Sunday, May 29, 2011

Huy Phương-Nỗi đau văn hóa (cung đình Huế)


LTS Bọn  VGCS làm tay sai cho Tàu, chúng dùng mọi biện pháp trong thởi chiến để biến các di tịch lịch sử làm địa điếm đặt pháo đài, trạm trú ẩn, hay biến các di tích lịch sử thành bãi chiến trường , dùng chiến tranh để tàn phá con người , đất nước và các di tích của tổ tiên . Khi chúng chiếm được Miền Nam VNCH thì chúng lộ nguyên hình Việt gian bán nước , biến các di tích lịch sử thành quán cốc để xóa đi những di tích của văn hóa Việt, và sát nhập thành tỉnh của Tàu.

Nỗi đau văn hóa
 Tạp ghi Huy Phương









“Tứ Phương Vô Sự” thuộc quần thể Ðại Nội, cố đô Huế, được các vua Nguyễn xây trên mặt thành phía Bắc, có cửa ra mang tên Hòa Bình để nhà vua những lúc rỗi rảnh không cần nhọc công vi hành ra ngoài dân dã, đứng từ ngôi lầu này có thể quan sát cả một vùng đất rộng lớn ngoài cung cấm, nhìn sự sinh hoạt đi lại của người dân, mà mong rằng, bốn phương không có sự gì xảy ra. Lầu “Tứ Phương Vô Sự” cũng như tên cửa “Hòa Bình” chính là điều mong muốn của nhà lãnh đạo quốc gia mong cho (bốn phương) đất nước được an bình, thịnh trị.
Thật ra chúng tôi không lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe tin di tích này trở thành quán cà phê cho du khách để kiếm lợi. Nói kiếm lợi không phải là nói oan, vì đây là một mưu mô có tính toán của tập thể những kẻ cầm quyền ở Huế, sau khi đã bỏ ra khoảng 45,000 đô la (ngân khoản của UNESCO) để sơn sửa, trùng tu để sau đó lại cho một nhân viên phe cánh cùng cơ quan, thuộc Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích (!)“bảo tồn” bằng cách bỏ thầu 10,000 đô la mỗi năm để khai thác. Ðể có lợi nhuận chia chác với các “giới chức văn hóa” có trách nhiệm, đương nhiên quán cà phê phải khai thác kiểu “phi văn hóa” cho đông khách. Không ngạc nhiên vì từ năm 1982, khi đi tù về, có cơ hội trở lại Huế, chúng tôi đã thấy đàn Nam Giao là nơi triều Nguyễn lập ra để tế lễ Trời Ðất đã bị các đảng viên vô văn hóa ở Huế “lấy điểm” với trung ương Hà Nội, biến thành bia “Tổ Quốc Ghi Công” liệt sĩ Cộng Sản. Nếu không có sự can thiệp của cơ quan UNESCO Liên Hiệp Quốc, thì khu vực thiêng liêng này, ngày nay chưa chừng đã thành khách sạn hay nhà nghỉ cao cấp của trung ương đảng, vì đàn Nam Giao là một đại điểm đặc biệt, từ đây, gạch một trục thẳng vào điện Thái Hòa, Ðại Nội sẽ qua đường Nam Giao, sông Hương, Phú Văn Lâu, Kỳ Ðài và Ngọ Môn.
Thời gian 1980, Ty Văn Hóa đã dùng tầng trệt của cửa Ngọ Môn làm rạp chiếu phim Liên Xô-Tiệp Khắc, lấy tiền để “cải thiện”. Mười năm trước đây, chính quyền Huế đã có dự án cho xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh (Belvédère) là một ngọn đồi rất đẹp, đứng nơi đây có thể nhìn được cảnh non nước hữu tình của dòng sông Hương. Nếu không có sự phản ứng mạnh mẽ của quần chúng, truyền thông và những người còn tâm huyết với văn hóa, thì bọn trục lợi (có làm có ăn) của Huế đã phá tan nát một quang cảnh thiên nhiên hiếm quý của đất nước.
Trong toàn bộ cung cách “vô văn hóa” như vậy, nên những nhà làm phim (cũng là văn hóa), thay vì phải dựng phim trường sau khi nghiên cứu trang phục, kiến trúc, phong tục... của thời đại lịch sử của chuyện phim, thì lại dễ dãi vay mượn các di tích lịch sử có sẵn, sơn phết qua loa để làm phim trường. Năm 1991, nhà làm phim “Tình Người” đã mượn phòng ngủ tại tư dinh của Vua Bảo Ðại ở Ðà Lạt để quay cảnh ân ái của hai tài tử Thanh Lan-Lê Tuấn. Mới đây, trong phim Trần Thủ Ðộ, ngoài việc đoàn làm phim sang Tàu mượn cung điện nơi này để làm phim lịch sử Việt Nam, vua, quan, lính đều mặc y phục của Tàu, tại Huế, đạo diễn đã cho dẹp toàn bộ sập thờ, án thờ, Kim vị (thờ Vua Minh Mạng), Khánh vị (thờ Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa) trong lăng Minh Mạng... để dựng thành phòng ngủ, chỗ “giường chiếu” cho vua và hoàng hậu nhà Lý. Khi nhiều người, ngay cả con cháu Nguyễn Phước Tộc phản đối việc làm vô văn hóa này thì chính quyền Huế chỉ nói là sẽ làm việc với đoàn làm phim và họ hứa sẽ hoàn trả lại nguyên cảnh trí như cũ. Ðây là chủ trương “không để lãng phí một công trình tuyệt tác của kinh đô Huế xưa” của chính quyền để có thể cho vay, mượn, thuê... di tích cố đô một cách tự nhiên, miễn là có tiền bỏ túi.
Bây giờ tiền là trên hết. Tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều có các cơ quan, nhân viên ăn lương nhà nước nhưng làm dịch vụ kiếm tiền chia nhau. Trường học có căng tin, Bộ Nội Vụ có nhà nghỉ cho khách thuê, Bộ Công An có xe du lịch cho mướn. Quân đội có nhà máy sản xuất. Một cựu tù “cải tạo” có thể trả thù xưa bằng cách đi du lịch Hà Nội, hợp đồng thuê xe du lịch của Bộ Công An, do một anh trung úy công an lái, mở và đóng cửa xe mỗi khi muốn đi đâu cho bõ những ngày gian khổ, nhục nhã “chém tre đẵn gỗ trên ngàn” trong trại tù tập trung dưới sự canh chừng, hoạnh họe của những tên lính canh tù oắt con. Từ Nam ra Bắc, từ cao xuống thấp, từ trung ương đảng cho đến dân đen, ai cũng vì tiền. Chồng chở vợ đi khách, mẹ đưa con nhỏ qua biên giới bán thân, người ta đổi danh dự để lấy tiền, bỏ đạo lý vì tiền, nhất là những kẻ có quyền lực, sá chi chút di tích “phong kiến” còn sót lại.
Một kiến trúc cổ, đẹp đẽ và có ý nghĩa như lầu Tứ Phương Vô Sự lại trở thành một quán cà phê tầm thường, chỗ cho khách lui tới, ồ ào. Di tích lịch sử này bây giờ lại có bàn ông Ðịa, bàn thờ Thần Tài để mong thần linh phù hộ cho đắt khách vãng lai. Cà phê hẳn có nhạc, có bóng tối đồng lõa. Bỏ ra một số tiền lớn để đấu thầu, hẳn chủ nhân phải có đầu óc tính toán sao cho có lời. Trước phản ứng của bà con Nguyễn Phước Tộc tại Huế cũng như dân chúng trước cảnh “chướng tai gai mắt” này, các giới chức “lãnh đạo” không biết hổ thẹn và phục thiện lại biện minh: “Ðó không phải là quán cà phê (!),mà là chỗ để trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phục vụ du khách tham quan. Với địa điểm này, du khách khi đến Ðại Nội Huế sẽ có một chỗ đàng hoàng, tử tế để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Chủ trương của UBND tỉnh là nơi đây sẽ là mô hình thí điểm làm cho di tích trở nên sống động và phát huy hết giá trị của di tích”, và cho rằng đây là “nơi dừng chân cho du khách chứ không phải vì mục đích kinh doanh”. Nói là mô hình, thí điểm, như vậy trong tương lai, lầu “Tứ Phương Vô Sự” bán cà phê đắt khách có lời thì những nhà “văn hóa xứ Huế” sẽ tiếp tục khai thác đến Ngọ Môn, điện Thái Hòa hay tháp Thiên Mụ để mở thêm quán cà phê nữa chăng?
Ở Huế hiện nay với mục đích kinh doanh, con cháu đã khai thác các khu nhà thờ, phủ, dinh xưa của ông cha ở những nơi như Vỹ Dạ, Gia Hội, Thành Nội có vườn cây bóng mát, để làm “cà phê vườn” đến nỗi du khách đi đâu cũng gặp quán cà phê, chưa đủ hay sao mà còn khai thác đến các đền đài, cung điện, di tích lịch sử để kiếm tiền trong thời mở cửa của Cộng Sản. Dân Huế và con cháu nhà Nguyễn chưa quên tội ác của Việt Minh Cộng Sản tàn phá cung diện, di tích lịch sử của triều Nguyễn trong chiến dịch “tiêu thổ kháng chiến”, khi Pháp trở lại, vào tháng 12 năm 1946 đã đốt cháy ba ngôi điện trong đại nội là điện Cần Chánh, Càn Thành và Kiến Trung, lửa cháy một tháng chưa tắt.
Con cháu nhà Nguyễn xót xa, con dân xứ Huế cũng hổ thẹn mà đồng bào trong và ngoài nước cũng đau chung nỗi đau... văn hóa. Các công trình văn hóa đang được quản lý bởi một đường lối và những con người “vô văn hóa”. Không những vô văn hóa mà còn bị chửi là “vô giáo dục”, như ngày xưa lúc còn nhỏ, chúng tôi tinh nghịch thách nhau đứng đái trước sân đình làng, bị các bô lão nắm đầu giao cho cha mẹ. Bây giờ có một bọn đang đái vào di tích lịch sử của cha ông mà miệng vẫn bô bô hô hào văn hóa, văn minh.



Chủ Nhật, 22/05/2011, 03:23 (GMT+7)
Lầu Tứ Phương Vô Sự thành quán cà phê
TT - Ngày 20-5, nhiều người dân và du khách ngỡ ngàng trước việc ba tấm biển quán cà phê - giải khát Tứ Phương Vô Sự được treo quanh bức thành Bắc Khuyết đài, ngay dưới di tích lầu Tứ Phương Vô Sự của Hoàng thành Huế.
Theo một nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, quán cà phê do một số người thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế “đấu thầu” với mức thuê khoảng 200 triệu đồng/năm. Nhóm này phối hợp với một người kinh doanh giải khát bên ngoài tổ chức phục vụ giải khát, dự kiến khai trương trong vài ngày tới.
Đến sáng 21-5, ba tấm biển cà phê Tứ Phương Vô Sự đã được tháo dỡ, nhưng nội thất di tích này đang được sắp đặt để trở thành quán cà phê (ảnh chụp chiều 20-5)  - Ảnh: Thái Lộc
Di tích lầu Tứ Phương Vô Sự nằm trên Bắc Khuyết đài, ngay cổng sau của Hoàng thành Huế, vốn là nơi học tập của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn.
Công trình được khởi công trùng tu và hoàn thành ngày 6-10-2010 nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên biến nơi đây thành nơi triển lãm mô hình như chính công năng ngày xưa của nó để tạo thêm một sản phẩm du lịch khi tham quan Đại nội.
Đến ngày 21-5, ba tấm biển của quán đã được tháo xuống, song nội thất lầu Tứ Phương Vô Sự đang được sắp đặt và bố trí bàn ghế theo mô hình một quán cà phê.

Lầu Tứ Phương Vô Sự nằm trên Bắc khuyết đài của Hoàng thành Huế, công trình này tồn tại trong lịch sử chỉ 45 năm (1923-1968), tên của nó mang nghĩa mong mọi sự bình yên.
Lầu Tứ Phương Vô Sự
Vị trí Hoàng thành Huế
Xây dựng 1923
Đời vua Khải Định








Plan of Great Enclosure.JPG




Đàn Nam Giao triều Nguyễn
Dan Nam Giao Hue.jpg
Đàn Nam Giao
Tên gọi: Đàn Nam Giao triều Nguyễn
Người tạo nên: Vua Gia Long




Kiến trúc: Đàn tế
Vị trí: Quần thể di tích cố đô Huế
 
photo

Toàn cảnh Phú Văn Lâu

Xây vào năm 1819 dưới triều Gia Long, Phú Văn Lâu là nơi công yết những sắc dụ của nhà vua, đây cũng là nơi đề danh những vị tân khoa của các kỳ thi Hương, thi Hội, và thi Đình. Năm 1843, vua Thiệu Trị cho dựng một tấm bia lớn phía tay mặt và khắc một bài thơ ca ngợi sông Hương. Phía trước cung thêm một tấm bia ghi bốn chữ "Khuynh Cái, Hạ Mã" (phải nghiêng dù và xuống ngựa). Đến năm 1847, nơi đây tổ chức buổi lễ tứ tuần của vua Thiệu Trị và có mời 773 vị bô lão tham dự, tổng cộng số tuổi của các vị này là 59.017 tuổi.
Năm 1916,  Trần Cao Vân, Thái Phiên ngồi giả câu cá gần Phú Văn Lâu để bí mật gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa. Chẳng may việc bất thành, vua Duy Tân bị quân Pháp bắt và bị đày ở đảo Réunion. Tổ chức kháng chiến bị đàn áp dã man, gây sự xúc động mãnh liệt trong dân chúng và tạo nên câu hò được truyền tụng đến nay:
"Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm.
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai lấp ló bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non."

photo

Toàn cảnh cổng vào Đại Nội

 

photo

 


 
Phu Văn Lâu

Phu Văn Lâu
Tên khác Lầu trưng bày văn thư
Vị trí phía trước Kỳ đài ngoài kinh thành Huế
Xây dựng 1819
Đời vua Gia Long
Tình trạng còn nguyên vẹn
Chức năng Trưng bày thư văn của triều đình