cần một câu chuyện về con chim chào mào thôi, thì nó cũng đủ chứng minh cho những lời láo khoét của Đoàn Viết Hoạt rồi, chưa nói đến những chuyện khác.

Vậy, tôi xin kính mời quý vị cựu tù “cải tạo” hãy đọc lại những lời kể láo khoét của Đoàn Viết Hoạt qua lời tường thuật của tác giả Hạ Quyên:

“ … mấy ngọn rau ông trồng trong luống đất bên rìa sân. Những cây rau cải hay vài cây hoa nhỏ trong sân là những sinh vật duy nhất nuôi dưỡng Đoàn Viết Hoạt trong bốn măm biệt giam đó. Vợ ông đã gửi cho ông những hạt rau và hoa, để ông trồng để có chất tươi ăn, vừa có chút sinh động để ngắm nhìn giải trí. Nhìn vào sự tăng trưởng của hoa lá, ông thấy sự sống còn mầu nhiệm”.

Quý vị cựu tù “cải tạo” vừa đọc qua những lời kể của Đoàn Viết Hoạt. Vậy, có vị tù nào, mà ngày xưa từng ở trong nhà biệt giam mà được nhận những hạt giống của hoa và rau của vợ đã gửi vào, rồi được tự do để trồng hoa, trồng rau để ngắm giải trí chơi, thì xin cho biết, và tôi cũng xin nhắc lại:đồng thời cũng phải có lời giải thích một cách xác đáng và thuyết phục mọi người, chứ không được ngụy biện.

Nhưng chưa hết, mà xin hãy nghe thêm một lần nữa những lời kể của Đoàn Viết Hoạt:

“ Gần 15000 ngày sống trong phòng biệt giam kiên cố. Mỗi ngày ông chỉ nhìn thấy người đưa cơm nước vô cho ông, họa hoằn lắm hắn mới mở miệng nói! Ngoài khi bị hỏi cung, ông không được tiếp xúc với ai, với bất cứ sinh vật nào”.

Cái gì vậy hả Đoàn Viết Hoạt??? Vì với những lời kể của Hoạt ở trên, thì làm sao có được: “ …mấy ngọn rau ông trồng trong luống đất bên rìa sân. Những cây rau cải hay vài cây hoa nhỏ trong sân… và ông trồng để có chất tươi ăn …”

Đấy, quý vị đã thấy Đoàn Viết Hoạt là một tên Đại Láo hay chưa. Bởi Hoạt mới nói:

“Gần 15000 ngày sống trong phòng biệt giam kiên cố. mỗi ngày chỉ nhìn thấy người đưa cơm nước …” Như thế, mà sau đó, Hoạt lại nói đã được nhận những hạt giống của của hoa và rau cải, rồi được tự do trồng hoa, trồng rau, mà hể được trồng hoa trồng rau, thì phải có dụng cụ như cuốc, xẻng và cả gàu để múc nước mà tưới cho hoa, cho rau cải, rồi cũng được tự do đi hái rau rồi đem luộc, nấu, “để có chất tươi ăn” chứ???

Đoàn Viết Hoạt nên nhớ, là quý vị cựu tù “ cải tạo” từng ở “nhà biệt giam” như Trung tá Nguyễn Tối Lạc, Quận trưởng quận Đức Dục, Quảng Nam, và nhiều vị nữa hiện dang có mặt tại Mỹ đấy Đoàn Viết Hoạt kê ạ. Mà chẳng phải riêng các vị ở trong nhà biệt giam, mà kể cả những người ở trong các trại tù “cải tạo” cũng không được tự do để trồng rau cải, trồng hoa để ngắm chơi đâu, mà tất cả những người tù cũng đều bị hành hạ từ thể xác đến tinh thần, và lao động khổ sai như nhau, và tất cả không được dùng bất kể một thứ gì bằng kim loại, mà chỉ được nhận của gia đình những vật dụng như: muỗng, chén, bát và thau, nhưng tất cả đều phải bằng nhựa để lãnh cơm, canh do nhà “cấp dưỡng” tức nhà bếp của trại nấu và phát cho từng phòng, chứ chẳng có vị tù nào, dù không bị biệt giam cũng không bao giờ được tự do như của “ người tù 19 năm với 4 năm bị biệt giam” như Đoàn Viết Hoạt cả.

Và để ngụy biện cho cái mặt mập như con heo Thái Lan của “ người tù 19 năm với 4 năm bị biệt giam mới ra tù” nên Đoàn Viết Hoạt đã kể chuyện học Thiền ở “ Trường Đại Học Cao Đẳng Nam Việt” tại chùa Ấn Quang trong thời gian 1964-1965, như vậy, Hoạt là đồng môn với tên cộng sản thứ gộc là Thích Thanh Từ, nên được khỏe mạnh. Nói ngắn gọn là Đoàn Viết Hoạt không có ở tù gì hết, cho dù Hoạt có đến cả ngàn cái “ Giấy ra trại” thì cũng như Nguyễn Đan Quế mà thôi.

Ngoài ra, xin mọi người đừng quên rằng Đoàn Viết Hoạt và cả Nguyễn Đan Quế đã đều chối bỏ lá cờ Vàng ba sọc đỏ trong những lần sinh hoạt với người Việt tỵ nạn VGCS, như khi sang Pháp, Đoàn Viết Hoạt đã không chấp nhận treo cờ vàng, khi bị nhiều người phản đối thì Hoạt đã nói: “ Nếu quý vị muốn treo, thì cứ treo ở phía sau lưng tôi đây”. Tại sao Hoạt lại nói như thế? Xin thưa: vì Nguyễn Đan Quế và Đoàn Viết Hoạt đã quyết định: trước hết phải chọn lá cờ đỏ sao vàng của cộng sản Hà Nội, rồi sau đó là một lá cờ khác mà chúng đã chọn trước khi Hoạt sang Mỹ, để đổi màu cho đảng cộng sản Hà Nội, và chúng đã có một “ chương trình” cho “Hoạt đi Quế ở”.

Tội ác của Đoàn Viết Hoạt:

Một lần nữa, tôi xin lập lại là tội ác không phải chỉ riêng cho những tên đao phủ, mà cả những tên đã từng đứng đàng sau của những tên đao phủ ấy. Và chính Đoàn Viết Hoạt trong ngày 30-4-1975, đã reo mừng, mở hội, đã cầm đầu hàng trăm tên đặc công từ trong Đại Học Vạn Hạnh và trong các hệ thống trường Bồ Đề trên cả nước, mà bằng chứng hiển nhiên là chính Đoàn Viết Hoạt đã ra lệnh cho đám đặc công này, cầm cờ ngũ sắc của Phật giáo và cờ của “Mặt trận Giải phóng miền Nam” tất cả chúng đều mang băng đỏ, cùng đi công khai phía sau lưng của Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế, và chúng đã ra Ngã Bảy Hiền để đón rước cộng quân vào Thủ Đô Sài Gòn.

Song chẳng phải riêng trong những ngày này, mà suốt trong cả chiều dài của cuộc chiến chống cộng sản xâm lược mà việt-gian cộng-sản làm tay sai, Đoàn Viết Hoạt chưa hề, và không hề làm một việc nhỏ nào để góp một phần vào công cuộc bảo vệ Miền Nam Tự Do. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng: Trong lúc Đoàn Viết Hoạt ung dung ngồi trên chiếc ghế “Phụ tá Viện trưởng “Hòa thượng” Thích Minh Châu: Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Đoàn Viết Hoạt đã từng kết hợp chặt chẻ với Nguyễn Đan Quế, cả cặp đã huấn luyện cho đám sinh viên Vạn Hạnh để trở thành những tên đặc công- biệt động thành Sài Gòn – Gia Định, chúng đã từng xuống đường, biểu tình, hô hào phản chiến, đòi Mỹ rút quân, thì ngoài kia, nơi Quân Trường thì các anh chiến sĩ tương lai đang ngày đêm miệt mài trên “ đoạn đường chiến binh” khó nhọc, để chuẩn bị lao thân vào những vùng đạn pháo, khói lửa mịt mù, để đối đầu với địch quân. Cùng lúc đó, ở những nơi chiến trường đầy gian lao, nguy hiểm, thì các anh Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã và đang băng rừng, lội suối, hoặc phải chịu giá rét dưới những chiến hào ngập nước, và có những ngày hành quân khi đã hết lương thực, nhưng vì đang lọt vào vòng vây của quân địch, mà máy bay tiếp tế không thể thả dù xuống được. Chính vì vậy, mà các anh phải hái những đọt rau rừng để ăn cho đỡ đói, và các anh đã chiến đấu với quân thù trong những ngày đêm đói và lạnh, để rồi có những lần các anh đã ôm xác của đồng đội đã chết, mà lặng người đi, khi buộc lòng phải buông tay, để cho người chiến hữu phải nằm xuống vĩnh viễn nơi rừng sâu biên giới, và những dòng máu đào của người chiến sĩ đã tô thắm cho lòng đất Mẹ, và còn vương lại trên chiếc chiến y của người chiến hữu trong nỗi đau đớn như cắt, như xé tận tâm can, hoặc có những nơi các anh đang dán mắt của mình vào lỗ châu mai, ở trên những tiền đồn, bên bờ kẽm gai cận kề cái chết. Ôi! Các anh đã đem cả máu xương của mình để tận hiến cho Quê Hương, để bảo vệ cho đồng bào ruột thịt của mình và để bảo vệ cho những tên như Đoàn Viết Hoạt- Nguyễn Đan Quế cùng đồng bọn, để chúng được tự do kéo nhau xuống đường biểu tình, phản chiến, đòi Mỹ rút quân. Rồi cho đến ngày 30-4-1975, Đoàn Viết Hoạt là Phụ tá Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh: “ Hòa thượng” cộng sản Thích Minh Châu, Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế đã cầm đầu hàng trăm tên sinh viên của Đại Học Vạn Hạnh, mà trước kia chúng là những tên đặc công của Biệt động thành Sài Gòn - Gia Định, và theo lệnh của Quế và Hoạt bọn chúng đã công khai đi đón rước cộng quân vào Thủ Đô Sài Gòn, rồi sau đó lại tổ chức “ lễ mừng chiến thắng và lễ sinh nhật” của tên tội đồ đại việt gian là Hồ Chí Minh, cũng ở ngay trong Đại Học Vạn Hạnh.

Và tội ác của Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế cùng đồng bọn còn chồng chất cao hơn non Thái, bởi trong lúc Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế cùng lũ đặc công trong Đại Học Vạn Hạnh đã công khai mở hội, reo mừng kéo nhau đi đón rước cộng quân vào thủ Đô Sài Gòn, thì ngoài chiến trường kia đã có Ngũ Tướng đã chết theo thành, đó là các vị tướng: Phạm Văn phú - Nguyễn Khoa Nam - Lê Văn Hưng -Trần Văn Hai – Lê Nguyên Vĩ và Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã bị cộng quân xử bắn, và còn rất nhiều những anh hùng vô danh khác.

Nhân đây, tôi xin kể về hai cái chết của hai vị: một người do chính tôi chứng kiến và một vị do tôi tìm thấy qua một bài báo như sau:

Trước hết, tôi xin kể về cái chết của Đại tá Lân, ông bà là người Bắc di cư vào Nam vào năm 1954, xin lỗi tôi không biết họ của ông, tôi nghe nói là ông phục vụ tại Sư Đoàn 3, tại Hòa Khánh, Đà Nẵng. Nhà của ông bà là tiệm sách Phương Mai: Phương Mai là tên của cô con gái lớn của ông bà, ông bà có hai người con: cô Phương Mai bị bệnh từ nhỏ nên phải đi gậy, cậu con trai kế khoảng 15 tuổi. Tiệm sách Phương Mai đối diện với nhà thờ của Giáo Xứ An Khê, Đà Nẵng, do Linh Mục Đinh Văn Lợi quản nhiệm.

Vào buổi chiều ngày 29-3-1975, sau khi các thầy chùa đã đưa xe ra tận núi rừng để đón rước cộng quân vào thành phố Đà Nẵng. Trong lúc đó, tôi đang đi tìm người thân bị thất lạc, khi đi ngang qua tiệm sách Phương Mai, thì bỗng nghe có tiếng khóc từ trong nhà của Đại tá Lân. Tôi liền ghé vào, nhưng thật kinh hoàng khi trước mắt tôi là thân xác của Đại tá Lân, đã chết trong bộ quân phục nằm trên giường, trên cổ của ông là một vết cắt dài và sâu, máu vẫn còn ứa ra từ vết cắt xuống ngực, ướt cả chiếc áo và tràn xuống đến nệm giường. Tôi được gia đình cho biết, ông đã dùng dao phay chặt thịt mà tự tử. Mặc dù vậy, nhưng lúc đó, vì quá sợ lũ Khuôn Hội Phật giáo đang chiếm giữ chính quyền, nên Phu nhân Đại tá Lân và cô Phương Mai đã nhờ một số người thân vội vàng khâm liệm, rồi chôn cất ông trong lén lút và trong đau đớn khôn cùng!!!

Nên nhớ, trong lúc Đại tá Lân đã tự cầm dao để cắt cổ mà chết, thì Đoàn Viết Hoạt - Nguyễn Đan Quế và đồng bọn, chúng đang mừng vui mở hội, bằng cách tập hợp cho lũ đặc công ở trong Đại Học Vạn Hạnh, để chuẩn bị đi đón rước cộng quân vào Thủ Đô Sài Gòn.

Trường hợp thứ hai, tôi xin phép tác giả Hoài Việt để trích lại một bài viết của ông trên Nguyệt San Dân Văn phát hành tại Đức Quốc, đây là một tờ báo mà tôi đã có một thời gian ở trong Ban Biên tập, nhưng rồi anh Huyền Thanh Lữ là Chủ Nhiệm đã nói với tôi: “Những bài viết của chị không sai với sự thật, nhưng khó có thể đăng trên một tờ báo của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nên sau đó, tôi chỉ viết cho Văn Nghệ Tiền Phong. Tuy nhiên, những hình ảnh của anh Huyền Thanh lữ và quý vị trong Ban Biên tập khi đến thăm tại nhà của chúng tôi, và những bài “Thư Pháp” bằng chữ Hán, cũng như chữ Quốc ngữ mà chính tay của anh Huyền Thanh Lữ đã viết tặng tôi, thì tôi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn cho đến hôm nay.

Vậy, tôi xin trích đoạn, và xin kính mời quý độc giả theo dõi về một cái chết của cả gia đình của một vị đó là, Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thoảng trên Dân Văn số 79 tháng 01 năm 2001, nơi trang số 57, với tựa đề: “Một Lần Chào Cuối Cùng Của Đời Quân Ngũ” như sau:

“10 giờ 30 sáng ngày 29-3-1875. Tôi vẫn ngồi yên tại chỗ. Trung đội tình báo của của ban 2 vẫn đứng chung quanh tôi để bảo vệ như những lúc hành quân. Trung sĩ nhất Nguyễn Thoảng đến trước mặt tôi đứng nghiêm đưa tay chào một cách trịnh trọng rồi nói:

Chắc em không vào Sài Gòn đâu Thiếu tá. Cả Quân Đoàn không một trận đánh nào mà bỏ đi cả, em thấy chán quá rồi. Em chúc Th/tá nhiều may mắn, cố gắng vào cho được Sài Gòn.

Cái xác không hồn của tôi vẫn ngồi dựa vào trụ vôi, không chào lại, không bắt tay từ giã nói:

Tao bây giờ không biết tính sao, tao cố gắng đưa đơn vị về tới đây để cùng vào Nam, song không ngờ như thế này, tao rất thương anh em nhưng bây giờ ngoài tầm tay của tao rồi.

Vợ Trung Sĩ Thoảng và hai con, một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi cùng đi với Tiểu Đoàn từ hôm qua; chị ta bước tới trước mặt tôi và nói: Em chúc Th/tá lên đường bình an, vào cho được Sài Gòn nghe.

Tôi đứng dậy xoa đầu hai đứa nhỏ đang đứng cạnh mẹ, có lẽ đó là phản ứng lịch sự với đàn bà, chứ tôi đã có lần đến nhà của chị ta mấy lần rồi nên cũng thường thôi. Tôi nói:

Tôi cũng không biết có đi được hay không, đến đâu hay đó, Thoảng (Trung Sĩ I Thoảng thua tôi 5 tuổi) thì chắc chúng nó không giết đâu vì nó cấp bậc nhỏ là Chiến Tranh Chính Trị, ăn thua gì. Cố gắng lo cho hai đứa nhỏ.

Cám ơn Th/tá, chúc Th/tá thượng lộ bình an.

Thoảng tiến lên một bước, đưa tay chào tôi lần nữa. Tôi cũng không chào lại, đưa tay bắt và nói:

Thôi mày về đi, tùy tình hình địa phương mà sống, chắc không can chi đâu.

Anh ta đến chào Đại úy Hà thúc Thuyên, Tiểu đoàn phó, Đại úy Lê Ngọc Nhựt Trưởng Ban 2 và Đại úy Hoàng Văn Quý Ban 3, rồi từ giã ra đi.

Đến lúc này, chỉ còn những Sĩ quan đó và khoảng 20 lính của Trung đội Tình báo mà thôi. Còn tôi lại ngồi xuống đất dựa vào trụ vôi. Đại úy Thuyên tới nói:

Thôi, mình cứ về Đà Nẵng rồi hãy tính.

Tôi đang chán nản chưa có quyết định nào dứt khoát thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn phía sau nhà tôi đang ngồi. Lính tôi phản ứng, ngồi xuống trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Tôi nói:

Minh, mày ra xem cái gì đó.

Minh đi với hai người lính nữa, sau hơn 5 phút Minh chạy lui, trả lời:

Thiếu tá ơi! Ông Trung sĩ Thoảng đã tự tử bằng lựu đạn với vợ con của ông ta rồi.

Tôi quá bàng hoàng và xúc động, tự nhiên bật khóc. Tôi đã đứng trước hàng trăm cái chết, sự rên la đau đớn, sự nhắn gửi trối trăn của thuộc cấp sắp chết, mặc dù tôi rất xúc động, tôi cũng có trái tim biết đau khổ, nhưng tôi tự kiềm chế không bao giờ khóc, nhiều lắm là đỏ con mắt. Tôi cố gắng kiềm chế không để cho thuộc cấp biết sự mềm yếu về tình cảm của tôi. Thế mà hôm nay tôi lại bật khóc, có lẽ đây là lần khóc đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong 13 năm quân ngũ của tôi đối với thuộc cấp. Tôi nói:

Nó chết ở đâu?

Ổng chết ở nhà kia.

Theo tay chỉ của Minh, thì sau căn nhà tôi đang đứng cách một cái nữa. Tôi đi theo Minh, 6 người lính bảo vệ tôi cùng theo.

Căn nhà tôn nhỏ, xây vách chung quanh. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi. Bốn thi hài không toàn vẹn, một xách áo quần, mền, còn để lại trong một góc của căn nhà, máu đang chảy, thịt tung tóe dính cả vào tường.

Tôi không nói gì, quan sát và đứng nghiêm chào vĩnh biệt 4 anh hùng rồi ra đi. Các binh sĩ theo tôi cũng bắt chước chào rồi đi ra đường. Người lính đi theo sau tôi nói:

Ông Thoảng và vợ ông là Việt Nam Quốc Dân Đảng đó Th/tá.

Tôi cũng biết Tiểu Đoàn này 2/3 là cựu Biệt Kích Quân Tây Hồ, hoàn toàn là Việt Nam Quốc Dân Đảng, chống cộng thứ thiệt mà.

Bây giờ là 11 giờ ngày 29-3-1975. Một Trung Sĩ cấp bậc quá nhỏ so với tôi, một thuộc cấp mà trước đây tôi đã từng gọi bằng « thằng », một phần vì anh ta nhỏ tuổi hơn tôi, phần khác vì gọi như thế cho thân mật, có những lỗi lầm mà tôi đã rầy la, đôi khi nặng lời nữa, thế mà hôm nay tôi phải gọi bằng ÔNG. Ông Thoảng, với lòng tôn kính, vì đây là một vị anh hùng hơn tôi rất nhiều, ít nhất là lòng can đảm, sự thể hiện bất khuất không thể sống chung với cộng sản.

Hôm nay, tôi viết để vinh danh một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cho con cháu sau này biết đến.

Xin nghiêng mình tôn vinh một vị anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.

Với tinh thần đó, tôi muốn viết lên sự tuẫn tiết của Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thoảng cùng vợ con của anh trong ngày 29-3-1975 tại Đà Nẵng.

Hai giờ chiều ngày 29-3-1975. Việt cộng đã treo cờ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng ».

Quý độc giả vừa được biết qua về cái chết của cả gia đình của Ông - Bà Trung Sĩ Nhất Nguyễn Thoảng cùng hai đứa con thơ. Ôi! Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không phải chỉ có các vị Sĩ Quan cấp Tướng, cấp Tá mà ngoài Ông bà Nguyễn Văn Thoảng, không ai có thể biết được là còn có bao nhiêu người nữa, đã chết tức tưởi trong thời gian trước và sau ngày nước Việt Nam Cộng Hòa đã rơi vào tay của cộng sản Hà Nội?!

Vậy, xin mọi người hãy ghi nhớ, và mãi mãi đừng quên rằng: Cũng vào giờ phút ấy, lúc Trung Sĩ Nhất Nguyễn Thoảng cùng vợ và hai đứa con thơ đã tan tành da thịt, máu chảy thành dòng, thì cũng là lúc Đoàn Viết Hoạt - Nguyễn Đan Quế và đồng bọn, chúng đang reo mừng, mở hội trong lúc tập hợp lũ đặc công ở trong Đại Học Vạn Hạnh, và đã ra lệnh cho cả bè lũ này phải chuần bị tay mang băng đỏ, cầm cờ ngũ sắc của Phật giáo và cờ của « Mặt trận Giải phóng miền Nam » để cùng nhau đi đón rước cộng quân vào Thủ Đô Sài Gòn vào ngày 30-4-1975.

Nhưng rồi bao nhiêu năm qua, những tên như Nguyễn Đan Quế - Đoàn Viết Hoạt và còn nhiều tên nữa, chúng đều là những tên tội đồ của Dân Tộc, song chúng vẫn đã và đang tiếp tục lừa bịp đồng bào ở trong và ngoài nước, bằng những thủ đoạn khác nhau. Xin mọi người hãy tỉnh táo, hãy thẳng tay vạch mặt tất cả những tên đã một thời trưởng thành dưới những mái học đường của Miền Nam Tự Do, chúng đã được sống an bình tại các thành phố, trên máu xương của các anh Chiến Sĩ. Nhưng chúng đã vô lương, tàn ác, bất nhân vì chúng đã từng đâm xuyên vào từ phía sau lưng của những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, bằng những ngọn giáo nhọn hoắt, oan khiên và tàn độc nhất.

Và hôm nay đây, chúng ta là những người may mắn còn sống được sau ngày nước mất, nhà tan, chúng ta không thể nào an nhiên tự tại, mà quên đi được hình ảnh của các bậc Anh Hùng đã Vị Quốc Vong Thân, suốt cả chiều dài của cuộc chiến chống cộng sản xâm lược trong mấy chục năm qua. Chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ rằng: Chúng ta vẫn còn nợ với những dòng máu thiêng của những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những dòng máu thắm đã tưới chan hòa trên khắp nẻo đường của đất nước Việt Nam.

Xin mọi người hãy cùng nhau quyết tâm tự nguyện đi làm những người phu của công viên. Nghĩa là chúng ta sẽ moi từng gốc cây, bụi cỏ để tìm đào tận gốc những cây gai độc hại, tận diệt từng con sâu đến cái trứng, quét hết rác rưởi tanh hôi, đốt sạch không còn vết tích. Để trong công viên chỉ còn lại những cây lá thơm lành được đơm hoa kết trái.

Hàn Giang Trần lệ Tuyền.

http://www.vietbao.com/Images/Upload/2006_09/htn_20060919_1.jpg

http://www.vienxumagazine1.com/doan_viet_hoat_210.jpg