Saturday, April 28, 2012

Trưa 28/4, saigon xuất hiện Quầng mặt trời suốt một tiếng rưỡi.


Quầng mặt trời ngũ sắc xuất hiện ở TP saigon

Trưa 28/4, người dân TP saigon tỏ ra thích thú khi quan sát được hiện tượng quầng mặt trời suốt một tiếng rưỡi. (90 phút)

Quầng mặt trời xuất hiện ở TP HCM trưa 28/4. Ảnh; An Nhơn
Quầng mặt trời xuất hiện ở TP saigon trưa 28/4. Ảnh: An Nhơn
Chị Hải Minh, một người dân ở quận 6 cho biết, quầng mặt trời xuất hiện lúc 11h và kéo dài đến hơn 12h30. "Mặt trời được bao xung quanh bởi một quầng sáng như bảy sắc như cầu vòng rất lạ và đẹp", chị Minh nói.
Một ánh hào quang bao quanh mặt trời rất lạ mắt. Ảnh: An Nhơn
Một ánh hào quang bao quanh mặt trời rất lạ mắt. Ảnh: An Nhơn- hình con rồng
Theo các nhà khoa học, quầng mặt trời là hiện tượng quang học, do ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng chiếu qua đám mây tầng cao (độ cao khoảng 7-8k m). Mây có cấu trúc là các tinh thể băng, ánh sáng mặt trời, mặt trăng bị khúc xạ, phản xạ sinh ra những vòng tròn.
Hiện tượng quầng mặt trời ở TP HCM kéo dài một tiếng rưỡi. Ảnh: An Nhơn
Hiện tượng quầng mặt trời ở TP HCM kéo dài một tiếng rưỡi. Ảnh: An Nhơn
Cũng giống với cầu vồng, quầng sáng gồm bảy màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím nhưng thứ tự màu sắc được sắp xếp ngược lại với cầu vồng.
Hiện tượng quầng mặt trời chỉ xảy ra khi nắng hửng sau nhiều ngày mưa và báo trước thời tiết sắp tới khô ráo.
Trước đó, hiện tượng này đã xuất hiện nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam như: Lào Cai năm 2011, Đà Nẵng vào năm 2008 và 2010, Vũng Tàu năm 2009.

Quầng mặt trời xuất hiện ở Lào Cai, 2011

Người dân tại thành phố Lào Cai vừa chứng kiến hiện tượng quầng mặt trời hôm qua. Nhiều người cho rằng đó là điềm báo sắp có lụt lớn, các chuyên gia khí tượng thì phủ nhận điều này.

Thời gian quầng mặt trời tồn tại khoảng 50 phút, bắt đầu lúc 12h30, kết thúc lúc 13h20, báo Lào Cai cho hay.
Ảnh báo Lào Cai
Quầng mặt trời xuất hiện hôm qua. Ảnh Báo Lào Cai.
Tiến sĩ Lê Huy Minh, Viện Vật lý địa cầu cho biết, vầng hào quang quanh mặt trời ở Lào Cai là hiện tượng khúc xạ gần giống như cầu vồng. Đây là hiện tượng quang học do điều kiện khí quyển ở bầu trái đất và chỉ xảy ra ở tầng khí quyển chứ không phải là hiện tượng bùng nổ sắc cầu ở mặt trời.
"Quầng mặt trời là hiện tượng quang học trong khí quyển do những đám mây hoặc những lớp không khí trên cao có những hạt băng, hạt bụi nước khúc xạ với ánh sáng mặt trời tạo nên. Quầng mặt trời tương tự như quầng mặt trăng, khi quầng mặt trời xuất hiện là lúc thời tiết khô ráo, không mưa", ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương giải thích thêm.
Ảnh: Báo Lào Cai.
Ông Hải khuyên người dân không nên hoang mang, từ trước đến nay chưa có ghi nhận hiện tượng quầng mặt trời báo hiệu sắp có trận mưa lớn. Thực tế, hiện tượng này từng xuất hiện ở nhiều nơi tại Việt Nam như tại Đà nẵng vào năm 2008 và 2010, tại Vũng Tàu năm 2009.
"Đây là hiện tượng này bình thường trong tự nhiên, không như lời tiên đoán, hay đồn đại có liên quan tới bão lụt như nhiều người vẫn nói", tiến sĩ Minh khẳng định.
Tuy nhiên, ông Hải cũng nói rằng mọi người nên theo dõi các bản tin thời tiết để tránh bất lợi do thiên tai gây ra.
Theo trung tâm Khí tượng Lào Cai, trung bình khoảng 4 đến 5 năm, trung tâm lại quan trắc được hiện tượng quầng mặt trời và mặt trăng.

No comments: