Thursday, April 29, 2010

Bon việt gian Cộng Sản giết 3157 dân Làng Ba Chúc

Tố cáo tôi ác việt gian Cộng Sản bày trò giết hai 3157 dân lành làng Ba Chúc , bon chúng tuyên truyền láo khoét quy chup tôi ác vô nhân đao do lính Polpot gây nên.


Lễ giỗ tập thể lần thứ 32 nạn nhân bị bô đôi công quân Miền Bắc giả lính Pol Pot thảm sát- Sáng 29-4, Ban quản trị đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở khu dich tích nhà mồ thị trấn Ba Chúc (An Giang) đã long trọng tổ chức lễ giỗ tập thể lần thứ 32 cúng vong linh 3157 nạn nhân dân lành xã Ba Chúc bị thảm sát.


Hơn 2.000 người dân ở 7 khóm ấp cùng thân nhân các nạn nhân đã đến ngôi nhà mồ tập thể thắp hương tưởng niệm dân lành vô tội và thăm hỏi chia sẻ bà con có thân nhân bị giặc sát hại.

Phòng trưng bày hình ảnh hiện vật tội ác chống lại loài người của Cán binh Miền Bác giả lính Pol Pot ở gần nhà mồ Ba Chúc không ngớt người vào xem với tâm trạng kinh hãi và phẫn nộ

Mỗi năm tề tựu về ngôi nhà mồ tập thể này, những nhân chứng sống như bà Hà Thị Nga, ông Bùi Văn Lê, ông Tư Cừu và nhiều người lâm cảnh mồ côi sau vụ thảm sát vẫn còn nhớ như in hình ảnh tội ác trời không dung đất không tha. Ở Ba Chúc, mỗi con người là một câu chuyện day dứt nhưng trong nỗi đau khôn cùng ấy là sự vươn lên mạnh mẽ để có được cuộc sống hồi sinh ý nghĩa như hôm nay.

“Chúng tôi nhắc nhở nhau phải sống làm việc và cảnh giác với giặc ngoại xâm để tránh xảy ra thảm cảnh tương tự” - ông Lê nói.

Ba Chúc - chuyện những con người

Kỳ 1:Ba Lê và tiếng sáo vọng hồn

Tháng 4-1978, hơn 3.000 thường dân vùng Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) đã bị thảm sát dã man. Nhiều nạn nhân sống sót đã trải qua khủng hoảng dữ dội về tấn thảm kịch này. 32 năm sau, Tuổi Trẻ tìm gặp lại những người trong cuộc và lắng nghe cái cách mà con người đi qua những thảm kịch trong cuộc đời...

Người vợ cùng năm đứa con và hàng chục người thân - những gì thiêng liêng nhất - đã bị giết thảm sau lưng ông.

“Tôi thoát chết nhưng trĩu nặng, đau điếng. Tiếng thét kêu cứu của con cứ giằng kéo tôi...”. Nhớ thương, hằng đêm ông thổi sáo, tiếng sáo vọng hồn bao trùm núi Tượng sầu não. “Tôi thổi sáo để được thấy vợ con dù hình dáng xưa là bóng mờ của núi non hay cây cỏ”.

Ông là Bùi Văn Lê, 69 tuổi, ở ấp Thanh Lương, thị trấn Ba Chúc, người làm nghề bốc thuốc nam và là “thầy đờn” tài hoa ở thị trấn Ba Chúc.

Hai lần chết

Đêm. Ba Lê cầm đàn kìm rồi đưa tôi lên núi Tượng. Trên núi có 15 cái hang bên trong còn hàng trăm thi thể đã bị Pol Pot tàn sát dã man. Ông uống rượu và chìm dần trong ký ức của những ngày tháng 4-1978.

“Khi giặc cán binh Miền Bắc giả lính Pol Pot tràn vào Ba Chúc, tôi đưa vợ con cùng người cô ruột lên hang trên núi Tượng trú. Sau tám ngày ẩn nấp, chó săn bắt mùi hơi người. Khoảng cuối giờ chiều, chó sủa, bọn cán binh Miền Bác mở miệng hang xả liền hai băng đạn AK, con tôi đẫm máu khóc thét. Tôi lách người trong vách đá miệng hang, khi nghe chúng bắn hết đạn liền phóng ra, nhưng vừa ra khỏi hang lại thấy hai tên lính việt gian Cộng Sản đứng lăm lăm chĩa súng vào tôi. Tôi lao mình xuống hẻm đá. Bọn chúng quăng hai quả lựu đạn nữa vào hang. Hai giờ sau trở lại, gia đình tôi chết hết, toàn bộ quần áo, vàng vòng chúng lấy đi. Tôi ôm người thân của mình vào lòng chết lặng. Sau đó mình tôi xếp thi thể vợ con nằm ngay ngắn rồi lấp miệng hang cho tới giờ”.

Sau khi đóng cửa hang, Ba Lê đã đến một số hang trên núi báo hung tin và tìm cách đưa khoảng 50 người thân khác trong xóm trốn đi.

Đoàn người theo đường tắt về xã Lương Phi không may lọt vào tầm kiểm soát của cán binh Miền Bắc. Giặc bắn xối xả làm chết trên 30 người. Cả đoàn chạy hoảng loạn, sáng hôm sau gặp tại Lương Phi chỉ còn mười người.

Gặp lại cha mẹ, ông òa khóc: “Con còn sống là trời đẻ lần nữa rồi!”.

Kể đến đây Ba Lê im bặt, bàn tay siết chặt cần đàn như đang kìm nén. Rồi ông lại hát, thỉnh thoảng nghiêng ly đổ ít rượu lễ xuống nền đá nơi một thời loang máu người thân. 3

2 năm qua các miệng hang vẫn được đóng kín. Đêm nay Ba Lê lại thổi một bài sáo vọng hồn.

Năm đó Ba Lê 37 tuổi, có người bảo ông mất trí. Hàng năm trời sống với âm hồn bằng tiếng sáo vi vu từ đồi này sang đồi nọ, tiếng sáo du dương bi ai. Người đồng cảnh dưới xóm khóc ròng. Chính xã đội trưởng là anh Hắng còn than: “Tiếng sáo Ba Lê não nuột quá”.

Ông có tâm sự, có nỗi đau, cộng với tiếng sáo lay động lòng người. Ông cất chòi hai tầng để ban đêm coi rẫy và để được sống gần linh hồn vợ con.

Nhiều bạn bè lên núi an ủi, nhưng Ba Lê vẫn sống cuộc đời ẩn dật giữa vùng núi Tượng.

Bây giờ dẹp đi ống sáo, Ba Lê vẫn cất lên lời ca với cây đàn này, nhưng lòng ông đã nhẹ nhàng, thanh thản hơn - Ảnh: Q.Vinh

Giã từ tiếng sáo

Bà con khuyên giải: “Chú Ba ơi gượng sống lại đi, buồn thảm quá không giải quyết được gì, chú còn có cha mẹ với bệnh nhân mà. Chú đừng thổi sáo nữa”.

Ở Ba Chúc người ta biết Ba Lê là thầy thuốc được ông nội truyền nghề từ nhỏ. Trong những lúc tỉnh cơn mê với ống sáo, những bà mẹ đã bồng con tới nhờ ông trị bệnh. Rồi một ngày những đứa trẻ teo tóp vì bệnh tật đã gợi lại tình cảm về cuộc sống trong chính người đàn ông bất hạnh này.

Ba Lê hồi tỉnh và dần dà tìm lại được ý nghĩa của một cuộc sống hồi sinh từ những nỗi đau cùng tận của mất mát. Nó như cái miệng hang phải liền, như cây xanh phải bám mình xuống chân núi Tượng mà ra trái, ra bồng cho cuộc đời này.


Ba Lê sửa lại ngôi nhà bị trúng pháo dưới chân núi, mở lại phòng thuốc nam, chẩn bệnh bốc thuốc cho người nghèo. Công việc và bệnh nhân ngày một đông dần kéo Ba Lê về với cuộc sống thực tại.

Sau trận thảm sát tàn khốc, môi trường sống ô uế, nhiều căn bệnh bộc phát. Ba Lê phải cử người đi tầm thuốc từ các nơi đem về. Rất nhiều trẻ em bị dịch bệnh hoành hành đã được Ba Lê ra tay chữa trị.

Cuộc sống với Ba Lê dần hồi sinh nhưng hằng đêm ông vẫn lên hang núi thắp nhang chuyện trò với người thân như nhắc nhớ chính mình sống có ý nghĩa hơn.

Rồi một ngày nọ cha ông chọn cho ông một người vợ cùng cảnh ngộ. Người đó tên Võ Thị Châu, cũng là một nạn nhân may mắn sống sót trong vụ thảm sát trong chùa Phi Lai.

Khi giặc tràn vào Ba Chúc đốt phá, bà con chui vào nấp dưới bàn thần trong chùa với hi vọng chốn linh thiêng sẽ không bị tàn sát. Nhưng rồi chúng đã quăng vào chùa hai quả lựu đạn làm 40 người chết thảm, cô Châu là một trong hai người sống sót.

Ba Lê nói đây là cuộc hợp hôn vì chữ hiếu với cha mẹ dòng tộc sau này. Cha mẹ nói phải cưới và sinh con để duy trì nòi giống sau thảm sát. Nhưng lúc đó tim ông chai sạn, ông vẫn hay lên núi thổi sáo.

Một năm sau ngày cưới, bà Châu lên núi nói với Ba Lê: “Thôi đừng thổi sáo nữa anh!”. Nhìn vào mắt vợ, ông thấy trách nhiệm với cuộc đời. Vậy là về. Cất ống sáo. Ba Lê cho biết sự hồi sinh của nhiều gia đình vùng Ba Chúc nhiều khi đớn đau như vậy.

Rồi mọi thứ cũng qua đi, vết thương trong thể xác và tâm hồn cũng lành, cây đâm chồi lộc trên núi Tượng cứ ra hoa kết trái.

Trái ngọt cũng đã đơm trước nhà Ba Lê. Bây giờ họ đã có bốn người con, hai trai hai gái. Các con ông người đi làm ở UBND huyện Tri Tôn, người là học sinh cấp III, đều hiếu thảo và lễ nghĩa.

Ba Lê trở thành người tham gia quản lý di tích lịch sử nhà mồ Ba Chúc. Tiếng sáo ai oán trên sườn núi Tượng bây giờ không còn nữa...

QUANG VINH


Ba Chúc - chuyện những con người - Kỳ 2: Bà Tư và ngôi nhà mồ

Gần 9 giờ tối, bà Tư - Hà Thị Nga, sinh năm 1939, ở ấp An Định A, thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) đóng cửa ôm đài nghe cải lương. Bà là nạn nhân may mắn sống sót trong vụ thảm sát năm 1978. Cả dòng họ trên 100 người của bà đã bị việt gian Cộng Sản Miền Bắc giết hại; riêng gia đình bà đã vĩnh viễn mất đi 37 người, từ cha mẹ, anh chị, chồng và sáu đứa con thân yêu.

Bà Hà Thị Nga với ký ức sau lưng - Ảnh: Q.VinH

>>

Người đàn bà nghe đài

Tối nào bà Tư cũng mở đài thật to. Người hàng xóm nói không phải bà ghiền nghe đài, đó chỉ là cách để bà tạm quên đi dĩ vãng đau khổ và để... ngủ được mà thôi! Cửa mở, bà Tư đứng tần ngần thật lâu mới hỏi: “Cậu là ai? Sao tối thế này còn đến đây? Đừng hỏi tôi về chuyện chồng con chết chóc nữa nghen!”.

Câu chuyện về người đàn bà và ngôi nhà mồ chứng tích tội ác đã khó liền mạch ngay từ lần gặp đầu tiên.

Trong đêm, tôi đề nghị bà đưa tôi ra khu nhà mồ cách nhà chừng 200m, bà đồng ý đi như một thói quen. Ngôi nhà mồ tập thể có số bộ hài cốt lên đến 1.151 bộ được ánh sáng đèn bốn góc rọi từ xa xuyên qua tấm kính, phía bên trong ẩn hiện từng ngăn những bộ hài cốt. Những hộp sọ nằm chồng lên nhau, tất cả hốc mắt đều được hướng ra ngoài u uẩn trong đêm. Mưa lất phất, tôi dõi theo xem bà sẽ dừng lại ở vị trí hộp sọ nào. Rất có thể bà sẽ lại đến gần hộp sọ của chồng con. Nhưng bà không dừng lại mà rảo bước quanh nhà mồ, thỉnh thoảng lại cúi nhặt rác cây cỏ trên lối đi.

Bà nói: “Lúc đầu khi mới cải táng tôi còn biết đâu là xương cốt của chồng con, nhưng sau đó các bác sĩ đã sắp xếp phân loại lại theo thứ tự tuổi tác. Bây giờ nhà mồ là máu mủ cốt nhục chung của dân làng Ba Chúc rồi”.

Bà còn nói nhà mồ như chốn thiêng liêng đi xa là nhớ, ở gần rất khó lui chân. Một nhành cây đổ, một đám cỏ dại, những đêm dông gió, những kẻ lạ mặt, một điều gì đó bất thường chạm vào nhà mồ đều làm bà âu lo để mắt.

Đang quan sát về phía cuối nhà mồ, bỗng có người đàn ông say rượu ngả nghiêng, bà Tư nhanh chân đến gần rồi hắng giọng:

Chú say rồi thì về nhà đi để nhà mồ được yên tĩnh”.

Người đàn ông im bặt lui vào xóm nhỏ. Người đàn ông vừa đi khỏi thì có ai đó đốt rác, bà Tư vội dập lửa vì sợ lửa táp vào nhà mồ. Bà đã tự nguyện làm công việc quản mồ không công từ khi mới bắt đầu gom hài cốt người dân các nơi về đây.

Ngày Ba Chúc vừa được yên bình, người dân đi cất bốc hàng ngàn bộ hài cốt từ các nơi gánh về chất cao ngất ngay phía trước nhà bà. Lúc đó nhiều người đã bỏ xứ ra đi, không muốn chứng kiến cảnh bi thương ảm đạm. Bà vẫn ở lại, chiều chiều ra trước hiên nhà cầu nguyện cho linh hồn người dân Ba Chúc được yên bình cho dù hình hài của họ đã không còn nguyên vẹn.

“Đêm xuống tôi ra với đống xương người, canh chừng sợ gió thổi tắt ngọn đèn, tôi sợ chồng con tôi không thấy đường về nhà. Có lần tôi vừa đốt đèn quay đi được vài bước thì đèn tắt. Vài lần như thế đèn vẫn tắt. Tôi biết là chồng con, người thân tôi không muốn tôi rời xa họ. Tôi nhớ con tôi lắm”- bà Tư nghẹn giọng.

Khi Nhà nước cho xây dựng khu nhà mồ tập thể bà đã tham gia và làm tất cả những gì có thể để như bà nói: “Tâm can tôi được bình yên. Giữ được chữ tình với người đã khuất”.

Từ nhà mồ trở về nhà bà Tư lại thắp nhang khấn vái vong linh, thỉnh thoảng muốn nói điều gì đó với chồng con bà lại lọ mọ cầu kinh thâu đêm. Trong nhà bà không còn nhiều kỷ vật của người xưa. Chái bếp chỉ còn vài cái nồi gọn ghẽ mùi đất nung. Gian nhà sau có cái giường nhưng hàng chục năm qua không ai nằm, chỉ có chồng mâm cao ngất chất gọn góc nhà. Bà nói chồng mâm ấy là tài sản quý giá của bà. Chồng mâm trên 80 chiếc với hàng đống chén đĩa mà bà đã dành dụm tiền mua được để làm giỗ cúng kiếng hằng năm.

Nếu không có số tài sản ấy, bà phải đi mượn của bà con phiền phức lắm. Làng Ba Chúc này nhà nào cũng có người bị giết trong vụ thảm sát, ai cũng phải mua sắm mâm chén, không ai mượn ai được. Trên tường, trong tủ không có bất kỳ tấm ảnh nào của chồng con bà. Tất cả đều bị đốt thành tro bụi...

Sống mà nhớ lấy

Trong ngôi nhà hoang lạnh, bà Tư sống thu người trong khắc khoải hoài vọng. Bà một mình đón từng luồng gió lạ ùa vào nhà. Những luồng khí lạnh, những âm thanh quen thuộc, với bà, là người xưa, là kỷ niệm, ký ức giữa chốn người và những thế giới xa xăm. Bà nói chuyện với con cháu đã khuất mà nghe như bao người mẹ đang sống hạnh phúc với chồng con trong những ngôi nhà khác trên hành tinh này.

Tôi lại theo chân bà Tư ra khu nhà trưng bày hiện vật tội ác của Khmer đỏ nằm gần nhà mồ Ba Chúc. Ở nhà trưng bày người ta gọi bà là người kể chuyện sống động nhất. Bởi bà chính là một trong những nhân chứng sống còn lại dám trải nghiệm với nỗi đau quá khứ bằng những ký ức dữ dội nhất hiện diện từng ngày.

Bà vẫn ở chỗ cũ, trả lời rất nhiều câu hỏi cũ. Năm năm trước những đoàn làm phim, những nhà báo đến, họ hỏi và năm năm sau vẫn câu hỏi ấy, chỉ người hỏi là khác nhau. Còn bà vẫn chỉ có một mình, vẫn những niềm riêng, nỗi chung, vẫn là ký ức, không biết nó có cũ đi hay không nhưng hình như ngày một lắng thành một niềm riêng trong biển lòng của bà vậy.

Hằng ngày bà sống bằng nguồn tiền bán nước giải khát cho học sinh ở trường trung học gần nhà mồ. Cánh xe ôm vẫn thường gọi bà bằng má Tư, bà có rất nhiều con cháu gần xa hay ghé thăm thân mật. Nhìn bà nựng nịu trẻ thơ trong xóm ai cũng muốn vui lây. Công việc quản mồ giờ cầu kinh sớm tối, ngày rằm ngày giỗ cứ thế vần xoay. Nhiều lần ghé thăm, thỉnh thoảng tôi lại nghe bà báo tin con cháu vừa hạ sinh đứa con trai, con gái. Dòng họ Hà của bà đang hồi sinh đấy thôi.

Tôi hỏi bà có mong muốn gì cho riêng mình, bà nói biết mình muốn gì nhưng lại nói không được. Vẫn còn đâu đó những đau thương của một đời người. Nhưng nếu đau thương mà làm điều ác thì sẽ lại gây thêm nỗi đau cho chúng sinh. Bởi bà cũng là một người vợ, người mẹ, một người phụ nữ như bao phụ nữ VN đã chịu quá nhiều đau khổ trong những cuộc chiến tranh đẫm máu ở vùng đất thiêng Ba Chúc này.

Ừ thì quá khứ, hãy để nó là bài học cho nhân loại. Bà sống và chăm sóc nhà mồ với cả ngàn linh hồn này, cũng như là một chứng nhân cảnh tỉnh con người, rằng: hãy đau về tội ác để đừng bao giờ cho phép nó lặp thêm lần nữa!

QUANG VINH

_________________________

Câu chuyện về hàng trăm đứa trẻ mồ côi của làng Ba Chúc ngày ấy đã chia ngọt sẻ bùi, nương theo tiếng gõ mõ và ánh đèn đêm tụ tập, vần đổi công, dựa vào nhau mà sống, mà lớn và gầy dựng tương lai cuộc đời.

Kỳ cuối: Từ ánh lửa mồ côi

_____________________

Ngủ trong nhà của Ba Lê, 5g sáng tôi đã thấy vợ chồng ông thức giấc nhang khói cầu nguyện cho người đã khuất. Làng xóm Ba Chúc cũng thức rất sớm, tiếng cầu kinh vang vọng lan truyền từ nhà này qua nhà khác. Lúc ấy có một người đàn bà lặng lẽ thức dậy thắp từng ngọn đèn trong căn nhà mồ tập thể, nơi 1.159 bộ hài cốt còn lưu giữ...

Kỳ tới: Bà Tư và ngôi nhà mồ



Ba chúc - chuyện những con người

Kỳ cuối: Từ ánh lửa mồ côi

Ông Lê Văn Tám sinh năm 1966, ở khóm An Định A, cho biết sau chiến tranh ở Ba Chúc có hàng trăm trẻ mồ côi. Trưởng khóm An Định B nói với chúng tôi trong khóm có 352 hộ thì khoảng 50 hộ có thân tộc cha mẹ bị thảm sát và lâm cảnh sống mồ côi. Kể rằng những đứa trẻ mồ côi thời ấy đã sống nương tựa vào những hiên chùa, những tấm lòng cưu mang của chòm xóm.

Đường vào Ba Chúc hôm nay- Ảnh: Q.VINH


Những ngôi nhà mồ côi

Ông Tám kể:

“Năm đó, một người chị và bốn đứa em cùng gia đình chú Út của tôi đã chết hết. Khi tản cư từ Kênh Đào (Châu Đốc, An Giang) về Ba Chúc, xóm làng đã cháy rụi. Anh em tôi không nơi nương tựa, lúc nào bụng cũng đói. Ngày nào cũng thấy người ta chở người bị thương do mìn pháo của Pol Pot, ngày nào cũng có người đi rẫy hay ra đồng bị trúng mìn mini của giặc cài lại”.

Cái chết vẫn còn treo trên những mái đầu trẻ thơ mất cha mất mẹ.

Tôi ghé nhà ông Nguyễn Văn Nghiệp, ở khóm An Định A. Nhà ông có 13 người thì đã bị Khmer Đỏ giết 11 người. Hai anh em Sáu Nghiệp và Bảy Nhân do bị trúng pháo mấy ngày trước đang được đưa đi chữa trị mà thoát chết.

Ông Nghiệp kể lúc đó trẻ mồ côi phải bám víu vào những người thân. Ông về sống với người bác ruột. Nhưng trong nhà người bác cũng có năm đứa trẻ mồ côi nheo nhóc khác được cưu mang.

Mấy đứa rủ nhau đi chài cá, mò cua bắt ốc hay nhổ bàng cả tuần mới về - ông Nghiệp nhớ lại - Anh em hồi đó vận động cùng nhau làm vần công, không làm đơn lẻ để vơi nỗi buồn và bớt sợ ma. Tối đến hàng chục đứa trẻ mồ côi từ các nơi theo âm thanh gõ mõ, theo đốm lửa đêm lại tìm đến với nhau dựng chòi ở chung để thấy mình không còn đơn chiếc nữa. Những lúc buồn trong đêm chỉ cần một đứa khóc cả đám khóc theo gọi cha gọi mẹ vang cả rừng”.

Đến năm 1980 anh em của Văn Tám, Sáu Nghiệp, Bạc, Muôn, Ngàn... đã tổ chức lại cuộc sống tự lập. Họ tiếp tục sẻ chia, ông Nghiệp chỉ tay về hướng có những chòm nhà mà chủ nhà là những người bạn mồ côi thời trẻ con với nhau, rồi nhíu mày kể tiếp: “Phải cật lực làm để dằn nỗi thương nhớ và hận thù, để cho vong linh cha mẹ bình an siêu thoát”.

Và cuộc sống vẫn đâm chồi

Khi những đứa trẻ mồ côi đến tuổi trưởng thành, những bậc trưởng lão trong xã đã mai mối xe duyên cho họ.

Bà Huỳnh Thị Vĩ cũng là một đứa trẻ mồ côi sau chiến tranh, năm 21 tuổi đã được mai mối làm vợ Sáu Nghiệp. Bà Vĩ kể ngày cưới, hai vợ chồng chỉ có một chỉ vàng sính lễ. Những cặp “lương duyên mồ côi” đã dành toàn bộ tình thương cho con cái cháu chắt.

Ba người con đầu của vợ chồng ông bà Nghiệp - Vĩ bây giờ đều là giáo viên cấp II và người con út đang là sinh viên khoa sư phạm kỹ thuật nông nghiệp Đại học An Giang. Con trai út của ông Lê Văn Tám cũng đang là sinh viên khoa cơ khí Trường đại học Cần Thơ.

Trên 20 học sinh, sinh viên là con cháu trong những gia đình có cha mẹ mồ côi đều học giỏi và đỗ đạt ở Ba Chúc. Lớp con cháu của “thế hệ mồ côi” xưa bây giờ đã bớt vất vả so với 31 năm trước. Bà Vĩ tâm tình: “Chúng tôi phải lao khổ để có ngày hôm nay.

Chỉ mong con em mình ăn học thành tài giúp ích cho xã hội và gia đình là mãn nguyện rồi”.

Động lực để những đứa trẻ ngày hôm nay thành công có lẽ chính nhờ vào nghị lực vươn lên của cha mẹ, những người bất ngờ rơi vào thảm cảnh mồ côi bởi chiến tranh và sự ác độc của con người.

Ông Bùi Văn Cừu - Ảnh: Q.Vinh

Ông Tư Cừu và “sổ hộ nghèo của ông trời”

Ông Bùi Văn Cừu, 83 tuổi, ở khóm An Định A, thị trấn Ba Chúc, có vợ và năm con đã bị lính việt gian Cộng Sản giả lính Pol Pot giết chết tại chùa Phi Lai. Ông trúng vé số độc đắc đến năm lần. Có người gọi ông là triệu phú khu nhà mồ nhưng ông nói mình vẫn chỉ là người cùng khổ với bà con.

Ông dùng tiền trúng xổ số bao xe cho cả xóm đi du lịch và động viên mọi người làm ăn từ đồng vốn mà ông gọi là “sổ hộ nghèo của ông trời” ban tặng.

Ông nói: “Tui trúng số coi như người lận đận được hưởng. Có bao nhiêu tui tìm đến người nghèo khó khăn giúp đỡ họ, tui cho mượn ai trả cũng được, không trả tui cũng không phiền trách. Bà con đã quá khổ đau rồi!”.

Chuyện đi du lịch có người nói ông nghèo mà chơi sang, có người ngại sợ ông tốn tiền nhưng ông nói đi cho ông vui lòng, đi để biết đất nước đẹp cỡ nào. 17 triệu đồng tiền thuê xe và chi phí ăn ở cho chuyến đi Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang. Số tiền còn lại được ông chia sẻ cho chùa và bà con nghèo cần vốn làm ăn.

Ông Nguyễn Văn Ngọc nhà nghèo lại bệnh gan khó trị, đã được ông Tư tặng nửa chỉ vàng. Anh Bảy sửa xe, chị Nhung bán bánh bèo, bà Sáu cô đơn làm nghề đan đệm bàng... rồi trẻ con trong xóm thiếu tiền mua sách vở đều được ông Tư tiếp sức cho tiền như một nguồn động viên lớn. Lúc trúng số ông Tư còn mua cả đồ chơi, vật dụng, mua liền mấy trái bóng để lũ trẻ đá bóng vui đùa mỗi chiều.

Ai nghèo khó ông Tư cho mượn từ vài trăm ngàn đến 7-8 triệu đồng. Gần 20 năm nay nhà ông vẫn như xưa. Ông muốn lưu giữ ký ức bằng những cảnh vật dù là sơ sài của gia đình.

Chòm xóm ai có món ngon vật lạ đều dành phần ưu tiên cho ông. Có hàng chục người nghèo đang làm ăn khá lên từ nguồn tiền trúng số của ông, họ nói với chúng tôi rồi đây cũng sẽ noi theo ông Tư Cừu tiếp tục giúp người nghèo khó ở xóm nhà mồ...

QUANG VINH

____________________

Khởi đăng: Cổ tích đồng bưng

Có một người đàn ông bưng biền lúc nào cũng khăm khẳm mùi dầu tràm, đi nước ngoài với bàn tay cáu bẩn và bàn chân nứt nẻ sình lầy... Ông không chỉ mở phòng khám bệnh, xây trường học miễn phí, đào kênh khẩn hoang, mà còn góp phần thay đổi cả một ý thức hệ bần cố nông bao đời cam chịu khó nghèo... Câu chuyện về một anh hùng được dân quê gọi là “anh Ba Bé”.


VC thảm sát hơn 3.157 dân làng Ba Chúc !


VC thảm sát hơn 3.157 dân làng Ba Chúc !

VC tàn sát dân lành Việt nam ở gần biên giới Việt Miên xong đổ tội cho Khờ Me đỏ nhưng bị bại lộ ! Hơn 3.157 đồng bào đã bị ngụy quyền VC giết chết thảm thương ở làng Ba Chúc !

TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG BIẾN CỐ LÀNG BA CHÚC, AN GIANG THÁNG 4/1978

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Hình chụp từ vệ tinh: làng Ba Chúc – Huyện Tịnh Biên – tỉnh Châu Đốc nằm sát biên giới Cam Bốt.
Làng Ba Chúc và Huyện Tịnh Biên được khoanh màu đỏ.
Biên giới Việt Nam – Cam Bốt là gạch màu vàng.

PHẦN I

THÁNG 4 NĂM 2009. Kỷ niệm đúng 31 năm, ngày dân làng BA CHÚC, tỉnh An Giang bị thảm sát vào tháng 4 năm 1978. Hơn 3.157 đồng bào ruột thịt bị tàn sát dã man đã chìm vào trong quên lãng. Tôi xin mở lại hồ sơ tố cáo tội ác bọn CSVN đã nhúng tay trong biến cố ghê tởm nầy, để đồng bào trong và ngoài nước nhận định. Xin đa tạ quý vị!

Vào cuối tháng 5 năm 1999. Tôi có nhận được lá thư đề ngày 21 tháng 5 năm 1999 của ông TRẦN H. (xin dấu tên) – cựu sĩ quan QĐVNCH – sinh quán tại xã BA CHÚC, tố cáo tội ác bọn CSVN giết người tập thể tại làng BA CHÚC, tỉnh AN GIANG. Từ đó, tôi phối kiểm các tài liệu trong và ngoài nước, tình hình biên giới phía Tây Nam 1978 – 1979 và các dữ kiện do những nhân chứng còn sống tại Hoa Kỳ cung cấp. Và tôi xin mở lại hồ sơ vụ án, đưa “sự cố” nầy ra trước ánh sáng để CĐVNHN và đồng bào trong nước biết thêm về tội ác tày trời, giết người tập thể còn dã man, tàn bạo và khủng khiếp hơn cả TẾT MẬU THÂN 1968. Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các CHÙA, TRƯỜNG HỌC tại làng Ba Chúc cách biên giới VIỆT – MIÊN khoảng 7 cây số và chỉ trong vòng một đêm 18 tháng 4 năm 1978. Cái dã man và vô nhân đạo của bọn Lãnh đạo Đảng CSVN đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong các hộp kính để gây ảo giác căm thù giữa hai dân tộc VIỆT NAM – KAMPUCHEA.

VỊ TRÍ NHÀ MỒ BA CHÚC

Nhà mồ Ba Chúc

Chùa Phi Lai

Chùa Tam Bửu

Căn cứ vào hình ảnh và sự mô tả trên mạng saigonnet ngày 4/ 21 /2004: Nhà mồ Ba Chúc, Chùa Phi Lai và Chùa Tam Bửu là những di tích được công nhận là di tích vào năm 1980 là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng việt gian Cộng Sản giả lính Pôn – Pốt qua 11 ngày (từ 18/ 4/ 1978 đến ngày 29/ 4/ 1978) đã xâm lược Miền Nam và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc. Nhà mồ Ba Chúc có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bàn tay đẫm máu, đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp bằng kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân thành nhiều loại khác nhau như: độ tuổi, giới tính… Nhà mồ được xây dựng giữa hai ngôi chùa Phi Lai và Tam Bửu, đây là hai ngôi chùa do các tín đồ của đạo Hiếu Nghĩa dựng lên và cũng chính nơi đây đã trở thành nơi chứng kiến những tội ác của chúng và những chứng tích đó vẫn còn in dấu cho đến ngày nay.

Sau khi phối kiểm và phân tách “Câu chuyện làng BA CHÚC ở biên giới MIÊN – VIỆT” của ông HOÀNG QUÝ (mạng lenduong. net ngày 5/02/2004), chi tiết về cụm nhà mồ BA CHÚC kể trên và thơ tố cáo của ông TRẦN H. Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông TRẦN H, và ông HOÀNG QUÝ đều xác nhận là tất cả nạn nhân đều bị thảm sát tại CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC .

Ông TRẦN H. viết:

“… CSVN đưa sư đoàn 30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Đốc cũ. Chiều đến thì bọn cán bộ và bộ đội Cộng sản bắt dân vào CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC ngủ để chúng bảo vệ. Nửa đêm, dân ngủ mê, chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặt. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổng dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3.000 người bị chúng giết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiếng để chứa đống xương vô định chất cao bằng đầu…(ngưng trích)

Ông HOÀNG QUÝ viết:

“…Thời cuộc đã biến chuyển khôn lường, sau đó chính 2 lực lượng anh em nầy quay mũi súng vào nhau, lực lượng vũ trang của Khờ me đỏ đã tấn công vào làng Ba Chúc, cách biên giới khoảng 4 dậm, vào ngày 18 / 4/ 1978… Tổng cộng có 3.157cả người Việt Nam lẫn Cam bốt bị thảm sát tại các CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC tại Việt Nam. Những cuộc tấn công khác tương tự như trường hợp nầy là những lý do mà CSVN nêu lên để xua quân tiến chiếm Cam Bốt vào cuối năm đó… (ngưng trích).

Trong bài viết “WHEN THE KHMER ROUGE CAME IN VIETNAM” của James Pringle đăng trong International Herald Tribune, số ra ngày Jan 7, 2004 có thuật lại lời của chứng nhân, bà Hà Thị Nga nói:

“Trong một ngôi chùa, tôi thấy 40 nạn nhân sợ hãi trốn dưới bàn thờ, trước khi bị giết bằng lựu đạn.” (In a temple, I saw where 40 terrified victims hid under the alter before being killed by grenades).

Bà Hà Thị Nga có phải là một người được chánh quyền dàn dựng đưa ra trả lời phóng viên James Pringgle? Tại sao bà biết con số chính xác là 40 người trốn dưới bàn thờ? Trừ phi họ đứng xếp hàng cho bà điểm danh trước khi chun dưới bàn thờ. Tôi là người sống ở miền Tây, thăm viếng nhiều chừa chiền, không một ngôi chùa nào có một cái bàn thờ khổng lồ có sức chứa 40 người trốn dưới đó. Tập trung trốn dưới bàn thờ, chẳng khác nào cho bọn Khmer Đỏ biết: “Lạy ông con trốn ở bụi nầy!”

Một điểm trùng hợp rất quan trọng là cả hai ông Trần H. và Hoàng Quý và chứng nhân đều xác nhận là tất cả các nạn nhân đều bị thảm sát tại CHÙA & TRƯỜNG HỌC. Và thời gian xảy ra vào ngày 18/ 4/ 1978 và không thấy ông Hoàng Quý nói cuộc thảm sát kéo dài đến ngày nào, giống như chi tiết về cụm nhà mồ Ba Chúc kéo dài đến 11 ngày từ 18/ 4/ 1978 đến ngày 29/ 4/ 1978. Tìm hiểu những nguyên chính đưa đến việc bọn CSVN đã tắm máu dân làng Ba Chúc như sau:

TÌNH HÌNH NỘI BỘ VIỆT NAM – KAMPUCHEA SAU 1975

Theo sự tiết lộ của Hoàng Tùng – Tổng biên tập báo Nhân Dân – và là Ủy viên BCT/TƯ Đảng CSVN: Bắc Bộ Phủ đã có ý đồ chiếm đóng Cam Bốt từ năm 1970 – 1972. Cuối năm 1976, Đại Hội IV Đảng Lao Động đổi thành Đảng CSVN dưới sự giám sát của lý thuyết gia MIKHAI A. SUSLOV – Trưởng phái đoàn Sô Viết – thì hầu hết các Ủy viên Bộ Chính Trị đã nối đuôi Lê Duẩn thần phục Mạc Tư Khoa. Đại hội IV của Đảng CSVN chấp nhận đề án của Lê Duẩn xúc tiến việc thành lập LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG bằng cách thuyết phục và nếu cần dùng áp lực quân sự để buộc Cam Bốt và Lào gia nhập. Sau Đại Hội IV, Lê Duẩn và BCT/TƯ/Đảng CSVN nhận định rằng: Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Liên Sô là đối lập với Trung Quốc và sự liên kết giữa Trung Quốc và Cam Bốt sẽ áp lực quân sự nặng nề tại vùng biên giới phía Tây Nam.

CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM

KAMPUCHEA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT NĂM 1977

Tháng 3 năm 1977: Ieng Sary – Ngoại trưởng Khmer Đỏ – sang Bắc Kinh nối lại quan hệ thân thiết cũ. Trong buổi tiếp tân có Lý Tiên Niệm – Phó Thủ Tướng – và Tướng Vương Thăng Long – Tổng Tham mưu phó QĐNDTQ – khoản đãi phái đoàn Kampuchea cho thấy sự hợp gắn bó giữa hai nước.

Tháng 4 năm 1977: Trong buổi tiếp tân tại Tòa Đại Sứ Kampuchea, Ngoại trưởng Hoàng Hoa công khai tuyên bố:

“Nước Kampuchea đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Quốc sẽ sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của các lân bang”.

Nhận được sự hậu thuẫn của Trung Quốc. Hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam tưng bừng kỷ niệm năm thứ hai “Mùa Xuân Đại Thắng 1975”. Quân đội Kampuchea bất thần mở cuộc tấn công qui mô vào những làng xã và những thị trấn dọc biên giới tỉnh An Giang, và sau đó rút về bên kia bên giới.

KAMPUCHEA TẤN CÔNG LẦN THỨ HAI VÀO TÂY NINH

Ngày 27 tháng 9 năm 1977: Tên đồ tể Pôn – Pốt lên đài phát thanh đọc diễn văn dài 5 tiếng đồng hồ, chính thức xác nhận vai trò lãnh đạo của mình và tổ chức ANGKA là Đảng Cộng Sản Kampuchea. Một ngày sau khi ra mắt. Pôn – Pốt lên đường đi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Lần đầu tiên đi công du với tư cách là Chủ tịch Đảng và Thủ Tướng. Pôn – Pốt được đón tiếp trọng thể. Cờ và biểu ngữ giăng đầy Thiên An Môn.

Ba ngày trước đó, để chứng tỏ quyết tâm chống Việt Nam của mình đối với Trung Quốc. Pôn – Pốt ra lệnh cho Quân Khu Đông tấn công vào lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Tây Ninh. Việt Nam tự hạn chế, không cho quân đội vượt biên phản công, đồng thời cách chức Tướng Tư lệnh quá khích TRẦN VĂN TRÀ và Tướng LÊ ĐỨC ANH thay thế. Trong bài viết The continuing conflict in Southeast Asia của David Miller đăng trong cuốn THE VIETNAM WAR ghi nhận:

“Nhiều đồng bào địa phương đã chạy thoát, nhưng Hà Nội quả quyết người Kampuchea thảm sát 2.000 thường dân” (Many local residents fled, but an official Hanoi communique alleged that kampucheans had massacred some 2,000 civilians).

Sau đó, một mặt Đảng CSVN gởi điện văn chúc mừng lễ ra mắt Đảng CS Kampuchea, một mặt bí mật gởi Phan Hiền sang Bắc Kinh nhờ Trung Quốc dàn xếp cho gặp phái đoàn Kampuchea. Cuộc tiếp xúc không đi đến đâu. BCT/ ĐẢNG CS Trung Quốc đều nhất trí ủng hộ Khmer Đỏ. Trung Quốc bắt đầu chở vũ khí và chiến cụ ồ ạt tới cảng Komphong Som để trang bị tận răng cho quân đội kampuchea. CSVN buộc phải đứng hẳn về phía Liên Sô tìm cách phản công chống lại Khmer Đỏ quyết liệt hơn. Tập đoàn Lãnh đạo CSVN đã sai lầm một chiến lược quan trọng: “Nước xa không cứu được lửa gần”.

QUÂN ĐỘI VNCS PHẢN CÔNG KAMPUCHEA CUỐI NĂM 1977

Vào những ngày cuối năm 1977. Lực lượng vũ trang QĐND/VNCS mở những trận tấn công thăm dò vào sâu trong lãnh thổ Kampuchea. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt và công khai hóa tranh chấp lãnh thổ và hai bên điều động thêm lực lượng vũ trang tăng cường hệ thống phòng thủ dọc biên giới. Nhưng, phía Việt Nam bị Quốc tế tố cáo và lên án xâm lăng Kampuchea, quân đội viễn chinh VNCS buộc phải rút về nước vào ngày 6 tháng 1 năm 1978.

KAMPUCHEA TẤN CÔNG LẦN THỨ 3 VÀO ĐẦU NĂM 1978

Đầu tháng giêng 1978: Tại vùng biên giới cực Nam. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 2 và 210 của Quân Khu Tây Kampuchea đã tấn công và chiếm đóng các xã Phú Cường, Khánh An, Khánh Bình và các huyện Hồng Ngự và Hà Tiên thuộc lãnh thổ Quân Khu IX Việt Nam. Và đây là cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam lần cuối cùng, vì họ sẽ chẳng còn cơ hội nào vượt biên tấn công vào Việt Nam nữa. Tướng TRẦN NGHIÊM nguyên là Tư Lệnh Phó của LÊ ĐỨC ANH. Sau khi Lê Đức Anh thay Trần văn Trà. Tướng Trần Nghiêm được đề bạt lên làm Tư lệnh Quân Khu IX, chịu trách nhiệm điều động 3 sư đoàn chính quy cơ hữu, gồm các Sư đoàn 4, 8 và 330 cùng với 2 trung đoàn chủ lực cơ động tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp. Sư đoàn 341 do tướng Vũ Cao làm Tư Lệnh được điều từ Quân Khu VII đến tăng phái cho Quân Khu IX cùng với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, thiết giáp… với lực lượng áp đảo và hùng hậu như vậy, mà phải mất 2 tháng phản công mới đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Kampuchea ra khỏi biên giới và tái chiếm lại lãnh thổ đã mất.

Đầu tháng 3 năm 1978: Tình hình biên giới phía Tây Nam hoàn toàn yên tĩnh. Sư đoàn 341 được trả về Quân khu VII sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tướng Trần Nghiêm tái phối trí 3 sư đoàn 4, 8 và 330 cùng hai trung đoàn cơ động tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp vào nhiệm vụ phòng thủ diện địa. Riêng sư đoàn 330 được chỉ định thành lập tuyến phòng thủ an ninh lãnh thổ huyện TRI TÔN.

KAMPUCHEA KHI SƯ ĐOÀN 2 VÀ 210 RÚT VỀ BÊN BIÊN GIỚI

Bắt đầu từ tháng năm 1978 và những tháng sau đó. Cuộc thanh trừng nội bộ ở Quân Khu Đông càng ngày càng trở nên gay gắt và lên đến cao điểm vào ngày 24 tháng 5 năm 1978, lực lượng của KE PAULK – Bí thư Khu ủy Trung tâm của Khmer Đỏ – thuộc Quân khu Trung Ương kéo đến SOUNG, bao vây tổng hành dinh của Quân khu Đông, bắt giam tất cả sĩ quan chỉ huy và nhiều cuộc chạm súng đã xảy ra giữa đôi bên. Sau cuộc thanh trừng, sư đoàn 4 coi như bị xóa sổ, các sư đoàn 3, 5, 280 còn lại bị suy yếu hẳn.

BCT/TƯ Đảng CSVN không bỏ lở cơ hội ngàn vàng, triệt để khai thác nhược điểm của địch là sự xâu xé nội bộ và mâu thuẫn hàng ngũ của Khmer Đỏ theo đúng sách lược của Lenine: “Phải chộp ngay cơ hội chia rẽ của địch”, bằng cách ráo riết chuẩn bị chuẩn bị “tâm lý quần chúng” và “dư luận Quốc tế” . Rõ ràng, bọn Đảng CSVN đã đạo diễn tấn thảm kịch cực kỳ dã man, tàn bạo và ghê tởm: tắm máu 3.157 đồng bào vô tội, đa số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong đêm 18 /4/ 1978 rồi đổ tội cho bọn đồ tể Khmer Đỏ gây ra. Độc chiêu “ném đá dấu tay”, rồi dở trò “mèo khóc chuột” của bọn CSVN đã thành công trong âm mưu tạo ra kẻ thù Khmer Đỏ bằng xương bằng thịt để kích động lòng căm thù chủng tộc Việt Nam – Kampuchea, rồi triệt để khai thác sức mạnh của lòng căm thù của quần chúng vào mục tiêu chánh trị và quân sự để chuẩn bị xâm lăng Kampuchea.

Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lý của bọn CSVN được động viên vào việc tuyên truyền rầm rộ. Những cuộc biểu tình, hội thảo diễn ra khắp nơi, các đài phát thanh, phát hình trong nước mở tối đa công xuất lên án bọn diệt chủng Pôn Pốt đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc để tranh thủ dư luận Quốc tế, có chứng cớ hẳn hòi, chớ không phải tố cáo vu vơ như lần quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ tỉnh Tây Ninh thảm sát 2.000 thường dân. Quân đội CSVN xua quân tấn công Kampuchea chỉ vì lý do tự vệ chánh đáng, chớ không phải xâm lăng Kampuchea như đã từng bị lên án trước đó.

NGÀY 15/ 6/ 1978, chiến dịch tấn công Kampuchea mở màn. Các sư đoàn chính quy 7, 9 và 341 cùng với các đơn vị yểm trợ hùng hậu tràn qua biên giới Việt – Miên, chiếm đóng một phần lãnh thổ sâu trong nội địa Kampuchea từ 10 đến 40 km, trong đó có quận Prasaut. Lúc đó nhằm mùa mưa. Kampuchea tăng cường thêm nhiều sư đoàn từ trong nội địa ra biên giới để phản công. Từ Prasaut, quân xâm lược CSVN phải lùi về Chipru…

DẤU ĐẦU LÒI ĐUÔI

6 ĐIỂM CHỨNG MINH TỘI ÁC CỦA CSVN TRƯỚC DƯ LUẬN QUỐC TẾ VÀ ĐỒNG BÀO TRONG & NGOÀI NƯỚC
ĐIỂM MỘT: Không thấy chánh quyền địa phương đề cập đến con số thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản của nhân dân sau 3 lần lực lượng Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là 2 tháng đầu năm 1978 là thời gian quần thảo dữ dội giữa 4 sư đoàn + 2 trung đoàn cơ động CSVN để đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Kampuchea ra hỏi biên giới. Điều đó đã chứng minh rằng: Đồng bào MNVN đã tích lũy quá nhiều kinh nghiệm “chạy giặc”. Giặc Tây đi bố, giặc Việt Minh CS giết người đoạt của, giặc Miên nổi dậy “cáp duồn”… nên phản ứng của họ vô cùng bén nhạy. Mỗi khi có biến động là nhà nhà báo động bằng đủ mọi phương tiện như gõ mõ, thùng thiếc, gióng trống, khua chiên, nồi niêu, xoong chảo… để kịp thời bồng bế con cái chạy giặc. Họ không bao giờ chịu nằm yên trong nhà, ngoan ngoãn chờ bọn Khmer Đỏ đến lùa họ đi. Và một điều chắc chắn là khi họ nhận diện binh lính của Khmer Đỏ, họ sẽ chạy bung ra, chạy bán sống bán chết giống như hồi Tết MẬU THÂN 1968, dân MNVN chạy giặc Việt Cộng, dễ dầu gì bọn Khmer Đỏ có đủ lực lượng tập trung dân làng Ba Chúc vào các CHÙA & TRƯỜNG HỌC một cách dễ dàng để tàn sát tập thể. Hơn nữa, địa thế làng Ba Chúc dưới chân núi TƯỢNG và bên kia là núi DÀI, một địa thế lý tưởng cho đồng bào lẫn trốn dễ dàng.

ĐIỂM HAI: Những vị cao niên nào sống ở Miền Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh Châu Đốc, Vĩnh Long, Trà vinh, Sóc Trăng chắc chưa quên những cuộc nổi dậy bất thần đầy chết chóc của những đồng bào Việt gốc Miên sống trong các sóc vùng sâu. Và danh từ “Miên dậy” là tiếng báo động khẩn cấp đồng bào Việt gọi nhau chạy lánh nạn. Những người Miên từ trong các sóc đồng loạt ùa ra, tay cầm phảng, cuốc xẻng, rựa… tay kia cầm chai rượu “phất xạ” (uống rượu), họ ào ạt xông vào các xóm làng của đồng bào ta như cơn gió lốc, rượt đuổi dân làng chạy tán loạn. Họ vừa chạy vừa thét : “Dơ! Cáp duồn! Bòn ơi!…” (Nào! Giết tụi Việt! Bây ơi!…” Trong cơn say rượu, say máu, họ gặp đàn bà chém theo đàn bà, trẻ con đâm theo trẻ con… gặp đâu giết đó. Bọn diệt chủng Khmer Đỏ cũng thế! Một khi tràn qua biên giới Việt Nam, họ đâu có lòng nhân đạo đến độ phải tập trung đồng bào ta vào các chùa chiền để đọc kinh cầu nguyện trước khi hành quyết, hoặc dồn trẻ con vào các trường học vì sợ trẻ chết xuống âm phủ thành những con ma mù chữ?

ĐIỂM BA: Nếu như muốn cưỡng bách trên 3, 4 ngàn người sống rải rác trong làng Ba Chúc với một địa thế hiểm trở như thế, cách biên giới Việt – Miên khoảng 7 km và cách con kinh Vĩnh Tế khoảng 5 km. Chúng tôi nghĩ, bọn diệt chủng Pôn Pốt phải huy động bao nhiêu sư đoàn Khmer Đỏ mới làm nổi việc đó? Và làm thế nào những sư đoàn nầy lọt qua tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam dầy đặc của 3 sư đoàn chính quy 4, 8 và 330 của QĐND và 2 trung đoàn cơ động tỉnh với lực lượng yểm trợ hùng hậu gồm: thiết giáp, pháo binh và không quân đóng tại căn cứ Trà Nóc? Và hơn thế nữa, bọn Khmer Đỏ làm thế nào kéo dài cuộc thảm sát dân làng Ba Chúc trong suốt 11 ngày đêm mà không có cuộc chạm súng nào với các đơn vị chủ lực CSVN phòng thủ biên giới kể trên, trừ phi các đơn vị nầy nhận được lệnh của BCT/TƯ/ Đảng “án binh bất động”, để mặc cho bọn Khmer Đỏ mặc sức giết đồng bào ta? Không có tổn thất về nhân mạng được ghi nhận cho cả hai phía Khmer Đỏ và bộ đội biên phòng CS (có đánh đấm gì đâu mà có tổn thất chứ!), chỉ có trên 3.000 đồng bào bị thảm sát mà thôi. Tưởng cũng xin nhắc lại: Trước 30/4/1975, Quân Đoàn IV và Quân khu 4 chỉ có 3 sư đoàn chủ lực 7, 9 và 21 / BB và nếu như 3 sư đoàn nầy được phối trí, tập trung vào nhiệm vụ phòng thủ biên giới phía Tây Nam thì chưa chắc một con chuột chui qua lọt, đừng nói chi một đơn vị nhỏ của quân xâm lược CSBV.

ĐIỂM BỐN: Thời điểm bọn Khmer Đỏ thảm sát dân làng Ba Chúc từ 18 /4 /1978 đến 29 /4 /1978 lại càng không hợp lý. Vì trong thời gian đó, ở bên kia biên giới, cuộc thanh trừng nội bộ đang xảy ra gay gắt và quyết liệt ở Quân Khu Đông sắp lên đến cao điểm. Làm sao Pôn Pốt có thể điều động lực lượng Khmer Đỏ vượt biên tấn công Việt Nam?

ĐIỂM NĂM: Người nông dân Việt Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng, họ chỉ di dân vào các điểm tập trung dưới sự bảo vệ an ninh của quân đội VNCH. Hệ thống “Ấp chiến lược” được thiết lập trong thời chiến tranh là một thí dụ cụ thể. Điều nầy phải là cán bộ địa phương và bộ đội CSVN mới có thể tập trung dân làng Ba Chúc vào các CHÙA & TRƯỜNG HỌC đã chỉ định sẵn theo kế hoạch để ra tay tàn sát đồng loạt. Và sư đoàn 30 (tên gọi tắt của đồng bào địa phương) chính là sư đoàn 330 chỉ định cuộc giết người tập thể nầy vào đêm 18 /4 /1978. Vì SĐ 330 được thành lập tại MNVN trước khi tập kết ra Bắc do Tướng Đồng văn Cống làm Tư lệnh thì dân làng Ba Chúc mới có lòng tin đi theo chúng vào các chùa và trường học để được chúng bảo vệ an ninh. Sau đó, chúng khóa chặt cửa lại. Chờ khi đêm đến, bộ đội CSVN đội lốt quân Khmer Đỏ kéo đến giết sạch, đốt sạch đúng như lời tố cáo của ông Trần H. và đó sự thật không thể chối cãi. Hiện nay, một vài nhân chứng còn sống sót như bà Trần thị C, ông Nguyễn văn Ch…và một nhân chứng quan trọng là một thầy giáo cấp 2 ở kinh Vĩnh Tế họ Trần (xin dấu tên) đã dám nói lên sự thật với đồng bào nên bị sa thải khỏi nhiệm sở và bị tên Giám Đốc Công An tỉnh An Giang – bí danh Sáu Nhỏ – bắt giam 2 năm để cảnh cáo.

ĐIỂM SÁU: Tại sao bọn CSVN mở cuộc thảm sát tập thể dân làng Ba Chúc, cách biên giới đến 7 km? Trước năm 1975, có ai đặt chân lần đầu đến Ba Chúc dưới chân làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nhìn đâu đâu cũng thấy chùa và đa số chùa nào cũng giữ theo truyền thống là tường xây bằng gạch nhưng mái lợp lá. Riêng tại làng Ba Chúc có khoảng 15.000 tín đồ Bửu Sơn kỳ Hương thờ vị Giáo Tổ Đức Phật Thầy Tây An, lấy giáo lý PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát Nhẫn và tám Điều Răn của Đức Thầy để tu thân. Điều nầy chúng minh dã tâm của bọn CSVN vừa tiêu diệt tín đồ PGHH, vừa đốt luôn các chùa chiền, nơi tín đồ PGHH thờ phượng đấng thiêng liêng, rồi đổ tội diệt chủng cho bọn Khmer Đỏ đã biến mất về phía bên kia biên giới, thế là xong! Những việc giết người tập thể là sách lược của bọn CSVN, có tính toán tinh vi và được thực hiện từng bước theo kế hoạch được dàn dựng hẳn hoi. Đây là độc chiêu “nhất tiển hạ song điêu” của bọn CSVN.[/lis]

PHẦN II

Nội dung và chi tiết PHẦN I kể trên, tôi đã đúc kết lại thành một bài viết với chủ đề: “Mở lại hồ sơ CSVN thảm sát 3,157 đồng bào làng Ba Chúc, tỉnh An Giang đêm 18/ 4/ 1978” đã được đưa lên mạng Người Việt Online ngày 3 tháng 5 năm 2004 lúc 2:59 PM.

Sau khi bài viết nầy đã được đưa lên mạng thì đúng 7 ngày sau, ông LỤC TÙNG từ trong nước, viết một phóng sự – ghi chép với tựa đề “BA CHÚC NGÀY 16 THÁNG 3…” đưa lên báo Lao Động số 131, ngày 10 tháng 5 năm 2004. Xin tóm lược vài điểm chính của bài báo nầy:[list]

Nơi đây, đúng 3 năm sau ngày thống nhất đất nước, bè lũ diệt chủng Pôn – Pốt đã xua quân vượt biên giết 3.574 thường dân bằng những hình thức dã man, như: Người lớn, chúng dùng búa đập đầu, dao cắt cổ; trẻ em thì nắm hai chân xé ra, hoặc đập đầu vào gốc cây, nếu chưa chết thì quăng lên cao, sau đó vươn lưỡi lê lên hứng. Riêng với phụ nữ, trước khi dùng lưỡi lê xẻo vú, hay thọc cây tầm vông, cọc trâm bầu vào cửa mình cho chết, chúng lột quần áo ra rồi thay nhau hãm hiếp tập thể”. Để tưởng nhớ những người dân vô tội, hằng năm vào ngày 16 tháng 3 A.L, chính quyền và nhân dân nơi đây tổ chức ngày giỗ hội. Giỗ hội lần thứ 26 năm nay nhằm ngày 4. 5. Tôi (Lục Tùng) lật sổ tay, đoạn ghi lại số liệu của ỦY BAN TRUNG ƯƠNG ĐIỀU TRA TỘI ÁC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC trong 11 ngày đêm từ 14 đến 25/ 4 /1978. bè lũ Pôn – Pốt đã sát hại tổng cộng 3.574 thường dân.

Trên đường dẫn chúng tôi (Lục Tùng) đến nhà bà Hà thị Nga, một trong số 3 người sống sót trong tầm diệt chủng, ông Trần Văn Nhi – nguyên Phó Chủ Tịch thị trấn Ba Chúc – không nén được xúc động nói:

“Tôi đã đi qua hai cuộc chiến tranh, đánh Pháp, đuổi Mỹ, nhưng chưa bao giờ thấy cảnh người ta dùng súng đạn để giết hơn 200 người dân đang cầu nguyện trong chùa như lần ấy…”

Theo lời ông Nhi, sau nạn diệt chủng Ba Chúc giống như một như một bãi đất hoang tàn, toàn xã có 3.574 người bị sát hại, trong đó có 100 hộ bị giết sạch…

Ông Lục Tùng mô tả ngày giỗ hội như sau:

“Hôm nay ngày giỗ hội 16 tháng 3…”, vị chánh bái vừa cất giọng, cả không gian tỉnh lặng đột nhiên vỡ tung bởi tiếng nấc nghẹn ngào xen lẫn những tấm thân ngã quỵ…”(ngưng trích). Nhưng, tấm hình ghi lại một góc nhà mồ ngày giỗ hội thật tương phản, chỉ đếm được có 7 người đứng bên cạnh khung hộp kính hình bát giác, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt của nạn nhân.

LỜI BÀN:

Theo lời kể của ông Lục Tùng thì tội ác thảm sát đồng bào ta tại xã Ba Chúc của bọn Khmer Đỏ là tội ác “trời không dung đất không tha” nên Đảng CSVN phải cho xây cụm nhà mồ Ba Chúc là địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt cũng đúng thôi! Nhưng vẫn còn kém xa, nếu đem so sánh với tội ác vô cùng dã man của quân xâm lược Trung Cộng thảm sát đồng bào ta tại xã Đề Thám là một xã ngoại ô của thị xã Cao Bằng, nơi giáp với tỉnh Quảng Tây, khu vực có nghĩa trang “liệt sĩ Long Châu” chôn lính Trung Cộng đã tử trận tại Việt Nam. Thị xã Cao Bằng là một trong những khu vực bị quân xâm lược Trung Cộng tàn phá nặng nề nhất. Tất cả bệnh viện, trường học, chùa chiền, đền thờ đều bị phá hủy tan hoang thành bình địa trước khi rút quân khỏi Việt Nam trong cuộc chiến tranh giới biên giới vào tháng 2 năm 1979. Đây cũng là nơi có nhiều thường dân bị quân xâm lược Trung Cộng tàn sát nhiều nhất. Họ chết vì đạn pháo, bị chặt đầu, mổ bụng, phụ nữ bị hãm hiếp tập thể cho đến chết, trẻ con bị ném xuống giếng… Nơi nầy, thay vì BCT/TƯ/ Đảng CSVN cho xây cụm nhà mồ Đề Thám để đánh dấu tội ác man rợ của quân xâm lược Trung Cộng mới phải. Ngược lại, bọn CS Hà Nội lại cho in sách ca tụng quân xâm lược Trung Cộng giết hại đồng bào và tàn phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Và mới đây, ai đó đã đặt một vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ Long Châu, bốc mùi thúi hoắc: “ĐẢNG ỦY, HĐND, UBND, UBMTTQ XÃ ĐỀ THÁM ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ TRUNG QUỐC.”

YẾU TỐ THỜI GIAN “TIỀN HẬU BẤT NHẤT”

Theo ông Lục Tùng, khu vực nhà mồ Ba Chúc được BỘ VĂN HÓA XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA, con số nạn nhân là 3.574 người và thời gian bắt đầu cuộc thảm sát kéo dài 11 ngày đêm từ 14 đến 25/ 4 /1978 do Ủy Ban Trưng ương Điều tra Tội ác Chiến tranh Xâm lược ghi nhận. Nhưng, tại sao bọn lãnh đạo CSVN lại ghi nhận mốc thời gian từ 18 đến 29/ 4/ 1978 (sai biệt trước và sau 4 ngày) để làm gì?

Một câu hỏi được đặt ra: Thời gian chính xác xảy ra cuộc thảm sát 3.157 (hay 3.574) đồng bào vô tội làng Ba Chúc, tỉnh An Giang vào ngày 14 hay ngày 18 tháng 4 năm 1978? Chánh quyền CSVN phải biết rõ điều nầy hơn ai hết!

Cần phải nói rõ thêm là khoảng thời gian từ 14/4 đến 18/4 D.L đều rơi vào ngày LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CHOL-CHNAM-THMAY CỦA DÂN TỘC KAMPUCHEA. Chắc chắn khoảng thời gian đó, tên đồ tể Pôn – Pốt và quân Khmer Đỏ không bao giờ khai sát giới, tàn sát 3.574 dân làng Ba Chúc trong các chùa chiềng.

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CHOL-CHNAM-THMAY

Là lễ mừng năm mới, lễ hội trọng đại và thiêng liêng nhất trong năm của người Kampuchea (tương tự như Tết Nguyên Đán của người VN). Lễ hội chính thức bắt đầu từ 1 đến 3 tháng Chét theo Phật Lịch, rơi vào ngày 14/4 Dương lịch (năm nhuận thì bắt đầu vào ngày 13/4). Trong 3 ngày lễ hội (năm nhuận là 4 ngày) mang đậm nét văn hóa Phật Giáo Tiểu Thừa, từ thời gian gắn liền với Phật Lịch, địa điểm tổ chức tại các chùa và nghi thức tụng kinh cầu phước, dâng cơm cho sư sãi và chủ tế hành lễ là các vị sư sãi, nên ngoài ý nghĩa chúc mừng năm mới, còn là làm phước của đồng bào Kampuchea.

Lễ hội còn có ý nghĩa tống tiễn mùa nắng, bước sang thời kỳ có mưa để kịp thời vụ. Bà con tiễn đưa thần TÊVÊDA CŨ (thần coi sóc cũ), đón thần TÊVÊDA MỚI. Trong dịp nầy, ngoài cúng lễ, bà con thường hỏi thăm nhau và chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo thăng thiên. Ban ngày tham dự các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa…Trai gái trong làng múa Roam Vông, Lâm Thol, hát Dù Kê, chọi trâu…Vì vậy, tôi dám khẳng định rằng:

• Cho dù tên đồ tể Pôn – Pốt và quân Khmer Đỏ dù có khát máu đến đâu, cũng không vượt biên tấn công làng Ba Chúc, khai sát giới, tàn sát 3.574 dân lành vô tội trong 4 ngày lễ hội truyền thống CHOI-CHNAM-THMAY của dân tộc Kampuchea. Việc ông Trần văn Nhi cáo buộc quân Khmer Đỏ dùng súng đạn để giết hơn 200 người dân đang cầu nguyện trong chùa nhằm che đậy tội ác diệt chủng của quân đội CSVN mà thôi.

• Dân tộc Kampuchea theo Phật Giáo Tiểu Thừa. Họ kính trọng sư sãi một cách tuyệt đối. Ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa theo nghi lễ cổ truyền, nơi tổ chức các lễ hội hàng năm, là nơi tàng trữ kinh Phật. Bản thân người dân Kampuchea cũng phải trải qua một thời gian niên thiếu ở trong chùa để học giáo lý nhà Phật, đạo lý làm người trước khi ra đời. Cho nên, bộ đội CSVN tập trung dân làng Ba Chúc vào các chùa chiền để tàn sát tập thể rồi vu oan, giá họa cho quân diệt chủng Khmer. Đó là một hành động ngu xuẩn, thiếu khôn ngoan, vì ngôi chùa đối với người Kampuchea là đền thiêng, bọn diệt chủng Khmer Đỏ không bao giờ dám giết người trong các ngôi chùa, rồi phóng hỏa đốt chùa như bọn lãnh đạo CSVN đã tưởng tượng. Hành động giết người tập thể dã man nầy chỉ có bộ đội CSVN vô thần mới dám làm, như chúng đã làm trong biến cố TẾT MẬU THÂN1968 tại HUẾ.

Những vụ giết người tập thể như vậy, giải thích theo ngôn từ của TROTSKY: “Chẳng có ai là đao phủ, chỉ có nạn nhân.” Đúng vậy, cho dù nhân chứng có thấy mặt đao phủ thật sự là bộ đội CSVN, cải trang thành quân Khmer Đỏ, họ có dám đứng tố giác hay không? Không ai còn lạ gì thủ đoạn “giết người bịt miệng” của bọn CSVN. Làm sao những người được chánh quyền CSVN địa phương đưa ra làm nhân chứng, liệu họ có dám nói lên sự thật hay không? Chỉ cần một cái gật đầu, xác nhận bọn CSVN là lũ giết người thì đã toi mạng rồi!

KẾT LUẬN

Chúng tôi hy vọng “ỦY BAN TRUY TỐ TỘI PHẠM CHỐNG NHÂN LOẠI” tiến hành thu thập các tài liệu để làm sáng tỏ về vụ thảm sát nầy và mở lại: “HỒ SƠ CSVN THẢM SÁT 3.574 ĐỒNG BÀO TẠI LÀNG BA CHÚC, TỈNH AN GIANG TRONG THÁNG 4/ 1978” để truy tố tội ác diệt chủng của bọn lãnh đạo Đảng CSVN ra trước TÒA ÁN QUỐC TẾ LAHAY để đền tội.

Một góc khu nhà mồ Ba Chúc

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

————————————————————————–

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Chiến tranh Đông Dương 3 của Hoàng Dung.
- Nửa tháng trong miền Thất Sơn của Nguyễn văn Hầu
- Tài liệu giải mật về cuộc chiến Hoa Việt của Lâm Lễ Trinh
- Thư tố cáo tội ác bọn CSVN của ông Trần H.
- Câu chuyện ngôi làng Ba Chúc ở biên giới Miên Việt của Hoàng Quý
- Ba Chúc ngày 16 tháng 3…Phóng sự của Lục Tùng.
- When the Khmer Rouge came to kill in Vietnam của James Pringle.
(Vietlinh)


bon việt gian Cộng Sản nguy tao tài liêu sau đây

thảm sát Ba Chúc


Bao năm đã trôi qua nhưng chưa một giây phút nào những người dân Ba Chúc nguôi ngoai cái cảm giác kinh hoàng của 11 ngày đêm tang thương của năm 1978. Bia đá của lòng căm thù đã được những người còn sống dựng lên, những lớp sọ người chất chồng lên nhau như nỗi đau chất lên nỗi đau thấu tới trời xanh. Nước mắt mãi mãi chảy ngược về quá khứ. Chưa có vụ thảm sát nào, chưa có tội ác nào kinh hoàng và rùng rợn như thế!...

3.157 NGƯỜI DÂN VÔ TỘI BỊ SÁT HẠI


Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, Ba Chúc là một xã thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km đường chim bay, vùng đất này là cửa ngõ mở xuống đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Về Ba Chúc hôm nay, dưới những rặng dừa tỏa bóng bình yên bên những cánh đồng lúa ngậm sữa, không ai ngờ tới hơn 20 năm trước mảnh đất này đã phải từng gánh chịu một nỗi tang thương, đau đớn đến thế! Cùng với những hồi ức của người dân Ba Chúc, chúng tôi đi ngược thời gian...

Ngày 30/4/1977, bọn diệt chủng (việt gian Cộng Sản ) Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, trong đó có An Giang mà xã Ba Chúc là một điểm trọng yếu trong hướng tấn công của chúng. Vùng đất nhỏ bé này đã phải chịu đựng 30 lần tấn công của chúng. Ðỉnh cao của tội ác là vụ thảm sát 3.157 người dân vô tội, từ ngày 18/4 đến 30/4/1978.

Sáng 18/4, sau khi chọc thủng phòng tuyến của du kích xã, bọn Pôn Pốt xua quân vào Ba Chúc. Xã bị dìm trong biển lửa và máu. Những cảnh tượng giết người hàng loạt dã man hơn cả thời trung cổ: Bắn người tập thể, dùng búa đập đầu, cắt cổ; với trẻ em thì chúng xé làm đôi hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay tung lên và xóc lưỡi lê vào cơ thể; với phụ nữ thì bọn dã thú hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán búa hoặc nhét đất đá vào chỗ kín cho đến chết. Những người dân Ba Chúc từng chứng kiến đã rùng mình hồi tưởng và cho đến bây giờ họ vẫn thảng thốt ngạc nhiên tại sao có những kẻ mang khuôn mặt con người mà độc ác, dã man đến như vậy!...

Cùng với một người bạn sinh ra ở Ba Chúc, chúng tôi đến thăm những địa danh ghi lại tội ác của bọn diệt chủng. Ðã hơn 20 năm mà tiếng mõ cầu kinh của chùa Tam Bửu vẫn rền rĩ ngân thảm thương như tiếng vọng của những oan hồn. Những ngày cuối tháng 3/1978, khi Pôn Pốt lấn qua biên giới, nhân dân thường chạy vào chùa trú ẩn vì cứ ngỡ rằng chúng sẽ không giết người trước Ðức Phật từ bi. Ai ngờ rằng, ngày 17/4, loạt pháo đầu tiên chúng bắn trúng hậu liên Tam Bửu tự. 40 người chết không toàn thây, 20 người bị thương, máu loang đỏ nền chùa, tiếng kêu la cất lên thảm thiết. Sáng hôm sau, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và bắt hơn 800 người đang ẩn nấp nơi đây và xua họ đi thảm sát tập thể ở cánh đồng Cầu Sắt và giồng Ông Tướng. Ðối diện với chùa Tam Bửu là chùa Phi Lai. Ba giờ chiều hôm đó giặc tràn vào đây và xả súng bắn chết tại chỗ 80 người; 100 người khác kinh sợ bỏ chạy cũng bị chúng dùng báng súng và khúc cây đánh chết; 40 người khác nấp dưới bàn thờ Phật cũng bị lựu đạn tung vào chỉ sống sót 1 người. Những hang đá trên núi Tượng (Kỳ Lân Sơn trong dãy Thất Sơn) đã trở thành những mồ chôn người tập thể. Trong hang Ba Lê, 50 người trong một dòng họ không còn sót một ai và bên cạnh là giồng Ông Tướng đã vùi thây 100 sinh linh vô tội khác. Hang Cây Da có 17 người vào trốn, chúng xả súng giết ngay 14 người, hiếp dâm chị Chuột rồi dùng cây đâm vào cửa mình cho đến chết, hai người liều mình chạy thoát là anh Phan Văn Ba và người con trai 19 tuổi của mình. Bạn tôi kể lại, sau ngày bọn Pôn Pốt đã bị đẩy về bên kia biên giới, nhân dân Ba Chúc đã gom góp xương tàn của những người xấu số chất đầy cả... mấy chiếc xe bò!...


NHỮNG NHÂN CHỨNG SỐNG

Trước mặt chúng tôi là một ông già tiều tụy, những nét đau khổ khắc sâu trên gương mặt ông, đó là Trần Văn Tỏ. Người cha bất hạnh ấy quặn thắt ruột gan mà kể lại cho chúng tôi câu chuyện thương tâm. Ðây là nỗi ám ảnh chưa một giây phút nào thoát ra khỏi con tim và khối óc ông, ông sống mà cứ nghĩ như mình đã chết. Ông Tỏ kể:

Tại hang Ðồ Ðá Dựng nằm trong lòng núi Tượng có 72 người trốn, trong đó có 4 cháu nhỏ. Do ở hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước và bệnh tật, trẻ la khóc suốt ngày. Ðể đảm bảo bí mật cứu lấy số đông, mọi người phải đau lòng nghĩ đến chuyện bức tử các cháu bé nhưng không ai dám nỡ lòng. Ðến ngày 29/4, một tên nữ cán bô việt gian Cộng Sản giả Khơme Ðỏ đi do thám và phát hiện tiếng trẻ khóc, thị la lên "thận or" (có người) và chạy đi báo thượng cấp. Trước nguy cơ tất cả bị tàn sát, mọi người quyết định phải tự tay giết 4 cháu bé. Ðứa con trai lên 5 của anh Trần Văn Tỏ biết mình sắp phải chết đã thảng thốt van xin: "Ba ơi! Ðừng giết con!". Anh Tỏ đã cố nén đau thương bóp mũi đứa con trai thương yêu của mình cho đến chết. Rồi tiếp đó là ông Hai Khế, ông Tư Ðức đã lần lượt tự tay giết ba đứa cháu nội của mình. Ba tiếng đồng hồ sau, bộ đội việt gian Cộng Sản ) tấn công vào, những người dân trong hang Ðồ Ðá Dựng ôm 4 đứa trẻ vẫn còn hơi nóng mà đứt từng khúc ruột...

Bà Hà Thị Nga cũng là một nạn nhân còn sống sót sau vụ thảm sát. Ngôi nhà trơ trọi của bà cũng hoang lạnh đến rợn người nằm sát bên Nhà mồ Ba Chúc. Khi chúng tôi vào nhà, bà thắp nhang xá bốn phương tám hướng và cắm lên vô số bát nhang. Trên gương mặt như vô hồn của người phụ nữ chịu quá nhiều đau thương chợt đanh lại và ép ra những giọt nước mắt khi phải hồi ức về những ngày bi thảm.
Bà sinh năm 1939, lúc ấy 39 tuổi. Cả dòng họ trên 100 người của bà đã bị bọn việt gian Cộng Sản giết hại; riêng gia đình bà đã vĩnh viễn mất đi 37 người, từ cha mẹ, anh chị, chồng và 6 đứa con thân yêu. Bà đã tận mắt chứng kiến kẻ thù giết hại những đứa con của mình. Ðứa gái út bị chúng đập đầu ba lần không chết vẫn ngẩng đầu kêu "Mẹ ơi!" đau đến xé lòng. Bà đã ngất xỉu đi và gục lẫn vào đống xác người cho nên thoát chết.
Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Sương năm ấy mới 11 tuổi - cha mẹ và tất cả anh chị em đều bị sát hại. Sương kể trong nước mắt: Chiều 18/4, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và lùa bà con đi tàn sát tập thể, Sương chạy theo cha. Tại cánh đồng Cầu Sắt - Vĩnh Thông, cha chị cầm tay con mà dặn: "Cha còn 7 đồng bạc, con cầm lấy". Giặc bắn cha chị, xác nằm chung với hàng trăm người khác. Chị cũng bị bắn vào đầu và ngực nhưng may mắn không chết. Ban ngày Sương đi lượm xoài ăn, tối về nằm bên xác cha. Qua 11 ngày đêm, các vết thương trên người chị nhiễm trùng thối rữa ra. Sau thảm họa, chính quyền địa phương đã đưa chị đi bệnh viện điều trị ba tháng sau mới lành.
Ông Nguyễn Văn Kỉnh là một trong 300 người bị bọn chúng dẫn đi tàn sát ở cánh đồng Vĩnh Thông. Ông kể, chúng chia từng tốp 20-30 người rồi đồng loạt nã đạn, đến tốp ông Kinh, khi súng nổ ông hoảng sợ chết ngất. Sáu xác người khác phủ lên người ông. Khi tỉnh lại ông bàng hoàng nhìn cảnh tượng xung quanh và muốn chết thật đi khi nhìn thấy đứa cháu ngoại 5 tháng tuổi của mình đang day vú mẹ trong khi người con gái của ông tắt thở tự lâu rồi...



DI TÍCH CỦA LÒNG CĂM THÙ

Năm 1977, Ba Chúc chỉ có 16 ngàn dân mà chỉ trong 11 ngày 3.157 người vô tội bị giặc sát hại, phần lớn trong số họ là người già, phụ nữ và trẻ em. Trên 100 hộ bị giết sạch không còn ai sống sót, giữa lòng Ba Chúc hôm nay vẫn còn đó những nền nhà cũ bám rêu. Trên mảnh đất nhỏ bé này đến hôm nay vẫn như còn nhuốm máu. Những người dân Ba Chúc hình như không đủ niềm vui để nở một nụ cười. Chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác và Nhà nước đã công nhận là Di tích Căm thù theo Quyết định 92/VH-QÐ ngày 10/7/1980.

Trước mặt chúng tôi là nhà mồ Ba Chúc. Nhà mồ có hình lục giác, mỗi góc là một cột đỡ mái nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng. Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh, chứa trong đó 1.159 hài cốt của những người dân vô tội; số còn lại đã được chôn cất và rất nhiều hài cốt khác đã lẫn vào đất đá hay chìm lấp trong các hang sâu trên dãy Kỳ Lân Sơn. Trước chứng tích của lòng căm thù, nỗi đau không thể cất thành lời, chúng tôi chỉ biết cúi đầu tưởng niệm. Tiếng vọng của những oan hồn mãi mãi ám ảnh trong lòng những người dân Ba Chúc, những người dân Việt Nam, thức tỉnh lương tri của những người dân Campuchia chân chính và nhân loại yêu chuộng hòa bình

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỘI ÁC việt gian Cộng Sản VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM





TỪ THẢM SÁT DÂN HUẾ 1968 ĐẾN THẢM SÁT DÂN LÀNG BA CHÚC 1978Aug 3, '08 6:08 AM
for everyone
TỪ THẢM SÁT DÂN HUẾ 1968
ĐẾN THẢM SÁT DÂN LÀNG BA CHÚC 1978


Việt cộng Thảm sát 3157 đồng bào Làng BA CHÚC ,Tỉnh An Giang
Đêm 18 Tháng 4 1978
Nếu thật sự có quân Khmer Rouge tàn sát dân Việt từ ngày 18 tháng 04 cho đến ngày 29 tháng 04 năm 1978,thì tại sao các đơn vị của sư đoàn 330 đang đảm nhiệm việc thành lập tuyến phòng thủ và trấn đóng tại huyện Tri Tôn (làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn), lại không thể nghe hay phát hiện ra biến cố trong đêm 18 tháng 04 năm 1978.???

Ai đã ra lệnh tập trung tất cả 3.157 thường dân vào trong các chùa và trường học.???Để bắn giết tàn sát hàng loạt dân làng Ba chúc???
Điều nầy khác hẳn với phương thức giết người theo kiểu “Cáp-Duồng” của người Miên, nghiã là tàn sát dân Việt Nam tại chổ, gặp đâu giết đó.

Tuan Phan-Thư Ngỏ Quốc Hận và Pháp Nạn gởi HT Chánh Lạc và PSNT Giác Đức

Thư Ngỏ Quốc Hận và Pháp Nạn gởi HT Chánh Lạc và PSNT Giác Đức nhân dịp nhị vị sắp đến Seattle làm Giáo Thọ.

Thưa hai ông họ..thích!

Tôi là một người theo đạo Phật, không dám nhận con Phật (Phật tử), vốn là nạn nhân sắp chết trong tù “cải tạo” của Việt Cộng, xin gởi đến hai ông Thư Ngỏ Quốc Hận và Pháp Nạn nầy nhằm bày tỏ cảm nghĩ về TƯ CÁCH CON NGƯỜI của hai ông trên bình diện chính trị và tôn giáo:

1. PHẢN DÂN TỘC ĐỒNG BÀO. Hai ông dù mặc áo cà sa pháp hiệu là thích Chánh Lạc (Lê Kim Cương) và thích Giác Đức (Nguyễn Anh Tuấn) khi sống dưới chế độ VNCH hai ông, thụ hưởng TỨ SỰ CÚNG DƯỜNG (gồm quần áo, thức ăn, nơi ở và thuốc men) đầy đủ của ĐÀN NA THÍ CHỦ là đồng bào VNCH, gồm cả Quân Dân Cán Chính Phật tử. Ngòai ra, hai ông còn được chiến sĩ VNCH nằm sương dãi gió, hy sinh cả tính mạng bảo vệ an ninh cho hai ông yên ổn tu hành nhưng hai ông nói riêng và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (hậu thân Giáo Hội Ấn Quang) đã dùng MÁI CHÙA CHE CHỞ VIỆT CỘNG, tiếp tay Việt Cộng phá nát hậu phưong VNCH! Tội ác của Giáo Hội PGVNTN đành rành trong sử sách, đã góp phần một phần tư công lao làm sụp đổ VNCH ngày 30-4-1975.

2. PHẢN PHẬT PHÁ ĐẠO. Là hai người xuất gia, hai ông mang pháp hiệu thích Chánh Lạc và thích Giác Đức có vốn học thức cao (Tiến sĩ), có phẩm trật tôn kính là Hòa Thượng, Pháp Sư Niên Trưởng và chức vụ lớn trong Giáo Hội PGVNTN nhưng hai ông đã xâm phạm tiết hạnh nữ giới, có vợ, đẻ con mà vẫn mặc áo cà sa! Hai ông chẳng những không có lòng tự trọng, mà còn lợi dụng phẩm trật và chức vụ trong Giáo Hội đi đây đó lừa gạt Phật tử bằng những bài thuyết pháp, giảng giải ...đạo đức cho họ!

Do hai lẽ trên, hai ông không xứng đáng mang dòng họ Thích cao quý của xác phàm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà từ lâu tôi không bao giờ viết hoa họ thích của hai ông nói riêng và những đồng chí của hai ông được mệnh danh là Giặc Thầy Chùa trong Giáo Hội PGVNTN: thích Chánh Lạc, thích Giác Đức, thích Quảng Độ, thích Hộ Giác, thích Mãn Giác, thích Huyền Quang, thích Đôn Hậu, thích Phước Huệ v.v…

Đặc biệt thích Chánh Lạc tức Lê Kim Cương…còn dùng tài lẻo mép văn chương để ngụy biện, chạy chữa mọi tội lỗi của hàng tăng sĩ dối tu nói chung và của riêng ông qua kiểu cách giảng giải về “Y Pháp Bất Y Nhơn” như sau:

“Phật giáo đặc biệt trọng thị vấn đề DUY TRÌ và TRUYỀN BỐ Chánh Pháp nên chủ trương “Y Pháp Bất Y Nhơn”. Do đó, sự sinh họat của người xuất gia là việc riêng, là lãnh vực chuyên môn của họ và tự chịu lấy trách nhiệm với Đức Phật, với nhân quả báo ứng, hàng tại gia chỉ cần vị xuất gia ấy hiểu đúng và đủ năng lực khai diễn truyền trao Chánh Pháp cho mình là đủ, tuyệt đối không nên xen lấn vào nội bộ của Tăng đòan, nhất là với thái độ BỚI LÔNG TÌM VẾT…chỉ nên cung kính cúng dường và tự xem đó là bổn phận của hàng tại gia học Phật, dù về một khía cạnh nào đó người cư sĩ kia thật sự trội hơn người xuất gia đi nữa…

…Bởi các lẽ trên, đối với Thánh Tăng và những vị Phàm Tăng có đủ điều kiện, chúng ta nên hết lòng tôn kính, cúng dường đã đành, thậm chí đối với những người xuất gia “thiếu điều kiện” nhưng họ hiểu đúng Chánh Pháp và có khả năng truyền giảng Chánh Pháp, chúng ta cũng nên tôn kính…

Vấn đề tín ngưỡng Tăng Bảo, từ thời đại Đức Phật cho tới nay, ở các nước Nguyên Thủy Phật Giáo vẫn không có gì thay đổi và xem như một bổn phận đương nhiên. Nhưng ở Trung Hoa và Việt Nam v.v… quan niệm Kính Tăng trước sau vẫn chưa gây thành tập quán phổ biến. Đó là điều cần xét lại! (Trích “Phật Pháp” tập I, thích Chánh Lạc, Nxb Phú Lâu Na -1997, trang 231- 233)

Theo thích Chánh Lạc, ông sư bà vãi tha hồ làm bậy miễn thuộc lòng kinh kệ Phật Giáo để giảng lại cho thính chúng vì việc làm bậy như dâm dục, tham lam, vọng ngữ, uống rượu, kể cả …giết người đều là VIỆC RIÊNG của ông sư bà vãi!? Vì ỷ lại vào cách giảng giải ngụy biện “Y Pháp Bất Y Nhơn” vào năm 1997 trên đây nên thích Chánh Lạc không ngần ngại thò tay sờ mông bóp vú tín nữ Hồ Thị Thu trong nhà bếp Chùa Như Lai của ông mà không ngờ…lời dụ dỗ của ông hết…linh nghiệm: - Không cho thầy, mai mốt có chồng rồi chồng nó cũng làm vậy”.

Tại sao thích Chánh Lạc không dịch sang bài giảng “Y Pháp Bất Y Nhơn” nầy sang tiếng Mỹ làm bửu bối trình Tòa Án để khỏi bị nhục nhã? Thay vào đó, ông dám dùng Quốc Kỳ VNCH và biểu ngữ gây…áp lực Tòa Án Mỹ hầu bảo vệ tội dâm ô của ông, tự cho rằng ông là “biểu tượng…Quốc Gia” (!?). Thảo nào Võ Văn Sáu, Chủ báo GIAN LẬN SSI Góp Gió ở Seattle cũng hùa theo: “Dù thích Chánh Lạc là dâm tăng miễn ông ấy chống…Cộng là được rồi!”

Để kết luận, nay mai có Khóa gọi là Tu Học do Hội Học Phật Liên Trì tổ chức tại Seattle , đề nghị Phật tử hỏi hai ông thích Chánh Lạc và thích Giác Đức rằng:

a/ - Có phải Giáo Lý nhà Phật chỉ đòi hỏi tín đồ (gồm cả Tăng Sĩ) hiểu biết Lời Phật dạy là đủ mà không cần thực hiện Lời Phật dạy trong cuộc sống?

b/ - Có phải Tăng Sĩ chỉ có nhiệm vụ truyền bá Lời Phật dạy không khác gì thầy giáo truyền kiến thức Tóan Học, Vật Lý, Hóa Học…nên Tăng Sĩ không cần có ĐẠO ĐỨC và Giới Luật nhà Phật đòi hỏi Phật tử chỉ một mực tôn kính các Tăng Sĩ dù họ VÔ ĐẠO ĐỨC, điển hình như: thích HT Chánh Lạc, Phó VT Viện Hóa Đạo GH/PVNTN quốc nội, TUV Nội Vụ và Hoằng Pháp VP II VHĐ và PSNT thích Giác Đức, TUV Kế Họach VP II VHĐ kiêm Phó CT đặc trách kế họach Giáo Dục GH/PGVNTN Hải Ngọai tại Hoa Kỳ?

Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: Dù thông suốt nhiều kinh mà không thực hành theo lời dạy thì chẳng hưởng được sự ích lợi của việc tu hành; không khác gì kẻ chăn bò chỉ đếm bò cho người ta nhưng chẳng có con bò nào là của mình. Và: Dạy người thế nào, tự mình làm như thế ấy. Trước hãy sửa mình rồi sau mới dạy người, vì tự sửa mình là điều khó nhất.

Thời Mạt Pháp, Phật Giáo gặp Pháp Nạn vì những tên vô đạo đức khóac áo cà sa lại dạy … đạo đức cho người đạo đức hơn chúng! Với cái đầu trọc, áo cà sa, chuỗi bồ đề, đôi mắt lim dim cộng với công khó học thuộc lòng Giáo Lý nhà Phật, chúng thừa thủ đọan lừa gạt đám đông Phật tử cuồng tín để vừa được cúng dường thỏai mái vừa được cung kính lạy mỏi cổ! Ngòai Tam Thí là tài thí, pháp thí và vô úy thí, các thầy chùa nam hảo ngọt tự ý thêm cái Thí thứ 4 là “Lồn…thí , theo tên gọi sống sượng nhưng rất thực tế của ông Trần Thanh trong bài “Bị hãm hiếp mà vẫn còn trinh”!

Đúng là thầy chùa đã được cho không biếu không…thỏai mái mà còn được lạy nên thử hỏi trên đời có nghề mưu sinh nào sung sướng và an nhàn hơn nghề thầy chùa không? Ai bảo đi tu là tránh…KHỔ là…GIẢI THÓAT? Bây giờ, đi tu là SƯỚNG lắm vì được RÀNG BUỘC đủ thứ do thầy chùa bây giờ thích…đủ thứ và có đủ thứ!

Ở Việt Nam có nghề GIẢ SƯ để kiếm ăn, xong buổi khất thực ngòai đường phố, bọn giả sư trả áo cà sa, bình bát đã thuê, trở về con người thật. Trong khi bọn xưng là Sứ Giả Như Lai thật sự là SƯ GIẢ, phản bội Như Lai, phạm tội lỗi nặng nề bội phần hơn bọn giả sư vì bọn sư giả nầy thuộc lòng kinh kệ, hiểu giáo lý như phương tiện hành nghề mưu sinh suốt đời để lừa gạt thế gian cho đến khi bọn chúng xuống ngục A Tỳ! Chưa hết, xuống ngục A Tỳ rồi mà bọn sư giả đệ tử còn lợi dụng cái chết của “thầy” làm ma chay (gọi là Trà Tỳ) để hốt thêm tiền của bá tánh! Cho nên:

Con ơi học lấy nghề Sư

Tụng kinh niệm Phật, sướng như ông hòang!

Tôi xin tán thán hai ông Lê Kim Cương và Nguyễn Anh Tuấn rất khôn ngoan đã đúng chọn nghề thầy chùa có pháp hiệu thích Chánh Lạc và thích Giác Đức để được sung sướng và được lạy dù hai ông là hai dâm tăng (Pháp Nạn), từng tiếp tay Việt Cộng phản lại dân tộc, đồng bào thời VNCH đưa đến ngày 30-4-1975 (Quốc Hận)!

Chào hai ông họ thích,

Tuấn Aet Phan

HT thích Chánh Lạc giảng: "Nghe lời thầy đừng Tà Dâm nhưng đừng bắt chước thầy ...bóp vú sờ mông", đó là "Y Pháp Bất Y Nhân" vậy!

Con nè… ba!

Một buổi sáng sớm, tôi (Ba Bốp Nguyễn Ngọc Tân) ra hàng hiên ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng. Nơi tôi ở là một căn nhà nhỏ trong một ngõ hẻm thông ra đường Trần Quốc Tỏan, Q10 Saigon, chệch sang bên kia đường khỏang 100 thước là ngôi Việt Nam Quốc Tự của Thượng Tọa Thích Tâm Châu. Bỗng tôi thấy một thiếu phụ còn rất trẻ nắm tay một đứa bé khỏang 5 tuổi từ đầu hẻm đi vào. Gương mặt thiếu phụ rạng rỡ, không trang điểm nhưng rõ ràng là một cánh hoa đồng nội, từ miền quê lên.

Còn cậu bé liếng thoắng, bạo dạn có vẻ quen thuộc như thể đã đến đây nhiều lần, đi xấn tới trước mẹ nó rồi đừng ngay tại cửa một căn nhà đối diện cách tôi vài thước. Đứa bé nhanh nhẩu gõ cửa cộc cộc. Một người đàn ông, đúng ra là một thanh niên cao ráo mở cửa bước ra, chưa kịp nói gì thì nghe tiếng trẻ con la lớn: Con đây nè… Ba!

Tiếng la mừng rỡ của cậu bé khiến tôi chú ý hơn về họat cảnh sum họp gia đình của người hàng xóm. Té ra người thanh niên ấy, cha cậu bé tục danh là Lê Kim Cương, không ai lạ chính là đại đức Thích Chánh Lạc với cái đầu trọc được che bằng cái mũ vải, đang vận bộ pyjama trắng thường. Nếu không nhớ khuôn mặt thì không ai biết đây là một tăng sĩ trẻ pháp hiệu Thích Chánh Lạc thuộc Việt Nam Quốc Tự gần bên.

Sau nầy, tôi được biết thêm, thanh niên đại đức Chánh Lạc đã đi lên xuống nhiều lần Tân An (Tỉnh Long An), quen biết với một góa phụ và một cô gái tuổi xuân thì. Không rõ từ hồi nào Đại đức Chánh Lạc thuê căn nhà nhỏ trong hẻm nầy nhưng dân trong xóm thỉnh thỏang thấy Chánh Lạc ở đây một mình và đôi khi cùng với người thiếu phụ và đứa bé kia. Một thời gian sau, đại đức Chánh Lạc dọn nhà đi chỗ khác, rồi nghe nói Đại đức Chánh Lạc không còn theo TT Thích Tâm Châu mà quay sang gia nhập cánh Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang. Từ đó, đại đức Chánh Lạc cất cánh trên tăng lộ thênh thang, thời Đệ II VNCH, Chánh Lạc được Giáo Hội PGVNTN cử cho đi học ở Đài Loan.

Tuấn Phan

(Ghi lại theo lời kể của ông Ba Bốp Nguyễn Ngọc Tân cho các chiến hữu)

Pháp Sư Niện Trưởng thích Giác Đức đề ra kế hoạch nhưng bị bể kế hoạch nên có ...vợ 3 con !

GIÁC ĐỨC CÓ VỢ CÓ CON.

Monday, December 8, 2008

Trong thời gian loạn lạc ở quê nhà, nhất là trong thời kỳ kiêu tăng cực thịnh (1963-1968 ), không biết bao nhiêu vụ bẩn mắt, bẩn tai trong giới tăng ni VN đã diễn ra trước mắt đồng bào các giới, khiến cho niềm tin và lòng kính phục cuả Phật giáo đồ bị sứt mẻ rấ½t nhiều. Sau ngày 30.4.75 cho đến nay ( 2.000), nếu trong đáy tâm can cuả người tín đồ Phật Giáo lưu vong hải ngoại còn sót lại chút niềm tin nào, thì cũng đã bị một số lớn những kẻ tu hành xoá sạch bằng những thủ đoạn lừa đảo, bịp bợm, tranh cướp rất ti tiện. Trong một phần tư thế kỷ qua, đa số tăng ni ở hải ngoại đã làm cho mọi người VN, không phân biệt tôn giáo, nhận ra chân tướng ” mượn danh đạo tạo danh đời” cuả họ. Họ chỉ chuyên chú nhắm mục đích duy nhất là... ”TIỀN”, và hưởng thụ dục lạc tối đa!

Như trên, tôi đã kể trường hợp điển hình cuả Thích Nhất Hạnh ở Pháp.Bây giờ tôi xin kể tiếp chuyện hai ông Thích Giác Đức và Thích Mẫn Giác ở Hoa Kỳ, liên quan đến vụ tranh cướp ngôi chuà ” Việt Nam” ở Los Angles, Cali., ngay từ khi làn sóng người Việt tị nạn CS mới tràn vào đất Mỹ, tức từ đầu năm 1976.
Để cho tính chất trung thực từ đầu đến cuối cuả vụ này được bảo đảm 100%, bắt đầu từ đây, tôi xin nhường lời lại cho Phật giáo đồ Thiện Xuân, một Phật tử thuần thành sinh trưởng ở Nam Vang, đã qui y và có pháp danh từ thuở còn trẻ thơ, đồng thời cũng là người đã từng đóng góp nhiều công quả trong chuàViệt Nam kể từ khi mới chân ướt chân ráo đặt chân lên đất Mỹ. Nên biết Phật tử Thiện Xuân là một thanh niên trí thức, kỹ sư nghiên cưú trong ngành khoa học Không Gian HK, hiện vẫn đang cư trú gần nơi có ngôi chùa ” Việt Nam”. Dưới đây là lời tường thuật vô tư cuả Thiện Xuân:

- Tôi là người trong cuộc, nên những điều tôi nói ra đây đều là sự thực, đúng theo sự hiểu biết cuả tôi. Những chuyện này không bao giờ tôi có thể quên được. Năm 1975, tôi là một thanh niên trong số những người VN tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên đất Mỹ. Thoạt tiên tôi ở trại tị nạn goị là Indiantow Gap, ở Pennsylvania . Trong trại, tín đồ Phật giáo rất đông, nhưng không có sư, không có nơi để thuyết pháp. Để giải quyết nhu cầu tâm linh, ban quản trị trại đã dùng cái rạp chiếu bóng [ hay một sân khấu ] cũ cuả một trại gia binh Lục Quân HK, để biến cải tạm thời thành nơi giảng đạo. Lúc bấy giờ, là một Phật tử, tôi thấy có bổn phận phải tham gia công quả, đóng góp công sức để mau chóng hoàn thành cơ sở tôn giáo đầu tiên trong trại, như đóng bàn ghế hay trang hoàng bàn thờ Phật, với một số vật liệu quá ít oi, thiếu thốn. Nhưng còn vấn đề tăng , ni thì sao?

Lúc đó tăng ni VN ở Mỹ rất hiếm. Dường như ngoài TT Thích Thiện Ân, chẳng còn ai khác. Bởi thế ít lâu sau, TT Thích Thiện Ân đã gửi vào trại một vị sư người Mỹ da đen, đến từ Quốc Tế Thiền Viện ở Los Angeles.Vị sư này là người vui tính và rất hoà nhã. Ông ta vốn là một mục sư Tin Lành, rồi tu học thêm để trở thành linh mục Thiên Chuá Giáo.Nhưng ông vẫn chưa mãn nguyện, vì chưa tìm ra được chân lý, nên ông đã qui y đạo Phật theo Thượng Toạ Thích Thiện Ân. Nhưng kẹt nỗi vị sư người da đen chỉ giảng giáo lý nhà Phật bằng tiếng Mỹ, nên phải có một người VN ngày xưa từng là sinh viên du học đã tốt nghiệp ở Mỹ làm thông dịch.

Vài tháng sau, bỗng có một vị sư người VN xuất hiện. Ông này chính là TT Thích Giác Đức. Ông nói tiếng Mỹ lưu loát. Nhưng thoạt nhìn thấy ông, với cặp mắt nhận xét cuả tôi, tôi nhận thấy trên gương mặt cuả ông ta lộ ra những nét không phải là một thiện tăng. Nên biết mấy đời gia đình nhà tôi đều là giòng dõi Phật tử chân truyền từ thuở còn ở xứ chuà Tháp. Riêng tôi, từ thuở nhỏ đã qui y với một vị sư người Việt ở Nam Vang, tuổi thọ cuả vị chân sư truyền pháp danh cho tôi đã 90 tuổi. Ngài còn có một bà mẹ cũng qui y Phật pháp ở chuà từ thuở còn trẻ. Ngôi chuà cuả vị lão tăng thầy tôi nằm gần ngay chuà Vàng chuà Bạc ở Nam Vang. Vì từ nhỏ đến lớn sống trong cưả chuà, gần gũi đủ các loại tăng sĩ, nên tự nhiên tôi có cảm giác rất bén nhậy đối với những người khoác áo tu hành.

Quả nhiên, tôi đã không sai lầm khi nhận xét người. Chẳng bao lâu sau, tôi thấy ông Giác Đức lấy vợ là một cô gái hay một người đàn bà goá tị nạn. Rồi tôi thấy ông Giác Đức có con nưã. Đến khoảng tháng 7.1986, trong đám ma cuả ông bà cựu đại sứ VNCH tại HK Trần Văn Chương, thân sinh cuả bà Ngô Đình Nhu [khuê danh Trần Lệ Xuân ], tôi bỗng thấy sư Thích Giác Đức là người đứng ra làm đám, tụng kinh siêu thăng tịnh độ cho vong linh cuả ông bà Chương. Theo sau ông Giác Đức là bà vợ và đưà con trai lúc bấy giờ khoảng 6, 7 tuổi gì đó. Cả 3 người cùng đi theo sau quan tài cuả ông bà Chương, vưà đi vưà tụng kinh. Năm nay (2000) chắc đưá con cuả vợ chồng ông Giác Đức cũng đã tới 20, hay 21 tuổi rồi! (Trích website vuohoatam.blogspot.com)