Friday, December 30, 2011

Hoàng Đông kể-Việt Gian Cộng San giết người Tết Mậu Thân ở Huế



Một góc của tử thần
(Dziệt Cộng giết người Tết Mậu Thân ở Huế)
Hoàng Đông kể
Hoàng Long Hải ghi
 
Anh Hoàng Đông hiện ở Nam Cali, kể:
 
Anh Hoàng Đông, nhà ở số 55 đường Võ Tánh, ngang ngã ba Võ Tánh và Hồ Xuân Hương kể rằng sáng sớm mồng hai tết, nhìn ra đường anh thấy hai toán Dziệt Cộng đi hai bên đường, từ hướng Bãi Dâu lên. Toán Dziệt Cộng nầy không mặc đồng phục, đội mũ tai bèo và mang súng AK (sau nầy anh mới biết đó là súng AK.)
Anh báo động cho người trong nhà biết, Dziệt Cộng đã vào rồi.
Năm đó, anh Hoàng Đông đang học chứng chỉ “Toán đại cương” (mathematique general) ở viện đại học Huế để chuẩn bị thi vào đại học sư phạm toán, ở và dạy học cho mấy đứa nhỏ tại nhà một người anh bà con bạn dì tên là Tôn Thất Tùng. Ông Tùng là nhân viên tại văn phòng ông Hà Nguyên Chi, phó ty cảnh sát Thừa Thiên - Huế. Ngôi nhà nhà nầy nằm trong một khu vườn lớn của Bà Đồng. Cũng trong khu vườn nầy, còn có nhà ông Dương Chính Vĩnh, quận trưởng Cảnh sát.
Thấy Dziệt Cộng tới, anh Tùng lấy bộ áo quần ta, áo đen dài, quần trắng, lén qua nhà ông Vĩnh rồi cả hai leohàng rào, đi theo con đường tắt lên trốn ở Chùa Áo Vàng (tên chữ là Tăng Quang Tự).
Chùa Áo Vàng cũng nằm trên đường Võ Tánh, nhưng cách đường khá xa. Chùa thuộc Nam tông, phái Thêrêvada, do đại đức Thích Giới Hỷ trú trì. Các sư mặc áo vàng nên đồng bào gọi là Chùa Áo Vàng.
Sau toán Dziệt Cộng đi trước khoảng hơn một tiếng đồng hồ thì toán thứ hai tới, cũng từ hướng Bãi Dâu lên.Theo kinh nghiệm của ngưòi Huế trong trận Mậu Thân thì toán quân sự đi trước, chiếm đóng và giữ an ninh, toán đi sau là toán cán bộ chính trị. Bọn nầy chính là bọn hoạt động chính trị và an ninh, bắt giam hay giết chết là quyền ở những tên nầy.
Bấy giờ Huế mớ có đài truyền hình được mấy tháng. Nhà nào có TV thường có ăng-ten (antena) dựng trên nóc nhà.
Khi toán Dziệt Cộng thứ hai đến, có lẽ nhìn thấy cột “ăng-ten” ở nhà anh Tùng nên chúng bảo nhau: “Điện đài! điện đài! Triển khai”.
Hoàng Đông nghe nói như thế, nghi rằng chúng sẽ vào nhà nên anh leo lên trần nhà trốn. Nhà xây gạch, trần bằng gỗ, khá chắc. Hoàng Đông cũng không quên khi leo lên trần nhà, anh cầm theo đôi dép. Thấy dép, Dziệt Cộng có thể nghi có người leo lên trốn trên trần nhà.
Chị Tùng cũng sợ. Chị kéo các con xuống bếp, núp vào góc, đưới một tấn đan đúc bằng xi măng, trên là bếp nấu ăn.
Có mấy tên Dziệt Cộng đứng ngoài đường hỏi với vào:
- “Có ai trong nhà không?”
Sau khi hỏi hai lần, không thấy ai trả lời, chúng bèn quăng lựu đạn (có lẽ là loại lựu đạn hơi) vào hiên nhà.Sức lựu đạn nổ rất mạnh. Hoàng Đông núp ở trên trần nhà, tưởng như trời sập. Sau đó, chúng vào nhà lục soát.Chúng bắn bể cái hộp biến điện (survolteur) đặt trên cái TV hiệu Denon. Loại TV nầy có cửa nên chúng không lưu ý đến, tưởng là cái tủ nhỏ. Chúng kéo mẹ con chị Tùng từ dưới bếp lên. Bọn trẻ khóc như di vì sợ. Bấy giờ mấy tên Dziệt Cộng mới biết cái survolteur không phải là “điện đài thông tin của địch”. Chúng xin lỗi và hứa khi “cách mạng” thành công, sẽ bồi thường, trước khi chúng rút đi.
Đêm đó, thời gian trôi qua trong nỗi sợ hãi.
Mấy hôm sau, ngày nào cũng có biểu tình “hoan hô cach mạng”. Toán biểu tình khoảng hơn chục người, đi được một đoạn đường thì cái đuôi đoàn biểu tình “rụng” dần, số còn lại chưa đủ đếm năm đầu ngón tay. Người ta bỏ trốn cả, uổng công cho đám cán bộ phải đi hăm dọa từng nhà để gọi người iđ biểu tình, giám sát những ai đã tham gia vì sợ người ta bỏ trốn.
Mấy hôm đó, Hoàng Đông cũng không dám ở nhà, sợ Dziệt Cộng đến bắt. Anh bỏ đi lang thang ngoài đường. thỉnh thoảng mới về nhà, ăn qua loa cho xong bữa cơm, lại ra đi. Chị Tùng thì phập phồng lo sợ, không biết chồng trốn ở đau, có mệnh hệ gì không?
Hôm sau, có một người phu kéo xe ba-gác quen biết, nhà ở Cây Sanh, hàng Đường, đến nhà ông Chương, ba của anh Tùng, nói rằng ông ta thấy một người hình dạng giống anh Tùng nằm chết ở đầu cầu Đông Ba. Ông Chương liền cùng với ông phu xe ba gác lên cầu, thấy đúng là con ông, bị bắn đạn từ sau ót ra phía trước, bèn để xác anh Tùng lên xe, kéo về nhà anh Tùng. Vợ anh Tùng và các con, thấy anh Tùng đã chết, khóc rất thê thảm.
Anh Hoàng Đông cùng với ông Chương rửa ráy và thay áo quần cho anh Tùng, xong họ lấy bộ ván ngựa gồm 4 tấm, đóng thành cái hòm, hai đầu không có nắp, bởi vì lúc bấy giờ không sao tìm mua được cái hòm. Phố xá, chợ búa, nhà nhà đều đóng cửa im ỉm.
Tẩm liệm anh Tùng vô cái hòm tạm xong, hai người cùng với vài người hàng xóm nữa, đào một cái huyệt ngay sân trước, chôn anh Tùng ở đó.
Hôm sau, Dziệt Cộng đến nhà ông Dương Chính Vĩnh, người cùng anh Tùng trốn lên Chùa Áo Vàng. Té ra ông Vĩnh đã rời chùa về lại nhà mà anh Hoàng Đông không hay. Ông Vĩnh trốn trên trần nhà. Có lẽ do chỉ điểm, Dziệt Cộng tới nhà ông Vĩnh, nghi ông ta trốn trên trân nhà nên la to lên cho ông ta nghe, đe dọa nếu ông không xuống, chúng sẽ bắn chết vợ con ông. Sợ vợ con gặp nạn, ông Vĩnh phải xuống. Đã chuẩn bị sẵn, vừa xuống tới nơi, ông Vĩnh vội vàng phóng chạy. Nhưng quân Dziệt Cộng đã đề phòng trước. Khi ông mới chạy được vài bước, chúng nổ súng bắn chết ông Vĩnh ngay tại chỗ. Hàng xóm cũng xúm lại giúp bà Vĩnh, chôn ông ngay tại sân nhà, như ông Tùng vậy.
Bấy giờ ai nấy đều biết ông Tùng và ông Vĩnh bị chỉ điểm. Ông Vĩnh nhanh chân trốn về nhà nhưng cũng không thoát, còn ông Tùng thì bị bắt và bị giết ngay tại cầu Đông Ba, cách chùa cũng không xa.
Vào khoảng cuối tháng hai, khi súng “ca-non” nổ đều và nhiều hơn, nhất là ở phía thành nội. Nhiều người đoán chừng quân đội Cộng Hòa đang phản công. Do đó, Dziệt Cộng bắt loa kêu gọi quân cán chính VNCH cũng như thanh niên đến họp tại trường Gia Hội. Quân cán chính ai đến thì bị bắt đi rồi bị giết cả. Ai không đến trình diện thì chúng đến kiếm tại nhà, rồi cũng bị bắt, bị giết luôn. Những ai trốn khỏi thì may mắn sống sót. Thanh niên cũng phải đến trình diện và được phát súng chống lại Quân đội Quốc gia.
Anh Hoàng Đông cũng nghe lời kêu gọi đi trình diện, nhưng vì bị bệnh nên anh di trễ. Đang đi trên đường Võ Tánh để đến trường Gia Hội thì anh gặp thầy giáo Ấn, nhà ở gần nhà anh Tùng, đối diện với nhà số 18 đường Hồ Xuân Hương. Thầy Ấn hỏi anh đi đâu, anh trả lời đi “trình diện theo lệnh cách mạng” thì thầy ấy nháy mắt biểu anh về đi. (1)
Những người cùng tuổi anh quen biết như Lê Bá (?) Thạnh, nhà ở số 18 cuối đường Hồ Xuân Hương, như Nhân, con một cư sĩ Phật giáo, nhà ở gần nhà anhh Tùng, đi trình diện, được cấp súng và theo Dziệt Cộng luôn. Sau 1975, Thạnh về làm phó giám đốc đài phát thanh Huế. Nhân thì không được cái chức gì cả, nay đã về hưu.
Ngày 27 tháng 2, sau khi Dziệt Cộng rút đi rồi, đồng bào đổ xô đến trường trung học Gia Hội để tìm thân nhân đã bị Dziệt Cộng bắt đi. Hoàng Đông cũng đến trường Gia Hội xem tình hình như thế nào. Phía ngoài trường Gia Hội, hai bên đường Võ Tánh, có những hố cá nhân do Dziệt Cộng đào cách đều nhau để đề phòng chống lại khi bị tấn công thì có một số hố có chôn sống người dân. Người ta đang moi đào để lấy xác lên. Sân trường nằm sâu vào phía trong, có con đường dẫn vào. Hai bên đường là hồ sen, có tên là hồ ông Mười. Sân trường có khoảng vài chục cái hầm, mỗi hầm chôn từ 3 đến 5 hoặc 7 xác người. Người chết bị chôn chung trong một hố bị trói thúc ké liền vào với nhau bằng giây điện thoại nhà binh hay bằng giây kẽm gai còn nguyên mắt kẽm nhọn.
Anh Hoàng Đông thấy một gia đình có mấy cha con đang đi tìm người vợ. Có đứa con nói với người cha: “Có người chết đằng kia, mặc cái áo len giống má ba ơi!” Người cha bảo: “Ba có coi rồi, không phải đâu! Mạ không có béo (mập -tg) như rứa”
Một lúc sau, mấy người đi đào xác, đem cái xác người đàn bà ấy lên, lật moi ở túi trước ra, thấy có tấm thẻ căn cước, đọc tên, la to lên: “Bà tên là (anh Hoàng Đông không nhớ tên). Ai thân nhân đến nhận xác.” Nghe đọc tên, mấy cha con chạy ùa đến xem, nhận đúng xác người thân. Mấy cha con khóc lóc thê thảm lắm. Té ra bà ấy chết đã mấy bữa, xác sình lên nên người chồng tưởng là mập, không nhận ra.
Thấy hoàn cảnh đau đớn của mấy cha con, nhiều người khóc theo!
Hôm ấy có một giáo sư người Pháp dạy ở trường Pascal Đà Nẵng đến Huế để xem tình hình. Thấy ông ta đứng lớ ngớ ở sân trường, anh Hoàng Đông đến hỏi thăm và tình nguyện làm thông dịch viên tiếng Pháp giúp ông ta.Gần chiều, ông ta về lại Đà Nẵng. Hoàng Đông nhờ ông ta đánh giúp điện tín (lúc ấy Bưu điện Huế chưa được sửa chữa, không hoạt động được), báo tin cho cha mẹ anh ở Saigon biết anh em anh ở Huế được bình yên. Hoàng Đông dặn cứ đề tên người gởi là tên ông ta, nhưng vì lịch sự, khi đánh điện tín, ông giáo sư người Pháp lại đánh tên người gởi là “deux et trois”, là tên tục của anh em anh. Vì vậy, khi nhận được điện tín, bố mẹ anh tưởng lầm rằng hai anh em anh đã chạy vào được Đà Nẵng rồi.
Ngày hôm sau nữa, Hoàng Đông gặp một người quen vừa đi xuống Bãi Dâu về, Bãi Dâu ở cuối đường Võ Tánh nhà anh ở. Người quen cho biết bấy giờ thì đồng bào đã lấy xác thân nhân đi hết rồi, chỉ còn lại ngổn ngang giày dép mũ nón người chết, những sợ giây kẽm gai và giây điện thoại trói người, và dấu heo, chó ủi vào chỗ chôn người để kiếm ăn. Nhiều cái xác đã rữa nát, thân nhân chỉ hốt được bộ xương, nên trong một phạm vi rộng lớn của Bãi Dâu còn nồng nặc mùi thối rữa da thịt của xác chết, tưởng như xuống tới địa ngục.
(1) Sau tết Mậu Thân gia đình thầy Ấn cùng cha me, sợ Dziệt Cộng quá, bỏ Huế vào nam, không dám trở lại.

No comments: